You are on page 1of 138

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ VIỆC QUẢN LÝ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO


THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

PGS.TS. Ngô Doãn Đãi


Trung tâm ĐBCL&NCPTGD - Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Phương pháp học tập của sinh viên phụ thuộc vào phương pháp giảng
dạy của giảng viên
Nhiều giảng viên thường nói với sinh viên: “Học đại học là tự học”.
Nhưng sinh viên tự học như thế nào thì thầy không hướng dẫn họ, hoặc nếu
quan tâm thì cũng chỉ đưa ra những lời khuyên chung chung như chuẩn bị bài
ở nhà như thế nào, ghi chép bài giảng ra sao, cách tìm và ghi chép tài liệu
tham khảo, cách ghi nhớ tài liệu, cách sắp xếp trật tự các môn học ở nhà, cách
bố trí hoạt động tự học với các hoạt động lao động, nghỉ ngơi, giả trí khác v.v.
Đã có những nhà giáo tâm huyết biên soạn những lời khuyên trên đây, phổ
biến trên báo chí hoặc trình bày trước sinh viên trong các buổi sinh hoạt ngoại
khoá. Chúng tôi muốn đặt vấn đề theo hướng khác: quản lý phương pháp học
tập của sinh viên trong quá trình lên lớp tại giờ học chính khoá của thầy.
1.1. Phương pháp học tập của sinh viên phụ thuộc vào quan điểm của
người thầy đối với người học như những đối tượng đào tạo
- Nếu người thầy chỉ chú ý tới sinh viên như khách thể của hoạt động
giảng dạy, là đối tượng để “rót” kiến thức, thì người thầy sẽ chỉ dùng các
phương pháp thông báo, miêu tả, giải thích và đương nhiên sinh viên sẽ áp
dụng các phương pháp học tập thụ động: nghe giảng, ghi chép, làm đề cương
tóm tắt bài giảng, học thuộc lòng những điều thầy giảng v.v.
- Nếu người thầy chỉ chú ý tới sinh viên như chủ thể của hoạt động học
tập và “thả”họ thì việc học tập của họ sẽ mang tính tự phát, thiếu sự hướng
dẫn. Những sinh viên có hứng thú và có mục đich xác định thì tự họ sẽ tìm ra
cách học. Nhưng vì là hoạt động tự phát nên việc học tập của những sinh viên
này có thể bị lệch hướng, thiếu tính hệ thống trong việc thu thập kiến thức.
Với những sinh viên không có hứng thú và chưa có mục đích xác định thì
may lắm các “chủ thể” này cũng chỉ nhận được những gì mà thầy “rót” cho.
- Nếu người thầy coi sinh viên vừa là chủ thể của hoạt động học tập,
vừa là khách thể của hoạt động giảng dạy thì phương pháp học tập của sinh
viên sẽ rất đa dạng. Hoạt động học tập sẽ do sinh viên chủ động thực hiện với

1
sự hướng dẫn của thầy. Sinh viên vừa tiếp thu kiến thức của thầy, vừa tự tìm
kiếm kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy bằng nhiều cách khác nhau.
1.2. Phương pháp học tập của sinh viên phụ thuộc vào mục tiêu giảng
dạy mà người thầy đặt ra
Cách đây gần nửa thế kỷ người ta đã chia ra 3 loại mục tiêu dạy - học
là: cung cấp nhận thức (cognitive), tác động thái độ (affective) và hình thành
kỹ năng (psychomotor). Nhưng trong các trường đại học của ta hiện nay
thường ta chỉ mới chú ý tới mục tiêu nhận thức. Ngay trong mục tiêu này, vốn
có 6 bậc là “biết” (knowledge), “hiểu” (comprehension), “áp dụng”
(application), “phân tích” (analysis), “tổng hợp” (synthesis) và “đánh giá”
(evaluation), thì ta cũng chỉ mới chú ý và cố gắng đạt những mục tiêu nhận
thức bậc thấp là “biết” và “hiểu”. Khi chúng ta chỉ hướng tới các mục tiêu
nhận thức bậc thấp thì đương nhiên sinh viên cũng chỉ hướng tới những mục
tiêu đó: làm sao ghi chép và nhớ được đầy đủ nhất nội dung bài giảng của
thầy.
1.3. Trong khi chúng ta mới chỉ chú ý đến các mục tiêu nhận thức bậc
thấp thì trên thế giới người ta đã và đang chú ý tới các năng lực.
Trong bản “Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học cho thế kỷ 21: tầm
nhìn và hành động” được thông qua tại Hội nghị thế giới về giáo dục đại học
họp tại Paris từ 5 đến 9/10/1998 có đoạn: “Những cách tiếp cận sư phạm và
phương pháp dạy học mới nên được tiếp nhận và khuyến khích để tạo điều
kiện đạt được các kỹ năng, trình độ và khả năng giao tiếp,năng lực phân tích
sáng tạo và phê phán, tư duy độc lập và làm việc đồng đội trong bối cảnh đa
văn hoá ...”[1/42]. Hội đồng giáo dục Australia và Bộ Giáo dục – Đào tạo -
Việc làm của Australia [2/165] thì yêu cầu đào tạo đại học phải đạt được 7
năng lực then chốt là:
- Năng lực thu thập, phân tích và tổ chức thông tin,
- Năng lực truyền bá những ý tưởng và thông tin,
- Năng lực kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động,
- Năng lực làm việc với người khác và trong đồng đội,
- Năng lực sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực sử dụng công nghệ.
1.4. Có thể thấy rõ việc quan tâm đến năng lực thông qua cách tuyển
sinh sau đại học ở Mỹ trong các kỳ thi GRE (Graduate Record Examination),
hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test) do một trung tâm dịch
vụ trắc nghiệm tổ chức.

2
GRE là một trắc nghiệm kéo dài 3 tiếng rưỡi, kiểm tra các năng lực mà
thí sinh có được qua một thời kỳ học tập lâu dài và không liên quan đến một
lĩnh vực kiến thức cụ thể nào. Trắc nghiệm có 3 phần:
- Kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (V – verbal): 30 phút, 30 câu hỏi,
- Kỹ năng định lượng, thực chất là các kỹ năng toán học (Q –
quantitative): 45 phút – 28 câu hỏi,
- Kỹ năng phân tích (A – analitical): 60phút, 35 câu hỏi.
Trắc nghiệm kỹ năng diễn đạt bằng lời nói kiểm tra năng lực của thí
sinh trong việc phân tích và đánh giá tài liệu mà thí sinh được đọc và năng lực
tổng hợp thông tin từ các tài liệu đó, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận
của một câu, nhận biết các mối quan hệ giữa từ và khái niệm.
Trắc nghiệm định lượng kiểm tra các kỹ năng toán học cơ bản của thí
sinh cũng như năng lực của thí sinh trong việc lập luận hoặc giải quyết các
vấn đề liên quan đến mặt định lượng.
Trắc nghiệm phân tích kiểm tra năng lực của thí sinh kết nối được
những ý tưởng phức tạp một cách rõ ràng và hiệu quả, kiểm tra những nhận
định và các minh chứng kèm theo, ủng hộ các ý tưởng với những lập luận và
thí dụ thích hợp, duy trì một cuộc thảo luận tập trung và mạch lạc, làm chủ
được các yếu tố trong văn viết tiếng Anh chuẩn.
Vì thí sinh có các sở thích, nền kiến thức và các kỹ năng khác nhau,
phần kiểm tra kỹ năng diễn đạt bằng lời nói có các câu hỏi thuộc các lĩnh vực
hoạt động rất đa dạng, từ các hoạt động trong cuộc sôngs hang ngày đến các
phạm trù học thuật rộng rãi như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân
văn. Nội dung phần kiểm tra định lượng có số học, đại số, hình học và phân
tích dữ liệu. Các lĩnh vực này thường đuợc học từ trường trung học phổ
thông. Các câu hỏi ở phần phân tích kiểm tra các kỹ năng lập luận phát triển ở
hầu hết các lĩnh vực học tập.
Thuộc về kỳ thi GRE còn có phần đánh giá khả năng viết (writing
assessment). Môn thi này gồm 2 phần:một phần viết 45 phút với nội dung
“trình bày suy nghĩ của bạn về một vấn đề” và một phần viết khác với nội
dung “phân tích một luận điểm”. Phần”vấn đề” trình bày ý kiến về một vấn đề
mà mọi người quan tâm theo một hướng mà thí sinh muốn với những lập luận
và thí dụ giải thích và minh hoạ cho các quan điểm của thí sinh. Phần “luận
điểm: đòi hỏi thí sinh phải phê phán một luận điểm bằng những nhận xét của
mình xem luận điểm đó được trình bày như thế nào, có thuyết phục không.
Thí sinh cần xem xét tính lô - gích của luận điểm hơn là bày tỏ sự đồng ý hay
không đồng ý với quan điểm được trình bày.

3
GMAT là một kỳ thi có cấu trúc và yêu cầu tương tự như GRE, dành
cho thí sinh muốn thi vào học các chương trình quản trị kinh doanh hoặc hành
chính công .
1.5. Quan điểm của người thầy về người học và mục tiêu giảng dạy là
những yếu tố quyết định phương pháp giảng dạy của người thầy.
Qua những điều trình bày ở trên chúng ta thấy phương pháp học của trò
gắn chặt với phương pháp dạy của thầy. Không phải ngẫu nhiên nếu chúng ta
tìm tư liệu về “phương pháp học tâp” (learning methods) trên Internet, ta có
thể thấy ngay mục “Các phương pháp và chiến lược giảng dạy và học tập”
(Teaching and Learning Methods and Strategies), đồng thời chúng ta cũng
thấy rằng nhiều phương pháp dạy và học mang tên trùng nhau:
- Phương pháp học tập/dạy học dựa trên vấn đề (Problem-based
Learning/Teaching),
- Phương pháp học tập/dạy học tích cực (Active/Engaged
Learning/Teaching),
- Phương pháp học tập/dạy học dựa trên sự khám phá (Discovery-based
Learning/Teaching),
- Phương pháp học tập/dạy học theo kiểu “cộng tác” (Collaborative
Learning/Teaching),
- Phương pháp học tập/dạy học theo kiểu “hợp tác” (Cooperative
Learning/Teaching).
Hai phương pháp sau được các trường đại học các nước phát triển sử
dụng một cách phổ biến. Chúng chỉ khác nhau về tên gọi. Thực chất của cả
hai phương pháp là học/dạy sinh viên học trong các nhóm nhỏ.
2.Quản lý việc học tập của sinh viên
Cần nghĩ đến công tác quản lý học tập của sinh viên thông qua học chế,
quy chế đào tạo và chính công việc lên lớp của người thầy.
2.1. Học chế tín chỉ góp phần quản lý việc học tập của sinh viên rất tốt
vì các lý do sau:
- Đó là cách tổ chức và đo lường lao động của sinh viên cả trong lớp
học và ngoài lớp học. Một tín chỉ đòi hỏi sinh viên học tập 3 giờ trong 1 tuần
của 1 học kỳ 15 tuần, trong đó có 1 giờ học trong lớp với thầy và 2 giờ tự học
(ở nhà, trong thư viện, trong phòng thí nghiệm v.v.). Người thầy lượng định
và giao nhiệm vụ sao cho sinh viên phải chuẩn bị, tự học bên ngoài lớp học 2
giờ để chuẩn bị cho 1 giờ học trên lớp. Vì vậy, chương trình cử nhân của các
nước thường chỉ từ 120 đến 130 tín chỉ, nhưng thưch chất sinh viên các nước
làm việc nhiều hơn sinh viên ta rất nhiều, trong khi chương trình đào tạo của
ta có tới 210 đơn vị học trình.

4
- Khi thực hiện học chế tín chỉ, các trường đại học các nước xây dựng
và tổ chức dạy một số lượng lớn các môn học mà sinh viên có thể lựa chọn
một số lượng nhất định trong số các môn học ấy sao cho vừa đạt yêu cầu tích
luỹ kiến thức cho một ngành học mà nhà trường quy định, vừa phù hợp với sở
thích,năng lực, hoàn cảnh thời gian, điều kiện kinh tế của mình. Như vậy mỗi
sinh viên có một kế hoạch học tập riêng. Sinh viên được học theo chương
trình do chính họ lựa chọn nên họ học tập một cách hứng thú, chuẩn bị cho
ngày mai lập nghiệp mà không cần ai làm công tác tư tưởng, đôn đốc, động
viên.
2.2. Một công cụ quan trọng để quản lý việc học tập của sinh viên là
bản đề cương môn học (syllabus) của thầy.
Trong bản đề cương này có các thông tin quan trọng: yêu cầu mục đích
của môn học; ngày, giờ, địa điểm lên lớp và đề tài của từng buổi học; tên giáo
trình và các tài liệu tham khảo cần đọc trước mỗi buổi lên lớp (ghi cả thứ tự
số trang). Đề cương môn học cũng thông báo thời gian làm bài kiểm tra, thời
gian làm và thời hạn nộp các bài tập lớn về nhà (asignment), thời gian thi giữa
kỳ, thời gian thi hết môn và cách đánh giá kết quả môn học. Vì trong đề
cương môn học đã ghi rõ phần giáo trình và tài liệu tham khảo mà sinh viên
phải đọc trước khi lên lớp nên trong lớp thầy sẽ không giảng như sách mà chỉ
tập trung vào một số vấn đề, yêu cầu sinh viên giới thiệu, bình luận, thảo luận
về các tài liệu đó nên sinh viên bắt buộc phải nghiên cứu trước ở nhà.
Như vậy, thầy vẫn ngồi ở nhà, nhà trường không cần cử người đi kiểm
tra nề nếp học tập của sinh viên trong ký túc xá mà vẫn quản lý được việc học
ở nhà của sinh viên.
2.3. Một biện pháp hiệu quả nữa để quản lý việc học tập của sinh viên
là việc đánh giá thường xuyên trong quá trình đào tạo và thay đổi nội dung
thi, kiểm tra.
Trong các trường đại học của ta việc đánh giá chủ yếu dựa vào kỳ thi
kết thúc môn học. Nội dung đề thi lại chủ yếu là kiểm tra các năng lực nhận
thức bậc thấp thông qua trí nhớ của sinh viên. Chính các kiểm tra và nội dung
kiểm tra như vậy đã không buộc sinh viên chú ý học tập thường xuyên. Nhiều
sinh viên chỉ đối phó với kỳ thi hết môn bằng cách photocopy thu nhỏ tài liệu
ghi chép của bạn mà họ mượn hoặc giáo trình tài liệu và gian lận giở các tài
liệu đó trong lúc làm bài thi.
Để chấm dứt tình trạng trên chúng ta cần không chỉ tổ chức các hình
thức đánh giá kết thúc (summative evaluation) mà còn phải lưu tâm tổ chức
các hình thức đánh giá định hình hay đánh giá quá trình (formative
evaluation) là các hình thức đánh giá liên tục trong quá trình giảng dạy. Có
thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau trong đánh giá quá trình mà

5
giáo dục đại học quốc tế đã có những thuật ngữ riêng như quiz (kiểm tra
ngắn), pop quiz (kiểm tra không báo trước), homwork assignment (bài tập
làm ở nhà), midterm examination (thi giữa kỳ), reaearch paper (báo cáo khoa
học). Nội dung kiểm tra nên chú ý các bâch nhận thức cao là “áp dụng”,
“phân tích”, “tổng hợp”và “đánh giá”. Với yêu cầu này sinh viên sẽ chú ý
nghiên cứu, tư duy trong quá trình học và tình trạng gian lận trong kỳ thi sẽ
chấm dứt vì khi đó thầy có thể cho sinh viên sử dụng tài liệu trong khi thi.
2.4. Các đánh giá kết quả môn học cũng góp phần quản lý việc học tập
của sinh viên
Ở các nước người ta không chỉ dựa vào điểm thi kết húc môn học.
Điểm đánh giá ấy bao gồm cả việc sinh viên tham dự các buổi học như thế
nào, có đều đặn không; thái độ học tập trên lớp (có tập trung theo dõi bài
giảng hay không, có tích cực tham gia thảo luận hay không), kết quả các kỳ
kiểm tra, các bài tập lớn làm ở nhà, kết quả kf thi giữa kỳ v.v. Thông thường
người ta quy định điểm thi hết môn có giá trị không quá 50% trong điểm đánh
giá kết quả môn học [3/122]. Cách đánh giá như vậy buộc sinh viên cố gắng
liên tục trong các hoạt động cụ thể hàng ngày chứ không chỉ dồn sức vào kỳ
thi cuối cùng.
3. Một số ý tóm tắt và suy nghĩ liên quan
1) Không nên quản lý việc học tập của sinh viên bằng các biện pháp
kiểm tra hành chính hoặc công tác tư tưởng. Nên quản lý bằng học chế tín
chỉ, quy chế học tập và những yêu cầu cụ thể của người thầy trong quá trình
dạy - học thông qua bản đề cương môn học.
2) Nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển, tổ chức trao
đổi rộng rãi trong đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy để có những nhận
thức mới, từ đó có những ý tưởng mới. Công việc này nên làm với đội ngũ
cán bộ quản lý trước khi làm với đội ngũ giảng viên.
3) Khi áp dụng kinh nghiệm của các nước cần tránh suy nghĩ máy móc
mà phải sáng tạo, tìm ra những gíải pháp phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
---------------------------------
Tài liệu trích dẫn:
1) Hội nghị thế giới về GDĐH trong thế kỷ 21: tầm nhìn và hành động; Paris,
5-9/10/1998; Bộ GD&ĐT, Hà Nội, 2000;
2) Vũ Văn Tảo; Vài nét về xu thế đổi mới PPGD và HT đại học trên thế giới.
Trong cuốn “Giáo dục học đại học”, Q.1; Bô GD&ĐT, Hà Nội, 1997;
3)Gregory A. Barnes; The American University – A World Guide; ISI Press,
Philadenphia, 1984.

6
QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Trần Ngọc Lợi


Hiệu trưởng trường CĐ Công nghiệp Nam Định

Ngày 30 tháng 7 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết
định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi
và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.
Năm 2005, Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ đạo các trường Cao đẳng, Đại học
chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Đây được coi là một
"cuộc cách mạng" thay đổi "công nghệ đào tạo" tiên tiến. Ngày 15 tháng 8
năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 43/2007/QĐ-
BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ” nhằm chỉ đạo các trường Cao đẳng, Đại học
chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là 1
trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn
2006-2020 tại Việt Nam.
1. Ưu điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ
Khác với đào tạo niên chế (đang áp dụng rộng rãi hiện nay), đào tạo tín
chỉ là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp
dụng, không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng
kiến thức định sẵn, khi nào tích lũy xong thì ra trường. Đây là một quy trình
đào tạo mềm dẻo, lấy người học làm trung tâm. Người học có quyền lựa
chọn: Học cái gì? Học lúc nào? Học ở đâu? Học ai? Nét đặc trưng của hệ
thống tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Do đó, lớp học
được tổ chức theo từng học phần; đầu mỗi học kỳ, SV được đăng ký các môn
học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định
chung nhằm đạt được kiến thức theo một ngành chuyên môn chính nào đó. Sự
lựa chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành
nếu họ thích. Kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ
không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản
trở quá trình học tiếp tục.
Chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo cho sinh viên tính chủ động cao
trong việc lựa chọn kiến thức để trang bị cho bản thân và lựa chọn tiến trình
học phù hợp với năng lực của mình. Tùy điều kiện của mỗi người, người học
có thể học nhanh hơn hay muộn hơn so với tiến độ bình thường, người học
được chủ động về mặt thời gian, nếu học tốt, có thể rút ngắn thời gian học;

7
cũng có thể vừa học, vừa làm, hoặc nghỉ học vài năm, sau đó, quay lại học
tiếp. Người học có thể thay đổi chuyên ngành học ngay giữa tiến trình học tập
mà không phải học lại từ đầu. Học chế tín chỉ còn tạo ra một "ngôn ngữ
chung" giữa các trường Đại học, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SV giữa
các trường trong nước và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trình
đào tạo liên kết.
Vì đào tạo tín chỉ không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận
tốt nghiệp nên nó sẽ giải quyết được tình trạng sao chép, copy luận văn.
Ngoài ra, mô hình này còn tuyển sinh theo học kỳ, sẽ không gây quá tải do
việc tuyển sinh ồ ạt cùng lúc như đào tạo niên chế hiện nayở nước ta.
Căn cứ vào chương trình chung được xây dựng với quy định số tín chỉ
tối thiểu cần đạt được, SV có thể ghi danh đăng ký một lịch học phù hợp với
mình. SV không phải thi cuối năm, thi tốt nghiệp hay làm luận văn tốt nghiệp,
chỉ cần hoàn thành số tín chỉ cần thiết của chương trình trong một thời gian
thuận lợi nhất cho mình. Sự lựa chọn “mở” này tạo điều kiện cho SV phát huy
được năng lực cá nhân, phù hợp với nhu cầu và sở nguyện.
Về hiệu quả đào tạo, tích lũy tín chỉ giúp người học chuyển đổi ngành
học, chuyển đổi hình thức đào tạo khi có nhu cầu hoặc có thể kết hợp học để
lấy bằng hai, ba chuyên ngành khác nhau một cách rất thuận lợi.
Hiệu quả tiết kiệm có thể thấy rõ nhất: tùy theo năng lực, nhu cầu và
hoàn cảnh, SV có thể rút ngắn thời gian đào tạo một năm hoặc kéo dài tối đa
hai năm (đối với chương trình ĐH 4-5 năm) và ba năm (đối với chương trình
ĐH sáu năm) so với thời gian đào tạo qui định chung. Một trong những
nguyên tắc quan trọng của đào tạo tín chỉ là đào tạo theo trình độ thực tế của
người học. Cụ thể là căn cứ trình độ để xếp lớp nên có ưu điểm: người học đã
đạt đến trình độ nào được công nhận đến trình độ ấy, không phải học từ đầu,
tránh được tình trạng cào bằng.
2. Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ
Theo TS Lê Viết Khuyến, Phó Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH - Bộ GD-
ĐT, triết lý của hệ thống tín chỉ là tôn trọng người học, xem người học là
trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo để đại
học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực. Vì
thế hệ thống tín chỉ có những đặc điểm sau:
1. Đòi hỏi SV phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (đơn vị: tín
chỉ)
2. Kiến thức cấu trúc thành các mô đun (học phần)
3. Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp
năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ.

8
4. Chương trình đào tạo mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc còn
có các học phần tự chọn => cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh
ngành nghề đào tạo
5. Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ.
6. Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm
7. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15
tuần), 3 thọc kỳ (15 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần)
8. Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần
9. Có hệ thống cố vấn học tập
10. Có thể tuyển sinh theo học kỳ
11. Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
đối với các chương trình đại học và cao đẳng
12. Chỉ có 1 văn bằng chính quy với 2 loại hình tập trung và không tập
trung.
3. Quản lý sinh viên
a .Quản lý đầu vào
Để tạo điều kiện thuận lợi cho học chế tín chỉ hoạt động, cơ sở đào tạo
phải được chủ động trong tuyển sinh, tuyển sinh theo từng học kỳ để các môn
học có điều kiện được tổ chức liên tục. Hiện nay, các trường vẫn phải áp dụng
hình thức tuyển sinh theo niên chế. Bộ GD-ĐT vẫn khẳng định, nếu áp dụng
theo học chế tín chỉ thì các trường sẽ được tổ chức tuyển sinh theo từng học
kỳ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào cho phép các
trường làm như vậy.
Nếu tuyển sinh theo từng học kỳ thì sẽ có những học sinh phổ thông bị
lỗi nhịp nếu như mùa tuyển sinh không vào đúng mùa thi tốt nghiệp, vậy các
trường đại học, cao đẳng có cho phép các em đăng ký học một số tín chỉ trước
khi thi tốt nghiệp PTTH hay không, nếu có thì cần phải có điều kiện gì?
Việc lựa chọn, đăng ký các học phần khi vào được các trường đại học,
cao đẳng cũng là việc làm hết sức khó khăn đối với các em, mặc dù trong mỗi
học phần đều có ghi các điều kiện tiên quyết (ví dụ học phần này phải học sau
khi đã có kiến thức của học phần nào...). Nhưng làm thế nào để các em có thể
nắm được một cách tổng quan kế hoạch đào tạo của các trường khác nhau
trước khi đăng ký tuyển sinh.
Vấn đề tuyển sinh theo học chế tín chỉ hiện nay đang được ghép vào
tuyển sinh theo niên chế, sau này khi bãi bỏ kỳ thi vào đại học thì chất lượng
đào tạo sẽ đi đến đâu. Nếu bãi bỏ kỳ thi vào đại học sẽ xảy ra tình trạng quá
tải ở một số trường và hiện tượng không tuyển sinh được ở một số trường sẽ
xảy ra (chưa chắc là do chất lượng đào tạo, mà theo tôi có thể là do xu hướng,

9
trào lưu trong xã hội). Nếu bãi bỏ kỳ thi tuyển sinh vào đại học thì ai cũng
đăng ký học ở những hệ cao hơn, lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng thừa thầy, thiếu
thợ, sẽ thiếu hẳn những người thợ có tay nghề cao trong khi nền công nghiệp
ở nước ta chưa sử dụng nhiều trang thiết bị tự động.
Theo tôi, để đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng
như các nước tiên tiến trên thế giới, điều cần làm trước hết là phải giáo dục
định hướng, phân cấp, phân luồng từ các cấp học thấp hơn để lựa chọn học
sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức vào học ở những bậc học cao hơn,
vì đó là những con người sẽ giữ vai trò chủ đạo trong xã hội sau này.
b. Quản lý sinh viên trong quá trình học tập và tốt nghiệp
Đào tạo tín chỉ theo phương pháp sư phạm tích cực, đòi hỏi sinh viên
phải tự học tập, nghiên cứu nhiều hơn; sinh viên chỉ có 30% thời gian lên lớp,
còn lại là tự học. Việc thường xuyên có mặt tại lớp không phải là một nghĩa
vụ của sinh viên, do đó việc điểm danh sinh viên mỗi buổi học là không cần
thiết. Song thực tế cho thấy hiện nay, nhiều sinh viên chưa có ý thức cao
trong việc học tập, còn mang tư tưởng dựa dẫm vào người khác. Quy chế của
Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay quy định đối với sinh viên nghỉ quá 20% số
tiết/học phần thì không được dự thi kết thúc học phần là có hàm ý quản lý
sinh viên trong giờ học tập. Khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, 2/3
thời gian được thả nổi thì sinh viên sẽ làm gì với ý thức chưa tự giác như hiện
nay, liệu sinh viên có nghiêm túc tự học hay không, trong khi thư viện, phòng
thí nghiệm, tài liệu tự học… đang có nhiều khó khăn? Một đơn vị tín chỉ được
tính bằng 15 tiết lên lớp và 30 tiết chuẩn bị cá nhân. Trong khi đó, cả thầy và
trò đều quen với việc giảng dạy và học tập một chiều - thầy giảng trò ghi, tất
cả ở trên giảng đường. Hơn nữa thầy chưa quen thiết kế những chương trình
ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. Sinh viên chưa có thói quen coi những giờ tự
học, những buổi chuẩn bị là một phần của môn học. Giáo trình áp dụng cho
học chế tín chỉ vẫn là những giáo trình cũ của chương trình niên chế. Sinh
viên có tới 30 tiết chuẩn bị cá nhân, nếu có thắc mắc gì họ sẽ gặp thầy ở đâu,
trong hay ngoài giờ hành chính, văn phòng làm việc hay ở nhà riêng... Hiện
nay đội ngũ giảng viên nước ta đều làm việc chung trong một văn phòng là tổ
bộ môn hoặc khoa với diện tích và trang thiết bị rất khiêm tốn, mỗi giảng viên
phải giải đáp thắc mắc cho khoảng 50 sinh viên thì họ sẽ sắp xếp thời gian thế
nào để vừa phù hợp với thầy, vừa phù hợp với trò... Vậy chúng ta có thể cấp
cho mỗi giảng viên một phòng làm việc?
Việc quản lý sinh viên rất khó khăn, theo tôi khó có thể quản lý được
sinh viên trong giờ tự học, chỉ có thể quản lý được trong giờ lên lớp mà thôi.
Muốn biết sinh viên có tự học, tự nghiên cứu hay không, chúng ta không thể
kiểm tra, theo dõi vì thứ nhất không có người và không có thời gian để làm
việc đó, thứ hai những sinh viên học theo học chế tín chỉ có thể ngoài việc

10
học tập họ còn phải đi làm, học vào lúc nào là do việc sắp sếp thời gian biểu
của họ. Để trả lời được câu hỏi trên chỉ có một cách duy nhất là thông qua kết
quả thi, muốn vậy việc coi thi và chấm thi phải thật chặt chẽ, khách quan và
công bằng. Phương thức đánh giá của ĐTTC được cho là rất chặt chẽ bằng
cách đánh giá trong cả quá trình học, chứ không phải bằng một kỳ thi kết thúc
học kỳ (hay học phần) nên đảm bảo chính xác hơn, theo tôi chưa hẳn, đào tạo
theo niên chế hiện nay cũng vẫn được đánh giá trong cả quá trình học, chứ
không phải bằng một kỳ thi kết thúc học kỳ (hay học phần). Cái quan trọng
nhất ở đây không chỉ là cách đánh giá cho điểm mà cả ở công tác tổ chức thi
nữa.
Sự quy đổi không ngang bằng từ các điểm số thang 10 sang thang điểm
chữ (A,B,C,D,F) sẽ làm cho số SV được xếp loại khá và giỏi rất cao nhưng
không thực chất. Việc chuyển đổi và công nhận những học phần từ điểm 4 trở
lên đã được coi là đạt yêu cầu là điều cần phải cân nhắc kĩ lưỡng (hoặc là phải
thay đổi quan niệm, thay đổi cách thức cho điểm của thầy hoặc là phải sửa đổi
quy chế đào tạo), trong khi đối với hệ 10 điểm thì điểm 5 mới được coi là đạt
yêu cầu. Đây là điều cần phải được xem xét khi quy đổi từ điểm số (hệ 10)
sang điểm chữ trong Quy chế.
Việc đánh giá kết quả học tập là theo quá trình, điểm kiểm tra học trình
có tỉ trọng nhất định trong kết quả cuối cùng, thế nhưng do những sơ hở trong
tổ chức thực hiện, do việc đánh giá của thầy và do số lượng SV trong một lớp
môn học được bố trí khá đông sẽ dẫn đến sự đánh giá thiếu chính xác.
Qua phân tích đặc điểm trên, và nhìn lại thực tế đội ngũ giáo dục trong
nước vừa qua, cho thấy đầu tiên là cả thầy và trò đều chưa thực sự sẵn sàng để
áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc xây dựng chương
trình học, áp dụng CNTT trong quản lý, huấn luyện cho nhân viên và giảng
viên về hệ tín chỉ, cố vấn cho sinh viên, sắp xếp thời khoá biểu chủ yếu vẫn
làm thủ công, lịch giảng dạy đôi khi còn chồng chéo hoặc thiếu giáo viên
giảng dạy...
Thiết nghĩ những việc trên nếu phải thay đổi thì sẽ tốn không ít thời
gian, công sức và tiền bạc.
Một vấn đề đáng lưu tâm là tính chủ động của sinh viên rất thấp. Họ
không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin của nhà trường. Vì
vậy, nhiều sinh viên không biết trường sẽ tổ chức những môn học nào, kế
hoạch học tập ra sao...
Về quản lý học sinh, đào tạo tín chỉ không có giáo viên chủ nhiệm, thay
vào đó là cố vấn học tập. Cố vấn học tập phải là người am hiểu quá trình đào
tạo, giúp đỡ sinh viên trong suốt quá trình học tập ở trường, đăng ký học,
chọn môn học, mỗi cố vấn chỉ phụ trách 15 - 20 sinh viên. Khi chuyển sang

11
đào tạo theo hệ tín chỉ, số lượng công việc liên quan đến thông tin về sinh
viên tăng lên một cách đáng kể. Nếu căn cứ vào định mức trên thì số lượng cố
vấn học tập sẽ rất lớn, cộng với đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý sinh
viên... thì bộ máy sẽ quá cồng kềnh, nếu một người kiêm nhiều nhiệm vụ thì
không có tính chuyên môn hoá, chất lượng công việc sẽ giảm đi.
Đào tạo tín chỉ không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp mà sinh viên có thể đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc
phải học và thi một số học phần chuyên môn tương đương với một đồ án.
Trường hợp làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp, trường chỉ tổ chức chấm đồ
án chứ không tổ chức bảo vệ, vây ai có thể chắc rằng không có hiện tượng sao
chép, copy luận văn trong khi chợ luận văn, chợ đồ án nhan nhản ở cổng
trường đại học và phục vụ 24/24 giờ. Để quản lý tốt đầu ra của sinh viên cũng
nên có nhiều hình thức tổ chức như thi tốt nghiệp, bảo vệ luận văn, phát minh
sáng chế hay một ý tưởng trong tương lai... như thế mới phát huy được tính
chủ động, sáng tạo và tích cực của sinh viên trong cả quá trình và có thể nó
còn ứng dụng nhiều cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.
4. Những việc cần làm khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ
a. Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình
Cùng với việc hoàn thiện mục tiêu, chuyển đổi học chế, phát triển quy
mô đào tạo, trường phải hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo các ngành
theo chủ trương “mềm hóa” và xây dựng chương trình khung các ngành đào
tạo đại học theo chủ trương của Bộ. Ngoài việc tuân thủ khung chương trình
và phần “cứng” gồm một số học phần bắt buộc chung của Bộ thì phải sắp xếp,
điều chỉnh, xây dựng lại nội dung chương trình đào tạo sao cho đúng yêu cầu
ngành đào tạo, có lưu ý đến đặc thù của đối tượng đào tạo và địa bàn tuyển
sinh (nơi sẽ tiếp nhận và sử dụng sinh viên khi ra trường) đồng thời phải bám
sát và đảm bảo được mục tiêu đào tạo của Trường.
Việc chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ sẽ làm thay đổi nhiều về nội dung
chương trình. Hiện nay giảng viên quen soạn giảng theo học chế niên chế, tức
là một chương trình giảng dạy chi tiết đã được cải cách và thực hiện qua rất
nhiều năm học, khi đổi qua học chế tín chỉ phải soạn giảng lại tất cả để SV có
thể nhìn được đầy đủ các "hướng đi", có đủ dữ kiện để chọn lựa chính xác
những môn mình sẽ đăng ký học, việc biên soạn lại chương trình môn học là
cần thiết, nội dung không được cắt ngắn nhưng phải cân nhắc để phân chia
phần nào giảng trực tiếp, phần nào giao cho SV nghiên cứu... Trước hết
trường phải tiến hành rà soát, sắp xếp lại các chương trình đào tạo trên cơ sở
thực hiện quy định của Bộ về cấu trúc và khối lượng kiến thức dựa trên những
quan niệm mới phù hợp với sự chuyển đổi kinh tế xã hội của đất nước và học
chế tín chỉ đã là tiền đề cho việc liên thông đào tạo giữa các ngành học, tăng

12
tính chủ động, khả năng thích nghi, chuyển đổi của sinh viên trong quá trình
học tập và sau khi ra trường. Vì thế:
- Mỗi một môn học đều phải có tên môn học, mã, số TC, nội dung tóm
tắt và yêu cầu tiên quyết;
- Phải có quy định cụ thể về chương trình giáo dục kiến thức rộng và
danh sách những môn nằm trong chương trình này;
- Phải có quy định cụ thể về yêu cầu của các khoa, danh sách các chuyên
ngành của các khoa (tên và mã của từng chuyên ngành), và các yêu cầu cụ thể
của từng chuyên ngành (số TC cần phải học về chuyên ngành, danh sách của
các môn có thể lựa chọn, các hạn chế, một số lựa chọn mẫu để sinh viên tham
khảo,…).
Công việc xây dựng chương trình là một khối lượng công việc lớn và
phải huy động rộng rãi nhiều giảng viên tham gia. Từ việc tập hợp lại các
môn hiện nay đang dạy, cấp cho mỗi môn một mã hợp lý, viết một giới thiệu
tóm tắt cho từng môn, quy định yêu cầu tiên quyết, số TC,…, đến việc xây
dựng chương trình giáo dục kiến thức rộng, các chương trình của các khoa và
các chuyên ngành.
Cần biên soạn bộ đề cương chi tiết các học phần trong đó ghi đầy đủ nội
dung của học phần với các chương mục, mục đích, yêu cầu của môn học, hình
thức thi, cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giáo trình chính và các
tài liệu tham khảo… Các đề cương chi tiết học phần này được công bố cho
sinh viên vào đầu mỗi học kỳ, giúp cho sinh viên chủ động rất nhiều trong
việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị lên lớp, tự học và thi …;
Ngoài ra, cần phải thiết kế thêm một số môn học bổ sung để phục vụ cho
hệ tín chỉ, để cung cấp thêm cho các chương trình chuyên ngành và đặc biệt là
cho các chương trình giáo dục kiến thức rộng, để sinh viên thực sự được lựa
chọn, cho dù còn là một lựa chọn hạn chế.
Đi đôi với việc đổi mới chương trình, giáo trình là yêu cầu đổi mới cơ
bản phương pháp dạy - học. Chuyển từ hướng đào tạo tinh hoa sang hướng
đào tạo đại chúng đòi hỏi phương pháp dạy - học mới; từ chỗ người học là
người tiếp nhận kiến thức thụ động trong lớp học, theo quan niệm hiện nay,
người học được xem là trung tâm của hoạt động đào tạo; phương pháp giáo
dục đại học mới phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện
cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành…Với
quan niệm ấy, trong xây dựng nội dung chương trình giảng dạy cần chú ý xu
hướng giảm bớt tính hàn lâm và tăng kỹ năng thực hành (tăng số giờ thực
hành, thảo luận, xêmina, tự học của sinh viên hoặc tự nghiên cứu tài liệu…).
Điều này giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi
ra trường. Để có thể tiến tới việc giảm bớt giờ lên lớp lý thuyết và tăng giờ tự
học, tăng tính chủ động cho sinh viên, giúp sinh viên phát triển tư duy sáng

13
tạo trong học tập, lãnh đạo nhà trường và giáo viên cố gắng đầu tư để thay đổi
phương pháp giảng dạy, áp dụng các phần mềm dạy học, sử dụng các trang
thiết bị trong hiện đại trong giảng dạy (projector, overhead, video, các phương
tiện nghe nhìn…), tăng cường thảo luận, cung cấp đầy đủ giáo trình, đề cương
chi tiết môn học, giới thiệu tài liệu tham khảo để sinh viên có thể tự học ngoài
giờ lên lớp…
Phương pháp giảng dạy cần phải thay đổi vì đối với các SV từ phổ thông
mới lên, lâu nay được thầy cô "nắm tay chỉ việc" từng bước một, bây giờ phải
tự học tập, nghiên cứu, tự quyết định môn học nên cũng hết sức lúng túng và
gây ra không ít khó khăn cho người học và gia đình người học. Một giảng
viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy theo HCTC bày tỏ ý kiến: "HCTC
hướng đến sự thay đổi lớn phương cách, thói quen dạy - học của người dạy
lẫn người học. HCTC giảm khối lượng giờ giảng trên lớp, khuyến khích tự
học. Chuyển sang HCTC, giảng viên phải giảm thời lượng, thay đổi phương
pháp để khuyến khích tính chủ động của người học, rất khó khăn với đa số
giảng viên chỉ quen phương cách đọc - chép lâu nay. Ngoài ra, HCTC đòi hỏi
môi trường tự học với các phương tiện đa dạng hỗ trợ người học như giáo
trình tốt, website điện tử, lực lượng trả lời thắc mắc tại bộ môn..
Nhiều người nói rằng cách giảng dạy chú trọng tranh luận, lôi cuốn sinh
viên là ưu điểm của hệ tín chỉ là không đúng. Hệ nào cũng có ưu điểm và
nhược điểm riêng, phương pháp tranh luận, lôi cuốn sinh viên hay Thầy đọc
trò chép, thầy diễn thuyết trò nghe còn phụ thuộc vào đối tượng dạy học, phụ
thuộc vào từng môn học... chứ không phụ thuộc vào hệ đào tạo.

b. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất


Việc tăng cường cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo
theo học chế tín chỉ vì tổ chức lớp học của học chế tín chỉ là “lớp học phần”.
Tổ chức đào tạo theo niên chế thí lớp học là “lớp sinh viên” được tổ chức theo
từng khoa và khoá đào tạo, có tính tương đối ổn định để phục vụ công tác
quản lý sinh viên và để tổ chức, duy trì các sinh hoạt đoàn thể, phong trào thi
đua còn “lớp học phần” là lớp gồm các sinh viên đăng ký học cùng một học
phần trong một học kỳ để phục vụ cho việc tổ chức giảng dạy, xếp thời khoá
biểu, học và thi…
Thời khoá biểu của việc đào tạo theo học chế tín chỉ được xếp theo các
học phần, từ 7 giờ đến 21 giờ hàng ngày nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của
sinh viên đăng ký chọn lựa các học phần khác nhau. Thông qua các chương
trình mục tiêu và từ các nguồn vốn khác nhau (kinh phí Nhà nước, kinh phí từ
quỹ học phí, kinh phí các dự án…) nhà trường cần tăng cường mạnh khâu cơ
sở vật chất phục vụ yêu cầu dạy - học ngày một phát triển và đổi mới.

14
c. Áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý
Để quản lý học tập của sinh viên: CNTT nên đi trước 1 bước. Việc ứng
dụng những phát triển công nghệ thông tin được xem là một công cụ và động
lực quan trọng trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy -
học đại học, vai trò của công nghệ thông tin không thể thiếu trong việc đổi
mới hệ thống quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Vì vậy nhà trường cần xây
dựng một phần mềm gồm các lĩnh vực: tuyển sinh, quản lý sinh viên, chương
trình đào tạo, đăng ký học phần, thời khóa biểu, quản lý điểm, học bổng học
phí, khen thưởng kỷ luật… nhằm giúp trường quản lý sinh viên và quá trình
học tập của sinh viên một cách xuyên suốt từ lúc bắt đầu tuyển sinh cho đến
lúc ra trường.
Độ phức tạp của công việc sẽ tăng lên rất nhanh khi số lượng sinh viên,
môn học và chuyên ngành tăng, nếu không áp dụng CNTT thì việc đăng ký
học của sinh viên chắc chắn sẽ rất lộn xộn, mỗi sinh viên sẽ có một thời khoá
biểu, một lịch học và thi riêng, Trường, các Khoa buộc phải có trang WEB
riêng, hệ thống phần mềm phải được nối mạng giữa các Phòng chức năng đến
các Khoa, Ban, Bộ môn để giảng viên và sinh viên có thể theo dõi các thông
tin liên quan đến hoạt động của Trường, cơ cấu tổ chức, các chương trình đào
tạo, các đề cương chi tiết học phần, các bài giảng của giảng viên, các số liệu
về sinh viên, tra cứu kết quả học tập, xem thời khóa biểu…
5. Điều kiện để chuyển đổi
Cần phải khẳng định ngay: đào tạo tín chỉ là hình thức tổ chức đào tạo
được áp dụng cho nền đại học đại chúng. Nhờ nó mà cơ hội được học tập của
mọi người là như nhau, bất luận sự khác nhau của hoàn cảnh và điều kiện cá
nhân.

Tinh thần cốt lõi của học chế tín chỉ là: Thầy phải thay đổi cách dạy,
SV phải thay đổi cách học và Trường phải thay đổi cách quản lý. Chỉ khi nào
đạt được sự đồng bộ đó chúng ta mới hy vọng có được một sự hoàn thiện
trong tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ .
Trước hết, để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cần phải có những
điều kiện sau đây:
- Phải có một Quy chế đào tạo hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý vững chắc
cho qúa trình đào tạo, được phổ biến thấu đáo và công khai đến cán bộ giảng
dạy và sinh viên.
- Phải có chương trình đào tạo ổn định và được công khai hoá toàn diện
từ nội dung cho đến lịch trình giảng dạy, từ các điều kiện tiên quyết của từng
học phần, cho đến lịch học, lịch thi... Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính
liên thông rộng, tức là phải có khối kiến thức chung đủ khái quát để tăng

15
cường “tính lắp lẫn”, phần kiến thức tự chọn đủ lớn để tạo cơ hội cho SV dễ
dàng chuyển đổi ngành nghề và tích luỹ kiến thức để sớm nhận được văn
bằng ở các chuyên ngành thứ hai, thứ ba.
- Nhất thiết các học phần phải có giáo trình hoặc tài liệu tham khảo.
- Phương pháp giảng dạy cần phải được thay đổi theo hướng giảm
cường độ làm việc của thầy (nhưng khối lượng kiến thức không giảm) và tăng
cường độ làm việc của người học. Phương pháp thi cử, kiểm tra đánh giá phải
được thay đổi theo hướng đánh giá quá trình và phải đảm bảo hết sức khách
quan.
- Các khái niệm truyền thống như lớp SV, năm học, học kỳ… không còn
tồn tại theo đúng nghĩa, khái niệm lên lớp hay lưu ban…cũng không còn. Do
đó phải thay đổi cách thức tổ chức đào tạo, cách thức quản lý SV: quản lý
theo từng chương trình đào tạo đến mỗi người học.
- Phải có niên lịch rất cụ thể và chi tiết của các hoạt động đào tạo (bao
gồm số lớp môn học sẽ tổ chức trong học kỳ, giảng đường, buổi học và thầy
dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và lịch thi kết thúc học
phần…) và công khai để toàn thể SV được biết.
- Phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về tâm lý cho CBGD và CB quản lý để
cùng nhau tháo gỡ những trở ngại dứt khoát sẽ phát sinh khi mà thói quen cũ
còn đó, cái mới thì hãy còn đang định hình và không dễ gì được chấp nhận
ngay.
- Phải có lực lượng CBGD đủ lớn cần thiết để đảm bảo các học phần
được tổ chức giảng dạy liên tục trong tất cả các học kỳ. Có như thế mới tạo cơ
hội cho SV được lựa chọn tiến độ học tập.
- Phải có lực lượng CBGD vừa có nhiệt tình, vừa phải có tấm lòng trong
vai trò Cố vấn học tập để chẳng những hướng dẫn SV lựa chọn kế hoạch và
tiến độ học tập, mà còn giúp SV định hướng cũng như chuyển đổi nghề
nghiệp trên cơ sở thấu hiểu năng lực sở trường và điều kiện cũng như hoàn
cảnh của họ.

16
PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ TỰ GIÁC
CỦA SINH VIÊN TRONG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

PGS.TS. Võ Xuân Đàn


Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo phổ biến trong các trường đại học
trên thế giới đã có chiều dài lịch sử và tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Ở Việt Nam từ những thập niên 70 của thế kỷ XX đã được tiếp xúc và
đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng sau đó không thực hiện được vì những
điều kiện khách quan, chủ quan đưa đến hình thức đào tạo cơ bản là theo niên
chế, theo học phần có thể gọi là thời kỳ đầu của đào tạo theo học chế tín chỉ.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XX, hệ thống
đại học Việt Nam đã từng bước áp dụng mô hình học chế tín chỉ vào chương
trình đào tạo của đại học Việt Nam.
Trong 15 năm kể từ năm 1993 tới nay, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ban liên
lạc các trường đại học và Cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội các trường đại học,
cao đẳng ngoài công lập đã có nhiều văn bản, chỉ thị, tổ chức các hội thảo
khoa học về chuyển đổi chương trình, về đổi mới phương pháp dạy - học
trong đào tạo theo học chế tín chỉ, xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý
đào tạo. Việc đào tạo theo học chế tín chỉ ở Đại học Việt Nam đã được thực
tiễn chứng minh từng bước đi vào thế ổn định và mang tính bền vững. Việc
ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký ngày 15 tháng 8 năm 2007 đã khẳng định
một thời kỳ mới của mô hình đào tạo mới mang tính phổ biến của giáo dục
đại học Việt Nam.
Cuộc hội thảo hôm nay với chủ đề "Quản lý sinh viên trong đào tạo theo
học chế tín chỉ" nhằm góp phần cùng nhau tìm ra những nét chung nhất trong
quản lý sinh viên, lực lượng cơ bản tiếp nhận mô hình đào tạo theo học chế
tín chỉ.
Đào tạo theo học chế tín chỉ linh hoạt cho người học nhưng lại phức tạp
cho người quản lý. Đối với người học:

17
- Hình dung và định hướng ra tất cả các yêu cầu đối với bản thân trong
từng giai đọan cũng như trong suốt quá trình học tập của mình trong nhà
trường.
- Chủ động lên kế hoạch và thực hiện việc học tập dựa vào năng lực và
điều kiện của mình làm chủ thời gian và công việc.
- Do tính mềm dẽo và linh hoạt của chương trình sinh viên không bị mất
đi những mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu như việc học của họ bị
gián đoạn.
- Sinh viên có thể chuyển đổi từ khóa học này sang khóa học khác trong
cùng một hệ thống hay khác hệ thống1 .
Đồng thời người học cũng mang theo mình những hạn chế nhất định:
tính thụ động, khả năng tự học, tự nghiên cứu yếu, coi nhẹ thực tài, ngại khó,
ngại khổ, vừa học vừa lo làm thêm trong lúc đó học chế tín chỉ đòi hỏi ở sinh
viên rất cao, đặc biệt là tính độc lập được thể hiện trong quản lý các hoạt động
của họ, trong việc rèn luyện nhân cách, trong việc thực hiện đầy đủ, có hiệu
quả cao các tín chỉ bắt buộc cũng như tự chọn để hội đủ điều kiện nhận bằng
cử nhân.
Đối với người quản lý trong lĩnh vực quản lý sinh viên trong đào tạo
theo học chế tín chỉ hết sức phức tạp bởi nhiều lẽ: nội dung quản lý phong
phú, sinh động, phương pháp quản lý đa dạng, hoạt động quản lý ở nhiều tầm
khác nhau, lực lượng tham gia quản lý ở diện rộng với mô hình mở, đòi hỏi
một sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của các đơn vị trong nhà trường.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề phát huy tính chủ
động và tự giác cao của sinh viên trong quá trình quản lý sinh viên trong đào
tạo theo học chế tín chỉ. Chủ động và tự giác cao là hai yếu tố cơ bản cần
được xác nhận, khơi dậy, nâng cao ở sinh viên trong quá trình đào tạo theo
học chế tín chỉ.
Đào tạo theo học chế tín chỉ rất có lợi cho người học, do đó trong quản lý
nhà trường phải chú ý đến việc giúp cho sinh viên phát huy cao nhất tính chủ
động của họ, xóa bỏ lối tư duy và hoạt động thụ động, nặng tính bao cấp của
một thời kỳ lịch sử đã qua. Tính chủ động của sinh viên được thực hiện ở quá
trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
- Chủ động trong việc thiết kế lộ trình tích lũy kiến thức của mình.

1
Nguoàn: Nguyeãn Kim Dung – Ñaøo taïo theo heä thoáng tín chæ: kinh nghieäm theá giôùi vaø thöïc teá ôû Vieät Nam,
Kyû yeáu hoäi thaûo Vieät Nam – Inñoâneâxia: chuyeån ñoåi ñaøo taïo Ñaïi hoïc vaø Sau ñaïi hoïc theo heä thoáng tín chæ
cô hoäi vaø thaùch thöùc, Ñaïi hoïc Huflit aán haønh, naêm 2007, TP.HCM, tr 127.

18
- Chủ động trong việc lựa chọn giảng viên, chủ động tiếp thu kiến thức.
- Chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện.
Nội hàm của tính chủ động trên đây đã xác định được mục đích, phương
pháp, khả năng học tập của sinh viên và mang tính thúc đẩy, tính động lực vì
trong các động lực của sinh viên có liên quan đến nhiều vấn đề khác trong quá
trình được đào tạo ở Đại học, trong đó có vấn đề phát huy khả năng biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của sinh viên để tạo nên trong họ con
người có các loại tiềm năng: Học tập nghiên cứu sáng tạo, để phát triển cá
nhân gắn kết với xã hội, để tìm và tạo việc làm từ việc tích lũy dần kiến thức
theo khả năng, điều kiện của bản thân, có thể di chuyển học tập trong nước và
quốc tế.
Tính chủ động của sinh viên chỉ có thể chuyển biến thành hiện thực
trong quá trình được đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đó là tính tự giác trong việc
thực hiện những nội hàm của tính chủ động, những nội dung của sự chủ động
trong mỗi cá thể sinh viên nhằm từng bước hoàn thiện quy trình đào tạo theo
học chế tín chỉ.
Tính tự giác chỉ có giá trị khi nó được thực hiện với một quyết tâm cao,
một lòng tin vào bản lĩnh, trí tuệ của mỗi một sinh viên. Tính tự giác cao ở
sinh viên nếu người quản lý, người thầy giáo nắm bắt được sẽ khai thác được
năng lực tự học, tự nghiên cứu của họ một cách vững chắc.
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một mô hình mới đối với Đại học Việt
Nam về nội dung và phương pháp cũng như những phương tiện, cách thức
điều hành giảng dạy, quản lý đòi hỏi một sức mạnh tổng hợp của cả nhà
trường mới đưa đến sự thành công và phát triển bền vững. Trong đó yếu tố
sức mạnh về đổi thay phương thức quản lý sinh viên bằng sự phát huy tính
chủ động, tự giác của sinh viên đóng vai trò quan trọng và những đổi thay
khác trong quản lý sinh viên đều luôn cố gắng với tính chủ động và tự giác
của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ để từ đó hoàn thiện mô hình
quản lý đào tạo nói chung.
Muốn phát huy được tính chủ động, tính tự giác cao của sinh viên trong
quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, người quản lý phải thiết kế mô hình quản
lý mới, từng bước thực hiện cho đến khi đạt được ở mức hoàn thiện bắt đầu từ
những công đoạn sau đây:
I. Phải triệt để đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động đối
với mô hình đào tạo đại học, sau đại học theo học chế tín chỉ.
II. Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự chủ từ quy chế đào tạo theo hệ
thống tín chỉ của Bộ giáo dục và đào tạo để xây dựng quy trình đào tạo theo
học chế tín chỉ của môi trường đại học phù hợp với đường lối quan điểm, mục

19
tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước Việt Nam, phù hợp với sứ mạng của nhà
nước đã được kiểm định, đánh giá.
III. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, nhà
trường xây dựng chương trình đào tạo với mục đích tạo cho sinh viên một sự
lựa chọn thông thoáng, rộng mở, đa dạng đáp ứng ngày càng cao tính chủ
động và tự giác cao của sinh viên khi lựa chọn chương trình đào tạo theo học
chế tín chỉ nhưng phải đảm bảo quy chế đăng ký khối lượng học tập theo quy
chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành như:
1. Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho
từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự
chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký
học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với
các học phần.
2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập
của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học
trong học kỳ đó với phòng đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký các
học phần sẽ học torng mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và
đăng ký muộn.
a) Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt
đầu học kỳ 2 tháng;
b) Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời
điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;
c) Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu
của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên
muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không
có lớp.
Tùy điều kiện đào tạo của từng trường, Hiệu trưởng xem xét, quyết định
các hình thức đăng ký thích hợp.
3. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi
học kỳ được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những
sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;
a) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những
sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học
kỳ phụ.

20
4. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng
ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế
khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình
thường.
5. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều
kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ
thể.
6. Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của
sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong
sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký
học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học
do phòng đào tạo của trường lưu giữ.2
IV. Để tạo cho sinh viên phát huy tính chủ động và tính tự giác trong
quá trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ đó là việc trường đại học phải
thay đổi phương thức quản lý sinh viên. Mô hình quản lý sinh viên theo cơ
chế giáo viên chủ nhiệm phải được thay thế bằng cơ chế cố vấn học tập. Theo
kinh nghiệm quản lý sinh viên của trường đại học Đà Lạt đã chỉ ra rằng: "Cố
vấn học tập được tuyển chọn trong số những giảng viên am hiểu quy trình đào
tạo, nắm vững chương trình đào tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín
với sinh viên. Dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập, từng sinh viên sẽ lựa
chọn đăng ký học những học phần thích hợp với năng lực và ý muốn riêng
của mình vào đầu mỗi học kỳ để từ đó sinh viên chủ động thực sự trong quá
trình đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường”.3
V. Từ tính chủ động và tự giác của sinh viên nhà trường đại học phải
tạo được những điều kiện tốt cho việc quản lý sinh viên khi mô hình quản lý
theo lớp học truyền thống không còn tồn tại nữa nhưng các nhu cầu về quản
lý, giáo dục, rèn luyện sinh viên không thể bỏ qua được, từ đó đòi hỏi người
quản lý ở tầm vi mô, vĩ mô, từ người có người có trọng trách đến những
người thừa hành đều phải có trách nhiệm trong việc tạo cho sinh viên đào tạo
theo học chế tín chỉ có điều kiện, cơ hội phát huy tốt nhất tính chủ động và
tính tự giác trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Chủ động, tự giác
trong một môi trường thuận lợi nhiều hơn khó khăn từ các yêu cầu phải đạt
tới để phục vụ tốt nhất cho việc đào tạo thuộc hệ thống tín chỉ của các đại học
hiện nay. Các điều kiện được tạo ra bởi nhiều nguồn lực của trường, có sự kết

2
Boä Giaùo duïc vaø ñaøo taïo: Quy cheá ñaøo taïo ñaïi hoïc vaø cao ñaúng heä chính quy theo heä thoáng tín chæ. Ban
haønh theo QÑ soá 43/2007/QÑ-BGDÑT ngaøy 15/8/2007.
3
Haø Thò Mai: phaùt huy khaû naêng töï ñaøo taïo cuûa sinh vieân ñeå naâng cao chaát löôïng giaùo duïc trong nhaø
tröôøng Ñaïi hoïc. In trong kyû yeáu Hoäi thaûo Khoa hoïc "Ñoåi môùi phöông phaùp daïy – hoïc trong ñaøo taïo theo
hoïc cheá tín chæ – xaây döïng heä thoáng thoâng tin quaûn lyù ñaøo taïo", Haûi Phoøng, 9/2007, tr 29.

21
nối liên thông, đồng bộ của các mảng công việc giảng dạy, phục vụ giảng dạy,
quản lý, nghiên cứu khóa học, tài chính, cơ sở vật chất, các hình thức nội
dung hoạt động giáo dục, rèn luyện sinh viên các cơ sở thí nghiệm, thư viện,
thiết bị nghe - nhìn, truy cập mạng và các hoạt động dịch vụ khác phải được
tính đến cụ thể, chi tiết nhằm phát huy hết công suất, tính năng theo nhu cầu
đào tạo học chế tín chỉ.
VI. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo nên tổ chức rút kinh nghiệm ở các
cơ sở đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, xây dựng học chế tín chỉ thích
hợp cho giáo dục đại học Việt Nam và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ
thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo thuận lợi
cho người học phát huy tính chủ động, tự giác để có thể tích lũy dần kiến thức
theo khả năng và điều kiện của mình, có thể di chuyển học tập trong nước và
quốc tế, có khả năng tìm kiếm, tạo được việc làm cho chính mình phù hợp với
trình độ của mình, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Quản lý nói chung trong đó có quản lý sinh viên trong đào tạo theo học
chế tín chỉ nói riêng là một lọai hình quản lý mới đối với giáo dục Việt Nam.
Nhiều công đoạn của hoạt động quản lý sinh viên đã và đang thực hiện trong
đó có việc quản lý theo dạng thức phát huy tính chủ động và tính tự giác của
sinh viên là một trong những mặt quan trọng của công tác quản lý sinh viên
trong đào tạo theo học chế tín chỉ đã đạt được những thành quả nhất định vì
giá trị khoa học, khách quan, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn mang tính khả
thi cao. Còn nhiều vấn đề khác của quản lý sinh viên trong đào tạo theo học
chế tín chỉ đang còn ở phía trước, đòi hỏi nhiều công sức của chúng ta, của
những người đi trước, làm thực sự nhưng vẫn còn mang dấu ấn của một cuộc
thí diểm trước khi đi vào một cuộc thay đổi toàn diện, sâu sắc giáo dục đại
học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

22
NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN
KHI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

ThS. NGUYỄN QUANG GIAO


Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN

Đào tạo theo học học chế tín chỉ (HCTC) là hình thức đào tạo khá phổ
biến và được áp dụng ở nhiếu quốc gia trên thế giới. Khác với đào tạo niên
chế (đang áp dụng rộng rãi hiện nay), đào tạo tín chỉ không giới hạn thời gian
học tập. Với một quy trình đào tạo mềm dẻo, lấy người học làm trung tâm,
chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo cho sinh viên tính chủ động cao trong việc
lựa chọn kiến thức để trang bị cho bản thân và lựa chọn tiến trình học phù hợp
với năng lực của mình. Người học được chủ động về mặt thời gian, nếu học
tốt, có thể rút ngắn 1/4 thời gian học; cũng có thể vừa học, vừa làm, hoặc nghỉ
học vài năm, sau đó, quay lại học tiếp. Không thể phủ nhận ưu điểm của đào
tạo tín chỉ, tuy nhiên, thực tế, các trường gặp rất nhiều khó khăn, thách thức
khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ như điều kiện cơ sở vật chất, mặt
bằng đội ngũ giảng viên..., đặc biệt là trong công tác quản lý sinh viên
(QLSV). Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến những khó
khăn trong công tác QLSV đối với các trường đại học khi thực hiện đào tạo
theo học chế tín chỉ.
Trước hết, tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng tri thức, kỹ năng
của một môn học mà người học cần tích luỹ trong một khoảng thời gian nhất
định thông qua các hình thức: học tập trên lớp, học tập trong phòng thí
nghiệm, thực tập hoặc làm trên các phần việc khác (có sự hướng dẫn của
giảng viên), tự học ở lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc
chuẩn bị bài. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng của người học trong một
thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn.
Phương thức đào tạo theo HCTC có nhiều ưu điểm so với đào tạo
theo niên chế. Trước hết, ưu điểm chính của HCTC là nó phân chia các hoạt
động học tập thành các đơn vị chuẩn (đơn nguyên) có thể đo được, đánh giá
được, có thể tích luỹ để nhận được văn bằng trong các tổ hợp rộng rãi các
hoạt động giáo dục ở những thời gian, địa điểm và điều kiện cá nhân khác
nhau.

23
Ưu điểm thứ hai là hiệu quả học tập cao. HCTC cung cấp một cách ghi
nhận quá trình phấn đấu rèn luyện của sinh viên, sự tiến bộ của người học
trong toàn hoạt động giáo dục để đạt được một văn bằng. Sự ghi nhận đó
được thể hiện qua điểm trung bình chung học kỳ; điểm trung bình tích luỹ, số
tín chỉ tích luỹ được cho đến thời điểm xem xét. Đồng thời nó tạo cho sinh
viên những nỗ lực trong việc phấn đấu đạt những mục tiêu khác nhau, tích luỹ
nhiều kiến thức khác nhau theo nhu cầu và có thể đạt được nhiều văn bằng
khác nhau trong quá trình giáo dục và hơn hết là việc rút ngắn được khoảng
thời gian đào tạo nhằm đạt được văn bằng. Bên cạnh đó, đào tạo theo HCTC
là tạo cho giảng viên quyền chủ động trong việc tổ chức - quản lý và truyền
đạt kiến thức môn học do mình phụ trách, trong đó cho phép việc đánh giá
chuyên môn dựa trên quá trình đánh giá liên tục, vì vậy sinh viên phải chăm
chỉ hơn, tích cực hơn, chủ động hơn đối với hoạt động học tập. HCTC cho
phép sinh viên lựa chọn các môn học thích hợp, do vậy chương trình đào tạo
trở nên mềm dẻo hơn, hướng vào sinh viên hơn và cá nhân hoá việc học tập
của sinh viên nhiều hơn.
Ưu điểm thứ ba của đào tạo theo HCTC là tính mềm dẻo và khả năng
thích ứng cao. Đào tạo theo phương thức HCTC cho phép sinh viên có thể
thay đổi ngành nghề chuyên môn của bản thân ở giữa tiến trình học tập, thay
vì bắt buộc sinh viên phải học lại từ đầu. HCTC ghi nhận các kiến thức SV đã
tích luỹ được và chỉ bắt buộc yêu cầu bổ sung các kiến thức cần thiết khác mà
ngành nghề chuyên môn mới đòi hỏi. Bên cạnh đó, ngoài hai học kỳ chính,
HCTC cho phép mở học kỳ hè và trở thành bộ phận hữu cơ để cung cấp kiến
thức, tạo điều kiện cho sinh viên học vượt, cho những người lớn tuổi mong
muốn được tiếp tục học tập và cho các sinh viên học tập ngắn hạn. So với
phương thức đào tạo theo niên chế, bản chất mềm dẻo của HCTC cho phép
cải cách chương trình giảng dạy một cách liên tục sao cho phù hợp với yêu
cầu phát triển xã hội, đặc biệt là phù hợp với nhu cầu của người học, giảm
những môn học sinh viên ít quan tâm thay vào đó những môn học thích học
hơn.
Một ưu điểm khác nữa của HCTC là nó chấp nhận của SV giữa các
trường đại học với nhau, trên cơ sở xem xét mức độ phù hợp các tín chỉ SV đã
tích luỹ được nhằm tạo khả năng cho sinh viên phát triển hết khả năng của
mình theo năng lực và sở thích của họ.
Hơn thế nữa, HCTC còn tạo điều kiện để các trường đại học trong nước
mở các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học trong khu vực và
trên thế giới theo một chuẩn thống nhất để sinh viên có thể hoàn thành một số
tín chỉ cần thiết trong giai đoạn đầu của chương trình đào tạo trong nước và
sau đó tiếp tục học tập tại trường đại học ở nước ngoài mà Nhà trường liên kết
đào tạo để hoàn thành những tín chỉ còn lại theo yêu cầu của trường đại học

24
đó qui định. Cách làm này tiết kiệm được nhiều chi phí cho người học đồng
thời tạo cơ hội làm phong phú thêm giáo trình giảng dạy trong nước.
Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn, thách thức đối với các trường đại
học trong công tác QLSV khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ.
Trước hết, việc xây dựng kế hoạch, chương trình QLSV sẽ gặp nhiều trở
ngại, lúng túng trong thực hiện do xuất hiện đồng thời hai hệ thống tổ chức và
quản lý lớp (lớp khoá học và lớp học phần). Lớp khóa học giữ cố định trong
cả khóa học, nơi hình thành các tổ chức đoàn thể của sinh viên. Lớp học phần
thường là tạm thời, nơi thông báo các thông tin về học tập và tổ chức các sinh
hoạt học tập liên quan đến học phần.
Hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên gặp rất nhiều khó khăn.
Khi áp dụng đào tạo theo HCTC, đoàn viên thường phân tán, không tập trung
thành một đơn vị ổn định; thời gian học tập không cố định nên việc tập hợp
sinh viên vào các hoạt động rất khó khăn. Khi không sinh hoạt theo chi đoàn,
nhiều sinh viên tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến tổ chức Đoàn, Hội. Hơn thế
nữa, việc trao đổi thông tin giữa các chi đoàn, đoàn cơ sở không đảm bảo nên
việc sắp xếp thời gian và thống nhất các nội dung hoạt động gặp khó khăn.
Việc theo dõi và xét kết quả rèn luyện của sinh viên là một vấn đề nan
giải bởi vì việc theo dõi đối với sinh viên phải thông qua 02 cố vấn học tập
của 02 loại lớp (lớp khoá học và lớp học phần). Hơn thế nữa, HCTC bỏ hẳn
điều kiện dự thi, có nghĩa là sinh viên không cần lên lớp. Điều này sẽ tạo cho
sinh viên có ý thức kém trong học tập sẽ càng có thói quen chây lười dẫn đến
có nhiều sinh viên bị tạm ngưng hoặc buộc thôi học vì kết quả học tập kém
cỏi.
Tuy không phải là hoạt động liên tục, với số lượng lớn sinh viên, nhưng
công tác phát triển Đảng trong sinh viên sẽ gặp không ít khó khăn. Chuyển
sang đào tạo theo HCTC, sinh viên không theo học một lớp cố định thì việc
nhận xét đối với một Đoàn viên ưu tú sẽ do tập thể nào đảm nhận và việc đảm
bảo thời gian hoàn thành các thủ tục giới thiệu của Chi đoàn, Liên chi đoàn là
một vấn đề đáng quan tâm nhằm đảm bảo quyền lợi chính trị của sinh viên.
Để tháo gỡ các khó khăn trong công tác QLSV khi thực hiện đào tạo
theo HCTC, theo chúng tôi, các trường đại học cần:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo phải bao gồm kế hoạch QLSV và giáo dục
sinh viên. Để các sinh hoạt của lớp khoá học và các đoàn thể không vướng
thời gian học ở lớp của sinh viên, mọi sinh hoạt của lớp khoá học đều tổ chức
vào những ngày cuối tuần.
- Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, VHVN TDTT, các hoạt động hướng nghiệp thu hút đông đảo sinh

25
viên tham gia. Bên cạnh đó, cần tăng cường số lượng cán bộ, chuyên viên làm
công tác QLSV ở các trường đại học.
- Việc duy trì thông tin giữa các bộ phận quản lý với sinh viên không chỉ
đơn thuần bằng văn bản mà phải thực hiện đồng thời bằng cả con đường thư
điện tử và Website của Nhà trường.
- Việc QLSV cũng như quản lý Đoàn viên cần được triển khai qua các
nhóm học tập, bởi lẽ trong hầu hết các môn học lý thuyết, ngoài giờ lên lớp
sinh viên phải chia nhóm để thảo luận và thực tập.
- Phát hành Sổ tay theo dõi công tác của sinh viên, theo đó, mỗi sinh viên
tự quản lý cuốn sổ đó. Khi tham gia các hoạt động của Trường, Khoa hoặc
của Đoàn, Hội thì bản thân sinh viên ghi chép vào sổ và có sự xác nhận của
Trường, Khoa hoặc của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.
- Liên chi đoàn khoa cần thành lập các Câu lạc bộ chuyên môn và các
Câu lạc bộ theo sở thích để hỗ trợ hoạt động. Khi đó Chi đoàn không còn là
đầu mối tổ chức các hoạt động nữa, thay vào đó là tổ chức sinh hoạt định kỳ
và thực hiện các công tác theo Điều lệ Đoàn.
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường đại học,
và việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản của bất kỳ cơ sở đào
tạo đại học nào. Đào tạo theo HCTC là một trong những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Trong quá trình chuyển đổi từ
phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HCTC, các trường đại
học gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là khó khăn trong công tác
QLSV. Tuy nhiên, với sự nổ lực của các trường đại học, phương thức đào tạo
theo HCTC nhất định sẽ được thực hiện thành công và góp phần quan trọng
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế.

Taøi lieäu tham khaûo

1. Lâm Quang Thiệp, Suy nghĩ về quản lý trường đại học trong thời kỳ
đổi mới, Tạp chí giáo dục, số 160, kỳ 1 - 4/2007.
2. Một số kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

26
CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ

PGS.TS. Lê Đức Ngọc


Đại học Quốc gia Hà Nội
1- Bối cảnh
1.1-Qui mô mở rộng:
- Về qui mô trường: Từ cuối năm 2007, Gần như mỗi tuần đều có thông
báo thành lập thêm trường đại học cao đẳng. Gần như mỗi tỉnh đông dân đều
có ít nhất một trường đại học. Nhưng không thấy công bố trên thông tin đại
chúng giải pháp đảm bảo chất lượng nào nhằm vào những trường mới mở.
- Về qui mô sinh viên: Các trường tự thiết kế qui mô trên cơ sở các tiêu chí
về đội ngũ, mặt sàn, trang thiết bị. Như vây qui mô sẽ mở rộng hết cỡ.
1.2-Chuyển đổi học chế:
- Qui định chung: Đến năm 2010, từ cao đẳng đến đại học đều tổ chức
đào tạo theo học chế tín chỉ: thời gian lên lớp giảm, thời gian tự học tăng, tự
lập kế hoạch học tập, tự chọn môn học, được chuyển đổi ngành nghề trong
quá trình học…
- Tổ chức đào tạo: phần lớn các trường đang ở giai đoạn hình thành
chương trình, học liệu , phương pháp và qui chế đào tạo tín chỉ.
2- Hiện trạng
2.1-Học tập rèn luyện:
- Học tập :
+ Không có chuẩn kiến thức, nên: Không ít giảng viên cung cấp kiến thức
sai nội dung và trình độ. Không thể dùng chung đề thi cho những lớp cùng
học một môn học nhưng do các giảng viên khác nhau dạy. Vậy làm sao đạt
được chuẩn đầu ra?
+ Học chế tín chỉ dành 2/3 thời gian cho người học tự học, nên: Nếu không
đủ công cụ để tự học thì hiệu quả và chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ
bị giảm so với học theo niên chế.
+ Ngay từ năm thứ nhất nếu không có phương pháp học đại học thì không
khai thác hết được tiềm năng của người học.

27
+ Phân hóa trình độ mạnh qua từng năm học: không ít sinh viên năm đầu
thất bại, năm sau cầm chừng, năm thứ ba đuối, năm thứ tư vớt cho ra trường!
- Rèn luyện:
+ Phần lớn chương trình đào tạo chỉ chú trọng đào tạo “kỹ năng cứng”:
Nhồi nhét và liệt kê kiến thức kỹ năng; “kỹ năng mềm”: Năng lực trí tuệ
(năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo.v.v…) và Năng lực xã hội (năng lực cảm xúc, năng lực hợp
tác, năng lực thuyết phục, năng lực quản lý.v.v…) không được chú trọng đào
tạo.
+ Phân lớn chưa có định hướng giá trị cho tương lai: Không ít sinh viên
chọn nghề theo cảm tính, theo bạn bè, theo phong trào-không theo năng lực,
năng khiếu bản thân - nên khi thất bại, hết ý chí, hết nghị lực, loay hoay định
hướng lại...thi lại!
+ Chịu ảnh hưởng mạnh của môi trường- Bạn bè, hoàn cảnh, môi trường
sinh hoạt...: dẫn đến xa rời định hướng, lý tưởng, thoái hóa phẩm chất, đạo
đức.
2.2-Văn hóa đời sống
- Văn hóa:
Đoàn, Hội và Nhà trường đã chú ý các hoạt động văn hóa cho sinh viên,
nhưng chưa hướng mạnh vào học tập rèn luyện để nâng cao giá trị bản thân và
tập thể. Một bộ phận không nhỏ du nhập văn hóa phương tây: cư xử, quan hệ
cộng đồng, quan hệ xã hội, quan hệ nam nữ ...không còn theo truyền thống
dân tộc; môi trường thị trường làm phân tán tâm lực, giảm ý chí, mất phương
hướng rèn luyện, tiêu cực trong học tập và rèn luyện.
- Đời sống:
Đời sống khó khăn nên phải làm thêm, phải vay nợ- do đó chịu sự chi phối
của nhiều phía, nhiều mặt, đã góp phần làm phân tán thời gian, sức lực và trí
tuệ của người học, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và tu dưỡng của
người học.
3. Công tác sinh viên trong học chế tín chỉ
3.1- Quan điểm và giải pháp 1: Công tác sinh viên phải được coi như một
mảng của công tác đào tạo của nhà trường: đào tạo năng lực học hỏi và đào
tạo phẩm chất nhân văn cho người học.
-Về đào tạo năng lực học hỏi, thực hiện qua các hoạt động sau đây:

28
+ Phổ biến phương pháp học đại học - thí dụ: sơ đồ tư duy, trao đổi kinh
nghiệm học, kinh nghiệm đọc, nghiên cứu phát hiện và giải quyết vấn đề...
qua tài liệu, hội thảo, xemina...
+ Hướng dẫn học môn học của giảng viên, của cựu sinh viên, của sổ tay
môn học, của ngân hàng câu hỏi, bài tập môn học...
+ Tổ chức và quản lý học tổ, học nhóm qua các hình thức mềm dẻo như
giao bài tập lớn, đề tài tiểu luận chung...
-Về đào tạo phẩm chất nhân văn, thực hiện qua các hoạt động sau đây:
+ Xây dựng tổ nhóm phối hợp học tập: phối hợp tìm học liệu, phối hợp
đọc tài liệu tham khảo, phối hợp hệ thống hóa kiến thức...
+ Xây dựng tổ nhóm triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu hay dịch vụ
chuyển giao khoa học kỹ thuật
3.2- Quan điểm và giải pháp 2: Công tác sinh viên phải được coi như một
mảng của công tác tổ chức của nhà trường: quản lý người học
- Quản lý học tập :
+ Thường xuyên theo dõi tình hình và kết quả học tập để nhắc nhở/động
viên sinh viên, không để quá muộn mới nhắc nhở/động viên - do giảng viên
môn học hay cố vấn học tập làm
+ Quản lý học tập thông qua các sản phẩm học tập : bài tập, tiểu luận, dự
án, phương án...- tiến tới quản lý và đánh giá theo hồ sơ học tập
- Quản lý tu dưỡng:
+ Thường xuyên theo dõi tinh hình sinh hoạt, tu dưỡng, rèn luyên của sinh
viên dể nhắc nhở/động viên, không để quá muộn mới nhắc nhở/động viên
+ Tổ chức các diễn đàn để trao đổi và nâng cao ý thức công dân, ý thức rèn
luyên tu dưỡng thông qua các nhân vật/nhà khoa học danh tiếng, thành tịu và
xu hướng phát triển học thuật...phù hợp với tâm lý người học đương đại
- Quản lý công dân:
+ Xây dựng chế độ quản lý công dân ở trường, ở nhà (chỗ trọ và gia đình)
và ở địa phương
+ Phổ biến các kiến thức quyền lợi và nghĩa vụ công dân: ăn, ở, sinh hoạt,
đời sống, tệ nạn xã hội, pháp luật và qui tắc văn hóa
3.3- Quan điểm và giải pháp 3: Công tác sinh viên phải được coi như một
mảng của hoạt động dịch vụ cộng đồng của nhà trường

29
- Dịch vụ văn hóa:
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa hướng tới chuyên môn học
thuật: tham quan, du lịch nhân dân, ... văn hóa nghệ thuật, phim khoa học,...
+ Tổ chức hội diễn, hoạt động vui chơi giải trí gắn với học tập chuyên
môn, rèn luyện năng lực trí tuệ và phẩm chất nhân văn...
- Dịch vụ đời sống:
+ Tổ chức ăn và ở cho sinh viên với chế độ phi lợi nhuận
+ Tổ chức việc làm thêm cho sinh viên qua các công việc trong trường,
ngoài xã hội với chính sách tự quản
3- Đôi điều khuyến nghị
Qua bài tham luận này, chúng tôi muốn góp phần làm rõ các tồn tại và các
quan điểm cũng như những giải pháp thực hiện về công tác sinh viên trong
học chế tín chỉ để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Việc triển khai các quan điểm và các giải pháp gợi mở trên, để khắc phục
các tồn tại, nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết phải được các cơ sở giáo
dục đại học xác định rõ: vai trò, vị trí, mục tiêu và các giải pháp của công tác
sinh viên theo đặc thù của riêng mình và xây dựng được một hệ thống tổ chức
để thực hiện các giải pháp này. Trong hệ thống này, mọi thành viên trong nhà
trường từ lãnh đạo, giảng viên đến công nhân viên, tuỳ theo chức năng nhiệm
vụ mà phân công và tham gia công tác sinh viên một cách chủ động, sáng tạo.
Đoàn, Hội phải là tổ chức lấy việc tổ chức và quản lý học tập và rèn luyện
của sinh viên một cách chủ động và hiệu quả hơn- làm nhiệm vụ chính cho
các hoạt động của mình, chứ không thể lấy vui chơi giải trí làm chính như
hiện nay.
Cuối cùng, nhà trường phải phối hợp được các tổ chức trong trường để làm
công tác sinh viên như một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của mình.
Có nhiều luận cứ để chúng tôi cho rằng, trong tương lai không xa, tính
cạnh tranh về nguồn lực của các cơ sở dịch vụ đào tạo đại học ngày một
mạnh, thì cơ sở nào làm tốt công tác sinh viên hơn - chứ không phải làm tốt
công tác giảng viên hơn – thì cơ sở đó đảm bảo được chất lượng đào tạo hơn
và do đó thu hút được người học nhiều hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2008.

30
PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN

Ninh Quang Thăng


Trưởng phòng Quản lý đào tạo
Đại học Kiến trúc TP.HCM

Trong Báo cáo này, chúng tôi xem công tác quản lý sinh viên bao gồm
nhiều mặt:
- Quản lý việc học của sinh viên.
- Quản lý học vụ.
- Quản lý về thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp, ý thức của sinh
viên đối với cộng đồng.
- Quản lý sinh viên về mặt tài chính.
- Các quản lý khác: thư viện, ký túc xá . . . .
Như vậy, việc quản lý sinh viên là công việc của cả Nhà trường.
Có 2 quan điểm về công tác quản lý sinh viên:
1. Đưa công tác quản lý sinh viên về các Khoa, mỗi Khoa thực hiện
nhiều chức năng trong công tác quản lý sinh viên của Khoa và sẽ trở thành
các “ốc đảo” riêng biệt.. Đây là cách phân chia theo “số lượng” sinh viên.
2. Phân chia theo “chức năng”: Khoa và các Phòng, Ban có các chức
năng khác nhau, phối hợp với nhau trong công tác quản lý sinh viên. Quản lý
sinh viên được xem trong tư cách quản lý một hệ thống.
Chuyển sang đào tạo theo Tín chỉ là sự thay đổi mang tính hệ thống
trong đó Phòng đào tạo thống nhất quản lý mọi hoạt động đào tạo.
Triết lý của đào tạo theo Tín chỉ là đào tạo mềm dẻo – mềm dẻo đối với
người học và mềm dẻo trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội. Sinh viên dễ dàng
trong việc học cùng lúc nhiều Chương trình đào tạo khác nhau do các Khoa
khác nhau quản lý. Từ các Chương trình đào tạo đã có do các Khoa khác nhau
quản lý, dễ dàng lắp ghép tạo ra các Chương trình đào tạo mới. Chính vì vậy,
việc các Khoa quản lý sinh viên “của Khoa” là khó phù hợp với triết lý đào
tạo mềm dẻo của đào tạo Tín chỉ.
Mặt khác, qui mô đào tạo của trường Đại học Kiến trúc TP.HCM là
không lớn. Quan điểm phân chia theo “chức năng” trong công tác quản lý
sinh viên đối với chúng tôi là hợp lý hơn.
Chúng tôi xác định:

31
1. Các Khoa là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn,
quản lý việc học, quản lý thái độ của sinh viên đối với ngành nghề mà họ
đang theo học.
+ Đầu học kỳ, Khoa chịu trách nhiệm thông báo cho sinh viên về đề
cương chi tiết các học phần do Khoa quản lý.
+ Giảng viên của các Khoa quản lý việc học của sinh viên trong các lớp
học phần, trong các nhóm thảo luận do mình phụ trách.
+ Trong đào tạo theo Tín chỉ, sinh viên lựa chọn “lộ trình” học cho riêng
mình; nhà trường thực hiện đa dạng hóa “đầu ra” thông qua hệ thống các Học
phần tự chọn định hướng. Đội ngũ cố vấn học tập của các Khoa giúp cho sinh
viên lựa chọn lộ trình học, lựa chọn các Học phần tự chọn nhằm định hướng
nghề nghiệp cho họ.
+ Khoa giải quyết đơn xin nghỉ học do ốm đau của sinh viên theo điều
13 của Quy chế 43.
+ Trong đào tạo theo Tín chỉ, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên
đối với mỗi học phần là đánh giá suốt quá trình, mỗi học phần có thể gồm
nhiều điểm thành phần. Khoa quản lý điểm thành phần và cách tính điểm học
phần căn cứ vào đề cương học phần.
+ Trong đào tạo theo Tín chỉ, nhà trường không chỉ đào tạo về mặt kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp mà còn đào tạo cả về thái độ đối với nghề
nghiệp cho sinh viên. Khoa thông qua đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập thực
hiện công việc này.
+ Khoa đề nghị danh sách Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp trình Hiệu
trưởng ký.
+ Khoa chủ trì lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
2. Phòng Quản lý đào tạo chịu trách nhiệm quản lý về mặt học vụ.
+ Tiếp nhận sinh viên nhập học, thu nhận hồ sơ và quản lý hồ sơ sinh
viên theo điều 7 của Quy chế 43.
+ Thực hiện sinh hoạt đầu khóa cho các sinh viên mới nhập học: phổ
biến quy chế, giới thiệu ngành học, . . . .
+ Công bố toàn bộ các Chương trình đào tạo, các đề cương tóm tắt của
tất cả các học phần thông qua việc xuất bản Niên giám đào tạo và trên
Website của trường.
+ Tổ chức đăng ký học, lập kế hoạch, thời khóa biểu .
+ Xử lý kết quả học tập theo qui định của Quy chế 43.
+ Xét điều kiện cho sinh viên nhận đồ án tốt nghiệp, lập danh sách, thảo
quyết định trình Hiệu trưởng ký.
+ Thảo quyết định công nhận tốt nghiệp, trình Hiệu trưởng ký.
+ Quản lý phôi bằng, viết bằng tốt nghiệp trình Hiệu trưởng ký, quản lý
bảng điểm toàn khóa và hồ sơ cấp phát văn bằng.

32
3. Phòng Công tác chính trị sinh viên chịu trách nhiệm quản lý công tác
rèn luyện, quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên đối với xã hội.
+ Đánh giá về mặt rèn luyện của sinh viên.
+ Giải quyết về mặt chế độ - chính sách cho sinh viên.
+ Giải quyết về học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên.
+ Xác nhận hồ sơ vay vốn học tập cho sinh viên.
+ Xác nhận miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự cho sinh viên.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan khi cần
thiết trong việc quản lý sinh viên.
+ Phối hợp với ban quản trị ký túc xá trong việc quản lý sinh viên trong
ký túc xá.
4. Phòng Kế hoạch – Tài vụ chịu trách nhiệm quản lý sinh viên về học
phí, lệ phí.
Phân định trách nhiệm phải đi kèm với phối hợp trong công tác quản lý
sinh viên giữa các đơn vị trong trường “ . . . Có lẽ chính xác hơn, nên coi nó
(sự phối hợp) là thực chất của sự quản lý, vì sự đạt được của sự hài hòa của
những nỗ lực cá nhân hướng tới hoàn thành các mục tiêu, chính là mục đích
của quản lý. Mỗi một chức năng quản lý là một phần thực hiện nhằm đóng
góp vào sự phối hợp . . . .”. [1].
Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với mỗi học phần, sinh viên là thành viên
của các nhóm làm việc dưới sự quản lý của giảng viên.
Trong đào tạo theo Tín chỉ, nhà trường thực hiện phân chia sinh viên
theo các hình thức: lớp sinh hoạt, lớp học phần. Lớp sinh hoạt đối với những
sinh viên cùng khóa tuyển có thể ví như cách “cắt ngang”, còn các lớp học
phần là cách “cắt dọc” trong việc phân chia sinh viên trong công tác quản lý.
Trong đào tạo niên chế, sinh viên là thành viên của 1 lớp ổn định trong
suốt khóa học và nhà trường quản lý các tập thể ổn định này. Trong đào tạo
theo tín chỉ, sinh viên là thành viên của các lớp học phần khác nhau và các lớp
học phần này thay đổi theo học kỳ.
Những đặc điểm trên đây cho thấy sự đa dạng trong công tác quản lý
sinh viên trong đào tạo tín chỉ. Sinh viên được quản lý với tư cách là chính
bản thân họ, là thành viên của các nhóm, thành viên của các lớp học phần,
thành viên của các lớp sinh hoạt. Quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ
có thể xem như là quản lý “động”. Sự đa dạng, theo chúng tôi, thể hiện sự
“chặt chẽ” chứ không phải “lỏng lẻo” trong công tác quản lý sinh viên như
người ta e ngại. Việc quản lý theo kiểu “động“ là một khó khăn cho những
nhà quản lý vốn xưa nay quen với quản lý theo kiểu “tĩnh”.
Trong học chế tín chỉ, sinh viên làm việc theo nhóm nhiều hơn, mỗi sinh
viên là thành viên của nhiều tập thể khác nhau trong suốt quá trình học. Như
vậy, không thể nói học chế tín chỉ “khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không

33
coi trọng tính cộng đồng”. Vấn đề là ở chỗ cần quan niệm lại thế nào là “chủ
nghĩa cá nhân” và thế nào là “tính cộng đồng”.
Để thực hiện tốt công tác quản lý sinh viên trong học chế tín chỉ, đòi hỏi
phải có một hệ thống công nghệ thông tin quản lý tốt:
1. Nhiều bộ phận trong trường cùng tham gia công tác quản lý sinh viên
với các chức năng khác nhau, cùng phối hợp trong công tác này nhằm
tới một mục tiêu chung – điều này đòi hỏi phải có một phần mềm
chung, với cơ sở dữ liệu chung mà mỗi bộ phận trong trường khai
thác các phân hệ riêng của phần mềm chung này.
2. Các chức năng của các bộ phận là không trùng lặp – điều này đòi hỏi
phần mềm chung phải có khả năng phân quyền.
3. Từ kết quả tác nghiệp của các bộ phận khác nhau, trên một hệ cơ sở
dữ liệu chung, phần mềm phải có khả năng kết xuất thông tin tổng
hợp cho người quản lý.
4. Sinh viên đăng ký học, thời khóa biểu, học phí, điểm . . . là theo từng
cá nhân, cho nên hệ thống công nghệ thông tin phải hỗ trợ truy xuất
động qua mạng cục bộ và cả mạng Internet.
5. Cũng từ kết quả tác nghiệp của các bộ phận khác nhau, trên một hệ cơ
sở dữ liệu chung, phần mềm phải có khả năng kết xuất toàn bộ thông
tin về mỗi sinh viên. Trong học chế tín chỉ, mỗi sinh viên quan tâm
tới tất cả các thông tin của riêng mình chứ không phải một thông tin
của nhiều người. Cần đến một cổng thông tin chung mà mỗi sinh viên
có một tài khoản và mật khẩu riêng truy cập tất cả các thông tin chỉ
của riêng mình.

Tài liệu tham khảo

[1]. Harold Koontz –Cyril Odonnell – Heinz Weihrich. TATA McGRAW-


HILL PUBLISHING COMPANY LTD “ESSENTIALS OF
MANAGEMENT”
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo “QUY CHẾ DÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CAO
ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” (Ban hành kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[3]. Lâm Quang Thiệp “VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM”
[4]. Hà Dương Tường “VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG TÍN CHỈ ĐẠI HỌC CHÂU
ÂU”

34
QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

ThS. Võ Tấn Thông


Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

I. BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC SINH VIÊN

Ban Giám hiệu

Hội đồng khoa học Hội đồng trường


và đào tạo trường

Hội đồng học vụ Các Hội đồng khác


trường

Phòng, ban Khoa Trung tâm

Bộ môn

GVCN

Lớp SV

Quan hệ công tác trực tuyến


Quan hệ tư vấn tham mưu
Quan hệ chức năng
Phản hồi trực tiếp

35
II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM
TRONG CÔNG TÁC SINH VIÊN
Hệ thống tổ chức quản lý sinh viên gồm Hiệu trưởng, Phòng Công tác
chính trị - sinh viên (Phòng CTCT-SV) và các Khoa/Trung tâm đào tạo (gọi
chung là khoa), Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và lớp sinh viên. Trong đó :
1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác sinh
viên toàn trường.
2. Phòng CTCT-SV là đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu trong chỉ
đạo và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai công tác sinh
viên cho toàn trường.
3. Khoa là đơn vị trực tiếp quản lý toàn diện sinh viên và triển khai
thực hiện các hoạt động rèn luyện sinh viên thông qua GVCN, Chi
đoàn và lớp sinh viên. Trong đó:
3.1. Nhiệm vụ của GVCN :
- Làm cố vấn cho một lớp sinh viên về chương trình, kế hoạch học tập,
đăng ký môn học, lựa chọn ngành nghề.
- Động viên sinh viên của lớp tích cực tham gia các phong trào, các hoạt
động ngoại khoá…do các đơn vị có liên quan tổ chức.
- Theo dõi và đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của sinh viên
lớp mình. Nhận xét và cho điểm rèn luyện của sinh viên theo biên bản báo cáo
của Ban cán sự lớp và chi đoàn.
3.2. Tổ chức lớp sinh viên:
- Lớp sinh viên được tổ chức theo khoá và ngành đào tạo. Lớp sinh viên
được ổn định trong suốt các năm học để triển khai các hoạt động có liên quan
đến công tác học tập, rèn luyện sinh viên.
- Khoa ra quyết định thành lập lớp ngay khi sinh viên hoàn tất thủ tục
nhập học đầu năm thứ nhất. Lớp cũng có thể được thành lập lại sau khi sinh
viên chọn chuyên ngành. Sỉ số sinh viên mỗi lớp không quá 80. Mỗi lớp sinh
viên có một GVCN phụ trách và có Ban cán sự lớp để tự quản và tổ chức điều
hành mọi hoạt động của lớp. Tùy theo tình hình lớp, lớp có thể chia Tổ để
quản lý sinh viên.
- Tùy theo số lượng sinh viên, mỗi lớp sinh viên được nhà trường cấp
một phần kinh phí cho quỹ hoạt động lớp. Ngoài kinh phí của trường, lớp sinh
viên được quyền tạo các hoạt động hợp pháp để xây dựng quỹ góp phần duy
trì và nâng cao chất lượng hoạt động của lớp.

36
- Ngoài tổ chức lớp sinh viên theo học chế tín chỉ, nhà trường còn tổ
chức lớp môn học cho sinh viên. Lớp môn học là lớp của các sinh viên cùng
đăng ký một môn học, có cùng thời khoá biểu của môn học trong cùng một
học kỳ. Mỗi lớp môn học được gán một mã số riêng. Số lượng sinh viên của
một lớp môn học được giới hạn bởi sức chứa của phòng học/phòng thí
nghiệm hoặc được sắp xếp theo các yêu cầu riêng đặc thù của môn học. Các
sinh viên thuộc lớp môn học cử ra thành viên đại diện để thực hiện nhiệm vụ
do CBGD giao cho và các hoạt động tự quản khác trong giờ học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN, HỘI VÀ PHONG TRÀO
SINH VIÊN
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) - Bảo trợ tài năng
- Hàng năm Đoàn trường đã tuyên truyền và vận động sinh viên tham gia
phong trào sinh viên NCKH Ereka, Vifotec… Kết quả sinh viên Bách khoa
cũng đã dành được nhiều giải cao trong các phong trào này.
- Đoàn trường đã vận động tài trợ học bổng cho sinh viên từ Ban Liên
lạc Cựu sinh viên của trường, của các khoa và các tổ chức kinh tế khác.
2. Phong trào thanh niên tình nguyện
- Tám năm qua, Đoàn trường đã vận động hơn 9000 sinh viên tham gia
chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, đã đem lại một nét nổi bật cho phong
trào tình nguyện của sinh viên Đại học Bách khoa TP. HCM cả về quy mô lẫn
chất lượng.
- Một số kết quả đạt được (từ năm 2001-2007):
+ Nhà tình nghĩa: 03 căn
+ Nhà tình thương: 195 căn
+ Trường mẫu giáo (đạt chuẩn quốc gia): 06 trường
+ Cầu bê tông (từ 8-51m): 204 cây cầu
+ Bình lọc nước đã lắp đặt: 3000 bình
+ Số mét đường bê tông nông thôn: 15.740m
3. Hoạt động công tác xã hội - đền ơn đáp nghĩa
- Đoàn trường đã và đang đẩy mạnh công tác tình nguyện vì cộng đồng
như xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, quyên góp cứu trợ đồng bào vùng
lũ, thăm hỏi và chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính
sách, neo đơn, trẻ em khuyết tật, mồ côi…Mỗi năm có khoảng 2000 phần quà
từ các Đoàn khoa và Đoàn trường thăm các gia đình chính sách, neo đơn, trẻ

37
em nghèo, mồ côi nhân dịp nghỉ hè, tết, lễ…và trong chiến dịch tình nguyện
Mùa hè xanh hàng năm, trị giá mỗi phần từ 50.000đ – 500.000đ.
4. Phong trào hiến máu nhân đạo
- Mỗi năm Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên trường tổ chức hai đợt vận
động hiến máu nhân đạo vào tháng 4 và tháng 10, trung bình 1500 đơn vị
máu/năm.
- Đặc biệt, khi có trường hợp cấp cứu khẩn cấp, sinh viên trường sẵn
sàng tình nguyện hiến máu trực tiếp cho các bệnh nhân ở viện tim TP. HCM
và các bệnh viện trong thành phố.
IV. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM RÈN LUYỆN
1. Thang điểm đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên (KQRLSV)

STT Nội dung đánh giá Khung điểm


đánh giá

1 Đánh giá về ý thức học tập Từ 0 đến 30 điểm

Đánh giá về ý thức và kết quả chấp


2 Từ 0 đến 25 điểm
hành nội qui, qui chế trong trường

Đánh giá về ý thức và kết quả tham


gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn
3 Từ 0 đến 20 điểm
hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ
nạn xã hội.

Đánh giá về phẩm chất công dân và


4 Từ 0 đến 15 điểm
quan hệ với cộng đồng

Đánh giá về ý thức và kết quả tham


5 gia công tác phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ Từ 0 đến 10 điểm
chức trong nhà trường.

Điểm thưởng cho sinh viên có thành


6 tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của Từ 0 đến 20 điểm
sinh viên.
Các nội dung rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100 và không
vượt quá 100 điểm

38
2. Phân loại KQRLSV

Phân Điểm rèn luyện


loại
Xuất sắc Từ 90 – 100 điểm
Tốt Từ 80 - dưới 90 Những sinh viên bị kỷ luật từ mức
cảnh cáo trở lên khi phân loại
điểm
KQRL không được vượt quá loại
Khá Từ 70 - dưới 80 trung bình
điểm
Trung Từ 60 - dưới 70
bình khá điểm
Trung Từ 50 - dưới 60
bình điểm
Yếu Từ 30 - dưới 50
điểm
Kém Dưới 30 điểm

3. Quy trình đánh giá KQRL


- Sinh viên căn cứ vào quá trình rèn luyện của bản thân, viết bản tự đánh
giá theo thang điểm qui định.
- Tổ chức họp lớp có GVCN tham gia, tiến hành xem xét và thông qua
mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa ý kiến đồng ý của
tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.
- KQRL của từng sinh viên được Trưởng khoa xem xét, xác nhận, thông
báo cho sinh viên biết và gửi kết quả cho Phòng CTCT-SV.

39
Sinh viên

TB KQ HBKK
BCS lớp
khiếu nại

GVCN

Khoa

xác nhận ĐRL KQ HBKK


P. CTCT-SV P. Đào tạo

4. Công thức tính điểm rèn luyện


- Điểm rèn luyện toàn khoá (ĐRLTK) là trung bình chung của ĐRL các
năm học của khoá học đã được nhân hệ số ni của năm học thứ I và được tính
theo công thức sau :
5

∑ ĐRL × n i i
ĐRLTK = i =1
5 Năm 1 : n1 = 1 Năm 4 : n4 = 1,3
∑n i Năm 2 : n2 = 1,1 Năm 5 : n5 = 1,4
i =1
Năm 3 : n3 = 1,2

5. Sử dụng kết quả rèn luyện.


- Kết quả phân loại rèn luyện toàn khóa học của từng sinh viên được lưu
trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học
tập và rèn luyện của từng sinh viên khi ra trường.
- Sinh viên có KQRLXS được nhà trường xem xét biểu dương, khen
thưởng.
- Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm
ngừng học một năm học ở năm học tiếp theo (vẫn tính vào thời gian học tối
đa 13 học kỳ của sinh viên) và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả hai học kỳ
tiếp theo thì sẽ bị buộc thôi học.
V. CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG
1. Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng

40
a. Thi đua, khen thưởng thường xuyên đối với cá nhân và tập thể lớp
sinh viên có thành tích cần biểu dương, khuyến khích kịp thời. Cụ thể:
- Đạt giải trong các cuộc thi sinh viên giỏi, Olympic các môn học, có
công trình NCKH có giá trị.
- Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên, trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an
ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá, trong hoạt động
xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao.
- Có thành tích trong việc cứu người bị nạn, dũng cảm bắt kẻ gian, chống
tiêu cực, tham nhũng.
Nội dung, mức khen thưởng thường xuyên do Hiệu trưởng qui định.
b. Thi đua, khen thưởng toàn diện định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp
sinh viên được tiến hành vào cuối mỗi một học kỳ hoặc năm học. Cụ thể:
- Đối với cá nhân sinh viên:
™ Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: khá, giỏi, xuất sắc, sinh viên ba tốt.
™ Tiêu chuẩn xếp loại danh hiệu cá nhân như sau:
• Đạt danh hiệu sinh viên khá, nếu xếp loại học tập và rèn luyện từ khá
trở lên.
• Đạt danh hiệu sinh viên giỏi, nếu xếp loại học tập từ giỏi trở lên và xếp
loại rèn luyện từ tốt trở lên.
• Đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, nếu xếp loại học tập và rèn luyện xuất
sắc.
• Đạt danh hiệu sinh viên ba tốt, nếu xếp loại học tập, rèn luyện và thể
lực từ tốt trở lên.
™ Danh hiệu cá nhân của sinh viên được ghi vào hồ sơ sinh viên.
™ Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm thi
kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất trong học kỳ hoặc năm học đó dưới mức
trung bình.
- Đối với tập thể lớp sinh viên

41
™ Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm hai loại: lớp sinh viên tiên tiến
và lớp sinh viên xuất sắc.
™ Đạt danh hiệu lớp sinh viên tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn sau:
• Có từ 25% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên khá trở lên.
• Có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên giỏi trở lên.
• Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém, bị kỷ luật
từ mức cảnh cáo trở lên.
• Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức
nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong nhà
trường.
™ Đạt danh hiệu lớp sinh viên xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh
hiệu lớp sinh viên tiên tiến và có từ 10% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên
giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc.
2. Trình tự, thủ tục xét khen thưởng
- Vào đầu năm học, trường tổ chức cho sinh viên, các lớp sinh viên đăng
ký danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể lớp sinh viên.
- Thủ tục xét khen thưởng:
™ Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện của sinh
viên, các lớp sinh viên tiến hành lập danh sách kèm theo bảng thành tích cá
nhân và tập thể lớp, có xác nhận của GVCN, đề nghị lên khoa xem xét.
™ Hội đồng thi đua, khen thưởng sinh viên cấp khoa tổ chức họp, xét
và có văn bản gửi Phòng CTCT-SV đề xuất Hội đồng thi đua, khen thưởng
sinh viên trường khen thưởng.
™ Phòng CTCT-SV tổng hợp hồ sơ khen thưởng để trình Hội đồng thi
đua, khen thưởng sinh viên của trường tổ chức họp xét. Hội đồng đề nghị
Hiệu trưởng công nhận danh hiệu đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên.

42
Sinh viên, lớp SV

KQ khen thưởng
BCS lớp

GVCN

HĐTĐKT
Hiệu trưởng P.CTCT-SV Khoa HĐTĐKT khoa
trường

KQ khen thưởng

VI. CÁC CÔNG TÁC KHÁC


1. Công tác chăm sóc sức khỏe cho sinh viên
- Sinh viên phải có hồ sơ sức khỏe đủ tiêu chuẩn được lưu, cập nhật và
theo dõi tại trạm y tế trường trong suốt thời gian học tại trường.
- Khám sức khỏe định kỳ một lần/năm học, cụ thể :
™ Khám sức khỏe đầu khóa khi làm hồ sơ nhập học (tổ chức vào
học kỳ 1)
™ Khám sức khỏe định kỳ đối với sinh viên năm hai, ba và năm tư
(tổ chức vào học kỳ 2)
™ Khám sức khỏe cuối khoá đối với sinh viên năm cuối (tổ chức
vào học kỳ 1)
™ Kiểm tra sức khỏe trước khi thu nhận lại sinh viên trong các
trường hợp sinh viên có quyết định tạm dừng học vì lý do sức
khỏe.
- Biện pháp thực hiện:
™ Công tác khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe sinh viên
được thực hiện tại trạm y tế trường. Trạm y tế có trách nhiệm lưu vào hồ sơ

43
theo dõi sức khỏe của sinh viên, đồng thời cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho
sinh viên ở tất cả các lần sinh viên khám tại trạm.
™ Sinh viên phải đóng phí để thực hiện khám sức khỏe, mức thu
phí được trạm y tế công bố theo từng năm do cơ sở khám chữa bệnh báo giá.
™ Sinh viên không thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc có kết
quả khám không đủ tiêu chuẩn sức khỏe học tập sẽ bị tạm dừng học vì lý do
sức khỏe theo qui định (đối với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, không khám
sức khỏe cuối khóa sẽ được xem như chưa hoàn tất thủ tục nhận bằng tốt
nghiệp).
- Trạm y tế có trách nhiệm sơ cứu kịp thời, chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho tất cả các trường hợp sinh viên ốm đau, tai nạn trong thời gian học tập tại
trường.
2. Công tác về học bổng sinh viên
a. Học bổng khuyến khích
- Học bổng khuyến khích được xét trên cơ sở điểm học tập và điểm rèn
luyện của sinh viên trong từng học kỳ. Cách tính điểm trung bình chung mở
rộng (ĐTBCMR) để xác định học bổng khuyến khích.

ĐTBHK x S + 0,1 x ĐRL x R


ĐTBCMR =
S+R
Với S là tổng số tín chỉ đăng ký của học kỳ
R là trọng số của Điểm rèn luyện so với số tín chỉ học tập trong học
kỳ và R = 20% S
Điểm rèn luyện (ĐRL) được tính trên thang 100, không qui đổi.
Mức học bổng một học kỳ
ĐTBC Loại học
MR bổng Hệ Chương Hệ Cao
ĐHCQ trình PFIEV đẳng
>=9,0 Xuất sắc 36
1,5 x Tổng Tổng số
TcHp x
số ĐvHp x Mt ĐvHp x Mt
Mt
>=8,0 Giỏi 30
TcHp x

44
Mt
>=7,0 Khá 24
TcHp x
Mt

Mức học bổng theo mỗi loại ở mỗi học kỳ sẽ bằng mức thu (Mt) của một tín
chỉ học phí (TcHp) hoặc một đơn vị học phí (ĐvHp) nhân với tổng số TcHp
(đối với sinh viên chính quy) hoặc ĐvHp (đối với sinh viên Cao đẳng) của lớp
tương ứng.
b. Học bổng du học
- Học bổng du học do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại học Quốc gia TP.
HCM…gửi công văn đến trường, Phòng CTCT-SV chịu trách nhiệm tổ chức
xét chọn hồ sơ theo tiêu chuẩn của học bổng, trình Hiệu trưởng ký duyệt giới
thiệu sinh viên dự tuyển học bổng.
c. Học bổng tài trợ
- Nguồn tài trợ học bổng trực tiếp cho sinh viên từ các cá nhân, cơ quan
nhà nước, Hội nghề nghiệp, Doanh nghiệp, Ban Liên lạc cựu sinh viên
trường/khoa…
- Phân loại :
™ Học bổng cấp trường : nhà tài trợ liên hệ trường để cấp học bổng
™ Học bổng cấp khoa : nhà tài trợ lien hệ trực tiếp các khoa để cấp
học bổng
d. Các mức học bổng tài trợ và tiêu chuẩn sinh viên được nhận học
bổng
- Học bổng mức A
™ Mức học bổng : 1.500.000đ/suất/học kỳ
™ Tiêu chuẩn tối thiểu :
• Điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL) >= 6,5
• Tích lũy được ít nhất 80% số tín chỉ theo chương trình đào tạo của
ngành

45
• ĐRL xuất sắc và là cán bộ lớp, đoàn thể có nhiều thành tích hoạt động
được khoa xác nhận hoặc đạt giải thưởng cấp quốc gia về Olympic, NCKH
hay các cuộc thi học thuật…
- Học bổng mức B
™ Mức học bổng : 2.000.000đ/suất/học kỳ
™ Tiêu chuẩn tối thiểu :
• Điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL) >= 7,0
• Tích lũy được ít nhất 90% số tín chỉ theo chương trình đào tạo của
ngành
• ĐRL phải đạt loại tốt
- Học bổng mức C
™ Mức học bổng : 2.500.000đ/suất/học kỳ
™ Tiêu chuẩn tối thiểu :
• Điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL) >= 7,5, học kỳ chính gần nhất
không có điểm thi, kiểm tra dưới 5,0.
• Tích lũy được ít nhất 90% số tín chỉ theo chương trình đào tạo của
ngành
• ĐRL phải đạt loại tốt.
- Học bổng mức D
™ Mức học bổng : 3.000.000đ/suất/học kỳ
™ Tiêu chuẩn tối thiểu :
• Điểm trung bình tích lũy (ĐTBTL) >= 8,0, học kỳ chính gần nhất
không có điểm thi, kiểm tra dưới 5,0.
• Tích lũy được ít nhất 90% số tín chỉ theo chương trình đào tạo của
ngành
• ĐRL phải đạt loại xuất sắc, có thành tích hoạt động sinh viên được
khoa xác nhận hoặc đạt giải thưởng cấp quốc gia về Olympic sinh viên,
NCKH hay các cuộc thi học thuật khác…
- Học bổng mức Z
™ Mức học bổng : 1.500.000đ/suất/học kỳ

46
™ Tiêu chuẩn tối thiểu :
• Đạt điều kiện tối thiểu để xét học bổng : ĐTBHK >= 5,5 và ĐTBTL
>=5,0
• Tích lũy được ít nhất 70% số tín chỉ theo chương trình đào tạo của
ngành
• ĐRL phải đạt từ loại khá trở lên. Không bị kỷ luật từ hình thức khiển
trách cấp khoa trở lên.
• Sinh viên nghèo, có minh chứng chi tiết hoàn cảnh gia đình đặc biệt
khó khăn, cần sự giúp đỡ để vượt khó học tập.
e. Quy trình xét chọn sinh viên nhận học bổng tài trợ
- Mỗi học kỳ chính, khoa họp một lần để xét duyệt thứ tự ưu tiên sinh
viên sẽ nhận học bổng tài trợ theo các mức nêu trên.
- Phòng Đào tạo cung cấp danh sách, chuyển giao dữ liệu điểm tổng kết
học kỳ theo yêu cầu cho các Khoa để xét học bổng tài trợ.
- Khoa công bố danh sách dự kiến sinh viên đủ tiêu chuẩn được học
bổng mức B, C, D (có thứ tự ưu tiên theo ĐTBTL) và nhận ý kiến phản hồi,
nhận xét của GVCN/Ban cán sự lớp.
- Ban cán sự lớp/GVCN phản hồi danh sách dự tuyển học bổng mức B,
C, D và giới thiệu sinh viên nhận học bổng mức A, Z
- Khoa tổ chức cuộc họp xét duyệt danh sách sinh viên dự tuyển nhận
học bổng tài trợ. Thành phần cuộc họp gồm : Ban chủ nhiệm khoa, Trợ lý
sinh viên, Bí thư Đoàn khoa, Chi hội sinh viên và GVCN các lớp.
- Kết quả danh sách sinh viên dự tuyển nhận học bổng được công bố tại
khoa và gửi cho Phòng CTCT-SV để tổng hợp chậm nhất là 30 ngày sau khi
có bảng điểm học kỳ.
VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 15 NGÀY QUI ĐỊNH CÔNG TÁC
XÃ HỘI
1. Đối tượng áp dụng
Người đang học trong các hệ đại học chính quy gọi chung là sinh viên
(học theo chương trình của trường hoặc các chương trình liên kết)
Áp dụng cho sinh viên từ khóa 2007. Sinh viên các khóa khác, nhà
trường vận động, khuyến khích sinh viên tham gia.

47
2. Yêu cầu:
2.1. Sinh viên phải tích lũy ít nhất 15 ngày tình nguyện, công tác xã hội
(CTXH) trong toàn khóa học hoặc theo kế hoạch đề nghị như sau:
+ Năm nhất: 5 ngày + Năm ba: 3 ngày
+ Năm hai: 4 ngày + Năm tư: 3 ngày
2.2. Sinh viên phải tự chủ động tìm hoạt động phù hợp do các đơn vị
trong và ngoài trường tổ chức. Các tổ chức đoàn thể sẽ tư vấn và hỗ trợ tổ
chức các hoạt động CTXH để sinh viên có điều kiện tham gia CTXH. Khuyến
khích sinh viên năng động tự tạo thành nhóm sinh viên để tổ chức thực hiện
CTXH. Trường hợp sinh viên không thể tìm được nơi thực hiện các hoạt động
tình nguyện thì sinh viên sẽ đăng ký các nơi do trường giới thiệu (nếu có).
2.3. Sinh viên có quyền tham gia hoạt động CTXH tình nguyện ở bất kỳ
địa phương nào, nếu có điều kiện, không nhất thiết phải tham gia ở địa
phương nơi cư trú (địa phương nơi tham gia sẽ xác nhận). Đoàn Thanh niên,
Hội Sinh viên của Khoa là nơi chủ yếu tổ chức các hoạt động CTXH tình
nguyện cho sinh viên.
3. Các nội dung chương trình CTXH:
Phòng CTCT-SV, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên lập kế hoạch và
hướng dẫn các nội dung cụ thể thực hiện, trong đó tập trung các vấn đề sau :
3.1. Bảo vệ môi trường.
3.2. Chăm lo cho các đối tượng chính sách, người già neo đơn và trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các bệnh nhân nghèo, neo đơn đang điều
trị tại các bệnh viện hay tại nhà.
3.3. Ngân hàng máu sống, tham gia hiến máu nhân đạo.
3.4. Tình nguyện tham gia các hoạt động công ích phục vụ các nhu cầu
cấp thiết của xã hội nơi cư trú, học tập và tham gia các hoạt động phục vụ cho
nhà trường, phục vụ lợi ích của sinh viên do các đơn vị trong trường đề nghị.
Ngoài ra, chủ động tham gia tổ chức các hoạt động phong trào đoàn thể hoặc
hỗ trợ sinh viên trong đời sống, học tập và sinh hoạt, mang lại lợi ích thiết
thực cho cộng đồng sinh viên…
3.5. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động cứu trợ thiên tai hay vận động
quyên góp giúp đồng bào thiên tai, giúp sách vở phương tiện, tủ sách cho trẻ
em nghèo, cho các trường vùng sâu có điều kiện học tập…

48
3.6. Dạy học cho các em gia đình khó khăn ở địa phương và giúp tin
học hóa công tác quản lý tại địa phương …
4. Công tác đánh giá:
Đánh giá việc thực hiện CTXH của sinh viên thông qua các minh chứng
sau đây:
4.1. Giấy xác nhận của Khoa, Phòng, Ban, Đoàn khoa nếu thực hiện các
hoạt động trong trường.
4.2. Giấy xác nhận của các đơn vị ngoài trường và bản báo cáo công tác
(hoặc đơn vị xác nhận trực tiếp vào bản báo cáo công tác) của SV (các
minh chứng nếu có).
4.3. Các hoạt động được quy đổi tương đương 04 ngày CTXH tình nguyện:
- Là thành viên tích cực của các đội CTXH (tham gia các hoạt động CTXH
thực tế ít nhất 4 lần và sẽ do đội trưởng đội CTXH đánh giá)
- Là thành viên tình nguyện làm công tác điều hành và tổ chức các hoạt
động tập thể được Phòng CTCT-SV xác nhận (Ban Chủ nhiệm Câu lạc
bộ,…)
4.4. Công tác hiến máu và vận động quyên góp được quy đổi tương đương
01 ngày CTXH tình nguyện.
4.5. Sinh viên làm Ban cán sự lớp sẽ được qui đổi tối đa tương đương 2
ngày/nămhọc CTXH tình nguyện.
4.6. Sinh viên tham gia Mùa hè xanh trong suốt chiến dịch (01 tháng) sẽ
được qui đổi tương đương 10 ngày CTXH tình nguyện.
4.7. Tùy theo tính chất công việc, các đơn vị có trách nhiệm sẽ xem xét định
lượng thời gian thực hiện công tác xã hội hoặc có thể tham khảo mức quy
đổi như sau:
- 01 ngày CTXH nếu thời gian thực hiện trên 5 giờ/ngày.
- 1/2 ngày CTXH nếu thời gian thực hiện từ 5giờ/ngày trở xuống.
4.8. Minh chứng được công nhận là hợp pháp gồm hình ảnh, giấy xác
nhậntheomẫu.Nếu thực hiện các hoạt động trong trường thì Khoa hoặc
Đoàn khoa xác nhận,đóng dấu; ngoài trường thì địa phương nơi thực hiện
sẽ xác nhận, đóng dấu.

49
VIII. THUẬN LỢI, HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
HIỆN NAY
Hiện nay, với phương pháp quản lý sinh viên theo học chế tín chỉ, trường
gặp không ít khó khăn:
- Sinh viên đăng ký học theo lớp môn học nên một lớp được chia thành
nhiều nhóm, không tập trung nên việc phổ biến thông tin đến lớp hơi
chậm.
- Mỗi lớp phải có một GVCN quản lý, phối hợp với Ban cán sự lớp.
- Mỗi sinh viên phải có một thời khóa biểu riêng để theo dõi việc lên lớp.
- Sinh viên phải tập trung học với mật độ cao, để tích lũy đủ tín chỉ đăng
ký nên ít quan tâm đến các hoạt động xã hội.

50
VAI TROØ CUÛA COÁ VAÁN HOÏC TAÄP
ÑOÁI VÔÙI COÂNG TAÙC QUAÛN LYÙ SINH VIEÂN
TRONG ÑAØO TAÏO THEO HOÏC CHEÁ TÍN CHÆ

ThS. Haø Thò Mai


Trường Ñaïi hoïc Ñaø Laït

1. Ñaët vaán ñeà


Ngaøy nay, ai cuõng bieát raèng quaûn lyù ñoùng moät vai troø heát söùc quan troïng
trong baát cöù hoaït ñoäng naøo cuûa con ngöôøi, duø laø saûn xuaát hay kinh doanh,
duø trong hoaït ñoäng vaên hoùa hay trong hoaït ñoäng xaõ hoäi. Ñoái vôùi söï nghieäp
giaùo duïc cuõng vaäy, hieäu quaû vaø chaát löôïng giaùo duïc phuï thuoäc vaøo chính
nhaø giaùo vaø coâng taùc quaûn lyù hoaït ñoäng cuûa hoï trong nhaø tröôøng.
Quaûn lyù giaùo duïc laø hoaït ñoäng cuûa caùc cô quan quaûn lyù nhaèm taäp hôïp vaø
toå chöùc caùc hoaït ñoäng cuûa nhaø giaùo, ngöôøi hoïc vaø caùc löïc löôïng giaùo duïc
khaùc, cuõng nhö huy ñoäng toái ña caùc nguoàn löïc giaùo duïc ñeå naâng cao chaát
löôïng giaùo duïc vaø ñaøo taïo trong nhaø tröôøng.
Coâng taùc quaûn lyù giaùo duïc caàn ñaûm baûo caùc nguyeân taéc sau ñaây:
- Nguyeân taéc ñaûm baûo söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng ñoái vôùi nhaø tröôøng vaø
coâng taùc giaùo duïc.
- Nguyeân taéc taäp trung daân chuû.
- Nguyeân taéc tính khoa hoïc cao trong hoaït ñoäng quaûn lyù.
- Nguyeân taéc ñaûm baûo tính thieát thöïc vaø cuï theå.
Coâng taùc quaûn lyù nhaø tröôøng bao goàm caùc noäi dung cô baûn:
- Quaûn lyù toaøn boä cô sôû vaät chaát vaø thieát bò nhaø tröôøng nhaèm phuïc vuï
toát nhaát cho coâng taùc giaûng daïy hoïc taäp vaø giaùo duïc hoïc sinh.
- Quaûn lyù toát nguoàn taøi chính hieän coù.
- Quaûn lyù con ngöôøi: nhaø giaùo, coâng chöùc vieân chöùc, hoïc sinh, sinh
vieân thöïc hieän toát caùc nhieäm vuï giaùo duïc cuûa nhaø tröôøng.
- Chæ ñaïo toát caùc hoaït ñoäng chuyeân moân theo chöông trình ñaøo taïo.

51
- Chaêm lo ñôøi soáng vaät chaát vaø tinh thaàn cuûa taäp theå caùn boä, nhaø giaùo,
vieân chöùc.
- Quaûn lyù toát vieäc hoïc taäp, reøn luyeän cuûa hoïc sinh, sinh vieân theo quy
cheá cuûa Boä Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo.
Nhö vaäy, coâng taùc quaûn lyù sinh vieân trong nhaø tröôøng ñaïi hoïc laø moät
trong nhöõng noäi dung quan troïng cuûa quaûn lyù giaùo duïc ñaïi hoïc noùi chung.
2. Moät soá vaán ñeà kyõ thuaät cô baûn caàn tieán haønh ñoàng boä trong vieäc
thöïc hieän chöông trình ñaøo taïo theo hoïc cheá tín chæ.
Thöù nhaát, chöông trình phaûi theå hieän tính khoa hoïc, oån ñònh vaø ñònh
höôùng ngheà nghieäp cho sinh vieân.
Thöù hai, noäi dung chöông trình ñaøo taïo cuûa taát caû caùc ngaønh ngheà trong
nhaø tröôøng phaûi ñöôïc coâng khai hoùa baèng vieäc thieát keá lòch giaûng daïy cho
töøng hoïc kyø, naêm hoïc. Moãi hoïc kyø caàn ñaûm baûo tyû leä thích öùng cho vieäc
hoïc caû hoïc phaàn baét buoäc vaø hoïc phaàn töï choïn ñoái vôùi sinh vieân.
Thöù ba, vieäc toå chöùc quaù trình ñaøo taïo phaûi thay ñoåi, töø choã lôùp hoïc ñöôïc
toå chöùc theo khoùa tuyeån sinh nhöng khi ñaøo taïo theo hoïc cheá tín chæ, lôùp
hoïc phaûi ñöôïc toå chöùc theo moãi hoïc phaàn maø sinh vieân ñaõ ñaêng kyù hoïc vaøo
ñaàu moãi hoïc kyø. Ñeå thöïc hieän ñöôïc yeâu caàu naøy, thôøi khoùa bieåu hoïc taäp vaø
heä thoáng caùc phoøng hoïc phaûi ñöôïc phoøng quaûn lyù ñaøo taïo cuûa nhaø tröôøng
taäp trung quaûn lyù thoáng nhaát, khoâng phaân caáp cho caùc khoa nhö tröôùc ñaây.
Vieäc saép xeáp thôøi khoùa bieåu caàn coù söï phoái hôïp chaët cheõ, khoa hoïc giöõa
caùc khoa vaø phoøng quaûn lyù ñaøo taïo sao cho caùc hoïc phaàn baét buoäc phaûi
ñöôïc hoïc tröôùc caùc hoïc phaàn töï choïn; soá tieát giaûng daïy hoïc taäp cuûa caùc hoïc
phaàn phaûi ñöôïc tính trung bình raûi ñeàu trong suoát 15 tuaàn leã thöïc hoïc cuûa
moät hoïc kyø.
Thöù tö, ñoåi môùi phöông thöùc quaûn lyù sinh vieân. Tröôùc ñaây, lôùp hoïc ñöôïc
toå chöùc theo khoùa tuyeån sinh, vieäc quaûn lyù sinh vieân ñöôïc thöïc hieän theo cô
cheá giaùo vieân chuû nhieäm. Khi thöïc hieän chöông trình ñaøo taïo theo hoïc cheá
tín chæ, cô cheá giaùo vieân chuû nhieäm toû ra khoâng phuø hôïp, do ñoù caàn ñöôïc
thay theá baèng cô cheá coá vaán hoïc taäp. Sinh vieân khi vaøo tröôøng nhaäp hoïc,
ngay töø nhöõng ngaøy ñaàu phaûi gaëp gôõ, nhaän ñöôïc coá vaán hoïc taäp ñeå ñöôïc
giuùp ñôõ, höôùng daãn trong vieäc löïa choïn ñaêng kyù hoïc nhöõng hoïc phaàn thích
hôïp vôùi naêng löïc vaø yù muoán rieâng cuûa mình vaøo ñaàu moãi hoïc kyø.

52
Thöù naêm, quy trình kieåm tra ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp cuûa sinh vieân cuõng
ñöôïc thay ñoåi töø vieäc ñaùnh giaù moät laàn treân baøi thi cuoái hoïc kyø sang phöông
thöùc ñaùnh giaù caû quaù trình hoïc taäp cuûa sinh vieân baèng nhieàu hình thöùc: thaûo
luaän nhoùm, kieåm tra, thöïc haønh, thi cuoái hoïc kyø.
Thöù saùu, veà cheá ñoä hoïc phí: hoïc phí ñöôïc tính ñoái vôùi moãi hoïc kyø töông
öùng vôùi toång soá tín chæ cuûa taát caû caùc hoïc phaàn maø sinh vieân ñaõ ñaêng kyù töø
ñaàu hoïc kyø theo möùc quy ñònh cuûa nhaø tröôøng cho moãi tín chæ.
3. Vai troø, chöùc naêng, nhieäm vuï cuûa coá vaán hoïc taäp ñoái vôùi coâng taùc
quaûn lyù sinh vieân trong ñaøo taïo theo hoïc cheá tín chæ.
Coá vaán hoïc taäp laø nhöõng ngöôøi ñöôïc tuyeån choïn trong soá nhöõng giaûng
vieân am hieåu quy trình ñaøo taïo theo hoïc cheá tín chæ, coù tinh thaàn traùch
nhieäm cao, coù uy tín ñoái vôùi sinh vieân nhaèm ñeå giuùp ñôõ, höôùng daãn töøng
sinh vieân trong vieäc löïa choïn ñaêng kyù hoïc nhöõng hoïc phaàn sao cho thích
hôïp vôùi naêng löïc vaø sôû thích cuûa sinh vieân vaøo ñaàu moãi hoïc kyø, ñaùp öùng
muïc tieâu, yeâu caàu ñaët ra trong chöông trình ñaøo taïo cuûa nhaø tröôøng.
Böôùc sang theá kyû XXI, nhaân loaïi tieán vaøo moät neàn vaên minh môùi – neàn
vaên minh trí tueä, haäu coâng nghieäp, moät “xaõ hoäi thoâng tin” chöùa ñöïng nhöõng
vaän hoäi lôùn veà chính trò vaø söï phuïc höng lôùn veà vaên hoùa. Ñieàu ñoù ñoøi hoûi
moät cuoäc caùch maïng veà giaùo duïc vaø ñaøo taïo theo höôùng naâng cao tieàm
naêng, trí tueä vaø saûn sinh kieán thöùc môùi cho söï phaùt trieån con ngöôøi vaø phaùt
trieån xaõ hoäi.
Giai ñoaïn môùi hieän nay chöùa ñöïng caû nhöõng yeáu toá tích cöïc vaø tieâu cöïc
ñoái vôùi söï phaùt trieån nhaân caùch theá heä treû. Chuùng ta deã daøng nhaän thaáy sinh
vieân baây giôø thoâng minh hôn, nhanh nheïn vaø linh hoaït hôn, maïnh daïn hôn
nhöng ñoàng thôøi cuõng xuaát hieän moät boä phaän coù thoùi quen thích höôûng thuï,
löôøi hoïc taäp vaø lao ñoäng, bò loâi keùo, kích ñoäng… Ñaëc bieät, khoâng khí daân
chuû hoùa ñôøi soáng xaõ hoäi, daân chuû trong nhaø tröôøng ngaøy caøng phaùt trieån; do
ñoù, vai troø, vò trí, chöùc naêng, nhieäm vuï cuûa coá vaán hoïc taäp laø raát quan troïng
trong quaù trình giaùo duïc vaø ñaøo taïo sinh vieân trong nhaø tröôøng ñaïi hoïc hieän
nay…
Xu theá ñoåi môùi giaùo duïc maø tröôùc heát laø ñoåi môùi veà chöông trình ñaøo
taïo, töø chöông trình ñaøo taïo theo nieân cheá sang chöông trình ñaøo taïo theo
hoïc cheá tín chæ ñeå ñaøo taïo con ngöôøi cho theá kyû XXI ñang ñaët ra nhöõng yeâu
caàu môùi cho nhaø giaùo. Ñoäi nguõ giaûng vieân trong nhaø tröôøng ñaïi hoïc laø löïc

53
löôïng noøng coát bieán caùc muïc tieâu giaùo duïc thaønh hieän thöïc, giöõ vai troø
quyeát ñònh chaát löôïng vaø hieäu quaû giaùo duïc ñaøo taïo. Ñaûng ta cuõng ñaõ xaùc
ñònh “ñeå ñaûm baûo chaát löôïng giaùo duïc phaûi giaûi quyeát toát vaán ñeà thaày
giaùo”. Roõ raøng laø thaày giaùo noùi chung, ngöôøi coá vaán hoïc taäp noùi rieâng trong
ñaøo taïo theo hoïc cheá tín chæ ngaøy caøng coù vò trí, vai troø cuûa mình trong ñaøo
taïo ôû nhaø tröôøng ñaïi hoïc.
Tröôùc heát, vai troø xaõ hoäi cuûa ngöôøi coá vaán hoïc taäp trôû neân lôùn hôn beân
caïnh chöùc naêng giaûng daïy cuûa moät giaûng vieân. Ngoaøi vieäc tröïc tieáp giaûng
daïy, coá vaán hoïc taäp baèng chính nhaân caùch cuûa mình taùc ñoäng tích cöïc ñeán
nhaân caùch cuûa sinh vieân.
Vai troø xaõ hoäi cuûa ngöôøi coá vaán hoïc taäp coøn theå hieän ôû choã, hoï laø caàu
noái giöõa taäp theå sinh vieân vôùi caùc toå chöùc, ñôn vò trong nhaø tröôøng ñaïi hoïc
töø caáp khoa ñeán caáp tröôøng.
Ngöôøi coá vaán hoïc taäp laø ngöôøi quaûn lyù; höôùng daãn sinh vieân töï toå chöùc
caùc hoaït ñoäng sao cho phuø hôïp vôùi ñieàu kieän, khaû naêng cuûa sinh vieân. Sinh
vieân töï toå chöùc nhöng khoâng coù nghóa laø ngöôøi coá vaán ñöùng ngoaøi hoaït
ñoäng cuûa taäp theå sinh vieân maø coøn phaûi coù söï theo doõi, uoán naén, ñieàu chænh
kòp thôøi, thaùo gôõ nhöõng khoù khaên khi sinh vieân gaëp phaûi caû trong hoïc taäp vaø
reøn luyeän.
Ngöôøi coá vaán hoïc taäp coù traùch nhieäm truyeàn ñaït ñaày ñuû tö töôûng chæ ñaïo
cuûa Ban giaùm hieäu nhaø tröôøng, cuûa Ban chuû nhieäm khoa ñeán sinh vieân. ÔÛ
goùc ñoä naøy, coá vaán hoïc taäp vöøa laø nhaø quaûn lyù, vöøa laø nhaø sö phaïm trong
lónh vöïc giaùo duïc ñaøo taïo. Ñoàng thôøi coá vaán hoïc taäp coøn laø ngöôøi ñaïi dieän
cho quyeàn lôïi chính ñaùng cuûa sinh vieân, phaûn aùnh vôùi Ban chuû nhieäm khoa,
Hieäu tröôûng veà nguyeän voïng chính ñaùng cuûa sinh vieân; coù nhöõng giaûi phaùp
giaûi quyeát kòp thôøi, coù taùc duïng giaùo duïc, ñònh höôùng cho sinh vieân ñeå töø ñoù
thieát laäp nhöõng moái quan heä ñuùng ñaén, laønh maïnh, daân chuû trong nhaø
tröôøng.
Ngöôøi coá vaán hoïc taäp beân caïnh vieäc höôùng daãn sinh vieân ñaêng kyù hoïc
phaàn, toå chöùc caùc hoaït ñoäng trong nhaø tröôøng coøn höôùng daãn cho sinh vieân
bieát töï ñaùnh giaù vaø ñaùnh giaù khaùch quan keát quaû hoïc taäp reøn luyeän cuûa moãi
sinh vieân sau töøng hoïc kyø vaø keát thuùc naêm hoïc treân cô sôû chuaån vaø thang
ñaùnh giaù theo quy cheá ñaøo taïo.

54
Ñeå thöïc hieän ñöôïc vai troø, chöùc naêng cuûa coá vaán hoïc taäp nhö treân ñoøi
hoûi coá vaán hoïc taäp:
Thöù nhaát, phaûi naém vöõng muïc tieâu ñaøo taïo, chöông trình ñaøo taïo cuûa
nhaø tröôøng, cuï theå laø naém vöõng muïc tieâu giaùo duïc ñaïi hoïc, chæ thò nhieäm vuï
trung taâm cuûa naêm hoïc, chöông trình giaûng daïy caùc hoïc phaàn, keá hoaïch
naêm hoïc cuûa nhaø tröôøng, noäi quy, quy cheá, cheá ñoä chính saùch ñoái vôùi sinh
vieân.
Thöù hai laø, coá vaán hoïc taäp caàn tìm hieåu, naém vöõng cô caáu, toå chöùc
cuûa Khoa, cuûa Nhaø tröôøng töø toå chöùc, phaân coâng cuûa Ban giaùm hieäu, ñoái
vôùi cô caáu toå chöùc ñoaøn theå, ñoäi nguõ giaûng vieân giaûng daïy caùc hoïc phaàn
trong chöông trình ñaøo taïo cuûa ngaønh hoïc vaø caùc toå chöùc haønh chính khaùc
trong tröôøng.
Thöù ba la,ø khi tieáp nhaän sinh vieân caàn coù söï nghieân cöùu phaân loaïi ñaëc
ñieåm cuûa sinh vieân nhö ñaëc ñieåm taâm lyù, naêng löïc, naêng khieáu, hoaøn caûnh
gia ñình, caùc moái quan heä cuûa sinh vieân baèng phieáu thu thaäp thoâng tin.
Thöù tö la,ø ngöôøi coá vaán hoïc taäp phaûi töï hoaøn thieän phaåm chaát nhaân
caùch cuûa ngöôøi thaày, khoâng ngöøng hoïc taäp naâng cao trình ñoä chuyeân moân
nghieäp vuï nhaèm ñoåi môùi coâng taùc quaûn lyù sinh vieân töø ñoù naâng cao chaát
löôïng giaùo duïc toaøn dieän trong nhaø tröôøng ñaïi hoïc.
Toùm laïi, vieäc aùp dung chöông trình ñaøo taïo theo heä thoáng tín chæ ñeå
trieån khai toå chöùc quaù trình ñaøo taïo ôû caùc tröôøng ñaïi hoïc cho pheùp naâng cao
chaát löôïng ñaøo taïo, giaûm giaù thaønh ñaøo taïo vaø taïo ñieàu kieän ñeåû saûn phaåûm
ñaøo taïo thích öùng nhanh tröôùc nhöõng bieán ñoäng trong nhu caàu cuûa thò tröôøng
lao ñoäng ôû nöôùc ta hieän nay. Ñaây laø böôùc quan troïng ñeå chuyeån ñoåi phöông
thöùc toå chöùc quaûn lyù ñaøo taïo töø kieåu nieân cheá sang kieåu quaûn lyù baèng heä
thoáng tín chæ. Do ñoù, vai troø vò trí, nhieäm vuï cuûa coá vaán hoïc taäp trong heä
thoáng quaûn lyù ñaøo taïo ñoái vôùi sinh vieân theo ñoù maø naâng leân moät taàm möùc
môùi. Vöøa laø moät giaûng vieân ñaïi hoïc, vöøa laø moät nhaø quaûn lyù sinh vieân, cho
neân ñoøi hoûi ngöôøi coá vaán hoïc taäp luoân trau doài phaåûm chaát nhaân caùch cuûa
mình caû veà phaåm chaát naêng löïc giaûng daïy, phaåm chaát naêng löïc nghieân cöùu
khoa hoïc, phaåm chaát naêng löïc giao tieáp sö phaïm. Coù ñöôïc nhöõng phaåm chaát
ñoù, coá vaán hoïc taäp nhaát ñònh seõ traùnh ñöôïc tính chuû quan, ñònh kieán trong
cöông vò cuûa mình, ñeå goùp phaàn naâng cao chaát löôïng, hieäu quaû trong coâng
taùc quaûn lyù sinh vieân hieän nay ôû nhaø tröôøng ñaïi hoïc.

55
Taøi lieäu tham khaûo

1. Boä Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo, Giaùo duïc hoïc ñaïi hoïc; H, 1997.
2. Löu Xuaân Môùi, Lyù luaän daïy hoïc ñaïi hoïc, Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc, 2000.
3. Ñoã Thieát Traïch, Nhaän dieän moät soá vaán ñeà trong ñoåi môùi quaûn lyù giaùo
duïc ñaøo taïo, Thaønh phoá Hoà Chí Minh, 2006.
4. Thaùi Duy Tuyeân, Giaùo duïc hoïc hieän ñaïi, Nhaø xuaát baûn Ñaïi hoïc Quoác gia
Haø Noäi, 2001.

56
XÂY DỰNG PHONG CÁCH HỌC TẬP MỚI
CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

TS. Dương Quốc Cường


Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐH Đà Nẵng

Sinh viên luôn được xem là nguồn lực quan trọng, là sức sống của mỗi
quốc gia, dân tộc. Song với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội khi bước vào
một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin và tri thức, sinh viên cũng phải
đối mặt với những thách thức to lớn, nếu không được chuẩn bị kỹ về mọi mặt,
sinh viên dễ bị tụt hậu, không xác định được phương hướng và lý tưởng phấn
đấu, vì lẽ đó việc xây dựng phong cách học tập tốt cho sinh viên là rất cần
thiết trong điều kiện chúng ta đang chuyển đổi phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ.
1. Sự cần thiết phải xây dựng phong cách học tập mới cho sinh viên
Phong cách học tập là lề lối hoạt động học tập thường xuyên trong sinh
viên. Xây dựng phong cách học tập không chỉ là việc xây dựng cơ bản về mặt
học tập mà còn là nội dung quan trọng tự xây dựng nội dung của nhân cách
trong sinh viên. Năm đầu tiên, khi bước chân vào giảng đường đại học cần
xây dựng cho sinh viên một phong cách học tập tốt. Việc tự giác bồi dưỡng,
xây dựng phong cách học tập tốt là đảm bảo sự thành tài của mỗi sinh viên.
Học tập là trách nhiệm cơ bản của sinh viên, là nội dung chính trong chương
trình học đại học, chỉ có phong cách học tập tốt, nghiêm túc sinh viên mới
thực sự học được những tri thức vững chắc, phát triển đầy đủ năng lực của
mình để vững bước vào cuộc sống nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
2. Nội dung cơ bản của phong cách học tập mới
2.1. Thái độ học tập
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ vai trò tự học của sinh viên rất lớn. Trong
học tập sinh viên cần phải có thái độ nghiêm túc, tác phong nghiêm chỉnh, cẩn
thận và yêu cầu nghiêm khắc. Tránh qua loa, đại khái, học tập theo kiểu cưỡi
ngựa xem hoa. Trước hết sinh viên cần phải tự bồi dưỡng thái độ học tập
nghiêm túc, đúng đắn. Một khi có thái độ học tập đúng đắn sinh viên sẽ thấy

57
ham thích học tập, thích khám phá, tìm tòi cái mới. Hiện nay, một bộ phận
nhỏ sinh viên chưa thực sự có thái độ học tập đúng đắn, không nghiêm túc
trong học tập, chơi nhiều hơn học, chỉ học vào mùa thi, thậm chí còn có hiện
tượng gian lận trong thi cử. Thái độ học tập tốt cũng chính là thái độ lao động
nghiêm túc của sinh viên. Học tập là một loại lao động trung thực, thành tích
học tập của sinh viên là sự phản ánh chân thực của lao động trung thực. Sinh
viên phải vừa biết làm việc, vừa phải biết làm người. Trong điều kiện hiện
nay việc xây dựng một thái độ học tập tốt trong sinh viên có ý nghĩa hiện thực
quan trọng giúp sinh viên hình thành một thói quen nghiêm túc trong học tập
và trong sinh hoạt.
2.2. Nghị lực học tập
Đây là nội dung quan trọng trong nội dung cơ bản của phong cách học
tập trong sinh viên. Trong điều kiện hiện nay, nhiều sinh viên có hoàn cảnh
gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng vươn lên trong học tập. Có nhiều sinh
viên rất muốn học tập tốt, song lại thiếu nghị lực, không khống chế nổi bản
thân, trong lòng rất lo lắng những lại chậm chạp không thể biến thành hành
động, bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. vì vậy, mỗi
sinh viên cần tự bồi dưỡng nghị lực học tập, nỗ lực phấn đấu không ngừng,
không sợ khổ, sợ khó. Sự thành công của bất cứ sự nghiệp nào đều không
phải là dễ đạt được, chỉ có nỗ lực phấn đấu không ngừng mới có thể đưa
chúng ta đến với thành công. Bồi dưỡng nghị lực học tập, nỗ lực phấn đấu,
không sợ gian khổ, cần phải được sinh viên nhận thức một cách đúng đắn. Có
như vậy mới khắc phục tính lười biếng, ham muốn an nhàn, thích hưởng thụ...
trong sinh viên.
2.3. Phương pháp học tập khoa học
Học tập trong trường đại học thực hiện phương thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ là sinh viên vừa có tiếp thu vừa có sáng tạo thì mới thực sự có
hiệu quả. Để thoả mãn điều này sinh viên phải tạo cho mình một phương
pháp học tập khoa học. Cần giải quyết tốt quan hệ giữa lao động và nghỉ
ngơi một cách hợp lý. Phân bổ việc học một cách khoa học. Học tập là một
loại lao động trí óc rất căng thẳng, nếu biết sử dụng phương pháp học tập
khoa học sẽ tăng hiệu suất lao động và học tập. Mỗi sinh viên cần phải tự
bồi dưỡng thói quen sinh hoạt và học tập nghiêm túc. Một người trong sinh
hoạt buông thả tùy tiện thì trong học tập cũng khó mà có sự nghiêm túc. Cho
nên sinh viên phải chú ý rèn luyện, hình thành những thói quen tốt, tự giác
tuân thủ nội quy, trong sinh hoạt phải có yêu cầu thật nghiêm khắc, có như

58
vậy mới thúc đẩy quá trình học tập của bản thân và học tập mới có hiệu quả
thiết thực.
Phương pháp học tập là chiếc cầu nối và cách thức để thực hiện mục tiêu
của việc học. Để đạt được những kết quả tốt trong học tập sinh viên cần phải
xây dựng cho mình một phong cách học tập khoa học nghiêm túc.
3. Một số biện pháp nhằm xây dựng phong cách học tập tốt trong sinh
viên
- Sinh viên cần phải coi trọng giờ lên lớp, nghe giảng, cố gắng nâng cao
hiệu quả nghe giảng. Phải biết cách đọc sách, tài liệu tham khảo. Ngoài những
giáo trình, sách do nhà trường biên soạn, sinh viên cần phải tìm đọc nhiều loại
sách có liên quan.
- Trên lớp sinh viên phải biết phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo
chuyển biến từ học tập do thầy giáo chỉ đạo đến học tập tự chủ của bản thân.
Phải biết “nghe giảng”, nắm vững khâu “nghe giảng” là nắm vững khâu then
chốt của việc chủ động học tập trong sinh viên.
- Về nhà phải tự giác học tập, tăng cường tính độc lập trong tư duy và
suy nghĩ. Trước khi lên lớp phải chuẩn bị bài. Tăng cường học tập theo nhóm.
Khai thác thông tin cập nhật trên Internet, báo chí để bổ sung lượng kiến thức
cần thiết cho bản thân.
- Sử dụng quỹ thời gian hợp lý. Thời gian là điều kiện cơ bản nhất trong
tất cả các điều kiện học tập, cũng là điều kiện mà mọi sinh viên đều có một
cách bình đẳng. Sinh viên phải biết cân đối quỹ thời gian vào việc học tập,
nghiên cứu và vui chơi.
4. Kết luận
Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động nhận thức rất quan trọng
của sinh viên, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Tự học - tự nghiên cứu là một yêu cầu khách quan mang tính bắt buộc, vừa là
một yêu cầu tự thân. Xây dựng phong cách học tập tốt trong sinh viên có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách và nghề nghiệp của
sinh viên. Để có một phong cách học tập tốt, trước hết sinh viên phải xác định
mục đích học tập của mình. Mục đích học tập của mỗi con người không tự
nhiên mà có mà là nhận thức và theo đuổi tự giác của mỗi người đối với ý
nghĩa và tác dụng xã hội của học tập, là lý tưởng của người đó.

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản chính rị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Đạm (1999-2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hoá
thông tin, Hà Nội.
3. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học Thanh niên, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.

60
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT ĐIỀU CHỈNH
TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ SINH VIÊN
KHI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

Ths. Nguyễn Văn Tâm


Trưởng phòng Công tác Chính trị & HSSV
Trường Đại học Phú Yên

I- Đặt vấn đề:


Trường Đại học Phú Yên được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-
TTg ngày 24/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập Trường
CĐSP Phú Yên và Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Phú Yên. Hiện nay
Trường ĐH Phú Yên chưa tổ chức đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ.
Do chưa có kinh nghiệm thực tế, chúng tôi chỉ trao đổi một số vấn đề
thấy cần phải xem xét, điều chỉnh khi so sánh, đối chiếu các văn bản, quy
định hiện hành liên quan đến công tác tổ chức, quản lý sinh viên, tập trung
vào các văn bản sau:
1- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
2- Hai văn bản ban hành ngay trước và sau Quy chế đào tạo đại học và
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, trong đó có đề cập đến việc đào
tạo theo hệ thống tín chỉ:
- Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh,
sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại
học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
3- Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Đại hội đại biểu
Đoàn toàn quốc lần thứ VIII thông qua ngày 08/12/2002)
II- Một số vấn đề cần xem xét, điều chỉnh trong công tác tổ chức, quản lý
sinh viên khi thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ:

61
1- Theo Điều 4 (Thời gian hoạt động giảng dạy) của Quy chế đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ: Thời gian hoạt động
giảng dạy của trường học được tính từ 8 đến 20 giờ.
Căn cứ tình hình thực tế của các trường, hoạt động giảng dạy có thể
được sắp xếp từ 7 đến 21 giờ. Điều này có lợi cho nhà trường trong việc sắp
xếp thời khóa biểu và thuận lợi cho sinh viên trong việc lựa chọn lớp học. Tuy
nhiên, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động
rèn luyện, ngoại khóa, đoàn thể trong trường. Các hoạt động muốn tập trung
toàn thể thành viên của lớp, chi đoàn, toàn trường... phải dời lại sau 20 hoặc
21 giờ hoặc tổ chức vào ngày chủ nhật.
2- Theo Điều 7 (Đăng ký nhập học), Điều 8 (Sắp xếp sinh viên vào học
các chương trình hoặc ngành đào tạo và Điều 8 (Đăng ký khối lượng học tập)
của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
thì: Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được nộp cho phòng đào tạo.
Phòng đào tạo quản lý hồ sơ, nhận đăng ký khối lượng, trên cơ sở đó sắp xếp
lớp học.
Trong khi đó, theo Điều 7 của Quy chế học sinh, sinh viên các trường
đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, những công việc
trên thuộc nhóm công tác tổ chức hành chính trong nội dung công tác học
sinh, sinh viên và thường do Phòng Công tác chính trị - học sinh, sinh viên
(hoặc Phòng Công tác học sinh, sinh viên) đảm nhiệm.
Sự bổ sung nhiệm vụ của phòng đào tạo sẽ kéo theo một số thay đổi
khác cần thiết phải thực hiện đối với phòng công tác chính trị-học sinh, sinh
viên để tránh chồng chéo trong quản lý và để tăng hiệu quả quản lý. Theo đó
tên gọi và chức năng nhiệm vụ của phòng công tác chính trị-học sinh, sinh
viên cũng cần xem xét thay đổi cho phù hợp.
3- Theo khoản 3 và 4 Điều 10 (Đăng ký khối lượng học tập) của Quy
chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ:
Khoản 3: Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký
trong mỗi học kỳ được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những
sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những
sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
Khoản 4: Sinh viên đang trong thời gian bị xếp loại học lực yếu chỉ
được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ.
Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng
học lực bình thường.

62
Trong khi đó, theo Khoản 3 và 4 Điều 2 của Quyết định số
44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về học bổng khuyến khích học tập:
Khoản 3: Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ
và cấp 10 tháng trong năm học.
Khoản 4: Học sinh, sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ được xét, cấp
học bổng khuyến khích học tập theo số lượng tín chỉ (15 tín chỉ được tính
tương đương với một học kỳ). Thủ tục và tiêu chuẩn xét, cấp học bổng
khuyến khích học tập theo học chế tín chỉ thực hiện như thủ tục và tiêu chuẩn
xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo học kỳ.
Những con số khác nhau nói trên cho thấy cần quy định lại khối lượng
học tập tối thiểu được đăng ký sao cho tất cả sinh viên đều có cơ hội được xét,
cấp học bổng; và cần quy định cách tính học bổng đối với những sinh viên có
khối lượng học tập quá 15 tín chỉ trong 01 học kỳ.
4- Theo Điều 9 (Tổ chức lớp học) của Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và Điều 17 (Lớp học sinh, sinh viên)
của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp hệ chính quy thì có hai loại hình lớp:
- Lớp học tín chỉ: gồm những sinh viên đăng ký cùng học một học
phần trong học kỳ cụ thể.
Ban cán sự lớp học tín chỉ gồm lớp trưởng và các lớp phó do nhà
trường chỉ định. Ban cán sự lớp học tín chỉ có trách nhiệm báo cáo việc chấp
hành nội quy, quy chế của sinh viên trong lớp với đơn vị phụ trách công tác
HSSV.
- Lớp HSSV được tổ chức bao gồm những HSSV cùng ngành, nghề,
khóa học và được duy trì ổn định trong cả khóa học để tổ chức, quản lý về
thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt
động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Như vậy:
- Phần lớn thời gian sinh viên học tập ở các lớp tín chỉ khác nhau, và họ
chỉ được lớp học tín chỉ quản lý (chủ yếu) về mặt kết quả học tập và việc
chấp hành nội quy học tập, quy chế đào tạo.
- Việc tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện, các hoạt
động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật lại thuộc
về lớp HSSV, trong đó các thành viên của lớp không được cùng nhau học tập,
sinh hoạt, có thời gian biểu học tập và không học tập ở lớp khác nhau, vì thế:
+ Việc tổ chức, quản lý các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội
gặp khó khăn về mặt sắp xếp thời gian, đặc biệt khi thời gian biểu được tính
từ 7 giờ đến 21 giờ như đã nêu.

63
+ Sự gắn bó của các thành viên lớp HSSV bị chi phối và suy giảm do
các mối quan hệ của bản thân sinh viên với các lớp tín chỉ họ theo học, do áp
lực của việc học tập và nhiều lý do khác. Có thể dẫn đến tình trạng lớp HSSV
chỉ là một đơn vị mang tính hình thức, kết cấu lỏng lẻo, sinh viên không có ý
thức tự hào, gắn bó với tập thể lớp như trước đây. Khi ấy, việc đăng ký và tổ
chức phấn đấu danh hiệu thi đua của tập thể lớp (theo Điều 18 của Quy chế
học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
hệ chính quy) khó thực hiện và ít nhiều mang tính hình thức.
+ Việc tổ chức xét khen thưởng, kỷ luật (theo Điều 19, 21 và 23 của
Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp hệ chính quy) sẽ không chính xác, phức tạp và vì thế mang tính thủ tục
hình thức bởi vì: (1) các điều kiện xem xét khen thưởng, kỷ luật (thái độ, hành
vi, việc tốt, việc xấu của sinh viên trong học tập, rèn luyện, hoạt động...) trong
học kỳ có thể xảy ra ở các lớp tín chỉ khác nhau mà tập thể lớp HSSV không
cùng chứng kiến, hiểu biết sâu sát để tham gia đánh giá; (2) theo quy định, khi
xét kỷ luật có khi phải mời / triệu tập cả lớp trưởng, lớp phó hoặc đối tượng
liên quan (vụ việc) thuộc lớp tín chỉ nào đó nhưng không mời / triệu tập được
vì sinh viên ấy không thể đến (trong thời gian không đăng ký học học phần
nào) hoặc đã tốt nghiệp.
5- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ và hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
Chi đoàn cơ sở thường được tổ chức theo đơn vị lớp HSSV. Vì thế, đối
chiếu với Điều lệ Đoàn, chi đoàn cơ sở cũng gặp những khó khăn tương tự
(như lớp HSSV) trong việc tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ và
hoạt động của đoàn viên và tập thể chi đoàn, các hoạt động xã hội, thi đua,
khen thưởng, kỷ luật:
- Do việc theo học các lớp tín chỉ khác nhau nên 100% đoàn viên của
chi đoàn không thường xuyên được cùng nhau học tập, không có sự gắn bó,
sâu sát, giúp đỡ, hiểu biết nhau như trước.
- Do thời gian học tập và không học tập ở lớp khác nhau nên việc tổ
chức các hoạt động, sinh hoạt… khó khăn.
- Việc tổ chức đăng ký thực hiện các phong trào thi đua, xét khen
thưởng, kỷ luật khó khăn, không chính xác và có thể dẫn đến tình trạng mang
tính hình thức.
- Khó khăn trong việc thu đoàn phí phù hợp với thời gian đăng ký học
tại trường và không đăng ký học tại trường của sinh viên; khó khăn trong việc
quản lý đoàn viên trong thời gian không đăng ký học học phần nào tại trường.
6- Tương tự như tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức khác
như Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ… đều phải thay
đổi mô hình hoạt động phù hợp với Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ.

64
III- Ý kiến đề xuất:
Với mục tiêu giáo dục toàn diện, hoạt động rèn luyện, đoàn thể là nội
dung không thể thiếu trong nội dung giáo dục ở trường đại học, cao đẳng. Vì
thế để tổ chức, quản lý tốt mảng công tác này, theo chúng tôi, cần thực hiện
những công việc sau:
1- Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Sớm nghiên cứu và ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường
đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ vì các quy chế hiện hành chỉ phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống niên
chế.
Tương tự như vậy, các văn bản khác liên quan đến vấn đề tổ chức, quản
lý, chế độ chính sách của sinh viên đề cần được thiết kế riêng theo hệ thống
tín chỉ.
Trong quy chế học sinh, sinh viên mới này, một trong những vấn đề
chính cần xem xét, điều chỉnh là hệ thống tổ chức, quản lý học sinh, sinh
viên mà cốt lõi của nó là khái niệm lớp HSSV.
Chúng tôi cho rằng, khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ, không cần duy trì
lớp HSSV như hiện nay mà chỉ cần lớp học tín chỉ và bao trùm nó là lớp theo
chuyên ngành của từng khóa tuyển sinh.
- Trên cơ sở quy chế mới, cần quy định lại nội dung công tác đào tạo,
công tác chính trị, công tác học sinh, sinh viên để các trường có cơ sở xây
dựng các phòng. ban tương ứng hợp lý.
2- Về phía Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
- Cần sớm nghiên cứu xác định lại mô hình hoạt động của Đoàn trong
trường cao đẳng, đại học, đặc biệt là xác định lại cơ cấu tổ chức chi đoàn cơ
sở, quy định về sinh hoạt, đóng đoàn phí. Các thay đổi cần được nêu rõ trong
Điều lệ Đoàn để các Đoàn trường có cơ sở pháp lý tổ chức hoạt động.
- Những thay đổi của Đoàn cần được thực hiện phù hợp với Quy chế
học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hay nói đúng
hơn là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn cần phối hợp chặt chẽ
nghiên cứu để có những thay đổi thống nhất, hợp lý.
3- Về phía các trường đại học, cao đẳng:
- Cần sắp xếp kế hoạch đào tạo, thời gian biểu học tập sao cho các đơn
vị quản lý sinh viên, đoàn thể có quỹ thời gian hợp lý để tổ chức các hoạt
động rèn luyện, xã hội, đoàn thể... huy động được 100% thành viên của họ.
- Quy định lại chức năng, nhiệm vụ và kèm theo đó là bố trí nhân sự
của các đơn vị làm công tác đào tạo, công tác chính trị, công tác học sinh,

65
sinh viên để tránh chồng chéo và tăng hiệu quả hoạt động trong công tác tổ
chức, quản lý học sinh, sinh viên.

Như đã trình bày ở trên, do chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc đào
tạo theo hệ thống tín chỉ, chúng tôi xem xét vấn đề từ góc độ văn bản và mạnh
dạn đưa ra một số ý kiến để cùng trao đổi nhằm học tập kinh nghiệm từ các
trường đại học, cao đẳng trong cả nước, chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện
việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường ĐH Phú Yên trong thời gian tới.
Rất mong nhận được ý kiến trao đổi, góp ý của hội nghị.

Tuy Hòa, 10/3/2008

Tài liệu tham khảo:

1- Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Đại hội đại biểu
Đoàn toàn quốc lần thứ VIII thông qua ngày 08/12/2002)
2- Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
3- Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số
42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
4- Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh,
sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại
học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

66
BÀN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN ĐÀO TẠO TRONG
HỌC CHẾ TÍN CHỈ

TS. LÊ ĐÌNH PHƯƠNG


TrườngĐH Kỹ thuật công nghệ TP Hồ chí Minh

Vấn đề quản lý sinh viên đào tạo theo tín chỉ trong bối cảnh hiện nay
không dễ dàng, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng trong dạy- học theo
phương pháp mới, phát huy tính chủ động tự học của sinh viên. Chúng ta cần
phải có chiến lược thay đổi phương pháp dạy - học, xác định vai trò của sinh
viên trong việc quản trị nhà trường ĐH và tạo môi trường sống tiện nghi phù
hợp với những điều kiện cần thiết để thực hiện việc đào tạo theo tín chỉ, trang
bị cho họ hành trang bước vào đời thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
Xu hướng chung của nền giáo dục hiện đại, đặc biệt ở bậc đại học, tập
trung vào người học. Người học là trung tâm của quá trình truyền thụ tri thức,
quá trình dạy - học. Giảng viên trong điều kiện đối diện với một tập hợp
người học như vậy, lẽ dĩ nhiên không thể được đánh giá làm tròn trách nhiệm
nếu theo lối “ sư phụ viết, môn đệ thụ giáo”, tức là giáo viên không chỉ truyền
đạt những gì đã chuẩn bị sẵn, ngay cả khi nội dung chuẩn bị sẵn ấy hết sức
hiện đại, uyên bác. Bởi trong quá trình dạy-học ngày nay phải có sự hợp đồng
sư phạm, có người còn gọi là hợp đồng “didactic”. Nói theo cách thông
thường là phải có sự phối hợp (hợp đồng) giữa người dạy và người học.
Những bối cảnh về những thách thức đối với người học và những quan
niệm mới về học tập ở bậc đại học, đặc biệt là những vấn đề về tâm lý-xã hội-
tập quán đã tác động đến học tập của sinh viên chúng ta và được đề cập trong
[1], đã đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần giải quyết về quản lý sinh viên
trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
1. Chiến lược thay đổi phương pháp dạy – học
Kinh nghiệm ở một số trường ĐH cho thấy một số giảng viên đã và đang
cố gắng giảng dạy theo phương pháp mới nhằm phát huy tính chủ động tự học
của sinh viên. Nhưng trải qua thực tế giảng dạy, hầu như ai cũng cảm nhận:
hướng dẫn quá trình tự học cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay thật sự
không dễ dàng.
Trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thụ động, trì trệ, thiếu
phương pháp học tập của sinh viên, thì cách dạy, cách tổ chức dạy học và
cách thi cử là nguyên nhân cơ bản nhất [2]
Đổi mới về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ phải tiến hành đồng thời
với đổi mới chương trình và nội dung đào tạo , đổi mới phương pháp giảng
dạy (chú trọng thảo luận …), đổi mới phương pháp học tập (chú trọng học tập

67
theo nhóm…), đổi mới phương pháp đánh giá (chú trọng đánh giá thường
xuyên) và đổi mới cách biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo.Tất cả những
thay đổi đó phải được ghi nhận trong đề cương chi tiết của mỗi môn học. Mục
đích yêu cầu, nội dung giảng dạy và học tập,giáo trình và tài liệu tham khảo,
kế hoạch giảng dạy và thực hành, lịch nộp bài tập, tiểu luận, lịch kiểm tra giữ
kỳ và thi cuối kỳ, cách tính điểm đánh giá tổng kết học kỳ…đều được ghi rõ
trong đề cương giảng dạy. Đổi mới đề cương giảng dạy cần được xem như
một bước đột phá để tạo chuyển biến sâu sắc về đổi mới phương pháp giảng
dạy và phương pháp học tập trong học chế tín chỉ.
2. Vai trò của sinh viên đối với việc quản trị ở trường đại học
Hội thảo Oslo về vai trò của sinh viên trong hoạt động quản trị ĐH [3] cũng
đã đưa ra 3 chủ đề chính:
- Sinh viên là người cộng sự (patners) hay khách hàng (costumers).Trong
đại đa số trường hợp cần phải xem sinh viên vừa là khách hàng, vừa là người
cộng sự. Do đó, trách nhiệm của nhà trường và của sinh viên cùng với các
quyền lợi của họ, cần phải được xem xét một cách đầy đủ . Là những người
cộng sự, họ cần có sự tin tưởng và đối xử công bằng , được chia sẻ trách
nhiệm với các bên có liên quan ( stakeholders), được cung cấp thông tin và
tham gia vào các hoạt động quản trị của nhà trường. Phát huy được tính cộng
sự của sinh viên tức là tạo nên được một động lực phát triển của nhà trường,
làm giảm thiểu những đối kháng ( conflicts ) có thể xảy ra và làm cho môi
trường ĐH trở nên dân chủ hơn và hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội của
sinh viên.
- Sự tham gia của sinh viên vào hoạt động quản trị của nhà trường cần
được xây dựng ở 3 mức độ: tham vấn (advising ), giám sát (monitoring) và ra
quyết định (decision making) và mục đích tham gia này nhằm nói lên những
điều mà sinh viên quan tâm, tham gia công việc phát triển nhà trường, nâng
cao ý thức dân chủ và phát triển cá nhân sinh viên.
- Để sinh viên có cơ hội tham gia thật sự vào công việc quản trị của nhà
trường, cần phải có những quy định cụ thể về vai trò, chức năng, nghĩa vụ,
quyền lợi của các đại biểu sinh viên trong các đơn vị quản trị ĐH từ bộ môn
tới cấp trường. Ở các cấp quản trị này, các đại biểu sinh viên có thể được
tham gia váo các vấn đề cụ thể như xây dựng ngân sách, bổ nhiệm cán bộ…
Để khuyến khích sự tham gia của sinh viên vào hoạt động quản trị, nhà trường
cần có chế độ, chính sách hợp lý như: cho phép kéo dài thời gian học tập,
miễn giảm một phần học phí, chứng nhận thành tích tham gia…
3. Giáo dục có đẳng cấp từ góc nhìn của sinh viên
Chúng ta đang trong tiến trình xây dựng những điều kiện cần thiết để
thực hiện đào tạo theo hệ tín chỉ. Một trong những điều kiện ấy là sự thay đổi
cách suy nghĩ của người học với tư cách là trung tâm của quá trình đào tạo
theo triết lý giáo dục hiện nay. Những thảo luận gần đây cho thấy, chúng ta
đang quyết tâm xây dựng một trường đại học mang đẳng cấp quốc tế, nhưng

68
chưa thấy tiếng nói của sinh viên – người thụ hưởng một trường đại học như
thế. Vậy họ đánh giá môi trường học tập mà họ góp phần đầu tư vào như thế
nào?
Đầu tư vào việc học để được gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản – Đầu tư
để được kiến thức chứ còn gì nữa! Nhưng sự đời lại không đơn giản như
thế!Ai đã từng đi học sẽ dễ dàng nhận thấy môi trường để thu nhận kiến thức
cực kỳ quan trọng đối với một sinh viên vì chính đó là nơi quyết định hiệu
quả của việc thu nhận kiến thức (giống như một không gian sống, nếu không
khí trong lành thì việc hít thở là tự nhiên và hữu ích)
Cốt lõi nhất của đẳng cấp giáo dục là văn hóa tôn trọng kiến thức. Văn
hóa này được thể hiện ở… thư viện. Ở các trường đại học không có hàng rào
ngăn cách nào giữa sinh viên và sách vở ngoài thứ tự ưu tiên cho người mượn
sách trước và mượn sách sau. Với một thẻ sinh viên, ai cũng có thể bước vào
cái thế giới mênh mông này để tìm những điều mà mình mong muốn.
Nếu tài liệu cần tìm không có trong kệ - được sắp xếp hằng ngày bảo
đảm mọi thứ nằm đúng vị trí theo mã số-sinh viên có thể yêu cầu nhận được
tài liệu từ các thư trường khác,nơi khác, chỉ cần cung cấp tên tài liệu cho bộ
phận thủ thư. Sinh viên được “ làm chủ “ một tài sản kiến thức khổng lồ như
thế thì chẳng cớ gì để lười nhác trong việc tìm thông tin mở mang đầu óc cho
mình.
Sử dụng đúng các tài liệu giáo trình là cách giáo dục sinh viên biết tôn
trọng lao động trí óc của người khác. Các tác giả, giáo sư là người hiểu rõ hơn
hết luật bản quyền liên quan đến photocopy tài liệu cho sinh viên học. Không
có chuyện bất kỳ tài liệu nào cũng có thể cũng có thể cung cấp cho sinh viên.
Cũng chính vì việc tôn trọng tài sản trí tuệ này mà việc sao chép công trình
của người khác khi làm bài là tội trọng mà sinh viên bước vào học cũng được
nhắc nhở cẩn thận.
Môi trường tiếp nhận kiến thức có chất lượng hay không còn thể hiện ở
những chi tiết sống hàng ngày mà sinh viên nào cũng phải trải qua: ăn, ở , đi,
lại, nghỉ ngơi, giải trí. Ai cũng biết muốn học được lâu bền thì ngoài việc học
hành chăm chỉ còn cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng và được nghỉ ngơi
đúng cách. Các nhà ăn sinh viên phải là nơi đáp ứng những yêu cầu này, được
kiểm tra vệ sinh thực phẩm thường xuyên, nên có những khu vực học tập
công cộng rộng rãi, tiện nghi để sinh viên có thể ngồi học được lâu mà không
mệt mỏi, thậm chí có thể ngồi co trên ghế mà chớp mắt vài phút; nên cho các
tổ chức dịch vụ đóng ngay trong trường hoặc khu phố lân cận. Dịch vụ tư vấn
sức khỏe cũng góp phần đáng kể trong đời sống của sinh viên. Ai có những
vấn đề về tâm lý cá nhân hoặc căng thẳng trong học tập, đều tìm được các
chuyên gia trợ giúp đúng lúc. Sinh viên khi đau yếu đã có các trung tâm y tế
mở cửa hằng ngày, cửa hàng dược phẩm bán đủ các loại thuốc sẵn sàng phục
vụ. Chuyện vận chuyển đi lại cũng thể hiện văn hóa của môi trường đại học:
cần phải đi từ khoa này sang khoa khác thật nhanh để kịp lấy lớp ở các khoa

69
khác nhau. Hệ thống xe đưa rước sinh viên trong phạm vi nhà trường phải
hoạt động đến khuya, đảm bảo an ninh. Đó là chưa kể đến việc giúp sinh viên
giải trí khi đã quá tải chữ nghĩa : …nhà hát, biểu diễn ca nhạc, kịch, múa, hát
…Tất cả những tiện ích nói trên là một phần của quá trình đầu tư cho việc tiếp
nhận kiến thức. Nói cách khác, đầu tư vào giáo dục, không chỉ là ấn chữ vào
đầu mà còn là việc sống- và sống có chất lượng – trong một môi trường văn
hóa mà mọi tiện ích đều nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sống vui khỏe và
học tốt.Khi đã quyết định đầu tư tiền bạc và 4-5 năm tuổi trẻ, sinh viên phải
hiểu được cái giá mà mình phải trả để được thụ hưởng những tiện ích nói trên,
đồng thời hiểu được phần thu lợi cho mình về kiến thức và chất lượng sống.
Kết luận
Vấn đề quản lý sinh viên đào tạo theo tín chỉ trong bối cảnh hiện nay
thực sự không dễ dàng, vì nó gắn chặt với giáo dục cách sống. “Trật tự xã
hội” trong môi trường học đường chính là một bản sao của trật tự xã hội nói
chung: bộ phận hành chính vận hành như các cơ quan nhà nước, quan hệ thầy
trò được đóng khung trong khuôn khổ truyền đạt và trao đổi để hấp thụ kiến
thức hiệu quả nhất; các hội, đoàn sinh viên hoạt động như công đoàn bảo vệ
quyền lợi cho sinh viên và sinh viên sống như một công dân - có quyền lợi và
nghĩa vụ được ấn định bằng các luật lệ công khai. Phần kiến thức mà sinh
viên thu nhận được vì vậy không chỉ là kiến thức một ngành học cụ thể trong
một môi trường tiện nghi, mà còn là toàn bộ hành trang sống giúp họ vào đời
trưởng thành và hiểu biết hơn khi bước vào trường.

Tài liệu tham khảo

1. ThS. Huỳnh Phan Tùng - Trường ĐH Công nghệ Saigon - Để học tập
tốt - Hội thảo VUN lần 2 - 2007.
2. Nguyễn Thiện Tống - Trường ĐH Bách khoa TPHCM- Đổi mới đồng
thời phương pháp học tập và phương pháp đánh giá trong đào tạo theo
học chế tín chỉ - Hội thảo VUN lần 2 - 2007.
3. TS. Lê văn Hảo- Trường ĐH Nha trang - Vai trò của sinh viên đối với
hoạt động quản trị và đảm bảo chất lượng ở đại học trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
4. Cẩm Ly- Trường ĐH dân lập Ngoại ngữ- Tin học TPHCM- Giáo dục
có đẳng cấp từ góc nhìn của một sinh viên-Tập san Ngoại ngữ- Tin học
và giáo dục,số 7 bộ mới (số cũ: 21)

70
QUẢN LÝ CÁ NHÂN NGƯỜI HỌC
TRONG HỆ THỐNG TÍN CHỈ

TS. Huỳnh Văn Thông


Trường Đại học KHXH và NV TP.HCM

1. Vấn đề quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ


Trong quá trình chuyển đổi từ hệ niên chế sang hệ tín chỉ, các trường
đại học Việt Nam hiện nay hầu như đều đang tập trung nguồn lực và năng lực
của mình để hoàn tất khâu chuyển đổi “hệ đếm” kiến thức từ “đơn vị học
trình” sang “tín chỉ”. Có vẻ như đó là một công việc có tính quyết định đối
với việc chuyển đổi sang hệ tín chỉ, đến mức nhiều trường không nhận ra
rằng, thật ra đó chỉ là một trong những việc cần làm, chứ không phải là duy
nhất, và thậm chí đó chỉ mới là một việc mang tính kỹ thuật.
Giả sử các trường thu xếp làm xong công việc kỹ thuật này, lúc đó
chính họ sẽ nhận ra rằng, chương trình đào tạo của trường họ đã được gắn
nhãn “tín chỉ”, nhưng hình như chẳng có mấy khác biệt so với trước đó, ngoài
một vài khía cạnh có vẻ “mới”. Chẳng hạn, phương pháp dạy học mới, tương
quan giữa giờ học lý thuyết và giờ học thực hành, … Nhưng thật ra, xét về
bản chất, những chuyện như thế không liên quan đến việc chuyển đổi sang hệ
tín chỉ. Chẳng qua, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nhiều năm liền hầu
như không có chuyển động nào đáng kể về đổi mới phương pháp dạy học, nên
đã nhân tiện cơ hội chuyển đổi sang hệ tín chỉ lần này để tạo ra một áp lực
nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong toàn hệ thống.
Đâu phải chỉ trong hệ tín chỉ người ta mới chú ý đến chuyện bố trí tỷ lệ hợp lý
giữa lý thuyết và thực hành? Đâu phải chỉ trong hệ tín chỉ người thầy mới
phải yêu cầu sinh viên tự học, mới phải tổ chức đánh giá môn học giữa kỳ?
Trong khi mải mê chú ý đến những khía cạnh kỹ thuật hoặc chú ý nhầm
đến những khía cạnh khác không liên quan đến bản chất của vấn đề tổ chức
đào tạo theo hệ tín chỉ, nhiều trường không nhận thấy tầm quan trọng của vấn
đề quản lý người học trong hệ tín chỉ - một trong những vấn đề mấu chốt của
việc triển khai đào tạo theo hệ tín chỉ. Và điều này có nguy cơ làm méo mó
giá trị đích thực của hệ tín chỉ đối với công tác tổ chức đào tạo, dễ khiến
nhiều người cảm giác hệ tín chỉ thật ra chỉ là một “hệ đếm” thuần túy được
ngành giáo dục đại học Việt Nam xem là mốt thời thượng và chạy theo phong
trào để triển khai.
Trên thực tế, dù là tự giác hay không tự giác, thì cách thức tổ chức đào
tạo của một hệ thống giáo dục đều gắn với triết lý giáo dục cụ thể. Và cũng

71
gần như chắc chắn, triết lý giáo dục nào cũng sẽ liên quan đến người học.
Không phải ngẫu nhiên mà hệ tín chỉ lại chú trọng áp dụng công nghệ “lắp
ghép module” trong việc cơ cấu lại chương trình đào tạo. Cách làm đó cho
phép đem lại nhiều lợi ích cho nhiều bên, đặc biệt là lợi ích cho người học.
Những lợi ích này phát sinh trên nguyên tắc người học được “tháo rời”
ra khỏi cơ cấu lớp học truyền thống, được nhận diện trong hệ thống đào tạo
như một cá nhân có sự độc lập tương đối trong việc lựa chọn kiến thức để tích
lũy phù hợp với mong muốn và khả năng của họ. Trên tinh thần đó, vấn đề
quản lý cá nhân người học sẽ phải là một trong những vấn đề mà các trường
cần quan tâm đúng mức hơn trong lộ trình chuyển đổi sang hệ tín chỉ.
2. Quản lý người học theo lớp và quản lý cá nhân người học
Trong hệ niên chế, công tác quản lý người học theo lớp có xu hướng
“đóng gói” các dữ kiện về người học vào trong một “kịch bản học tập” ít biến
đổi và ít có sự khác biệt giữa các thành viên trong cùng một lớp. Kịch bản này
cũng được gán giá trị thời gian cố định, buộc người học phải tuân thủ. Những
trường hợp không tuân theo kịch bản chung này sẽ trở thành trường hợp “tai
biến” và được xử lý đặc biệt, gây ra nhiều rắc rối cho người học. Ví dụ, chỉ
cần người học gặp một khó khăn đột xuất về sức khỏe đến mức phải gián
đoạn một thời gian học tập thì sau đó anh ta phải đối diện với hàng loạt những
vấn đề rắc rối để xử lý “tai biến” này. Trong một tình hình như thế, người học
chỉ có một cách là tuân thủ bất di bất dịch một lộ trình chung được vạch sẵn
cho cả khóa học của anh ta. Điều này hạn chế tính chủ động của người học
trong quá trình tiếp cận và hoàn thành chương trình đào tạo.
Hệ tín chỉ tạo nhiều cơ hội hơn cho người học trong việc lựa chọn cơ
cấu kiến thức, lựa chọn tiến độ học tập. Chẳng hạn, không còn khái niệm “lưu
ban”, chỉ có khái niệm “chậm tiến độ”; và chậm tiến độ thì không dứt khoát là
do học yếu, mà có thể là do người học chủ động lựa chọn tiến độ chậm cho
phù hợp với hoàn cảnh cá nhân. Theo logic này, thái độ đối với người học
chậm tiến độ cũng cần phải được điều chỉnh thỏa đáng. Số lượng các “biến”
của bài toán quản lý người học trong hệ tín chỉ không tới mức vô số, nhưng
không ít như trong hệ niên chế. Thực tế này sẽ gây quá tải lên hệ thống quản
lý người học theo cách truyền thống vốn dựa nhiều vào sổ sách giấy tờ và
những kỹ thuật thủ công của các trường đại học. Vì lý do đó, khi triển khai hệ
thống tín chỉ, nhiều trường đều nhìn thấy yêu cầu phải tổ chức lại hệ thống
thông tin và ứng dụng CNTT để hỗ trợ công tác quản lý đào tạo theo hệ tín
chỉ, mà chực chất là hỗ trợ công tác quản lý cá nhân người học, từ quản lý quá
trình học tập của cá nhân người học đến quản lý học phí, hồ sơ.
Phân tích sơ bộ như trên để nhìn thấy những vấn đề lớn hơn về công tác
quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ. Bộ phận công tác sinh viên ở các

72
trường đại học lâu nay thường được hình dung là bộ phận có những chức
trách truyền thống sau đây: 1) quản lý hồ sơ sinh viên; 2) giải quyết những
vấn đề về chính sách xã hội đối với sinh viên; 3) tham mưu việc khen thưởng
và kỷ luật đối với sinh viên; 4) tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hình thức
hoạt động phong trào để giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống cho
sinh viên. Có thể ở vài trường còn có thêm một vài công việc khác ngoài danh
sách trên thuộc về chức năng công tác của bộ phận công tác sinh viên. Đến
khi các trường đại học chuyển đổi sang hệ tín chỉ, bộ phận công tác sinh viên
cũng đối diện với một câu hỏi có tính chất “tự vấn” là cần phải thay đổi như
thế nào trong bối cảnh đào tạo theo hệ tín chỉ.
Trên logic, một câu hỏi như vậy có thể dẫn đến những phương án sau:
1) Các chức năng và cách làm cũ sẽ hoàn toàn “lỗi thời”, cần được thay
thế bằng những chức năng và cách làm mới.
2) Một số chức năng và một số cách làm cũ sẽ không còn phù hợp, cần
được thay thế bằng những chức năng và cách làm mới.
3) Không cần phải thay đổi gì, vì lúc nào cũng phải có chưng đó vấn đề
liên quan đến việc quản lý người học.
Dễ thấy, phương án thứ hai là phương án phù hợp với thực tế nhất,
nhưng việc nhận diện cái gì không còn phù hợp và cái gì cần bổ sung sẽ là
một chủ đề cần chia sẻ. Có xu hướng, phòng quản lý đào tạo là “linh hồn” của
công tác chuyển đổi sang hệ tín chỉ, còn phòng công tác sinh viên cũng chỉ
tiếp tục là một “vai phụ” trong quá trình này, như lâu nay vẫn thế. Hầu như,
động thái phổ biến là phòng công tác sinh viên ngồi chờ xem những thay đổi
về hệ tín chỉ do phòng quản lý đào tạo phát ra có liên quan gì đến công tác
sinh viên hay không để xác định các hành động tương ứng. Trong khi đó, lẽ
ra, lộ trình chuyển đổi từ hệ niên chế sang hệ tín chỉ cần hình dung ngay từ
đầu vấn đề quản lý người học trong hệ thống tín chỉ. Cứ đơn cử trường hợp
của VUN cũng đủ để nhận ra thực tế này. Chủ đề hệ tín chỉ đã được nói đến
trong nhiều kỳ hội thảo trước của VUN, nhưng vấn đề quản lý người học lần
này mới được chính thức nêu ra.
3. Quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ - nhận diện những điều cần
thay đổi
Để hệ tín chỉ vận hành thông suốt, các nhu cầu của cá nhân người học
cần được nghiên cứu nhận diện và giải quyết theo hướng tạo điều kiện thuận
lợi tối đa cho người học. Vì số lượng các “biến” của bài toán quản lý cá nhân
người học sẽ rất lớn nên việc tạo điều kiện cho cá nhân người học thật ra là
tạo điều kiện cho chính bản thân hệ thống đào tạo của nhà trường để hệ thống
đó tránh tắc nghẽn.

73
Từ thực tế của một trường đại học đã triển khai hệ tín chỉ, chúng tôi
nhận diện bốn thay đổi cần thiết phải được triển khai tại các bộ phận chuyên
trách về công tác sinh viên của trường đại học.
3.1. Thay đổi cách thức tổ chức quản lý dữ liệu người học
Dữ liệu người học trong hệ tín chỉ là kiểu dữ liệu tương tác, là yếu tố
đầu vào của nhiều quá trình cụ thể trong chu trình tổ chức đào tạo, như quá
trình phát sinh kế hoạch học tập cá nhân, quá trình phát sinh học phí, phát
sinh thời khóa biểu, … Nếu tiếp tục duy trì kiểu dữ liệu “đóng”, tức là dữ liệu
người học “độc quyền” của bộ phận công tác sinh viên thì quá trình quản lý
cá nhân người học sẽ tắc nghẽn do mọi truy vấn thông tin về người học từ
những bộ phận khác nhau trong trường và từ chính người học đều phải trực
quy về kết nối dữ liệu của phòng công tác sinh viên và gây ra nghẽn cổ chai
trong hệ thống. Cách duy nhất để giải quyết trường hợp này là phải tổ chức
quản lý dữ liệu người học theo mô hình cơ sở dữ liệu tập trung và dùng
chung, và đương nhiên là phải “điện tử hóa” khối dữ liệu này để có thể chia sẻ
trên mạng máy tính của nhà trường. Hơn thế nữa, khối dữ liệu người học cần
được tích hợp trong một hệ thống phần mềm quản lý nhà trường tương tự như
giải pháp ERP (enterprise resource planing)của doanh nghiệp. Chính vì lẽ này
mà trong lộ trình chuyển đổi sang hệ tín chỉ, yêu cầu xây dựng hoặc nâng cao
năng lực của mạng máy tính, thiết kế lại hệ thống thông tin trở thành một nhu
cầu cấp bách.
3.2. Thay đổi cách thức cung cấp thông tin cho người học
Việc tổ chức lại cách thức quản lý dữ liệu người học sẽ tạo điều kiện để
có bước thay đổi tiếp theo trong cách thức cung cấp thông tin cho người học.
Phương châm hướng đến là “mọi lúc, mọi nơi”. Vấn đề này cần được thảo
luận triệt để về ý nghĩa thực tế. Vì thoạt nghe, có vẻ điều này liên quan đến
dân chủ trường học, đến tinh thần “chăm sóc khách hàng” của doanh nghiệp
đại học trong bối cảnh mới. Nhưng vấn đề ở trên mức ấy. Cá nhân người học
cần phải có đầy đủ thông tin về dữ liệu học tập của cá nhân mình và những
thông tin liên quan đến việc học (thời khóa biểu, thông tin về người dạy, về
môn học, …) để có thể ra quyết định và điều chỉnh quyết định học tập của họ
kịp thời, vì thế cần giả định rằng họ có quyền có nhu cầu truy vấn thông tin
thường xuyên. Thử hình dung, một trục trặc về truy vấn thông tin củ người
học có thể đẩy họ vào tình thế khó khăn trong việc xử lý các quyết định học
tập và phải chấp nhận chậm tiến độ. Đơn cử, một khoản nợ học phí rất nhỏ
của người học nếu không được truy vấn và xử lý kịp thời có thể khiến sinh
viên đó bị cấm thi cả một học kỳ (có mộ số trường nghiêm khắc vẫn làm như
thế).

74
Nhưng nếu phải giải quyết mọi nhu cầu ấy của người học một cách vô
điều kiện, hệ thống thông tin và các dịch vụ quản lý của nhà trường sẽ quá tải.
Giải pháp thích hợp có thể hình dung là chia thông tin cần cung cấp cho người
học thành ba luồng có đặc tính khác nhau: luồng thông tin tham khảo chung –
luồng thông tin học vụ chung – luồng thông tin học vụ của cá nhân. Luồng
thứ nhất cung cấp trong các dịch vụ truy vấn miễn phí và có tính công cộng,
chủ yếu thông qua website và tài liệu kiểu catalog. Luồng thông tin thứ hai
cũng được cung cấp trong các dịch vụ truy vấn miễn phí nhưng có tính định
kỳ, chủ yếu thông qua tài liệu kiểu cẩm nang sinh viên của từng ngành học.
Luồng thứ ba được cung cấp miễn phí có điều kiện, nghĩa là chỉ cung cấp
miễn phí 1-2 lần/học kỳ. Ngoài những lần miễn phí đó, nếu sinh viên có yêu
cầu, họ phải trả chi phí. Giải pháp này giúp vừa đảm bảo việc cung cấp thông
tin kịp thời cho người học trong học chế tín chỉ vốn đòi hỏi người học phải
chủ động, đồng thời giúp hạn chế tình trạng quá tải của hệ thống.
3.3. Tổ chức công tác tư vấn cho người học
Thay vì bị ám ảnh bởi cụm từ “quản lý sinh viên”, bộ phận chuyên
trách về công tác sinh viên nên chú trọng hơn đến cụm từ “tư vấn cho người
học”. Nhiều trường đại học hiện nay vẫn tiếp tục duy trì mạng lưới giáo viên
chủ nhiệm lớp – một cách làm cho thấy tư duy quản lý người học không theo
kịp yêu cầu chuyển đổi sang hệ tín chỉ. Trong khi đó, công việc quan trọng
hơn là bắt đầu xây dựng và phát triển mạng lưới các cố vấn học tập, tư vấn
cho người học và hỗ trợ họ ra các quyết định học tập phù hợp. Điều này có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức đào tạo theo hệ tín chỉ. Tổ chức mô tả
tác nghiệp cho vị trí công tác này trong trường đại học không khó, vì có thể
học hỏi từ nhiều mô hình thực tế trên thế giới. Nhưng khó hơn và mất nhiều
thời gian hơn sẽ là việc tổ chức tập huấn và xây dựng năng lực cho đội ngũ cố
vấn học tập. Những người này không chỉ có phẩm chất nhiệt tình mà còn phải
có hiểu biết phù hợp. Nếu bắt tay làm từ bây giờ, có thể phải đến năm học sau
các trường đại học may ra mới có thể nhìn thấy kết quả của việc này.
4. Kết luận
Đổi mới công tác quản lý người học trong quá trình chuyển đổi sang hệ
tín chỉ là một yêu cầu khách quan không lệ thuộc vào mong muốn cá nhân của
ai hoặc mong muốn cục bộ của bộ phận chuyên trách về công tác sinh viên
trong các trường đại học. Chuyển dịch của hệ thống đòi hỏi sự chuyển dịch
của các thành tố trong hệ thống đó. Vấn đề chính là: 1) nhận thức được tầm
quan trọng và vai trò của vấn đề quản lý cá nhân người học trong học chế tín
chỉ; 2) nhận diện những thay đổi cần có trong chức năng của bộ phận chuyên
trách về công tác sinh viên trong các trường đại học; 3) xác định các giải pháp

75
thích hợp cho vấn đề quản lý cá nhân người học trong quá trình chuyển đổi
sang học chế tín chỉ.
Phân tích và đề xuất của chúng tôi về vấn đề này đã cố gắng đối chiếu
giữa những vấn đề có tính lý luận về hệ tín chỉ và thực tiễn triển khai của một
số trường đại học Việt Nam trong thời gian qua, với hy vọng sẽ góp phần làm
cho quá trình chuyển đổi sang hệ tín chỉ mà nhiều trường đại học Việt Nam
đang theo đuổi sẽ nhanh chóng và ít “tai biến” hơn, vì thể theo quy luật, các
kế hoạch đổi mới thường kèm theo các “tai biến”.
TP.HCM tháng 9/2008

76
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

ThS. Nguyễn Thị Hoàng Anh


Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐà Nẵng

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây khi xu thế toàn cầu hoá diễn ra trong mọi mặt
của đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức của
thời đại: đó là hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo
lối sống thực dụng trong một số thanh niên sinh viên làm ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục đạo đức của nhà trường. Nhà trường là nơi nuôi dưỡng đạo
đức, lý tưởng, nhân cách, hoài bão ước mơ, trí tuệ của sinh viên cũng khó
tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu
cực. Các em dễ bị lôi cuốn vào các hoạt động có hại và nguy hiểm cho bản
thân, cho gia đình và xã hội. Điều đáng lo ngại là những tệ nạn xã hội đã tác
động vào nhà trường làm cho một bộ phận sinh viên chậm tiến, khó giáo dục,
thậm chí hư hỏng, phạm pháp. Trước tình hình đó, khi chúng ta chuyển
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc tăng cường giáo dục đạo
đức cho sinh viên càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
2. Mục tiêu và nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên
2.1. Mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên
Quản lý giáo dục đạo đức trong xã hội nước ta hiện nay nói chung và
trong trường đại học nói riêng là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện
nhân cách cho người học. Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt
Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của
quản lý giáo dục đạo đức là làm cho quá trình giáo dục đạo đức vận hành
đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành ý
thức tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những thói quen hành vi đạo
đức cho sinh viên.
2.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên
Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên là giáo dục cho sinh
viên các phẩm chất đạo đức quan trọng của nhân cách xã hội chủ nghĩa như

77
lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thái độ xã hội chủ nghĩa đối với lao
động, lòng nhân ái và tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa. Đối với con người,
nét tính cách đạo đức quan trọng nhất quyết định sự phát triển lành mạnh của
nó là tính trung thực, đức tính khiêm tốn, lòng nhân ái, vị tha. Con người có
thể trở thành tài giỏi và thành đạt nhưng chỉ thực sự mang giá trị con người và
hạnh phúc nếu có đạo đức, là một con người đạo đức, là một nhân cách.
3. Các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ
3.1. Các phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên
Có ba phương pháp quản lý giáo dục đạo đức cơ bản:
Phương pháp tổ chức hành chính: Là phương pháp tác động trực tiếp
của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính
dứt khoát, bắt buộc như nghị định, nghị quyết, văn bản quy chế, quy định.
Phương pháp tổ chức hành chính là tối cần thiết trong công tác quản lý, tuy
nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú ý nếu lạm dụng nó thì sẽ dẫn đến
tình trạng quan liêu, mệnh lệnh
Phương pháp kinh tế: Đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động
gián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy
kinh tế làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực
hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc
nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý.
Các phương pháp tâm lý – xã hội: Đặc điểm của phương pháp này là
sự kích thích đối tượng quản lý sao cho họ luôn toàn tâm toàn ý cho công
việc, coi những mục tiêu nhiệm vụ quản lý như là những mục tiêu và công
việc của chính họ, hơn nữa họ luôn cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để
ngày càng tốt hơn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên
Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên có thể tiến hành bằng nhiều hình
thức khác nhau như:
Giáo dục đạo đức thông qua con đường dạy các môn khoa học xã hội
và nhân văn: Có thể xem đây là con đường thuận lợi giúp sinh viên có thể
nhận thức được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành
phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập,
chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, sinh viên không những tiếp thu
các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới.

78
Giáo dục đạo đức thông qua thực tập, hoạt động ngoại khoá: Hình thức
giáo dục này giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa
nhiệm vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay để có thái độ
lao động đúng đắn.
Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động
giúp sinh viên mở rộng quan hệ với người khác, giúp sinh viên hiểu được
những chuẩn mực xã hội, thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển chúng
thành những giá trị của chính bản thân mình. Thông qua các hoạt động này,
bộ mặt văn hoá đạo đức của sinh viên ngày càng hoàn thiện hơn.
Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động tập thể: Như sinh hoạt lớp, sinh
hoạt đoàn, sinh hoạt hội sinh viên, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, quân
sự... sinh viên nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm tạo nên nếp sống
vui tươi, sôi nổi, tình đoàn kế thân ái, xây dựng tác phong nhanh nhẹn khẩn
trương, hướng sinh viên tới nhận thức và hành vi đúng đắn, biết giới hạn và
thoả mãn nhu cầu chính đáng của bản thân.
Hình thức tự tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện đạo đức nhân cách:
Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức của mỗi sinh viên.
Con người được sinh ra nhưng nhân cách chỉ có thể được hình thành và phát
triển bởi quá trình giáo dục và tự giáo dục trong suốt cuộc đời.
Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy. Mỗi người
thầy phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Người thầy phải tự hoàn
thiện để có đủ phẩm chất và tận tâm với việc giáo dục sinh viên. Để giáo dục
đạo đức cho sinh viên, thì người thầy phải có lòng nhân ái, biểu hiện ở tư cách
của người thầy, ở năng lực chuyên môn, ở sự độ lượng, vị tha, đặc biệt là cách
cư xử văn hoá đối với sinh viên.
4. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ
4.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, cán bộ
giảng dạy trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi người, trước hết là
cho đội ngũ làm công tác quản lý, cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ giảng
dạy là một yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa nhất định đến sự
thành công hay thất bại của công việc. Trong điều kiện hiện nay đạo đức có
nhiều biểu hiện tiêu cực thì việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho
đôi ngũ cán bộ giảng dạy là hết sức cần thiết. Không nên xem việc giáo dục
đạo đức cho sinh viên là việc làm riêng của bộ phận chức năng, mà là trách
nhiệm của những người làm công tác giáo dục. Cần củng cố và phát huy vai

79
trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh
viên
4.2. Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thống nhất trong toàn
trường để giáo dục đạo đức cho sinh viên
Đây là biện pháp then chốt, là đòn bẩy quyết định hiệu quả, chất lượng
của hoạt động quản lý giáo dục đạo đức. Tổ chức bộ máy quản lý gồm cán bộ
quản lý và các thầy cô giáo trong nhà trường. Bộ máy quản lý phải tổ chức
lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công tác giáo dục đạo đức đáp ứng với mục tiêu
giáo dục và yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.
Đối với việc quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trước hết cần có bộ
máy quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức sinh viên phụ trách thống
nhất từ Bộ đến Trường, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; củng
cố bộ máy quản lý của nhà trường và các đoàn thể, kết hợp chặt chẽ với quản
lý của gia đình và cộng đồng trong việc quản lý và giáo dục đạo đức sinh
viên; xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý giáo dục đạo đức để
hoạt động có hiệu quả.
4.3. Tổ chức thực hiện quản lý theo quy trình
Xây dựng kế hoạch: Trên có sở mục tiêu, nhiệm vụ năm học lập kế
hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan, sau đó thông
qua kế hoạch và phân công nhiệm vụ đảm bảo hợp lý với các nguồn lực
nhằm triển khai kế hoạch năm học đã đề ra.
Tổ chức thực hiện: Là giai đoạn ra quyết định phối hợp các lực lượng,
sắp xếp các bộ phận quản lý cùng hoạt động hướng tới việc triển khai kế
hoạch đã đề ra.
Làm tốt công tác chỉ đạo: Ra quyết định, phối hợp đảm bảo cho các bộ
phận hoạt động nhịp nhàng, điều chỉnh để cho tiến độ hoạt động đều đặn,
động viên khen thưởng kịp thời.
Đảm bảo tốt chức năng thông tin: Thông tin là cơ sở của quản lý,
không có thông tin đầy đủ, đáng tin cậy thì quá trình quản lý vận hành kém
hiệu quả. Làm tốt các khâu của quá trình thông tin (thu thập, xử lý, truyền đạt,
lưu trữ...), thông tin cần phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và hiện đại
hoá việc trao đổi thông tin.
Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy: Xây dựng chế độ đãi ngộ cho đội
ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia quản lý giáo dục đạo đức cho
sinh viên.

80
Kiểm tra đánh giá: Là biện pháp quan trọng đánh giá mức độ hoàn
thành kế hoạch đã triển khai để động viên khen thưởng kịp thời.
Tổng kết rút ra bài học: Đánh giá được những điểm mạnh để phát huy,
tìm ra điểm yếu để khắc phục.
4.4. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên
Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và địa phương nơi sinh
viên tạm trú, giữa nhà trường và ký túc xá sinh viên. Thống nhất những biện
pháp cơ bản để giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua giữa nhà
trường và xã hội. Quán triệt trong sinh viên việc thực hiện nghiêm túc chủ
trương chính sách đường lối của Đảng. Ký cam kết với công an thực hiện các
biện pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao
thông.
Phối hợp với các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, các giáo viên
chủ nhiệm cùng tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá văn nghệ để nâng
cao nhận thức giá trị đạo đức cho sinh viên.
5. Kết luận
Giáo dục đạo đức có một ý nghĩa quan trọng và là khâu then chốt của
quá trình giáo dục nhân cách con người. Quản lý công tác giáo dục đạo đức
cho sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết đối với nhà trường đại học. Giáo dục đạo đức trong nhà trường là
làm cho sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, có ý
nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội, làm cho họ nhận thức được những
giá trị truyền thống, như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù,
chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực... là những giá trị đích thực, cao đẹp của
mỗi con người, hơn nữa, phải làm cho họ nhận thức được sự cần thiết phải
thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để
không chỉ biết tiếp thu mà còn biết phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống trong bối cảnh hội nhập.

81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Tuyết Bảo, Đạo đức với phát triển con người và xã hội, Tạp chí
Giáo dục số 11/2000.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-
2010, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành TW khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh (1962), Bàn về giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục,
Hà Nội
6. Hà Nhật Thăng (2005), Đạo đức học và giáo dục đạo đức, Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội.
7. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia, Hà Nội.

82
QUẢN LÝ SINH VIÊN
TRONG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
THÔNG QUA VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY – HỌC

TS. LÊ ĐÌNH VIÊN


Hiệu Trưởng Trường Đại học kinh tế Công nghệp Long An

Có thể nói cải tổ hệ thống giáo dục ở Việt Nam đòi hỏi một cách nhìn và
giải pháp có tính toàn diện và lâu dài, dựa trên một triết lý giáo dục được xã
hội chấp nhận. Cần khẳng định rằng nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo dục
chính là giáo dục cấp cơ sở như tiểu học và trung học cơ sở.Tuy nhiên sư
chuyển biến của 2 cấp này lại phụ thuộc vào đội ngũ thầy được đào tạo ở đại
học .Tiếc là do nhiều nguyên nhân trong đó có việc đào tạo theo đường mòn,
kinh viện từ quá lâu. Cải tổ đại học vừa là yêu cầu của bản thân nó vừa là
bước đi thiết yếu cho công cuộc cải tổ nền giáo dục nói chung.
Trong phạm vi hạn hẹp và cụ thể bài viết chỉ đề cập đến vấn đề quản lý
sinh viên như thế nào trong quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ.
Nhằm tăng cường tính liên thông của hệ thống giáo dục Đại học nước ta
và hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới.Mấy năm gần đây nhà
nước đã đưa ra chủ chương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống
giáo dục Đại học nước ta. Trong “quy hoạch mạng lưới trường Đại học, Cao
đẳng giai đoạn 2010” được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt theo quyết định
47/2001/QĐTTCP. Nhằm thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt từng bước
chuyển việc tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. Để thực hiện
các chủ chương đó các trường cần thực hiện một lộ trình chuyển đổi từ học
chế học phần hiện nay sang học chế tín chỉ trong toàn bộ hệ thống giáo dục.
1. Bối cảnh chuyển đổi.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ 1986, giáo dục đại học ở nước ta
có nhiều thay đổi. Hội nghị Hiệu Trưởng các trường Đại học tại Nha Trang
mùa hè 1987 đã đưa ra nhận định đổi mới giáo dục đại học, trong đó có chủ
trương triển khai trong các trường Đại học quy trình từng giai đoạn và môđun
hóa kiến thức.Theo chủ chương đó học chế học phần đã được triển khai trong
toàn hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng nước ta từ 1987.Học chế học
phần được xây dựng trên tinh thần tích lũy dần kiến thức theo các qui trình
học tập, tức là giai đoạn tiền của học chế tín chỉ, do đó được gọi là “sự kết
hợp niên chế và tín chỉ”. Tuy nhiên khó khăn về đời sống trong xã hội nói
chung và trong các trường Đại học nói riêng chưa cho phép đặt vấn đề thực

83
hiện học chế môđun hóa triệt để.Vào năm 1993 những khó khăn chung của
đất nước và các trường Đại học dịu bớt, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo chủ trương
thực hiện học chế tín chỉ.
Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên áp dụng dạy
học chế tiến chỉ từ 1993 và sau đó1số trường Đại học khác áp dụng với các
sắc thái và mức độ khác nhau:
2). Đặc trưng của đào tạo tín chỉ:
Việc chuyển sang đào tạo tín chỉ là rất có lợi cho người học. Về việc dạy
sẽ có ảnh hưởng tích cực, tuy nhiên giảng viên sẽ phải thay đổi phương pháp
giảng dạy từ kiểu thầy dạy trò ghi sang việc lấy người học làm trung tâm.
Giảng viên dạy được nhiều học phần, một học phần được nhiều giảng viên
giảng dạy.
Kiến thức được cấu trúc thành các học phần. Quá trình học tập là sự tích
lũy kiến thức của người học theo từng học phần.
Khác với học niên chế là lớp học được tổ chức theo 1 chương trình
chung áp dụng dạy nhất loạt cho tất cả người học.Khi tổ chức giảng dạy theo
tín chỉ, lớp học được tổ chức theo từng học phần; đầu mỗi học kỳ, sinh viên
được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và
phù hợp với qui định chung nhằm đạt được kiến thức theo 1 ngành chuyên
môn chính nào đó. Sự lựa chọn các môn học rất rộng rãi.Sinh viên có thể ghi
tên học các môn liên ngành nếu họ muốn. Sinh viên không chỉ học các môn
chuyên môn của mình mà còn học các môn khác lĩnh vực chẳng hạn sinh viên
các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật vẫn cần học một ít môn khoa học xã
hội, nhân văn và ngược lại.
Về cách đánh giá kết quả học tập, sẽ không tổ chức bằng một kỳ thi như
hiện nay mà hệ thống tín chỉ dùng cách đánh giá thường xuyên.Và dựa vào sự
đánh giá đó đối với các môn học tíchlũy để cấp bằng cử nhân.
3) Kinh nghiệm từ các trường áp dụng hệ thống tín chỉ.
a) Ưu điểm:
• Hiệu quả đào tạo cao: Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến
trình tích lũy kiến thức.Với học chế này, sinh viên chủ động thiết kế
kiến thức cho mình, được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập
thích hợp với khả năng và hoàn cảnh riêng của mình.Điều đó đảm bảo
cho quá trình đào tạo trong các trường mềm dẻo hơn, đồng thời cũng
tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình theo các cấp đào tạo và các
ngành đào tạo khác nhau.
• Học chế tín chỉ cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích
lũy được để dẫn tới văn bằng, khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn
gốc khác nhau học đại học một cách thuận lợi.Về phương diện này có
thể nói học chế tín chỉ là những công cụ quan trọng để chuyển từ nền

84
Đại học mang tính tinh hoa (elitist) sang học mang tính đại chúng
(mass)
• Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao: Với học chế tín chỉ kết quả
học tập của sinh viên được tính theo từng học phần, do đó việc hỏng
một học phần nào đó không cản trở quá trình. Sinh viên không bị buộc
phải quay lại học từ đầu. chính vì vậy giá thành đào tạo tín chỉ thấp hơn
so với đào tạo theo niên chế.
• Nếu đào tạo theo tín chỉ các trường Đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ
chức học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa tránh các môn
học trùng lắp, ngoài ra sinh viên có thể học các môn học lựa chọn ở các
khoa khác nhau. Còn cho phép sử dụng đội ngũ giảng viên giỏi nhất và
phương tiện tốt nhất để dạy học. Kết hợp với học chế tín chỉ, nếu
trường Đại học tố chức thêm các kỳ thi kiến thức và kỹ năng của người
học tích lũy được bên ngoài nhà trường để cấp cho một tín chỉ tương
đương, thì sẽ tạo thêm cho họ cơ hội đạt văn bằng.
b) Những hạn chế khi triển khai học chế tín chỉ:
• Cắt vụn kiến thức: phần lớn các muđun trong học chế tín chỉ được qui
định cỡ 3 hoặc 4 tín chỉ, do đó không đủ thời gian để trình bày kiến
thức thật rõ có được theo một trình tự diễn biến liên tục, từ đó gây ấn
tượng kiến thức bị cắt vụn và người ta thường khắc phục nhược điểm
này bằng cách không chia muđun quá nhỏ dưới 3 tín chỉ , và trong
những năm cuối người ta thường thiết kế hoặc tổ chức các kỳ thi có
tính tổng hợp để sinh viên có cơ hội liên kết, tổng hợp kiến thức đã học.
• Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì các lớp học theo muđun khó
xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học niên
chế, nên việc tổ chức các đoàn thể của sinh viên gặp nhiều khó khăn
chính nhược điểm này mà học chế tín chỉ “khuyến khích chủ nghĩa cá
nhân, không coi trọng tính cộng đồng, tuy nhiên một số nơi thường xây
dựng các tập thể tương đối ổn định qua các lớp khóa học trong năm,
sinh viên thường phải học chung phần lớn các môđun kiến thức…
• Tính chủ động của sinh viên rất thấp: Qua thực tế các trường đã áp
dụng học chế tín chỉ; một vấn đề đáng lưu tâm là tính chủ động của
sinh viên rất thấp. Họ không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa
vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt thông
tin của trường.Vì vậy nhiều sinh viên than phiền là không biết trường
sẽ tổ chức những môn học nào, kế hoạch học tập ra sao.
Để tạo điều kiện cho việc triển khai học chế tín chỉ có hiệu quả theo tôi
các trường Đại học phải tổ chức đồng bộ các yếu tố từ tuyển sinh, tổ
chức quản lý dạy và học, sắp xếp kết cấu giáo trình phù hợp…

85
Để khắc phục những nhược điểm như đã nêu trên cho rằng yếu tố tổ
chức quản lý sinh viên có vai trò quan trọng trong quá trình triển khai
học chế tin chỉ.
4. Các biện pháp quản lý sinh viên thông qua các hoạt động dạy- học.
4.1- Vai trò của người dạy:
Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có một số vai trò, trong
đó hai vai trò nổi bật nhất là “người biết mọi tri thức về các môn liên quan;
người dạy được xem như là nguồn kiến thức duy nhất và người học chỉ cần
tiếp thu được nguồn kiến thức này là đủ.Trong vai trò thứ 2, người quyết định
mọi hoạt động dạy- học trong lớp học. Tức là người dạy có toàn quyền quyết
định dạy cái gì(nội dung) và dạy như thế nào (phương pháp), người học chỉ
biết nghe, ghi chép và học thuộc những gì được dạy không được can thiệp vào
công việc của người dạy.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hai vai trò nêu trên ở mức độ nào đó
vẫn được duy trì, tuy nhiên trong thực tế người dạy phải bảo đảm một số vai
trò khác nữa:
• Cố vấn quá trình học tập, giúp người học thể hiện rõ hơn những ý định
của họ để qua đó sinh viên có thể phát huy được vai trò chủ động và
sáng tạo và những nguồn lực của chính sinh viên để học tốt hơn.
• Giúp cho chính mình hiểu được người học, hiểu được những gì sinh
viên cần trong quá trình học tập và những gì sinh viên có thể tự làm
được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ học tập thông qua hướng
dẫn và giám sát.
• Hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế
nhất của giáo dục hiện đại: Học gắn với hành.
• Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng như khi
hướng dẫn sinh viên thảo luận, người dạy phải chọn những vấn đề cốt
lõi, quan trọng để giảng. Người dạy hoạt động như là một thành viên
tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với cá nhân người học. Với tư
cách vừa là cố vấn vừa là người tham gia vào quá trình học tập, nguồn
tham khảo cho người học giúp họ tháo gở những khó khăn trong học
tập và nghiên cứu.
• Trong vai trò là người học, người nghiên cứu, với tư cách là thành viên
tham gia vào hoạt động học tập ở trên lớp, người dạy có điều kiện trở
lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn và trách nhiệm
với họ. Có thực hiện được vai trò của người học thì người dạy mới phát
huy được tính tích cực của người học, lựa chọn được phương pháp
giảng dạy phù hợp. Với tư cách là nhà nghiên cứu, người dạy có thể
đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất
của quá trình dạy học chính môn học đó.

86
Người dạy phải thể hiện mình như một nhạc trưởng trong dàn nhạc, tạo
sự chú ý cho người học và điều khiển quá trình học tập của sinh viên.
Có như thế mới có thể lôi cuốn sinh viên, tập hợp họ, tổ chức cho họ
học tập.Lấy người học làm trung tâm của hoạt động đào tạo. Người dạy
phải tạo điều kiện cho người học thật sự trở thành người đàm phán tích
cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập với các
thành viên trong nhóm và với người dạy.
4.2 . Vai trò của cố vấn học tập:
Khi nói đến vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế
tín chỉ ở nước ta trước hết phải nhận thức đầy đủ về người làm cố vấn
học tập:
• Cố vấn học tập phải hiểu rõ về chuyên môn, ngành nghề, hiểu rõ hoàn
cảnh, khả năng của sinh viên; số lượng cốvấn học tập của một trường
phải đủ để thực hiện chức năng tư vấn có hiệu quả. Nghĩa là mỗi cố vấn
học tập chỉ đảm trách 1 số lượng sinh viên nhất định để theo dõi toàn
bộ quá trình học tập của sinh viên, giúp đỡ các sinh viên hoàn thành
khóa học. Cố vấn học tập phải là người am hiểu quá trình, kế hoạch
đào tạo của ngành học để tư vấn cho sinh viên một lộ trình hợp lý trong
quá trình học tập.
Hiện nay ở các trường Đại học các giảng viên chưa có kinh nghiệm
nhiều, thậm chí chưa qua giảng dạy làm cố vấn.Để đáp ứng yêu cầu này
các trường cần có kế hoạch tuyển chọn cố vấn học tập từ đội ngũ giảng
viên có kinh nghiệm, đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên
trao đổi kinh nghiệm với giảng viên các trường như Đại Học Bách
Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Đại Học Cần Thơ… thậm chí là kinh nghiệm ở các trường Đại
Học Âu Châu.
Hoạt động tư vấn của giảng viên bao gồm tất cả các tiện ích do nhà
trường cung cấp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình từ khi vào trường đến khi ra trường; từ hoạt động
học tập đến hoạt động rèn luyện đạo đức, nhân cách thể chất; từ việc
sinh viên thực hiện những quy định bắt buộc cho đến việc chủ động
tích cực thực hiện trong điều kiện cho phép sinh viên lựa chọn.
Trong học chế tín chỉ công tác tư vấn phải cung cấp thông tin 1 cách
đầy đủ, chính xác trên nền tảng chuẩn hóa thông tin về tất cả các vấn đề
có liên quan và cung cấp đầy đủ đến sinh viên vào đầu học kỳ, đầu năm
học.Đa số hoạt động tư vấn đều được hoạch định ở mức độ dài hạn và
trung hạn 1 cách ổn định giúp sinh viên có điều kiện tìm kiếm sự tư vấn
phù hợp nhất với mình.
• Công tác tư vấn cho sinh viên có điều kiện và buộc phải vận động,
thích ứng theo hướng đa dạng hóa phương thức tư vấn đến từng sinh
viên.

87
• Do được chủ động về thời gian và khối lược học tập cộng với sự đa
dạng trong nhu cầu, sinh viên có điều kiện tham gia nhiều loại hình
ngoại khóa đã tác động tích cực đến chủ thể thực hiện vai trò tư vấn.
Nhưng trên thực tế một cố vấn học tập với 60 sinh viên như Đại Học
Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh thì người tư vấn rất bận rộn với
công việc, ngoài ra còn phải giảng dạy số giờ chuẩn quá cao.
Cố vấn học tập của chúng ta vẫn theo lối cũ (như giáo viên chủ nhiệm)
chính vì lẽ đó thông qua các hoạt động tư vấn để quản lý sinh viên gặp không
ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó người làm cố vấn phải là người có
tâm huyết hay nói cụ thể là hết mình vì học trò, ngoài tư vấn học tập, phải tổ
chức cho các em tham gia các loại hình ngoại khóa, thảo luận, nghiên cứu
khoa học, tham quan thực tế
4.3. Vai trò của cá nhân và nhóm học tập:
Trong quá trình đào tạo theo tín chỉ, người học phải được đào tạo để thực
sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình, với mục
tiêu đào tạo, với các thành viên trong nhóm và trong lớp, và với người dạy.
Sinh viên không những chỉ là người thu nhận kiến thức thụ động từ
người dạy và từ sách vở, điều quan trọng là sinh viên phải là những người biết
cách học như thế nào.Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng sinh viên có những
nhu cầu, động cơ học tập và những chờ đợi khác nhau về ngành học, môn học
và trong quá trình học sinh viên thường xuyên điều chỉnh kế hoạch học tập
của họ cho phù hợp với những mục tiêu của năm học. Kiến thức thường được
xác định lại khi sinh viên khám phá nhiều hơn về vai trò và trong khi xây
dựng kế hoạch học tập cho riêng mình, sinh viên có thể nhận ra rằng các
chiến lược học tập trước đó của họ không phù hợp nữa và có thể bị thay thế
bằng 1 chiến lược mới phù hợp.
Quá trình điều chỉnh này được gọi là quá trình đàm phán với chính mình
trong quá trình học tập. Học tập không đơn thuần là hoạt động mang tính cá
nhân; nó được diễn ra trong 1 môi trường văn hóa xã hội nhất định trong đó
sự tác động giữa các người học với nhau có vai trò quan trọng trong thu nhận
và tạo kiến thức.
Thực tế đặt ra là người học phải có thêm vai trò; vai trò của người cùng
đàm phán trong nhóm và trong lớp học.
Vì vậy dạy học theo trường lớp là 1 quá trình cộng sinh, cho nên ngoài
những vai trò nêu trên, người học đảm nhiệm thêm vai trò là người tham gia
vào môi trường cộng tác dạy- học, là người cung cấp thông tin phản hồi về
bản thân mình cho người dạy để người dạy điều chỉnh nội dung, phương pháp
và thủ thuật giảng dạy phù hợp, tăng hiệu quả dạy-học.
Từ những hoạt động của cá nhân nó đã tác động đến nhóm học tập dưới
sự hướng dẫn, điều khiển của thầy, sẽ làm cho những người học hưng phấn,

88
phải cuốn hút vào quá trình học tập như một nhu cầu thực thụ để thu thập kiến
thức không những của thầy mà của các thành viên trong nhóm.Từ những hoạt
động của nhóm giúp cho người dạy phải tự điều chỉnh nội dung, phương pháp
dạy-học cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
4.4. Vai trò của các thiết bị hỗ trợ trong học tập theo hệ thống tín chỉ.
Những năm gần đây do cuộc cách mạng về công nghệ thông tin phát
triển các trường đại học đã khai thác tương đối tốt công nghệ thông tin trong
giảng dạy-học tập và quản lý sinh viên. Một thực tế ở nước ta việc áp dụng
công nghệ thông tin trong việc quản lý sinh viên là điều phải làm:
• Thứ nhất: Hệ thống phục vụ giảng dạy trên lớp, như:projector,
overhead, các phương tiện nghe nhìn…
• Thứ hai: hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đầy đủ trước khi triển
khai môn học.
• Thứ ba: thư viện điện tử với đầy đủ sách chuyên ngành và tài liệu
nghiên cứu, internet-phần mềm – mô phỏng (ảo) v.v…
Vì vậy để học tập đạt hiệu quả; ngoài sự cố gắng của người dạy và người
học rất cần có sự hỗ trợ của công nghệ thong tin để giúp sinh viên cũng cố
kiến thức sau khi học, thu nhận, cũng cố kiến thức mới mà người dạy chưa thể
truyền đạt hết…
4.5 .Vai trò của chương trình giảng dạy.
Theo ông Lê Viết Khuyến Vụ Trưởng Vụ Đại Học và Sau Đại Học Bộ
Giáo Dục Đào Tạo cho biết: việc chuyển đổi từ học chế niên chế sang học
chế tín chỉ không làm thay đổi chương trình khung hiện hành mà chỉ thay đổi
đơn vị đánh giá khối lượng kiến thức học tập từ học trình sang tín chỉ. 1 tín
chỉ tương đương với 1,5 đơn vị học trình.
Nhưng theo tôi học phần tự chọn chương trình cần được điều chỉnh, gọn nhẹ,
linh hoạt phù hợp với đặc thù học theo nhóm, tăng cường thảo luận seminar,
dã ngoại…. Nhưng vẫn bảo đảm nội dung của môn học.đặc biệt các môn
khoa học xã hội và nhân văn, và các môn ở giai đoạn đại cương.v.v…
5. kết luận.
Việc triển khai học chế tín chỉ trong các trường Đại học hiện nay, muốn
quản lý tốt các em trong quá trình đào tạo cần thông qua các hoạt động dạy và
học. người thầy phải thật sự là điểm tựa giúp sinh viên không chỉ chủ động
trong học tập và còn cảm thấy tự tin và gắn bó với nhà trường.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho học chế tín chỉ hoạt động có hiệu quả, các
trường phải được chủ động trong tuyển sinh, tuyển sinh theo học kỳ để các
môn có điều kiện tổ chức liên tục. Nếu tuyển sinh như hiện nay việc tổ chức
học chế tín chỉ sẽ gặp khó khăn, khó tổ chức các học phần có đủ sinh viên.

89
Những trường đã áp dụng học chế tín chỉ cho thấy tính chủ động của sinh
viên thấp, chưa quen làm việc độc lập.Vẫn suy nghĩ dựa vào giáo viên chủ
nhiệm.Chính vì điều đó người thầy cần định hướng cho các em cách tư duy
độc lập, tự chủ có sự hướng dẫn và định hướng của thầy.
Như vậy , để áp dụng thành công học chế tín chỉ, cần phải quản lý sinh
viên trong bối cảnh nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường, với sinh
viên là khách hang, là trung tâm và tất nhiên người học sẽ phải tự chọn lựa
học cái gì? Học với ai? Học sao cho có hiệu quả nhất – nhà trường sẽ tạo mọi
điều kiện tốt nhất để hoàn thành các yêu cầu của sinh viên. Đó là nội dung và
mục tiêu cơ bản của công tác quản lý sinh viên trong hệ thống đào tạo tín chỉ
hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Giáo Dục – Đào Tạo: quyết định 2677/GD – ĐT ngày 3 tháng 12


năm 1993 ban hành khung chương trình đào tạo tín chỉ
2. Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến: chương trình đào tạo Đại học, một
số vấn đề về đào tạo Đại học, nhà xuất bản Hà Nội,2004.
3. Sổ tay sinh viên:Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ. Trường Đại Học
Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh 2004
4. Niên giám Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh 2002
5. Sổ tay sinh viên: Dùng cho học kỳ I năm học 2005-2006. Đại học Bách
Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
6. Sổ tay sinh viên: Dùng cho sinh viên hệ chính quy. Đại Học Mở Bán
Công Thành Phố Hồ Chí Minh 2003
7. Quy định về công tác học vụ áp dụng từ 2004-2005 Trường Đai Học
Cần Thơ.

90
MÔ HÌNH TỔNG QUÁT
CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN CHỈ

Nguyễn Trung Kiên - Trần Anh Tuấn


Khoa Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ
thông tin cùng với nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, giáo
dục và đào tạo đang diễn ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện trên qui mô
toàn cầu. Trong đó, vấn đề đổi mới phương thức đào tạo và quản lý đào tạo
theo hướng hiện đại hoá, tin học hoá đã và đang trở thành một yêu cầu cấp
bách.
Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP về “Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” nêu rõ "Xây
dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi
ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong
nước và ở nước ngoài"[1]. Trong quá trình chuyển đổi này, việc ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý đào tạo có vai trò đặc biệt
quan trọng.
Nội dung chủ yếu của bài viết dưới đây đề cập đến Mô hình tổng
quát các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo theo
phương thức tín chỉ(CNTT-QLĐT). Chúng tôi cũng giới thiệu một số kết
quả bước đầu trong việc quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ của
Khoa Sư phạm – ĐHQGHN với sự hỗ trợ hiệu quả của CNTT.
Một số khái niệm/ thuật ngữ: Tín chỉ (credit), Giờ tín chỉ (credit hour),
Hình thức tổ chức giờ tín chỉ... sử dụng trong bài viết được định nghĩa theo
quan niệm tại các Văn bản Hướng dẫn của Ban Đào tạo- ĐHQG HN (ban
hành kèm theo các Quyết định 711/ ĐT- 714/ ĐT của Giám đốc ĐHQG,
2007, xem Phụ lục 1)
Về cơ bản, cũng không khác với nội dung các khái niệm/ thuật ngữ đã
được hướng dẫn trong Quy chÕ §T §H& C§ hÖ chÝnh quy theo HÖ thèng tÝn

91
chØ, ngμy 15/8/07 (ban hμnh theo Q§ 43/ 2007, thay cho Q§ 31/2001/
BGD&§T).
1. Vai trò của Hệ thống tín chỉ trong quản lý đào tạo theo phương thức
mới
Hệ thống tín chỉ tất yếu sẽ làm thay đổi cơ bản vị thế người học, và từ
đó làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý đào tạo:
• Cho phép sinh viên chủ động lập kế hoạch (dưới sự hướng dẫn
của cố vấn học tập/giảng viên) toàn bộ quá trình học tập, tuỳ
thuộc vào các điều kiện cá nhân mỗi người.
• Cho phép sinh viên tích luỹ đủ số tín chỉ cần có bằng nhiều hình
thức khác nhau, và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của
mình cho từng môn học, cũng như cho cả khóa học.
Theo Lê Thạc Cán[3] nếu kế hoạch đào tạo theo niên chế có thể ví như
một tuyến đường đã được vạch sẵn cho tất cả sinh viên (trong một khoá ) đi
theo trong suốt một khoá đào tạo, thì kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ là
một bản đồ học tập của một hệ thống các tri thức lý luận và thực tiễn theo các
ngành, chuyên ngành. Trên đó, sinh viên có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ
đạt tới mục đích của mình căn cứ vào mục đích, sở thích, điểm mạnh, điểm
yếu cụ thể. Lộ trình học tập này có thể giúp sinh viên tự điều chỉnh tuyến đi
khi mục đích học tập của họ thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của
thị trường nhân lực hoặc sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Hệ thống quản lý đào đạo phải chuyển đổi tương thích với triết lý giáo
dục của học chế tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong
quá trình đào tạo: Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về phương hướng, các
chuẩn mực và mục tiêu đào tạo. Sinh viên chịu trách nhiệm cao về lộ trình cụ
thể mà mình lựa chọn.
Học chế tín chỉ có ưu điểm cho phép sinh viên có cơ hội linh hoạt
chuyển đổi ngành học, hoặc học thêm một vài ngành khác, chuyển khoa,
chuyển đổi trường (giữa các trường đã có thoả thuận chuyển đổi với nhau) mà
vẫn đảm bảo đầy đủ yêu cầu đào tạo. Công tác kiểm tra- đánh giá cũng thay
đổi triệt để. Thay vì chỉ thực hiện ở khâu cuối cùng của môn học/ học kì/ năm
học...và tiến hành theo đơn vị lớp/ khóa, kiểm tra- đánh giá trong học chế tín
chỉ đặt ra những yêu cầu cao, chặt chẽ, liên tục với từng SV/ và với cả mỗi
GV. Từ đó, toàn bộ khâu quản lý điểm số và quản lý số tín chỉ tích lũy theo
từng cá nhân và liên tục cập nhật.
Theo quan niệm này, công nghệ thông tin (CNTT), và rộng hơn là
công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication

92
Technologies- ICTs) là hệ thống các phương pháp khoa học, phương tiện,
công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các
kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu
quả các nguồn thông tin trong mọi khâu của quá trình đào tạo và quản lý đào
tạo.
Việc ứng dụng CNTT và ICTs vào hoạt động quản lý đào tạo chính là
công cụ hỗ trợ đặc biệt, đảm bảo cho công tác này có hiệu quả rõ rệt từ khâu
lập kế hoạch, tuyển sinh, tổ chức, quản lý quá trình đào tạo cho đến việc
kiểm tra-đánh giá kết quả đào tạo, lưu trữ hồ sơ... đảm bảo thông tin thông
báo các kết quả giảng dạy/ học tập, đảm bảo các mối liên hệ trong hệ thống
dạy - học...
Trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của các ứng dụng CNTT
và ICTs là rất quan trọng và hữu hiệu, nếu không muốn nói là điều kiện tiên
quyết.
2. Mô hình tổng quát các ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo theo tín
chỉ
Hệ thống tín chỉ tạo sự liên kết giữa hoạt động đào tạo và quản lý hành
chính. Các hoạt động quản lý hành chính đều có thể được biểu diễn thông qua
giờ tín chỉ: viêc tính học phí theo giờ tín chỉ, việc trả lương/ tiết dạy theo giờ
tín chỉ, và việc cung cấp phương tiện theo giờ tín chỉ, các kế hoạch dạy học
cũng được đăng ký theo giờ tín chỉ. Khác với phương thức quản lý đào tạo
theo niên chế, phương thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi bộ phận quản lý đào
tạo cần xử lý một khối lượng công việc rất lớn. Do vậy, đòi hỏi cần có một
sản phẩm công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác quản lý, và một phần
mềm có các chức năng phù hợp (xem mô hình, hình 1, 2) sẽ hỗ trợ và đáp ứng
được yêu cầu của công tác quản lý đào tạo theo tín chỉ.
Quy trình đào tạo, xét trên quan điểm hệ thống, được xem như là một
chỉnh thể bao gồm các yếu tố: Mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, nội
dung đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, hình thức tổ chức dạy - học, phương
pháp dạy của thày, phương pháp học của trò và phương pháp kiểm tra đánh
giá kết quả học tập/ đào tạo. Các yếu tố này có sự tác động qua lại lẫn nhau
theo một sơ đồ cấu trúc nhất định. Đây là cái mốc cơ bản để thiết kế chương
trình và xác định nội dung đào tạo. Hệ mục tiêu còn định hướng cho các cho
việc tìm ra các hình thứ tổ chức dạy - học phù hợp, trong đó, người dạy và
người học xác định được các phương pháp dạy - học tương ứng để đạt mục
tiêu.

93
Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò, chức năng của CNTT trong dạy học
và trong quản lý đào tạo ở đại học (...) Tuy nhiên, chỉ ra đầy đủ các khả năng
ứng dụng CNTT gắn với các điều kiện thực tế quản lý quá trình đào tạo của
một trường/ khoa (cơ sở đào tạo) trong quá trình chuyển đổi sang phương
thức học chế tín chỉ hiện nay, theo chúng tôi vẫn là việc làm cần thiết
2.1. Mô hình tổng quát về công tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
Để quản lý hiệu quả cách khâu của qui trình quản lý đào tạo theo học
chế tín chỉ như trên đòi hỏi cần có một hệ thống các ứng dụng công nghệ
thông tin (các phần mềm, Portal) trong các hoạt động quản lý và hỗ trợ đào
tạo theo học chế tín chỉ. Có thể mô tả theo sơ đồ tông quát dưới đây:

Hình 1: Mô hình tổng quát hệ thống CNTT trong Quản lý đào tạo theo
tín chỉ
Dưới đây là một số Module cơ bản trong phần mềm Quản lý đào tạo theo
học chế tín chỉ.

™ Quản trị hệ thống


Quản lý người dùng, phân quyền chi tiết đến mức dữ liệu, quản lý truy nhập,
nhật ký làm việc
™ Quản lý chương trình đào tạo
Quản lý chương trình đào tạo toàn cơ sở đào tạo theo từng ngành, khóa học
™ Lập kế hoạch đào tạo

94
Lập kế hoach đào tạo tổng thể toàn cơ sở đào tạo, kế hoạch khóa, ngành, lớp,
quản lý kế hoạch đào tạo
™ Xếp thời khoá biểu, lịch thi
Xếp thời khóa biểu, lịch thi tự động và bán tự động cho các lớp tín chỉ dựa
trên các yêu cầu của giáo viên, môn học và số sinh viên đăng ký học hoặc
đăng ký thi
™ Đăng ký học, thi
Website và phần mềm hỗ trợ sinh viên đăng ký trực tuyến và đăng ký
nội bộ tuân thủ các điều kiện tiên quyết, điều kiện trước sau, điều kiện song
hành, đăng ký họclại,học nâng điểm, học nhanh tiến độ
™ Quản lý sinh viên
Quản lý hồ sơ sinh viên bao gồm: Sơ yếu lý lịch, kết quả học tập, rèn
luyện, khen thưởng, kỷ luật, chuyển lớp, chuyển trường, đình chỉ học, thôi
học, nghỉ học,...
™ Tổ chức và quản lý thi
Tổ chức nhóm thi (tách/ghép nhóm), phân phòng thi, đánh số báo danh, số
phách tự động, phân công giám thị, tạo túi bài thi, dồn túi bài thi, nhập điểm
theo phách, ghép phách, tổng hợp điểm, báo cáo thống kê,...
™ Quản lý học phí – học bổng
Quản lý học phí tín chỉ, định mức học phí, miễn/giảm học phí, thu phí,
lập và in phiếu thu, hoàn trả học phí, thống kê, tổng hợp tình trạng nộp
học phí,...
™ Quản lý tốt nghiệp, văn bằng – chứng chỉ
Quản lý việc xét duyệt tốt nghiệp, in bằng, chứng chỉ, cấp bằng, hủy bằng,
cấp lại, thu hồi bằng, quản lý văn bằng bị mất, bị hỏng,..
™ Quản lý đề tài khoa học
Quản lý đề tài khoa học, đề tài tốt nghiệp của sinh viên, đề tài nghiên cứu
khoa học của giảng viên
™ Quản lý giảng dạy
Quản lý quá trình giảng dạy của giảng viên: nghỉ, dạy thay, dạy bù, dạy thêm,
chấm thi, coi thi,...Trên cơ sở đó có thể tính toán định mức cho giáo viên,
lương
™ Quản lý giảng đường
Các giảng đường đã sử dụng, đang sử dụng, chưa sử dụng sẽ đựợc quản lý
theo từng tiết, từng ngày, từng tuần, từng tháng, học kỳ, cả năm học…
™ Portal
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ lãnh đạo kiểm tra, theo dõi và điều hành. Cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ giảng viên và sinh viên tra cứu thời khoá biểu, lịch thi,

95
lịch thực tập, thông báo, sự kiện, tài liệu, chương trình đào tạo, kế hoạch đào
tạo... đặt lịch làm việc, diễn đàn.
2.2. Một số ví dụ minh họa
Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ về ứng dụng của công nghệ thông tin
phục vụ việc đăng ký học của sinh viên theo phương thức tín chỉ. Đây là khâu
quan trọng trong việc quản lý đào tạo theo phương thức tín chỉ. Nhờ việc ứng
dụng này, có thể quản lý và xử lý được khối lượng công việc rất lớn, trong
thời gian ngắn và với độ chính xác cao.
Sinh viên đăng ký học tập qua mạng
Bằng cách truy cập vào portal của sinh viên và đăng ký học qua mạng
Internet. Hệ thống sẽ hiển thị điểm trung bình học kỳ trước của sinh viên,
tổng số tín chỉ mà sinh viên được phép tích lũy trong học kỳ này.
- Chọn Đăng ký học/Đăng ký học giao diện chương trình sẽ hiển
thị như sau:

Chọn lớp
học phần
để đăng ký

Hình 3. Giao diện đăng ký học của sinh viên

Các bước để sinh viên đăng ký học:


- Sinh viên chọn những lớp học phần mình muốn học trong học kỳ
này

96
- Để kiểm tra xem các lớp học phần có bị xung đột về học phần tiên
quyết, học phần song hành, kiểm tra trùng lịch học, lịch thi; chọn nút
Kiểm tra xung đột, hệ thống sẽ thông báo những lỗi mà sinh viên
gặp phải khi lựa chọn:

Hình 4. Kiểm tra xung đột khi sinh viên đăng ký


Nếu những lớp/ học phần sinh viên đã chọn không vi phạm điều kiện tiên
quyết, song hành, lịch thi không bị trùng nhau giữa các lớp học phần đã chọn,
kích nút Đồng ý để đăng ký những lớp học phần đã chọn.
- Chọn nút Thoát nếu muốn thoát khỏi chức năng kiểm tra xung đột của lớp
học phần và đóng cửa sổ.
Sinh viên đăng ký kế hoạch học tập bằng phiếu Đăng ký học
- Phần mềm tự động xác lập phiếu Đăng ký học cho mỗi sinh viên dưới
dạng các ô đánh dấu và có thể nhận dạng được.

97
KHOA SƯ PHẠM

Hình 5. Phiếu đăng ký lớp, học phần (kế hoạch học tập)
- Sinh viên xin mẫu phiếu Đăng ký học của phòng Đào tạo, điền đầy đủ
thông tin cần thiết, đánh dấu vào các lớp học phần rồi nộp lại cho phòng Đào
tạo. Việc đánh dấu này tương tự như thi trắc nghiệm, vì sinh viên vốn quen
với kiểu thi trắc nghiệm nên dễ dàng thực hiện việc đăng ký học của mình.
- Hệ thống dùng công nghệ nhận dạng để xét phiếu đăng ký học, dùng
máy quét tốc độ cao để quét, rồi xử lý dữ liệu bằng chức năng của Phần mềm.
- Chức năng này giảm tải phần lớn công việc cho nhân viên phòng đào
tạo. Do vì tốc độ xử lý phụ thuộc vào tốc độ của máy quét, nên sẽ nhanh hơn
gấp nhiều lần so với việc phòng Đào tạo phải xử lý từng phiếu đăng ký học
của sinh viên.
Việc đăng ký học của sinh viên phải đảm bảo kiểm tra được những
xung đột và đưa ra thông báo :
- Học phần tiên quyết, học phần song hành
- Lịch thi và lịch học giữa các học phần không xung đột

98
- Số tín chỉ không được nhỏ hơn số tín chỉ tối thiểu và không được lớn
hơn số tín chỉ tối đa.
- Số lượng tín chỉ được học vượt phụ thuộc vào kết quả học tập của sinh
viên ở học kỳ trước đó.
- Cảnh báo số người đã đăng ký vào một lớp học phần có bị vượt quá số
dự kiến.
Nếu đăng ký không hợp lệ, phải gửi thông báo bằng email (có thể tự
động)cho sinh viên sớm để người học điều chỉnh kế hoạch học tập, hoặc phải
thay đổi kế hoạch.
3. Một số kết quả bước đầu ứng dụng Quản lý chất lượng tổng thể(TQM)
và ứng dụng công nghệ thông tin trong QLĐT ở Khoa Sư phạm-
ĐHQGHN
3.1. Về đặc thù mô hình đào tạo giáo viên của Khoa sư phạm- ĐHQG Hà Nội

Đại học Quốc gia HN

Đại học KHTN Đại học Khoa Sư


KHXH&NV phạm

Năm thứ 1

Năm thứ 4 Bằng cử


Năm thứ 2 + =
các môn NVSP nhân sư
phạm
Năm thứ 3

Hình 6: Mô hình đào tạo giáo viên của khoa Sư phạm- ĐHQGHN
Đây là mô hình đào tạo giáo viên 3+1, còn khá mới mẻ ở nước ta. Tất
cả các khối kiến thức, kĩ năng sư phạm, bao gồm môn học NVSP, Thực hành
– TTSP và Khóa luận / thi tốt nghiệp (khoảng 55-60 ĐVHT) và các hoạt động
đặc thù nghề nghiệp chỉ gói gọn trong năm học thứ 4.

Chỉ có thể tổ chức và quản lý hiệu quả quá trình đào tạo, tránh sự
chồng chéo và đảm bảo tính logíc hợp lý… nếu biết dựa trên một phương thức
quản lý tiên tiến và các công cụ, phương tiện phù hợp với đặc thù của mô
hình đào tạo.

99
Nhận thức sâu sắc các yêu cầu và thách thức đó, trong những năm qua,
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà nội đã và đang thực hiện nhiều chủ
trương và biện pháp mạnh nhằm tăng cường điều kiện và phương tiện để đảm
bảo và nâng cao chất lượng dạy và học.

Theo đó, một mặt thiết lập một hệ thống quản lý đào tạo dựa trên
nguyên lý của TQM và bộ tiêu chí quản lý chất lượng; Đồng thời, mặt khác
đầu tư đáng kể các phương tiện kĩ thuật và các phần mềm ứng dụng CNTT và
ICTs vào thực tế quá trình đào tạo và quản lý đào tạo. Đây là 2 mặt thống
nhất của quá trình quản lý đào tạo được thực hiện tại Khoa Sư phạm.

3.2. Ứng dụng TQM vào đào tạo giáo viên


Trong quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao cho các bậc học,
Khoa Sư phạm- ĐHQG đã chú trọng lựa chọn và ứng dụng các chiến lược
giảng dạy hiệu quả và các phương thức quản lý chất lượng đào tạo thông qua
con đường hợp tác quốc tế với các trường hàng đầu trong khu vực và trên thế
giới.
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy chế đào tạo và bộ
chương trình giảng dạy đã được ĐHQGHN duyệt, Khoa Sư phạm đã chủ
động thiết lập một hệ thống quản lý đào tạo dựa trên nguyên lý của TQM và
bộ tiêu chí quản lý chất lượng cho toàn bộ quá trình dạy học các bộ môn trong
khóa trình.
Trên cơ sở đó, Khoa Sư phạm đã xây dựng và ban hành hệ thống các
qui phạm /văn bản pháp qui làm cơ sở cho việc vận hành mô hình quản lí
đào tạo tại khoa.
a. “Chuẩn đào tạo của Khoa Sư phạm – ĐHQGHN”
Chuẩn qui định các loại kiến thức và kĩ năng mà sinh viên Khoa Sư
phạm phải đạt được sau 4 năm đào tạo. Đây là cơ sở quan trọng để quản lí
chất lượng đào tạo như: thiết kế chương trình đào tạo, lựa chọn, sắp xếp nội
dung đào tạo , đổi mới phương pháp đào tạo, qui trình kiểm tra - đánh giá kết
quả đào tạo.
b. Xây dựng kế hoạch chất lượng với các mục tiêu chiến lược, mục tiêu
trước mắt và các chiến lược then chốt. Kế hoạch chất lượng được cụ thể hoá
thành lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo tại Khoa Sư phạm từ 2001 đến
2010.
c. Xây dựng và ban hành qui định về chức trách của giảng viên Khoa
Sư phạm, qui trình đánh giá giảng viên theo chức trách – khâu quan trọng
nhất của mô hình quản lí chất lượng đào tạo.

100
d. Nghiên cứu và áp dụng qui trình quản lí việc dạy – học kiểm tra -
đánh giá các bộ môn khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm của Khoa Sư
phạm – Khâu đột phá trong mô hình Quản lí chất lượng đào tạo.
e. Nghiên cứu đổi mới và áp dụng qui trình thực hành, thực tập của sinh
viên Khoa Sư phạm.
f. Nghiên cứu và ban hành qui chế giáo viên chủ nhiệm đối với giảng
viên Khoa Sư phạm.
g. Nghiên cứu và ban hành qui định về đánh giá và qui trình đánh giá
đội ngũ chuyên viên và nhân viên tại Khoa Sư phạm
h. Nghiên cứu và áp dụng qui trình quản lí sinh viên sư phạm sau tốt
nghiệp.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong quá trình xây dựng các quy phạm cũng
như trong quá trình vận hành các quy phạm, lãnh đạo Khoa Sư phạm luôn
kết hợp khai thác hiệu quả mô hình quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) với ưu
tiên đầu tư và khai thác triệt để các ứng dụng CNTT, ICTs vào quá trình đào
tạo và quản lý đào tạo. Trong đó, các ứng dụng CNTT, ICTs vào quá trình
đào tạo và quản lý đào tạo đã góp phần trực tiếp tăng cường chất lượng, hiệu
quả các vấn đề về kế hoạch đào tạo; về quản lý chương trình và đánh giá
chương trình đào tạo; vấn đề đánh giá giảng viên, đánh giá kết quả và quản lý
kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên; quản lý trang web của Khoa sư phạm
và các hoạt động thông tin, nhất là thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế...

Cần chỉ rõ thêm, trong hệ thống quản lý chất lượng đào tạo của Khoa
Sư phạm, vai trò của các Tổ bộ môn/ phân khoa có ý nghĩa then chốt, trong
đó đó bộ Hồ sơ môn học được là một phương tiện đặc biệt quan trọng, được
lập ra cho từng môn học nhằm quản lý việc thường xuyên kiểm soát chất
lượng quá trình dạy và học, cũng như đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp,
hình thức dạy học.
Các phần cơ bản của một hồ sơ môn học gồm có:
- Hệ thống mục tiêu môn học, với 3 cấp độ (bậc) mục tiêu dựa theo B.S
Bloom
- Chương trình chi tiết được thiết kế phù hợp với hệ thống mục tiêu
môn học
- Đề cương bài giảng: thiết kế khác với chương trình môn học kiểu
truyền thống với các yêu cầu cụ thể, chi tiết về kế hoạch bài giảng cho tất cả
các học phần, các chương, bài của môn học (bao gồm các mục tiêu rõ ràng
theo từng cấp độ và các đơn vị nội dung tương ứng; Các hoạt động dạy/học
và phương pháp giảng dạy, hình thức dạy học cụ thể cho từng đơn vị nội
dung (đến từng phần của một tiết/ bài học); Các phương tiện/ tài liệu hỗ trợ

101
hỗ trợ giảng dạy, các công cụ, bài tập được thiết kế để đo lường kết quả của
sinh viên vào cuối bài học, cũng như các định hướng chuẩn bị, bài tập cho
bài học tiếp theo; Hệ thống bài tập và ngân hàng câu hỏi được cung cấp cho
SV trước khi bắt đầu môn học
- Tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo bắt buộc và các nguồn khác
(băng video về các mẫu thực hành giảng dạy của sinh viên, USB hay đĩa có
các bài giảng trình bày bằng Power Point, các thông tin/tư liệu mới cập nhật
kiến thức...)
- Bộ công cụ đánh giá: đánh giá thường xuyên sự tiến bộ của người học
kết hợp với đánh giá kết quả môn học, khóa học dựa trên hệ thống mục tiêu
thông qua ma trận (có thể có rất nhiều cách lựa chọn) và các bài tập lớn. Dựa
trên kết quả học tập của sinh viên để đánh giá chất lượng giảng dạy và sự phát
triển của chương trình đào tạo, của môn học (xem thêm phụ lục 4, 6)
Trong quá trình thực hiện quản lý hồ sơ môn học, các ứng dụng CNTT
được khai thác khá hiệu quả đến từng khâu, đặc biệt khi mà việc quản lý
giảng dạy và học tập mỗi môn học được tích hợp giữa quản lý theo Hồ sơ
môn học với các bộ giáo trình điện tử và trang WEB học tập hiện nay đang
từng bước được triển khai ở Khoa
3.3. Ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong dạy - học và quản lý
đào tạo.
Đầu tư mạnh và khai thác triệt để những ứng dụng của công nghệ
thông tin vào trong dạy - học và quản lý đào tạo được coi là giải pháp ưu tiên
cùng với việc thiết lập hệ thống quản lý đào tạo dựa trên nguyên lý của TQM
và bộ tiêu chí quản lý chất lượng cho toàn bộ quá trình đào tạo của Khoa Sư
phạm.

Ngay từ ngày đầu thành lập, năm 2000, Khoa đã đầu tư trang bị sử
dụng một phần mềm tin học các phân hệ để quản lý đào tạo (Tuyển sinh,
quản lý sinh viên, chương trình đào tạo, đăng ký học phần, thời khóa biểu,
quản lý điểm, học bổng học phí, khen thưởng kỷ luật…). Phần mềm quản lý
đã giúp Khoa quản lý sinh viên và quá trình học tập của sinh viên một cách
xuyên suốt từ lúc bắt đầu tuyển sinh cho đến lúc ra trường.

Trang bị hệ thống CNTT: máy tính có nối mạng LAN, Internet, máy in
cho mỗi GV tại cabin làm việc tại văn phòng các bộ môn. Nếu tính số máy
chiếu đa năng Projecter và Laptop phục vụ cho công tác giảng dạy(không kể
của cá nhân) trang bị trên số phòng học (1/1) và trên tổng số CBGD (1/5)
.…có thể nói là mức cao nhất trong các trường ĐH hiện nay. Hiện Khoa đang
triển khai xây dựng hệ thống E-learning, thư viện điện tử phục vụ tối đa nhu
cầu của sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu.

102
Đến nay, 100% GV sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm hỗ
trợ dạy học cho bài dạy hàng ngày trên lớp, tích cực xây dựng các bài giảng
điện tử (riêng môn PPDH Vật lý/ môn PP và CNDH được đầu tư 70 triệu
VNĐ để hoàn thành Bài giảng và GT điện tử) và sử dụng internet vào giảng
dạy, tư vấn học tập.

Trang web của Khoa Sư phạm được xây dựng và hoạt động thường
xuyên nhằm giới thiệu các thông tin liên quan đến hoạt động của Khoa, cơ
cấu tổ chức, các chương trình đào tạo, hiện website của Khoa đang từng bước
tích hợp với các phần mềm quản lý nhằm hỗ trợ sinh viên, giảng viên tìm
kiếm thông tin liên quan: đề cương chi tiết học phần, các bài giảng của giảng
viên, các số liệu về sinh viên, tra cứu kết quả học tập, xem thời khóa biểu và
trao đổi thường xuyên với GV…

Tổ chức tốt công tác quản lý đào tạo là một tiêu chí quan trọng trong
việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ ở Khoa Sư
phạm.

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý đào tạo của
Khoa được đã được quy trình hóa, đảm bảo tính khoa học và đạt hiệu quả rõ
rệt. Các vấn đề của quản lý đào tạo được xử lý và giải quyết đồng bộ, chính
xác và nhanh gọn.

Gần đây Khoa Sư phạm đã có những khảo sát bước đầu về hiệu quả thực
tiễn của quá trình đào tạo (1999- 2005) kết hợp với các nghiên cứu Tổng kết
thực tiễn đào tạo, các đánh giá của Khoa (đánh giá trong) và các đánh giá bên
ngoài (của ĐHQG, của các cơ sở sử dụng GV). Một số số liệu tham khảo(6):

- Các sinh viên của khoa (93% SV tham gia điều tra) cho rằng đây là lần
đầu tiên họ thấy được cải cách thực sự trong dạy và học.

- Các giáo viên và học sinh (91%) của các trường nhận thấy rằng sinh
viên của khoa đã thể hiện được những kiến thức tốt về môn dạy, linh hoạt
trong các phương pháp giảng dạy, ứng dụng được công nghệ trong giảng dạy
khá hiệu quả và tự tin.

Kết luận

1. Quản lý đào tạo theo Học chế tín chỉ không chỉ có tính mềm dẻo, mà
quan trọng hơn nó tăng cường tính chủ động, tự học, tự nghiên cứu của sinh
viên. Bên cạnh đó, các bộ phận chức năng, cũng như các giảng viên sẽ được
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng đào

103
tạo. Các ứng dụng của CNTT và ICTs sẽ hỗ trợ hầu hết các hoạt động quản
lý học tập và giảng dạy một cách có hiệu quả. Cần có một cái nhìn tổng thể và
đồng bộ. Mô hình tổng quát các ứng dụng CNTT và ICTs cho thấy khả năng
và tính khả thi trong thực tế quản lý đào tạo của một trường/ khoa hiện nay.
Đó cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công việc
chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo
theo tín chỉ.
2. Trong lộ trình chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang
đào tạo theo tín chỉ cần phải xây dựng được cơ sở hạ tầng về công nghệ thông
tin đủ mạnh và đồng bộ cho hệ thống quản lý theo học chế tín chỉ, bao gồm hệ
thống thông tin quản lý (MIS), các phần mềm chuyên dụng, các cơ sở học
liệu, cơ sở vật chất- kĩ thuật đồng bộ.
Tuy nhiên, các ứng dụng CNTT và ICTs trong quản lý đào tạo cần phải
được kết hợp với việc thiết lập một hệ thống quản lý đào tạo dựa trên nguyên
lý của TQM và bộ tiêu chí quản lý chất lượng. Trong tình hình hiện nay của
các trường ĐH/ khoa, yêu cầu đó không chỉ là điều kiện cần mà còn là điều
kiện hoàn toàn có thể thực hiện được.
Một số kết quả bước đầu của Khoa Sư phạm- ĐHQG Hà Nội như một
minh chứng thực tế cần thiết cho các kết luận trên đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
2. ĐHQGHN, Qui chế đào tạo đại học của đại học Quốc gia Hà nội theo
phương thức tín chỉ, (2007).
3. Lê Thạc Cán, “Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn
và theo học chế tín chỉ” Báo cáo tại Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở
ĐHQGHN (4/2006).
4. Khoa sư phạm, ĐHQGHN; Tài liệu hướng dẫn triển khai đào tạo theo học
chế tín chỉ, (2007).
5. Phần mềm VNU.QLĐT, Trung Tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ
phần mềm , trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN.
6. Ứng dụng TQM vào quản lý đào tạo giáo viên ở Khoa Sư phạm –
ĐHQGHN, kỷ yếu hội thảo Khoa Sư phạm – kỷ niệm 5 năm thành lâp Khoa
Sư phạm – ĐHQGHN..

104
TỪ ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VÙNG NÚI PHÍA BẮC
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

ThS. NguyÔn Tr−êng Kh¸ng


Tr−ëng phßng CT-HSSV - §¹i häc S− ph¹m Th¸i Nguyªn

Đào tạo tín chỉ vừa là một xu hướng chung của giáo dục thế giới vừa là
yêu cầu của ngành Giáo dục Việt nam. Từ năm 1993 đến nay ở một vài
trường đại học trong cả nước đã triển khai phương thức đào tạo này. Đã
không ít Hội thảo, các Hội nghị chuyên đề của ngành đề cập đến vấn đề này.
Rất đáng trân trọng nhữmg bước đi của một số Trường đại học trước khi
phương thức này được phổ cập. Tuy nhiên, như nội hàm của khái niệm “tín
chỉ”, nó không thể chỉ là một quyết định hành chính khô cứng: chuyển đổi là
chuyển đổi được ngay. Bản thân thân nó là một cái gì đó uyển chuyển, mềm
dẻo, linh hoạt. Nó động chạm đến cả một thói quen, một nếp nghĩ, nó là cả
một cuộc cách mạng liên quan đến nhiều thành tố trong hệ thống giáo dục
(không chỉ là đào tạo), từ nhà quản lý đến người học, từ thày giáo đến sinh
viên, từ nhân viên viên phục vụ đến cơ sở hạ tầng, từ tình cảm đến văn hoá
công sở, đến cơ chế.... Trong khuôn khổ Hội thảo lần này, người phát biểu
không thể đề cập đến công tác quản lý quá rộng bởi bản thân người học, từ
khi bước vào Trường đại học, do đặc thù của hệ thống giáo dục, họ được quá
nhiều thành tố tham gia vào quá trình đào tạo, rèn giũa họ. Ta dễ dàng nhận
thấy: chỉ là một chủ thể “người học” nhưng có tới hàng lô Qui chế, nội qui,
cam kết; rồi: Lớp, Đoàn, Hội; giáo viên chủ nhiệm lớp, các trợ lý từ lớp, Khoa
đến Trường; bao nhiêu môn học (học phần), bấy nhiêu ông Thày với đủ các
tính nết khác nhau.... tham gia vào việc đào tạo “nguồn nhân lực”. Vô hình
chung, họ mất đi “cái tôi” và trở thành thụ động. Điều này hoàn toàn mâu
thuẫn với “tín chỉ”: Họ được tự do lựa chọn cái họ cho là cần thiết để hoàn
toàn chủ động tiến độ học tập, tích luỹ của mình. Từ lăng kính của công tác
quản lý sinh viên, người viết chỉ muốn đề cập đến việc khai thác khía cạnh
đặc điểm của sinh viên vùng miền núi phía bắc ảnh hưởng đến phương thức
đào tạo tín chỉ như thế nào, từ đó thử đề ra một số giải pháp để quản lý sinh
viên trong phương thức đó. Và cũng chỉ giới hạn trong chức năng, nhiệm vụ
của Phòng Công tác HSSV, trong đó có bộ phận (tổ) Quản lý sinh viên
I. Một số đặc điểm của sinh viên vùng núi phía Bắc tác động đến đào tạo tín
chỉ.

105
I.1. Giới thiệu về Trường ĐHSP Thái Nguyên
Trường đại học Sư phạm Viẹt bắc (nay là Trường ĐHSP- ĐHTN) được
thành lập từ năm 1966, đến nay đã có trên 40 xây dựng và trưởng thành. Đã
đào tạo cho các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên hơn 30.000
giáo viên trung học phổ thông, hơn 20.000 giáo viên trung học cơ sở, 1.350
thạc sĩ, cung cấp cho các địa phương nhiều cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo có
đủ đức, tài. Hơn 40 năm qua, đội ngũ cán bộ của Trường không ngừng trưởng
thành cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ chỉ có trên 180 cán bộ giảng dạy
(năm học 1966), đến nay, đã có trên 600 giảng viên, trong đó có 1 GS, 12
PGS, 60 TS, trên 200 thạc sĩ, 160 giảng viên chính, chiếm tỷ lệ 70,5% (chưa
kể 73 cán bộ đang theo học NCS và 121 cán bộ theo học cao học. Từ chỗ chỉ
có 7 khoa cơ bản, đến nay Trường đã có 15 khoa, 02 trung tâm (ngoại ngữ, tin
học miền Núi) và 01 trường THPT thực hành.
Trên 40 năm hoạt động, Trường đã đạt được những thành tích quan trọng:
- Huân chương độc lập hạng Nhì
Huân chương Độc lập hạng Ba
- 5 Huân chương Lao động":
2 Huân chương Lao động hạng Ba
2 Huân chương Lao động hạng Nhì
1 Huân chương Lao động hạng Nhất
- 02 giảng viên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
- 01 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân
- 09 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
- 02 đơn vị và 35 cán bộ được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
- 250 cán bộ, giảng viên, công nhân viên được thưởng Huy chương Vì sự
nghiệp Giáo dục
- 66 cán bộ, giảng vien được thưởng Huy chương Vì sự nghiệp khoa học và
công nghệ.
I.2. Vài nét về sinh viên vùng núi phía Bắc tại Trường ĐHSP Thái
Nguyên.
Hiện nay, lưu lượng sinh viên thường xuyên sinh hoạt, học tập trong
Trường là 7.652 sinh viên, phân bố trong 15 khoa với 24 chuyên ngành đào
tạo đại học; 6 chuyên ngành Cao đẳng; 17 chuyên ngành Thạc sĩ; 3 chuyên
ngành Tiến sĩ.

106
Số sinh viên thuộc các thành phần tộc người thiểu số trong các ngành
đào tạo như sau:
STT Các dân tộc Số lượng sinh viên Chú thích
1 Tày 1275
2 Nùng 429
3 Dao 84
4 Mông 59
5 Thái 70
6 Sán Chí 20
7 Dáy 07
8 La Chí 02
9 Sán Dìu 61
10 Cao Lan 21
11 Xa Phó 01
12 Khơ Mú 04
13 Kháng 01
14 Mường 249
15 Pu Péo 01
16 Dân tộc khác 34
Cộng 2.304 Tổng số s.v: 7.652

Số sinh viên trên tập trung chủ yếu ở 32 tỉnh và thành phố từ Nghệ An,
Hà Tĩnh trở ra (phía Nam có tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắc), hiện đang được đào
tạo tại 15 Khoa (Xem phụ lục). Bảng thống kê trên cho thấy: trong số trên
dưới 20 thành phần tộc người hiện đang theo học tại ĐHSP Thái Nguyên, đa
số là người Tày (1275), Nùng (429), Mường (249), Dao (84), Thái (70),
Mông (59), Sán Dìu (61), Cao Lan (21), Sán Chí (09), Cư trú chủ yếu ở 6 tỉnh
miền Núi phía Bắc- một vùng mang nặng dấu ấn của cộng đồng mường, bản
mà xu hướng chung là sự cố kết chặt chẽ, keo sơn thể hiện bản sắc hướng nội,
độc lập, ít chịu sự can thiệp ngoại lai. Điểm đáng chú ý là các đặc điểm nói
trên có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Vấn đề là cần phải biết mặt tiêu cực
để khai thác mặt tích cực phục vụ công tác quản lý trong bối cảnh đào tạo tín
chỉ. Chẳng hạn: Từ xu thế hướng nội, khép kín có thể thấy nổi trội lên là tính

107
tự chủ, một mặt không muốn có sự "can thiệp", dị ứng với sự can thiệp như là
một phản vệ để có được sự "độc lập"; mặt khác, xu hướng này cũng nổi lên
một ý thức muốn có người đứng đầu, dẫn đường. Rõ ràng là, nếu nhận thức
được đặc điểm này, ta sẽ thấy có sự tương đồng với đào tạo tín chỉ ở chỗ: Đào
tạo tín chỉ thực chất là trả lại cho người học sự chủ động, không có sự can
thiệp "thô bạo" theo kiểu Thày đọc- trò chép. Họ hoàn toàn chủ động trong
việc xây dựng kế hoạch học tập, căn cứ vào sức (lực học) và điều kiện vật
chất cụ thể để quyết định sẽ tích luỹ những tín chỉ nào và bao nhiêu trong
chương trình đào tạo đã được công bố. Cũng từ nhu cầu muốn có người đứng
đầu, người dẫn đường (như kiểu "già làng", "trưởng bản"- tất nhiên phải là
người đứng đầu có uy tín) đòi hỏi sự cần thiết phải có đội ngũ những cố vấn
học tập mà trong đào tạo tín chỉ thường thấy. Đây sẽ là những giảng viên vừa
được sự phân công về mặt chuyên môn, vừa được sự lựa chọn của chính
người học khiến cho Thày và Trò trở nên hết sức gần gũi, thân mật, sẵn sàng
sẻ chia. Trường hợp này sẽ cho chúng ta một hệ thống đầu mối rất đáng tin
cậy để nắm bắt mọi thông tin, nhu cầu từ phía người học, giúp chúng ta quản
lý được một cách toàn diện.
Với cách tiếp cận như vậy, có thể tính đến một số các yếu tố được coi
như những đặc điểm của người học thuộc đối tượng này, chẳng hạn:
+ Đặc điểm về giao tiếp: ngại va chạm, muốn ổn định Æ tính ổn định.
+ Tâm lý tự ti, nặng về tình cảm, muốn có sự gần gũi, cảm thông.
+ Tư tưởng bằng lòng, tác phong nông nghiệp mâu thuẫn với tính kế hoạch,
sự khắt khe của qui luật tự nhiên: mùa vụ
II. Sự khác nhau cơ bản giữa đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ
II.1. Đào tạo niên chế
- Quá trình tại ĐHSP Thái Nguyên:
+ Một thời kỳ có văn phòng khoa, tổ chức khoa (quản lý toàn bộ hồ sơ và
theo dõi quá trình học tập, rèn luyện, cho đến khi phân công công tác ra
trường)
+ Một thời kỳ có giáo viên chủ nhiệm lớp
+ Một thời kỳ tập trung cán bộ quản lý sinh viên về Phòng Tổ chức cán bộ,
Phòng Công tác chính trị.
+ Hiện nay, sau khi mang tên Phòng Công tác HSSV, có tổ quản lý sinh viên,
chức năng, nhiệm vụ như tất cả chúng ta đã biết (chế độ chính sách, điểm rèn
luyện, học bổng, khen thưởng kỷ luật, nhận xét hồ sơ lý lịch, cấp phát bằng
tốt nghiệp...)
- Ưu điểm

108
- Kết quả đào tạo: đã đào tạo được hàng vạn giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hạn chế: Không phải nộp học phí – bao cấp trong đào tạo Æ ý thức tự giác
trong học tập, tư tưởng xả hơi. Nếu thiếu vai trò của cố vấn sẽ “được chăng
hay chớ”.
II.2. Đào tạo tín chỉ
- Công tác chuẩn bị
+ Về nhận thức : Một cuộc cách mạng về nhận thức đối với một thói quen do
mặt tiêu cực của những đặc điểm bên trên đã nêu chi phối. Quan điểm của GS
Vũ Quốc Phóng: "Đào tạo tín chỉ là một triết lý giáo dục chứ không phải là
một phương pháp giảng dạy"
+ Về cơ sở vật chất : Phòng học; phòng trực (khái niệm "giờ văn phòng" từ 3-
5 giờ trong một tuần để sinh viên có thể gặp giảng viên nếu họ muốn); trang
thiết bị (cả thiết bị quản lý); niên giám, mẫu mã các loại….
+ Về chương trình : Đã tích cực chuyển đổi (để trở thành giáo viên, giáo sinh
phải tích luỹ được từ 140 - 150 tín chỉ)
- Lộ trình : Từ năm học tuyển sinh 2008
II. 3. Những khác nhau cơ bản
- Về nhận thức: Nhấn lại
- Về Phương thức quản lý: Hệ thống
- Về đánh giá kết quả: Chất lượng thực, vai trò của bảng điểm tích luỹ chứ
không chỉ là Bằng tốt nghiệp.

III. Đề xuất phương thức quản lý.


Như đã trình bày ở phần trên, khi nói đến tình hình: một người sinh
viên có quá nhiều đối tượng tham gia quản lý, điều này không có nghĩa là phủ
nhận công tác quản lý người học. Vấn đề là quản lý như thế nào để sự linh
hoạt và chủ động của người học không bị vì cơ chế quản lý mà mất đi tính tự
chủ của họ, hay nói khác đi là tìm ra một cơ chế quản lý để trả lại cho người
học sự tự chủ, chủ động trong quá trình học nghề.
Trước hết ta hãy thử rà soát lại hệ thống các văn bản hiện có liên quan
đến quản lý người học (không tính đến Qui chế đào tạo). Theo danh mục
thống kê đã được Bộ Giáo dục và đào tạo tập hợp (tài liệu in và đĩa CD) tại
Hội thảo về công tác quản lý người học (không kể Lưu học sinh) tại thành phố
Vũng Tàu năm 2007. Theo đó, có tới 85 văn bản pháp qui đòi hỏi người học
phải tuân thủ. Hầu hết là những qui định một chiều mang tính áp đặt. Có thể
thấy lờ mờ một tư duy: Hễ không quản được thì cấm ! các qui phạm luôn
nhằm vào một mục tiêu là đưa người học vào khuôn khổ đề khi ra trường có

109
một mẫu hình như nhau. Lẽ tất nhiên, chuẩn đào tạo ra phải được đo bằng
những tiêu chí xác định (có vậy mới hội nhập được), nhưng rõ ràng là một
kiểu ‘’bón thúc’’ và ‘’chín ép’’ vẫn có thể cho ra sản phẩm, nhưng do ‘’nhân
tạo’’ không thể ‘’chất’’ bằng cái ‘’tự nó’’, ta chợt liên tưởng đến nhung hươu
trong tự nhiên và nhung hươu nuôi trong vườn. ở đây có vấn đề về môi trường
và những cái có trong môi trường cũng như là sự tự lựa chọn những cái trong
môi trường có để tạo nên sản phẩm.
- Hệ thống qui chế, qui định: Như đã nêu có tới trên dưới 100 văn bản pháp
qui, đã có những văn bản mang tính quá độ để tiến tới ‘’tín chỉ’’.
- Đối với lớp sinh viên : Đã có các loại qui chế 25, ...
- Đối với lớp tín chỉ : Qui chế 43 về đánh giá rèn luyện
- Nhân sự: Định biên và định mức
+ Giáo viên chủ nhiệm? Cố vấn học tập: Có hay không quan niệm sinh viên
không còn là học sinh phổ thông, do tính chủ động, độc lập của sinh viên,
không cần có ai đôn đốc, tư vấn, nhắc nhở ? Nên là hệ thống các cố vấn học
tập.
+ Trợ lý công tác sinh viên ở cấp Khoa
+ Chuyên viên Phòng chức năng
- Phối hợp với các bộ phận chức năng khác (Phòng đào tạo; Đoàn TN, Hội
sinh viên)
- Chế độ chính sách: Không thể coi “Tín chỉ” thì “nhàn” hơn “Niên chế” Æ
chế độ đãi ngộ xứng đáng.
- Chỉnh sửa ngay một số văn bản pháp qui liên quan đến chế độ chính sách đã
quá cũ, bất cập: Thông tư 37/ TT ngày 14-11-1980 của Bộ Giáo dục về qui
định giờ chuẩn; kể cả việc không nộp học phí đối với sinh viên Sư phạm.
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống trợ lý và cố vấn
- Vấn đề chống tiêu cực trong đánh giá kết quả.
- Phần mềm QLSV thống nhất (liên quan đến yêu cầu báo cáo về Vụ Công tác
HSSV). Hiện nay đang có khá nhiều công ty chào hàng về phần mềm QLSV
(Công ty kinh doanh và sản xuất phần mềm Đông á....). Đã có ý kiến: "quản
lý thủ công sẽ bóp méo hệ tín chỉ"- có thể nghĩ đến cả việc tiêu cực trong việc
sửa chữa kết quả học tập và rèn luyện của người học.
IV. Kết luận:
- Sự cần thiết: Khẳng định.
- Tăng cường trao đổi giữa các thành viên trong Ban liên lạc.

110
ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ NHƯ THẾ NÀO?

ThS. Nguyễn Cao Đạt


Trường Đại học Cửu Long

1. Nhận thức :
Đào tạo theo học chế tín chỉ là chủ trương của Đảng và nước ta, nó phù
hợp với xu thế hội nhập quốc tế nhất là từ khi nước ta chính thức gia nhập tổ
chức thương mại quốc tế. Gần đây chủ trương của Bộ giáo dục & đào tạo sớm
đưa nền giáo dục đại học Việt Nam có một vị trong nền giáo dục đại thế giới.
Luật giáo dục sửa đổi (được quốc hội thông qua ngày 20/05/2005) khẳng
định “đối với giáo dục đại học có thể được tiến hành theo hình thức tích lũy
tín chỉ hay theo niên chế”.
Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 trong giai
đoạn 2006 – 2020 có nêu “ xây dựng & thực hiện lộ trình chuyển đổi sang chế
độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy
kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp
theo ở trong nước & nước ngoài”.
Bộ giáo dục & đào tạo ra quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày15
/08/2007 ban hành quy chế tổ chức, đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt
nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.
Quy định tạm thời về kiểm định kiểm định chất lượng đào tạo đại học ban
hành kèm theo uyết định số 38/07/2004 ngày 02/12/2004 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, tiêu chuẩn 4, tiêu chí 2 : “ Thực hiên chế độ công nhận kết quả học
tập của người học ( tích lũy theo học phần); chuyển quy trình tổ chức đào tạo
theo niên chế sang học chế tín chỉ”
Mức 1 : Thực hiện chế độ tích lũy kết quả học tập theo từng học phần. Có
kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Mức 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định.

111
Căn cứ vào xu thế và các chủ trương của Đảng và nhà nước mỗi trường đại
học cần gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển đổi từ đào tạo nửa
niên chế nửa tín chỉ sang đào tạo theo “ học chế tín chỉ”. Những trường đại
học ngoài công lập, trong cơ chế mới này việc chuyển đổi sang đào tạo theo “
học chế tín chỉ” là rất cần thiết. Vì trong thực tế đất nước ta trong giai đoạn
này tồn tại hai loại hình phù hợp với hai hệ thống tương thích với cơ chế, đó
là các trường công lập theo cơ chế “ giáo dục phi lợi nhuận” các trường ngoài
công lập theo cơ chế “ giáo dục là dịch vụ trong hoạt động thương mại và
thương ại dịch vụ giáo dục cần được tự do hóa”. Khi hiệp ước GATS có hiệu
lực vào năm 2009, các trường ngoài công lập phải đương đầu với các trường
quốc tế, các trường do các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư mở trường.
Vấn đề đặt ra là, những trường “quốc tế” có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo
theo “ học chế tín chỉ”, còn chúng ta chỉ là con số không, vậy muốn đương
đầu với những mô hình trường này buộc các trường ngoài công lập phải có
đối sách thích hợp.
2. Quá trình triển khai:
Với những nhận thức như vậy, trường ĐHDL Cửu Long chúng tôi phải có
chíến lược và bước đi cụ thể triển khai đào tạo học chế tín chỉ. Những kiến
thức vận hành của công tác đào tạo mới này, trường chúng tôi chưa có dù chỉ
là một ý tưởng. Vì thế Ban Giám hiệu nhà trường đã quyết định những bước
đi cụ thể và chắc chắn.
Trước hết thành lập Ban nghiên cứu chỉ đạo chuyển đổi đào tạo theo
học chế tín chỉ, ban chỉ đạo này tiến hành xây dựng lộ trình như sau :
a) Nghiên cứu quy chế ban hành theo QĐ 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày
15/08/2007 về đào tạo theo học chế tín chỉ trong Ban chỉ đạo và triển
khai trong Hội đồng khoa học các Khoa.
b) Chuyển đổi từ “ chương trình đào tạo theo nửa niên chế nửa tín chỉ -
tạm gọi là chương trình cũ” ra “ chương trình đào tạo theo học chế tín
chỉ - tạm gọi là chương trình mới” theo định lượng 01 tín chỉ # 1.5 đvht
(nếu những học phần đó còn phù hợp với môn học của chương trình
mới. Nếu cần thiết, có thể xây dựng mới hoàn toàn chương trình theo
tín chỉ, tuân thủ chương trình khung của Bộ GD & ĐT kết hợp với phần
mềm linh hoạt theo nhu cầu của nơi tiếp nhận sản phẩm đào tạo của
trường và chương trình cũ.
c) Thông qua HĐKH khoa và trường, nghiệm thu và chuẩn bị triển khai
kế hoạch đào tạo.

112
d) Tuyên bố với cơ quan chủ quản và sinh viên “ Trường ĐH Cửu Long
bắt đầu thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2009 – 2010
đối với sinh viên khóa X của trường.
Để thực hiện lộ trình trên, trước hết trường tổ chức đi học tập những
trường có kinh nghiệm về về phương pháp xây dựng chương trình và công tác
tổ chức đào tạo này, như Đại học Mahidol, Thailand ( tháng 8/2006), Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh (6/2007), đại học Bình Dương (tháng 05
năm 2007), đại học Lạc Hồng ( tháng 08 năm 2007), đại học Washington - đại
học Seattle, Hoa kỳ ( tháng 10/2007), Đại học Cần Thơ (3/2008).
2.1.Tổ chức đào tạo :
• Xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ: Đây là mấu chốt
của công tác chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế
tín chỉ. Sức ỳ từ các nhà lãnh đạo đến cán bộ giảng viên dẫn đến sự
không đồng thuận, mặt khác cũng có những quan điểm chưa nhất trí về
cách chuyển đổi như cách tính cơ học 01 tín chỉ tương đương 1,5 đvht
mà nhiều văn bản do Bộ GD & ĐT công bố, từ đó nó cản trở tiến trình
của công việc. Đối với trường ngoài công lập, còn những rào cản do
ảnh hưởng đến tổng số giờ và từ chương trình đó phần tự học tự nghiên
cứu hay thảo luận hay làm bài tập lớn hay tiểu luận sẽ gặp vô vàn khó
khăn cả ở thầy và trò. Tuy nhiên, đối với trường DHDL Cửu Long để
khắc phục tình trạng này Ban chỉ đạo chuyển đổi đã đi từ cơ sở HĐKH
khoa trở lên, sự tôn trọng ý kiến đó cũng giảm bớt đáng kể những khó
khăn không cần thiết. Trường có hai định hướng : thứ nhất chuyển đổi
cơ học, nếu ý kiến thống nhất. Nếu không thống nhất thì từ tổng thể
yêu cầu của đào tạo, căn cứ vào thực tiễn của xã hội sẽ xây dựng một
chương trình mới đảm bảo tính đầy đủ của chương trình.
• Phương pháp dạy & học trong học chế tín chỉ : Việc đổi mới phương
pháp dạy học ngay trong bản thân giảng viên cũng có những nhận thức
khác nhau : thế nào là đổi mới? thế nào thảo luận ? thế nào là giáo
trình, giao án điện tử?....
Việc tổ chức cho sinh viên học ở nhà, tự nghiên, tự đọc trong thư viện,
thảo luận, nghiên cứu cũng không phải thuận lợi. Vì sao ? Vì sinh viên
Việt Nam nói chung đã rất thụ động, trong khi đó sinh viên dân lập lại gặp
khó khăn gấp bội. Họ đã rất yếu, yếu toàn diện so với sinh viên công lập
về kiến thức và ý thức học tập, tính độc lập tự chủ trong học tập thì càng
đáng lo ngại.
• Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong học chế tin chỉ: đây là cách đánh
giá khoa học toàn diện, nhưng cách kiểm tra đánh giá ban đầu chúng ta

113
vẫn phải dung hòa với đánh giá cũ thể hiện với tỷ lệ trọng số giữa bài
thi kết thúc môn học với phần sinh viên tự thể hiện tính độc lập, sáng
tạo , biết tổng hợp kiến thức vận dụng giải quyết những vấn đề trong
thực tiễn khi đã được trang bị kiến thức cơ bản vững chắc và sâu sắc.
• Quản lý đào tạo trong học chế tín chỉ : Trong đào tạo theo học chế tín
chỉ , cần tuân thủ quy trình sau:
- Giới thiệu cách tổ chức đào tạo thông qua cuốn “cẩm nang sinh viên” –
có trường gọi là “sổ tay sinh viên” vào đầu năm học . Đồng thòi giói
thiệu trên Website của trường.
- Tổ chức đăng ký học tập,
- Tổ chức “ lớp môn học”
- Quản lý giảng dạy của giảng viên,
- Quản lý học tập của sinh viên
- Quản lý và bồi dưỡng đội ngũ cố vấn học tập .
- Có phần mềm quản lý đào tạo thích hợp.
2.2.Phối hợp với các Phòng khoa:
• Phối hợp với các khoa : Với khoa, việc đầu tiên phải xây dựng chương
trình hợp lý và thực hiện chương trình đó thông qua việc vận hành đào
tạo trên cơ sở bố trí một đội ngũ giảng viên ( cơ hữu và mời giảng).
Công tác quản lý sinh viên thực hiện đào tạo học chế tín chỉ là nhiệm
vụ & trách nhiệm của khoa. Tuy nhiên, với trường ngoài công lập do
lực lượng giảng viên cơ hữu chưa đầy đủ nên cần có sự hỗ trợ chung.
• Phối hợp với phòng chức năng : Phòng công tác chính trị sinh viên là
phòng “ gần” sinh viên nhất. Nắm được tâm tư nguyện vọng của sinh
viên trong quá trình đào tạo, mặt khác phòng này còn giúp các khoa
nắm diễn biến tư tưởng sinh viên, chỉ đạo các trợ lý sinh viên hỗ trợ
cho sinh viên chuyển biến cách học.
• Phối hợp với Đoàn – Hội : Đoàn – Hội là lực lượng rất quan trọng và
cũng gặp khá nhiều trở ngại khi chỉ đạo các liên chi đoàn vận động và
động viên tinh thần tự giác tụ chủ trong học tập theo cơ chế này. Từ
trước đến nay, sinh viên rất thụ động trong phương pháp học tập và tự
học. Họ thường ỷ lại vào thầy và cách học cũ ; đôi khi ta thường thấy
thầy “ lo việc học” hơn trò, họ có thói quen trong cách học cũ , vì thế ở
cách học mới cho phù hợp với phương pháp học “ theo tín chỉ” cần có
thời gian chuyển đổi.
3. Những khó khăn:
Đối với trường ngoài công lập thuận lợi khi triển khai đào tạo theo học
chế tín chỉ có thuận lợi như mềm dẻo chương trình thời gian học tập, thì
cũng gặp không ít khó khăn. Ở đây xin chỉ nêu một vài khó khăn quan
trọng:

114
• Trước hết quản lý thế nào, chế độ với thầy dạy phần hướng dẫn sinh
viên tự học, đi thư viện, vào mạng, thảo luận, đọc tiểu luận như thế nào
và chế độ thù lao giảng dạy tính ra sao ? Đây là một khó khăn, một “
rào cản” khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn?
• Khi tổ chức đăng ký môn học, rất khó khăn việc tổ chức lớp nếu số
lượng sinh viên đăng ký cho một lớp môn học quá ít. Vì đối với trường
ngoài công lập, việc tính toán phù hợp với ngân sách cũng là một vấn
đề phải cân nhắc. Đồng thời, viêc phân nhiều thầy dạy cho một môn
cũng gặp khó khăn.
• Vấn đề cố vấn học tập sẽ gặp khó khăn vì lực lượng giảng viên cơ hữu
về số lượng cũng như trình độ còn nhiều khó khăn để họ có thể hoàn
thành nhiệm vụ.
• Vấn đề lớp “môn học” sẽ phá vỡ cơ chế lớp “niên chế”, vì thế việc sinh
hoạt chi đoàn, tổ chức học tập, phong trào, đánh giá điểm rèn luyện
theo yêu cầu của Bộ,…sẽ gặp không ít khó khăn.
• Quản lý các yêu cầu trong các hồ sơ giảng dạy thế nào, chẳng hạn: đề
cương chi tiết , tên giáo trình tham khảo, hướng dẫn sinh viên đọc gì? ở
đâu? Khi nào? bao giờ?......
• Cách đánh giá cho điểm và việc chuyển đổi điểm từ điểm trọng số,
điểm môn theo hệ số 10, chuyển sang điểm A,B,C,D, F và từ đó chuyển
0,1,2,3,4.
• Học nhanh, chậm của chương trình với việc đảm bảo chất lượng như
thế nào?
• Các thầy, nhiều người còn nắm chưa chắc khái niệm “tín chỉ”, cách
đánh giá cho điểm từng phần và trọng số cũng như chuyển đổi từ điểm
cơ số 10, sang điểm A,B,C,… và cuối cùng là sang điểm 0,1,2,3,4.
4. Thay lời kết:
Đào tạo theo học chế tín chỉ là yêu cầu cấp thiết để thay đổi phương
thức đào tạo phù hợp với cơ chế mới của nền kinh tế thị trường khi Việt
Nam ra nhập W.T.O. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ muốn thành công
thì việc “ quản lý sinh viên” là một khâu trọng yếu. Đối với trường ngoài
công lập khi triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn như đã nêu ở trên. Cần có
thời gian từ xây dựng chương trình đến việc triển khai thực hiện. Một điều
chắc chắn là phải làm, rút kinh nghiệm và tiếp tục làm để đi đến thành
công.

115
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN CHÚ TRỌNG
TRONG CÔNG TÁC HỌC SINH SINH VIÊN NGÀNH TDTT
KHI CHUYỂN ĐỔI SANG ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
TS. Đặng Quốc Nam
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

1. Những đặc điểm chung và định hướng mới đối với công tác HSSV
hiện nay:
- Công tác HSSV trong các trường đại học và chuyên nghiệp nói chung là
một hoạt động đặc biệt rất phức tạp, đa dạng và khó khăn, nhưng thực tế là
hoạt động góp phần to lớn vào chất lượng đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ ở
các loại hình và ngành nghề khác nhau từ trước đến nay.
- Hiệu quả của công tác HSSV là một quá trình tổ chức giáo dục và tổng
hợp từ nhiều yếu tố khác nhau, đã được ngành Giáo dục và Đào tạo quy định
trong hệ thống các quy chế và chính sách, đã được các trường đúc kết qua
nhiều thời kỳ và tổ chức thực hiện có hệ thống và hết sức đa dạng, sáng tạo.
- Ở mỗi đối tượng, nghề nghiệp, loại hình đào tạo đều có những điểm
chung và nhiều điểm khác nhau, do vậy trên thực tế ngoài các quy định khung
về các nội dung yêu cầu cơ bản thì các yếu tố về phương pháp, phương tiện,
công nghệ và tổ chức thực hiện từ các trường hết sức phong phú và hiệu quả
khác nhau.
- Ngày nay, xu hướng chung của sự phát triển xã hội đặt ra cho công tác
quản lý giáo dục rèn luyện HSSV trong các trường đào tạo cũng phải đổi mới
cơ bản để đáp ứng các điều kiện và yêu cầu thực tế, đem lại kết quả chung.
- So với nhiều năm trước đây, hiện tại quy mô đào tạo tăng cao, các hình
thức và loại hình đào tạo rất đa dạng cả chính quy và không chính quy. Khi
nhận thức dân trí tăng lên thì yêu cầu thực tiễn của xã hội cũng thay đổi. Hệ
thống các quy chế, chế độ chính sách và pháp luật được hoàn thiện, hệ thống
thông tin, tài liệu, mạng intenet và các điều kiện, phương diện trợ giúp và
phối hợp cũng phát triển nhanh chóng và phong phú. Hoạt động phối hợp
giữa các tổ chức chính trị xã hội cùng với chính quyền cũng đổi mới.

116
- Về nhân tố chủ thể HSSV ngày nay, trong điều kiện của nước ta là một
quốc gia đang phát triển bước đầu nên vai trò hoạt động tổ chức quản lý và
rèn luyện, đánh giá con người vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo phù
hợp và có hiệu quả thì phải thay đổi cơ bản về phương thức, phương pháp
trong định lượng và đánh giá theo hướng phải tạo cho HSSV được nâng cao
nhận thức và hiểu biết để hình thành phẩm chất tự giác, tự chủ, tự điều khiển
mình theo yêu cầu chung, gắn với nhu cầu học tập và mục đích nghề nghiệp
của họ.
- Với yêu cầu mới đặt ra, những nội dung và giải pháp truyền thống hiện
còn phù hợp, có hiệu quả thì cần được chọn lọc và chuẩn hoá để khai thác sử
dụng, những yếu tố mang tính hình thức và cứng nhắc, lãng phí thời gian và
hiệu quả thấp cần phải được cải tiến thay đổi. Song song với việc nghiên cứu
bổ sung những nội dung và hình thức mới sát thực và có hiệu quả, gắn với các
tiêu chí trọng tâm và theo hướng tạo nên quá trình tự giác học tập và rèn
luyện tích cực của HSSV, được lượng hoá cụ thể để giúp cho quá trình tác
động và đánh giá kết quả và tự đánh giá sát đúng, thuận lợi và khách quan.
1. Những nội dung yêu cầu truyền thống:
- Tại các quy chế HSSV đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành theo
quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 và quy chế đánh giá kết quả
rèn luyện của HSSV trong các trường đào tạo ban hành theo quyết định số
60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đúc kết
cụ thể hoá về các nội dung yêu cầu và quy trình hoạt động công tác HSSV
trong các trường đào tạo nói chung đã được đổi mới một bước toàn diện và cơ
bản. Có thể thấy những nội dung quan trọng truyền thống trong đó như:
- Về nội dung yêu cầu tổ chức quản lý học tập rèn luyện của HSSV tập
trung và các yếu tố cơ bản:
+ Theo dõi đánh giá ý thức và kết quả học tập rèn luyện để phân loại thi
đua.
+ Tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu khoá học, năm học để trang bị nhận
thức.
+ Tổ chức cho HSSV tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động tài
năng, sáng tạo.
+ Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, quan hệ
cộng đồng.
+ Các hoạt động phát triển Đảng, đoàn thể xã hội.
+ Các hoạt động tư vấn học tập, việc làm và nghề nghiệp cho HSSV.

117
- Về quy định cụ thể những hành vi HSSV không được làm đó là:
+ Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự và thân thể của nhà giáo và
những người khác.
+ Không được gian lận trong học tập và thi cử.
+ Không hút thuốc, uống rượu bia trong giờ học.
+ Các hành vi gây rối an ninh trật tự chung.
+ Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.
+ Tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
+ Buôn bán, tàng trữ vũ khí chất nổ, các chất liệu, tài liệu cấm, hoạt động
cấm.
+ Không tham gia hoặc lập các tổ chức chính trị trái phép.
- Về hệ thống tổ chức quản lý và trách nhiệm tập trung các yếu tố chính:
+ Vai trò tổ chức chỉ đạo của Hiệu trưởng.
+ Cụ thể hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật thành quy chế, quy
định và công khai hoá.
+ Hệ thống quản lý phòng, khoa, bộ môn có hướng dẫn triển khai cụ thể
(chức năng, quyền hạn, trách nhiệm)
+ Hoạt động phối hợp và theo phân cấp (giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể,
ban cán sự lớp…)
+ Các quy định và hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật để điều chỉnh
và chi phối (danh hiệu, phân loại tập thể và cá nhân, hệ thống khung các tiêu
chí cụ thể)
Từ những vấn đề cơ bản trên, chúng ta cần nghiên cứu phân tích để chọn
lọc ứng dụng xây dựng quy định mới phù hợp khi chuyển đổi sang đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
3. Những yếu tố đặc trưng trong công tác HSSV khi chuyển đổi đào
tạo theo hệ thống tín chỉ:
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn khi chuyển đổi chưuơng trình đào tạo
theo hệ thống tín chỉ đã được thực hiện ở nhiều nước tiên tiến và qua thí điểm
tổng kết từ nhiều trường đại học, cao đẳng ở trong nước những năm qua.
- Hiện tại, những yêu cầu cụ thể đã được quy định rõ trong quy chế đào tạo
đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo quyết định

118
số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Những yếu tố đặc trưng cần quan tâm trong lĩnh vực quản lý giáo dục
HSSV khi chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đó là:
+ Thời gian thực hiện trên lớp rút ngắn hơn trước đây khoảng 1/3 khối
lượng, ngược lại tăng thêm thời gian tự học tự nghiên cứu của người học có
hướng dẫn (kế hoạch được bố trí từ 8 – 20 giờ hàng ngày)
+ Lớp học theo học phần và được hình thành theo đăng ký của người học ở
từng học kỳ, năm học và sẽ biến động theo học kỳ do sinh viên được đăng ký
học sớm, học bình thường hoặc học chậm, các học phần và số sinh viên còn
nợ học phần tích luỹ bổ sung. Nói cách khác là sẽ không tồn tại tổ chức lớp
hay khoá học như từ đầu nhập học.
+ Hoạt động giảng dạy đòi hỏi phải đổi mới về phương pháp, phải có đủ
giáo trình tài liệu và phương tiện dạy học, hướng dẫn cách học tự chủ, mở
rộng tư duy và ứng dụng.
+ Công tác kiểm tra đánh giá phân loại định kỳ chủ yếu chỉ tính theo điểm
xếp loại học tập tương ứng (A, B, C, D, F) theo điểm trung bình chung học
tập. Điều kiện xét tốt nghiệp cũng căn cứ điểm tích luỹ khoá học, trừ những
người bị kỷ luật từ đình chỉ trở lên. Điều này cũng có nghĩa là yếu tố về rèn
luyện phẩm chất đạo đức chủ yếu cũng đã được tiêu chuẩn hoá và lượng hoá
thông qua kết quả khách quan của quá trình học tập.
+ Sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi và có hệ thống trong suốt quá trình
kể từ khi sinh viên đăng ký nhập học, quản lý kết quả học tập, thông tin khách
quan và đánh giá phân loại kết quả học tập đến tốt nghiệp ra trường….
4. Những yếu tố đặc trưng cần chú ý trong công tác HSSV của ngành
TDTT:
Khi chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, lĩnh vực hoạt động quản
lý HSSV cùng phải chuyển đổi, cải tiến phù hợp và đồng bộ để đem lại hiệu
quả chung đòi hỏi sự quan tâm nắm bắt thực tế nội dung yêu cầu và tính chất
hoạt động từ lãnh đạo đến các phòng ban chức năng, tổ chức đoàn thể phối
hợp và vai trò nhiệm vụ của mỗi giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp để có sự
chỉ đạo nghiên cứu, quy định hướng dẫn, lựa chọn sự thay đổi và điều chỉnh
hợp lý.
Một số yếu tố đặc trưng trong hoạt động quản lý HSSV của ngành TDTT
xuất phát từ thực tế tính chất hoạt động nghề nghiệp đặc thù cần được quan
tâm chú ý khi chuyển đổi sang hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ đó là:

119
- Hoạt động giảng dạy lý thuyết song song với trang bị kiến thức kỹ năng
và phương pháp thực hành chuyên môn.
- Hoạt động dạy và học gắn kết với các phương tiện thiết bị cho tập luyện
như sân bãi, dụng cụ, máy móc trợ giúp và các điều kiện vệ sinh môi
trường.v.v.v…
- Đơn vị lớp học về chuyên ngành TDTT không thể cấu trúc với số lượng
lớn sinh viên do phải tiếp xúc trực tiếp về thể lực, các yếu tố tâm sinh lý và
đảm bảo an toàn.
- Đối tượng học tập phải có sức khoẻ và các tiêu chí về năng khiếu phù
hợp.
- Tính chất hoạt động về TDTT luôn gắn với các yếu tố về văn hoá và tinh
thần, các hoạt động xã hội rộng rãi.
Từ những đặc điểm khác biệt trong hoạt động đào tạo của ngành TDTT mà
các nhà quản lý và tổ chức hoạt động về công tác HSSV cần liên hệ phân tích,
để kết hợp các yếu tố quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tất cả
các trường và các ngành gắn với các yếu tố đặc trưng nghề nghiệp để có các
quy định, hướng dẫn về nội dung yêu cầu và hình thức tổ chức, quản lý công
tác HSSV sát sao, có hiệu quả khi chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín
chỉ
5. Một số đề xuất mang tính giải pháp về công tác HSSV khi chuyển
đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
- Từ việc phân tích nghiên cứu, tổng kết các quy định cũng như thực tiễn
công tác HSSV truyền thống từ trước đến nay liên hệ với những nội dung yêu
cầu và hình thức hoạt động theo yêu cầu mới, các yếu tố đặc trưng nghề
nghiệp nói riêng. để chọn lọc và gắn kết được vai trò và hiệu quả của công tác
giáo dục rèn luyện và đánh giá các mặt phẩm chất của HSSV sát đúng và phù
hợp khi chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chúng tôi xin đề xuất
một số vấn đề mang tính giải pháp như sau:
- Đối với nhà trường cần quán triệt và thống nhất nội dung yêu cầu và tính
chất của công tác HSSV theo yêu cầu mới từ lãnh đạo đến các đơn vị và cá
nhân có trách nhiệm trong hoạt động giáo dục.
- Đối với sinh viên cần trang bị đầy đủ và có hệ thống các thông tin và
nhận thức chung theo dạng modul ngay từ khi mới nhập học thông qua “sổ
tay sinh viên” có để đủ hướng dẫn về nội dung yêu cầu, quy chế đào tạo và
quy chế về công tác HSSV, các chế độ chính sách liên quan.v.v… để sinh
viên tự nghiên cứu, hiểu và tự giác chấp hành.

120
- Công khai về các quy định và tiêu chí phấn đấu, đánh giá thi đua, các
hướng dẫn mới.v..v. trên các phương tiện thông tin, mạng Intenet v.v.v….
- Sử dụng có hệ thống về công nghệ thông tin, mã hoá tất cả các yếu tố về
tiêu chí đánh giá, gắn với kết quả tích luỹ từ học tập và nghiên cứu khoa học,
từ các tiêu chí rèn luyện (khen thưởng và kỷ luật), từ các thành tích hoạt động
tập thể và xã hội.v.v…

- Hướng dẫn tập thể trong đánh giá, gắn với cá nhân tự đánh giá theo hệ
thống các tiêu chuẩn đã được quy định và lượng hoá bằng điểm, đảm bảo
công khai dân chủ và khách quan (bỏ phiếu kín)

- Để gắn kết có hiệu quả công tác tổ chức quản lý giáo dục rèn luyện
HSSV cùng với kết quả học tập để có cơ sở đánh giá đúng, làm căn cứ phân
loại và tạo nên động lực để nâng cao chất lượng đào tạo, đòi hỏi toàn thể đội
ngũ ở mỗi trường đào tạo, từ Hiệu trưởng đến mỗi đơn vị và cá nhân liên
quan, phải nghiên cứu có hệ thống để nắm hiểu và thống nhất trong nội dung
yêu cầu, phương pháp và hành động nhằm đổi mới công tác HSSV phù hợp
với những yêu cầu mới đặt ra.

Tài liệu tham khảo

1/ Quy chế HSSV các trường đại học cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp hệ chính quy ban hành theo quyết định số 42/2007/QĐ - BGDĐT ngày
16/8/2007.
2/ Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV các cơ sở giáo dục
đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo quyết
định số 60/2007/QĐ -BGDĐT ngày 16/10/2007.
3/ Quy chế đào tạo đại học cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ
ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ -BGDĐT ngày 15/8/2007.

121
XÂY DỰNG CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN
THEO HỌC HỆ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Mạnh Trong Thìn


Trưởng Phòng Công tác SVHS
Trường ĐHDL Phương Đông

Đại học DL Phương Đông được thành lập từ năm 1994. Tính đến năm
2008 đã có 15 khoá tuyển sinh. Từ khoá tuyển sinh 2005 Nhà trường đã chính
thức chuyển sang cơ chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Từ việc chuyển cơ chế đào tạo, trước tiên phải đổi mới phương pháp
giảng dạy – quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm.
Vai trò người thầy trong quá trình dạy học theo quan điểm lấy người
học làm trung tâm không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, người thầy
vẫn là “linh hồn” của giờ học sinh động và sáng tạo. Bởi vì, để có thể làm
người hướng dẫn, cung cấp thông tin, trọng tài, cố vấn… người thầy phải hiểu
biết sâu sắc những kiến thức cơ bản của môn học mình đảm nhiệm, đồng thời
phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ
ràng qua tài liệu, sách báo…
Người thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy
học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng của mình nhất.
Một vấn đề quan trọng là, nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết
phải đổi mới phương pháp nhưng rất khó từ bỏ các phương pháp đã quen
dùng. Do đó, muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì trước hết là
bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được để chủ động từ bỏ các phương pháp
dạy học truyền thống đã thành thói quen và chuyển hẳn sang các phương pháp
mới.
Chuyển cơ chế đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng giảng
viên cần kết hợp với chủ nhiệm lớp – cố vấn học tập để theo dõi việc học tập
của sinh viên – vì lớp học theo cơ chế tín chỉ bị thay đổi. (Lớp sinh viên theo
khoá tuyển sinh, ngành đào tạo và lớp môn học.)

122
* Quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ
1. Tổ chức bộ máy làm công tác HS- SV
Phòng Công tác SV – HS Trường ĐH Phương Đông gồm 5 thành viên:
1 Trưởng phòng, 1 Phó trưởng phòng (phó trưởng phòng là Bí thư Đoàn
trường đoàn Thanh niên Cộng sản HCM) và 3 đồng chí là chuyên viên. Khoa
có đội ngũ chủ nhiệm lớp, chủ nhiệm lớp vừa là cố vấn học tập. Mỗi lớp đều
có Ban cán sự lớp: Lớp trưởng do tập thể lớp sinh viên bầu, lớp phó là Bí thư
chi đoàn. Ngoài lớp sinh viên còn có lớp môn học cũng có Lớp trưởng và lớp
phó do Nhà trường chỉ định.
2. Trách nhiệm của các bộ phận
* Phòng Đào tạo:
+ Là đầu mối chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các đơn vị có liên
quan trong việc chuẩn bị và vận hành hệ thống đào tạo theo tín chỉ.
+ Soạn thảo và trình Hiệu trưởng ký ban hành các văn bản, quy chế
quản lý đào tạo.
+ Phối hợp với các đơn vị đào tạo xây dựng thời khoá biểu, phối hợp
với phòng Quản lý Cơ sở vật chất điều phối giảng dạy.
* Phòng Công tác SVHS:
+ Xây dựng sổ tay sinh viên, thiết kế các biểu mẫu đăng ký học.
+ Định kỳ tổ chức tập huấn đội ngũ cố vấn học tập.
+ Theo dõi và kiểm tra việc đánh giá kết quả rèn luyện.
+ Cùng các đơn vị đào tạo xét học bổng khuyễn khích học tập.
* Phòng Quản lý Cơ sở vật chất:
Phục vụ cơ sở vật chất: giảng đường, trang thiết bị, phòng máy,
mạng internet…
* Phòng Tổng hợp:
Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng các định chế về tài chính phục
vụ cho đào tạo tín chỉ: đơn giá giờ giảng, chi phí xây dựng ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm.
* Trung tâm Tin học và Thư viện:
+ Xây dựng các chương trình, phần mềm quản lý:

123
- Đăng ký học
- Quản lý tài chính
- Xử lý và quản lý kết quả học tập
- Tổ chức thi trắc nghiệm
- Quản lý và điều hành Website…
+ Các đơn vị đào tạo: Các Khoa, Trung tâm
- Hệ thống lại và xây dựng mới chương trình đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch học tập trong từng học kỳ, năm học.
- Xây dựng đề cương môn học theo mẫu cho phù hợp với đào tạo và
tín chỉ.
- Tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng.
- Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên xây dựng kế
hoạch học tập thích hợp.
3. Phương thức quản lý
- áp dụng tin học hoá trong quản lý đào tạo.
+ ưu điểm: - Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong trường.
- Tiết kiệm thời gian
- Tính chính xác cao.
+ Đã làm được:
- Đăng ký học
- Quản lý học phí
- Quản lý điểm và xử lý kết quả học tập
- Quản lý hồ sơ sinh viên
4. Việc tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội và phong trào
- Tập hợp sinh viên thông qua các câu lạc bộ chuyên ngành và câu lạc bộ
sở thích. Hiện có 7 câu lạc bộ chuyên ngành: Nhà Quản trị tương lai, Kiến
trúc Phương Đông, Robotcon, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tin học, NCKH.
Câu lạc bộ sở thích: Thời trang, nhảy, âm nhạc…

124
- ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội: Từ năm
2005, Đoàn TN, Hội sinh viên đã thành lập và duy trì diễn đàn điện tử có tên
ánh sáng Phương Đông với trên 2000 thành viên là sinh viên trong trường.
+ Là kênh nắm bắt thông tin, dư luận hiệu quả.
+ Kênh tuyên truyền, phổ biến thông tin.
Yêu cầu:
- Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên phải chủ động xây dựng kế hoạch
hoạt động cụ thể từng tháng ngay từ đầu năm học và phổ biến đến từng chi
đoàn.
- Tăng cường vai trò của đội ngũ cán bộ – giáo viên, cố vấn học tập
trẻ (đang trong độ tuổi đoàn viên) trong việc hỗ trợ các hoạt động.
- Hướng dẫn đến các hoạt động giới thiệu việc làm và hướng nghiệp:
cung cấp các kiến thức, kỹ năng tìm kiếm việc làm.
5. Đánh giá điểm rèn luyện
Dựa theo Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của Học sinh – sinh viên,
Trường ĐH Phương Đông đã triển khai từ năm 2002. Muốn làm tốt thì phải tỷ
mỷ và chính xác, hầu hết các lớp làm đạt yêu cầu tuy nhiên vẫn còn một số
lớp làm còn hời hợt, không đánh giá đúng kết quả rèn luyện của HSSV.
Nhưng từ năm học 2007 – 2008 có Quy chế học bổng khuyến khích học tập
thì việc đánh giá kết quả rèn luyện đã tốt hơn nhiều, đảm bảo chính xác, công
bằng, công khai và dân chủ. Học kỳ I năm học 2007- 2008 ĐH Phương Đông
đã chi ra gần 600 triệu đồng để phát học bổng cho HSSV.
6. Thuận lợi và hạn chế của phương pháp quản lý hiện nay
Đối với Trường ĐH Phương Đông được sự quan tâm của Đảng uỷ,
Ban giám hiệu nhà trường, hàng tháng đều chi cho lớp trưởng 25.000đ, lớp
phó 20.000đ, số tiền tuy không nhiều nhưng cũng phần nào động viên các em
làm việc với trách nhiệm cao hơn. Đặc biệt Ban giám hiệu nhà trường đã đề
bạt đ/c Bí thư đoàn trường là Phó trưởng phòng Công tác SVHS, đây là thuận
lợi rất lớn cho hoạt động phong trào của chúng tôi. Năm học 2006 – 2007
Đoàn trường ĐH Phương Đông được Thành đoàn Hà Nội xếp thứ 14/43 cơ sở
Đoàn ĐH, CĐ ở Hà Nội. Học kỳ I năm học 2007 – 2008 xếp thứ 8/47 – cả
năm học 2007 – 2008 xếp thứ 15/17. Nhờ hoạt động Đoàn tốt nên lôi cuốn
Thanh niên vào hoạt động tập thể, hạn chế các tiêu cực. Mô hình sinh hoạt tập
thể lớp được lồng ghép với mô hình sinh hoạt Đoàn, vì theo quan sát có thể
thấy đại đa số sinh viên đều là đoàn viên từ khi nhập trường, còn các đối

125
tượng chưa là đoàn viên thì đây sẽ là môi trường sinh hoạt tốt để giúp cho họ
có cơ hội hơn trong việc phấn đấu vào đoàn, đồng thời sẽ được các đoàn viên
dìu dắt hỗ trợ tốt hơn. Việc sinh hoạt lớp và chi đoàn được kết hợp chặt chẽ vì
Ban cán sự lớp – Lớp trưởng do tập thể bầu ra, còn lớp phó là Bí thư chi đoàn.
7. Hạn chế
- Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo mới nên nhiều cố vấn học
tập chưa nắm rõ được các quy định, quy chế đào tạo.
- Quản lý sinh viên ngoại trú: sinh viên thường xuyên thay đổi chỗ ở
nên việc cập nhật địa chỉ tạm trú của sinh viên còn khó khăn.
- Do giảng viên kiêm cố vấn học tập – chủ nhiệm lớp nên thời gian đầu
tư cho công tác quản lý lớp chưa nhiều.
- Sự quan tâm, chỉ đạo của các Khoa chưa đồng đều, có nơi rất chú
trọng, có nơi ít quan tâm nên kết quả thu được chưa cao.
* Kết luận:
Trường ĐH Phương Đông chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ bắt
đầu từ năm học 2005 – 2006. Năm học 2007 – 2008, Trường chúng tôi có
khoá Cao đẳng đầu tiên tốt nghiệp theo học chế tín chỉ. Đào tạo theo tín chỉ là
phương thức mới nên chúng tôi còn mò mẫm nhiều, kinh nghiệm còn quá ít
ỏi. Nhưng tin tưởng rằng với lộ trình hợp lý, chủ động và tích cực triển khai
đúng quy chế nhất định sẽ đạt kết quả tốt.
Trên đây là những nét cơ bản mà chúng tôi đã làm. Mong nhận được sự
chia sẻ của các đồng chí và các bạn.

126
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC HỌC SINH - SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Ths. Trần Đình Mai


Ban Công tác HSSV – Đại học Đà Nẵng

Đào tạo theo học chế tín chỉ là một xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới,
nó có nhiều ưu việt hơn so với đào tạo theo niên chế, nhưng trong quản lý học
sinh sinh viên (HSSV) lại gặp nhiều khó khăn hơn, để phân tích và sơ bộ tổng
kết một số tình hình thuận lợi, khó khăn trong công tác HSSV, từ đó tìm ra
những nguyên nhân, để trên cơ sở đó mà có những đề xuất với các cấp lãnh
đạo nghiên cứu xem xét ra quyết định.
1. Công tác tổ chức và quản lý HSSV trong đào tạo tín chỉ
1.1. Đặc điểm tình hình của công tác HSSV
Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) có hơn 31.000 sinh viên hệ chính qui với 7
trường thành viên và một khoa Y dược, đóng trên các địa bàn khác nhau, nhân
sự trực tiếp tham gia công tác này còn ít so với số lượng ngày càng tăng lên
của số trường và số HSSV, riêng việc nắm thông tin để báo cáo với cấp trên
cũng đã khó, cán bộ chưa quen trong công tác quản lý HSSV đối vơí hệ đào
tạo tín chỉ.
1.2. Công tác tổ chức và quản lý HSSV trong đào tạo tín chỉ
Bắt đầu từ năm học 2006-2007 ĐHĐN tổ chức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ cho 07 trường thành viên. Từ đó cũng hình thành loại hình quản lý mới
đối với HSSV thuộc hệ này. Về mặt tổ chức lớp trong một khóa học vừa tồn
tại lớp sinh hoạt vừa tồn tại lớp tín chỉ, lớp nào cũng có vai trò của nó. Đối
với lớp sinh hoạt được sắp xếp ngay từ đầu theo nguyện vọng đăng ký của
HSSV có kết hợp với kết quả trúng tuyển và kế hoạch của từng Khoa,
Trường, được sự quản lý trực tiếp của giáo viên Chủ nhiệm cũng như của
Khoa. Song song với lớp học tập tồn tại lớp học theo tín chỉ mà HSSV tự lựa
chọn đăng ký theo nhóm của từng môn học phù hợp với từng học kỳ. Cuối
học kỳ Phòng đào tạo chuyển điểm của HSSV từ các lớp tín chỉ sang lớp sinh
hoạt và gửi về cho từng khoa. Trên cơ sở đó Giáo viên chủ nhiệm và lớp
trưởng xét điểm rèn luyện và nhận xét vào sổ điểm rèn luyện cho cho mỗi
HSSV, xét và đề nghị với cấp có thẩm quyền về học bổng, khen thưởng, kỷ
luật… Ngoài ra lớp sinh hoạt còn quản lý các hoạt động khác của HSSV,
đồng thời tổ chức sinh hoạt lớp; sinh hoạt Đoàn, Hội; sinh hoạt cộng đồng;
hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…

127
Đối với lớp tín chỉ các giáo viên lên lớp, trực tiếp quản lý HSSV tại lớp
có kiểm tra trình độ học tập, chấm điểm chuyên cần (trong đó điểm chuyên
cần có xem xét thái độ, ý thức, kỷ luật học tại lớp). Để quản lý trực tiếp lớp
này có một giáo viên làm Cố vấn học tập (Chủ nhiệm của lớp tín chỉ) theo
dõi, giám sát quá trình học tập và rèn luyện tại lớp tín chỉ. Quản lý chung là
phòng Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo, phòng đào tạo và
phòng Công tác – HSSV có quan hệ rất chặt chẽ với nhau trong công tác quản
lý và giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV.
Tổ chức Đảng trong HSSV: Hiện nay ở ĐHĐN có một số Trường
thành viên có chi bộ của sinh viên, Bí thư chi bộ có thể là một giáo viên trẻ
tham gia vào cấp ủy của chi bộ sinh viên. Như vậy trong HSSV cũng có sự
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng nhằm thực hiện chức năng giáo dục
chính trị tư tưởng và nắm bắt tình hình trong HSSV.
Công tác Đoàn, Hội cũng dựa trên cơ sở lớp sinh hoạt mà tổ chức, triển
khai các hoạt động của mình. Hoạt động Đoàn gắn liền với lớp sinh hoạt và
cán bộ đoàn cũng là một trong những người nằm trong cán bộ lớp có như thế
thì hai tổ chức này mới thật sự hỗ trợ cho nhau. Đồng thời cán bộ lớp ban đầu
chỉ định nhưng sau qua một học kỳ các bạn bầu cán bộ lớp, cán bộ Đoàn là
dựa trên những bạn học tốt của lớp tín chỉ, có như vậy thì mới có sức thuyết
phục.
Để theo dõi và quản lý người học, ở các ký túc xá và các Trường có tổ
chức các “Tổ tự quản”, “Ban đại diện” HSSV, lãnh đạo của tổ chức này
thường xuyên phản ảnh trực tiếp tình hình HSSV qua điện thoại cho Ban CT
– HSSV (tiền điện thoại của SV này do ĐHĐN hỗ trợ). Ngoài ra để hỗ trợ cho
người học và tạo thêm sân chơi bổ ích, tại các Trường còn hình thành các tổ
chức của HSSV như: Câu lạc bộ học ngoại ngữ; câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc
bộ âm nhạc; câu lạc bộ gia sư; đội công tác xã hội; …
Vai trò của giáo viên Chủ nhiệm, Cố vấn học tập (lớp tín chỉ) và Khoa:
Đây là những người định hướng, cung cấp thông tin, tư vấn, chỉ dẫn, hỗ trợ
giúp đỡ và trực tiếp tổ chức quản lý, giáo dục HSSV; Giám sát, kiểm định kết
quả học tập, rèn luyện của HSSV để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời phương
pháp quản lý, giáo dục cũng như điều chỉnh hành vi và định hướng tư tưởng
cho HSSV.
Công tác quản lý HSSV hệ tín chỉ, Giáo viên Chủ nhiệm lớp sinh hoạt
có vai trò vị trí cực kỳ quan trọng, đồng thời nhiệm vụ cũng nặng nề. Bởi vì
họ không chỉ quản lý theo dõi HSSV qua điểm số, mà còn quản lý ở lớp tín
chỉ và quản lý các hoạt động ngoại khóa, tư vấn nhiều vấn đề cho HSSV
thuộc lớp mình quản lý.
Như vậy qua hệ thống tổ chức chính trị, xã hội và quản lý nhà nước đối
với HSSV trong các Trường thuộc ĐHĐN nói trên nếu phối hợp tốt, biết phát

128
huy tác dụng thì việc quản lý và giáo dục chính trị tư tưởng HSSV trong việc
thực hiện mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ tốt hơn.
2. Những thuận lợi và khó khăn
2.1. Một số hoạt động của công tác -HSSV phục vụ cho công việc đào tạo tín
chỉ
“Tuần giáo dục công dân - HSSV” không chỉ giới thiệu cho HSSV về
những Nội quy, Quy định, Quy chế (Quy chế đào tạo tín chỉ, Quy chế HSSV,
Quy chế về đánh giá kết quả rèn luyện của SV, Quy chế về công tác quản lý
sinh viên nội, ngoại trú)... mà còn tư vấn và giáo dục đạo đức, lối sống; giới
thiệu truyền thống, các nguồn lực và định hướng phát triển của các Nhà
trường; Quán triệt chỉ thị của Bộ trưởng BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục đại học năm học mới; Phổ biến đường lối, chế độ, chính sách (học
bổng, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, tín dụng)…. Từ đó mà HSSV nắm
bắt những thông tin này giúp cho việc xây dựng kế hoạch cũng như thời khóa
biểu, lịch công việc cá nhân chính xác, chủ động hơn.
ĐHĐN đã đưa ra bản cam kết để cho từng thí sinh trúng tuyển và đại
diện gia đình tự nguyện ký vào bản cam kết trước khi vào học, đồng thời cam
kết suốt cả trong thời gian học tại trường. Tác dụng của nó không phải nhỏ,
trước tiên tạo cho các em làm quen với những cam kết, những hợp đồng mà
HSSV phải thực hiện, tập làm theo những văn bản dưới luật, những chế ước
mà chính HSSV đã cam kết; Nếu HSSV vi phạm, hay thực hiện tốt đó là cơ
sở, căn cứ để xét các hình thức kỷ luật, khen thưởng. Mặc khác nó còn có tính
giáo duc để hình thành nhân cách HSSV là sống, làm việc theo pháp luật.
ĐHĐN còn tổ chức các hoạt động ngoại khoá để hỗ trợ cho công tác
đào tạo, tranh thủ các nguồn học bổng trong và ngoài nước để đưa sinh viên
ra nước ngoài học tập, nhằm kích lệ cho tinh thần học tập của HSSV.
Tiếp tục triển khai và theo dõi việc thực hiện các Quy chế của Bộ
GD&ĐT, có báo cáo và góp ý với Bộ nhằm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với
việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Các Trường thành viên vẫn duy trì việc
chấm điểm rèn luyện cho HSSV theo Quy chế chấm điểm rèn luyện mà Bộ
GD&ĐT mới ban hành vào tháng 8/2008.
Qua các hoạt động hỗ trợ trên cho thấy rằng, trong đào tạo tín chỉ cũng
cần có sinh hoạt cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt
động ngoại khóa… từ đó đã tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, tăng thêm sự
hưng phấn trong học tập. Đồng thời góp phần giáo dục con người toàn diện.
2.2. Những thuận lợi
Đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường Đại học, Cao Đẳng hiện nay
là phù hợp với xu thế chung của thời đại, phù hợp với luật Giáo dục 2005, phù
hợp với hệ thống các văn bản dưới luật mà được Bộ GD& ĐT mới ban hành

129
từ 2005 trở lại đây. Đồng thời tạo cho HSSV chủ động hơn trong quá trình
học tập của mình cả về thời gian, khả năng, kinh tế. Từ đó nó cũng tạo điều
kiện cho một số HSSV có thể học vượt, học 02 chương trình cùng một
lúc...Mặc khác trong quá trình hôị nhập vào nền giáo dục của thế giới trong
cái riêng của Việt Nam cũng cần phải có cái chung và hết sức tranh thủ những
tinh hoa của nhân loại, để rút ngắn khoảng cách lạc hậu, tiến lên cùng với nền
văn hóa, văn minh của thế giới.
Điểm thuận lợi của ĐHĐN trong đào tạo tín chỉ, đó là: Đa số thí sinh
đổ vào ĐHĐN đều là những em học giỏi và ngoan ở các cấp học phổ thông,
có ý chí vươn lên, chịu khó, cần cù trong học tập và xuất thân từ những gia
đình lao động ở khu vực miền trung nghèo khó, mặc khác điểm đầu vào khá
cao so với mặt bằng chung cả nước, đó là những điểm xuất phát thuận lợi cho
việc dạy chữ, dạy làm người nói chung cũng như trong đào tạo tín chỉ nói
riêng.
Mặc khác cộng với sự quyết tâm của các cấp Lãnh đạo ĐHĐN, của các
Trường thành viên là muốn đổi mới, cải tiến chương trình giảng dạy từ hệ đào
tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Qua nhiều năm chuẩn bị,
học hỏi ở nhiều Trường trong và ngoài nước, bắt đầu năm học 2006- 2007 sáu
Trường thành viên thuộc ĐHĐN đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ cho
khóa 06, như vậy hai năm học (2006- 2007 và 2007- 2008) cùng một lúc tồn
tại hai hệ thống đào tạo, từ đó công tác quản lý HSSV thuận lợi có nhưng
cũng gặp rất nhiều khó khăn.
2.3. Những khó khăn
Đối với học kỳ 01 năm thứ nhất còn thuận lợi trong quản lý, càng về
sau các em ở lớp sinh hoạt rãi ra nhiều lớp tín chỉ khác nhau, cho nên việc
quản lý theo dõi HSSV cũng rất khó khăn, nhất là đối với lớp bố trí trên 60
sinh viên.
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình quản lý HSSV còn khó khăn,
bởi vì hiện nay xuất hiện hai hệ thống quản lý lớp.
Vấn đề chấm điểm chuyên cần: Theo lớp tín chỉ điểm chuyên cần
chiếm 10% trên tổng điểm của một chứng chỉ, nhưng có những lớp đông cho
nên không điểm danh được, do đó dẫn đến một số lớp HSSV đều đạt điểm tối
đa. Mặt khác mỗi trường vận dụng cách chấm điểm chuyên cần cũng có sự
khác nhau.
Còn điểm rèn luyện chấm theo lớp sinh hoạt trước đây đã khó, bây giờ
lại càng khó khăn hơn. Vì việc theo dõi đối với một HSSV phải thông qua
giáo viên chủ nhiệm lớp sinh hoạt, nhưng HSSV của lớp sinh hoạt lại ở nhiều
lớp học tín chỉ khác nhau do đó việc đánh giá, quản lý HSSV cũng gặp những
trở ngại. Phải chăng nên cần có sự liên thông, phối hợp giữa ban cán bộ lớp
sinh hoạt với ban cán bộ lớp học tập, giữa giáo viên chủ nhiệm với cố vấn học

130
tập trong việc quản lý một số HSSV học tập, rèn luyện, ý thức, thái độ …
chưa tốt.
HSSV lớp tín chỉ không phải có mặt tại lớp 100%, do đó quản lý những
HSSV lười học, trốn học, làm việc riêng (làm thêm)… rất khó khăn.
3. Nguyên nhân
Khi chuyển mô hình đào tạo tất yếu phải có thời kỳ thích nghi, thời kỳ
cải biến từ hệ niên chế sang hệ học chế tín chỉ, để từ đó cả hệ thống trong Đại
học mới thật sự chuyển đổi.
Có một số cán bộ công nhân viên chức, giáo viên chưa nắm rõ Quy chế
và quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Kinh nghiệm và kỹ năng quản lý HSSV theo học chế tín chỉ chưa
nhiều, còn đang trong quá trình tìm tòi học hỏi.
Nhiều HSSV chưa thích nghi, thích ứng với cách học tập mới, còn thụ
động, thậm chí còn có một số ít học tập đối phó, thiếu tính tự giác, ít lên lớp.
4. Những giải pháp và đề xuất
Trên đây là những thuận lợi cũng như những khó khăn có phân tích một
số nguyên nhân, từ đó tôi đưa ra một số đề xuất sau:
Các cấp lãnh đạo phải nhanh chóng tổng kết kinh nghiệm và ban hành
những tiêu chuẩn, Quy định, hay hướng dẫn cụ thể hơn về quản lý HSSV theo
học chế tín chỉ.
Khi chuyển hệ (từ niên chế sang tín chỉ) thì mọi thứ cũng phải chuyển
đổi theo (nhất là công tác quản lý, tư tưởng và tổ chức), từ những cán bộ
quản lý đến công nhân viên chức ở cấp Đại học, đến phòng đào tạo và công
tác HSSV, giáo vụ khoa, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đứng lớp... phải
nhanh chóng thích nghi với mô hình đào tạo mới, nếu không thì sẽ dẫn tới gặp
trở ngại trong công việc.
Còn đứng về phía HSSV với vai trò là chủ thể và “Trung tâm” của quá
trình đào tạo, cũng phải linh hoạt và thích nghi với loại hình đào tạo mới này.
Về chế độ chính sách thu chi tài chính theo tôi cũng nên đổi mới, cho
thích nghi với cơ chế thị trường, với loại hình đào tạo mới này, cụ thể phải
tăng thu học phí, hay giá cả thị trường mười mấy năm nó đã tăng lên khá
nhiều, nhưng giá định mức thanh toán của Bộ tài chính một số loại không hề
thay đổi.
Quản lý hành vi, thái độ trong đăng ký môn học, hay chuyên cần ...
cũng phải thay đổi: Theo học chế tín chỉ nếu bỏ hẳn điều kiện dự thi, có nghĩa
HSSV không cần lên lớp, và cho HSSV có thể học vượt; từ đó có thể những
em nhiều tiền cùng một lúc đăng ký nhiều môn học, vượt quá khả năng của

131
mình dẫn đến hiện tượng “ngồi nhầm lớp”, kiến thức bị hổng, điểm chuyên
cần, điểm rèn luyện khó chấm.
Quản lý thời gian học tại các lớp tín chỉ cần phải tích cực hơn, có kiểm
tra giám sát thường xuyên hơn. Nêú không có những biện pháp quản lý tốt thì
số vắng trên lớp sẽ đông hơn trước.
Quản lý giờ tự học: ở đây đòi hỏi tính tự giác của HSSV rất nhiều,
nhưng cũng có HSSV, mãi mê ham chơi, tranh thủ làm việc riêng do đó phải
có biện pháp quản lý giờ tự học chặt chẽ hơn.
Ngoài “dạy chữ” các thầy cô và nhà quản lý nên lồng ghép dạy các em
“làm người”, dạy HSSV phải có đạo đức nghề nghiệp.
Tăng cơ sở vật chất, cũng như tăng số người có năng lưc, có nhiệt tình
để làm công tác quản lý HSSV. Có kế họach xây dựng thêm chỗ ở nội trú cho
sinh viên (bằng biện pháp kết hợp giữa nhà trường và xã hội), phải đưa công
nghệ thông tin vào quản lý HSSV nội, ngoại trú.
Các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường cùng phối hợp
với bộ phận phụ trách công tác HSSV, ban chủ nhiệm các khoa, giáo viên chủ
nhiệm trong công tác quản lý, giáo dục HSSV và phải kết hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục HSSV.
Xây dựng kế hoạch đào tạo phải bao gồm cả kế hoạch quản lý và giáo
dục HSSV.
Quan niệm về điểm chuyên cần phải chấm cả thái độ, hành vi trong học
tập, kiểm tra, thi tại lớp tín chỉ.
Trên đây tác giả muốn trình bày một số vấn đề về quản lý HSSV trong
đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm góp một số ý kiến bé nhỏ của mình trong
công tác quản lý HSSV khi chuyển qua hệ đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng
thời cũng mong nhận được nhiều ý kiến từ các đồng nghiệp để công tác đào
tạo theo học chế tín chỉ đạt kết quả tốt hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1- Luật giáo dục 2005
2- Những bài viết trong Hội nghị khoa học - ĐHĐN tháng 10/2007
3- Huỳnh Văn Thông “Nhận diện các xung đột hệ thống khi triển khai
học chế tín chỉ trong điều kiện Việt Nam”( trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học-
ĐHĐN trang166 -169).

132
CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PGS.TS. TRẦN VĂN CHÍNH


Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa là một trong tám thành viên của Đại học Đà
Nẵng, là trường Đại học kỹ thuật duy nhất của khu vực Miền Trung- Tây
Nguyên, có chức năng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân các chuyên
ngành kỹ thuật, công nghệ và sư phạm. Trường hiện có gần 13 ngàn sinh viên
hệ chính quy, gần 7 ngàn sinh viên hệ vừa làm vừa học đang theo học 27
chuyên ngành khác nhau. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng hiện đại,
cảnh quan môi trường ngày càng khang trang. Công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học của nhà trường đã được xã hội đánh giá cao. Trường Đại học Bách
khoa-Đại học Đà Nẵng là một trong các trường được tham gia kiểm định chất
lượng giáo dục đại học đợt đầu, nhà trường đã tự xem xét và báo cáo về chất
lượng, hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ ra những mặt
mạnh mặt yếu cần khắc phục, cải tiến. Thông qua công tác tự đánh giá này,
nhà trường đã xem xét lại tổng thể hoạt động của nhà trường, giúp nhà trường
chủ động trong công tác quản lý và đề ra những giải pháp để phát triển nhà
trường. Điều này thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường đối
với xã hội trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với mục
tiêu sứ mạng của trường.
Trong quá trình thực hiện sứ mạng và mục tiêu đào tạo của trường Đại
học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng, trường đã xác định “Người học” là trọng
tâm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và cho cả nước.
Người học được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo
và các yêu cầu kiểm tra đánh giá; được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội
và được chăm sóc sức khoẻ theo quy định Y tế học đường, được tạo điều kiện
hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong
trường học; được rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống; được tham
gia các hoạt động đoàn thể.
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng bắt đầu triển khai đào
tạo theo học chế tín chỉ từ khoá 2006, đến nay đã khoá thứ 2 (2007) với tổng
số theo học chế tín chỉ gần 6.000 sinh viên. Qua thực tế triển khai công tác

133
đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng tôi muốn trao đổi với Hội nghị một số
kinh nghiệm sau:
Trước hết phải làm tốt các bước chuẩn bị ban đầu:
I. CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BAN ĐẦU
Triển khai phổ biến rộng rãi trong toàn thể cán bộ và giảng viên về quy
trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Chỉ nêu khái quát quy trình và tính ưu việt
của đào tạo theo học chế tín chỉ (Bước khởi động).
Tiếp theo thực hiện chuẩn xác tuần tự các bước:
1. Hoàn thiện khung chương trình đào tạo của tất cả các ngành trong
trường, trong đó xác định rõ: Các học phần bắt buộc, học phần tự chọn, học
phần tiên quyết, học phần trước, học phần song hành.
2. Công tác mã hoá: Mã hoá học phần, Mã hoá lớp sinh hoạt, Mã hoá
lớp học phần, Mã sinh viên.
3. Sau khi hoàn thiện bước 1 và 2, tiến hành đặt viết “Chương trình
quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ”. Chương trình viết trên mạng. Người đặt
viết chương trình phải am hiểu tốt về đào tạo, về tin học và Quy chế đào tạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là bước quan trọng. Nếu chương trình quản
lý viết tốt, mọi công việc về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ hoàn toàn
được thực hiện bằng các nút ấn.
II. QUÁ TRÌNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Trong ngày nhập học đầu khoá, Nhà trường phát cho mỗi sinh viên một
cuốn “Chương trình đào tạo trong toàn khoá học”, trong mỗi chương trình
ghi rõ các học phần bắt buộc, học phần tự chọn, học phần tiên quyết, học
phần trước, học phần song hành.
Trong “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” đầu khoá, Nhà trường hướng
dẫn các thủ tục về đăng ký các học phần, Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả sinh viên đều được cấp “Thẻ sinh viên”
với số thẻ duy nhất và được sử dụng trong suốt khoá học.
Do đặc điểm trong chương trình đào tạo, học kỳ đầu tiên tất cả sinh
viên đều phải tham gia học 4 tuần về “Giáo dục Quốc phòng”, hơn nữa sinh
viên cần có thời gian làm quen với cách học đại học, do vậy, học kỳ đầu tiên
tất cả các ngành đều học theo “Thời khoá biểu” cứng. Vào khoảng giữa học
kỳ I, Nhà trường phát cho mỗi sinh viên (Thông qua Giảng viên chủ nhiệm
lớp sinh hoạt) một cuốn “Sổ tay sinh viên”, trong đó hướng dẫn cách đăng ký
học phần trên mạng internet và Thời khoá biểu dự kiến học kỳ II của năm học
đó.

134
Sau thời gian quy định đăng ký học phần trên mạng internet, phần đăng
ký được khoá lại. Nhà trường tổng hợp kết quả đăng ký học phần của sinh
viên, in cho mỗi sinh viên một bản “Thời khoá biểu” gồm các học phần sinh
viên đã đăng ký để sinh viên theo dõi đi học và nộp kinh phí đào tạo, đồng
thời thông báo huỷ những lớp học phần dự kiến mở nhưng không đủ số
lượng. Những sinh viên đã đăng ký vào các lớp học phần không đủ số lượng
mở, cho phép đăng ký chuyển sang các lớp học phần khác. Khi đăng ký học
phần, mỗi sinh viên có một tài khoản riêng của mình gồm mã sinh viên và
Password.
Sau khi kết thúc phần đăng ký học phần của sinh viên, Nhà trường in
“Thời khoá biểu chính thức” của học kỳ đó để thực hiện. Quy trình này được
lặp lại trong các năm tiếp theo kể cả học kỳ phụ.
Toàn bộ quy trình quản lý đào tạo, quản lý hồ sơ sinh viên, quản lý
điểm, đăng ký học phần qua mạng, xếp thời khoá biểu đều được thực hiện
bằng “Chương trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ”. Vì vậy, nếu thực
hiện chặt chẽ các bước đi ban đầu, đặc biệt là khâu đặt viết “chương trình
quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ”, thì việc tổ chức đào tạo theo học chế tín
chỉ (đối với Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) cũng bình thường
như đào tạo theo Niên chế, ở đây chỉ khác phương thức tiến hành. Điều cần
bàn ở đây là các điều khoản trong Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành “Quy chế đào tạo đại học và
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Chính các điều khoản mới này
gây xáo trộn lớn trong giới sinh viên Việt Nam, chứ không phải phương thức
tiến hành theo Niên chế hay theo Tín chỉ.
III. QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ
Đầu mỗi khoá học, Nhà trường tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân
HSSV” cho toàn thể sinh viên vừa nhập học. Mỗi sinh viên bước vào trường
đều được trang bị những kiến thức và sự hiểu biết về tất cả các mặt trong
Tuần sinh hoạt: Những nội dung cơ bản Nghị Quyết TW Đảng, Tình hình
kinh tế chính trị xã hội trong nước và Quốc tế trong thời gian gần nhất, Giáo
dục về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, an
ninh trật tự và an toàn xã hội, Giáo dục về an toàn giao thông, Các quy định
về đăng ký tạm trú tạm vắng, Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Quy chế của đại học Đà Nẵng và của Trường, Chế độ chính sách, các loại học
bổng, Tổ chức và các hoạt động Đoàn TNCSHCM, Hội Sinh viên Trường…
Đầu mỗi năm học, Nhà trường tổ chức sinh hoạt chính trị đầu năm
nhằm trang bị cho sinh viên những thông tin mới về Nghị Quyết TW Đảng,
các chỉ thị, Nghị Quyết mới của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của

135
Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Bách khoa, về tình hình kinh tế, chính
trị trong nước và Thế giới.
Việc quản lý sinh viên theo học chế Tín chỉ được tiến hành theo “Lớp
sinh hoạt”. Mỗi lớp sinh hoạt có một Giảng viên chủ nhiệm và đồng thời là cố
vấn học tập.
Để đảm bảo các “Lớp sinh hoạt” theo học chế tín chỉ vẫn sinh hoạt bình
thường giống như các lớp theo học chế Niên chế, Nhà trường quy định mỗi
tuần một giờ sinh hoạt lớp ngay trên “Thời khoá biểu” chung của trường. Vì
vậy, mọi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Chi đoàn vẫn diễn ra bình thường như các
lớp theo học chế Niên chế.
Mỗi sinh viên được phát một tờ khai “Thông tin về sinh viên” gồm các
mục: Họ tên. Sinh ngày, Nơi sinh, Quê quán, Dân tộc, Tôn giáo, Đảng,
Đoàn, Nơi lưu trú hiện tại (Nếu ở KTX ghi số nhà, số phòng, nếu ở ngoại trú
ghi: Họ tên chủ hộ cho thuê, số nhà, đường phố, Xã, Phường…), Họ tên bố,
mẹ, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ. Tất cả thông tin về sinh viên được
Nhà trường quản lý bằng chương trình “Quản lý học chế tín chỉ”, truy cập
vào mục “Hồ sơ sinh viên”. Tất cả các Khoa trong toàn trường có thể dễ
dàng tìm kiếm thông tin về sinh viên thông qua mạng nội bộ của Trường.
Hằng năm các “Thông tin về sinh viên” sẽ được cập nhật lại. Đặc biệt,
Giảng viên chủ nhiệm lớp yêu cầu sinh viên lớp mình phụ trách nếu có thay
đổi nơi lưu trú phải báo cho Giảng viên chủ nhiệm, Giảng viên chủ nhiệm
gửi về Khoa, Trường để cập nhật lại.
IV. MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Chúng tôi muốn có một vài ý kiến xung quanh “Quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng theo học chế tín chỉ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trước khi triển khai đào tạo đại học, cao đẳng theo học chế Tín chỉ,
chúng ta đã giới thiệu, phân tích tính ưu việt so với đào tạo theo học chế
Niên chế ở chỗ là: Người học hoàn toàn chủ động bố trí thời gian phù hợp
với điều kiện của mình, sao cho trong thời gian đào tạo cho phép của khoá
học, người học tích luỹ đủ các học phần quy định của chương trình đào tạo
thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Trong thực tế, theo Quyết định số
43/2007/BGDĐT không phải như vậy: Ngay sau mỗi học kỳ, sinh viên đã bị
buộc xét thôi học nếu không đạt theo các chuẩn bắt buộc!
- Theo Điều 20, mục1 của Quyết định 43/2007/BGDĐT ghi: “Cuối mỗi
học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm
một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên
không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính…”.

136
Chúng ta đang thực hiện 3 chung trong tuyển sinh đại học, cao đẳng trên toàn
quốc với mục đích đảm bảo sự công bằng trong việc tuyển chọn sinh viên
vào trường (Cùng một chuẩn đánh giá). Thế nhưng, theo Điều 20 , mục 1 của
Quyết định 43/2007/BGDĐT, sau mỗi học kỳ, trường này tổ chức một kỳ thi,
trường khác tổ chức hai kỳ thi đều đúng Quy chế. Rõ ràng có sự bất công
trong cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên giữa các trường.
- Theo Điều 22, mục 5 a,b của Quyết định 43/2007/BGDĐT ghi: “Việc
xếp loại theo mức điểm I áp dụng cho các trường hợp sau: …trong thời gian
thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm đau hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra
hoặc thi được Trưởng khoa cho phép, sinh viên không thể dự kiểm tra bộ
phận hoặc thi vì lý do khách quan được Trưởng khoa cho phép”. Nhưng
cũng trong Điều 22, mục 5 a,b ghi tiếp: “…trước khi bắt đầu học kỳ mới kế
tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận
còn nợ để được chuyển điểm. Trong trường hợp sinh viên chưa trả nợ và
chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn
được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp”. Xin hỏi trả kiểu gì trước khi bắt đầu sang
kỳ mới, nếu như trường nào áp dụng một lần thi?
(Ví dụ, Đại học Đà Nẵng áp dụng một lần thi) Nếu kỳ đó là kỳ II thì còn có
thể, vì có thể trả trong kỳ hè, nhưng kỳ đó là kỳ I thì làm sao? Khi đang được
phép hoãn thi (Được nhận điểm I), làm sao mà không rơi vào trường hợp bị
buộc thôi học được?!
- Theo Điều 16, mục1a,b của Quyết định 43/2007/BGDĐT ghi: “Sau
mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp
sau:
a. Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu
của khoá học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10
đối với 2 học kỳ liên tiếp;
b. Có điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên
năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với
sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và
cuối khoá;
Theo Điều 5, mục 4: “Điểm trung bình chung tích luỹ là điểm trung
bình chung của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A,B,C,D
mà sinh viên đã tích luỹ được, tính từ đầu khoá học cho tới thời điểm được xét
vào lúc kết thúc mỗi học kỳ”. Điều này có nghĩa là, điểm trung bình chung
tích luỹ chỉ tính cho những học phần đạt. Nếu như vậy thì giá trị điểm trung
bình chung tích luỹ dùng để xét buộc thôi học trong mục 1b của Điều 16
không có ý nghĩa gì cả. Giá trị này không nói lên điều gì cả, không thể

137
căn cứ vào đó để đánh giá học lực của sinh viên. Tôi lấy ví dụ: Một sinh
viên A học 10 môn học, trong đó 2 môn được điểm 10 (Điểm A xuất sắc), còn
8 môn điểm F. Nếu tính điểm trung bình chung tích luỹ đạt 4 (tức là sinh viên
A thuộc loại xuất sắc) nhưng thực tế em học lực kém! Vậy điểm trung bình
chung tích luỹ theo cách tính của Quy chế trong trường hợp này tính để làm
gì? không thể lấy đó làm tiêu chí để xét thôi học. Điểm trung bình chung tích
luỹ tính theo cách của Quy chế chỉ có ý nghĩa khi phải luôn luôn đi kèm với
một con số là phần trăm khối lượng tích luỹ! Ví dụ, 2 môn điểm 10 của sinh
viên A có khối lượng tích luỹ bằng 2 tín chỉ + 3 tín chỉ= 5 tín chỉ chia cho
tổng số 20 tín chỉ của 10 môn, tức bằng 25%.
Theo đề xuất của chúng tôi, việc xét buộc thôi học nên tiến hành theo
từng năm học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, đào tạo và
quản lý sinh viên theo học chế tín chỉ ở trường chúng tôi. Qua Hội thảo lần
này chúng tôi mong muốn nhận được nhiều kinh nghiệm bổ ích từ các trường
để công tác đào tạo ngày càng đạt hiệu quả tốt.

138

You might also like