You are on page 1of 31

Chẩ n đ oán X quang

Nội dung

Giới thiệu

Lịch sử X quang chẩn đoán

Thực trạng

Hướng phát triển


Giớ i thiệ u

Trong thực tế, để tạo ra tia X, trong máy X-quang


gồm các bộ phận không thể thiếu được:

1. Bóng phát tia X

2. Máy phát cao thế

3. Tủ điều khiển

4. Bộ khu trú chùm tia

5. Hệ thống ghi nhận hình ảnh


1. Bóng phát tia X
● Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy X quang, có
nhiệm vụ tạo ra tia X:
Những phần chính của ống tia X bao gồm : cathode,
anode, rotor, stator, vỏ bọc kim loai, vỏ bọc tia X.
Giữa âm cực (cathode) và dương cực (anode) là một
điện thế gia tốc rất lớn từ 20-300KV, các electron được
phát ra từ âm cực đốt nóng và được gia tốc bằng điện
trường, chúng sẽ va chạm vào anode với 1 động năng
nào đó.
Hầu như tất cả động năng ( 99% ) sẽ chuyển thành
nhiệt năng, nên cực dương là nơi các electron từ cực
âm bay đến sẽ rất nóng. Chỉ khoảng 1% động năng
được biến đổi thành năng lượng tia X trong suốt quá
trình xảy ra va chạm.
1. Bóng phát tia X
2. Máy phát cao thế

● Là một mạch biến áp và chỉnh lưu điện


xoay chiều

● Đây là nguồn cao thế cho bóng phát tia X

● Có nhiều loại (tùy thuộc vào chỉnh lưu)


3. Tủ đ iề u khiể n

● Đây là bộ phận điều khiển toàn bộ hoạt


động của hệ máy cho phép đặt thông số
chụp và chương trình hoạt động của máy

● Hoạt động chính xác của hệ điện tử của tủ


điều khiển có vai trò quyết định chất lượng
hình ảnh của X quang hoặc độ chính xác
của phép đo
4. Bộ khu trú chùm tia
Có tác dụng:
● Định vị trường chụp chiếu tia X
● Hạn chế liều bức xạ tới người vận hành
Có vai trò quan trọng trong chất lượng đánh
giá phép đo
5. Hệ thố ng ghi nhậ n hình
ả nh
● Bao gồm khay cassette, hộp đựng phim
● Có vai trò nâng cao chất lượng hình ảnh
cũng như độ chính xác của phép đo
Cơ chế chiếu X quang
● chiếu tia X lên vùng có cơ quan nghi là bị
bệnh, cho hình ảnh hiện lên một màn
huỳnh quang để quan sát và tìm các
thương tổn (soi X quang); hoặc đưa hình
ảnh lên một phim X quang (chụp X quang
với nhiều kĩ thuật khác nhau như chụp X
quang thường, chụp cắt lớp...), sau đó
đọc kết quả trên phim X quang qua đèn
đọc phim để tìm các tổn thương.
Cơ chế chiếu X quang
Các yế u tố liên quan đế n chấ t lượ ng
phim chụ p :
● Thời gian phát tia
● Điện thế
● Cuờng độ tia
● Khoảng cách giữa đối âm cực và phim
● Tỷ trọng của bộ phận cơ thể
● Cấu tạo bộ phận cần chụp
● Phẩm chất phim
● Phẩm chất của chất tăng sáng
● Phẩm chất của bóng phát tia và tiêu điểm
● Phẩm chất và nhiệt độ của thuốc tráng phim
Lị ch sử X quang chẩ n đ oán
- Ngày 8/11/1895, nhà vật lý người
Đức W.C.Roentgen ở Trường đại
học Wuerzburg đã phát minh ra tia X.

- Ngày 23/01/1896, Roentgen đọc


báo cáo trước hội vật lý Đức ở
Wuerzburg, ông mời nhà giải phẫu
nổi tiếng G. Koelliker làm một thí
nghiệm nhỏ với bức ảnh bàn tay, cả
hội nghị vang lên tiếng vỗ tay như
sấm dậy.
Lị ch sử X quang chẩ n đ oán

- Hiện nay người ta lấy


ngày 23/01/1896 là ngày
sinh ngành chẩn đoán X-
quang, nay gọi là chẩn
đoán hình ảnh
(diagnostic imaging) -
một ngành khoa học có
sự phối hợp chặt chẽ
giữa vật lý và y học.
Lịch sử X quang chẩn đoán
• Chẩn đoán X quang xuất hiện lần đâu tiên ở Việt Nam
vào thời Pháp

• Năm 1954 hoà bình lập lại ở Việt Nam, chúng ta tiếp
quản lại những máy X quang cũ của Pháp chỉ làm được
các chẩn đoán với những kỹ thuật thông thường như :
chiếu phổi, chụp xương chân tay, cột sống, chụp bụng,
chụp hệ tiết niệu,...

• Năm 1956 Chính phủ CHDC Đức giúp đỡ trang bị,


nâng cấp bệnh viện lần đầu tiên, có 1 số chuyên gia Đức
sang cùng làm, được trang bị thêm máy X quang TUR
D500 và TUR D1000 của CHDC Đức.
Lịch sử X quang chẩn đoán
● Năm 1973, được viện trợ không hoàn lại của chính phủ
Thụy Điển. Hàng loạt máy X quang hiện đại bậc nhất
trong thập kỷ 70 được lắp đặt, các kỹ thuật mới cho tới
thời điểm đó được đưa vào.
Máy chụp đa khoa có bàn chuyên chụp sọ- Máy chụp
tiêu hóa có tăng sáng truyền hình. Máy chụp mạch 2
bình diện có bộ phận AOT thay phim tự động và chụp
thep chương trình. Các kỹ thuật mới được áp dụng:
chụp buồng tim chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh, chụp
động mạch chọn lọc như động mạch não, động mạch
thận, động mạch tử cung ....
Lịch sử X quang chẩn đoán
● Năm 1974 Chính phủ CHDC Đức giúp đỡ cải tạo nâng
cấp khoa X quang lần II, trang bị thêm máy X quang
tăng sáng truyền hìnhTUR D700 và TUR D1000.

● Đầu năm 1994, Việt Nam có máy chụp cắt lớp vi tính
Sytec 4000 i của hãng GE, máy chụp đa khoa, máy chụp
tiêu hóa có tăng sáng truyền hình theo chương trình viện
trợ ODA của Nhật Bản.

● Năm 1996, máy cắt lớp vi tính (CT Scanner) đầu tiên
của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên được lắp đặt tại
Khoa mở thêm phương tiện chẩn đoán mới và hiện đại.
Lịch sử X quang chẩn đoán

● Những năm gần đây, hàng loạt các máy X quang cũ


được thay thế bằng các máy mới: máy cao tần, tăng
sáng truyền hình... cho phép thực hiện được nhiều hơn
và bài bản hơn các kỹ thuật Điện quang trước đó.

Đồng thời hệ thống CR (Computed Radiology) đầu tiên


của khu vực miền Trung cũng được lắp đặt, thay thế X
quang tương tự bằng X quang kỹ thuật số. Máy cắt lớp
vi tính 4 dãy đầu thu cũng được trang bị nâng cao khả
năng chẩn đoán của phương pháp cắt lớp vi tính.
Thực trạng
Hiện nay Việt Nam sử dụng các kĩ thuật X quang :

● Trực đồ X quang lấy ảnh bằng vật hiện nay được thay
thế bằng phương pháp xa: nếu nguồn phát tia X cách
bệnh nhân 3m thì coi như ở vô cực, và vật cách xa phim
10cm và cách tiêu điểm 0,5m. Thuờng dùng chụp gan,
chụp tim, chụp xương.

● Chụp phóng đại để thấy rõ chi tiết của tổn thương đặc
biệt ở xương (cho những vết rạn nhỏ). Bóng X quang
gần vật, phim xa vật.
Thực trạng
● Chụp sát da được sử dụng với các bóng có tiêu điểm
nhỏ và được bảo vệ tốt, khi bóng đưa tới sát bệnh nhân
thì những bộ phận gần tiêu điểm phóng to nên mờ
nhưng các bộ phận ở gần phim thì vẫn rõ. Dùng chụp
xương, khớp xương

● Chụp X quang toàn bộ xương: sử dụng X quang nhiều


bóng phát ra tia X cùng lúc, chụp hàng loạt. Dùng chụp
nội tạng như dạ dày, ruột, có sử dụng thuốc cảm quang
và chụp nhiều phim trong thời gian ngắn (6-8 phim/s)
Thực trạng
● Chụp nổi gồm 2 phần chụp hình nổi và lập lại hình nổi:
Chụp hình nổi: chụp hai hình cho một hình nhất định
ứng với hai vị trí của bóng
Lập lại hình nổi: hai phim phải đặt sao cho chiếc bên
phải được bằng mắt phải, chiếc bên trái được thấy
bằng mắt trái

● Chụp cắt lớp: chụp cắt lớp cho hình ảnh của một lớp
riêng biệt song song với mặt phẳng chiếu như thể đã cắt
một lớp. Dùng để chụp tổn thuơng não.
Thực trạng
● Chụp X quang động: sử dụng trong chẩn đoán viêm co
thắt màng tim và tràn dịch màng tim, phim di chuyển từ
trên xuống dưới, tia X được qua một khe hẹp đặt giữa
bệnh nhân và phim, điều đó sẽ tạo nên một hình sóng
trên phim.

● Chụp huỳnh quang: (chụp bằng phim ảnh thuờng) hình


màn huỳnh quang. Chụp hàng loạt, phát hiện lao phổi,
chụp chấn thuơng xương...
Thực trạng
Phương tiện
● X quang tăng sáng truyền hình: sử dụng bóng
tăng sáng vì hình X quang không rõ do mắt làm
việc ở mức độ ít ánh sáng. Hình chiếu sáng
đuợc chùm tia X đưa tới màn huỳnh quang sau
khi xuyên qua bệnh nhân, màn đó chuyển các
photon X thành các photon ánh sáng nhìn thấy,
có thể quan sát ảnh trên màn hình máy vi tính
bằng cách biến đổi thành tín hiệu điện bằng một
camera, cho phép thấy được những
chuyển động bên trong cơ thể bệnh nhân.
Thực trạng
CR (Computed Radiography) - X
quang có sự hỗ trợ của máy tính.
CR có nhiều ưu điểm hơn như
tiết kiệm thời gian, bảo vệ môi
trường, giảm liều chiếu bức xạ
trên bệnh nhân. Ảnh thu được
dưới dạng số nên rất dễ dàng
trong việc xử lý, truyền đi, lưu
trữ… (2001 Agfa ADC SOLO CR System (Computerised Radiography)

DR là viết tắt của Direct


Radiography. Hình ảnh X quang
được số hóa và sử lý bằng phần
mềm. (Paxscan 4030A)
Thực trạng
Thực trạng
● CT (kĩ thuật chụp ảnh cắt
lớp dùng máy vi tính) là kĩ
thuật hiện đại,đã khá phổ
biến ở VN: có thể thấy
được cấu trúc của cơ thể
với độ phân giải vị trí và độ
tương phản rất cao nhờ
vào xử lí của máy tính, cho
phép tái tạo hình ảnh 3
chiều. Dùng chẩn đoán
chấn thương sọ não, nhận
biết vị trí kích thước khối u
ung thư.
Thực trạng
Một thực trạng đáng lo ngại là:

● Phòng chụp X quang tư nhân mà phần lớn là các cơ sở


sử dụng nhiều thiết bị quá “date”,nhiều máy y tế có tuổi
thọ trên 30 năm như máy X-quang một pha nửa sóng kỹ
thuật rất lạc hậu.( trong khi theo quy định máy X quang
chỉ sử dụng tối đa 7-10 năm)

● Nhiều thiết bị cũ đến mức hồ sơ kỹ thuật đã biến mất và


nhân viên bức xạ không dùng thiết bị bảo vệ, không
được thông báo định kỳ liều chiếu đến từng người,
phòng ốc không đủ điều kiện an toàn bức xạ...
Thực trạng
● Một thực tế đáng lo ngại khác là vấn đề xử lý nước thải
của các phòng khám tư nhân, đặc biệt là nước rửa phim
X-quang có chứa các hóa chất rất độc hại.

Theo quy định, hoá chất này phải đưa vào bồn dung
dịch trung hòa để bớt độc tính trước khi thải ra môi
trường. Tuy nhiên, ngay cả nhiều bệnh viện lớn của
thành phố còn chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Tại những cơ sở tư, nước rửa phim X-quang cùng các


loại nước thải y tế khác được xả thẳng ra… cống.
Thực trạng

● Theo tổng kết của Cục Y tế dự phòng và môi


trường, thì cửa sổ của các phòng chiếu chụp X-
quang chưa được áp dụng các biện pháp chắn tia
X, nhiều nơi có liều suất cao gấp 40 lần mức cho
phép. Ở vị trí chiếu thẳng vượt gấp 500 lần mức
cho phép

● Số lượng các Cán bộ có được đào tạo đủ chuẩn


vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được cho sự phát triển
theo hướng chuyên sâu, toàn diện.
Huớng phát triển
● Đào tạo và chẩn hóa nhân lực.

● Chuẩn hoá các kỹ thuật đã làm, đảm bảo an toàn


bức xạ.

● Phát triển các kỹ thuật mới như phổ biến rộng rãi
chẩn đoán bệnh của máy CLVT 64 dãy, X quang kĩ
thuật số, CT…
Tài liệu tham khảo
● http://www.thietbiysinh.com.vn
● http://www.yhoc-net.com
● http://vi.wikipedia.org
● Kỹ thuật X quang- BS Nguyễn Văn Hạnh.
● An toàn bức xạ -Trung tâm hạt nhân
TP.HCM

You might also like