You are on page 1of 46

Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

MỞ ĐẦU

Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người.
Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản.
Khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực
phẩm cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa.
Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm
trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời_ công nghiệp thực
phẩm.
Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp
dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực
phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh
vật...Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín.
Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao
hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng
dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng
đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành công cụ chiến lược
trong quảng bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí, chất dẻo, công nghệ vật liệu,
bao bì kim loại ra đời. Với ưu thế vượt bậc về thời gian bảo quản và giữ hương
vị sản phẩm, trong thời gian ngắn bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho
công nghệ bảo quản thực phẩm.
Tại sao bao bì kim loại lại có thể làm được điều đó? Câu trả lời sẽ có
trong bài tiểu luận này.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VỀ BAO BÌ KIM LOẠI

1.1. Định nghĩa, phân loại bao bì thực phẩm


1.1.1. Định nghĩa bao bì :
(Quyết định của tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số 23
TĐC/QĐ ngày 20 tháng 2 năm 2006)
Định nghĩa:
Bao bì là vật chứa đựng,bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì
có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
1.1.2. Phân loại bao bì thực phẩm
Bao bì được chia làm hai loại: bao bì kín và bao bì hở
a) Bao bì kín
Chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian xung quanh vật
phẩm thành hai môi trường:
• Môi trường bên trong bao bì
• Môi trường bên
Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng để bao bọc những thực phẩm chế biến
công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và
trong suốt thời gian lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng.
b) Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm)
Gồm hai dạng :
- Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hoá tươi sống, các
loại thực phẩm không bảo quản lâu
- Bao bì hở là lớp bao bì bọc bên ngoài bao bì chứa đựng trực tiếp thực
phẩm
Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì và
phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì.
Các bao bì thực phẩm thông dụng:
- Bao bì giấy.
- Bao bì kim loại.
- Bao bì thủy tinh.
- Bao bì gốm sứ.
- Bao bì nhựa.
Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm
Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

- Bao bì tổng hợp.


1.2. Lịch sử phát triển của bao bì kim loại
Bao bì kim loại trở thành một ngành công nghệ vào thế kỷ XIX và phát
triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ XX. Nó vẫn tiếp tục phát triển nhờ ngành luyện
kim và cơ khí chế tạo máy chế tạo ra vật liệu kim loại tính năng cao và thiết bị
đóng bao bì luôn được cải tiến.
Nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi không thể cung cấp thực phẩm
tươi sống hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều
kiện công tác không có thời gian chế biến ngày càng tăng. Bao bì kim koại chứa
đựng thực phẩm ăn liền ra đời đã đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản
thực phẩm trong thời gian dài 2 - 3 năm, thuận tiện cho chuyên chở phân phối
nơi xa.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

1.3. Phân loại bao bì kim loại


1.3.1. Phân loại theo hình dạng
- Lá kim loại (giấy nhôm)

- Hình trụ tròn: phổ biến nhất

- Các dạng khác: đáy vuông, đáy oval

1.2.2. Theo vật liệu làm bao bì


- Bao bì thép, sắt
- Bao bì nhôm
1.2.3. Theo công nghệ chế tạo
- Lon 2 mảnh
- Lon 3 mảnh

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

1.3. Đặc điểm của bao bì kim loại


1.3.1. Ưu điểm
- Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong
mức có thể.
- Độ bền cơ học cao.
- Đảm bảo độ kín, không thấm ướt
- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.
- Bao bì kim loại có tính chất chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do
đó thực phẩm các loại có thể đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ
thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh .
- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và
tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy sước.
- Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hoá hoàn toàn,
gia công bao bì với cường độ cao, độ chính xác cao.
- Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển.
1.3.2. Nhược điểm
- Độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn.
- Không thể nhìn được sản phẩm bên trong.
- Nặng và đắt hơn bao bì có thể thay thế nó là plastic.
- Tái sử dụng bị hạn chế.
1.4. Yêu cầu bao bì kim loại
Ngoài những yêu cầu chung đối với bao bì thực phẩm, bao bì kim loại còn
phải đáp ứng các yêu cầu:
+ Về kĩ thuật:
- Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng,
không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
- Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
- Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập của vi sinh vật.
- Chịu được sự tác động của các yếu tố hóa học, lí học. Chịu được nhiệt độ và áp
suất cao.
- Hộp không bị rỉ, nắp hộp không bị phồng dưới mọi hình thức.
- Lớp vecni phải nguyên vẹn
- Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.
Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm
Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

- Dễ gia công.
- Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
- Đảm bảo được các chức năng của bao bì.
+ Về cảm quan:
- Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm.
- Phải đảm bảo hình thái, hương vị, màu sắc đặc trưng của sản phẩm theo những
qui định của từng loại sản phẩm.
- Phải có nhãn hiệu nguyên vẹn, ngay ngắn, sạch sẽ, ghi rõ các mục: cơ
quan quản lý, cơ sở chế biến, tên mặt hàng, phẩm cấp, ngày sản xuất, khối lượng
tịnh và khối lượng cả bì, mã số phải được in đảm bảo bền chắc, không
dễ tẩy xoá.
+ Về kinh tế:
- Vật liệu dễ kiếm.
- Rẻ tiền.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

CHƯƠNG II CẤU TẠO Cña BAO BÌ KIM LOẠI


2.1. Theo vật liệu làm bao bì
2.1.1. Bao bì thép (sắt)
Thành phần chính: Fe, các kim loại hoặc phi kim khác như C, Mn, Si, S,
P...có tỷ lệ < 3%. Chiều dày: 0,14 – 0,49 mm
Thành phần thép lá
C < 0,05 – 0,12 % Mn < 0,6 %
P < 0,02 % Si < 0,02 %
S < 0,05 % Cu < 0,2 %
* Một vài loại thép lá đặc biệt
L: Low Metaloid
MR : Medium Resistance
Bảng 2 Thành phần và tính chất một số loại thép
Thành phần các kim loại khác (%)
Loại Tính chất Ứng dụng
C Mn P S Si Cu

Bao bì chứa thực


Độ tinh sạch cao,
phẩm có tính ăn mòn
L 0.13 0.6 0.015 0.05 0.01 0.06 hàm lượng kim loại
cao(Táo, Mận, Sỏi,
tạp thấp
đồ dầm giấm...)

Bao bì đựng rau quả,


Độ tinh sạch khá cao, thực phẩm có tính ăn
Cu và P tăng, dùng mòn trung bình (mơ,
MR 0.13 0.6 0.02 0.05 0.01 0.2
chế tạo thép tấm đào, bưởi) tính ăn
tráng thiếc mòn thấp (đào, ngô,
thịt, cá...)
Thùng chứa có thể
0.01 Độ tinh sạch cao, độ
N 0.13 0.6 0.05 0.01 0.2 tích lớn, cần cứng
5 cứng cao
vững.
C giảm, P và Cu tăng
Dùng để kéo sợi chế
D 0.12 0.6 0.02 0.05 0.02 0.2 nên có độ bền cơ, độ
tạo lon 2 mảnh.
dẻo cao.
2.1.1.1. Bao bì thép tráng thiếc.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Hình 1: Bao bì thép tráng thiếc


- Bao bì kim loại thép tráng thiếc (sắt tây, từ này được dùng tứ thời Pháp
thuộc): thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác
như cacbon hàm lượng ≤ 2,14%; Mn ≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P ≤ 0,05%; S
≤ 0,05%. Có những kim loại thép có tỉ lệ cacbon nhỏ 0,15% - 0,5%. Hàm lượng
cacbon lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điển hình như gang).
Để làm bao bì thực phẩm, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành
tấm có bề dày 0,15 - 0,5 mm. Do đó, yêu cầu tỷ lệ cacbon trong thép vào khoảng
0,2%.
Lớp thiếc: Phủ bên ngoài 2 mặt lớp thép. Lớp thiếc có tác dụng chống ăn
mòn. Chiều dày: 0,1 –0,3 mm, tùy thuộc vào loại thực phẩm đóng hộp. Mặt
trong có thể dày hơn, có phủ sơn.
Thép có màu xám đen không có độ dày bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn
trong môi trường axit, kiềm. Khi được tráng thiếc thì thiếc có bề mặt sáng bóng.
Tuy nhiên thiếc là kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với axit, kiềm,
do đó ta cần tráng lớp sơn vecni.

* Lớp sơn vecni có những tác dụng sau:

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

- Ngăn ngừa phản ứng hóa học giữa sản phẩm và bao bì làm hỏng sản
phẩm.
- Ngăn ngừa sự biến mùi, biến màu của thực phẩm.
- Ngăn sự biến màu bên trong hộp đối với sản phẩm giàu sunphua.
- Dẫn điện tốt trong quá trình hàn.
- Chất bôi trơn trong quá trình tạo thành hộp của hộp 2 mảnh.
- Bảo vệ lớp sơn mặt ngoài bao bì khỏi trầy xước.
* Yêu cầu đối với lớp sơn vecni:
- Không được gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm.
- Không bong tróc khi va chạm cơ học.
- Không bị phá hủy khi đun nóng, thanh trùng.
- Có độ mềm dẻo cao để trải khắp bề mặt được phủ.
- Độ dày của lớp vecni phải đồng đều, không để lộ thiếc.

Bảng 3 Một số loại vecni bảo vệ lớp thiếc

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Chống
Loại và các Độ Công dụng (thích hợp
tác động
TT thành phần bám với từng loại thực Ghi chú
Bài tiểu của lưu
luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại
phụ của sơn dính phẩm)
huỳnh
Oleo resine Sử dụng khá phổ
(nhựa tổng Thực phẩm có loại axit biến, giá thấp.
1 Tốt Xấu
hợp + dầu cao
khô).
Oleo resine Không dùng với
Các loại rau quả, làm
chống tác thực phẩm có hàm
2 Tốt Tốt lớp bảo vệ ngoài vecni
động của S lượng axit cao.
apoxyt phenolic
có thêm ZnO
Giá thấp, tính dẻo
Khá Thịt, cá, súp, rau quả,
3 Phonolic Rất tốt và bám dính không
tốt nước giả khát, bia.
cao.
Thịt, cá, rau quả, nước Được sử dụng phổ
Epoxit giả khát, làm lớp phủ biến.
4 Tốt Xấu
phenilic bên ngoài cho một lớp
vecni khác.
Thực phẩm có tính
Phủ bao bì chứa rau
Epoxyl axit thấp, chịu kiềm
quả, súp, tráng đáy nắp
5 phenolic Tốt Tốt kém, có thể làm
lon cho sản phẩm thịt
(Có ZnO) biến màu rau quả
cá.
xanh.
Epoxyl Lớp vecni có dính
6 phenolic + Tốt Rất tốt Sản phẩm thịt hơi đục.
bột Al.
Không mùi, không
Bia, nước giải khát, làm chịu nhiệt độ cao
Rất Không
7 Vinyl lớp phủ ngoài cho lớp hàn thân lon do đó
tốt thích hợp
vecni khác. không phủ trực tiếp,
chỉ phủ bên ngoài.
Phủ ngoài cho lớp Giống vinyl nhưng
Vinyl Ít áp vecnia khác trong bao bì dày và cứng chắc
8 Tốt
organosol dụng bia, nước giải khát, lon hơn.
nhôm.
Tốt với Cho vẻ sáng đẹp
Thực phẩm có chứa
thực khi mở hộp.
9 Acrylic Tốt hoặc sót SO2 từ quá
phẩm có
trình xử lý.
màu
Lớp tráng cho hộp đựng
Polybutadien
Nhóm 4Hydro Khá Lớp
Tốt48K
nếu – Hóa
bia, nước
Thựcgiải
Phẩmkhát. Nếu
10
xấu có Zn có ZnO có thể làm lớp
cacbon.
phủ cho rau quả.
Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

2.1.1.2. Bao bì thép tráng crôm


Gần đây do giá thiếc cao đã tạo ra nhu cầu sản xuất thép không có thiếc
trong đó lớp thiếc và oxyt thiếc thông thường được thay thế bằng lớp crom và
oxyt crom.
Bao bì thép tráng Crôm bao gồm một lớp thép nền, trên mỗi bề mặt theo
thứ tự là một lớp crom, một lớp oxyt crom và một lớp dầu bôi trơn cuối cùng là
một lớp sơn vecni.

Hình 2: Bao bì thép tráng Crom

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

2.1.2 Bao bì nhôm.


- Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những
thành phần kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti.
- Bao bì nhôm chủ yếu dùng trong công nghệ chế tạo lon 2 mảnh với lớp
trong được phủ sơn hữu cơ.
Thép và nhôm là 2 loại vật liệu chủ yếu và phổ biến được sử dụng trong
chế tạo bao bì tuy nhiên mỗi loại đều có ưu, nhược điểm nhất định.

Bảng 4
So sánh một số tính chất của bao bì thép và bao bì nhôm

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

TT Bao bì thép Bao bì nhôm


- Tính dẻo cao: cán thành tấm, màng - Tính dẻo cao hơn sắt
1,5 – 0,1 mm sau đó gia công thành hộp, nhiều, có thể cán thành màng
can, thùng phi. rất mỏng 2mm – 10 μm.
- Tính chống thấm cao: Khả năng - Tính chống thấm tốt với
bảo vệ tốt ở độ dày 1,5 – 0,1mm. màng có độ dày ≥ 25 μm.
- Khả năng chịu tác động trong giới Màng mỏng hơn có hiện tượng
Ưu
hạn cho phép. rạn bề mặt nên vi sinh vật và
điểm
- Khả năng chế tác tốt, có thể cơ giới khí có thể thấm qua.
và tự động hóa hoàn toàn. - Khả năng chịu tác động
- Giá thành rẻ hơn bao bì Al. cơ học tốt nhưng kém Fe.
- Khả năng chế tác tốt.
Nhẹ, thuận tiện cho vận
chuyển
- Dễ han rỉ: - Khả năng chống ăn mòn
Fe + O2 + H2O → Fe(OH)2, Fe(OH)3 thấp: không bị han rỉ bề mặt
→ Fe2O3, FeO do có lớp Al2O3 bao phủ.
Do đó cần mạ lên Fe một lớp chống Khi đựng thực phẩm có
ăn mòn (Sn, Cr); sau đó phủ lên một lớp PH thấp cần phủ Vecni (do
Nhược Vecni, (Nhất là khi đựng các thực phẩm Al2O3 vẫn có thể bị ăn mòn)
điểm có PH thấp, nhiều chất điện ly, nhiều S)
- Mối ghép mí của bao bì chắc chắn. - Mối ghép mí của bao bì
Thuy nhiên mối ghép hàn co nguy cơ không chắc nên cần là dày
gây nhiễm độc thực phẩm (có Pb) phần ghép mí để tăng độ cứng.
- Có khối lượng riêng lớn nên bao bì - Giá thành cao hơn bao bì
Fe nặng hơn bao bì Al. Fe.

2.2. Theo công nghệ chế tạo lon


2.2.1. Lon 3 mảnh (lon ghép).
Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Lon ba mảnh gồm:


- Thân
- Đáy
- Nắp

Tấm thép
Hình 3: Cấu tạo lon 3 mảnh
- Thân: Được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ
Phủ vecni
và được làm mí thân.
- Nắp và đáy: Được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp có khóa
In nhãn hiệu
được ghép với thân sau khi rót thực phẩm).
Thân, đáy, nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững không mềm dẻo
như nhôm, không thể nong vuốt Cắt
tạo thân, nắp
lon có chiều cao như nhôm, mà có thể chỉ
nong vuốt được những lon có chiều cao nhỏ.
Cuộn, hàn mí thân

Loe miệng, tạo thân hộp

Ghép mí đáy và thân


Quy trình chế tác lon 3 mảnh:
Phủ vecni

Sấy
Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm
Sản phẩm hộp có đáy + nắp
rời
Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

2.2.2. Lon 2
mảnh

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Cuộn nhôm lá

Duỗi, trải thẳng

Bôi trơn để giảm ma sát


Hình 4: Lon 2 mảnh
Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân
(như trường hợphình
Cắt thành ghép
trònmí nắp lon ba mảnh). Lonhình
Cắt thành hai mảnh chỉ có một đường
Tạo khóa nắp
tròn nắp
ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, đó chính
là nhôm (Al) cũng có thể dùng vật liệu thép có độ mềm dẻo cao hơn. Hộp, lon
Dập tạo hình thân trụ sơ bộ Dập tạo hình
hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo
nắp, vuốt tạonắp
tạo móc nên thân rất mỏng so với bề
dày đáy, nên có thể bị đâm thủng, hoặc dễ bị biến dạng do va chạm. Lon hai
Mang vuốt tạo thân trụ có chiều
mảnh là loại
cao yêu thích
cầu và hợp đáy
tạo dạng chứa
loncác loại thực
Gánphẩm có tạo áp suất đối kháng bên
khóa vào
tâm nắp
trong như là sản phẩm nước giải khát có ga (khí CO2). Bao bì lon hai mảnh có
thể có
Cắtchiều cao ởđến
phần thừa 110lonmm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất
miệng
Rửa sạch chất
thấp vì thép không có tính mềm dẻo, khôngbôi thểtrơn
kéo vuốt đến chiều cao như lon
Al. Rửa sạch chất bôi trơn
Sấy khô nắp

Sấy thân lon

In mặt ngoài than lon

Phủ vecni bảo vệ lon, nắp


* Quy trình chế tạo lon 2 mảnh:

Sấy khô lớp vecni

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm

Lon thành phẩm Nắp thành phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Nhôm tấm được cắt


thành phôi tròn

Dập tạo hình thân và


đáy

Dập lại để giảm kích


thước đáy

* Tạo hình lon nhôm 2 mảnh:

Vuốt mỏng thân lon


Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm
Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Thép tấm được cắt


thành phôi tròn

Dập tạo hình thân và


* Chế tácđáy
lon thép 2 mảnh:

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Loe miệng
Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

• Một số thân lon thép 2 mảnh:

A B C D

Dạng A, B: Thường dùng đựng đồ ăn Dạng C, D: Thường dùng đựng đồ uống

Bảng 5 So sánh lon 2 mảnh và 3 mảnh

TT Lon 2 mảnh Lon 3 mảnh

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

- Có ít mối ghép - Đỡ tốn chi phí vận


→ Thích hợp cho các sản chuyển bao bì (có thể giảm
phẩm có áp suất đối kháng thể tích chứa bao bì)
bên trong (nước có ga) - Chế tác từ thép nên thân
Ưu điểm
→ Giảm nguy cơ nhiễm độc cứng vững.
từ mối hàn
- Tốn ít thép hơn, nhẹ
hơn.
- Chế tạo theo công nghệ - Chế tạo phức tạp do có
kéo vuốt nên thân lon mỏng, nhiều mối ghép
mềm, dễ bị biến dạng, đâm - Nguy cơ nhiễm độc do
Nhược điểm thủng mối hàn có chì, han rỉ từ
- Công nghệ sản xuất tốn mối hàn.
kém hơn

2.2.3. Cấu tạo mí ghép đôi và thủ tục kiểm tra mí ghép
Mí ghép đôi là một mí kín được tạo ra bằng cách nối kết thân hộp và nắp
hộp qua 2 giai đoạn cuộn ép.
- Giai đoạn đầu: cuộn móc nắp với móc thân lại với nhau và gập chúng
thành dạng kẹp giấy (có 7 lớp tại mí bên) đồng thời ép lớp hợp chất đệm sát với
mép của móc thân. Trong suốt giai đoạn này chu vi của móc nắp giảm làm gia
tăng lượng kim loại dẫn đến nhăn mí.
- Giai đoạn 2: ép dẹp và làm chặt mí. Kết quả mí ghép kín được hình
thành. Giai đoạn này làm cho các nếp nhăn (đã bắt đầu hình thành ở giai đoạn 1)
được là phẳng và hợp chất đệm kín được ép vào điền kín các khoảng trống giữa
các bề mặt kim loại.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Móc nắp

Pasta cao Uốn


su đệm kín
Đĩa ép
Mép

Nắp Thân hộp

Hình 5: Mặt cắt biểu diễn vị trí tương đối giữa móc nắp và móc thân khi mí ghép đôi
chuẩn bị được hình thành

Giai đoạn 1-Ghép sơ cấp


Đĩa ép

Pasta cao su đệm

Hình 6: Mặt cắt biểu diễn mí ghép đôi sau khi thực hiện giai đoạn 1
Giai đoạn ghép sơ bộ

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Giai đoạn 2 -
ghép thứ cấp
Đĩa ép

Pasta cao su đệm

Hình 7: Mặt cắt của mí ghép đôi sau khi ghép giai đoạn 2
Giai đoạn ghép thứ cấp

Khoảng trống mí

Pasta cao su đệm

Vách đĩa ép Mí thứ cấp

Móc thân

Góc lượn Móc nắp


vách đĩa ép
Mí sơ cấp

Góc lượn mí nắp


Nắp
Thân hộp

Đường hằn mí

Hình 8: Mặt cắt mí ghép đôi

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Độ dày

Chiều
Độ dài Chiều
Chiều
Chiều sâu nắp chồng móc dài mí
dài mí
mí thân trong

Chiều dày vật Chiều dày vật


liệu làm nắp liệu làm thân

Mặt cắt mí ghép đôi biểu diễn các thông số của mí ghép

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Trượt mí

Góc cạnh
Mí võng

Mí bên

Hình 9: Mí ghép đôi có góc cạnh, vết lõm tại chỗ nối và vùng cuộn không chặt - được gọi
là trượt mí

Mí bị trượt

Mí bên

Hình 10: Vị trí 1,2 và 3 là nơi cần thực hiện đo các thông số của mí ghép đôi.
Đồng thời biểu diễn vị trí mí bị trượt do mí cuộn không chặt

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Mí bị gập
Mí bị gãy

Mí bị dứt

Hình11: Mặt cắt của mí ghép bị gập mí, gãy mí và đứt mí

Hình 12: Vị trí cần đo các thông số của mí ghép đôi đối với hộp có tiết diện
hình chữ nhật

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Các hình trên biểu diễn các giai đoạn của quá trình hình thành mí ghép
đôi và các thông số quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mí ghép.
Vì độ an toàn của sản phẩm phụ thuộc vào mí ghép kín, nên quá trình
ghép mí cần phải được thường xuyên kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, sau
khi có sự cố xảy ra với máy ghép mí, sau khi điều chỉnh máy ghép mí và sau khi
máy ghép mí được khởi động lại sau 1 thời gian dừng máy lâu. Hướng dẫn về
qui phạm sản xuất chỉ ra rằng mí ghép phải được kiểm tra bằng mắt ít nhất 30
phút/lần, trong khi kiểm tra tổng thể bằng xé mí cần thực hiện trên tất cả các đầu
ghép mỗi giờ. Nhà sản xuất hộp và nhà cung cấp máy ghép mí thường cung cấp
các hướng dẫn và các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của mí ghép đôi.
Các tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của mí ghép được
tóm tắt như sau:
a. Kiểm tra bên ngoài:
Có nhiều thông tin phản ánh chất lượng của mí ghép có thể thu được nhờ
kiểm tra bằng mắt và và sờ tay lên mí. Đối với người vận hành có kinh nghiệm
thường không cần phải xé mí và đo đạc các thành phần để đánh giá máy ghép mí
hoạt động có tuân thủ các yêu cầu của qui phạm sản xuất hay không. Ngược lại,
một người vận hành thiếu kinh nghiệm có thể tạo ra độ lệch so với các thông số
của mí ghép chuẩn.
Trong quá trình ghép mí cần kiểm tra các lỗi sau:
• Mí bị võng tại nơi tiếp giáp và bị trượt.
• Mí bị gập, bị đứt gãy và bị cắt.
• Mí bị lỏng, bị tuột (khi móc thân và móc nắp không móc với nhau).
• Có dấu hiệu hư hỏng ở mí ghép đôi hoặc thân hộp.
Các ví trí cần xé mí để đo đạc các thông số đối với các hộp có tiết diện
tròn được biểu diễn ở hình 10 và hình 12 biểu diễn các vị trí cần kiểm tra đối với
hộp có tiết diện hình chữ nhật.
b. Kiểm tra bằng xé mí:
Là 1 phân tích toàn diện về kích thước và hình dạng của mí, cần được
thực hiện ít nhất 4 tiếng/lần trong suốt quá trình sản xuất cho mỗi đầu ghép. Đối
với các trường hợp quá trình ghép mí có nhiều khó khăn, cần kiểm tra thường
xuyên cho đến khi đạt được mí ghép hoàn hảo. Các thông số kỹ thuật cần kiểm
tra cho mí ghép đôi gồm:

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

- Độ móc thân ( > 70%)


- Tỉ lệ chồng mí ( > 45%)
- Độ chặt mí ( > 70%)
- Mức độ nhảy mí ( > 50%)
- Chiều sâu nắp ( > Chiều cao mí tại cùng vị trí)
- Đường hằn mí (Liên tục và rõ)
2.2.4. Nắp, đáy lon:
 Vật liệu chế tạo nắp, đáy lon
- Nhôm phủ sơn hữu cơ.
- Sắt không tráng thiếc, phủ sơn.
- Sắt tráng thiếc (phủ sơn hay không tùy thuộc từng loại sản phẩm thực
phẩm).
 Đáy lon
Thường là đáy bằng
 Nắp lon
• Hộp đựng thực phẩm:
- Nắp bằng
- Nắp có rãnh khía tròn, có khóa mở
• Đồ uống:
- Nắp có lỗ rót, có vòng kéo
 Gân nắp
• Các vòng tròn đồng tâm.
• Tăng tính co giãn linh hoạt cho đồ hộp nhằm cân bằng áp suất.
• Thường áp dụng cho đồ hộp thực phẩm. Không cần đối với đồ hộp
cho bia và đồ uống có gas.
Quy trình tạo hình nắp, đáy bằng:

Thép tấm
Dập tạo Tạo viền Phun Sấy
được cắt
gân, móc nắp keo khô
định hình

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Nắp có khóa mở
Nắp có rãnh khía tròn Nắp có lỗ rót

Đinh tán gắn khóa


kéo vòng

Rãnh khía xung quanh tâm Nắp mở

Điểm đặt đòn bẩy của


khóa tại tâm vòng
tròn nắp

Đường dập phần sẽ


được tách rời khỏi
nắp

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

2.3. Nhận hộp:


Cần kiểm tra các yếu tố sau:

Bên ngoài thân hộp Bên trong thân hộp Nắp, đáy
Kích thước Độ sạch Kích thước
Mối ghép nắp (hộp 3 Lớp sơn trong Chất dính
mảnh) Dầu Viền nắp
Mối hàn thân Rỉ sét, méo mó, rạn
Tấm nắp mở Độ sâu rãnh khía
Lỗ đinh tán Khóa mở
Mép, cạnh
Lớp sơn ngoài
Hình in trên bao bì
Rỉ sét, méo mó

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

CHƯƠNG III SẢN PHẨM THÍCH ỨNG VỚI BAO BÌ KIM LOẠI

3.1. Các yếu tố làm biến đổi bao bì và sản phẩm bên trong
* Oxy không khí
Oxy từ môi trường không khí là nguyên nhân chính gây ra phản ứng oxy
hóa trong sản phẩm thực phẩm. Oxy còn tham gia vào quá trình hô hấp của
nguyên liệu thực vật. Quy trình này có thể thay đổi đang kể thành phần sinh hóa
của nguyên liệu, làm vi sinh vật yếm khí có điều kiện phát triển.
* Độ ẩm
Thành phần nước và ẩm trong không khí và sản phẩm tham gia vào các
quá trình thủy phân đồng thời là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
* Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là yếu tố xúc tác các phản ứng phân hủy, xúc tiến quá
trình oxy hóa mỡ, làm mỡ bị mất màu do chất màu bị phân hủy, giảm hương vị
trong rượu, bia. Tùy vào khoảng sóng mà có tác dụng nhất định tới bao bì và sản
phẩm. Do vậy, khi bao gói sản phẩm cần biết dải sóng ánh sáng ảnh hưởng để
chọn vật liệu bao bì và có cách bảo quản cho thích hợp.
Một số yếu tố môi trường trên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng bao bì. Chúng xúc tiến quá trình biến màu của bao bì, tạo điều kiện tốt
cho các loại vi sinh vật nhất là nấm mốc phát triển trên bề mặt hoặc tham gia
trực tiếp vào quá trình ăn mòn hộp sắt.
3.2. Một số nhóm sản phẩm điển hình dùng bao bì kim loại
3.2.1. Thị trường bao bì kim loại:
Do có nhiều ưu điểm nổi trội mà bao bì kim loại được ứng dụng rộng rãi
trên hầu hết các loại mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm đồ hộp,
bánh kẹo và đồ uống

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Hình 12: Phân bố sản phẩm dùng bao bì kim loại:

3.2.2. Các sản phẩm sử dụng bao bì kim loại


3.2.2.1. Sản phẩm cafe
Cà phê là một loại thức uống có từ lâu đời và liên tục được phát triển. Đến
nay nó đã là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Đây là một loại hàng vị giác có hương vị
phong phú, trong thành phần hóa học có
chất đặc biệt như cafein .
Cafe hạt được rang với nhiệt độ cao.
Trong quá trình này nó chuyển sang màu
vàng và tạo ra mùi thơm đặc trưng.
Để giữ được hương vị đặc trưng này
và làm thỏa mãn nhu cầu của người sử
dụng, cafe bắt buộc phải được đóng gói, vận chuyển và phân phối trong những
bao bì kín. Hộp kim loại và bao gói bằng giấy nhôm là những vật liệu có thể
dùng để bao gói được. Tuy nhiên, bao gói bằng giấy nhôm phải được hút chân
không để tránh bao gói bị rách vỡ. Quá trình này làm ảnh hưởng tới hương vị
của cafe.
Hộp kim loại chứng tỏ là sự lựa chọn tối ưu cho bao bì cafe. Cafe sau khi
xay, được đưa vào những silo kín và đóng gói vào những hộp kim loại. Các hộp
này sau đó được hút chân không và ghép mí. Bốn tám tiếng sau, áp suất trong

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

hộp trở lại bình thường. Phương pháp này giúp cho cafe giữ nguyên được hương
vị của nó tới tận tay người tiêu dùng.
Bao bì kim loại còn có những lợi thế đáng kể khác như khả tạo hình dáng,
các đường hằn đặc trưng và chất lượng in ấn tuyệt hảo. Kim loại với đặc tính
bền vững sẵn còn giúp cho các hộp chứa có thể xếp chồng lên nhau và được hàn
kín.
3.2.2.2. Trà khô
Trà xanh là đồ uống không chỉ tốt cho sức
khỏe mà còn thể hiện một nét văn hóa truyền thống.
Tùy từng vùng mà hương vị trà khác nhau. Bên cạnh
đó, các yếu tố như: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và ôxy
cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của trà.
Cũng như cafe, hộp kim loại thể hiện tính ưu việt hơn hẳn các loại bao bì
khác trong việc giữ nguyên hương vị trà. Đựng trà trong những hộp kín, để ở nơi
thoáng mát, khô ráo và tối sẽ giúp bảo quản trà ngon tới 3 năm.
3.2.2.3. Các loại đồ hộp
Bao bì kim loại sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp đồ hộp đặc biệt
là bao bì nhôm. Đây là vật liệu thay thể rất tốt cho thứ sắt tây “cổ truyền”. Nhôm
có độ bền ăn mòn cao. Đó là nhờ một màng oxit cực mỏng xuất hiện trên bề mặt
nhôm; lớp này về sau trở thành lớp vỏ bảo vệ kim loại trước sự tấn công của oxi.
Ngoài ra, nó còn có một tính chất quý báu nữa: không phá hủy các vitamin. Vì
vậy, người ta dùng nhôm cho các ngành công nghiệp bơ sữa, đường, bánh kẹo,
rượu bia.
a) Các loại đồ hộp chế biến từ rau, quả
* Các loại đồ hộp chế biến từ rau:
- Đồ hộp rau nấu thành món: Rau
được chế biến cùng với thịt, cá, dầu,
đường, muối, cà chua cô đặc và gia vị
khác, đem rán hay hấp.
- Đồ hộp nước rau: Được chế
biến từ các loại rau, củ có thể làm nước
uống được.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

* Các loại đồ hộp chế biến từ quả :


- Đồ hộp quả nước đường: được chế biến từ các loại quả, qua các quá trình xử
lý sơ bộ, rồi ngâm trong dung dịch nước đường, loại đồ hộp này còn giữ được
tính chất đặc trưng của nguyên liệu.
- Đồ hộp nước quả:
Có 2 dạng:
* Dạng nước quả không có thịt quả
* Dạng nước quả có thịt quả
Đồ hộp nước quả dùng để uống trực tiếp hoặc lấy nước quả để chế biến
mứt đông, sirô quả, rượu..
Trong quá trình chế biến, khi rót hộp, nước đường cần có nhiệt độ 80-
850C. Hộp rót nước đường xong, đem ghép nắp ngay trên máy ghép với độ chân
không 300-350 mmHg, nếu để chậm sản phẩm bị biến màu và dễ nhiễm trùng.
Sau đó đem thanh trùng ngay, không nên để lâu quá 30 phút, để tránh hiện
tượng lên men trước khi thanh trùng và giảm nhiệt độ ban đầu của đồ hộp. Tuỳ
theo chủng loại sản phẩm và số hiệu hộp, chế độ thanh trùng khác nhau. Nhiệt
độ thanh trùng thường ở 1000C, trong thời gian dài tùy từng đặc tính của sản
phẩm. Chính vì làm việc trong nhiệt độ cao kéo dài như vậy mà bao bì kim loại
là phương án được lựa chọn.
Bao bì đồ hộp thường làm bằng sắt, dễ bị oxy hoá khi đựng thực phẩm,
nhất là loại có chứa nước như trái cây. Phủ thêm lớp thiếc hoặc vecni để chống
gỉ sét, sẽ kéo dài thời gian bảo quản. Tráng vecni có lợi điểm là không nghe mùi
và vỏ hộp sử dụng vecni không bị màu tự nhiên của trái cây nhuộm cho nên
thành bao bì bên trong không bao giờ xuất hiện những vết loang lổ màu xám đen
khi để lâu, nhưng giá thành cao. Cho nên, thông thường với những loại trái cây
màu nhẹ như dứa, chôm chôm, vải…dùng vỏ hộp tráng thiếc; trái cây màu mạnh
như chuối, xoài…thì dùng vỏ tráng vecni.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Bảng 6: Quy cách các loại lon


KÍCH CỠ TRÁNG VECNI
PHẠM VI SỬ
STT Trọng
Mm Trong Ngoài DỤNG
lượng
Dứa, rau quả màu
1 153 x 178 108oz Không Không
nhẹ.
Nấm, rau quả
2 153 x 178 108oz Vàng, 1lớp Không
màu đậm, măng.
Rau quả ăn mòn
3 153 x 178 108oz Vàng, 2 lớp Không
cao
Dứa, Thưc phẩm
4 99 x 199 30oz Không Không
khô
Nước yến, nước
5 50 x 132 250ml Vàng, 2 lớp Clear 1 lớp
trái cây
Nước tăng lực,
6 57 x 91 250ml Vàng, 2 lớp Clear 1 lớp
nước trái cây

b) Các loại đồ hộp chế biến từ thịt


Đây là loại đồ hộp thực phẩm chủ yếu được bảo quản trong bao bì kim
loại. Bao gồm:
- Đồ hộp thịt tự nhiên.
- Đồ hộp thịt gia vị.
- Đồ hộp thịt đậu.
- Đồ hộp chế biến từ thịt đã chế biến: như
xúc xích, jampon, paté, lạp xưởng...
- Đồ hộp thịt gia cầm.
- Đồ hộp thịt ướp, thịt hun khói.
Trong quá trình chế biến khối thịt sau khi được bài khí xong phải được
ghép mí ngay. Sau đó đưa đi thanh trùng ở 1210C. Thanh trùng nhiệt áp dụng
cho sản phẩm này có lợi vì: vừa tác dụng tiêu diệt vi sinh vật, vừa giữ được chất
lượng sản phẩm.

Bảng 8 Dư lượng kim loại nặng trong thịt hộp

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/kg)


Chì (Pb) 0,5
Cadimi (Cd) 0,05
Thiếc (Sn) 250
Thuỷ ngân (Hg) 0,03

c) Các loại đồ hộp chế biến từ thủy sản


Đồ hộp thủy sản không gia vị
* Đồ hộp cá thu không gia vị
* Đồ hộp tôm không gia vị
* Đồ hộp cua không gia vị
Bao bì kim loại được dùng do có các tính năng như dễ ghép mí chặt và
kín, truyền nhiệt dễ dàng thích hợp quá trình thanh trùng sản phẩm. Vì pH của
sản phẩm lớn hơn 4,6 nên chọn chế độ thanh trùng ở 115-1210C trong khoảng
thời gian từ 40 – 105 phút, áp suất cho quá trình thanh trùng ở chế độ này ở 1.3
bar. Thời gian có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật là khoảng 30-40 phút, thời gian
còn lại có tác dụng làm mềm sản phẩm.
Thời gian thanh trùng với một số loại hộp có kích cỡ khác nhau:
Kích cỡ hộp Thời gian thanh trùng
202 x 308 100phút
401 x 411 160 phút
603 x 408 200 phút
603 x 700 240 phút
Mỗi sản phẩm chỉ phù hợp với một loại hộp có vật liệu, dung tích, kích cỡ
nhất định.
Lớp vecni phải đủ bền để dưới tác dụng nhiệt độ của nước, dầu trong quá
trình chế biến.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Chiều
Dung Chiều
Rộng Chiều cao
Loại hộp Vật liệu tích dài Sản phẩm
a/ (mm)
(ml) (mm)
(mm)

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Nhôm
¼ Dingley
hoặc thiếc 112 105 76 21 Cá sardines, cá nhỏ
2 mảnh
b/
Nhôm
1/4 Club
hoặc thiếc 125 105 60 29 Cá sardines, cá nhỏ, cá ngừ
2 mảnh
b/
Nhôm
1/2 Hansa
hoặc thiếc 200 148 81 25 Cá trích
2 mảnh
b/
Nhôm
½ Oblong
hoặc thiếc 212 155 61 30 Cá hồi
2 mảnh
b/
1/3 Oval
Thiếc tấm 200 149 81 25 Cá thu
2 mảnh
1/2 Oval
Thiếc tấm 270 149 81 25 Cá ngừ
2 mảnh
Hộp tròn 2
Nhôm 225 - 90 40 Tôm
mảnh
Hộp tròn 2
Nhôm 115 - 78 32 Tôm
mảnh
Hộp 2
Nhôm
mảnh bán 245 - 90 44 Cá và rau, cá trích, cá ngừ
hoặc thiếc
nguyệt
Hộp tròn 2
Thiếc tấm 490 - 120 49 Cá và rau, cá trích, cá ngừ
mảnh
Hộp tròn Thiếc tấm 106 - 66 40 Cá ngừ
Hộp tròn 3
Thiếc tấm 212 - 84 46 Cá ngừ
mảnh
Hộp tròn 3
Thiếc tấm 400 - 99 60 Cá ngừ
mảnh
Hộp tròn 3
Thiếc tấm 4 250 - 2l8 123 Cá ngừ
mảnh
Hộp tròn 3
Thiếc tấm 8 500 - 218 245 Cá ngừ
mảnh
Hộp tròn 3 Thiếc tấm 450 - 74 118 Bào ngư

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

mảnh
Hộp tròn 3
Thiếc tấm 450 - 72 118 Trứng cá tuyết ngâm muối
mảnh

3.2.2.4. Sản phẩm đồ uống có gas


Yêu cầu đặc biệt của loại đồ uống này là
bao bì phải chịu được lực ép của khí gas.
Trước đây, các lọai đồ uống có gas được
đựng trong các hộp thép rất nặng, có thiết diện
gần như là hình chữ nhật. Những cái lon này
được cấu tạo gồm 3 phần, tức là phần nắp và
đáy được gắn vào 1 đọan ống hình trụ ở giữa
nhờ máy ép.
Khi các hãng sản xuất vỏ hộp buộc phải quan tâm nhiều hơn đến việc
giảm giá thành và bảo vệ môi trường, họ chuyển sang sản xuất những hộp mỏng
bằng nhôm. Nhôm mỏng thì có độ bền kém hơn thép. Yêu cầu đặt ra là những
chiếc lon được cán thật mỏng mà vẫn đảm bảo chứa được lượng chất lỏng bên
trong. Điều này được đáp ứng nhờ cấu tạo của lon.
Phần mỏng nhất và vững nhất của lon là phần nắp và được gắn hơi thụt
xuống. Nắp phải đủ bền vững để chịu được lực tác động khi mở lon. Kim loại ở
phần này mỏng do đó đường kính của cái nắp nên nhỏ đến mức có thể, thường
nhỏ hơn 1 chút so với phần thân. Để nối chúng lại với nhau thì lon phải thắt vào
ở phía trên (không thể làm nhỏ đường kính của toàn bộ lon, vì như vậy sẽ chứa
được ít bia hơn). Khi đó, đáy lon cũng phải thắt lại để chúng có thể xếp chồng
lên nhau.
Kim loại ở phần đáy rất mỏng, nếu làm phẳng, chúng rất dễ bị biến dạng.
Vì vậy, đáy phải làm cong để vừa chắc hơn vừa dễ xếp chồng lên nhau, tiện cho
việc vận chuyển.
3.2.2.5. Các loại đồ hộp chế biến từ sữa
- Sữa cô đặc có đường: Là sản phẩm sữa được bốc hơi nước ở trong
những nồi cô chân không. Cô đặc sữa đã hòa đường ở nhiệt độ không cao lắm
(khoảng 500C), nên chất lượng sữa không thay đổi nhiều. Thanh trùng sữa ở

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

nhiệt độ từ 75oC trở lên. Tuy nhiên cao hơn 950C sẽ ảnh hưởng tới hương vị của
sữa.
- Sữa bột: Sữa sau khi cô đặc, được sấy khô. Có thể sấy theo 2 phương
pháp: Sấy nóng và sấy lạnh. Sấy lạnh bảo đảm được phẩm chất của sữa hơn
nhưng tốn kém nhiều năng lượng và thời gian.
Thanh trùng sữa luôn phải ở nhiệt độ cao trong thời gian dài mới đảm bảo
tiêu diệt vi sinh vật và kéo dài được thời hạn sử dụng. Do vậy bao bì bằng vật
liệu kim loại là lựa chọn không thể thay thế đối với dòng sản phẩm này. Với sữa
đặc có đường có thể dùng bao bì nhựa nhưng chỉ đựng được lượng nhỏ sản
phẩm và thời gian bảo quản ngắn vì chỉ thanh trùng được trong thời gian ngắn
do tính chất vật liệu bao bì không chịu được nhiệt trong thời gian dài.

CHƯƠNG IV CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ KIM LOẠI

Bao bì thực phẩm nói chung và bao bì kim


loại nói riêng là yếu tố quan trọng cấu thành sản
phẩm thực phẩm hoàn chỉnh. Ta sẽ tìm hiểu về

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

sản phẩm bia lon Hà Nội để thấy được tầm quan trọng bao bì kim loại được thể
hiện qua các chức năng của nó.
4.1. Chức năng bảo vệ
Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm luôn luôn bị tác
động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư hỏng. Với bao bì của thực phẩm
đóng hộp bằng kim loại nó có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác
động của các yếu tố:
- Nhiệt độ môi trường, không khí ẩm, bụi và các chất gây hại ở thể khí dễ
xâm nhập.
- Tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản để sản phẩm
không bị trào ra ngoài (với loai sản phẩm lỏng như bia, nước ngọt) và không bị
rơi ra ngoài đối với thực phẩm thịt, cá…vì loại bao bì này có tính cơ học cao.
Vì thế bao bì bằng kim loại bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng và bảo quản
được trong một thời gian dài.
4.2. Chức năng thông tin:
Trên bao bì của tất cả các sản phẩm đóng hộp đều có cung cấp đầy đủ thông
tin cần thiết về sản phẩm đó, bao gồm:
- Tên sản phẩm: BIA HÀ NỘI
- Nơi sản xuất: Trụ sở: Số 183, Phố Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà,
Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 37.281.476 / (84-4) 37.281.475; Fax:
(84-4) 37.281.106; Email: habecotrading@vnn.vn; Website:
www.biahoihanoi.com.vn
- Thành phần và hàm lượng các chất trong sản phẩm: Nước, malt đại mạch,
hoa houblon. Nổng độ cồn 4.6% V.
- Thời điểm sản xuất: 09.11.09.
- Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất
- Cách đóng mở nắp:

- Cách bảo quản: Bảo quản nơi khô mát.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

- Cách sử dụng: Nên làm lạnh trước khi uống.


- Các kí hiệu quy ước: khuyến khích tái sử dụng, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Mã vạch các loại sản phẩm
Hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường hợp các
đối thủ cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Các thông tin ghi trên bao bì
đều phải được viết bằng tiếng Việt do sản phẩm đang được bán trên thị trường
Việt Nam, phục vụ người Việt Nam. Ngoài ra còn có một phần được dịch ra
tiếng Anh. Đây là yếu tố thể hiện mong muốn mở rộng thị trường của nhà sản
xuất, hướng đến đối tượng là người nước ngoài.
4.3. Chức năng maketting:
Bao bì không chỉ có tác dụng
bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò
quan trọng trong việc xúc tiến sản
phẩm, xét từ góc độ kinh doanh. Các
hình thức của bao bì như : hình dáng,
kích thước bao bì, màu sắc trang trí
một cách hài hòa và đầy đủ thông tin
cần thiết sẽ tạo sức hút cho người tiêu
dùng.
Bia lon Hà Nội có hình trụ, màu vàng, thiết kế trang nhã đơn giản nhưng
không vì thế mà kém phần nổi bật. Màu vàng của vỏ lon là màu của lúa, của đại
mạch, màu thể hiện sự quyền uy, hưng vượng, cũng chính là màu của sản phẩm
bên trong. Qua màu sắc của vỏ lon, bia Hà Nội đã ngầm khẳng định sự sang
trọng, uy tín chất lượng tuyệt hảo đối với người tiêu dùng.
Sản phẩm đạt Huy chương vàng Hội chợ thương mại quốc tế EXPO, Huy
chương vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp và huy chương vàng Hội chợ
hàng tiêu dùng chất lượng cao.
4.4. Chức năng sử dụng:
- Dễ mở vì dạng nắp bật, nhưng khó mở đối với trẻ em.
- Dễ rót ra ngoài.
- Kích thước phù hợp với thể tích 330ml.
4.5. Chức năng phân phối:

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Lượng sản phẩm được đựng trong hộp phải phù hợp với người tiêu dùng
và thói quen. Dung tích và khối lượng của lon, hộp không quá nhiều hoặc quá ít
cho người sử dụng.
Bia lon Hà Nội được sản xuất và đóng ở dạng lon thể tích 330ml. Với đơn
vị bao gói là hộp cactong 24 lon. Đây là quy cách lon phổ biến với đồ uống có
gas. Dễ xếp đặt, vận chuyển và sử dụng.
4.6. Chức năng sản xuất
Trên dây chuyền sản xuất, bao bì kim loại thường bị tác động bởi các yếu
tố kĩ thuật vì thế bao bì phải vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế vừa thỏa mãn
các yêu cầu kĩ thuật sau:
- Có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc thiết bị trên dây
chuyền.
- Có khả năng chịu được các yếu tố công nghệ như: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, sự
ăn mòn…
Đối với bia Hà Nội đóng ở dạng lon thì nguyên liệu làm bao bì là nhôm
rất nhẹ, độ dẻo cao, bền với tác động của các yếu tố nhiệt độ, áp suất, độ ẩm
cũng như sự va chạm cơ học trong khi đóng gói hoặc vận chuyển.
4.7. Chức năng môi trường
Bao bì kim loại có khả năng tái chế, sau khi sử dụng có thể làm nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên với chất liệu là kim loại nên dạng bao bì này chỉ được thu gom
để tái chế mà không được để tự phân giải trong môi trường.
Vỏ lon Bia Hà Nội được làm từ nguyên liệu Al - là kim loại được ứng
dụng nhiều trong các nghành công nghiệp vì vậy sau khi sử dụng sản phẩm ta có
thể tận dụng vỏ lon bia để tái chế làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác.
4.8. Chức năng văn hóa
Chức năng văn hoá mang lại cho sản phẩm thực phẩm đặc trưng riêng và
tạo cho sản phẩm có khả năng thông tin và marketing độc đáo.
Thông tin trên nhãn hàng được trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc. Trên bao
bì có in những hình ảnh biểu tượng riêng của từng doanh nghiệp, công ty sản
xuất cũng có thể đó là những sản phẩm mang đặc trưng riêng cho từng vùng,
từng địa phương, từng quốc gia.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

Sản phẩm Bia Hà Nội “Bí Quyết Duy Nhất - Truyền Thống Trăm Năm’’.
Ra đời từ năm 1890 với tên gọi ban đầu là Nhà máy bia Hà Nội mà ngày nay là
Tổng Công Ty CP Bia - Rượu – NGK Hà Nội. Trên mỗi bao bì của sản phẩm
đều có hình ảnh chùa Một Cột. Đây là một trong những biểu tượng của thủ đô
Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Hương vị bia thuần Việt kết hợp với những yếu tố hiện đại thể hiện trên
bao bì làm thăng hoa giá trị sản phẩm. Bia Hà Nội đã trở thành một nét văn hoá
riêng của người Hà Nội và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

CHƯƠNG V
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP BAO BÌ

Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương
pháp sản xuất mới, và vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng
nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.
Các nhà sản xuất bao bì luôn cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định làm như
thế nào để bao bì là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và góp phần để
gia tăng giá trị của sản phẩm. Không những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế,
nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì
phải vừa khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu
số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bày...
Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách
thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng hơn, nhẹ hơn, an
toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao hơn, in ấn đẹp hơn. Trong khi
đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho ngành này ngày càng khan hiếm, yêu cầu của
khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và thường xuyên đòi
hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.
Tất cả các doanh nghiệp bao bì đều đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên
hàng đầu. Ngày nay chúng ta không thể mong đợi việc giữ được hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình nếu nhưng không liên tục nâng cao chất lượng hiệu
quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp phục vụ tốt nhất, mang
lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng.
Xem bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà
chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng từ mua hàng từ các
cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế
bao bì.
Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã
thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý
thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu
mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các
doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất
và phân phối sản phẩm bao bì. Các khách hàng do đó trông đợi vào các nhà sản
xuất sẽ mở rộng bao bì cung cấp không chỉ tại chỗ mà còn trong khu vực và toàn

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng
phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan
trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng
bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để
phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp bao bì của Việt Nam chỉ
khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng
đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược thì mới có khả năng cạnh tranh và lớn
mạnh hơn.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm


Bài tiểu luận bao bì thực phẩm Bao bì kim loại

LỜI KẾT

Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng cổ truyền
của nó là bao gói, trở thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm
thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng hơn. Điều này làm thúc đẩy
cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những đặc tính vượt trội mà
bao bì kim loại đã mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu
của mình và góp phần đưa công nghiệp thực phẩm có những bước tiến xa hơn.
Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khoẻ của cộng đồng,
vì một môi trường xanh cũng chính là mục tiêu chúng ta cần đạt tới. Chúng ta
nên quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì nói chung và bao bì kim loại nói
riêng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Nhóm 4 Lớp 48K – Hóa Thực Phẩm

You might also like