You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN SẮC KÍ NÂNG CAO

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ĐỖ BẢO TRÂM ANH


LÊ THỊ NGỌC BÍCH
VÕ TẤN LỰC
PHAN THỊ QUYÊN
HUỲNH ĐĂNG SANG

TP. HỒ CHÍ MINH

10/2010
BÀI 1: ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG
CAO ÁP (HPLC)

1.MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH

Phân tích hàm lượng vitamin C có trong mẫu rau, trái cây, nước giải khát, đồ hộp, sữa
và các sản phẩm từ sữa…

Đối tượng được phân tích của nhóm là vitamin C trong xà lách xoong.

2. NGUYÊN TẮC

Vitamin C có trong rau xà lách xoong được trích bằng hệ lỏng-lỏng với dung môi hữu
cơ (methanol, nước pH 2,1 chuẩn bằng H2SO4). Sau đó được đưa vào máy sắc kí
lỏng cao áp (HPLC 1100 Hawlett Packard, đầu dò VWD, Cột Hypersil BDS, 3um
C18), để định lượng vitamin C có trong mẫu.

3. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

✔ Hệ thống HPLC 1100 Hawlett Packard, đầu dò VWD, Cột Hypersil BDS, 3um
C18.
✔ Máy xay sinh tố.
✔ Giấy lọc, phễu.
✔ Màng lọc 0,2µm.
✔ Bình tam giác 250ml.
✔ Cân phân tích.
✔ Kim bơm 20µl.

4. HÓA CHẤT

✔ Chuẩn Vitamin C
✔ Methanol
✔ Nước khử ion 2 lần
✔ H2SO4
✔ Acetonitrile

5. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN


5.1 CHUẨN BỊ CHUẨN

Nhóm đã sử dụng đường chuẩn Vitamin C của Viện công nghệ sinh học và môi
trường để phân tích mẫu.

Chuẩn được chuẩn bị với các nồng độ: 80ppm, 40ppm, 8ppm. Sau đó tiến hành thu
nhận sắc kí đồ và dựng đường chuẩn y = f(x) với y là diện tích của chuẩn, x là nồng
độ các chuẩn (80ppm, 40ppm, 8ppm).

5.2 CHUẨN BỊ MẪU

✔ Rau được rửa dưới vòi nước chảy, cắt khúc cho vào máy xay sinh tố, xay
nhuyễn.
✔ Cân 5g vào bình tam giác, cho vào 50ml dung môi nước nước pH 2,1 chuẩn
bằng H2SO4.
✔ Đánh sóng siêu âm trong 10 phút.
✔ Lọc qua giấy lọc Trung Quốc.
✔ Định mức lại cho đủ 50ml
✔ Sử dụng xi lanh và màng lọc 0,2µm, để lọc đúng 1,5ml vào epfendope 1,5 ml.

5.3 ĐIỀU KIỆN CHẠY MÁY SẮC KÍ LỎNG CAO ÁP.

• Cột Hypersil BDS, 3um C18


• Inject = 20 µl.
• Hệ dung môi
✔ A: pH=2,1 (H2SO4) 70%
✔ B: ACN 30%
• Tốc độ dòng 0,5 ml/phút.
• Đầu dò VWD, bước sòng 254nm
• Thời gian chạy 10 phút.

6. KẾT QUẢ

Sau khi thực hiện sắc kí với các nồng độ của chuẩn Vitamin C ta có thông số như sau
Nồng độ (ppm) 8 40 80

Thời gian lưu TR (phút) 2,160 2,159 2,159

Diện tích (mAU * s) 413,676 2808,3 5220,26

Nhận thấy rằng chuẩn Vitamin C có thời gian lưu TR vào khoảng 2,159. Bằng cách so
sánh thời gian lưu của mẫu xà lách xoong và chuẩn Vitamin C có giống nhau không
để suy ra trong mẫu có Vitamin C hay không rồi tiến hành định lượng hàm lượng
Vitamin C.

Từ kết quả thu được của các nồng độ chuẩn của Vitamin C, nhóm đã xây dựng đường
chuẩn biểu hiện sự tương quan giữa nồng độ và diện tích. Đường chuẩn này được
dùng để định lượng hàm lượng Vitamin C có trong mẫu.

Phương trình biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và diện tích:

y = 66.49 x - 22.97

R² = 0.996

Đồng thời khi thực hiện sắc kí nước pH 2.1 nhóm cũng thu được các thông số sau:
TR= 2.520 phút, diện tích 191.47533 mAU * s.

Khi thực hiện sắc kí với mẫu xà lách xoong, thu được sắc kí đồ có nhiều peak. Trong
đó có 1 peak có TR= 2.164 phút, diện tích 2577.65 mAU * s. Vì TR của peak này gần
tương đương với TR của chuẩn Vitamin C, nên trong mẫu xà lách xoong có Vitamin
C. Nhóm đã sử dụng diện tích của peak để định lượng Vitamin C

Với y = 2577.646, thế vào phương trình, suy ra nồng độ Vitamin C tính từ đường
chuẩn Cm = x = 39.11295 ppm

Hàm lượng Vitamin C trong mẫu xà lách xoong được tính theo công thức
Trong đó: Cm- nồng độ Vitamin C tính theo đường chuẩn, Cm= 39.11295
ppm.
V- thể tích định mức, V= 50ml.
m- khối lượng mẫu rau ban đầu, m= 5g.
Từ đó tính được hàm lượng Vitamin C trong xà lách xoong là: 391.1295 mg/kg.
7. KẾT LUẬN:

Bằng phương pháp sắc kí lỏng cao cáp (HPLC), nhóm đã xác định được hàm lượng
Vitamin C trong mẫu xà lách xoong là 391.1295 mg/kg.

BÀI 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ KIM LOẠI ĐỒNG (Cu) BẰNG PHƯƠNG
PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ BẰNG NGỌN LỬA

I. Nguyên tắc:

Phương pháp AAS dựa trên sự hấp xạ chọn lọc bức xạ đơn sắc đặc trưng cho
đám hơi nguyên tử của nguyên tố cần xác định.

Như vậy, để có được phổ nguyên tử cần phải có một số điều kiện sau:

– Nguyên tử phải ở trạng thái hơi đơn nguyên tử.

– Phải có nguồn sáng đơn sắc phù hợp với nguyên tố cần xác định.

– Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định ở trạng thái hơi nằm ở trạng thái có
mức năng lượng thấp nhất gọi là mức cơ bản.

Để áp dụng phương pháp này, người ta sử dụng máy quang phổ hấp thu nguyên tử
(AAS).
I. Thiết bị dụng cụ và hóa chất:

1. Thiết bị:

– Ống đong

– Pipet, micropipet, đũa khuấy…

– Bình tam giác

– Lọ chứa mẫu

– Giấy lọc

– Đèn cathode rỗng

– Máy đo AAS

1. Hóa chất:

– Chất chuẩn của kim loại nặng

– Nước cất

– Acid HNO3 dd

– Khí C2H2 và không khí nén

I. Tiến hành xác định kim loại nặng

1. Các bước phân tích định lượng

– Chuyển mẫu sang dạng dung dịch

– Chuẩn bị mẫu trắng và dãy dung dịch chuẩn

– Đo độ hấp thu của dãy dung dịch chuẩn

– Đo độ hấp thu của nguyên tố đồng trong dung dịch mẫu

– Tính nồng độ của nguyên tố cần phân tích


1. Pha chuẩn:

– Từ dung dịch chuẩn gốc 10ppm ta pha dãy dung dịch chuẩn tương ứng với
các mức sau:: 4ppm, 2ppm, 1ppm, 0.5ppm vào trong 4 bình định mức.

– Cách pha: pha lần lượt từ nồng độ lớn đến nồng độ nhỏ dựa theo công thức

C1V1=C2V2

– Từ kết quả thực nghiệm trên ta xây dựng đường chuẩn: y = ax + b (x: nồng
độ đồng có trong mẫu)

1. Quy trình phá mẫu (chuẩn bị mẫu)

– Chuẩn bị mẫu không và mẫu nước

– Chuyển mẫu sang dạng dung dịch

– Định mức 100ml vào ống đong. Sau đó chuyển 100ml mẫu vào bình tam
giác

– Cho thêm 2ml HNO3 đậm đặc vào rồi đem đun cho đến khi thể tích mẫu
trong bình tam giác xuống dưới 50ml.

– Để nguội rồi định mức đến 50ml

– Lọc qua giấy lọc vào lọ chứa mẫu để loại bỏ cặn lơ lửng và như vậy lượng
nước đem đi phá là 400 ml. Sau đó tiến hành đo tín hiệu của đồng có trong
mẫu, dựa vào đường chuẩn tính toán được nồng độ của đồng có trong bình
chứa mẫu.

I. Tính toán kết quả:


ĐƯỜNG CHUẨN

0.35
y = 0.0739x + 0.0017
0.3
R2 = 0.9999
0.25
ĐỘ HẤP THU

0.2 Series1
0.15 Linear (Series1)

0.1

0.05

0
0 1 2 3 4 5
NỒNG ĐỘ (ppm)

Mẫu 1.2: độ hấp thu: y = 0.0050 ; y0 = 0.0024

Thế vào phương trình trên ta có : x = 33/739= 0.0447 ppm ; x0 = 0.0095 ppm

Vậy nồng độ đồng trong mẫu là :

C = (X – X0).D.Vđm/Vm

= (0.0447 -0.0095).1.50/100

=0.0176 ppm

D = 1 : độ pha loãng mẫu

BÀI 3: PHÂN TÍCH LINDANE TRONG ĐẤT

1. NGUYÊN LÝ CỦA PHƯƠNG PHÁP


• Lindane trong đất được tách chiết ra khỏi mẫu bằng dung môi
dichloromrthane (CH2Cl2). Sau đó làm sạch mẫu bằng cách cho qua cột
sislicagel với hệ dung môi rửa giải ethyl acetate : hexan =1:1. Định tính
và định lượng Lindane bằng sắc kí khí (GC) với đầu dò EDC.
1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
A. CHIẾT MẪU
• Cân mẫu đất (54,06g) cho vào bình tam giác 250ml, thêm khoảng 10g
Na2SO4 và 100 ml dichlorometane, lắc qua đêm.
• Lọc chân không qua giấy lọc Whatman. Rửa phễu và tráng lại bình tam
giác chứa mẫu bằng 50-70 ml dichloromethane loc lần hai.
Toàn bộ dịch lọc chuyển vào bình cầu rồi cô quay đến cạn.
A. LÀM SẠCH MẪU
• Cân 2.5 g silicagel đã hoạt hóa cho vào cốc thủy tinh, ngâm hexan
15ph. Cột thuỷ tinh để khô, cho vào đáy một lớp bông thủy tinh,
chuyển silicagel vào.
• Chờ cột ổn định, cho khoảng 1cm Na2SO4 khan vào. Sau đó vặn
van trên cột cho dung môi chảy ra ngoài, khi lớp dung môi chạm đến
bề mặt lớp muối thì dừng lại. Không để cột khô trong suốt quá trình
làm sạch.
• Cho 6ml hexan vào bình cầu chứa mẫu đã đuổi dung môi, cho vào
cột thủy tinh , lưu giữ 15 phút, mở van cho dung dịch chảy ra ngoài
đến lớp muối.
• Rửa giải bằng 30ml ethyl acetate: hexan=1:1. Thu phần dịch rửa
giải, đuổi dung môi, định mức lại bằng 2ml hexan, lọc qua đĩa lọc
0.2µm
• Tiến hành phân tích trên máy GC
• Lượng mẫu bơm: 1µl

1. KẾT QUẢ
• Tiến hành pha loãng chuẩn gốc Lindane xuống các nồng độ thấp
hơn: 0.1; 0.2; 0.4; 0.6 (ppm)
300

y = 57.025x 272.45203
250 R2 = 0.8602

200
diện tích (5Hz*s)

150
138.07939

100
83.71585

50
39.27196

0
0.1 0.2 0.4 0.6
nồng độ (ppm )

Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa các nồng độ chuẩn Lindane và diện
tích peak
Dư lượng thuốc BVTV Lindane trong mẫu (2ml):
Cm = (C x V)/m
• Cm: Hàm lượng Lindane tồn dư trong mẫu
• V: Thể tích định mức sau cùng (2 ml)
• M: Khối lượng mẫu phân tích (54.06 g)
• C: Nồng độ Lindane tính trên đường chuẩn
Từ phương trình đường chuẩn y = 57.025 x
Với x :nồng độ chuẩn Lindane

y: diện tích peak chuẩn tương ứng

Suy ra nồng độ C = 358.69162/ 57.025 = 6.29 (ppm)


Vậy hàm lượng Lindane trong 2ml: Cm = ( 6.29 x 2 x 1000)/ 54.06 =
232.7 (ppm)

HIỆU SUẤT THU HỒI LINDANE:


H = (nồng độ Lindane trong 2 ml) / (nồng độ đầu) = 6.29/100 = 0.0629
Vậy hiệu suất thu hồi Lindane là 6.29%

You might also like