You are on page 1of 5

CUỘC THI NHÀ SÁNG TẠO VIỆT NAM VỚI INTEL

EDISON
_____________

BẢN THUYẾT MINH


THIẾT BỊ CẢNH BÁO KHI TÀI XẾ LÁI XE BUỒN NGỦ VÀ
XE Ở TÌNH HUỐNG THIẾU AN TOÀN

Nhóm tác giả:


TRẦN CHÍ DƯƠNG
PHẠM MINH THUẬN
VÕ THỊ KIỀU TIÊN
Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
Đại diện người liên lạc: LÊ HOÀNG HÂN
ĐT: 0984.161.405 Email: hoanghan@dongan.edu.vn

Bình Dương, tháng 07 năm 2016


CUỘC THI NHÀ SÁNG TẠO VỚI INTEL EDISON – 2016

BẢN ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG

A. THÔNG TIN CHUNG


1. Tên sản phẩm:
Thiết bị cảnh báo khi tài xế lái xe buồn ngủ và xe ở tình huống thiếu an toàn
2. Tên tác giả, nhóm tác giả
Họ và tên thí sinh thứ nhất (nhóm trưởng): TRẦN CHÍ DƯƠNG
Sinh viên năm thứ: 3 Khoa: Điện

Trường/Học viện: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
Điện thoại: 0969.363.065 Email: duongtrandtcn@gmail.com
Địa chỉ FaceBook:........................................................Skype:............................................
Họ và tên thí sinh thứ hai: PHẠM MINH THUẬN
Sinh viên năm thứ: 3 Khoa: Điện

Trường/Học viện: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
Điện thoại: 01694355308 Email: 1412004010@dongan.edu.vn
Địa chỉ FaceBook:........................................................Skype:............................................
Họ và tên thí sinh thứ ba: VÕ THỊ KIỀU TIÊN
Sinh viên năm thứ: 3 Khoa: Điện

Trường/Học viện: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
Điện thoại: 0978.695.878 Email: 1412004011@dongan.edu.vn
Địa chỉ FaceBook:........................................................Skype:............................................
3. Người hướng dẫn
Họ và tên: LÊ HOÀNG HÂN
Chức danh: giảng viên Điện thoại: 0984.161.405 Email: hoanghan@dongan.edu.vn
Khoa: Điện Trường: Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
Địa chỉ liên hệ: Số 90, đường 30 tháng 4, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương
B. MÔ TẢ SẢN PHẨM
1. Ý tưởng sản phẩm: Nêu bật tính mới, tính sáng tạo, ý tưởng của sản phẩm dự thi.
Ý tưởng sản phẩm được xây dựng dựa trên thực trạng an toàn giao thông hiện nay ở
Việt Nam, mục tiêu là giảm tối thiểu các nguyên nhân gây mất an toàn như: chủ quan
của tài xế (buồn ngủ, làm việc riêng, …), không giữ khoảng cách an toàn với các xe
khác, động cơ xe hoạt động quá tải (nhiệt độ động cơ quá lớn, hệ thống điện quá tải,
…), vượt quá tốc độ...
2. Chức năng chính của sản phẩm: Nêu tóm tắt các tính năng dự kiến của sản phẩm.
Dựa trên ý tưởng trên, nhóm dự kiến đưa ra các tính năng của sản phẩm như sau:
 Tính năng cảnh báo khi tài xế có dấu hiện buồn ngủ: Một người lái xe bị coi là
đang ngủ gật là khi mà đôi mắt anh ta nhắm lại thay vì chớp mắt, đầu của anh
ta lắc lư qua lại rồi gật gù ngã về phía sau và thay vì phải đảo mắt để quan sát
đường đi hay nhìn vào gương, mắt anh ta lại thường đờ đẫn và chỉ tập chung
nhìn về phía trước theo một hướng cố định; xe không giữ được khoảng cách an
toàn với xe khác một cách đột ngột hoặc là phía trước có vật cản quá gần; tốc
độ thay đổi đột ngột. Mục đích của tính năng này là: phân tích các dữ kiện và
phát tín hiệu cảnh báo nếu tài xế có một trong các dấu hiệu buồn ngủ đã nêu
trên.
 Tính năng đo khoảng cách an toàn: tốc độ xe luôn thay đổi nhanh hay chậm thì
khoảng cách an toàn với các xe khác (phía trước) phải luôn được giữ ở mức an
toàn tối thiểu.
 Tính năng đo nhiệt độ khu vực động cơ hoạt động, đo nồng độ khí CO, CO 2
trong xe, và phát hiện lửa. Mục đích: giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ có thể
xảy ra.
3. Module cần có trong hệ thống: Dự kiến phần cứng (Các bảng mạch, linh kiện, vật
liệu làm nên sản phẩm?) và phần mềm (Thư viện ngoại vi, thuật toán điều khiển, hàm
xử lý?)
1. Dự kiến phần cứng:
 KIT Intel Edison;
 Camera;
 DC Servo motor;
 Cảm biến khí CO, CO2;
 Cảm biến nhiệt độ, lửa;
 Cảm biến gia tốc;
 Cảm biến khoảng cách.
2. Dự kiến phần mềm:
 OpenCV;
 Analog, Servo motor, …;
C. NỘI DUNG BÀI TOÁN ĐẶT RA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Bài toán đặt ra là làm sao để thiết bị có thể phát hiện sớm trường hợp tài xế lái xe
đang buồn ngủ, đồng thời phát hiện được các tình huống có thể gây nguy hiểm cho xe
để cảnh báo cho tài xế, chẳng hạn: nhiệt độ làm việc của động cơ vượt giới hạn, hệ
thống cung cấp điện cho xe đang quá tải, xe đang ở trong khoảng cách không an toàn
với các xe khác hoặc các vật thể lân cận,… Trong đó, nhiệm vụ phát hiện tài xế đang
buồn ngủ là vấn đề rất khó. Để giải quyết nhiệm vụ này, phải xác định được khuôn
mặt tài xế, xác định được các hoạt động trên khuôn mặt: nháy mắt, nhìn xung quanh,
gật gù, … kết hợp với việc vận tốc xe có thay đổi đột ngột hay đổi hướng đột ngột
không để từ đó kết luận tài xế đang buồn ngủ hay tỉnh táo. Ngoài ra, để giải quyết các
vấn đề còn lại, ta có thể sử dụng một mạng cảm biến để thực hiện các nhiệm vụ và sau
đó gởi tín hiệu cảnh báo cho tài xế, tín hiệu cảnh báo này có thể là âm thanh và ánh
sáng.
D. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Ngoài các tính năng đã nêu trên, ta có thể phát triển thêm các tính năng: phát hiện xe
đang chạy sai tuyến đường, vận tốc đang vượt giới hạn ở các khu vực khác nhau,
mạng lưới trao đổi thông tin giữa các xe với nhau.
Chữ ký của tác giả hoặc nhóm tác giả

You might also like