You are on page 1of 24

1

Thành Viên Nhóm


1. Nguyễn Lê Hoàng

2. Hoàng Văn Phúc

3. Lê Bảo Trung

4. Hoàng Trọng Đức

5. Phạm Tuấn Vũ

6. Nguyễn Văn Thắng

7. Đinh Thùy Nhung

8. Hữu Thanh Mai

9. Hoàng Trọng Việt

10. Nguyễn Tuấn Dũng

2
Chính sách điều hành lãi suất của NHNN trong
thời kỳ khủng hoảng 2008 – 2009

I. Tổng quan chung về NHNN và cách thức tác động đến nền
kinh tế của ngân hàng nhà nước.
1.NHNN là gì và cách thức tác động tới nền kinh tế của NHNN

A.Ngân hàng nhà nước là gì?

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của chính phủ,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân
hàng nhà nước.

B.Vai trò điều tiết vĩ mô ngân hàng nhà nước.

Mọi họat động của NHNN đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng tiền
trong nền kinh tế. Cung ứng tiền thay đổi làm biến động giá cả, sản lượng
quốc gia, do đó một cách gián tiếp mọi họat động ngân hàng ảnh hưởng sâu
sắc đến nền kinh tế.

Sự khác biệt trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa
chính sách cung ứng nới lỏng và chính sách cung ứng thắt chặt.

Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào
hơn. Điều này kích thích tiêu dùng cho cuộc sống và cho đầu tư nhiều hơn.
Sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng, tuyển

3
mộ thêm công nhân, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền
kinh tế tăng trưởng với giá cả tăng cao hơn trước.

Chính sách cung ứng tiền thắt chặt làm cho chi phí để có tiền cao hơn
và tiền trở nên khan hiếm.

Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm chi tiêu
và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả hạ. Cái giá phải trả là
sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế
rơi vào tình trạng suy thoái.

Do đó cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của ngân hành trung
ương. Khi ngân hàng trung ương điều tiết cung ứng tiền tức là nó bắt đầu
tiến hành điều tiết nền kinh tế.

2. Các công cụ tài chính NHNN sử dụng để tác động đến thị trường tài
chính.

2.2.1. Khi nào NHNN cần tác động tới thị trường và các công cụ điều tiết
chính của NHNN.

Với vai trò đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền
vững,đồng thời phải có những hành động kịp thời trước những biển động bất
thường của nền kinh tế:lạm phát,khủng hoảng,biến động lãi suất,tỷ giá hối
đoái…Vì vậy,ngân hàng trung ương luôn phải phát huy tốt các công cụ điều
tiết của mình.

Các công cụ điều tiết chủ đạo

*Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHNN đánh vào các khoản tiền cho
các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc
bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong
những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Các

4
ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an
toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ
của NHTM thường lớn hơn dự trữ bắt buộc. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế
của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ
sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán
giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường
hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:

Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơnlãi suất thị trường thì ngân
hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến
mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHNN mà
không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.

Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng
thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối
thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ
NHNN với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt
bất thường từ phía khách hàng.

*Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHNN mua vào hoặc bán ra
những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động
mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn
vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung tiền và tác
động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Tại Việt Nam, theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy
tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân
hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

*Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

5
Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của
NHNNvề về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt
buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ
tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép
giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương
mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHNN để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.

*Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của
NHNN trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ
áp dụng cho VND, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ
chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa
trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở
của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và
xu hướng biến động cung cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng
không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Như vậy lãi
suất cơ bản là công cụ rất mạnh tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và
cho vay của các NHTM.

2.2.2. Ảnh hưởng của lãi suất tới các ngân hàng thương mại và qua đó là
ảnh hưởng tới nền kinh tế.

A.Ảnh hưởng của lãi suất do NHTW ấn định tới các NHTM

Tác động chủ yếu bởi 3 loại lãi suất sau:

Lãi suất cơ bản : là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước trong ngắn hạn. Theo luật ngân hàng nhà nước, lãi suất
cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam , do Ngân hàng Nhà nước công bố,
làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ
bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu

6
vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật
Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi
lãi suất cơ bản.

Lãi suất tái chiết khấu : là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là
các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , ...Các ngân hàng
sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một
khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với
người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền
nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu
này cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi
đó là lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn : cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây
là các khoản cho vay của các NH TM, và sau đó họ bán lại các khoản này co
NH TW để đổi lấy lương tiền mặt.
Các lãi suất này khác nhau tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu, vào
các khoản vay của NH, vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của
NHTW theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia....

Là căn cứ để các NHTM ấn định mức lâĩ suất kinh doanh của mình và
tạo khung lãi suất kinh doanh.

Ảnh hưởng tới lãi suất liên ngân hàng giữa các ngân hàng khi vay lẫn
nhau.

Tác động tới tài khoản tiền gửi của các chủ thể kinh tế và lượng cung
tiền ra thị trường của các NHTM(khoản cho vay và đầu tư).

Tăng nguồn vốn cho NHTM khi yêu cầu sử dụng lãi suất tái chiết
khấu và lãi suất tái cấp vốn đối với NHTW.

B. Ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế

7
a)Khi lãi thị trường suất tăng

-Thông qua vay nợ

Lãi suất tăng làm giảm vay nợ

+)Cá nhân giảm đi vay

+)tăng gửi tiết kiệm do đó giảm tiêu dùng và tác


động tiêu cực tới tổng cầu.

Doanh nghiệp giảm vay mới và do đó giảm đầu tư mới, nên tác động
tiêu cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các
khoản vay hiện thời của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là giá vốn tăng hay chi
phí sản xuất tăng. Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến
doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng
cầu. Giãn thợ còn làm giảm thu nhập của người lao động. Điều này khiến họ
giảm tiêu dùng Tổng cầu lại chịu tác động tiêu cực.

Đối với hoạt động vay cầm cố, khi lãi suất tăng người ta sẽ giảm nhu
cầu vay để xây hay mua nhà, do đó đầu tư xây nhà giảm, ảnh hưởng tiêu cực
tới tổng cầu. Nó còn khiến cho việc trả nợ các khoản vay cầm cố hiện thời
trở nên khó khăn hơn khiến người đi vay phải giảm tiêu dùng để còn trả nợ
Tổng cầu vì thế chịu tác động tiêu cực.

- Thông qua tỷ giá hối đoái

Lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ở nước ngoài sẽ khiến cho
dòng vốn từ nước ngoài tăng cường chảy vào trong nước. Điều này làm cho
tỷ giá hối đoái giữa nội tệ với ngoại tệ giảm xuống. Xuất khẩu ròng vì thế
giảm cho tổng cầu giảm theo.

Kiềm chế được lạm phát

b)khi lãi suất thị trường giảm

8
Khi lãi suất cho vay thấp: mọi người sẽ vay tiền nhiều hơn vì chi phí
phải trả là thấp hơn,và tiết kiệm ít hơn khi ấy tiêu dùng sẽ tăng lên làm cho
tổng cầu trong nền kinh tế cũng tăng.

Lãi suất thấp cũng khiến cho các nhà sản xuất, các chủ nông nghiệp
và các cơ sở kinh doanh khác dễ dàng mượn vốn và đầu tư vào thiết bị hoặc
những phạm trù cần các chi phí lớn khác. Thêm vào đó, nguồn thu lại từ
những khoản đầu tư như vậy thì có giá trị hơn tại thời điểm ấy ( tức là thời
điểm khi mà lãi suất thấp) hơn khi là lãi suất cao. điều này khiến cho các
doanh nghiệp lời nhiều hơn khi đầu tư với mức lãi suất thấp, và cũng theo đà
đó mà giúp kinh tế phát triển nhanh hơn vì nang suất lao động tăng mạnh.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tuy nhiên song song với nó sẽ
là vấn đề lạm phát

Qua việc hiểu về chức năng, vai trò của Ngân hàng Nhà Nước
cũng như cách thức Ngân hàng Nhà Nước tác động đến nền kinh tế
thông qua chính sách điều hành lãi suất. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách
chính sách điều lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước trong thời kỳ kinh tế
đầy biến động giai đoạn 2008 – 2009.

II. Tác động của ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và cơ chế
điều hành lãi suất của NHNN.
1.Nền kinh tế Việt Nam trước khủng hoảng và tình hình hoạt động của
các ngân hàng thương mại.

Có thể nói trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế VN đang trên đà phát
triển với những kết quả cực kỳ ấn tượng trong giai đoạn từ 2005 đến cuối
năm 2007. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31-12-2007, tổng sản phẩm trong

9
nước (GDP) ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-
8,5%). Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế
năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao trong khu vực.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong
hầu hết các lĩnh vực.

Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực
tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40%
GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007
đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả
năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.

Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007
theo giá so sánh năm 1994 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với
năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản
tăng 11%.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước tính tăng 17,1% so với
năm 2006.Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD,
tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.

Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao có tác động tích cực tới hoạt
động huy động vốn, hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tốc độ huy động
vốn tăng mạnh từ 32.1% năm 2005 lên 53.9% năm 2007.

2. Tác động của khủng hoảng kinh tế đối với thế giới và với Việt Nam.

Chúng ta đều biết cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 bắt
nguồn từ Mỹ với nguyên nhân chủ yếu là bong bóng thị trường nhà đất với
việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi khi cho khách hàng vay tiền để mua
bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn. Nó gây ra sự
đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng
10
sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ ở quy mô lớn trên thế giới. Là hậu
quả của chính sách không kiểm soát chặt tình hình hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại Mỹ.

Diễn biến thay đổi lãi suất chính sách của Mỹ.

Qua biểu đồ ta thấy, lãi suất chính sáchh của Mỹ ( Đường màu xanh )
sau một thời gian dài đi lên từ năm 2004 tới năm 2007 đã có sự sụt giảm
mạnh trong giai đoạn sau năm 2007 cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của
khủng hoảng kinh tế.Chỉ số công nghiệp Down Jonh cũng giảm liên tục từ
cuối quý III năm 2007.

11
Thị trường tài chính thế giới bị ảnh hưởng nhanh chóng, ở Châu Âu
chỉ số FTSE 100, DAX, CAC liên tục giảm điểm. Ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei
225 có thời kỳ sụt giảm dài từ năm 2007.

Chỉ số nickkei 225

Viêt Nam cũng không tránh khỏi cơn bão khủng hoảng đó.Từ cuối năm
2008 nền kinh tế Việt Nam đã bị tác động. Chỉ số tăng trưởng các tháng
cuối năm giảm, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm và giảm mạnh từ

12
cuối tháng 8 năm 2008 do thị trường đã có một khoảng thời gian trước sụt
giảm cộng thêm với tâm lý e ngại, các nhà đầu tư ngoại đẩy mạnh bán ròng
khiến thị trường kết thúc năm với sự sụt giảm gần 70% giá trị thị trường.

Vậy trong giai đoạn khó khăn đó, NHNN đã điều hành chính sách
lãi suất như thế nào giúp con tàu kinh tế Việt Nam vượt qua sóng gió?

3.Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong giai đoạn 2008 – 2009.

Trước những tình hình trong nước cũng như thế giới. NHNN đã có
những biện pháp điều chỉnh nhằm cải thiện nền kinh tế.Trong điều kiện diễn
biến phức tạp của nền kinh tế, việc điều hành chính sách tiền tệ đã trở thành
tâm điểm chú ý.

3.3.1.Sự điều tiết của NHNN trong 6 tháng đầu năm 2008
Trong 6 tháng đầu năm, áp lực lạm phát gia tăng mang tính toàn cầu,
CPI của Việt Nam trong 6 tháng tăng bình quân là 15,03%, mức thâm hụt
cán cân thương mại ở mức kỷ lục (hơn 14% GDP).

Trong tình hình đó, tháng 2 và tháng 3, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã đưa ra quyết định số 187/2008/QĐ – NHNN việc tăng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ
hạn (trước đây chỉ có tiền gửi dưới 24 tháng phải dự trữ bắt buộc). Tiếp đó
là quyết định số 346/QĐ – NHNN về việc phát hành tín phiếu bắt buộc
20.300 tỷ đồng cho các NHTM.

Tuy nhiên, một tình huống khó lường là các NHTM đã không phản
ứng kịpthời trước việc thắt chặt CSTT nên vẫn tiếp tục đẩy mạnh tín dụng,
cùng với việc quản lý thanh khoản của các NHTM còn bất cập đã gây nên
tình trạng thiếu khả năng thanh khoản tại nhiều NH.
Để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, các NHTM đã đua nhau tăng lãi
suất huy động vốn trên thị trường, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
trong thời gian này có thời điểm lên đến 35%/năm, nếu tình trạng này cứ
tiếp tục kéo dài, khả năng đổ vỡ hệ thống NH có thể xảy ra.

13
Trước diễn biến thị trường như vậy, NHNN đã kịp thời tăng tính thanh
khoản cho thị trường bằng cách bơm mạnh tiền qua nghiệp vụ thị trường mở
(OMO), chuyển từ đấu thầu lãi suất sang đầu thầu khối lượng, tăng cường
thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM, thắt chặt điều kiện
mở chi nhánh.

Tuy nhiên, các biện pháp chính sách trên chưa ngăn chặn được đà
tăng lãi suất huy động và mở rộng tín dụng của các NHTM, do vậy buộc
NHNN phải quy định trần lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM không
được vượt quá 12% ( Công điện số 02/CĐ – NHNN ngày 26/02/2008). Giải
pháp trên đã có tác động nhanh chóng, tích cực “giảm đà tăng lãi suất huy
động của các NHTM” chỉ trong vài ngày.
Bước tiếp theo để tiếp tục tạo sự bình ổn thị trường bền vững qua cú
“sốc” tháng 3, tháng 5, NHNN thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, theo
đó quy định các NHTM cho vay nền kinh tế không vượt quá 150% lãi suất
cơ bản và mức lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ mức 12%/năm lên
14%/năm ( Quyết định số 16/2008/QĐ – NHNN ).
Nhận xét: Quy định này như là một liệu pháp mạnh mang tính tình
thế đã có tác động ổn định lãi suất và tăng trưởng tín dụng đã chậm lại từ
tháng 5 cho đến hết năm 2008.
3.3.2.Sự điều chỉnh phù hợp với tình hình biến động kinh tế thê giới trong 6
tháng cuối năm 2008.

Bước sang tháng 7 năm 2008, tình hình kinh tế thế giới diễn ra theo
chiều hướng bất ổn rõ nét: Từ khủng hoảng thị trường nhà đất của Mỹ
chuyển sang khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu, suy thoái kinh tế đã
xảy ra ở hầu hết nền kinh tế chủ chốt, như Nhật, Mỹ, Anh và nhiều nước
thuộc khu vực Euro Zone...; giá dầu và giá lương thực giảm mạnh kéo theo
giá các mặt hàng tiêu dùng khác giảm theo...
Kinh tế thế giới đang từ xu hướng suy thoái kinh tế gắn lạm phát sang

14
suy thoái kinh tế gắn với giảm phát đang là nỗi lo của các quốc gia hiện nay.
Để cứu nguy cho tình hình này, hầu hết các nền kinh tế chủ chốt đã thực
hiện CSTT và chính sách tài khóa nới lỏng nhằm tăng tính thanh khoản cho
thị trường, khuyến khích các NHTM mở rộng cho vay, kích thích đầu tư...
Trong tình hình kinh tế thế giới như vậy, mặc dù những tháng cuối
năm 2008 mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến
nền kinh tế Việt Nam, nhất là thị trường tài chính Việt Nam còn nhỏ, song
để ngăn chặn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm áp lực lạm
phát vẫn diễn ra ở Việt Nam đến tận tháng 9, NHNN đã phải tiếp tục áp
dụng một số biện pháp hỗ trợ thị trường như nâng lãi suất tín phiếu bắt buộc,
trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND…
Để kích thích kinh tế chống lại nguy cơ giảm phát, bắt đầu từ tháng
10, các loại lãi suất chỉ đạo đã liên tục được hạ xuống theo một lộ trình thích
hợp. Lãi suất cơ bản từ mức 14%/năm sau 4 lần hạ hiện xuống còn 8,5%, lãi
suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ tương ứng, biên độ dao
động tỷ giá được nâng từ từ +/-2% lên +/- 3%... . NHNN đã có sự chỉ đạo
chuyển hướng chiến lược từ điều hành chính sách tiền tệ “ thắt chặt “ chống
lạm phát sang chính sách tiền tệ “ nới lỏng “ với mục tiêu hàng đầu là ngăn
chặn suy giảm kinh tế.
Nhận xét: Hành động này nhằm tạo sự hợp lý giữa các công cụ
CSTT, giảm một phần chi phí hoạt động cho các NHTM, để các NHTM có
điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng
sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái.

Diễn biến lãi suất chủ đạo và lãi suất thị trường từ tháng
5/2008 – 7/2009

Đơn vị:
%/năm

15
16
3.3.3. Tình hình điều chỉnh chính sách lãi suất của NHNN năm 2009

Năm 2009 kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng vì vậy mục tiêu
hàng đầu của chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước là dẫn dắt kinh tế
tăng trưởng và tránh khỏi suy thoái.Đứng trước tình tình đó 6 tháng đầu năm
2009 Ngân hàng nhà nước đã có nhiều biện pháp liên quan đến việc chỉ đạo
các loại lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế.cụ thể:

Áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận đối với cho vay tiêu dùng nhằm
kích thích chi tiêu trong nền kinh tế. Ngày 23/1/2009, NHNN có thông tư số
01, hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay
các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành
và sử dụng thẻ tín dụng.

17
Từ tháng 2/2009 NHNN đã duy trì ổn định mức lãi suất hợp lý, từ đó
giảm mặt hàng lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt
Nam được điều chỉnh giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái cấp vốn
giảm từ 9,5%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7,5%/năm
xuống còn 5%/năm. Thực hiện hoán đổi ngoại tệ để giảm bớt căng thẳng
mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn vốn Việt Nam đồng và ngoại tệ;
đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá mua bán USD/VND của các NHNN từ +/-
3% lên +/-5% kể từ ngày 24/3/2009

Qua những biện pháp điều chỉnh, thị trường tiền tệ từng bước được
bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những
diễn biến không thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ
ngoại tệ. Mặt khác do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay
bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh
nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ,
dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên
căng thẳng dẫn tới áp lực tăng tỉ giá khiến nguy cơ giá cả nhập khẩu tăng
dẫn đến CPI tăng và lạm phát tăng,đồng thời cũng làm cho các doanh nghiệp

18
nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để thanh
toán.Trước tình hình đó,NHNN , áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm
lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và người dân như đẩy mạnh công
tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình
ngoại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy
động bằng ngoại tệ (lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không
quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá
3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức không
quá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009).

Trong giai đoạn cuối năm 2009 NHNN đã có sự thay đổi trong việc
quy định lãi suất cơ bản. Ngày 25/11/2009, NHNN công bố quyết định tăng
lãi suất cơ bản lên mức 8% năm, áp dụng từ ngày 1/12/2009. Đây là quyết
định khá bất ngờ, bởi trong 11 tháng liên tiếp duy trì lãi suất cơ bản ở mức
7%/năm, NHNN vẫn khẳng định sẽ giữ mức này tối thiểu đến hết năm 2009.
Với mức lãi suất cơ bản mới, trần lãi suất kinh doanh tại các ngân hàng
thương mại sẽ là 12%/năm, thay vì mức 10,5%/năm trước đó. NHNN cũng
tăng một loạt lãi suất tái cấp vốn (từ 7% lên 8%/năm) và lãi suất chiết khấu
(từ 5% lên 6%/năm). Các mức lãi suất mới này cũng sẽ có hiệu lực từ ngày
1/12, qua đó gián tiếp hạn chế tín dụng bằng cách tăng chi phí vốn của các
ngân hàng thương mại. Với trần lãi suất kinh doanh 12%/năm theo mức lãi
suất cơ bản mới, các ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn để “kéo” khách
hàng đến gửi tiền, tăng cơ hội giành nguồn vốn từ các kênh đầu tư khác như
vàng hay chứng khoán.

Với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong
năm 2009 là ổn định mặt bằng lãi suất, không gây xáo trộn thị trường, cùng
với quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản , NHNN có thêm chỉ đạo các ngân
hàng thương mại nhà nước không được nâng lãi suất huy động tiền gửi lên
mức 10,5%/năm. Vì vậy, các ngân hàng (kể cả khối ngân hàng cổ phần, vốn
dĩ đã chạy đua tăng lãi suất với kỳ vọng thu hút được vốn) đều cho biết, khó

19
có thể điều chỉnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên mức cao hơn so với thời gian
trước đó.

Với sự điều hành chỉ đạo của NHNN như vậy đã tạo nên sự thay đổi
trong việc huy động lãi suất của các NHTM trong năm 2009.

Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng
tăng nhẹ . Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới
của các NH, vốn không chỉ dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị
một nguồn vốn dồi dào trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ
đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Các điều chỉnh tăng vì thế được thực
hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3
của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao
nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều
chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ
hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất
7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm.

20
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt
nam đồng (VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ
vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức
trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3
lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở
khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là
2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là
7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ
hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là
7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng
tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Cụ thể, tại Ngân hàng An
Bình, mức lãi suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc
thang với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người gửi tiền
được hưởng lãi suất 9%/năm; 24 tháng: 9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60
tháng: 9,5%/năm. trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ
tăng nhẹ, ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất huy động VND
không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng:
7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối ngân hàng thương mại cổ
phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng
và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và
8,04%/năm.

Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và
đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam
(Maritime Bank) lãi suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36
tháng đã lên đến đỉnh 9,5%. Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển
nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi lãi suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh,
ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn
36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và 9,3%.

21
Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy
động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng
(10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày
12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%.

Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy
động VND với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1-
0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Lãi suất của
các ngân hàng đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.

Lãi suất năm 2009

12
10
8
Lãi suất

6
4
2
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Tháng

Nhìn vào biểu lãi suất cũng như tình hình biến động trong huy động
lãi suất của nhưng ngân hàng chủ đạo có thể thấy thực tế lãi suất huy động
tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản ánh sự căng thẳng nguồn vốn của các
ngân hàng.

Nhận xét: Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, chính
phủ phải bảo vệ lượng tiền cung ứng tăng thêm cộng với sự tác động của
việc nới lỏng chính sách “ tài khóa ‘ và “ tiền tệ “ đã khiến các ngân hàng
phải bước vào cuộc đua tranh lãi suất để huy động vốn.

III. Đánh giá hiệu quả đạt được và bài học rút ra.

22
1.Điểm tích cực, mặt hạn chế của chính sách điều hành lãi suất của
NHNN

A. Những điểm tích cực trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN

Trong năm 2008, chính sách tiền tệ của NHNN đã tỏ ra đi đúng


hướng. Lãi xuất đã được thay đổi linh hoạt và kịp thời. Lãi suất của dự trữ
bắt buộc cũng được thay đổi linh hoạt. Tính thanh khoản của thị trường cũng
được tăng lên thông qua việc ngân hàng mua trái phiếu phát hành trong
tháng 3 của các tổ chức tài chính. Vã rõ ràng chính sách điều hành lãi suất
đã kiềm chế lạm phát một cách thành công.

Trong năm 2009, mục tiêu chính của việc điều chỉnh chính sách lãi
suất của NHNN là nhằm tạo ra cú hích đến các doanh nghiệp để phục hồi
nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bới suy thoái kinh tế thế giới thông qua các
ngân hàng thương mại và thực tế đã đạt được hiệu quả. Tính đến giữa tháng
12/2009 cả nước đã có tổng dư nợ hỗ trợ lãi suất hơn 445 nghìn tỷ đồng,
trong đó DNNN được thụ hưởng gần 60 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, môt
nội dung quan trọng là chính sách tỷ giá đã được NHNN triển khai tốt, phù
hợp với diễn biến của thị trường theo hướng nới lỏng thận trọng, tạo điều
kiện cho việc mở rộng hoạt động tín dụng hiệu quả.

B.Bên cạnh đó chính sách lãi suất của NHNN còn có những mặt hạn chế.

Trong giai đoạn đầu năm 2008, khi điều hành lãi suất theo chính sách
tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
( Chiếm số lượng khá lớn trong nền kinh tế ). Đó là cái giá phải trả trong
ngắn hạn để ngăn chặn đà lạm phát.

Ngoài ra để điều hành chính sách lãi suất một cách hiệu quả, NHNN
cần phải có một thị trường tiền tệ họat động đầy đủ. Nhưng thị trường tiền tệ

23
Việt Nam chưa phát triển tốt và NHNN chưa thể điều hành chính sách lãi
suất một cách linh hoạt trên thị trường.

Chính sách lãi suất của NHNN luôn có một độ trễ nhất định, chính vì
vậy có lúc chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

2.Bài học kinh nghiệm.

Do vẫn tồn tại nhưng mặt tiêu cực trong việc thi hành chính sách lãi
suất của NHNN nền một bài học cũng cần rút ra cho thực thi chính sách lãi
suất, đó là do chưa lường trước được phản ứng của thị trường, nên các biện
pháp của chính sách lãi suất phần nào gây cú sốc thị trường, làm cho các
NHTM có sự chao đảo nhất định trong kinh doanh. NHNN cần rút được
kinh nghiêm trong việc nghiên cứu, nằm bắt chính xác mức độ phản ứng của
thị trường trước những thay đổi chính sách để có liều lượng chính sách thích
hợp hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong điều hành, cũng như chủ động
hơn trong các quyết sách để trở thành người cầm lái vững chắc trên thị
trường tiền tệ.

24

You might also like