You are on page 1of 14

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HOÁ CÔNG TY

CHƯƠNG I: Đạo đức kinh doanh và vấn đề đạo đức trong kinh doanh

PHẦN A: Trắc Nghiệm

Câu 1: Những tuyên bố sau đây là đúng hay sai, giải thích

a.      Ở những tổ chức thực hành TQM, việc tạo lập bản sắc văn hóa DN sẽ thuận lợi hơn rất
nhiều.

b.     Trong một tổ chức văn hóa DN mạnh các thành viên đều có trạng thái phát triển về ý
thức đaọ đức ở mức độ tương đương nhau.

c.     Việc thực hiện đầy đủ, các nghĩa vụ pháp lý quy định trong các bộ luật chưa phải là căn
cứ đê đánh giá tính cách đạo đức của một con người hay tập thể

PHẦN B:

Hãy bình luận về vai trò và ảnh hưởng của quan điểm của người quản lý đến việc hình thành
bản sắc văn hóa công ty, có những người quản lý cho rằng chỉ nên tuyển những người tâm
huyết, nhiệt tình, không nên tuyển những người giỏi vì giỏi nhưng không có tâm càng dễ
sinh chuyện. Lại có người quản lý cho rằng “chỉ nên tuyển những người có năng lực, nhiệt
tình, không quan trọng bằng cấp, bởi vì lòng nhiệt tình dễ gây dựng hơn là năng lực”. Hãy
chọn quan điểm cho là phù hợp hơn và cho biết người quản lý cần phải làm gì về mặt văn
hóa công ty. Nếu vận dụng những gì đề xuất về VHDN cho quan điểm kia, hậu quả có thể sẽ
như thế nào?giải thích?

Câu trả lời đúng, sai

Câu 1: Đạo đức KD tập trung chủ yếu vào các vấn đề cá nhân

Trả lời: Sai

Đạo đức KD gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối
quan hệ KD chúng được những người hữa quan như: người đầu tư, khách hàng, người quản
lý, lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ cạnh tranh sử dụng
để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai là hợp đạo đức hay phi đạo đức của tổ
chức.

Như vậy đạo đức kinh doanh tập trung chủ yếu vào các vấn đề đạo đức của tổ chức như pháp
lý và đạo lý, đến những người hữu quan như người lao động, khách hàng, xã hội…chứ
không phải là tập trung chủ yếu vào các vấn đề cá nhân.

Khẳng định trên là sai

Câu 2: Đạo đức KD đề cập đến các hành vi đúng, sai trong phạm vi một tổ chức cụ thể
Trả lời: Đúng

Đạo đức KD gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối
quan hệ KD chúng được những người hữa quan như: người đầu tư, khách hàng, người quản
lý, lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ cạnh tranh sử dụng
để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai là hợp đạo đức hay phi đạo đức của tổ
chức.

Vậy khẳng định trên là đúng.

Câu 3: Bốn nghĩa vụ xã hội cơ bản của DN gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và phúc lợi
XH

Trả lời: Sai

Bốn nghĩa vụ xã hội cơ bản trong kinh doanh là gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn
trong đó.

-         Nghĩa vụ kinh tế: Thực hiện nghĩa vụ kinh tế là để đảm bảo sự tồn tại của DN.

-         Nghĩa vụ pháp lý: thực hiện nghĩa vụ pháp lý là để DN có thể được chấp nhận về mặt
XH

-         Nghĩa vụ Đạo đức:  thực hiện nghĩa vụ đạo đức là để DN có thể được XH tôn trọng và
được chấp nhận trong một ngành.

-         Nghĩa vụ nhân văn: thực hiện nghĩa vụ nhân văn là để thể hiện ước muốn tự hoàn
thiện và vì nhân loại (XH)

Khẳng định trên là sai

Câu 4: Những năm 90 của thế kỷ XX được đặc trưng là giai đoạn các chương trình đạo
đức của các công ty Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự kiểm soát của chính phủ

Trả lời: Đúng

Bản “hướng dẫn Lập pháp liên bang đối với công ty” được quốc hôi Mỹ thông qua 11/1991
đã đặt nền móng cho việc xây dựng các chương trình thỏa ước về đạo đức công ty trong suốt
những năm 1990.

Nội dung của Bản “hướng dẫn Lập pháp liên bang đối với công ty”

+ khuyến khích các công ty ngăn chặn hành vi sai trái,

+ Đưa ra các hình phạt với những công ty, tổ chức tìm cách tránh né trách nhiệm đối với các
hành vi sai trái.

+ Thiết lập các tiêu chuẩn về đạo đức và pháp lý chặt chẽ
Do đó những năm 90 của thế kỷ 20 được đặc trưng là giai đoạn “ thể chế hóa”, là giai đoạn
các chương trình đạo đức của các công ty Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự kiểm soát của
chính phủ.

Khẳng định trên là đúng

Câu 5: Các vấn đề đạo đức KD trở nên rất phổ biến trong các tổ chức là bởi sự tha hoá
của các thành viên.

Trả lời: Sai

Vấn đề đạo đức là những hoàn cảnh, tình huống, hiện tượng trong đó một cá nhân hay tổ
chức phải cân nhắc để lựa chọn giữa các cách hành động khác nhau trên cơ sở đúng sai, đạo
đức hay vô đạo đức. Bản chất vấn đề đạo đức là do mâu thuẫn giữa các cá nhân tập thể.

Các vấn đề đạo đức chủ yếu trong một tổ chức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn lợi ích,
cách quan niệm về trung thực và công bằng, thông tin và giao tiếp, sử dụng hợp lý công
nghệ.

Thực tế cho thấy văn hóa doanh nghiệp và nhiều tư tưởng quản lý mới quan trọng như: MBV
… trở thành những tác nhân có ảnh hưởng rất mạnh đến con người hơn là lợi ích,  sự ích kỷ
của các thành viên ( sự tha hóa của các thành viên)

Vì vậy khẳng định trên là Sai

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu của hành vi phi -  đạo đức trong tổ chức là do mỗi cá
nhân đều cố theo đuổi mục đích riêng của minh

Trả lời: Sai

Những nguyên nhân chủ yếu của hành vi phi đạo đức trong tổ chức bắt nguồn từ những
nguyên nhân sau:

+ áp lực trong tổ chức: áp lực về tăng doanh số bán, tiết kiệm chi phí dẫn đến không quan
tâm đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường

+ Chỉ dẫn của tổ chức: chốn thuế, làm hàng kém chất lượng, bán hàng hết hạn…

+ Mục tiêu của tổ chức như: bằng mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận…

Do đó khẳng định trên là sai.

Câu 7: Các vấn đề đạo đức chủ yếu trong một tổ chức thường bắt nguồn từ những mâu
thuẫn lợi ích, cách quan niệm về trung thực và công bằng, thông tin và giao tiếp, sử
dụng hợp lý công nghệ

Trả lời: Đúng

Những vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn.
Các khía cạnh của mâu thuẫn là:

+ Triết lý hành động

+ Mối quan hệ quyền lực

+ Sự phối hợp trong các hoạt động tác nghiệp

+ Phân phối lợi ích

Do đó các vấn đề đạo đức chủ yếu trong một tổ chức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn
lợi ích, quan liệm khác nhau về sự trung thực và công bằng và thực hiện những nghĩa vụ này
thông qua cung cấp thông tin về việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong
các hoạt động sản xuất, bán hàng và quản lý.

Vậy khẳng định trên là Đúng

Câu 8: Các đối tượng hữa quan chính của tổ chức là chủ sở hữa, đối tác và người lao
động

Trả lời: Sai

Các đối tượng hữu quan của tổ chức bao gồm:

- Các đối tượng hữu quan bên trong:

+ Chủ sở hữu: Là những người góp vốn và chịu trách nhiệm với các khoản vốn bỏ ra

+ Người quản lý: là những người đại diện cho chủ sở hữu trong việc thực hiện các nghĩa vụ
và trách nhiệm xã hội

+ Người lao động: là những người thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp của một công việc kinh
doanh.

- các đối tượng hữu quan bên ngoài là:

+ Khách hàng: là những người có nhu câu sử dụng hàng hóa, dịch vụ của DN

+ Đối tác trong và ngoài ngành: là những DN, tổ chức công ty hoạt động trong cùng một thị
trường, một lĩnh vực

+ Cộng đồng xã hội và chính phủ: Là đối tượng trung gian và không có lợi ích cụ thể, có ảnh
hưởng gián tiếp trong các quyết định kinh doanh của DN.

Vậy khẳng định trên là sai

Câu 9: Ngày càng có nhiều người quan tâm và muốn đầu tư vào các công ty và các tổ
chức thể hiện ý thức trách nhiệm xã hôi cao.

Trả lời: Đúng


Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một DN hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội
nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu những tác động tiêu cực
đối với xã hội.

Trách nhiệm xã hội ngày càng được các đội tượng hữu quan quan tâm hơn. Các đối tượng
hữu quan bên ngoài mong đợi và đặt ra yêu cầu ngày càng cao về ý thức trách nhiệm xã hội
và tính thận trọng trong hành động của các tổ chức và doanh nghiệp. Khi các công ty và tổ
chức thực hiện tốt các nghĩa vụ xã hội sẽ được các đối tượng hữu quan đánh giá và để tấm
tới DN nhiều hơn trong những quyết định kinh doanh, chú trọng tới sự phát triển của công
ty, tạo điều kiện để công việc kinh doanh thuận lơi hơn như: Đầu tư vốn, các chính sách ưu
đãi, sản phẩm được nhiều người chú ý…

Vì vậy khẳng định trên là Đúng.

Câu 10: Mọi hoạt động (hành động) được hầu hết các thành viên tổ chức chấp thuận và
phù hợp với thông lệ của ngành có thể được coi là hợp đạo đức

Trả lời: Đúng.

Hành động được coi là hợp đạo đức trong một tổ chức nó phải thỏa mãn các điều kiện:

+ Được nhiều thành viên trong tổ chức thừa nhận và chấp thuận.

+ Vượt qua được các thách thức, phản biện, tranh luận trong tổ chức

+ Phù hợp với thông lệ của tổ chức, nghành, lĩnh vực hoạt động

Đây là sản phẩm của văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức đó

Vậy khẳng định trên là Đúng

                 CHƯƠNG II: Các triết lý đạo đức trong kinh doanh

Câu 1: Thuyết vị lợi định nghĩa hành vi là đúng đắn hay chấp nhận được dựa trên lợi
ích cá nhân

Trả lời: Sai.

Theo chủ nghĩa vị lợi thì hành vi được coi là đúng đắn hay có thể chấp nhận được là khi
chúng có thể mang lại nhiều lợi ích, nhiều điều tốt cho rất nhiều người, nhiều đối tượng. Do
đó những người theo chủ nghĩa vị lợi thường hướng tới việc mang lại nhiều điều tốt nhất cho
càng nhiều người càng tốt.

Còn những biểu hiện ở nhận định trên là của thuyết vị kỷ

Vậy khẳng định trên là sai


Câu 2: Người theo chủ nghiã tương đối thường lấy kinh nghiệm của nhiều người khi
giải quyết một vấn đề làm cơ sở ra quyết định của mình

Trả lời: Đúng

Người theo chủ nghĩa tương đối coi trọng việc đánh giá tính chất đạo đức của hành vi dựa
trên kinh nghiệm chủ quan của một người hay nhóm người. Hành vi được coi là phù hợp khi
chúng được những người “Đại biểu” coi là đúng đắn. Họ thường lấy kinh nghiệm của bản
thân hoặc hành vi phổ biến của một nhóm đối tượng nhất định đối với một hành vi để định
nghĩa tính đúng đắn về đạo đức của một hành vi tương tư.

Vì vậy khẳng định trên là Đúng

Câu 3: Người theo chủ nghĩa vi lợi thường quan tâm đến những lợi ích cơ bản nhất.

Trả lời: Đúng

Theo chủ nghĩa vị lợi thì hành vi được coi là đúng đắn hay có thể chấp nhận được là khi
chúng có thể mang lại nhiều lợi ích, nhiều điều tốt cho rất nhiều người, nhiều đối tượng. Do
đó những người theo chủ nghĩa vị lợi thường hướng tới việc mang lại nhiều điều tốt nhất cho
càng nhiều người

càng tốt. Mà lợi ích cơ bản là những lợi ích mà mọi người đều có quyền được hưởng

Vậy khẳng định trên là Đúng

Câu 4: Thuyết đạo đức hành vi đòi hỏi mọi người phải dựa vào sự công bằng, sự trung
thực, sự vô tư khi ra quyết định hay đánh giá hành vi.

Trả lời: Sai

Thuyết đạo đức hành vi chú trọng đến việc bảo vệ quyền của cá nhân và quan tâm đến việc
xét từng hành vi cụ thể và cách thức chúng được tiến hành, chứ không chú trọng vào kết quả.
Bởi kết quả tốt là hệ quả tất yếu của hành vi đúng đắn

Thuyết đạo đức hành vi đánh giá hành vi trên cơ sở trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá
nhân. Các quy định về “quyền” được thiêt lập là để đảm sự tự do trong khi vẫn ngăn chặn
tình trạng mâu thuẫn giữa các cá nhân.

Vì vậy khẳng định trên là Sai

Câu 5: Thuyết đạo đức nhân cách ủng hộ các hành vi KD thể hiện chữ tín, tính trung
thực, sự minh bạch, ý chí phấn đấu và có thiện chí.

Trả lời: Đúng

Thuyết đạo đức nhân cách cho rằng đạo đức trong từng hoàn cảnh không chỉ là thỏa mãn
những yêu cầu đạo phổ biến, mà còn được quyết định bởi những hành vi thể hiện nhân cách
(tu cách đạo đức tốt). Do đó những người theo thuyết đạo đức nhân cách coi trọng sự tự tôn
và luôn có gắng phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân. Đối với họ những
phẩm chất như chữ tín, khả năng tự kiềm chế, tính nguyên tắc, thẳng thắn và trung thực luôn
được coi trọng.

Khẳng định trên là Đúng

Câu 6: Trách nhiệm xã hội trong KD nhấn mạnh đến sự quan tâm đầy đủ trong việc
thực hiện tất cả các nghĩa vụ đối với xã hội. Các hành vi mang tính xã hội được thể hiện
càng nhiều càng tốt

Trả lời: Sai

Thực thi trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là nhằm mang lại các tác động xã hội tích cực
và hạn chế đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội – làm tăng phúc lợi xã hội.
Trách nhiệm xã hội và các nghĩa vụ xã hội là sản phẩm của một quyết định của một cá nhân
hay tổ chức (nó mang tính chủ quan) nó thể hiện thành hành vi chứ không phải là nhận thức
và chúng là sản phẩm đầu ra của quá trình ra quyết định. Do đó các nghĩa vụ chỉ mang tính
hình thức

Vậy khẳng định trên là Sai

Câu 7: Phương pháp chủ yếu để giải quyết các xung đột trong KD là dựa vào pháp luật

Trả lời: Sai

Trong thực tiễn tổ chức luôn là một thực thể “ Đa – thể chế” gồm nhiều “nhóm lợi ích” với
những quan điểm, giá trị khác nhau vì vậy xung đột về lợi ích và quan điểm là khó tránh
khỏi.

Ta có nhiều biện pháp giải quyết xung đột như:

+ Tránh né

+ Nhân nhượng

+ Thi đua

+ Nhường nhịn

+ Hợp tác 

Tòa án và luật pháp chỉ là cách cuối cùng để giải quyết các xung đột trong kinh doanh khi
các bên không thể tự chủ động, giải quyết các vấn đề xung đột. vì không ai muốn chia sẻ lợi
ích.

Do đó khẳng định trên là Sai

Câu 8: Những chỉ dẫn pháp lý đối với các tổ chức, DN là nhằm khuyến khích họ lồng
ghép chúng và hài hoà khi xây dựng và thực thi các chương trình đạo đức. 
Trả lời: Đúng
Vì: Những chương trình đạo đức và những giao ước đạo đức được thiết kế đúng đắn có thể
giúp giảm đến mức tối thiểu những ràng buộc pháp lý khi một sai lầm của tổ chức được phát
hiện.

Vậy khẳng định trên là Đúng

Câu 9: Một tổ chức, DN sẽ không cần đến các chương trinh đạo đức nếu họ tuân thủ
nghiêm túc những quy định của luật pháp liên quan đến họ và ngành

Trả lời: Sai

Đạo đức KD đề cập đến tính đúng – sai của hành vi bên trong một tổ chức, một ngành và
chúng không gắn với một quy tắc hay luật lệ cụ thể nào cả. dù các DN  có tuân thủ nghiêm
túc những quy định của luật pháp liên quan đến họ và ngành thi vẫn cần đến các chương
trình đạo đức

Vậy khẳng định trên là Sai

Câu 10: Nhân đạo chiến lược thể hiện một hướng đi mới cho các DN qua việc tạo ra
nhiều lợi ích nhất phù hợp với mong muốn của XH và cộng đồng bằng cách gắn nó với
mục tiêu kinh doanh.

Trả lời: Sai

Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái niệm được các tổ chức, công ty vận dụng củng cố
và phát triển lợi ích lâu dài, đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản
thân tổ chức, công ty, nhân đạo chiến lược chính là hành động khai thác khía cạnh nhân đạo
với mục đích kinh doanh. Mặc dù vậy nhân đạo chiến lược cũng bị phê phán là một công cụ
chiến lược dưới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo, chúng rất rễ bị các tổ chức, doanh
nghiệp lợi dụng để trục lợi.

Vậy khẳng định trên là Sai

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA CÔNG TY

CÂU 1: Văn hóa công ty là sự vận dụng những khái niệm, giá trị và triết lý văn hóa
truyền thống của một quốc gia, dân tộc trong các phương pháp quản lý các tổ chức “đa
sở hữu, điều hành và kiểm soát”

Trả lời: Sai.

VHDN là việc xây dựng hệ thống giá trị và triết lý riêng trên cơ sở những giá trị và triết lý đã
được xã hội chấp nhận, được nhiều người tôn trọng nó thể hiện một cách nhất quán giúp các
thành viên trong tổ chức đạt được sự thống nhất trong nhận thức và thể hiện sự khác biệt với
các tổ chức khác làm công cụ quản lý cho các tổ chức “ Đa sở hữu – Điêu hành – kiểm soát”
Vì vậy khẳng định trên là Sai

Câu 2: Văn hóa công ty là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận
thức và phương pháp tư duy được mọi người đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi
rộng đến cách thức hành động của từng thành viên.

Trả lời: Đúng

VHDN là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức, và phương pháp
tư duy được mọi thành viên của tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng
đến cách thức hành động của các thành viên.

Nhận định trên là định nghĩa về VHDN

Vậy khẳng định trên là đúng

Câu 3: Văn hóa DN là một công cụ hiện đại có thể giúp DN đương đầu với môi trường
cạnh tranh quốc tế bằng cách xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng giá trị

Trả lời: Đúng

- Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt việc các DN xây dựng cho mình
lợi thế cạnh tranh là rất cần thiết và văn hóa công ty là một công cụ tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho DN

- Văn hóa doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất của phương pháp MBV(quản lý bằng giá
trị) mà giá trị là chất liệu tạo nên hình ảnh của tổ chức khi tổ chức và các thành viên của tổ
chức cống hiến cho xã hội thì sẽ được xã hôi đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những phần
thưởng tinh thần – thương hiệu và vật chất, lợi nhuận xứng đáng. Trong môi trường cạnh
tranh quốc tế, khác biệt trong việc nhấn mạnh giá trị nhân văn ngày càng trở lên coi trọng.

Vậy khẳng định trên là Đúng

Câu 4: Văn hóa tổ chức có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh độc đáo bằng chất lượng cho
một tổ chức, doanh nghiệp.

Trả lời: Sai

Chất lượng có thể đạt được bằng MBP( quản lý theo quá trình) qua công cụ ISO. Như vậy để
có lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng ta sử dụng phương pháp MBP. Văn hóa tổ chức tạo ra
lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu thông qua phương pháp quản lý bằng giá trị (MBV).

Vì vậy khẳng định trên là Sai

Câu 5: Trong MBV (quản lý bằng giá trị), giá trị chính là mục đích cao nhất một tổ
chức, công ty luôn hướng tới.

Trả lời: Sai


MBV( quản lý bằng giá trị) hay (quản lý bằng triết). Trong đó mỗi tổ chức, doanh nghiệp lựa
chọn cho mình những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng, là chuẩn mực chung cho mọi
thành viên phấn đấu hoàn thành làm giá trị và triết lý chủ đạo cho mình. Gía trị là cơ sở để
thiết kế các hoạt động, nó không phải là mục đích cao nhất mà một tổ chức, công ty hướng
tới.

Vì vậy khẳng định trên là Sai.

Câu 6: Trong MBV, con người luôn là trọng tâm của các hoạt động quản lý. Gía trị
chính là “chất kết dính” các cá nhân trong tổ chức.

Trả lời: Đúng.

- Mấu chốt của MBV là dựa vào con người: tổ chức không làm cho MBV có hiệu lực mà
chính là con người, chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở
thành hiện thực, con người thể hiện những cam kết tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và
kiên trì theo đuổi những triết lý đó

- Gía trị làm cho hành động và sự phấn đấu của mỗi cá nhân trở lên có ý nghĩa, giá trị nâng
con người lên, giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến với nhau, giá trị liên kết
con người lại với nhau, giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người, giá trị có thế ví là
“chất kết dính” các cá nhân trong tổ chức, chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên trong
tổ chức cam kết tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Gía trị là chất liệu tạo nên
hình ảnh của tổ chức

Vì vậy khẳng định trên là Đúng

Câu 7: MBV không phải là công cụ mới được sáng tạo. MBV đã từng được sử dụng rất
thành công ở các nước XHCN trước đây, trong chiến tranh, trong sản xuất thời bình

Trả lời: Đúng.

Phương pháp MBV có thể tạo nên nguồn sức mạnh rất to lớn cho một tổ chức thậm chí cả
một quốc gia.

Sức mạnh của triết lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã giúp chúng ta giành thắng lợi
trong hai cuộc chiến tranh thần kỳ, gian khổ chống sự xâm lược của thực dân pháp và đế
quốc mỹ, và tạo nên “bản sắc văn hóa” của dân tộc việt nam

ở Trung quốc, Liên xô sức mạnh của các triết lý cũng được phát huy mạnh mẽ.

Do đó MBV đã từng được vận dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và nó đã phát
huy được hiệu quả to lớn

Vì vậy khẳng định trên Đúng

Câu 8:  Các tổ chức, DN thường sử dụng các biểu trưng làm phương tiện thể hiện văn
hóa công ty. Đây là cách thức tạo lập thương hiệu cho tổ chức, DN.
Trả lời: Sai

Các biểu trưng được sử dụng thể hiện nội dung của văn hóa công ty gọi là những biểu trưng
trực quan. Hỗ trợ quá trình nhận thức là các chương trình Đạo đức. Các biểu trưng phi trực
quan phản ánh mức độ nhận thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn
hóa công ty.

Các biểu trưng được thể hiện đều hướng tới việc hình thành tập hợp các khuân mẫu hành vi
được áp dụng cho các mối quan hệ trong và ngoài tổ chức, đây là cách thức tạo lập “bản sắc
văn hóa công ty” chứ không phải tạo lập thương hiệu cho tổ chức, DN.

Vì vậy khẳng định trên là Sai

Câu 9: Xác minh văn hóa công ty chính là xác minh mức độ nhận thức và sự thống
nhất trong nhận thức của các thành viên tổ chức.

Trả lời: Đúng

Xác minh về văn hóa công ty bao gồm xác định về khả năng gây ảnh hưởng của các biểu
trưng trực quan đến nhận thức của những người hữu quan và mức độ nhận thức đạt được ở
họ về hệ thống giá trị và khả năng hành động. Có thể tiến hành việc xác minh dựa vào việc
đánh giá khả năng gây ảnh hưởng của các biểu trưng  trực quan bằng “ Phương pháp xác
minh về biểu trưng văn hóa công ty” Việc xác định mức độ nhận thức đạt được tiến hành đối
với các biểu trưng phi trực quan bằng “ Phương pháp xác minh tính đồng thuận / mức độ ảnh
hưởng của văn hóa công ty”.

Do đó Xác minh văn hóa công ty cũng chính là xác minh mức độ nhận thức và sự thống nhất
trong nhận thức của các thành viên tổ chức.

Vậy khẳng định trên là Đúng.

Câu 10: Sự thống nhất trong nhận thức của các thành viên về mặt giá trị và triết lý của
tổ chức là rất cần thiết, nhưng chưa đủ để tạo ra bản sắc riêng cho tổ chức. Nhận thức
đạt được ở mức độ cao mới tạo ra sức mạnh.

Trả lời: Đúng

Qúa trình nhận thức của các thành viên trong tổ chức được chia thành các mức độ

- Mức độ nhận thức thụ động

+ Các giá trị và triết lý: là những chuẩn mực cơ bản mà các thành viên cần nắm vững, đây là
mức độ nhận thức thấp nhất, bởi chúng phản ánh sự tiếp thu thụ động của một người và chưa
được thể hiện thành hành động

+ Thái độ: các thành viên chỉ thể hiện quan điểm, chưa hẳn đã biến thành hành động.
- Mức độ chủ động

+ Niềm tin: Các thành viên đã chủ động hành động vào niềm tin đã được hình thành

+ Lý tưởng: là lẽ sống, khi đó các thành viên mong muốn được cống hiến và sẽ sẵn sàng hi
sinh vì nó, để bảo vệ nó.

Do đó mức độ nhận thức có thể đạt được ở những cấp độ khác nhau. Mức độ nhận thức càng
cao, tác động của các triết lý và giá trị của văn hóa công ty càng mạnh và càng có khả năng
dễ chuyển thành động lực, sức mạnh và thành hành động.

Vì vậy khẳng định trên là Đúng.

CHƯƠNG 6: VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ – TẠO LẬP BẢN SẮC VĂN HÓA
CÔNG TY

Câu 1: Sự hoàn thiện của các hệ thống chức năng trong tổ chức có ý nghĩa quyết định
đến hiệu lực của các chương trình văn hóa tổ chức khi được triển khai

Trả lời: Sai

Nếu quan điểm và triết lý đạo đức của người lãnh đạo phù hợp với triết lý và hệ thống giá trị
của tổ chức, họ sẽ làm cho các tổ chức mạnh lên. Ngược lại họ sẽ làm cho các tổ chức trở
nên hỗn độn, vai trò của họ sẽ mất đi.

Câu 2: Trong các tổ chức phân quyền nhân viên được giao quyền tự quyết lớn hơn để
ra các quyết định về đạo đức

Trả lời: Đúng

Trong quản lý hiện đại, biện pháp này nhằm tăng cường sức mạnh cho người lao động. Một
khi trách nhiệm được giao phó lớn hơn quyền lực cũng phải được ủy thác nhiều hơn.

Câu 3: Văn hóa kinh doanh được xây đắp và phát triển bởi tất cả các thành viên, người
lãnh đạo chỉ hướng dẫn, gợi ý

Trả lời: Sai

Tuy vẻ bề ngoài là như vậy, nhưng người lãnh đạo là quyết định nhờ vai trò khởi xướng,
định hướng, bắt nhịp, dọn đường, giám hộ và nhờ phong cách quản lý

Câu 4: Các biểu trưng phí trực quan có thể được sử dụng để đánh giá, giá trị các
chương trình đạo đức trong DN

Trả lời: Đúng


Đại hôi đảng đề ra chủ trương, đường lối phát triển. Các đảng bộ cơ sở tiến hành học tập,
quán triệt và xây dựng chương trình hành động. Hệ thống kiểm tra và kỷ luật Đảng giúp
giám sát và duy trì việc thực hiện

Câu 5: Các hệ thống tổ chức được chuyên môn hóa theo chuyên ngành hay chức năng
tạo ĐK thuận lợi cho việc triển khai các chương trình đạo đức

Trả lời: Sai

Chuyên môn hóa càng sâu càng làm tăng thêm sự khác biệt về nhận thức, sự khó khăn trong
việc phối hợp, mâu thuẫn tiềm ẩn nhiều hơn

Câu 6: Cơ cấu nhóm(tổ chức) phi chính thức là một hình thức tổ chức xã hôi tự nguyện
nên thường ít có ảnh hưởng đến các quyết định chính thức của các thành viên và của tổ
chức

Trả lời: Sai

Tiêu chuẩn thành viên tự nguyện, xây dựng trên cơ sở giá trị, tinh thần nên các tổ chức,
nhóm phi chính thức có khả năng tác động đến nhận thức, sự phấn đấu và hành vi con người.

Câu 7: Xây dựng văn hóa DN chính là xây dựng một hệ thống các biểu trưng trực quan
hoàn hảo

Trả lời: Sai

Việc thành viên tổ chức trực tiếp tham gia, xây dựng có ý nghĩa như một quá trình tìm hiểu
và thấm nhuần các chuẩn mực đạo đức của tổ chức. Các kết quả tự thiết kế tiêu chuẩn hành
động là dấu hiệu phản ánh tình trạng nhận thức của các cá nhân đối với các chuẩn mực đạo
đức của tổ chức

Câu 8:  VHDN chỉ có thể phát huy hiệu lực khi cơ câu tổ chức cũng được điều chỉnh và
hoàn thiện

Trả lời: Đúng

Quyền lực là “công cụ” của người lãnh đạo là biểu hiện của năng lực lãnh đạo là phương tiện
thực thi năng lực lãnh đạo. Những ai biết và có thể sử dụng quyền lực đều có khả năng lãnh
đạo, bất kể vị trí hợp pháp của họ trong cơ cấu tổ chức chính thức là gì

Câu 9: Mục đích chủ yếu của các chương trình tập huấn về đạo đức là nhằm giúp
những thành viên tổ chức nhận diện được các vấn đề đạo đức

Trả lời: Sai


Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn,
kinh nghiệm, khả năng tự chủ và khả năng quản lý mối quan hệ, kết cấu tổ chức(tính chất
công việc, cơ cấu quyền lực) và văn hóa tổ chức

Câu 10:  Thanh tra giao ước được thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực của các sáng kiến
về đạo đức

Trả lời: Đúng

Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra chương trình đạo đức là nhằm xác minh tính tương
thích của các chương trình đạo đức trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược, quan điểm và
thái độ của những người hữu quan nhất là những người trực tiếp thực hiện chúng, đảm bảo
những điều kiện, tiền đề vững chắc cho việc triển khai thành công các chương trình đạo đức
và giao ước đạo đức

You might also like