You are on page 1of 38

Cam kết của VN với WTO về lĩnh vực ngân hàng

Theo đánh giá của Chính phủ và các chuyên gia Ngân hàng là lĩnh vực “gay go,
quyết liệt” trong đàm phán vào WTO. Sức ép nhiều nhất khi thực hiện các cam
kết cũng là ngành ngân hàng. Nhưng, về cơ bản có thể hài lòng với những cam
kết đó.

Cam kết về ngoại hối và thanh toán

Đối với giao dịch vãng lai, Việt Nam cho biết các biện pháp kiểm soát giao dịch
vãng lai đã được tự do hóa. Việt Nam đã quy định nghĩa vụ tạm thời phải kết hối
ngoại tệ với mục đích tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu về ngoại tệ cho nền kinh tế và đã nới lỏng dần yêu cầu kết hối
này khi tình hình kinh tế được cải thiện.

Việt Nam cam kết các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ được áp dụng trong
những trường hợp ngoại lệ, do Chính phủ Việt Nam quyết định, nhằm duy trì an
ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu của IMF
số 144 (52/51) ngày 14-8-1952.

Việt Nam khẳng định rằng các hạn chế đối với giao dịch vãng lai đã được bãi bỏ
và không duy trì bất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết của mình về các dịch
vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác cũng như về thanh toán giao dịch
vãng lai và chuyển tiền quốc tế.

Đối với các giao dịch vốn, Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của
các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, chỉ
duy trì một số hạn chế về (i) các giao dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư
của các tổ chức cư trú, việc chuyển vốn này phải được các cơ quan có thẩm
quyền cho phép và phải trong phạm vi số ngoại tệ thuộc sở hữu của các tổ chức
này; và (ii) thanh toán và hoàn trả các khoản vay nước ngoài của các tổ chức cư
trú, các giao dịch này phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp được tự do ký các hợp đồng vay nước ngoài theo Nghị
định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1-11-2005. Nghĩa vụ đăng ký các hợp đồng trung
và dài hạn với Ngân hàng Nhà nước là vấn đề có tính thủ tục để phục vụ cho
các mục đích thống kê và giám sát hoạt động vay nợ nước ngoài trung và dài
hạn của các doanh nghiệp và phối hợp với Bộ Tài chính để bảo đảm các khoản
nợ nước ngoài của quốc gia trong phạm vi an toàn. Đại diện của Việt Nam lưu ý
rằng theo điều XII của GATS (Các hạn chế để bảo đảm an toàn cán cân thanh
toán), những hạn chế như vậy có thể được xem xét áp dụng khi Việt Nam gặp
phải những khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế. Các quy định về ngoại hối
của Việt Nam được IMF rà soát mỗi năm một lần, là một phần nội dung trong
các đợt làm việc của Quỹ theo điều IV trong điều lệ của IMF.
Đối với việc hoàn trả các khoản vay và các khoản đầu tư vốn ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam, phải theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, đáp ứng
các điều kiện về có giấy phép đầu tư ra nước ngoài; mở một tài khoản ngoại tệ
đăng ký việc mở tài khoản và các giao dịch chuyển vốn đầu tư. Các giấy tờ cần
thiết để xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp được phép đầu
tư ra nước ngoài có thể chuyển lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư của họ
tại Việt Nam ra bất cứ nơi nào ở nước ngoài mà không phải thực hiện theo các
thủ tục áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hoặc có thể mở các tài
khoản ngoại tệ để thực hiện vay nước ngoài trung và dài hạn như quy định tại
điểm 2, Mục I, Chương V, Phần II của Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16-
4-1999 về thực hiện Nghị định số 63/1998/NĐ-CP được phép mở tài khoản
ngoại tệ cho các hoạt động khác trong các trường hợp đặc biệt.

Về cân đối ngoại tệ, Chính phủ xem xét bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các
chương trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ
tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được
phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về ngoại tệ.
Tóm lại, Việt Nam cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với các vấn
đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO, các tuyên bố và quyết
định liên quan của WTO có liên quan tới IMF và Việt Nam sẽ không áp dụng bất
cứ luật, quy định hoặc các biện pháp nào khác, mà có thể hạn chế nguồn cung
cấp ngoại tệ cho bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào để thực hiện các giao
dịch vãng lai quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mình ở mức liên quan tới nguồn
ngoại tệ chuyển vào thuộc cá nhân hay doanh nghiệp đó.

Các cam kết về chính sách thương mại dịch vụ liên quan đến Ngân hàng

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổ chức tín dụng nước
ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn
nước ngoài; công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước
ngoài; công ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính
100% vốn nước ngoài, thời hạn hoạt động không được quá 99 năm và không
được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài.
Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước
ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài
đó. Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính
100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho thuê
tài chính 100% vốn nước ngoài là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này có
thể được gia hạn.

(Nguồn TTXVN)
Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không
muộn hơn ngày 1-4-2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi
nhánh tại VN nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu
hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân VN trong vòng 5 năm kể từ khi ta
gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng VN, không
quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng. Quá nhiều ngân
hàng?

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng cho rằng Việt Nam đã quá chậm khi xem xét cấp phép
ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ông Jean-Pierre Achouche - Giám đốc điều hành của
France Telecom tại Việt Nam, dẫn chứng rằng cách đây hơn chín tháng HSBC và
Standard Chartered đã xin mở chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam nhưng vẫn chưa nhận được giấy phép chính thức dẫu rằng các cam kết WTO
của Việt Nam đã có hiệu lực từ ngày 1-4-2007.

Còn ông Cany thì nhấn mạnh hai ngân hàng châu Âu này cũng đã nhận được thông báo
đồng ý về nguyên tác trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đến Vương Quốc
Anh. “Nhưng một tháng tháng trôi qua mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có động
thái nào trong việc cấp phép theo đơn xin của họ”.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu có làm rõ những tiêu chí về việc mở cửa lĩnh vực
này tại hội nghị: “Việt Nam - ngôi sao đang lên ở châu Á” do tạp chí The Economist tổ
chức tại Hà Nội đầu năm 2008. Theo đó, ngân hàng chỉ nhận được giấy phép khi đáp ứng
hàng loạt các điều kiện: ngân hàng mẹ có kết quả tín nhiệm quốc tế từ mức ổn định trở
lên, có tổng tài sản ít nhất 20 tỉ đô la Mỹ vào năm tài chính trước năm xin cấp giấy phép
và có tình hình tài chính lành mạnh (tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, hoạt động có lãi ba năm liên
tiếp trước năm xin cấp phép), cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước
nguyên xứ có khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ trên cơ sở tổng hợp
theo thông lệ quốc tế và đã ký cam kết với NHNN Việt Nam về hợp tác, quản lý cùng
hàng loạt các điều kiện khác.

Nhưng dù đã đáp ứng được hàng loạt “hàng rào kỹ thuật” như trên, một lãnh đạo NHNN
đưa ra một lý do (có thể) về việc các ngân hàng nước ngoài chưa nhận được giấy phép vì
thị trường ngân hàng ở Việt Nam phát triển quá nhanh và quá nóng. Hiện đã có 43 ngân
hàng trong nước và 28 ngân hàng nước ngoài với tổng số 39 chi nhánh và 5 ngân hàng
liên doanh (nguồn: NHNN Việt Nam, tháng 1-2008).

Ông này nói: “Dù số lượng ngân hàng nước ngoài và liên doanh hiện chỉ chiếm khoảng
9,4% thị phần nhưng xét trong tổng thể, con số ngân hàng đã vượt quá mức cần thiết của
nền kinh tế”.

Trong khi đó thì ở hướng ngược lại, một số chuyên gia lại dẫn ra những mặt trái trong
việc thực hiện các cam kết WTO (mở cửa thị trường và cắt giảm dòng thuế) chỉ theo lộ
trình thời gian mà không tính toán đầy đủ các yếu tố tác động khác. Ví dụ như chuyện
nhập siêu là thể hiện sự “thật thà” của các nhà quản lý trong việc thực hiện các cam kết
chỉ theo tiến độ thời gian, dẫn đến việc hàng ngoại (trong đó có ô tô nhập khẩu) tràn vào
Việt Nam, làm gia tăng mạnh tình trạng nhập siêu.

Còn ông Cany nói rằng EuroCham và các doanh nghiệp nước ngoài rất hiểu sự chậm trễ
của Việt Nam là do phải thực hiện hàng loạt các cam kết WTO đồng thời phải giải quyết
nhiều vần đề hiện tại của nền kinh tế, nhất là tình trạng lạm phát tăng cao. Nhưng ông
cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp có thể thông cảm nếu Việt Nam chậm thực hiện
cam kết chỉ trong sáu tháng nhưng họ sẽ thực sự lo lắng nếu chậm cả năm.

Cam kết WTO: Ngân hàng nước ngoài được vào


như thế nào?

Từ 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài


được phép thành lập tại Việt Nam, song phải đi
kèm với các điều kiện ràng buộc nhất định.

Đó là những nội dung cơ bản về lĩnh vực ngân hàng


được đề cập đến trong “Báo cáo của Ban Công tác về
việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)”, báo cáo được trình bày như một bản nhật ký
ghi lại những yêu cầu, chất vấn của các thành viên và
trả lời của đại diện Việt Nam.
HSBC đang chờ đợi cơ hội mở
rộng hoạt động tại Việt Nam.
Trong quá trình đàm phán, đại diện Việt Nam khẳng
định rằng, khi Việt Nam vào WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt
động tại Việt Nam dưới nhiều hình thức: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài,
công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công
ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước
ngoài.

Và theo Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/2/2006, thời hạn hoạt
động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân
hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không được quá 99 năm; thời hạn hoạt
động của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá thời hạn
hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài; thời hạn hoạt động của văn phòng
đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được vượt quá thời hạn
hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó.

Thời hạn hoạt động của các tổ chức nói trên sẽ được quy định cụ thể trong giấy
phép được cấp và có thể được gia hạn theo yêu cầu.

Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính
100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho
thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này
có thể được gia hạn.

Đại diện Việt Nam khi đàm phán cho biết đóng góp của bên nước ngoài vào một
ngân hàng liên doanh hoạt động với tư cách của một ngân hàng thương mại
không được vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng, trong khi đó phần góp
vốn của bên nước ngoài vào một tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần
phải đạt ít nhất là 30% vốn điều lệ.

Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể được giới hạn ở
mức 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, trừ
khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho
phép.

Phía Việt Nam cũng khẳng định, kể từ ngày 1/4/2007, các tổ chức tín dụng nước
ngoài sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt
Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có những điều kiện ràng buộc nhất định trong cơ
chế mở cửa này.

Một trong các điều kiện được Ban công tác đánh giá là “then chốt” để mở một
chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng
mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn
xin mở chi nhánh.

Và điều kiện then chốt để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân
hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản
có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở ngân hàng.

Điều kiện then chốt để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài,
một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước
ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh là tổ chức tín dụng nước
ngoài phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp
đơn.

Theo đánh giá của Ban Công tác, “Chính phủ Việt Nam xem các điều kiện này về
bản chất là mang tính thận trọng… Chính phủ Việt Nam dự kiến rằng các quy
định cấp phép trong tương lai đối với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng
sẽ mang tính thận trọng và sẽ quy định về các vấn đề như tỷ lệ an toàn vốn, khả
năng thanh toán và quản trị doanh nghiệp”.

Ngoài những điều kiện trên, đại diện Việt Nam khẳng định các ngân hàng 100%
vốn nước ngoài sẽ được hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở không phân biệt đối
xử. Và một ngân hàng thương mại nước ngoài có thể đồng thời có một ngân
hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh.

Trong quá trình đàm phán, một số thành viên yêu cầu Việt Nam cần giảm yêu
cầu về vốn tối thiểu đối với một chi nhánh ngân hàng nước ngoài xuống bằng
hoặc thấp hơn mức quy định đối với ngân hàng thuộc sở hữu trong nước được
thành lập tại Việt Nam. Bởi vì thay đổi đó sẽ phù hợp hơn với các chuẩn mực
quốc tế, những chuẩn mực dựa trên mức độ hoạt động và rủi ro của chi nhánh.

Trả lời về yêu cầu trên, đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam đã cho phép
các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động dựa trên vốn của ngân hàng mẹ
cho mục đích cho vay. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng Việt Nam
sẽ tích cực điều chỉnh cơ chế quản lý của Việt Nam đối với các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, bao gồm các yêu cầu về vốn tối thiểu, phù hợp với thông lệ
quốc tế được thừa nhận chung.
Như vậy, một cơ chế mở khá rộng sẽ được đặt ra với các tổ chức tín dụng nước
ngoài. Những điều kiện ràng buộc của Việt Nam nhìn chung là nhằm hướng đến
sự an toàn trong hoạt động tài chính, tiền tệ.

Một điểm mà đại diện Việt Nam nhấn mạnh là một chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động
phụ thuộc vào vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, các điểm giao dịch ở đây không
bao gồm các máy rút tiền từ động (ATM) ở ngoài trụ sở chi nhánh. Các ngân
hàng nước ngoài hoạt động tại Việt nam được hưởng đầy đủ đối xử tối huệ quốc
và đối xử quốc gia về lắp đặt và vận hành các máy ATM.

Đi cùng với cơ chế trên, trong thời gian gần đây, các ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam cũng đã bắt đầu mở rộng hệ thống ATM ra ngoài phạm vi hội sở, tiêu
biểu là Ngân hàng HSBC khi liên tục có những hoạt động liên quan như lắp đạt
ATM tại các điểm công cộng, bắt tay với hệ thống ATM của ngân hàng nội địa
(Agribank)

• Trang chủ
• Tin tức
• WTO
o Giới thiệu WTO
o Văn kiện cơ bản của WTO
o Tranh chấp
 Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp
 Thống kê các tranh chấp
 Tóm tắt các vụ tranh chấp
 Nghiên cứu vụ việc
o Các đàm phán đang diễn ra
 Văn kiện đàm phán
 Tình hình đàm phán
o WTO và Việt Nam
 Văn kiện
 Văn bản thực thi
 Tin tức thưc thi
 Nghiên cứu - Tranh luận
o Nghiên cứu - Tranh luận
• Hiệp định khác
o Văn kiện
 ASEAN
 Hiệp định song phương
o Tình hình thực thi
o Nghiên cứu - Tranh luận
• Vấn đề đặc biệt
o Phòng vệ Thương mại
o Công ước Vien
 Văn kiện
 Giới thiệu chung
 Các nước và Công ước Vien
 Việt Nam và Công ước Vien
 Nghiên cứu
 Tình huống tranh chấp
• Ủy ban tư vấn

• Giới thiệu
• Liên hệ

Cam Kết Mở Cửa Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Và Các Dịch Vụ Tài
Chính

Việt Nam có cam kết mở cửa những dịch vụ ngân hàng nào khi gia nhập WTO?

Về dịch vụ ngân hàng, trong WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa trong các ngành
sau:

1. Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng);
2. Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng,
tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại);
3. Dịch vụ thuê mua tài chính;
4. Dịch vụ thanh toán (tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín
dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng);
5. Bảo lãnh và cam kết;
6. Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên
thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, các loại:
o Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);
o Ngoại hối;
o Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán
đổi, hợp đồng kỳ hạn;
o Vàng khối.
7. Môi giới tiền tệ;
8. Quản lý tài sản (quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý
đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác);
9. Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các
sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác);
10. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các
phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác
Các nhóm dịch vụ mà Việt Nam có cam kết này được xác định theo phân loại tại Phụ lục
về dịch vụ tài chính của WTO.

Các ngân hàng nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam có được
cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam không?

Theo cam kết, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài không có hiện diện thương
mại tại Việt Nam (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp đồng hợp tác kinh
doanh) cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam nhưng chỉ giới hạn ở các dịch vụ sau:

- Cung cấp thông tin tài chính;

- Xử lý dữ liệu tài chính;

- Cung cấp phần mềm tài chính;

- Tư vấn, môi giới, phân tích tín dụng;

- Nghiên cứu và tư vấn về đầu tư, danh mục đầu tư, mua lại, tái cơ cấu và chiến lược
doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt
Nam?

Về việc thành lập liên doanh

Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ thời
điểm gia nhập WTO (11/1/2007) với điều kiện:

- Phía nước ngoài tham gia liên doanh phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản có
trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập liên doanh
tại Việt Nam; và

- Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 50% vốn điều lệ.

Về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ ngày
1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nước ngoài là chủ đầu tư phải là ngân hàng thương mại
có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin
thành lập ngân hàng tại Việt Nam.

Ngoài điều kiện theo cam kết, việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam phải tuân thủ các
điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hộp 1 - Pháp luật Việt Nam quy định gì về việc thành lập ngân hàng FDI?
Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản chính quy định về tổ chức và hoạt
động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn
nước ngoài và văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Tất cả các điều kiện về việc thành lập ngân hàng FDI trong cam kết WTO của Việt Nam
đã được đưa vào nội dung Nghị định này.
Điều kiện thành lập các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam?

Điều kiện chung

Việt Nam cam kết cho phép thành lập các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có
vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam với điều kiện:

- Công ty mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp
đơn xin thành lập công ty tại Việt Nam;

- Tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài các điều kiện chung, việc thành lập công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
còn phải đáp ứng điều kiện riêng đối với từng loại như sau:

Đối với công ty tài chính

Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính
100% vốn nước ngoài với điều kiện phía nước ngoài phải là các ngân hàng thương mại
nước ngoài hoặc công ty tài chính nước ngoài.

Đối với công ty cho thuê tài chính

Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho
thuê tài chính 100% vốn nước ngoài với điều kiện phía nước ngoài phải là các ngân hàng
thương mại nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính
nước ngoài.

Điều kiện thành lập chi nhánh của tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam?

Đối với Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài được thành lập chi
nhánh của họ tại Việt Nam với điều kiện:

1. Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời
điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam;
2. Chi nhánh được thành lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình.
Ngoài các điều kiện nêu trong cam kết nói trên, các ngân hàng nước ngoài muốn thành
lập chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện khác về mặt kỹ thuật theo quy
định của pháp luật Việt Nam (áp dụng chung cho cả ngân hàng trong nước và ngân hàng
nước ngoài).

Hộp 2 - Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về việc thành lập chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam?

Những nội dung về điều kiện đối với việc mở chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đã được đưa vào Công văn số
1210/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, pháp luật Việt Nam
hiện hành có mức mở cửa như mức cam kết.

Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được
cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam (37 chi nhánh tính đến 4/2007) mà không
phải chịu các điều kiện tương tự.

Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc thành lập chi nhánh của ngân hàng
nước ngoài sẽ phải các điều kiện tuân thủ quy định tại Công văn nói trên (tức là phù hợp
với cam kết).

Hộp 3 - Những hạn chế trong hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam

1. Không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở giao dịch chính của
mình

Ví dụ Ngân hàng A mở chi nhánh X1 tại Việt Nam thì chi nhánh X1 này không
được tự mình mở các điểm giao dịch, chi nhánh khác. Nếu muốn mở rộng mạng
lưới hoạt động, Ngân hàng A phải tự mình xin phép mở các chi nhánh X2, X3, v.v
hoặc thông qua các hình thức đầu tư khác.
Việt Nam cam kết không hạn chế số chi nhánh trực tiếp của các ngân hàng nước
ngoài;

2. Bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt
Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng (chưa cung cấp các khoản vay, cho
vay, chưa nhận tiền gửi, v.v) theo % mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh
như sau:

• Từ 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp;


• Từ 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp
• Từ 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp;
• Từ 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp;
• Từ 1/1/2011: được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam ở mức tương tự các ngân
hàng Việt Nam.

Đối với Chi nhánh Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

Việt Nam chưa cam kết gì về việc thành lập chi nhánh công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, việc cho phép thành lập chi nhánh các
công ty này tại Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và pháp luật liên quan của
Việt Nam trong từng thời kỳ.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại, công ty tài
chính, công ty cho thuê tài chính nước ngoài tại Việt Nam?

Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài (ngân hàng thương mại
nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) được mở Văn phòng đại diện
tại Việt Nam với điều kiện Văn phòng đại diện không được phép tiến hành các hoạt động
thương mại sinh lời trực tiếp.

Thời hạn hoạt động tối đa của các loại hình tổ chức tín dụng FDI ở Việt Nam là bao
lâu?

Trong WTO, Việt Nam không cam kết về thời hạn hoạt động của các loại hình tổ chức tín
dụng này. Như vậy, Việt Nam có quyền tự do quy định về thời hạn này.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì thời hạn hoạt động tối đa của các tổ chức tín dụng
này được quy định như sau:

- Đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: không quá 99 năm;

- Đối với chi nhánh của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động của
ngân hàng mẹ và không quá 99 năm;

- Đối với văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt
động của ngân hàng mẹ;

- Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê
tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: 50 năm

Thời hạn hoạt động cụ thể được quy định trong giấy phép được cấp và có thể được gia
hạn theo yêu cầu (thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn hoạt động trước đó được quy
định trong giấy phép).

Ngân hàng nước ngoài có được thiết lập các máy rút tiền tự động, phát hành thẻ tín
dụng không?
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài được hưởng đối
xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và
vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) như các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay đối
với các ngân hàng Việt Nam, không có hạn chế số lượng các máy rút tiền tự động mà các
ngân hàng này được phép lắp đặt.

Các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được phép phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam
như các ngân hàng Việt Nam.

Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp khác ngoài cam kết đối với việc thành lập,
tham gia, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng và
dịch vụ tài chính không?

Do tính đặc thù và tầm quan trọng của dịch vụ tài chính (đối với toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, đối với các nhà đầu tư, những người gửi tiền…), WTO cho phép các nước thành
viên được áp dụng các biện pháp khác vì lý do thận trọng, đảm bảo sự ổn định của hệ
thống tài chính.

Do đó, ngoài các hạn chế về hình thức pháp nhân, yêu cầu về vốn, các hạn chế về hoạt
động đối với chi nhánh… đối với nhà đầu tư nước ngoài được phép áp dụng theo cam kết
(xem Biểu cam kết về dịch vụ ngân hàng), Việt Nam có thể xem xét áp dụng bổ sung các
biện pháp mang tính hạn chế, kiểm soát chặt chẽ nhằm mục tiêu thận trọng.

Hộp 4 – Ví dụ về các yêu cầu bổ sung có thể có đối với tổ chức tài chính nước ngoài
(ngoài cam kết)

1. Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc;


2. Yêu cầu về vốn đối với việc thành lập chi nhánh, ngân hàng liên doanh;
3. Yêu cầu về điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, v.v đối với các tổ chức tín dụng.

Các yêu cầu này, nếu có, phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các
nhà đầu tư nước ngoài (các ngân hàng thương mại nước ngoài, công ty tài chính, công ty
cho thuê tài chính).
Những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng Việt
Nam?

Việt Nam cam kết về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tư nước
ngoài tại các ngân hàng Việt Nam như sau:

- Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa (ví dụ VCB,
BIDV…): Tỷ lệ cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các ngân hàng cổ
phần hóa này có thể bị hạn chế như mức tỷ lệ cổ phần của các ngân hàng dân doanh Việt
Nam trong các ngân hàng cổ phần hóa này;

- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc khu vực dân doanh: tổng số cổ phần
do các cá nhân, tổ chức nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của
Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi luật pháp Việt
Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Việt Nam có đưa ra cam kết nào về ngoại hối hay không?

Về ngoại hối, Việt Nam cam kết như sau:

- Về giao dịch vãng lai: dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai (và trên
thực tế Việt Nam đã thực hiện cam kết này);

- Về giao dịch vốn: Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư
nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú;

- Về các biện pháp quản lý ngoại hối: chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại
lệ, do Chính phủ quyết định, để duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với
điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế;

Về cân đối ngoại tệ: Chính phủ cam kết bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương
trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một
số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch
ngoại hối không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu về ngoại tệ.

Trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng nước ngoài cũng không dễ dàng thâm nhập thị
trường Trung Quốc như họ hy vọng ban đầu. Trung Quốc đã thỏa mãn những điều khoản
gia nhập WTO của mình, tức là đến hết năm 2006 sẽ từ từ mở thị trường tài chính và
ngân hàng của mình, nhưng đó chỉ là trên giấy tờ. Khi một ngân hàng nước ngoài muốn
mở chi nhánh ở Trung Quốc, thì họ phải đặt tiền thế chấp hàng triệu USD. Nếu ngân
hàng nào muốn kinh doanh bằng nhân dân tệ, thì đòi hỏi thế chấp này sẽ tăng lên gấp
mấy lần. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi không có một ngân hàng nước ngoài nào muốn
đơn thương độc mã kinh doanh trong lĩnh vực này.

Mục tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính rất rõ ràng: các ngân hàng nước ngoài
tạo sức ép với các ngân hàng trong nước, nhưng các ngân hàng nước ngoài không được
chiếm thị phần quá lớn trong lĩnh vực này. Để đạt mục tiêu của mình, Trung Quốc cho
các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng trong nước với tư cách là một cổ
đông nhỏ: Vốn đầu tư nước ngoài không được quá 25%, trong đó một nhà đầu tư không
được phép quá 20%. Chiến lược này nhằm vào 3 mục đích:

1. Với tư cách là cổ đông nhỏ, các ngân hàng nước ngoài không có đủ số phiếu để tham
gia quyết định.

2. Thế nhưng muốn cho đầu tư của mình có hiệu quả, thì các ngân hàng nước ngoài phải
cung cấp kiến thức, công nghệ... trong lĩnh vực tài chính cho các ngân hàng Trung Quốc.
3. Khi có sự đầu tư của các ngân hàng danh tiếng trên thế giới, giá trị của các ngân hàng
Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể, và qua đó sẽ được các nhà đầu tư khác chú ý đến.

In Đóng

Cam kết mở cửa thị trường tài chính VN và yêu cầu hoàn thiện, nâng cao năng lực giám sát tài chính
vĩ mô
09:48-2/24/2009
Sau 20 năm đổi mới, cấu trúc của thị trường tài chính (TTTC) ngày càng hoàn thiện, phạm vi hoạt
động ngày càng mở rộng, linh hoạt và đa dạng hơn. Các chủ thể tham gia vào thị trường từ cá nhân
cho đến các định chế tài chính trong và ngoài nước tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức, loại
hình kinh doanh, năng lực tài chính. Các qui tắc vận hành của TTTC và các thị trường cấu thành được
xác lập và về cơ bản đáp ứng yêu cầu vận hành, phát triển của thị trường
Thể chế giám sát đối với các thị trường bộ phận được xác lập; sự quản lý của Nhà nước đối với TTTC
đã được thể chế hóa và có sự phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO, Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường, theo cam kết đa phương là không được muộn quá
31/12/2018 nền kinh tế Việt Nam phải hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường. Đến nay, Việt Nam đã và
đang thực hiện cam kết mở cửa thị trường cao nhất là trong khuôn khổ ASEAN và Hiệp định thương mại Viêt
– Mỹ. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, các tổ chức tín dụng nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam sẽ được phép thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như các ngân hàng trong nước.
Theo lộ trình, đến năm 2011, các TCTD này sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ (xem hộp 1).

Trong quá trình thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ
vào thị trường tài chính Việt Nam dễ dàng hơn và được hưởng qui chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực.
Thêm vào đó, việc tự do hoá thương mại và đầu tư cũng thúc đầy việc hính thành các trung gian tài chính nước
ngoài như một đòi hỏi khách quan. Điều đó một mặt có tác động tích cực đến sự phát triển của TTTC, mặt khác
cũng có tác động tiêu cực, gây nên nguy cơ rủi ro cao cho TTTC . Những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro khi mở cửa
thị trường tài chính có thể kể đến là:
Thứ nhất, về vấn đề cạnh tranh thị trường, đó là vấn đề tất yếu của sự phát triển, và không thể thiếu
đối với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh cũng nẩy sinh rất nhiều rủi ro, nhất là trong thị
trường tài chính. Đối với Việt Nam khi thực hiện các cam kết mở cửa thị trường tài chính, các NHTM trong
nước không còn lợi thế của sự bảo hộ, đồng thời các NHTM trong nước cũng được mở rộng với nhiều hình
thức sở hữu khác nhau, do vậy, để tồn tại và phát triển, các NHTM phải chiếm giữ, mở rộng thị phần hoạt động
dưới mọi hình thức, như bằng lãi suất, nới lỏng các điều kiện vay vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ, công nghệ
ngân hàng…. Các NHTM trong nước do hạn chế về năng lực tài chính nên không có lợi thế cạnh tranh trong
việc đối mới công nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ, vì vậy cạnh tranh bằng lãi suất và nới lỏng
điều kiện vay vốn đã và đang được các NHTM trong nươc sử dụng để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Đây là
vấn đề rất nguy hiểm đối với sự an toàn của hệ thống, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có những biện pháp
giám sát thận trọng.

Thứ hai, tự do hóa thị trường tài chính trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn yếu kém, làm cho vấn đề bất đối
xứng về thông tin (nhất là lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức) trên thị trường tài chính trở nên trầm trọng hơn.
Thực tế này đã và đang diễn ra không ít trên thị trường tài chính Việt Nam, và khủng hoảng tài chính toàn cầu
xuất phát từ khủng khoảng thị trường bất động sản Mỹ, một trong những nguyên nhân là dó bất đối xứng thông
tin dẫn đến đầu tư thiếu thận trọng, gây ra sự đổ vỡ dây truyền.
Ba là, nguy cơ rủi ro còn đến từ việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn (hoặc đầu tư) đột ngột với qui mô lớn
khi nền kinh tế xuất hiện những bất ổn về kinh tế vĩ mô, hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhất là
chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ không tạo được lòng tin cho thị trường. Ngoài ra, tự do hoá dòng vốn
còn có thể làm gia tăng việc đầu tư bất cẩn từ dòng vốn nước ngoài dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không
hiệu quả, có thể kèm theo tình trạng bất ổn giá tài sản và đầu tư quá nóng vào một số lĩnh vực của nền kinh tế
làm giảm giá trị tài sản của hệ thống tài chính, qua đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm thấp. Thực tế ở
Việt Nam trong những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế xuất hiện những dấu hiệu mất cân đối vĩ mô, như lạm
phát gia tăng, thâm hụt cán cân thương mại lớn, cùng với sự non trẻ của thị trường tài chính trước những
thông tin thất thiệt trên thị trường, nên thị trường đã xuất hiện dầu hiệu rút vốn của một số nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường trái phiếu, hiện tượng đầu cơ ngoại tệ... đã gây ra những cú sốc tỷ giá trên thị trường
ngoại hối.

Những tác động của việc thực hiện các cam kết WTO, của quá trình mở cửa, hội nhập thị trường tài chính đặt
ra yêu cầu về việc cầu hoàn thiện, nâng cao năng lực giám sát tài chính vĩ mô:

-Trước hết, cần hoàn thiện mô hình giám sát thị trường tài chính của các cơ quan quản lý vĩ mô, cần có
sự nghiên cứu để tìm kiếm một mô hình thích hợp cho Việt Nam. Hiện nay, giám sát thị trường tài chính của
các cơ quan quản lý vĩ mô còn phân tán và chồng chéo, gây khó khăn không nhỏ cho các đối tượng bị giám sát
trên thị trường tài chính. Hiện nay Chính phủ đã thành lập Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, cùng song song
tồn tại với các cơ quan giám sát chuyên ngành thuộc Bộ TC, NHNN, BHTG…Do vậy, giữa Ủy ban giám sát tài
chính quốc gia và các cơ quan giám sát chuyên ngành cần có sự phối hợp xây dựng một mô hình giám sát
tổng thể thị trường tài chính với những chức năng riêng biệt, không trùng lắp và hỗ trợ nhau đảm bảo sự giám
sát hiệu quả thị trường tài chính.

- Thứ 2, nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan giám sát chuyên ngành: Hiện
nay cơ chế giám giát của các cơ quan chuyên ngành còn nhiều bất cập: (i) năng lực cán bộ, đội ngũ mỏng
dẫn đến việc giám sát từ xa chưa gắn chặt với phân tích, xử lý thông tin; (ii) công khai tài chính còn xa với
chuẩn mực quốc tế; hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý; kiểm toán nội bộ chưa phát huy
được vai trò, trong nhiều trường hợp chỉ là hình thức; việc giám sát các lĩnh vực mới ( rửa tiền, thanh toán điện
tử..) còn hạn chế.;(iii) sự phối hợp đồng bộ giữa 3 bộ phận giám sát ( từ xa, tại chỗ, xử phạt) chưa đạt được sự
đồng bộ, đặc biệt là chưa bảo đảm được sự độc lập của thanh tra, giám sát.

Vì vậy cần thực hiện cải cách cơ quan giám sát chuyên ngành, theo hướng:

- Mục tiêu hoạt động giám sát các lĩnh vực tài chính cần phải được nêu rõ khả thi và công khai minh
bạch. Chẳng hạn, mục tiêu của giám sát ngân hàng là nhằm: Đảm bảo thị trường tài chính hiệu quả, ổn định
và có khả năng cạnh tranh; tạo ra hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả đối với các rủi ro như: Rủi ro hoạt động, rủi
ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro uy tín và rủi ro chiến lược.

- Quyền lực của cơ quan giám sát tài chính của từng lĩnh vực cần phải được qui định rõ trong Luật, đủ
để cho phép cơ quan giám sát hoạt động chuyên ngành thực hiện các chức năng của họ có hiệu quả. Đồng
thời cơ quan giám sát chuyên ngành cần phải có đủ nguồn lực và vị trí tương đối độc lập về mặt chính trị để
đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Mặt khác cơ quan giám sát trong từng lĩnh vực(ngân hàng, chứng khoán, bảo
hiểm..) phải có cơ chế công khai minh bạch và chịu trách nhiệm rõ ràng, để các cơ quan giám sát có thể đề ra
được các quyết định công bằng hiệu quả và chất lượng cao.

- Các thanh tra viên cần phải có kiến thức đầy đủ về các rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các công
cụ quản lý rủi ro, hiểu rõ môi trường hoạt động ngân hàng và các kênh truyển tải các rủi ro. Do vậy, các cơ
quan giám sát chuyên ngành cần đổi mới phương pháp đào tạo thanh tra viên. Kiến thức về hoạt động NH, thị
trường chứng khoàn, bảo hiểm, kế toán của thanh tra viên phải toàn diện (đối với NHTW Thái lan, để trở thành
thanh tra viên các cán bộ thanh tra điều phải qua chương trình đào tạo thanh tra viên 6 năm).

- Hoạt động giám sát của các cơ quan giám sát đối với các định chế tài chính phải chuyển từ cơ chế
giám sát việc chấp hành như hiện nay sang cơ chế giám sát rủi ro dựa vào cơ chế thị trường gián tiếp. Cơ chế
này sẽ giúp nâng cao các kỹ năng và công cụ quản lý rủi ro. Phương pháp quản lý theo rủi ro là yêu cầu không
thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày cuả các TCTD, các định chế tài chính khác nó đòi hỏi việc
phân tích tín dụng một cách chặt chẽ hơn, yêu cầu việc thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ thống hơn.

- Việc thực hiện các chuẩn mực của Basel I phải trở thành một sự bắt buộc đối với tất cả các ngân
hàng trong nước cũng như nước ngoài. Điều này, trước mắt sẽ tạo ra những thách thức cho các NHTM, nhưng
lại là bước quan trọng để có thể cạnh tranh hiệu quả trong trung hạn và sẽ tạo ra sự bình đẳng trên sân chơi
đầy cạnh tranh. Đồng thời tạo những nên tảng cơ bản để tiến tới áp dụng Basel II trong tương lai.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả của thanh tra tại chỗ, để kịp thời ngăn chặn những hành động mạo
hiểm chấp nhận rủi ro của các thành viên thị trường, nhất là các NHTM nhằm cạnh tranh để tăng thị phần.
Ngoài việc qui định các tỷ lệ an toàn cho hoạt động cuả các định chế tài chính, như tỷ lệ đủ vồn, tỷ lệ thanh
khoản... cơ quan quản lý cần có các chính sách giám sát đối với các rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng, rủi ro hoạt động, chính sách về duy trì trạng thái ngoại hối, duy trì các tái sản có tính thanh khoản, chính
sách quản lý về dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong các chính sách này phải qui định rõ quyền hạn và tránh
nhiệm của ban điều hành, qui định qui trình quản lý rủi ro, hướng dẫn đánh giá, kiểm soát và giám sát rủi ro .

Ba là, tăng cường hệ thống thông tin thị trường tài chính để hạn chế rủi ro bất cân đối thông tin, tạo cơ
sở tốt cho các cơ quan giảm sát thức hiện tốt vai trò giám sát của mình. Theo đó, một vấn đề đặt ra hiện nay là
cần đổi mới hệ thống thông tin thị trường ở rất rất nhiều khía cạnh, từ các đơn vị báo cáo đến các đơn vị sử
dụng báo cáo. Đối với các đơn vị sử dụng báo cáo, cụ thể là giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát
hoạt động của thị trường tài chính cần có sự chia sẻ thông tin, chuẩn hoá các công tin đánh giá sức khoẻ của
thị trường, để tránh tình trạng các đơn vị báo cáo phải báo cáo quá nhiều nơi với những tiêu chí khác nhau cho
một mục đích giám sát, dẫn đến chất lượng báo cáo không đảm bảo. Thông tin thị trường tài chính được chuẩn
hoá và đảm bảo tính chính xác, kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giám sát
và hạn chế rủi ro bất đối xứng về thông tin.

Bên cạnh đó, các cơ quan giám sát chuyên ngành phải có các qui định về các công cụ tài chính phái
sinh, như giao dịch phái sinh ngoại hối, lãi suất, hàng hoá, hoán đổi cổ phiếu và trái phiếu..., để tránh tình trạng
xảy ra như trên thị trường phái sinh của Mỹ hiện nay.

Bốn là, trong bối cảnh hội nhập để hệ thống các định chế tài chính phát triển ổn định bền vững, ngoài
việc phải đổi mới cơ chế giám sát từ các cơ quan quản lý, cũng đòi hỏi phải có sự đổi mới trong cơ chế giám
sát cuả từng định chế tài chính, phải có yêu cầu các định chế tài chính công khai hoá thông tin tài chính ở cấp
độ cao và có hệ thống kiểm toán độc lập. Việc yêu cầu báo cáo công khai phải được hỗ trợ bằng một hệ thống
chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế, được quốc tế công nhận. Nhất là đối với hoạt động của các
công ty chứng khoán, quĩ đầu tư.. trên thị trường chứng khoán.

Nói tóm lại, Cam kết mở cửa thị trường tài chính sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ
thống tài chính nói riêng nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rủi ro, nhất là trong bối cảnh hệ thống các định chế
tài chính Việt Nam đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ, sức cạnh
tranh còn yếu, cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là về thanh tra, giám sát và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng chưa được xử lý triệt để . Bên cạnh đó, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, môi trường vĩ mô, cơ cấu
định chế luật pháp và thị trường để chống đỡ với các cú sốc bên trong (như sự thay đổi không mong muốn về
cầu tiền, đầu tư và tiết kiệm trong dân chúng, sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng), cũng như những cú sốc bên
ngoài (khủng hoảng kinh tế, chiến tranh..) khi mở cửa thị trường tài chính còn hạn chế sẽ là nguy cơ cho sự an
toàn bền vững của thị trường tài chính Việt Nam. Điều này đòi hỏi, bên cạnh việc nâng cao năng lực giám sát,
kiểm soát nội bộ của từng thành viên thị trường, hay nói ngắn gọn là giám sát vi mô, thỡ hoàn thiện nõng cao
năng lực giám sát vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu
càng cho thấy tầm quan trọng của năng lực giám sát vĩ mô đối với thị trường tài chính./.
Hộp 1: Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng:

Hiện diện thương mại:

Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới
các hình thức sau:

(i) Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng
thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanhtrong đó phần góp vốn của bên nước ngoài
không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty
cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn
đầu tư nước ngoài và kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư
nước ngoài.

(ii) Đối với các công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công
ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính
100% vốn đầu tư nước ngoài.

(iii) Đối với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài
chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tham gia cổ phần:

Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân và
pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá
30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ
quan có thẩm quyền của Việt nam.

Chi nhánh của 1 NHTM nước ngoài tại Việt Nam:

Điều kiện thành lập: Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời
điểm nộp đơn.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoại trừ trụ sở chi
nhánh của mình

Hạn mức trần huy động vốn của chi nhánh NH nước ngoài tại VN

Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng
không có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

- Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp;

- Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp;
- Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.

Điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước
ngoài là ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Điều kiện để thành lập một công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc một công ty
tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc một công ty
cho thuê tài chính liên doanh là tổ chức tín dụng nước ngoài có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào
cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Ts. Nguyễn Thị Kim Thanh


Viện trưởng Viện chiến lược- NHNN

duongvt
In Đóng
In Đóng

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong quý III năm 2008
09:17-12/1/2008
Trong quý III năm 2008, tình hình kinh tế cả nước nói chung và kinh tế TP.HCM nói
riêng đều diễn ra theo xu hướng tích cực, thể hiện chính sách tiền tệ thắt chặt được thực
hiện có hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm của cả nước đạt 6,52%,
TP.HCM vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 10,5%. Chỉ số giá tiêu dùng các tháng
trong quý III/2008 của cả nước và của TP.HCM đều tăng với mức thấp hơn các tháng
trong 2 quý đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng của TP.HCM tháng 7 tăng thấp với mức 0,54%
(cả nước tăng 1,13%), tháng 8 tăng cao với mức 2,09% là do điều chỉnh giá xăng, dầu
tăng 31% (cả nước tăng 1,56%), tháng 9 chỉ tăng 0,11%, là mức tăng thấp nhất từ đầu
năm đến nay (cả nước tăng 0,18%). Trong bối cảnh như vậy, hoạt động của các ngân hàng
thương mại tại TP. Hồ Chí Minh cũng theo chiều hướng tích cực hơn. Theo kết quả giám
sát 39 NHTM (gồm 01 NHTM nhà nước, 16 NHTM cổ phần đô thị, 21 Chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và 01 ngân hàng liên doanh) cho thấy, đến 31/8/2008, tổng nguồn vốn
hoạt động của 39 NHTM trên địa bàn đạt 397.381 tỷ đồng, tuy có giảm nhẹ với mức
1,21% so với quý II/2008 và trái ngược với xu hướng tăng trưởng nguồn vốn hoạt động
trong năm 2007, nhưng vẫn tăng 19% so với đầu năm.
Vốn điều lệ của 39 NHTM đạt 28.557 tỷ đồng, tăng 22,32% so với đầu năm và tăng 5,67%
so với quý II/2008. Trong quý III/2008, có 04 NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ so với quý II/2008
gồm các ngân hàng: Phương Nam tăng 2 đợt trong quý (tổng cộng tăng 593,34 tỷ đồng),
Eximbank tăng vốn đợt 2 (tăng 515,6 tỷ đồng), Đông Á (tăng 240 tỷ đồng) và Sài Gòn (tăng 210,6
tỷ đồng). Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2008, đã có 09 NHTM cổ phần tăng vốn điều lệ so với
đầu năm, trong đó có 02 ngân hàng đã tăng vốn điều lệ 2 đợt là Eximbank và Phương Nam. Đến
31/8/2008, mới có Eximbank đạt mức vốn điều lệ 4.248,9 tỷ đồng, trên mức vốn pháp định 3.000
tỷ đồng trước thời hạn 2 năm và có 10 NHTM cổ phần đạt mức vốn điều lệ trên mức vốn pháp
định 1.000 tỷ đồng trước thời hạn theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày
22/11/2006 của Chính phủ về ban hành mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, gồm các
ngân hàng: An Bình đạt 2.300 tỷ đồng, Sài Gòn đạt 2.180,6 tỷ đồng, Phương Nam đạt 2.027,5 tỷ
đồng, Đông Á đạt 1.840 tỷ đồng, Nam Á đạt 1.252,8 tỷ đồng, Phương Đông đạt 1.111 tỷ đồng, Sài
Gòn Công thương đạt 1.020 tỷ đồng và 03 ngân hàng đạt 1.000 tỷ đồng là Việt Á, Nam Việt, Phát
triển Nhà TP.HCM.
Đến cuối tháng 7/2008, sau hơn 2 tháng áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản cho thấy, mặt
bằng lãi suất huy động VND đối với kỳ hạn dưới 12 tháng của các NHTM trên địa bàn tối đa là
19%/năm và đến lúc này cuộc đua lãi suất giữa các NHTM mới thật sự dừng lại ( bắt đầu từ
những tháng đầu năm 2008). Từ đầu tháng 8/2008 trở đi, nhiều ngân hàng trên địa bàn bắt đầu
thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động VND theo xu hướng giảm dần, đặc biệt đối với các kỳ hạn
ngắn hạn hoặc kỳ hạn cực ngắn. Đến cuối tháng 9/2008, mặt bằng lãi suất huy động VND đã
giảm, phổ biến ở mức 17-17,5%/năm, cao nhất chỉ còn 18,6%/năm, thể hiện khả năng thanh
khoản của các NHTM đã ngày càng được cải thiện theo hướng tốt hơn. Do mặt bằng lãi suất huy
động trong quý III/2008 dần ổn định và điều chỉnh theo xu hướng giảm, lại tương đối đồng đều
giữa các NHTM trên địa bàn, nên không còn hiện tượng người gửi tiền rút tiền gửi từ ngân hàng
này sang gửi ở ngân hàng khác. Nguồn vốn huy động đến 31/8/2008 của 39 NHTM đạt 293.714
tỷ đồng, tuy chỉ tăng 1,32% so với quý II/2008 và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng cùng
kỳ năm 2007, nhưng vẫn tăng 12,92%% so với đầu năm.

Sự biến động mạnh và khó lường của giá vàng thế giới trong quý III/2008 đã tác động làm
giá vàng trong nước cũng tăng giảm không ổn định. Nếu trong quý II/2008, các NHTM đã điều
chỉnh tăng lãi suất huy động vàng với mức cao tối đa 6,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, thì đến
tháng 8/2008 lãi suất huy động vàng đã được điều chỉnh giảm dần, hiện chỉ còn 4-5,8%/năm tùy
kỳ hạn, tối đa là 6,0%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.

Trong quý III/2008, do chính sách điều hành tỉ giá linh hoạt của NHNN, do nhu cầu nhập
siêu trong nước giảm, số lượng ngoại tệ các doanh nghiệp xuất khẩu bán cho ngân hàng ngày
càng nhiều nên trên thị trường có biểu hiện dư thừa ngoại tệ. Do đó tỉ giá giao dịch USD/VND của
các NHTM và trên thị trường tự do các tháng trong quý III/2008 đều có xu hướng giảm dần và
xích lại gần nhau, có thời điểm tỉ giá USD trên thị trường thấp hơn tỉ giá niêm yết của các NHTM.
Từ giữa quý III/2008, cùng với việc điều chỉnh lãi suất huy động VND, các ngân hàng cũng thực
hiện điều chỉnh lãi suất huy động USD theo xu hướng giảm dần, từ đỉnh cao 8%/năm giảm xuống
còn 6,8%/năm, mức lãi suất huy động USD phổ biến là dưới 6%/năm.
Về dư nợ cho vay: Trong quý III/2008, do lãi suất huy động vốn cao nên lãi suất cho vay cũng
cao, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Dư
nợ cho vay của 39 ngân hàng đến 31/8/2008 chỉ đạt 227.570 tỷ đồng, so với quý II/2008 thì giảm
nhẹ với mức 1,84%, trong khi nguồn vốn huy động lại tăng 1,23%, nhưng so với đầu năm vẫn
tăng 26,08%, trong khi nguồn vốn huy động chỉ tăng 12,92%. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng
tín dụng đang có xu hướng giảm dần, trái ngược với xu hướng tăng trưởng tín dụng của năm
2007. Về chất lượng tín dụng, tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ trong 8 tháng đầu năm 2008 có xu hướng
tăng dần, tỉ lệ nợ xấu cuối năm 2007 là 0,68%; quý I/2008 là 0,71%; quý II/2008 là 0,88%;
31/8/2008 tăng lên 1,13%.

Trong 3 tháng còn lại của năm 2008, để tiếp tục góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định chính sách tiền tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế, NHNN đã có quyết
định giữ nguyên lãi suất cơ bản 14%/năm, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng
VND từ 3,6%/năm lên 5%/năm và cho phép các NHTM được cầm cố để vay vốn, chiết khấu và
sử dụng tín phiếu bắt buộc làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở, đây là động thái nhằm tạo
điều kiện cho các NHTM giảm chi phí và có cơ sở giảm lãi suất cho vay. Trên cơ sở đó các
NHTM tiếp tục tự điều chỉnh cân đối giữa mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay để chia xẻ
khó khăn với các doanh nghiệp; chú ý cơ cấu tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm
bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn phát triển kinh tế; tăng cường
kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp phòng ngừa rủi ro để tăng hiệu quả và chất lượng tín
dụng./.
Kim Xuân

duongvt
In Đóng
In Đóng

Cần một cơ chế giám sát hiệu quả thị trường tài chính
09:13-11/28/2008
Thị trường tài chính toàn cầu đang chao đảo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
cho vay thế chấp ở Mỹ - quốc gia từng được xem là mẫu mực trong việc giám sát thị
trường cho đến trước khi những tập đoàn tài chính khổng lồ rơi vào tình trạng bị kiểm
soát đặc biệt. Tuy chỉ mới gửi một tín hiệu từ xa tới Việt Nam, nhưng cuộc khủng hoảng
mang tính toàn cầu này đang đặt ra vấn đề về năng lực giám sát tài chính của nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
Lịch sử kinh tế Việt Nam cũng ghi nhận hệ thống ngân hàng luôn nắm giữ “siêu
quyền lực”. Ngay cả khi thị trường chứng khoán đã ra đời và hoạt động sôi động, vị thế này
vẫn không thay đổi. Nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy tăng trưởng của
thị trường chứng khoán. “Sức khỏe” của hệ thống ngân hàng, do vậy, càng trở nên quan
trọng bởi nó tác động trực tiếp tới khả năng tài chính của cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì thế,
việc giám sát chặt chẽ hoạt động và hiệu quả vận hành của hệ thống tín dụng - ngân hàng cần
được ưu tiên hàng đầu.
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, sau gần hai năm trở thành thành viên chính
thức của WTO, không chỉ số lượng các định chế tài chính tăng lên mà các loại hình dịch vụ tài
chính cũng phát triển mạnh cả về lượng và chất. Chỉ tính riêng thị trường tín dụng ngân hàng, đến
nay đã có gần 100 các NHTM trong nước, các công ty tài chính và các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; gần 1.000 quỹ tín dụng nhân dân. Cùng với sự mở rộng
về quy mô và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, mức độ cạnh tranh và rủi ro trên thị trường tài
chính tiền tệ cũng gia tăng đòi hỏi phải có một thể chế giám sát thị trường hiệu quả. Tuy nhiên,
năng lực giám sát khu vực tài chính ở Việt Nam hiện chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị
trường.
TS. Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả - Học viện Tài
chính cho rằng, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đã hình thành đầy đủ cả 3 bộ phận là thị
trường tín dụng - ngân hàng, thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán. Vì vậy, giám sát thị
trường tài chính Việt Nam bao hàm hoạt động giám sát cả 3 bộ phận này. Giám sát ngân hàng
được thực hiện trong quá trình hình thành và vận động các nguồn tín dụng, trong quá trình đầu tư
xây dựng, kiểm tra việc tuân thủ các kỷ luật tài chính của các định chế ngân hàng. Điểm nhạy
cảm nhất của hệ thống ngân hàng là rủi ro hệ thống, một ngân hàng lâm vào tình trạng nguy hiểm
có thể làm rối loạn, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), việc giám sát thị trường tài chính của Việt Nam hiện được thực hiện theo mô hình
phân tán: các tổ chức tín dụng do NHNN, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam có trách nhiệm thanh tra, giám sát; lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán chịu sự kiểm tra,
giám sát của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Ngoài ra, các DNNN trong lĩnh vực bảo hiểm,
các công ty chứng khoán trực thuộc NHTM Nhà nước cũng chịu sự giám sát của cơ quan Kiểm
toán Nhà nước. Tại Bộ Tài chính và NHNN, công tác giám sát cũng được thực hiện bởi nhiều vụ
cục. Điều này đồng nghĩa, mô hình tổ chức cơ chế giám sát của Việt Nam là phân tán nhưng rất
chồng chéo, nên chăng vẫn theo mô hình giám sát theo lĩnh vực nhưng có tính tập trung trong
từng lĩnh vực để tránh sự chồng chéo, làm giảm hiệu quả công tác giám sát, gây khó khăn cho
các định chế tài chính. Mặt khác, cơ chế giám sát vẫn còn nhiều bất cập: phương pháp giám sát
hiện đại về hình thức, song nội dung bị hạn chế do đội ngũ cán bộ mỏng; giám sát từ xa chưa gắn
chặt với phân tích, xử lý thông tin; công khai tài chính còn xa với chuẩn mực quốc tế; hệ thống
thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu giám sát; kiểm toán nội bộ chưa phát huy được vai trò,
trong nhiều trường hợp chỉ là hình thức; việc giám sát các lĩnh vực mới (rửa tiền, thanh toán điện
tử...) còn hạn chế; sự phối hợp đồng bộ giữa 3 bộ phận giám sát (từ xa, tại chỗ, xử phạt) chưa
đạt được sự đồng bộ, đặc biệt là chưa bảo đảm được sự độc lập của cơ quan giám sát. Vì vậy,
bà Thanh cho rằng, cải cách quan trọng nhất trong bối cảnh hội nhập là chuyển sang một cơ chế
giám sát hiệu quả đối với các định chế tài chính, nhất là đối với các định chế tài chính Nhà nước -
là các định chế tài chính có vị trí chi phối trong hệ thống tài chính. Việc Chính phủ thành lập Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia có tác dụng hỗ trợ, điều phối, định hướng hoạt động và chuẩn
hóa các quy tắc và công cụ giám sát tài chính cho các cơ quan giám sát chuyên ngành, nhưng cơ
quan này vừa được thành lập nên mới chỉ đang ở những “khởi động” ban đầu.
Một loạt các dự án luật liên quan đến hoạt động ngân hàng - tài chính đang được các cơ
quan chức năng xây dựng trình Quốc hội xem xét thông qua hoặc sửa đổi như: Luật Giám sát an
toàn hoạt động ngân hàng, Luật NHNN sửa đổi, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, Luật Bảo
hiểm tiền gửi. Để có thể tăng cường năng lực giám sát và tính hiệu quả của hoạt động giám sát,
nhiều chuyên gia nhấn mạnh, quyền lực của cơ quan giám sát tài chính của từng lĩnh vực cần
phải được quy định rõ trong luật, đủ để cho phép các cơ quan này thực hiện các chức năng của
mình một cách hiệu quả. Cơ quan giám sát cần phải có đủ nguồn lực và vị trí tương đối độc lập
để phát huy vai trò đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường tài chính. Mặt
khác, cơ quan giám sát trong từng lĩnh vực (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm...) cần tạo cơ chế
công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm rõ ràng để có thể ra được các quyết định công bằng và
chất lượng cao. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát, vấn đề hợp tác và chia sẻ thông tin
như thế nào để đảm bảo tính hiệu quả trong việc phối hợp, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót cũng là
nội dung cần được tính tới trong các đạo luật kể trên.
Bảo Anh (Bài đăng trên Thời báo Tài chính Việt Nam, số 143, ngày 28/11/2008)

liennb
In Đóng
In Đóng

Khủng hoảng tài chính thế giới: Bài học nào cho Việt Nam?
11:18-11/3/2008
Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế đang hứng chịu cuộc khủng hoảng sâu
rộng nhất kể từ cuộc đại suy thoái 1929-1930, việc đánh giá những bài học, kinh
nghiệm trong quản lý Nhà nước, đặc biệt là sử dụng các công cụ quản lý tài chính, trong
đó có bảo hiểm tiền gửi đối với thị trường tài chính Việt Nam là vấn đề nóng hổi và quan
trọng. Về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS.Võ Trí Thành, Trưởng Ban
nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương).
Với những diễn biến của thị trường tài chính quốc tế trong thời gian vừa qua, ông đánh giá như
thế nào về sự tác động đối với thị trường tài chính Việt Nam?

- Tất nhiên, hệ thống và thị trường tài chính Việt Nam không thể tránh khỏi những "chấn động"
nhất định dù hệ thống và thị trường tài chính chưa hội nhập thật sâu rộng với thị trường quốc tế.

Một kênh tác động là khả năng có những thay đổi trong hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài
trên thị trường vốn Việt Nam, nơi họ giữ một tỷ lệ không nhỏ giá trị cổ phiếu và trái phiếu. Họ có
thể định hướng lại chiến lược đầu tư và cơ cấu lại danh mục đầu tư. Hành vi của họ cộng với tác
động tâm lý bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể có tác động đáng kể đến biến
động thị trường vốn Việt Nam.

Hy vọng rằng, cùng với việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và Việt Nam hiện chưa phải là điểm
nhấn quá quan trọng trong tổng thể chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, thì tác
động đó sẽ không quá lớn.

Cộng hưởng còn có tác động qua kênh cán cân thanh toán quốc tế lên hệ thống tài chính. Khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Mỹ và các đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu có thể hạn chế
xuất khẩu của Việt Nam. Nhập siêu vẫn cao. Trong khi đó, huy động vốn từ bên ngoài khó khăn
hơn; các luồng vốn vào (như kiều hối, FDI, đầu tư gián tiếp. vay thương mại) có thể giảm. Áp lực
lên tỷ giá và hệ thống tài chính là không nhỏ.

Người xưa có câu "cái khó ló cái khôn", theo ông Việt Nam có cơ hội gì có thể tận dụng trong
cuộc khủng hoảng này?

- Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể có những tác động đáng kể đến Việt Nam. Ở một
góc nhìn khác, nó lại có ý nghĩa tích cực đối với Việt Nam khi cần nhìn lại mình để rút ra những
bài học bổ ích về ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển lành mạnh hệ thống tài chính.

Ông có thể nói rõ hơn về những bài học mà ông cho là bổ ích đối với Việt Nam?

- Thứ nhất, là bài học về giám sát tài chính và sự thận trọng trong chạy theo thời cuộc và thời
thượng. Việt Nam cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho
phát triển hệ thống và thị trường tài chính (như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám
sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực,
việc tổ chức lại hai sàn giao dịch chứng khoán...). Hiện tại, thông tin minh bạch và sự phân công,
phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng.

Thứ hai là bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi sự đỗ vỡ của
ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Bài học này liên quan đến
việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy
tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và
tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây truyền.

Công chúng tin tưởng hơn vào hệ thống tài chính, ngân hàng nếu họ nhận thức được rằng có một
tổ chức tài chính thay mặt Chính phủ giám sát thường xuyên tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền chứ
không chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi cho họ khi tổ chức đó bị đổ vỡ. Điều quan trọng hơn,
niềm tin đó góp phần ổn định về chính trị, xã hội thậm chí kể cả trong trường hợp xảy ra khủng
hoảng.

Thực tế, trong thời gian vừa qua khi khủng hoảng tài chính diễn ra trên thế giới, để bảo vệ người
dân, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội, hàng loạt các Chính phủ đã điều chỉnh chính sách
BHTG kịp thời như cam kết đảm bảo và nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tại Mỹ và một số nước
Châu Âu khác. Với sự phản ứng nhanh nhạy đó, mặc dù thị trường tài chính các nước này biến
động mạnh song, công chúng gửi tiền không hoảng loạn vì tiền gửi của họ đã được đảm bảo
phần lớn hoặc toàn bộ bởi tổ chức BHTG.

Ông có thể cho biết về vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong việc giám sát thị trường tài chính?

- Việc thiết kế mô hình giám sát phù hợp là yêu cầu cấp thiết. Mô hình đó cần đảm bảo tính khoa
học trên cơ sở tránh chồng chéo quá mức, hoặc bỏ trống giữa các bộ phận giám sát. Tổ chức
BHTG Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Ý nghĩa
lớn nhất của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không phải là thực hiện công việc chi trả cho dân khi có tổ
chức tín dụng bị đổ vỡ mà là việc tham gia giám sát tài chính, góp phần phát triển lành mạnh hệ
thống tài chính và ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.

Thông qua nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, tổ chức BHTG có được những thông tin đánh giá hữu
ích để khuyến cáo các tổ chức nhận tiền gửi, củng cố hoạt động, chuẩn bị những phương án
phòng chống rủi ro thích hợp. Đó cũng là nhân tố quan trọng để Tổ chức BHTG Việt Nam góp
phần ổn định tâm lý người dân, tránh những bi quan thái quá.

Đánh giá vai trò của tổ chức BHTG không chỉ dựa vào số tiền mà tổ chức đã chi trả cho người
gửi tiền tại các tổ chức tín dụng bị đổ vỡ, mà quan trọng hơn là có tổ chức BHTG hiệu lực và hiệu
quả, người dân tin vào hệ thống tài chính ngân hàng, tránh những bất ổn không đáng có về tài
chính, xã hội.

Vậy theo ông, chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam thật sự phát huy hiệu quả thì cần phải có
những điều kiện gì?

- Chính sách BHTG hiệu quả được đo lường bằng vai trò đối với việc bảo vệ người gửi tiền và
góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả của
chính sách bảo hiểm tiền gửi là xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, trong đó, bao gồm những
quy định liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, hạn mức chi trả tiền gửi, phí bảo hiểm tiền gửi,
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
trong hệ thống giám sát. Tính chuyên nghiệp và năng lực cao trong phân tích đánh giá rủi ro hệ
thống cũng là những nhân tố không thể thiếu đối với tổ chức BHTG Việt Nam.

Xin cám ơn ông!


Thúy Sen
(Theo Vietnamnet.vn)

liennb
In Đóng
In Đóng

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo: Kiểm soát chặt chất lượng tín dụng
10:13-10/10/2008
Đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh trong các tháng cuối năm 2008 và đầu năm
2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 9.10 đã chỉ thị các TCTD theo dõi chặt chẽ
diễn biến và dự báo về khả năng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng tại
Mỹ đối với nền kinh tế Việt Nam.
Trên cơ sở đó chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Đồng thời xây dựng phương án hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng
trưởng tín dụng đối với nền kinh tế với lãi suất hợp lý. Trong đó đảm bảo khả năng thanh toán cho
các nhu cầu chi trả, nhất là dịp tế Dương lịch và tết Nguyên đán 2009. Các TCTD cũng được yêu
cầu kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng thông qua việc tiến hành phân tích, đánh giá, phân
loại các khoản cho vay kinh doanh BĐS để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vay vốn.
Tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực XK, nông nghiệp, nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia
và các nhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả. NHNN nhấn mạnh các TCTD phải chấp hành đúng các
quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Các TCTD phải đánh giá được các rủi ro
có thể sảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử lý
rủi ro. Các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các TCTD hiện nay cũng phải
được báo cáo ngay lên NHNN.

Theo Văn Nguyên – Báo Lao động, Ngày 10/10/2008

liennb
In Đóng
In Đóng

Từ cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn - An toàn là nguyên tắc hàng đầu
09:22-12/12/2008
Tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử thế giới dẫn đến sự sụp đổ, phá sản
các ngân hàng chủ yếu là do cho vay khách hàng dưới tiêu chuẩn không đủ khả năng trả
nợ ngân hàng. Việc các ngân hàng phá sản tất yếu dẫn đến hậu quả là quyền lợi của hàng
chục triệu người gửi tiền sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là cả sự ổn định kinh tế - xã hội.
Chính vì thế, điều đáng quan tâm nhất là vấn đề an toàn tiền gửi và sự an toàn đó phải
xuất phát từ bảo đảm sự an toàn của các khoản cho vay.
“Quy luật” của khủng hoảng

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính của Nhật Bản đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á
năm 1997 xuất phát từ Thái Lan với ảnh hưởng lan rộng đến các nước trong khu vực Đông Nam
Á và một số thị trường, thế giới giờ đây lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính ở
phạm vi rộng, thậm chí lớn hơn nhiều và có nguy cơ lan rộng toàn cầu xuất phát từ Mỹ, nền kinh
tế lớn nhất thế giới. Ở tất cả các cuộc khủng hoảng này người ta đều thấy một điểm chung căn
bản là xuất phát từ sự gia tăng những khoản vay có khả năng thanh toán thấp mà chủ yếu trên thị
trường bất động sản, hay là cho vay dưới tiêu chuẩn mà người vay không có khả năng trả nợ, và
việc cho vay đó được diễn ra tràn lan trên quy mô lớn.

Đầu những năm 2000, tại Mỹ lãi suất được cắt giảm xuống mức thấp và giá cả trên thị
trường nhà đất liên tục leo thang, người dân đổ xô đi mua nhà đất do sức hút của mối lợi từ việc
kỳ vọng nhà đất còn tăng giá hơn nữa. Vì mong muốn người dân được sở hữu nhà riêng và kích
thích tiêu dùng, Chính phủ liên bang đã nới lỏng các điều kiện và khuyến khích người dân mua
bất động sản. Điều đó đã khiến các tổ chức cho vay cầm cố nới lỏng các điều kiện vay dễ dàng
hơn trong việc cho vay mua nhà đất. Khách hàng dù có điểm tín dụng dưới tiêu chuẩn cũng được
cho vay mua nhà đất, tất nhiên với mức lãi suất cao hơn thông thường (Hệ thống tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng tín dụng của khách hàng được các ngân hàng Mỹ trước đó thực hiện khá sát sao
và thông thường các ngân hàng này chỉ cho các khách hàng có điểm tín dụng trên 630 vay).
Nhưng chất lượng tín dụng thấp hơn không gây lo ngại lớn cho các ngân hàng cũng như việc
phải trả mức lãi cao hơn không hề gây lo ngại cho người vay vì họ đều tin rằng người vay có thể
trả được khoản nợ đó trước tình hình nhà đất ngày càng “nóng” lên.

Chỉ đến khi nền kinh tế Mỹ lại đứng trước nguy cơ suy thoái và thị trường nhà đất bắt đầu
chuyển sang giai đoạn xuống dốc, trong khi lãi suất được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng trở
lại và giữ ở mức cao để đối phó với lạm phát thì cho vay dưới tiêu chuẩn mới thực sự được quan
tâm đúng mức và trở thành vấn đề có thể gây rủi ro hệ thống thì mọi việc gần như đã quá muộn.
Các tổ chức tín dụng Mỹ đã phân tán rủi ro bằng cách chứng khoán hoá các khoản cho vay này
trên phạm vi toàn cầu mà chủ yếu tại thị trường Mỹ và kế đến là châu Âu, nơi có thị trường chứng
khoán phát triển vào bậc nhất và hệ thống tài chính rất phát triển. Tại Mỹ, nơi được coi là thị
trường tài chính nhà ở rất phát triển, khi các tổ chức tín dụng cho vay mua nhà đất và bán các
khoản cho vay đó cho các ngân hàng đầu tư và các công ty thế chấp (chứng khoán hoá các
khoản vay) mà chủ yếu là 2 tập đoàn hàng đầu Fannie Mae và Freddie Mac. Trên thực tế, những
khó khăn trên thị trường bất động sản và cho vay thế chấp ở Mỹ đã rất đáng quan ngại từ năm
2006, biểu hiện khủng hoảng đã xuất hiện với sự gia tăng nợ xấu và số tổ chức cho vay phá sản:
hàng loạt công ty bất động sản rơi vào phá sản và giá cổ phiếu nhóm ngành bất động sản sụt
giảm mạnh; giá trị các khoản vay dưới tiêu chuẩn lên đến trên 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường
cho vay mua nhà của Mỹ và con số này càng tăng lên trong bối cảnh lãi suất tăng cao và bong
bóng bất động sản bắt đầu xì hơi; khoảng 70 hãng cho vay cầm cố ở Mỹ đã ngừng hoạt động
hoặc chờ rao bán.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này thực sự bùng phát vào tháng 8/2008, khi mà các ngân
hàng thua lỗ tuyên bố phá sản ngày một tăng, ngày 9/8, NovaStar Financial công bố thua lỗ 52,9
triệu USD trong quý II do các khoản vay vỡ nợ, tổ chức cho vay thế chấp hàng đầu Mỹ,
Countrywide Financial, phải đối mặt với nguy cơ phá sản do tính thanh khoản trở nên xấu hơn.
American Home Mortgage, một trong những hãng cho vay cầm cố lớn nhất, cũng đệ đơn xin phá
sản, nhiều quỹ cho vay bất động sản lớn khác cũng tuyên bố phá sản và hàng loạt ngân hàng
quốc tế lớn công bố kết quả kinh doanh xấu trong lĩnh vực đầu tư vào bất động sản đã tác động
mạnh đến thị trường tài chính thế giới. Nhưng tác động mạnh nhất khi Ngân hàng Parisbas của
Pháp (BNP) rút 2,2 tỷ USD vốn và ngưng hoạt động 3 quỹ cho vay tiền mua nhà thứ cấp ở Mỹ vì
lo sợ về tính thanh khoản của các khoản vay thế chấp ở Mỹ. Thông tin xấu trên thị trường tín
dụng kéo theo sự hoảng loạn của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các NHTW đã sử
dụng đến biện pháp mạnh tay là đồng loạt bơm tiền vào hệ thống ngân hàng của mình. Tổng số
tiền các NHTW bơm ra trong vòng một tuần là hơn 400 tỷ USD, trong đó riêng số tiền tiếp sức
khẩn cấp trong hai ngày 9 và 10/8 mà FED và NHTW châu Âu (ECB) tung ra là 323,3 tỷ USD.
Biện pháp này đã giúp hệ thống tài chính tránh rủi ro từ tình trạng thiếu tiền mặt và bước đầu đã
làm dịu bớt căng thẳng về thanh khoản tín dụng trong bối cảnh nợ xấu đối với bất động sản ở
mức cao và thị trường nhà đất Mỹ đang trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, lượng tiền trên vẫn
chưa đủ và chưa thực sự tạo ra được hiệu quả bình ổn rõ rệt trên các thị trường. FED đã quyết
định cắt giảm lãi suất chiết khấu xuống còn 5,75%/năm (giảm 0,5 điểm phần trăm). Như vậy, phải
tới khi FED chính thức sử dụng công cụ lãi suất vào ngày 17/8 thì phản ứng tích cực đầu tiên từ
thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới; sau đó FED đã liên tục cắt giảm lãi suất để cứu nền kinh
tế Mỹ khỏi suy thoái.
Tình hình có vẻ như tạm lắng dịu được trong thời gian hơn một tháng trên thị trường tài
chính Mỹ cũng như châu Âu sau một loạt biện pháp của FED và NHTW các nước, nhưng những
biện pháp đó rất “nhỏ nhoi” và chỉ có tác dụng với những “cơn sóng” nhỏ. Sóng lớn
khủng hoảng tài chính lại nổi lên khi ngày 6/9/2008, Chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch bỏ ra
hàng trăm tỷ mua lại 80% cổ phiếu của 2 tập đoàn đầu tư lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac
(chiếm trên 50% dư nợ tín dụng BĐS Mỹ); ngày 15/9 ngân hàng Lehman Brothers lớn thứ 4 nước
Mỹ, đã tồn tại gần 160 năm tuyên bố phá sản sau khi thất bại trong đàm phán với các đối tác mua
lại do thua lỗ nặng; Tập đoàn chứng khoán lớn nhất thế giới Merril Lynch bị Bank of America thâu
tóm cũng do thua lỗ nặng; Tập đoàn Bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ đang đứng bên bờ vực phá sản
thì được FED ra tay cứu giúp bằng số tiền 85 tỷ USD...Tính từ đầu năm 2008 đến nay đã có 13
ngân hàng Mỹ phá sản và danh sách này dường như chưa dừng lại...Thượng viện và Hạ viện Mỹ
cuối cùng đã phải thông qua kế hoạch Paulson 700 tỷ USD nhằm cứu nguy hệ thống tài chính sau
khi một loạt điều khoản được đưa thêm vào phương án đó, trong đó có biện pháp tạm thời nâng
mức bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm liên bang lên tới 250.000 USD từ mức 100.000 USD hiện nay
nhằm khôi phục lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng (Trước đó, phương án trên
đã bị Hạ viện phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu ngày 29/9/2008)...Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã
và đang tiếp tục lan sang Châu Âu khi mà một số ngân hàng đã phải nhờ đến sự ứng cứu của
nhà đầu tư và Chính phủ các nước.

Luôn đặt nguyên tắc an toàn lên hàng đầu

Có thể khẳng định rằng, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay không ảnh hưởng trực
tiếp đến thị trường tài chính Việt Nam, mặc dù nước ta đã hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng
với kinh tế thế giới và với Mỹ, nhưng về tài chính, ngân hàng chưa sâu sắc, cụ thể một số ngân
hàng, tài chính Mỹ đã mở chi nhánh tại Việt Nam nhưng thị phần chưa lớn, các nhà đầu tư và
ngân hàng Việt Nam không mua chứng khoán của các ngân hàng Mỹ, nhất là các ngân hàng đầu
tư vào bất động sản. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu sẽ gián tiếp ảnh hưởng
đến Việt Nam do tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam sang Mỹ và các nước có khủng hoảng tài chính sẽ bị thu hẹp do tiêu dùng tại
các nước này giảm xuống, điều đó sẽ tác động đến sản xuất cũng như vay và trả nợ của các
doanh nghiệp này với các ngân hàng trong nước bị giảm. Trong nước, dư nợ cho vay bất động
sản và chứng khoán là hai thị trường có nhiều biến động và rủi ro lớn của các ngân hàng trong
nước vẫn nằm trong tầm kiểm soát và chiếm tỷ trong rất thấp trong tổng dư nợ, do Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp chỉ đạo kịp thời.

Tuy nhiên, từ những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu gần đây, một bài học
sâu sắc cho hệ thống tài chính - ngân hàng nước ta là phải hết sức cẩn trọng với các khoản cho
vay, bất cứ lúc nào cũng phải đặt nguyên tắc an toàn lên hàng đầu. Tín dụng nói chung và tín
dụng bất động sản nói riêng của các NHTM luôn luôn phải cẩn trọng, không được nới lỏng điều
kiện vay, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản biến động nóng lạnh thất thường. Thị
trường bất động sản - thị trường chứng khoán - thị trường tín dụng luôn có mối “liên
thông”. Vì vậy, bài toán an toàn luôn phải được các cơ quan nhà nước quản lý và các ngân
hàng thương mại đặc biệt quan tâm trong hoạt động cho vay. Đảm bảo sự an toàn tín dụng là
đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và của người dân, mà trước hết là quyền lợi của
hàng triệu người gửi tiền và ngân sách nhà nước.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các cuộc khủng hoảng tài chính đều có “lộ trình”
theo quy luật mà Việt Nam cũng cần cảnh giác. Để tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các nước và
NHTW thường nới lỏng chính sách tiền tệ, thì hệ quả tăng cung về tín dụng, giá bất động sản sẽ
tăng lên và lạm phát sẽ gia tăng. Sau đó, chính sách tiền tệ bị thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tín
dụng thắt chặt thì giá bất động sản tụt giảm thì rủi ro tín dụng sẽ tăng mạnh. Trong trường hợp
của Việt Nam, mọi việc đều đang nằm trong tầm kiểm soát cũng như đã có những giải pháp kịp
thời của Chính phủ. Theo NHNN, tổng dư nợ cho vay bất động sản đến tháng 9/2008 đạt 115.500
tỷ đồng, giảm khoảng 20.000 tỷ đồng so với hồi cuối tháng Tư năm nay. Đã có nhiều dấu hiệu cho
thấy tín dụng nhà - đất ở Việt Nam đã qua thời kỳ căng thẳng nhất và gần như chắc chắn không
gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính.
Đối với Việt Nam để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính- ngân hàng, người viết bài này
cho rằng cần:
(1) Có một cơ chế hữu hiệu áp dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện và áp đặt
một giới hạn về số lượng và hạn mức mà một cá nhân hoặc tổ chức có thể vay từ một ngân hàng
hoặc nhiều ngân hàng.
(2) Có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để cung cấp các thông tin về rủi ro tín dụng của con
nợ cho bất cứ ngân hàng nào có nhu cầu tiếp cận.
(3) Các ngân hàng có trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ dữ liệu liên quan về khách hàng với nhau
và với các tổ chức đánh giá tín dụng. Hiện nay các ngân hàng có thể vẫn an tâm với mức độ mất
khả năng chi trả thấp trong số các con nợ của họ nhưng cần lưu ý rằng tổng dư nợ trong hệ thống
ngân hàng vẫn đang tăng lên (cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước kiềm chế ở mức
30%/năm).
Tài liệu tham khảo:
- Công văn số 288/TB-VPCP ngày 3/10/2008 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kế luận của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những tác động xấu
của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với nền kinh tế nước ta.
- www.chinhphu.vn
- www.sbv.gov.vn
- “Cú sốc cho thị trường chứng khoán Phố Wall và hệ thống tài chính toàn cầu” (BBC
News).
- “Những vấn đề xung quanh quyết định cứu AIG và bỏ rơi Lehman của FED” (BBC News).
- “ADB: Châu Á có thể vượt qua cơn biến động tài chính toàn cầu” (Kyodo).
- “Diễn biến cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn ở Mỹ”
(AFP).
- Lịch sử huy hoàng và kết cục buồn của Lehman Brothers (AFP)

duongvt
In Đóng
In Đóng
Các ngân hàng thương mại tiếp tục được vay tái cấp vốn
09:56-7/29/2008
Tin từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), nhằm tiếp tục hỗ trợ thanh toán cho các NHTM và
ổn định thị trường, tuần qua NHNN thực hiện thêm các phiên chào mua giấy tờ có giá trị
trên thị trường mở với khối lượng từ 7 nghìn đến 10 nghìn tỷ đồng/phiên (kỳ hạn 7 ngày,
lãi suất 15%/năm).
Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM nhằm hỗ trợ thanh toán và
nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp. Cũng theo NHNN, số dư tiền gửi hệ thống tổ
chức tín dụng tại NHNN trong tuần qua giảm hơn so với tuần trước dù ở mức cao so với dự trữ
bắt buộc (DTBB) tháng 7/2008, có một số ít NHTM cổ phần thiếu hụt tạm thời DTBB.
Về thị trường ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã có dấu hiệu cân bằng trở lại và các
NHTM niêm yết tỷ giá dưới mức trần được phép khoảng 70 đồng. Mức chênh lệch tỷ giá mua bán
USD/VND của các NHTM phổ biến từ 70 đến 100 VND/USD. Điểm đáng lưu ý là các NHTM
không có nhu cầu mua ngoại tệ từ NHNN.
(Theo Nhân Dân 29/7/2008)

duongvt
In Đóng

Hệ thống ngân hàng của một số nước châu Á, những


bài học kinh nghiệm
02/06/2010 in Dich vu ngan hang, To chuc tin dung

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, làn sóng cải cách hệ thống ngân hàng
dâng lên mạnh mẽ vào những thập niên 80, 90 hình thành nên những tập đoàn tư bản
ngân hàng vững mạnh.

Phát triển tín dụng ngân hàng ở các nước trên thế giới thực chất là phát triển hệ thống các ngân
hàng thương mại, các định chế tài chính nhằm động viên được hầu hết các nguồn tiền tệ nhàn
rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng; đồng thời tiến hành phân phối nguồn vốn tập trung được
dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nhằm mở rộng
sản xuất, lưu thông hàng hóa và phát triển hệ thống ngân hàng, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, làn sóng cải cách hệ thống ngân hàng dâng
lên mạnh mẽ vào những thập niên 80, 90 hình thành nên những tập đoàn tư bản ngân hàng
vững mạnh, mở rộng mạng lưới chi nhánh khắp nơi trên thế giới, ngân hàng trở thành bà đỡ cho
nền kinh tế công nghiệp hóa-hiện đại hóa toàn cầu, có khả năng tài trợ vốn khổng lồ cho các tập
đoàn tư bản, các công ty đa quốc gia .

Dưới đây là kinh nghiệm tổ chức về hệ thống ngân hàng, tài chính ở một số nước châu Á điển
hình :

1.Hệ thống ngân hàng Singapore


° Điều kiện kinh tế xã hội:

Với lợi thế địa lý chiến lược đường biển quốc tế, Singapore nằm ở vị trí giao điểm giữa Thái Bình
Dương và Đại Tây Dương, nơi hội tụ của các nhà buôn với tên gọi “đô thị biển”, nhưng điều kiện
tự nhiên có nhiều bất lợi như diện tích nhỏ chỉ khoảng 640 km2, dân số khoảng 3,1 triệu người,
hầu như không có tài nguyên phong phú. Là một quốc gia trẻ đa sắc tộc được hình thành từ nền
tảng người nhập cư từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, và châu Au, Singapore đã từng là thuộc
địa của Anh với việc thi hành chính sách tự do thương mại dựa trên cơ bản nguyên tắc pháp luật
hình thành nề nếp pháp luật trong kinh doanh. Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở
thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này (chiếm
84% GDP) vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị
trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ.

° Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa:

Thành tựu phát triển kinh tế của Singapore gắn liền với chính sách công nghiệp hóa được thực
hiện vào thập niên 60, hướng đến xuất khẩu, thay thế nhập khẩu kích thích đầu tư nước ngoài
tạo ra bước ngoặt phát triển công nghiệp.

Sự cải thiện nhanh kết cấu hạ tầng, ưu đãi thuế thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia phát triển ồ
ạt đầu tư trực tiếp vào Singapore, tính đến cuối năm 80, tư bản nước ngoài đã đóng góp 65% giá
trị công nghiệp, 85% giá trị xuất khẩu trực tiếp tạo việc làm cho 60% lực lượng lao động. Công
nghiệp hoá của Singapore bắt đầu từ ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, dịch vụ như thực
phẩm, may mặc, thuốc lá, sơn, đồ gỗ … đây là những ngành mũi nhọn then chốt, tận dụng được
những lợi thế vốn có của mình vì Singapore không có tài nguyên quặng mỏ phong phú nên
không thể phát triển những ngành công nghiệp khai thác .

Bên cạnh đó, chiến lược công nghiệp hoá của Singapore bắt đầu từ xây dựng những công ty sử
dụng nhiều lao động kết hợp với sử dụng tư bản và kỹ thuật đầu tư nước ngoài tạo lập nên nền
công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao, sau đó
chuyển dần sang những ngành công nghiệp hiện đại sử dụng chất xám cho những loại hình kỹ
thuật hiện đại

° Hệ thống ngân hàng ở Singapore trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa :

Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hoá của quốc
gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những toà nhà chọc
trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài
chính Singpore. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại
(commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến 200
– 300 tỷ USD . Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai
đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh
có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển
của thị trường tài chính vững mạnh.

Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân
hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền
tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính
và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức
năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc lôi cuốn các
tổ chức tài chính nước ngoài, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân hàng hiện
đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn
trên thị trường.
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm
1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc
kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo
điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước
để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu
vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

2. Hệ thống ngân hàng Thái Lan

° Điều kiện kinh tế xã hội :

Vương quốc Thái Lan là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông – Nam A với diện tích hơn 517.000
km2, dân số trên 60 triệu người với môi trường tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Thái Lan là một quốc gia đa sắc tộc, trong đó người Thái chiếm 85%, điểm nổi bật trong lịch sử
chính trị Thái Lan là vua Thái vẫn là trung tâm quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước. Mặc dù từ năm 1932 đến nay Thái Lan đã trải qua 33 cuộc đảo chính, nhưng chế độ
chính trị vẫn không thay đổi vẫn là Nhà nước theo chế độ dân chủ nghị viện với sự định hướng
phát triển chủ nghĩa tư bản.

° Quá trình công nghiệp hoá của Thái Lan :

Quá trình công nghiệp hoá của Thái Lan diễn ra trong môi trường quốc tế khá thuận lợi, Thái Lan
được hưởng các nguồn lợi gián tiếp từ cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua việc Mỹ sử
dụng Thái Lan như là căn cứ quân sự, với những khoản viện trợ không hoàn lại.

Vào thập niên 60, Thái Lan bắt đầu chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa
vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài làm thay đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp năm 1960
chiếm tỷ trọng từ 60% GDP đến nay đã giảm xuống còn 30% GDP trong khi đó một số ngành
công nghiệp mới đã xuất hiện có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như dệt, may, thuộc da,
lắp ráp máy móc đã đưa nền kinh tế Thái Lan thoát khỏi trì trệ vào đầu thập niên 80.

Chính phủ Thái Lan lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở khai
thác tiềm năng phát triển nông nghiệp đưa Thái Lan là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên
thế giới mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia từ 16,5 tỷ USD
năm 1985 lên đến 46,5 tỷ USD vào năm 1995. Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng khá cao theo
nhịp độ kinh tế các nước công nghiệp, giai đoạn 1986 –1990 tốc độ tăng trưởng bình quân là
10,4% đã in đậm dấu ấn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 1990, vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 8% GDP đến năm 1996 vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14% GDP, tổng vốn đầu tư nước
ngoài vào Thái Lan lên đến 49 tỷ USD. Những năm tiếp theo của thập niên 90 cho đến nay tốc
độ tăng trưởng bình quân của Thái lan từ 7%- 9%, vốn đầu tư nước ngoài đến năm 1996 đã lên
đến 94,3 tỷ USD chiếm 55% GDP, tăng gấp hai lần dự trữ ngoại tệ quốc gia và cũng trong giai
đoạn này Thái Lan đã bắt đầu thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên, sự gia tăng khoản nợ nước ngoài quá cao cùng với cơ cấu đầu tư thiếu cân đối và để
duy trì tốc độ tăng trưởng 8,4 %/năm từ thập niên 90 nền kinh tế Thái Lan chuyển mạnh sang
công nghiệp chế biến, điện tử, chất bán dẫn… nhưng giai đoạn 1993-1996 diễn ra sự cạnh tranh
gay gắt các loại hàng hóa này, Thái Lan đã không kiểm soát được cán cân vãng lai dẫn đến mức
mức thâm hụt là 7,4% / năm và do Thái Lan đã áp dụng tỷ giá cố định USD ở mức 25 bạt trong
suốt 13 năm đã dẫn bùng nổ khủng hoảng tài chính năm 1997.

°Hệ thống ngân hàng Thái Lan trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa :

Hệ thống ngân hàng Thái Lan bao gồm Ngân hàng trung ương Thái Lan (Bank of Thailand –
BOT), ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh nhà nước, các công ty tài chính… Ngân
hàng Thái Lan được thành lập từ năm 1942 được coi như là ngân hàng trung tâm của cả nước;
giữ vai trò ngân hàng của các ngân hàng và chịu ảnh hưởng rất lớn của các chi nhánh ngân
hàng phương Tây.

Luật ngân hàng Thái Lan cũng đã được thông qua năm 1962 và được bổ sung sửa đổi vào năm
1979,1985, và 1992. Hệ thống ngân hàng ở Thái Lan phát triển mạnh theo xu hướng xây dựng
mô hình tập đoàn ngân hàng, nhiều ngân hàng trong nước đã mở được các chi nhánh ở nước
ngoài hoặc liên doanh với các ngân hàng ở nước ngoài. Đến năm 1997, Thái Lan có 63 ngân
hàng trong số đó có 10 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Hoạt động của các ngân hàng
thương mại đã đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan và đảm đương về vốn cho nhu
cầu phát triển công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Bằng cách hạ lãi suất để mở rộng tín dụng đối với
lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu vốn cho nông dân đặc biệt là vùng sâu vùng xa, Ngân
hàng trung ương Thái Lan có quyền kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng thương mại trong lĩnh
vực cho vay nông nghiệp, bên cạnh đó Nhà nước thành lập Uỷ ban kiểm soát giá cả, tạo điều
kiện kiểm soát giá nông sản và khi cần Nhà nước kịp thời tham gia để bình ổn giá thị trường.

Năm 1985, Thái Lan bắt đầu mở cửa cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt , các ngân hàng
Thái Lan được phép trực tiếp vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đầu tư để đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp và đặc biệt Thái Lan xây dựng các tổ hợp công nghiệp với quy mô lớn. Bên cạnh đó,
ngân hàng Thái lan còn tận dụng những nguồn vốn tư bản ngắn hạn nước ngoài để bổ sung
khoản trống giữa tiết kiệm có giới hạn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, dư nợ vay
nước ngoài không ngừng tăng lên đến 1996 chiếm 55% GDP, riêng Ngân hàng quốc tế Thái Lan
đã thu hút đến 50 tỷ USD . Nằm trong xu thế toàn cầu hóa, thị trường chứng khoán Thái Lan
phát triển mạnh sôi động, đến năm 1995, trên 50% giao dịch thị trường chứng khoán do người
nước ngoài thực hiện. Thời kỳ này các ngân hàng Thái Lan phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ đầu tư
vào thị trường tài chính do tỷ lệ vay vốn nước ngoài gia tăng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của ngân
hàng đạt đến 25%, đến năm 1996, tài sản của hệ thống ngân hàng và tổng giá trị của thị trường
chứng khoán đạt đến 15% GDP, cho thấy cả hai hệ thống trên đóng vai trò ngang nhau trong
việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan phải cho đóng cửa 58 chi nhánh ngân hàng và
công ty tài chính, tỷ lệ nợ xấu lên đến 15% . Chính phủ Thái Lan đang cố gắng phân tán rủi ro
bằng việc quy định về cho vay như hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn
tự có, các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn, các ngân hàng
không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ của một công ty, tỷ
lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7% trong đó 2% tiền gởi tại Ngân hàng trung ương, tối đa
không quá 2,5% tiền mặt, còn lại dưới dạng chứng khoán, bên cạnh đó ngân hàng phải thực hiện
lập 100% dự phòng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ và buộc các ngân hàng bị
đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động. Với những
kiên quyết trong cải cách ngân hàng vừa qua đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng .

3.Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc :

° Điều kiện kinh tế xã hội :

Hàn Quốc có diện tích là 99. 300 km2,với dân số 47,6 triệu người, nằm ở Đông Bắc Á thuộc phía
nam bán đảo Nam Triều Tiên. Đây là quốc gia điển hình của xã hội truyền thống châu A, tin
tưởng vào đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật, với ý chí dân tộc đoàn kết thống nhất, con người là
chìa khoá thành công khi xây dựng kinh tế đất nước. Kể từ năm 1950 đến nay, kinh tế Hàn Quốc
đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, từ một quốc gia lạc hậu, 70% là núi đồi, tài nguyên
nghèo nàn, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, đã vươn lên thành một nước có nền công nghiệp
hiện đại. Bắt đầu thập niên 60, Hàn Quốc mạnh dạn bước vào cuộc cải cách kinh tế lấy Nhật bản
là mô hình kiểu mẫu. “Sự tích sông Hàn”, “ con rồng châu A” là những danh từ nhằm phản ánh
những thành tựu kinh tế kỳ diệu mà Hàn Quốc đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua. Đến năm
1996, Hàn Quốc được xếp hạng thứ 24 trên thế giới, đứng thứ 11 về giao dịch thương mại thế
giới, thu nhập bình quân đầu người là 11.000 USD/năm và đã gia nhập Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) .

° Quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa :

Từ năm 1962 đến nay, quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được thực hiện theo kiểu rút
ngắn mà nước Nhật đã từng làm, đi tắt đón đầu tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật thế
giới với từng kế hoạch 5 năm cho những mục tiêu cụ thể. Hàn Quốc thực hiện chính sách mở
cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đến năm 1994 là 154 tỷ USD. Nhìn chung quá
trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc trải qua các thời kỳ sau đây:

- Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1972: Hàn Quốc xây dựng cơ cấu công nghiệp theo hướng tự
chủ, phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp bằng chính sách đầu tư thu hút nước ngoài, hiện đại
hóa cơ cấu công nghiệp hướng đến xuất khẩu thay thế nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động cho
những ngành có lợi thế cạnh tranh so với nước ngoài như sợi nhân tạo, hóa dầu, thiết bị điện và
các ngành công nghiệp nhẹ (vải, gỗ, cao su …) Sau mười năm (1962-1971) cải cách kinh tế,
thực hiện công nghiệp hoá đất nước, Hàn Quốc đã từ tốc độ tăng trưởng 2,5% vào năm 1962
tăng lên đến 8,7% ở năm 1971, thu nhập đầu người tăng gấp 3 lần từ 87 USD vào năm 1962 lên
đến 289 USD năm 1971.

– Giai đoạn từ năm 1972-1979 : giai đoạn này, Hàn Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và
hoá chất trên cơ sở tận dụng vốn và công nghệ từ nước ngoài, thiết lập cơ cấu kinh tế tăng
trưởng tự túc theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ Hàn Quốc đã mạnh dạn hỗ trợ nhằm
đạt chỉ tiêu xuất khẩu 50% cho công nghiệp nặng, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,7 % năm, thu
nhập bình quân đầu người là 1.647 USD. Đến năm 1980, Hàn Quốc là một nước công nghiệp
mới dẫn đầu châu Á.

– Giai đoạn từ năm 1980 –1989 : đây là giai đoạn Hàn Quốc điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền
kinh tế trên cơ sở ổn định kinh tế, tự do hoá và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hóa
ngành công nghiệp mở rộng thị trường thúc đẩy cạnh tranh. Trong giai đoạn này tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Hàn Quốc tăng bình quân 7,9 % năm, giao dịch thương mại năm 1989 đứng
hàng thứ 13, thu nhập bình quân đầu người là 5.210 USD .

+ Giai đoạn từ năm 1990 đến nay : đây là giai đoạn Hàn Quốc thực hiện chính sách kinh tế mới
và toàn cầu hóa. Hàn Quốc đã áp dụng chính sách cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, chống tham nhũng, đẩy mạnh tự do tài chính, thúc đẩy thị trường tài chính
phát triển, chú trọng đầu tư vốn ra nước ngoài. Đến năm 1997 kim ngạch xuất khẩu của Hàn
Quốc là 37,4% GDP, năm 2000 lên đến 44,8% .

Cơ cấu kinh tế Hàn Quốc nghiêng hẳn về phát triển công nghiệp, cung cấp dịch vụ vì đây là
nước không có lợi thế phát triển nông nghiệp thể hiện qua bảng sau :

Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm xã hội theo ngành kinh tế và tỷ trọng xuất nhập khẩu của
Hàn Quốc năm 1997-2001
Tuy nhiên khác với các nước như Singapore, Đài Loan ưa chuộng mô hình doanh nghiệp vừa và
nhỏ, vốn ít, thời gian hoàn vốn nhanh thì xu hướng của Hàn Quốc phát triển thành những tập
đoàn Chaebol được thành lập từ những năm 60, với sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc vào
những ngành công nghiệp then chốt hướng vào xuất khẩu. Đến đầu thập niên 90, Hàn Quốc có
30 Chaebol lớn tạo giá trị sản phẩm chiếm 90% GDP, trong đó 4 Chaebol lớn nhất như
Samsung, Huyndai, LG, Daewo chiếm 84% GDP và 60% giá trị xuất khẩu, mỗi Chaebol sản xuất
trên 3.000 mặt hàng, 4 Chaebol này luôn có mặt trong danh sách 50 công ty lớn nhất trên thế
giới. Những anh chàng khổng lồ này nhanh chóng vươn ra thị trường thế giới có mặt tại 45 quốc
gia, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ví dụ như tập đoàn Huyndai năm 1995 đã có tổng
tài sản trên 51 tỷ USD, doanh số 75 tỷ USD với 1.000 chi nhánh ở nước ngoài. Có thể nói các
Chaebol là bộ xương chính của nền kinh tế, tạo nên bộ mặt của Hàn Quốc trước thế giới.

° Quá trình phát triển hệ thống ngân hàng Hàn Quốc:

Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, hệ thống tài chính ngân hàng Hàn
Quốc cho đến nay bao gồm Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng
chuyên doanh và năm 1950, Luật ngân hàng Hàn Quốc đã có hiệu lực. Năm 1967, để khuyến
khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho
phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu. Bước qua thập niên 70, hàng
loạt các ngân hàng thương mại ra đời góp phần đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, huy động,
cho vay, đầu tư chứng khoán, dịch vụ ngân hàng… Đến năm 1995, Hàn Quốc đã có 25 ngân
hàng thương mại với 209 chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, 7 ngân hàng lớn của Hàn Quốc
được xếp vào trong danh sách 200 ngân hàng đứng đầu thế giới.

Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc vẫn đặt dưới sự kiểm soát
chặt chẽ của Chính phủ, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín
dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến
60%.
Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các
ngành công nghiệp ưu tiên, thực hiện chuyển dịch cơ cấu, đến năm 1970, dư nợ cho vay ngành
công nghiệp chế tạo chiếm 46,1% dư nợ ngân hàng (trong đó ngành công nghiệp hóa chất và
chế tạo chiếm 22,6%) .

Tuy nhiên, sự tài trợ quá mức của ngân hàng dành cho các tập đoàn, đã đẩy hệ thống ngân
hàng Hàn Quốc phải đối đầu với khó khăn nợ nước ngoài, đứng bên bờ vực thẳm. Năm 1997, tỷ
lệ bình quân nợ trên vốn của các Chaebol là 519%. Mặc dù Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài
chính của mình nhưng lại phát triển theo một cấu trúc tài chính dễ đổ vỡ, các trung gian tài chính,
các ngân hàng mới được thành lập và chi nhánh tín thác của ngân hàng được điều tiết một cách
quá lỏng lẻo, các khoản nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ gia tăng nhanh. Trong khi đó, các chaebol lại
tăng cường vay nợ ngắn hạn thị trường tài chính trong và ngoài nước thông qua sự hỗ trợ gián
tiếp của ngân hàng để đầu tư mở rộng quá mức năng lực sản xuất.

Cuối cùng, chính các khoản nợ ngắn hạn không được đảo nợ khi các chủ nợ nước ngoài cảm
nhận sâu sắc sự bất an do các công ty con nợ Hàn Quốc, nợ nần chồng chất đã châm ngòi cho
cuộc khủng hoảng. Chính tình trạng thua lỗ đến mức phá sản của các công ty Hàn Quốc là con
nợ của ngân hàng đã trực tiếp chất đầy thêm gánh nặng nợ khó đòi của ngân hàng Hàn Quốc.
Các tập đoàn “Chaebol” khổng lồ của quốc gia này mà thực chất là tập đoàn gia đình kinh doanh
đa lĩnh vực từ kim khí điện máy, vi mạch điện tử, ô tô, tàu thủy với những dự án khổng lồ đầy
mạo hiểm đứng trước nguy cơ phá sản.

Chỉ riêng tập đoàn thép Hanbo với khoản nợ của 61 ngân hàng và các định chế tài chính khác
tương đương 5,9 tỷ USD lớn gấp 10 lần vốn tự có của tập đoàn. Ngày 23.1.1997, tập đoàn
Hanbo tuyên bố phá sản, mở màn cho sự sụp đổ hàng loạt của các Chaebol, đến tháng 2.1998
đã có 8 Chaebol phá sản để lại các khoản nợ khổng lồ lên đến hàng chục tỷ USD, nợ khó đòi
Hàn Quốc lên đến 20%, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải tài trợ cho Hàn Quốc đến 59 tỷ USD
để cải cách lại nền kinh tế, đồng thời buộc Chính phủ Hàn Quốc phải đóng cửa các ngân hàng
yếu kém và công bố danh sách những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Tuy nhiên sau khủng hoảng tài chính Đông Nam A, Hàn Quốc đã tích cực cải tổ lại hệ thống
ngân hàng, cơ cấu lại các công ty các tập đoàn lớn. Nếu như năm 1998 Hàn Quốc được xếp ở vị
trí cuối bảng về phát triển kinh tế của các nước thành viên trong tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD), thì năm 2000 với tốc độ tăng trưởng là 9,5 % Hàn Quốc đã vươn lên đạt tốc độ
tăng trưởng ở vị trí cao nhất.

4. Bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm một số nước trong khu vực, định hướng phát triển công nghiệp hóa ở Việt Nam
gần giống với các nước ASEAN, diễn ra trong môi trường quốc tế thuận lợi, nền kinh tế thế giới
đang trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế . Với sự chỉ đạo toàn diện của Đảng và
Nhà nước , Việt Nam đã cố gắng tận dụng triệt để lợi thế kinh tế vốn có, lấy nông nghiệp là xuất
phát điểm, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, may mặc… hướng đến xuất khẩu, phát
triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động đến các ngành công nghiệp sử dụng chất
xám, trình độ công nghệ kỹ thuật cao, chiến lược xuất khẩu thay thế dần nhập khẩu, việc sử
dụng vốn và công nghệ nước ngoài là yếu tố then chốt chốt thực hiện công nghiệp hóa, nhưng
nếu sử dụng vốn đầu tư nước ngoài không hiệu quả, cơ cấu đầu tư bất ổn và không hợp lý sẽ là
nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến khủng hoảng tài chính .

Từ chính sách kinh tế và sự phát triển của hệ thống ngân hàng của các nước châu Á trong tiến
trình công nghiệp hóa cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau :

- Thứ nhất : Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết để
thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện đại hóa, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý
lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho
hệ thống ngân hàng nội địa như Singapore. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô
cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳ đầu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho
vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh tín dụng
phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

-Thứ hai : Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình
thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong
nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công
nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan,
chính sách ưu đãi tín dụng… để nâng cao chất lượng tín dụng.

-Thứ ba: Khi định chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống ngân hàng chưa đủ
khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất
nguy hiểm. Dòng vốn tư bản ngắn hạn ồ ạt gây hiện tượng “thừa vốn”, dẫn đến tình trạng lãng
phí, hâm nóng thị trường bất động sản, và sự đảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị
trường tài chính.

-Thứ tư: Cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín
dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên
hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho
tín dụng cần phải có chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với
kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh
nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên nếu sự can thiệp quá mức mang tính áp đặt của Chính phủ
vào hoạt động ngân hàng sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh động, gây khó khăn cho ngân hàng
trong tiến trình hội nhập quốc tế.

- Thứ năm: Theo kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc … nên thành lập ngân
hàng xuất nhập khẩu tài trợ những ngành nghề then chốt trọng điểm hướng đến xuất khẩu và đổi
mới công nghệ.
Nghiên cứu về thực tiễn chính sách phát triển kinh tế và ngân hàng tại các nước châu Á đã
chứng minh công nghiệp hóa là con đường tất yếu khách quan để các nước thoát khỏi đói nghèo
lạc hậu. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giải quyết nhu cầu vốn cho sự
nghiệp công nghiệp hóa. Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh
nghiệm quý báu là những bài học cần thiết để phát triển hệ thống ngân hàng, khai thác, huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam.

NGUỒN: Theo Tạp chí Kinh tế phát triển, lấy từ tapchiketoan.com

You might also like