You are on page 1of 10

TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ

I. Lý do chọn đề tài:

Bạc hà là một vị thuốc rất phổ thông không chỉ ở nước ta mà còn phổ thông
ở nhiều nước trên thế giới. Nó được dùng trong cả đông y và tây y. cây bạc hà cho
những vị thuốc chủ yếu sau đây:
1. Bạc hà (mentha hay herba menthae) là toàn bộ phận trên mặt đất,
tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây bạc hà.
2. Bạc hà diệp (folium menthae) là lá bạc hà tươi hay phơi hoặc sấy
khô.
3. Tinh dầu bạc hà (olium menthae) là dầu cất từ cây bạc hà
4. Mentol hay bạc hà não (mentol-menthol) là chất đặc, trắng chiết từ
tinh dầu bạc hà ra.

Với tinh dầu bạc hà và mentol, người ta còn chế nhiều dạng thuốc rất phổ
thông khác như dầu cù là hoặc nước cao (dầu con hổ), kẹo ngậm ho bạc hà, rượu
bạc hà, thuốc đánh răng bạc hà…

Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về cây bạc hà cũng như tinh dầu bạc hà là
một việc cần thiết, giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết hơn về thành phần hoạt
chất của tinh dầu bạc hà và tính chất của chúng, nhằm một phần giải thích được
khả năng trị bệnh của bạc hà.

II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÂY BẠC HÀ:

1. Cây Bạc hà có tên khác là Anh sinh, Bà hà, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông
đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo
Cương Mục), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm
Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái,
Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên),

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh,
Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc
thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa),

2. Tên khoa học: Mentha Arvensis Lin.

3. Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae).

4. Mô tả:

Bạc hà là loại cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, hình vuông. Loại thân
ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu
xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn.
Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá
thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều
nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng
lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận
trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào
tháng 7 - 10.

5. Phân loại:

- Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại:

(1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên.

(2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống
lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép
khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành.

- Có hai thứ:

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh nhạt,
hoa trắng mùi nhẹ

b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa


nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùi
thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát.

6. Địa lý phân bố:

Cây bạc hà mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta, mọc hoang
cả ở miền đồng bằng và ở miền núi. Chúng tôi đã phát hiện mọc hoang nhiều ở
Sapa (Lào Cai), Tam đảo (Vĩnh Phúc), Ba VÌ (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La. Cây bạc
hà trước đây chỉ mới được trồng trên qui mô tương đối lớn ở các làng nghĩa trai
(Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội) và rải rác ở nhiều tỉnh khác để lấy lá và cây làm
thuốc. Đã bắt đầu được trồng để cất tinh dầu. năm 1958 tại huyện Gia Lâm (Hà
Nội), vườn trồng bạc hà thí điểm của trường đại học Dược khoa Hà Nội đã được
trang bị nồi cất tinh dầu. Năm 1972, cả nước ta lần đầu tiên đã tự sản xuất được 60
tấn tinh dầu bạc hà và sản xuất được 1 tấn menthol tinh thể.
Tại các nước khác, loài bạc hà này được thấy khai thác ở Trung Quốc (Hắc
Long Giang, Cát Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam, …), Nhật
Bản (nổi tiếng vì tinh dầu chứa nhiều menthol nhất, 80 – 90%). Từ năm 1974, ở
nước ta đã có chủng loại bạc hà Nhật Bản này.

Muốn trồng bạc hà, tốt nhất cần chọn nơi đất sét có nhiều mùn, sau đến loại
đất cát. Đất cần làm cỏ, bón phân kỹ trước, làm luống rộng, trên mỗi luống trồng
2-3 hàng. Có hai mùa trồng bạc hà là mùa xuân và thu. Mùa xuân vào các tháng 2-
3, mùa thu vào các tháng 8-9. Tốt nhất là trồng vào mùa xuân vì cho năng suất cao
nhất. Trồng bằng hạt, bằng mẩu thân hoặc thân ngầm. Có thể trồng bằng hạt
nhưng rất ít áp dụng.

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
Bạc hà là cây trồng lấy tinh dầu, vì vậy cần thu hoạch cây bạc hà vào thời
điểm hàm lượng tinh dầu trong cây đạt cao nhất. Để có được điều đó, cần lưu ý
một số điểm khi thu hoạch bạc hà. Khi lá bạc hà có màu xanh sẫm láng bóng,
cuống lá hơi héo vàng, cây có thể rụng 5 - 7 lá. Thời gian thu hoạch bạc hà là từ
lúc cây bắt đầu ra nụ đến trước khi hoa nở rộ. Đây là lúc bạc hà tích lũy hàm
lượng tinh dầu cao trong thân lá. Có thể kiểm tra cất thử lấy 40 - 60ml tinh dầu của
10kg cành lá tươi, đổ tinh dầu vào trong bình rồi lắc đều, nếu thấy nhiều bọt nổi
lên rồi mất ngay là hàm lượng tinh dầu khá cao, có thể tiến hành thu hoạch. Đối
với những cây đã ngừng sinh trưởng hay những cây bị bệnh mà không còn khả
năng sinh trưởng nữa cũng cần cho thu hoạch ngay. Thời điểm thu hoạch tốt
nhất là lúc trời không mưa, thời tiết tạnh ráo. Thời gian thu hoạch hàng ngày từ 8 -
9 giờ sáng đến 2 - 3 giờ chiều. Chú ý những lá bạc hà rụng xuống đất trong quá
trình thu hoạch là những lá chứa nhiều tinh dầu không nên vứt bỏ. Sau khi thu
hoạch, quét dồn lại, loại bỏ rác rồi đem cất lấy tinh dầu.

Tuỳ theo vùng khí hậu mà thu hái 2- 5 lứa trong năm trồng. Vùng đồng
bằng Bắc bộ thường thu 3 lứa, lứa đầu thu hái vào tháng 6 - 7, lứa thứ 2 vào tháng
8 - 9, lứa thứ 3 tháng 10 - 11. Lứa thứ nhất cho năng suất cao nhất, được 10 - 15
tấn thân lá/ha (tỷ lệ tinh dầu 0,4 - 0,8%), hai lứa sau cho năng suất bằng lứa đầu.

Bạc hà được sau khi thu hái về, rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm,
phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam) hoặc bó lại từng bó, phơi chỗ mát
cho khô hoặc nếu cất tinh dầu thì phải cất ngay hoặc để hơi héo mà cất.

III. Thành phần hóa học:

· Trong Bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene,


Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol,
Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone (Trung Dược Học).

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
· Hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà là tinh dầu Bạc hà. Tỉ lệ tinh dầu trong Bạc
hà thường từ 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu
gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40-50% (Trung quốc) hoặc 70-
90% (Nhật Bản). Menton C10H18O chừng 10-20% trong tinh dầu Bạc hà Trung
quốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

· Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82%
(1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác định được: α-
pinen 0,41%, β-Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%,
Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+)
Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài
Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

· Tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam chứa Sabinen, Myrcen, α-
Pinen, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthol, Isomenthol, Menthyl Acetat,
Neomenthol, Isomenthol, Pulegon (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

IV. Chưng cất tinh dầu bạc hà:

Chưng cất tinh dầu là cách chế biến chính sau khi thu hoạch bạc hà. Tinh
dầu bạc hà bốc hơi nhanh nên có thể áp dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn
bằng hơi nước để lấy tinh dầu. Dụng cụ chưng cất tinh dầu gồm 3 bộ phận: nồi cất,
thùng ngưng (hay thùng làm lạnh) và bình hứng (gần giống với hệ thống cất rượu
dân gian). Trong nồi cất, cành lá bạc hà được bố trí bên trên và không tiếp xúc với
nước bên dưới. Đậy kín nồi cất rồi nâng nhiệt độ nước đến sôi. Từ nồi cất, hơi tinh
dầu bạc hà đi qua ống dẫn vào thùng làm lạnh (là hệ thống ống ruột gà đặt trong
bể nước lạnh), ở đây, tinh dầu bạc hà dạng hơi ngưng thành dịch lỏng, chảy vào
bình hứng, ta thu được tinh dầu bạc hà.

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
Tinh dầu Bạc hà được điều chế theo sơ đồ sau:

Thân + lá Bạc hà (sau thu


hoạch)

Hong ở chỗ râm mát 2-3


ngày cho héo bớt

Chưng cất lôi cuốn hơi


nước

Tinh dầu bạc hà

Khi cất tinh dầu, có một phần hơi nước bốc lên theo hơi tinh dầu bạc hà và
cũng ngưng lại trong thùng ngưng cùng với tinh dầu bạc hà. Vì vậy ở bình hứng,
tinh dầu thu được có lẫn một phần nước. Tinh dầu nhẹ hơn nước (tỉ trọng tinh dầu
là 0,9), nổi lên trên còn nước ở phía dưới, ta dễ dàng tách được tinh dầu ra khỏi
nước.
Ngoài việc chưng cất tinh dầu bạc hà, người ta còn tách chiết lấy chiết xuất
menthol: Tinh dầu bạc hà chứa 50 - 60% menthol. Menthol là sản phẩm có giá trị
cao hơn tinh dầu bạc hà, được sử dụng nhiều trong ngành dược và những ngành
công nghiệp khác như thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo... Từ tinh dầu bạc hà chiết
xuất lấy menthol, ta thu được menthol là sản phẩm có giá trị song vẫn có tinh dầu
bạc hà tốt. Có thể tách menthol trong tinh dầu bạc hà bằng nhiệt độ thấp. Hạ nhiệt

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
độ hỗn hợp tinh dầu bạc hà xuống 10 – 1 độ C, menthol trong tinh dầu bạc hà kết
tinh lại và được rút ra ngoài.
V. Tính chất của các hoạt chất quan trọng trong tinh dầu bạc hà:
Một số hoạt chất quan trọng trong tinh dầu Bạc hà là Menthol (C10H19OH),
menthone (C10H18O) và limonen (C10H16).
1. Menthol:

a. Cấu trúc phân tử - tính chất vật lý:

Menthol là một hợp chất hữu cơ thu được từ bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà
khác. Nó là một chất sáp, chất tinh thể màu trắng, tồn tại ở trạng thái rắn ở nhiệt
độ phòng và dễ thăng hoa ở nhơi ở nhiệt độ cao. Trong tinh dầu bạc hà trong tự
nhiên là (-)-menthol, Có cấu hình tuyệt đối là (1R, 2S, 5R).

Hình dạng cấu trúc của menthol

b. Tính chất hóa học

Menthol có nhiều phản ứng giống như một ancol bình thường. Nó bị ôxi
hóa tạo menthone bởi các tác nhân oxy hóa như axit cromic, mặc dù theo một số
điều kiện quá trình oxy hóa có thể đi xa hơn và phá vỡ vòng mở. Menthol dễ dàng

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
mất nước tạo sản phẩm chủ yếu là 3-menthene, do tác động của acid sulfuric
2%. Phản ứng với PCl5 cho menthyl clorua.

Sơ đồ thể hiện tính chất của menthol

2. Menthone:
Là một dẫn xuất xeton của tecpen. Được điều chế bằng cách oxi hóa
menthol bằng chất oxi hóa mạnh:

Menthone là một xeton vòng, khi tương tác với H2 có xúc tác, menthone dễ
dàng chuyển hóa thành menthol. Trong điều kiện khắc nghiệt, menthone bị oxi
hóa cắt mạch tạo axit.

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ
Menthone là hoạt chất dễ thăng hoa, nên nó chính là chất gây mùi của tinh
dầu bạc hà. Ngoài ra, menthone còn có khả năng gây giãn cơ nên thường dùng làm
ống hít thông mũi.
3. Limonen
Limonen là một tecpen tồn tại ở trạng thái lỏng, có khả năng bốc mùi mạnh.
Có nhiều trong tinh dầu cam. Trong tinh dầu bạc hà, limonen chiếm một tỉ lệ đáng
kể (4,5%).

Trong tự nhiên, limonen tồn tại dạng R-enantiomer. Ở 3000C, nó raxemic


hóa tạo ra đitecpen. Limonene isomerizes đến diene liên hợp là α-terpinene (mà
cũng có thể chuyển đổi dễ dàng sang β-cymene). Các phản ứng ở các vị trí liên kết
đôi xảy ra có chọn lọc.
Sinh tổng hợp
Limonene được hình thành từ pyrophosphate geranyl, thông qua sự đóng
vòng của một neryl carbocation hoặc tương đương của nó như sơ đồ biểu diễn
dưới đây. Bước cuối cùng là sự tách một proton từ cation để hình thành các anken.

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định
TÌM HIỂU VỀ CÂY BẠC HÀ VÀ TINH DẦU BẠC HÀ

Ứng dụng chính của D-limonene là làm nguyên liệu tổng hợp carvone.
Limonene được sử dụng phổ biến trong sản phẩm mỹ phẩm. Là thành phần chính
của mùi cam chanh, D-limonene được sử dụng trong sản xuất thực phẩm và một
số loại thuốc. Nó được thêm vào các sản phẩm như chất tẩy rửa để tạo hương cam
chanh. Limonene ngày càng được sử dụng như một dung môi để làm sạch các vết
bẩn, chẳng hạn như việc loại bỏ dầu từ các bộ phận máy. Vì nó dễ cháy, limonene
cũng đã được coi như là một nhiên liệu sinh học.
VI. Kết luận:
Cây bạc hà và tinh dầu của nó được ứng dụng rất rộng rải trong công
nghiệp dược phẩm cũng như trong dân gian. Thành phần của tinh dầu bạc hà cũng
rất phức tạp, ngày nay người ta cũng dã tim ra được một số hợp chất có trong tinh
dầu bạc hà. Tuy nhiên, thành phần đầy đủ của nó vẫn còn là ẩn số.
Trong phạm vi của một tiểu luận, tôi chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu sơ lượt
về cây bạc hà và tinh dầu bạc hà. Kính mong sự đóng góp của quí thầy cô và các
bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Học viên thực hiện: Nguyễn Trọng Bảo Lớp:CH Hóa hữu cơ-Bình Định

You might also like