You are on page 1of 23

THẢO LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI:

Lựa chọn quyết định thuê tài sản dựa trên NPV & IRR và theo sơ đồ hình cây
A – MỞ ĐẦU:

Thuê mua là hợp đồng được ký kết giữa 2 hay nhiều bên, liên quan đến một hay
nhiều TS trong đó người cho thuê (chủ sở hữu TS) chuyển giao TS cho người thuê (người
sử dụng TS) được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, người thuê phải
trả một số tiền nhất định tương xứng với quyền sử dụng.

Đây là hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại TS, máy móc thiết bị… được
áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Mặc dù đây là phương thức tài trợ có lịch sử khá
lâu đời nhưng ở Việt Nam hình thức này mới bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong những
năm gần đây.

Ở Việt Nam, kênh tài trợ quen thuộc là đi vay các ngân hàng thương mại, nhưng
đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thật khó để có thể vay được một số lượng vốn
lớn từ ngân hàng thương mại, điều đó buộc họ phải nghĩ tới các hình thức tài trợ khác.
Thuê mua với nhiều ưu điểm có lợi cho cả 2 bên đã được nhiều doanh nghiệp chú tâm tới
và áp dụng rộng rãi hơn.

Khi áp dụng hình thức này các doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp để đánh
giá nhưng phổ biến nhất là đánh giá dựa tên NPV, IRR và biểu đồ hình cây. Đó là những
phương pháp có nhiều ưu điểm nhất, mà khi thực hiện đánh giá cho doanh nghiệp kết quả
chính xác cao hơn các phương pháp khác.

B – NỘI DUNG

I - Lựa chọn quyết định thuê tài sản dựa trên NPV và IRR

Trên phương diện người thuê, dựa trên dòng lưu kim thu nhập kỳ vọng do tài sản
mang lại và từng loại lãi suất chiết khấu người thuê có thể tìm được NPV và IRR của
từng phương án.

1. Các khải niệm sơ lược về NPV và IRR

(*) NPV:

Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại
của các dòng doanh thu (cash inflow)trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow)
tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn.Khái niệm giá trị hiện tạI thuần được sử dụng nhiều
trong việc thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư trong hoạch định ngân sách đầu
tư,phân tích khả năng sinh lợi của dự án đầu tư( Nếu lãi suất chiết khấu hợp lý,NPV càng
lớn thì khả năng trả nợ của dự án của dự án càng cao) hay cả trong tính toán giá cổ phiếu.

NPV: Là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong
từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra để xây dựng dự án được hiện tại hóa ở
thời điểm phân tích.

* Công thức tính:

CFt − IC t
NPV = ∑i =0
n

(1 + r ) n

Trong đó:

-CF t: Dòng tiền vào của dự án năm thứ t gồm có:

Lợi nhuận của dự án ( Lợi nhuận trước thuế để xác định hiệu quả kinh tế,
lợi nhuận sau thuế để xác định hiệu quả tài chính)

KH TSCĐ

Tiền thanh lý tài sản (nếu có)

Tiền thu hồi vốn lưu động (nếu có)

- ICt: Dòng tiền ra của dự án năm thứ t hay chính là VĐT mà nhà đầu tư bỏ ra thực
hiện dự án ( VD trên ICt(A)=700tr, ICt(B)=500tr)

-n: Số năm đời của dự án. (VD trên là 5 năm)

-r: Lãi suất chiết khấu được lựa chọn. (LSCK)

(LSCK: Chính là tỉ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách
khác, LSCK là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.

VD: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 4% để đầu tư thì có thể tính LSCK= 4%)

NPV là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một DA đầu tư vì nó thể hiện
GT tăng thêm mà DA đêmlại cho nhà đầu tư.

Với cùng một LSCK, DA nào có NPV lớn chứng tỏ DA đó có hiệu quả hơn vì nó
tạo ra được giá trị cho nhà đầu tư.
- Một DA có NPV > 0 có nghĩa là DA có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của
vốn ( Tỷ suất sinh lời > LSCK)

- Một DA có NPV = 0 có nghĩa là DA có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của
vốn ( Tỷ suất sinh lời = LSCK)

- Một DA có NPV < 0 có nghĩa là DA có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của
vốn ( Tỷ suất sinh lời < LSCK)

Nói chung DA chỉ đáng đầu tư khi NPV >= 0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ DA mới đủ
trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư.

* Ưu điểm:

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư một cách chính xác vì có tính đến giá
trị thời gian của đồng tiền

- Xem xét toàn bộ dòng tiền phát sinh từ DA.

- Có thể so sánh giữa các DA có quy mô khác nhau.

- Đo lường trực tiếp giá trị tăng them do vốn đầu tư tạo ra vì vậy sẽ giúp cho việc
đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

* Nhược điểm:

- Việc tính toán XĐ chỉ tiêu này phụ thuộc vào một mức lãi suất nhất định, do đó
đòi hỏi phải quy định lãi suất phù hợp với dự án đầu tư.

- Không đề cập đến quy mô vốn của các DA cũng như thời gian hoàn vốn của các
DA và không cho thấy mối lien hệ giữa mức sinh lời của VĐT và chi phí sử dụng vốn.

- Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các DA không đồng nhất về mặt thời gian
cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các DAĐT khi nguồn vốn của DA bị giơi
hạn.

Tóm lại, việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một DA, bằng
phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) dự kiến
trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không? Phân tích NPV đem lại những
đánh giá tinh vi và toàn diện hơn về các phương án đầu tư.

(*)IRR
Tỷ suất doanh lợi nội bộ (lãi suất hoàn vốn nội bộ) là 1 lãi suất mà chiết khấu với mức lãi
suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu
tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu

Là 1 tỷ lệ chiết khấu mà với tỷ lệ chiết khấu đó làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án
đầu tư = 0

n n
CFt IC t
∑ =∑
( 1+IRR ) (1+IRR )
t t
t=0 t=0

n
CFt IC t
NPV = ∑ - =0
( 1+IRR ) (1+IRR )
t t
t=0

* Ưu điểm:

Đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền

So sánh được mức sinh lời và chi phí của dự án nên ta có thể thấy được mối liên hệ giữa
huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tính hiệu quả chắc chắn của việc đầu tư
vào các dự án.

Cho phép nhà đầu tư đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của DADT so với
tính rủi ro của nó mà phương pháp NPV không làm được

* Nhược điểm:

Phương pháp này giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi của dự án nên
không phù hợp với thực tế nhất là đối với những dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức
cao.

Phương pháp này không trú trọng đến quy mô vốn ĐT nên có thể có kết luận thiếu thỏa
đáng khi đánh giá và lựa chọn các dự án xung khắc

* Công thức tính IRR:

Có 2 cách tính IRR của DA

Cách 1:
Ta sử dụng chính định nghĩa của IRR để tính

Tại LSCK IRR thì NPV=0

n n
CFt IC t
∑ =∑
( 1+IRR ) (1+IRR )
t t
t=0 t=0

n
CFt IC t
NPV = ∑ - =0
( 1+IRR ) (1+IRR )
t t
t=0

Cách 2:

Ta chọn 2 mức LS r1 và r2 mà tại đó NPV1>0 và NPV2<0. Khi đó IRR của DA được xác
định bởi công thức:

NPV1 (r2 - r1 )
IRR= r 1
+
NPV1 + NPV2
Khi IRR < r ta loại bỏ DA

Khi IRR = r thì tại mức LSCK IRR DA hòa vốn

Khi IRR > r thì DA có lãi:

• Nếu các DA là độc lập thì ta có thể chấp nhận hết các DA

• Nếu các DA là xung khắc ta sẽ chọn DA nào có IRR là cao hơn

Các tình huống điển hình là

• Xuất vốn mua tài sản


• Vay nợ mua tài sản
• Thuê tài sản cuẩ một công ty Leasing

Trong trường hợp này, quyết định của người thuê được đưa ra khi phương án nào
thỏa mãn các tiểu chuẩn:

NPV > 0 và NPVMAX


IRR ≥ MARR

Tài sản

Xuất vốn mua tài sản và ; Có


IRR ≥ MARR

Không
Vay vốn mua tài sản ; Có

IRR ≥ MARR
Không
Hợp đồng Có
Thuê tài sản : > 0 và ;
thuê mua tài
IRR ≥ MARR sản

Không
Tăng tài sản
Không chấp nhận tài sản

Hình 1.1. Quy trình ra quyết định của người thuê

Trong trường hợp cả 3 phương án đều không thỏa mãn các tiêu chuẩn đặt ra thì tài
sản sẽ không được người thuê chấp nhận. Sở dĩ, có tình trạng này là do thu nhập dự kiến
không đủ để bù đắp được chi phí hay có hiệu quả thấp.

Để nắm vững nguyên tắc ra quyết định, chúng ta xem xét một thí dụ cụ thể.

2. Cách lựa chọn quyết định

Nhu cầu sản xuất của công ty Phương Nam cần phải có một xe ô tô vận tải để vận
chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Sauk hi thu thập dữ liệu, các khả năng để có xe ô tô
của Phương Nam Co được tập hợp như sau:

- Giá bán xe ô tô trên thị trường là 400 triệu VNĐ


- Hoa hồng chiết khấu 0.5%
- Doanh thu hàng năm do xe mang lại dự kiến là 105 triệu VNĐ
- Thuế lợi tức của công ty là 45%
- MARR của công ty là 12%

• Trường hợp công ty xuất vốn mua xe

Trường hợp này có một số dữ liệu bổ sung như sau:

Thời gian khấu hao là t = 8 năm (= 12.5%/năm)

Lãi suất tiền gửi ngân hàng: i1 = 21%/năm (1.75%/tháng)

Giả sử nếu công ty không mua xe, mà đem khoản tiền đó gửi ngân hàng, họ sẽ
nhận được tiền lãi theo lãi suất tiền gửi. Do đó, có thể thiết lập dòng lưu kim của phương
án mua xe như sau:

Năm
Khoản mục
0 1 2 3 4 5 6 7 8
- Tiền mua xe ôtô (400)
- Tiết kiệm thuế do 22,5 22.5 22.5 22.5 22.5 22.5 22.5 22.5
KH mang lại (a)
- Thu nhập hàng năm
57.75 57.75 57.75 57.75 57.75 57.75 57.75 57.75
sau thuế (b)
2
- Hoa hồng chiết
khấu
Dòng lưu kim (398) 80.25 80.25 80.25 80.25 80.25 80.25 80.25 80.25

Tiền tiết kiệm thuế được tính toán như sau: 400 x 12,5% x 45% = 22,5 tr

Thu nhập hàng năm trước thế là 105 tr hay 105 x (1 – 45%) = 57,75 tr sau thuế

Bảng 1.2 . Dòng lưu kim mua xe của Phương Nam Co.

* Hiện giá thuần của dòng lưu kim mua xe là:


80 ,25 80 ,25 80 ,25 80 ,25 80 ,25 80 ,25
NPC 1 = −398 + + 2
+ 3
+ 4
+ 5
+ +
(1,1155 ) (1,1155 ) (1,1155 ) (1,1155 ) (1,1155 ) (1,1155 ) 6
80 ,25 80 ,25
7
+ = 6,9998
(1,1155 ) (1,1155 ) 8

(Tỷ lệ chiết khấu sau thuế là: 21% x (1 – 0,45) = 11,55%)

Suất nội hoàn của phương án xuất vốn của công ty để mua xe là:
80 ,255
IRR 1 = −398 + ∑t =1
8
=0
(1 − r )t

Suy ra:

IRR 1 = −398 + 80 ,25 xPVFA ( r ,8) = 0

Hệ số hiện giá là

398
PVFA ( r ,8) = = 4,9595
80 ,25
Tra bảng giá trị hiện giá tiền tệ ở dòng năm thứ 8 ta thấy:
PVFA(12%; 4,9676)
PVFA(14%; 4,6389)

Chúng ta có thể tính được giá trị gần đúng của IRR1 theo công thức

NPV 1 (r2 − r1 )
IRR =r 1 +
| NPV 1 | + | NPV 2 |
Với NPV1 ứng với tỷ lệ chiết khấu r1=12% có giá trị dương (+)
NPV2 ứng với tỷ lệ chiết khấu r2=14% có giá trị âm (-)

Ta có thể tìm ra IRR của phương án mua nằm trong khoảng từ 12% đến 14%

r1=12% r2=14%

Năm Thu nhập Hệ số NPV1 Hệ số NPV2

Chiết khấu
0 -398,00 1,0000 -398,00 1,0000 -398,00

1 80,25 0,8929 71,65 0,8772 70,39

2 80,25 0,7972 63,97 0,7695 61,75

3 80,25 0,7118 57,12 0,6750 54,16

4 80,25 0,6355 50,99 0,5921 47,51

5 80,25 0,5674 45,53 0,5194 41,68

6 80,25 0,5066 40,65 0,4556 36,56

7 80,25 0,4523 36,29 0,3996 32,06


8 80,25 0,4039 32,41 0,3506 28,13

Tổng cộng +0,65 -25,72

NPV 1 ( r2 − r1 )
IRR =r 1 + x100
| NPV 1 | + | NPV 2 |
0,65 .( 0,14 − 0,12 )
IRR = 0.12 + = 0,12049 = 12 ,05 %
0,65 + 25 ,72
Vậy phương án mua xe có

NPV1=6,9998
IRR1=12.95%

• Phương án vay ngân hàng để mua xe

Trong trường hợp này công ty phải vay với lãi xuất 24,0% năm,(2,0% tháng)

Công ty được phép khấu hao nhanh trong 5 năm đầu theo tỉ lệ lần lượt là 20%,
25%, 22%, 18%, 15%

Để thuận lợi cho việc so sánh, chúng ta giả sử rằng khoản tiền vay được trả dần
bằng tiền khấu hao tài sản. Tương tự như trường hợp mua xe, ta có thể thiết lập được
dòng lưu kim của phương án vay để mua xe như sau:

Đơn vị: Triệu VND

Năm
Khoản mục
0 1 2 3 4 5 6 7 8

- Tiền vay để mua xe 400

- Tiết kiệm thuế do 36 45 36,9 32,4 27


khấu hao mang lại(a)

- Thu nhập hàng năm 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75
sau thuế

- Hoa hồng chiết khấu


2

Dòng lưu kim (398) 93,75 102,75 97,35 90,15 84,75 57,75 57,75 57,75
(a) Tiền tiết kiệm thuế được tính như sau: Năm 1: 400 x 20% x 45% = 36tr
Năm 2: 400 x 25% x 45% = 45%

Bảng 1.3. Dòng lưu kim vay nợ để mua xe của Phương Nam Co

Hiện giá thuần của dòng lưu kim vay nợ để mua xe là:

(Tỷ lệ chiết khấu của dòng lưu kim là 24% x (1-0,45) = 13,2%)

93,75 102 ,75 97 ,35 90 ,15 84 ,75 57 ,75


NPV 2 = −398 + + + + + +
(1 + 0,132 ) (1 + 0,132 ) 2
(1 + 0,132 ) 3
(1 + 0,32 ) 4
(1 + 0,132 ) 5
(1 + 0,132 ) 6
57 ,75 57 ,75
+ + = 5,7177
(1 + 0,132 ) 7
(1 + 0,132 ) 8
NPV 2 = 5,7177

*Suất nội hoàn của phương án vay nợ để mua xe:

Trong trường hợp này do tiền hoàn vốn không đều như nhau nên phải tính các giá
trị của hai điểm tọa độ M1 và M2 theo mức lãi suất chiết khấu ngẫu nhiên với r=13% ta
có:

93 ,75 102 ,75 97 ,35 90 ,15


NPV A = −398 + + 2
+ 3
+
(1,132 ) (1,132 ) (1,132 ) (1,132 ) 4
84 ,75 57 ,75 57 ,75 57 ,75
+ 5
+ 6
+ 7
+ = 8,9998
(1,132 ) (1,132 ) (1,132 ) (1,132 ) 8

NPVA = 8,9998

Với r=13% ta có NPV > 0 ta cần chọn r ngẫu nhiên để có NPV < 0, trường hợp
này chọn r = 14% ta có:
93 ,75 102 ,75 97 ,35 90 ,15
NPV B = −398 + + 2
+ 3
+
(1,14 ) (1,14 ) (1,14 ) (1,14 ) 4
84 ,75 57 ,75 57 ,75 57 ,75
+ 5
+ 6
+ 7
+ = −3,965397
(1,14 ) (1,142 ) (1,14 ) (1,14 ) 8

NPVB = -3,9654
Phương án vay nợ để mua xe có hai điểm M1 và M2 như sau:

M1(13%;8,1998)

M2(14%;-3,9654)

Tương tự như cách tính suất nội hoàn của phương án xuất vốn của công ty để mua
xe, chúng ta có thể tính được suất nối hoàn: IRR2=13,67%

Phương án vay tiền để mua xe ô tô có:

NPV2=5,177

IRR2=13,67%

• Trường hợp công ty thuê xe của công ty thuê mua VINA LEASING

Phương án này có các dữ liệu sau:

- Tiền thuê hàng năm phải trả cho VINA LEASING là 137.187 triệu VND

- Lãi xuất tài trợ 21,6%/1 năm(1,8%/tháng)

- Thời hạn 5 năm

- Giá bán khi chuyển quyền sở hữu: 10 triệu VNĐ

- Tỷ lệ khấu hao lần lượt là: 20%, 25%, 22%, 18%, 15%.

- Phí đăng kí hợp đồng, tài sản: 0,04%/giá trị tài sản

- Phí bảo hiểm: 0,5%/giá trị còn lại của tài sản

- Thuế suất thuế lợi tức của người cho thuê: 23%/năm

Căn cứ vào các chi tiết trên, ta có thể thiết lập dòng lưu kim của phương án thuê
xe như sau:

Khoản Năm
mục 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Mất (18,4) (23) 20,24) (16,56) (13,8)
khoản
tiết kiệm
thuế do
khấu hao
mang lại

Trả tiền
thuê sau (75,453) (75,453) (75,453) (75,453) (75,453) (75,453) (75,453) (75,453)
thuế (a)
Chi phí
đăng kí (0,16)
(b)
Phí bảo
hiểm sau (1,1) (0,88) (0,615) (0,36) (0,17)
thuế (c)
Giá trị
(10)
còn lại
Thu nhập
57,75 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75 57,75
sau thuế
Phần tiết
kiệm
thuế do
khấu hao 17,6 22 19,36 15,84 13,2
và dược
hưởng
(1)
Dòng lưu
(1,26) (19,383) (19,308) (18,943) (18,593) (28,303) 57,75 57,75 57,75
kim

(a) Tiền thuê sau thuế: 137,187(1-0,45)=75,453


(b) Phí đăng kí: 0,04x400=0,16
(c) Phí bảo hiểm sau thuế: bắt đầu 0,5% x 400(1-0,45) = 1,1
Năm: 320 x 0,5%(1-0,45) = 0,88
(d) Do thuế tức của người cho thuê là 23% nên họ hướng phần khấu hao theo tỷ lệ đó.
Phần của người thuê được tính như sau:
- Năm 1: 400 x 0,2 x (0,45-0,23) = 17,6
- Năm 2: 400 x 0,25 x (0,45-0,23) = 22
….

Bảng 1.4. Dòng lưu kim tiền thuê xe của Phương Nam Co

*Hiện giá thuần dòng lưu kim của phương án thuê xe:
Tỷ lệ chiết khấu sau thuế 21,6% x (1-0,45) = 11,88%
19 ,383 19 ,308 18 ,943 18 ,593 28 ,303 57 ,75 57 ,75
NPV 3 = −1,26 − − 2
− 3
− 4
− 5
+ 6
+
1,1188 1,1188 1,1188 1,1188 1,1188 1,1188 1,1188 7
57 ,75
+ = 3,7419
1,1188 8
NPV 3 = 3,7419
*Suất nội hoàn của phương án thuê mua xe:

Tương tự như phương án vay nợ để mua xe, suất nội hoàn của phương án này
cũng tính bằng tỷ lệ chiết khấu chọn ngẫu nhiên. Giả sử rA = 12% và rB = 14%

Với NPV = 0 ta có:


19 ,393 19 ,308 18 ,943 18 ,593
NPV A = −1,26 − − − −
(1,12 ) (1,12 ) 2 (1,12 ) 3 (1,12 ) 4
28 ,303 57 ,75 57 ,75 57 ,75
− 5
+ 6
+ 7
+ = 3,3876
(1,12 ) (1,12 ) (1,12 ) (1,12 ) 8

NPVA = 3,3876

MA(12%,3,3876)
19 ,393 19 ,308 18 ,943 18 ,593
NPV B = −1,26 − − − −
(1,14 ) (1,14 ) 2 (1,14 ) 3 (1,14 ) 4
28 ,303 57 ,75 57 ,75 57 ,75
− 5
+ 6
+ 7
+ = −1,9798
(1,14 ) (1,14 ) (1,14 ) (1,14 ) 8

NPVB= - 1,9798

MB(14%.;-1,9798)

Tương tự như cách tính suất nội hoàn của phương án xuất vốn của công ty để mua
xe chúng ta tính được IRR dựa vào hai điểm tọa độ:

MA(12%,3,3876)
MB(14%.;-1,9798)
13,26%

*Vậy phương án thuê mua xe có:

=3,7419
=13,26%

• Lựa chọn phương án tối ưu

Đến bước này công ty Phương Nam đã có thể chọn được quyết định cuối cùng,
hợp lý nhất.
So sánh các giá trị của ba phương án:

- Phương án xuất vốn mua xe:

=6,9998

=12,05%

- Phương án vay nợ để mua xe:

=5,7177

=13,67%

- Phương án thuê xe:

=3,7419

=13,26%

Qua so sánh ta thấy phương án xuất vốn của công ty để mua xe được chọn vì nó
thỏa mãn các điều kiện đã đặt ra. Tuy nhiên, suất hoàn vốn của phương án này nhỏ hơn
suất hoàn vốn của phương án vay nợ và phương án thuê tài sản. Song, điều đó không
quan trọng bởi IRR chỉ phản ánh tốc độ hoàn vốn, còn chính NPV mới là yếu tố quyết
định bởi nó thể hiện độ lớn của khoản lợi nhuận ròng do dự định đầu tư mang lại.

Mặt khác, trong trường hợp này nếu công ty gặp khó khăn về vốn đầu tư thì có thể
chấp nhận phương án vay nợ để mua xe.

II – Lựa chọn quyết định thuê hay mua theo sơ đồ hình cây

Trong lĩnh vực quản trị tài chính, người giám đốc tài chính rất khó tìm được quyết
định hợp lý trong trường hợp dựa vào trực giác khi phải lựa chọn giữa thuê hay mua một
thiết bị cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Trên phương diện người cho thuê, nhà quản trị cũng cần có căn cứ chắc chắn để
quyết định có nên tài trợ cho một giao dịch thuê mua tài sản nào đó hay không?

Lựa chọn giữa mua hay thuê mua có thể tìm được câu trả lời thông qua việc so
sánh giá trị thuần của dòng lưu kim mua tài sản và dòng lưu kim thuê mua tài sản.
Hiện giá thuần của dòng lưu kim mua tài sản được ký hiệu là NPV(B) – (Net
Present value – Buying).

Khi đã xác định được dòng lưu kim của mỗi phương thức giao dịch, công ty sẽ
quyết định mua tài sản nếu NPV(B) > NPV(L) và chọn thuê nếu NPV(L) > NPV(B). Còn
trong trường hợp giá trị thuần của cả hai dòng lưu kim đều là giá trị âm. (Trường hợp này
xảy ra khi dòng lưu kim thu nhập nhỏ hơn dòng lưu kim chi phí) thì không nên thuê và
cũng không nên mua tài sản đó, bởi cả hai trường hợp đều không mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.

Phần chênh lệch giá trị của NPV(L) so với NPV(B) được biểu thị là NAL (Net
Advantage of Leasing), NAL là tiêu chuẩn để đánh giá lợi ích thuần của thuê mua. Ta có:

NAL = NPV (L) – NPV (B)

Từ công thức này ta suy ra:

NPV (L) = NPV (B) + NAL

NAL = NPV (L) – NPV (B)

Từ công thức này ta suy ra:

NPV (L) = NPV (B) + NAL

Sau khi tính toán được NPV (L) à NPV (B) thì sẽ tìm được NAL hoặc trong
trường hợp không thể tính toán trực tiếp NPV (L), có thể dung NPV (B) và NAL để ra
quyết định.

Khi một công ty có nhu cầu về một tài sản, họ sẽ ra quyết định dựa trên các tình
huống sau:
Nếu NPV (B) > 0 và NAL > 0 -> Thuê tài sản

Nếu NPV (B) > 0 và NAL < 0 -> Mua tài sản

Nếu NPV (B) < 0 và NAL > 0 -> Chỉ thuê tài sản khi NPV (B) + NAL > 0 Ngoài
ra thì không mua và không thuê tài sản.

Nếu NPV (B) < 0 và NAL < 0 -> Không mua và cũng không thuê tài sản.

Các quy tắc ra quyết định này được tóm tắt trong sơ đồ “cây ra quyết định”
NAL > 0 Thuê tài sản
NPV (B) > 0

NAL < 0 Mua tài sản


Tính toán
NPV(B) và
NAL Chỉ thuê tài sản nếu
NPV(B) +NAL > 0
NAL > 0
Ngoài ra không chấp
NPV (B) < 0
nhận tài sản

Không chấp nhận tài


NAL < 0 sản

Sơ đồ 2.1. Lựa chọn quyết định thuê hay mua theo sơ đồ cây

Khi việc tính toán NPV (B) hoàn thành bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện giá, đưa
các giá trị tương lai về thời điểm hiện tại thì cần tập trung phân tích NAL. Sơ đồ trên cho
thấy khi hiện giá của dòng lưu kim mua tài sản có giá trị dương (+), tức là tài sản đó
mang lại nhiều lợi nhận cho doanh nghiệp, song nếu NAL > 0 thì việc thuê tài sản đem
lại nhiều lợi nhuận hơn là mua nó. Còn nếu NAL < 0 tức là việc thuê không có hiệu quả
bằng việc mua tài sản đó.

Khi hiện giá của dòng lưu kim mua tài sản có giá trị (-), tức là việc mua tài sản đó
không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng nếu NPV(B) + NAL > 0 thì việc
thuê tài sản có đem lại lợi nhuận, do đó có thể thuê tài sản đó.

Còn nếu hiện giá của cả NPV (B) và NAL đều có giá trị âm thì tài sản không đem
lại lợi ích cho doanh nghiệp nên khoogn thuê mà cũng không mua.

Có thể hiểu rõ sự so sánh này qua ví dụ sau:

• Lựa chọn quyết định của doanh nghiệp đi thuê:


Công ty Hải Phong đang đánh giá hợp đồng thuê một loại tài sản cần phải có cho
sản xuất của công ty. Gía mua tài sản là 900.000 USD; đời sống hữu ích của nó là 10
năm. Công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao thu hồi vốn nhanh, thời gian khấu hao là
5 năm (tỷ lệ khấu hao hàng năm lần lượt là 22%, 30%, 19%, 15%, 14%). Gía trị còn lại
của tài sản khi kết thúc hợp đồng bằng 0. Thuế suất thuế lợi tức của công ty là 14%.

Nếu công ty thuê tài sản này của một công ty Leasing thì phải trả tiền thuê hàng
năm là 128.000 USD trước thuế, hay thực trả là 110.080 USD sau thuế và công ty sẽ
không được hưởng khoản tiền giảm thuế lợi tức do khấu hao mang lại:

Trong năm đầu là: 900.000 USD x 22% x 14% = 27.720 USD

Năm thứ hai là: 900.000 USD x 30% x 14% = 37.800 USD

Sau khi kết thúc hợp đồng quyền sở hữu của tài sản này sẽ được chuyển sang công
ty Hải Phong. Dòng lưu kim thuê tài sản được mô tả trong bảng sau:

Tiêu thức Năm


0 1 2 3 4 5 6-9
Tiền chi
phí mua 900.000
tài sản
Mất
khoản tiền
giảm thuế
lợi tức do (27.720) (37.800) (23.940) (18.900) (17.640) 0
khấu hao
mang lại
(a)
Tiền thuê
tài sản
thực trả (110.080) (110.080) (110.080) (110.080) (110.080) (110.080) (110.080)
sau thuế
(b)
Dòng lưu
789.920 (137.800) (147.880) (134.020) (128.980) (127.720) (110.080)
kim thuần

(a) Do công ty Leasing là chủ sở hữu của tài sản nên được hưởng khoản tiền này
(b) Khoản tiền thuê 128.000 USD được tính vào chi phí của công ty Hải Phong,
nên nó làm giảm thuế lợi tức hàng năm là 128.000 USD x 14% = 17.920 USD.
Do đó, thực ra công ty thực trả là 128.000 USD – 17.920 USD = 110.080 USD

Bảng 2.2. Dòng lưu kim thuần của việc mua tài sản
Ở vào thời điểm đầu của năm thứ 10, hoạt động của tài sản được thuê tạo ra dòng
lưu kim có trị giá 189.920 USD cho công ty.

Trong khi đó, nếu công ty vay ngân hàng để mua tài sản, với mức lãi suất 12% và
mức lợi tức thuế vẫn là 14% thì các chi phí sử dụng ngân quỹ do vay nợ sau thuế là
12x(1-14%)=10,32%. Khi chi phí sử dụng vốn này được áp dụng đối với dòng lưu kim
thuê mua tài sản trong bảng sau thì độ lớn của khoản nợ được thể hiện là:

Dòng lưu kim thuần thuê Hệ số chiết khấu với Hiện giá của dòng lưu
Năm
mua (a) i =10,32% kim thuần thuê mua
(1) (2) (3) (4)
1 137.800 0,9065 124.916
2 147.880 0,8217 121.513
3 134.020 0,7448 99.818
4 128.980 0,6751 87.074
5 127.720 0,612 78.165
6 110.080 0,5547 61.061
7 110.080 0,5028 55.348
8 110.080 0,4558 50.174
9 110.080 0,4132 45.485
723.554 (c)

(a) Trích từ dòng (4) của bảng 3.1


(b) Hiện giá được tính về thời điểm 0. Hệ số san bằng số mũ 1/1,1032
(c) Có sự sai lệch không đáng kể bởi làm tròn số

Bảng 2.3. Hiện giá khoản tiền chi phí mua tài sản

Gỉa sử khoản tiền vay cũng được trả dần như thuê tài sản thì sẽ có bảng tính toán
trả nợ như bảng sau (Tổng nợ 723.554 USD. Lãi suất = 12%)

Nợ chưa Ưu đãi thuế Nợ chưa


Số tiền trả Trả lãi Trả tiền gốc
Năm trả đầu tín dụng trả cuối
hàng năm [(2)x0,12] [(3)+(5)-(4)
năm [(4)x14%] năm
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 723.554 137.800 86.826 12.156 63.130 660.424
2 660.424 147.880 79.251 11.095 79.724 580.700
3 580.700 134.020 69.684 9.756 74.092 506.608
4 506.608 128.980 60.793 8.511 76.698 429.910
5 429.910 127.720 51.589 7.222 83.353 346.557
6 346.557 110.080 41.587 5.822 74.315 272.242
7 272.242 110.080 32.669 4.574 81.985 190.257
8 190.257 110.080 22.831 3.196 90.445 99.812
9 99.812 110.080 11.977 1.677 99.780 32

Bảng 2.4. Sự trả dần món nợ vay để mua tài sản

Qua các bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy, nếu công ty Hải Phong thuê tài
sản thì dòng lưu kim do hoạt động của tài sản trên mang lại giá trị là +789.920 USD. Còn
nếu công ty vay nợ để mua chúng thì dòng lưu kim của tài sản trên chỉ mang lại giá trị
+723.554 USD. Do đó, công ty quyết định thuê mua tài sản là hợp lý, bởi NAL có giá trị
dương:

NAL = 789.920 USD – 723.554 USD = 66.366 USD

Qua đó có thể rút ra:

NAL = Nguồn tín dụng ban đầu do thuê mua cung cấp – Nguồn tín dụng ban đầu
do khoản nợ đối ứng cung cấp

Tóm lại công ty Hải Phong có thể lựa chọn được khoản tài trợ 789.920 USD qua
hợp đồng thuê mua thay vì 723.554 USD thông qua nguồn vay mượn thông thường. Hợp
đồng thuê mua đã mang lại khoản tài trợ nhiều hơn vay mượn là 66.366 USD ở thời điểm
hiện tại cho cùng một nghĩa vụ trả nợ ngang nhau trong tương lai.

• Lựa chọn quyết định theo quan điểm của người cho thuê:

Khi tỷ lệ thuế của người thuê và người cho thuê bằng nhau, dòng lưu kim chi phí
của người thuê tương ứng với dòng lưu kim thu nhập của người cho thuê, nhưng ngược
chiều nhau.

Trong ví dụ này, công ty Leasing mua loại tài sản trên với chi phí 789.920 USD và
sẽ nhận được các khoản tiền thuê, đồng thời cũng thu được khoản tiền giảm thuế lợi tức
thông qua khấu hao do quyền sở hữu tài sản mang lại từ năm thứ nhất đến năm thứ năm.
Nếu thuế suất thuế lợi tức của công ty Leasing cũng bằng 14% như công ty Hải Phong thì
dòng lưu kim thuần của công ty Leasing sẽ được thể hiện như sau:

Đơn vị: USD


Năm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Dòng
lưu (789.920) 137.800 147.880 134.020 128.980 127.720 110.080 110.080 110.080 110.080
kim

Bảng 2.5. Dòng lưu kim của người cho thuê


Vì lẽ công ty Leasing có thể sử dụng khoản tiền mua tài sản để cho vay với lãi suất
như công ty Hải Phong trả cho chủ nợ, nên tỷ lệ chiết khấu sau thuế của người cho thuê
cũng là 12% x (1-14%) = 10,32%. Thực tế đó cho thấy rằng, nếu NAL của người thuê là
4.977 USD thì NAL của người cho thuê sẽ là 723.554 USD – 789.920 USD = -66.366
USD. Như vậy người cho thuê bị thiệt.

Đến đây câu hỏi được đặt ra là: Phải chăng phần lợi do thuê mua của bên này sẽ là
thiệt hại của bên kia?

Trong trường hợp này, câu trả lời là “Đúng!”

Tuy nhiên, khi thuế suất thuế lợi tức của hai bên chênh lệch nhau thì tình hình sẽ
thay đổi (như thí dụ minh họa trong bảng 1.4),

Chẳng hạn công ty Leasing có mức thuế lợi tức là 30% thì dòng lưu kim do việc
cho thuê tài sản của công ty Leasing sẽ được thể hiện như sau:
Đơn vị: USD

Khoản mục
0 1 2 3 4 5 6-9
Chi phí ban đầu (900.000)
Tiết kiệm thuế lợi
tức do khấu hao 59.400 81.000 51.300 40.500 37.800
mang lại (a)
Khoản tiền nhận
được sau khi trừ thuế 89.600 89.600 89.600 89.600 89.600 89.600 89.600
(b)
Dòng lưu kim thuần (810.400) 149.000 170.600 140.900 130.100 127.400 89.600

(a) Tiết kiệm thuế dựa trên số tiền vốn 900.000 USD và tỷ lệ thuế 30%, tỷ lệ khấu hao không
thay đổi so với bảng 2.2. Ví dụ công ty Leasing được hưởng tiền giảm thuế năm đầu là:
900.000 x 22% x 30% = 59.400

(b) Tiền thuê tài sản nhận được hàng năm là 128.000 USD trước thuế hay 128.000(1-0,3) =
89.600 sau thuế

Bảng 2.6. Dòng lưu kim của công ty Leasing với thuế suất lợi tức 30%
Bảng 2.6 trình bày dòng lưu kim của công ty cho thuê với mức thuế lợi tức 30%,
do đó tỷ lệ chiết khấu là 12(1-0,3)=8,4%

Ta thấy dòng lưu kim thuần (NPV) của công ty cho thuê sẽ là:
149 .000 170 .600 140 .900 130 .100 127 .400 89 .600 89 .600
NPV = −810 .400 + + + + + + +
1,084 1,084 2 1,084 3 1,084 4 1,084 5 1,084 6 1,084 7
89 .600 89 .600
+ +
1,084 8 1,084 9

Qua bảng 2.2 và 2.6 cho chúng ta thấy khi thuế suất thuế lợi tức thay đổi sẽ tác
động đến khoản tiết kiệm thuế do khấu hao mang lại và do đó làm cho độ lớn của lợi
nhuận thuần thay đổi (NPV).

Trong trường hợp cụ thể này, các khoản tiền thuê thấp hơn so với mức thuế lợi tức
14%, đây là một điều lợi đối với doanh nghiệp đi thuê. Còn công ty cho thuê nhờ mức
thuế lợi tức cao, sẽ nhận được khoản tiền giảm thuế lợi tức do khấu hao nhanh và đưa ra
nhiều ưu đãi thuế để khuyến khích các hoạt động thue mua phát triển, dẫn tới phát triển
sản xuất. Chính phủ sẽ bù thuế bằng sự gia tăng thuế doanh thu và thuế lợi tức vào những
năm sau đó.

Các bên tham gia hoạt động thuê mua đều hướng tới những lợi nhuận mà thông
qua nó, những biện pháp khuyến khích của chính phủ, các bên đều có lợi nhuận.

Việc lựa chọn quyết định thuê hay mua một tài sản hoặc quyết định tài trợ cho
thuê hay không đối với cả người thuê và người cho thuê dều rất có ý nghĩa. Thông qua
dòng lưu kim mua so với dòng lưu kim thuê tài sản và nhất là qua NAL, các nhà quản trị
có thể có những định hướng để quyết định.

C – KẾT LUẬN

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế đang Hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp muốn
nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường thì phải có những chính sách về tài trợ và thu hút vốn hợp lý, phải
đánh giá đúng và chĩnh xác về những hình thức tài trợ từ đó lựa chọn cho doanh nghiệp
hướng đi đúng nhất về tài trợ vốn để duy trì hoạt động. Hình thức tài trợ thuê mua dựa
trên phương pháp NPV, IRR và sơ đồ hình cây đã bộc lộ rõ những ưu điểm và lợi ích
mang lại cho các doanh nghiệp áp dụng nó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng áp
dụng phương pháp này hiệu quả hơn, mang lại thành công cho doanh nghiệp.

You might also like