You are on page 1of 17

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3

NỘI DUNG.................................................................................................................................................4

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẶP QUAN HỆ TRUNG ẤN............................................................4

1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG GIỮA CON RỒNG TRUNG QUỐC VÀ CON VOI ẤN ĐỘ.........4

2. SO SÁNH THỰC LỰC VÀ TIỀM NĂNG CỦA MỖI BÊN.............................................................5

II - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG CẶP QUAN HỆ TRUNG ẤN.......................................6

1. HỢP TÁC VÀ KIỀM CHẾ XUNG ĐỘT.......................................................................................6

1.1. HỢP TÁC TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, KINH TẾ VÀ KHOA HỌC KỸ
THUẬT.......................................................................................................................................................7

1.2. HỢP TÁC TRONG KHUÔN KHỔ WTO.........................................................................................8

2. BÁ QUYỀN VÀ CHỐNG BÁ QUYỀN..........................................................................................9

2.1. NHỮNG MÂU THUẪN VÀ CHẤN THƯƠNG TRONG LỊCH SỬ................................................9

2.2. VẤN ĐỀ TÂY TẠNG VÀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1962........................................................10

2.3. NHU CẦU HÒA BÌNH HỢP TÁC VÀ CHỐNG BÁ QUYỀN.......................................................12

3. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC..............................................................................................................13

III - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẶP QUAN HỆ NÀY TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY............14

1. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ SẼ ĐEM LẠI THỊNH VƯỢNG CHO
ASEAN......................................................................................................................................................14

2. QUAN HỆ TRUNG ẤN NGÀY NAY............................................................................................15

TỔNG KẾT..............................................................................................................................................16

Phụ lục 1: Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................................17

2
LỜI MỞ ĐẦU
Để mở đầu cho bài khóa luận tôi xin được trích dẫn một ý kiến tại hội thảo
các chuyên gia và học giả với chủ đề: "Quan hệ các nước lớn với ngoại giao Trung
Quốc", ý kiến này mang tính khái quát chung nhất đó là chỉ ra quan hệ giữa các
nước lớn sau chiến tranh lạnh là mối quan hệ kiểu mới, đa dạng và toàn diện hơn
với nhiều đặc điểm khác biệt. Thời kỳ chiến tranh lạnh, vấn đề an ninh quân sự cao
hơn hết. Nay, yếu tố kinh tế vượt trội hẳn lên nhưng chưa phải là áp đảo. Tiếp xúc
và điều hòa là nền tảng của mối quan hệ các nước lớn hiện nay. Cục diện mối quan
hệ quốc tế đang trong giai đoạn hình thành không phải là thế giới đơn cực, nhưng
cũng chưa thể nói là đã định hình thế giới đa cực. Khoảng cách giữa một siêu
cường với đa cường đang thu hẹp, sức mạnh của Mỹ đang giảm tương đối so với
trước đây, số các nước lớn ngày càng một gia tăng, một số nước với lượng lớn
đông dân số sẽ có nhiều lợi thế trở thành những cường quốc ngày càng lớn mạnh
trong thời đại mới. Quan hệ nước lớn ngày nay ít khi là quan hệ song phương mà
thương hay đan chép với nhau và hình thành quan hệ "đa giác" nhiều cạnh, kiềm
chế và ảnh hưởng lẫn nhau. Thời chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn đen
trắng rõ ràng, nên bây giờ thì đậm nhạt, đen xám chồng chéo, phức tạp hơn, đa
dạng hơn rất nhiều1.
Sẽ gọi là thiếu sót vô cùng đáng kể khi nói về quan hệ các nước lớn hiện nay
mà lại không đề cập đến con rồng Trung Quốc và con voi hùng mạnh Ấn Độ. Có
thể nói hiện nay mối quan hệ của Trung Quốc và Ấn Độ là một trong số nhiều hiện
tượng thu hút được đông đảo dư luận, mối quan hệ này cũng như sự phát triển của
hai nước là tâm điểm cho mọi con mắt đang muốn dõi theo.
Sự phát triển mãnh liệt và vai trò ngày càng quan trọng của Trung Quốc và
Ấn Độ sẽ và đã bắt đầu thay đổi cục diện thế giới và tương quan lực lượng giữa
các nước. Với tầm vóc ngang ngửa nhau về bề thế và tiềm năng kinh tế, hai nước
này vừa giống nhau ở một số điểm chung vừa bổ sung cho nhau ở những điểm
khác biệt. Cả hai đều có truyền thống văn hoá lâu đời, cùng có tham vọng trở thành
siêu cường quốc hay đúng hơn, theo họ, là trở lại với vị trí độc tôn ngày trước mà
lịch sử cận đại đã "lấy" mất của họ. Là láng giềng, họ từ lâu có một quan hệ phức
tạp, lúc hoà dịu lúc căng thẳng theo diễn tiến của tinh hình thế giới. Câu hỏi đặt ra
trong bối cảnh thế giới đa cực đang hình thành: “hai ông khổng lồ” này là bạn hay
là đối thủ nhiều hơn, quan hệ giữa họ ngả về hợp tác nhiều hơn hay cạnh tranh là
chính? Với bài khóa luận này tôi rất mong muốn chúng ta sẽ cùng nhau dần dần
khơi mở những nghi vấn trong cặp quan hệ giữa con rồng Trung Quốc và con voi
Ấn Độ hùng mạnh này.

1
"Quan hệ giữa các nước lớn", tài liệu tham khảo số 4 năm 1998, tr.10.

3
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẶP QUAN HỆ TRUNG ẤN

Không phải tự nhiên mà hai ông khổng lồ Trung - Ấn này được chú ý đến
như vậy. Sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng được khẳng
định trên trường quốc tế, và dần dần chiếm thế thượng phong. Hai quốc gia này
còn được gọi với cái tên hoa mỹ hơn là con rồng Trung Quốc và con voi Ấn Độ, đủ
để thấy được tầm vóc và sức mạnh to lớn hiện nay của hai quốc này. Khi đã xa lắm
rồi cái thế giới lưỡng cực của thời chiến tranh lạnh, chia đôi giữa hai khối, tư bản
chủ nghĩa, do Mỹ dẫn đầu, và xã hội chủ nghĩa, dưới sự chỉ huy của Liên Xô. Hay
hình ảnh một thế giới "đơn cực", với một siêu cường quốc duy nhất là Mỹ chế ngự
toàn cầu thì một thế giới mới sẽ được lập nên với sự hùng mạnh của nhiều quốc gia
có tiềm năng và thực lực thực sự, Trung Quốc và Ấn Độ là một điển hỉnh. Cặp
quan hệ này đang ngày càng thể hiện đặc điểm và tính chất lớn mạnh của mình trên
thế giới và là mối đe dọa vị thế độc tôn vô cùng to lớn với Mỹ.

1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG GIỮA CON RỒNG TRUNG QUỐC


VÀ CON VOI ẤN ĐỘ

Để cùng lớn mạnh và phát triển như ngày nay thì không thể không kể đến
những đặc điểm chung của hai quốc gia này. Đây không chỉ là bàn đạp vững chắc
mà còn là cục đá tảng cho mối quan hệ song phương sau này của Trung Quốc và
Ấn Độ.
Điểm chung đầu tiên dễ nhận biết nhất là số dân: Trung Quốc với 1,3 tỉ
người và Ấn Độ với 1,1 tỉ là hai nước đông dân nhất thế giới. Cộng lại, họ chiếm
37% , tức hơn một phần ba, dân số thế giới.
Điểm chung khác, và cũng hay được nhắc đến nhiều nhất, là đà phát triển
vượt bực của hai nước trong những thập niên gần đây, khiến cả hai đi đôi trong
những lo lắng của các nước khác trước viễn tượng bị lấn áp trong cuộc chạy đua
kinh tế toàn cầu. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong suốt thập niên 1995
- 2004, khi mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của thế giới là 3% và Mỹ,
với tỉ lệ cao nhất của các nước phát triển phương Tây, cũng chỉ đạt 3,3%, không
nói đến Nhật (1,2%) và Đức (1,5%), Trung Quốc tăng nhanh gấp ba lần (9,1%) và
Ấn Độ gấp hai lần (6,1%). Song, hơn cả các thành quả hiện nay, cái làm thế giới
đặc biệt e dè là tiềm năng to lớn cho phép hai nước này tiếp tục trên đà ấy để tiến
tới mục tiêu không cần che dấu là thống lĩnh trên nhiều mặt, không những kinh tế
mà cả chính trị, quân sự.

4
Ta không bàn đến nhiều ở đây về những điểm chung tạo nên trở lực hạn chế
sự phát triển của hai quốc gia này như các nhu cầu khổng lồ về nguyên liệu và
năng lượng để tiếp tục phát triển, vấn đề môi trường, và nguy cơ khủng hoảng xã
hội và chính trị do sự phân hoá ngày càng sâu đậm giữa các tầng lớp xã hội và các
địa phương (nông thôn/thành thị) bởi vì đó là những vấn đề toàn cầu mà đa phần
các quốc gia phát triển hiện nay đều phải gặp phải. Cái quan trọng là mỗi bên hiện
nay đều cùng chung với nhau những điểm mạnh để có thể vượt qua được những
khó khăn và tiếp tục có được mối quan hệ và sự phát triển như mong muốn.

2. SO SÁNH THỰC LỰC VÀ TIỀM NĂNG CỦA MỖI BÊN

Trên bình diện kinh tế, con voi Ấn Độ còn bé lắm so với con rồng Trung
Quốc. Lý do chính là Ấn Độ đã chậm 13 năm so với Trung Quốc trong việc mở
cửa và cải cách kinh tế là động cơ cho sự phát triển của hai nước. Ấn Độ chỉ mới
từ bỏ chính sách tự lực tự cường, phát triển sản xuất nội địa để thay thế nhập khẩu,
vào đầu thập niên 1990, khi lâm vào khủng hoảng vì mất đối tác chính là Liên Xô
với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong khi đó, Trung
Quốc đã bắt đầu cải tổ kinh tế từ năm 1978 với chính sách mở cửa của Đặng Tiểu
Bình, và liên tục phát triển mãnh liệt từ lúc đó.
Ấn Độ hiện nay còn thua xa Trung Quốc: ngoài tốc độ tăng trưởng (6%) chỉ
bằng hai phần ba Trung Quốc (9 - 10%), GDP tính theo đầu người của Ấn Độ cũng
chỉ đạt 640 USD so với 1.490 USD của Trung Quốc trong năm 2005. Về mặt
thương mại, Trung Quốc cũng bỏ xa Ấn Độ: Trung Quốc đứng hạng ba trên thế
giới về cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu, trong khi Ấn Độ đứng hạng 17 cho nhập khẩu
và 29 cho xuất khẩu. Về dịch vụ, khoảng cách nhỏ hơn tuy Trung Quốc vẫn phát
triển hơn so với Ấn Độ2. Nhìn rộng hơn, một vài tham số khác cũng cho thấy Ấn
Độ còn thua Trung Quốc nhiều. Theo các chỉ số phát triển con người (Human
Development Index - HDI), dựa trên các số liệu về tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ và đến
trường, cả hai nước thuộc loại trung bình nhưng Trung Quốc (hạng 81) đứng trên
Ấn Độ (hạng 126)3. Theo chỉ số nghèo về con người (Human Poverty Index - HPI)
thì Trung Quốc (hạng 34) cũng trội hơn Ấn Độ (hạng 48). Tuy nói chung Ấn Độ
còn kém Trung Quốc về nhiều mặt, có nhiều dự đoán là Ấn Độ sẽ bắt kịp Trung
Quốc trong chỉ vài chục năm nữa hay sớm hơn, nhờ một số lợi điểm.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn là một chế độ độc tài, đảng trị và đối với bên
ngoài mang hình ảnh bất lợi của một chính quyền chuyên chế và sẳn sàng phá vỡ
các qui tắc, giao ước nếu cảm thấy quyền lợi hoặc quyền lực của mình bị đe doạ.
Còn Ấn Độ là một nước có truyền thống dân chủ, dựa trên nhà nước pháp quyền,
2
Theo thống kê của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) cho các luồng trao đổi hàng hoá năm 2005.
3
Theo báo cáo của tổ chức United Nations Development Programme (UNDP) về phát triển con người (Human
Development Report 2006)

5
và dẫu bộ máy hành pháp còn chậm chạp và khiếm khuyết, đối với các nhà đầu tư
bên ngoài là một khung pháp lý ổn định hơn, một môi trường hoạt động đáng tin
cậy hơn, đặc biệt là về mặt bảo vệ quyền sở hữu của cải và tri thức.
Vấn đề nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng. Chính sách một con khiến
vấn đề tỉ lệ người già trong dân số tăng lên đã đặt ra từ năm 1999, tức là Trung
Quốc sẽ già trước khi giàu, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử. Ngay từ bây
giờ đã có hiện tượng thiếu nhân lực tại vùng châu thổ các sông Trường Giang và
Châu Giang, nơi tập trung những hoạt động kỹ nghệ quan trọng nhất. Số lao động
giảm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, với một nửa dân số dưới 25 tuổi, Ấn Độ có thể tiếp tục dựa vào một lực
lượng lao động trẻ và năng động trong nhiều năm tới.
Mặt khác, cũng vì bắt đầu muộn hơn, Ấn Độ còn có một giới hạn phát triển
dài hơn, trong khi Trung Quốc đã bắt đầu tiến gần đến giai đoạn một nền kinh tế
thành thục. Chính vì Ấn Độ còn một tiềm năng khổng lồ và Trung Quốc đã và tiếp
tục đạt những thành quả khổng lồ nên dư luận hay gắn liền hai nước, vừa nể sợ sự
phát triển mãnh liệt này vừa băn khoăn về sức mạnh và những ý đồ của họ nếu họ
liên kết chặt chẽ với nhau.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG CẶP QUAN HỆ TRUNG ẤN

Như đã nói ở trên, trong xu thế thế giới đa cực hiện nay thì vấn đề các nước
thiết lập quan hệ với nhau là một điều tối cần thiết và bắt buộc nếu muốn tồn tại và
phát triển lớn mạnh. Bởi vì, không một nước nào ngày nay có thể độc lập phát triển
riêng biệt về mọi mặt mà ắt hản là cần phải có sự hợp tác song phương, đa phương
với nhiều nước trên trường thế giới cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Trung
Quốc và Ấn Độ cũng vậy, quan hệ của họ dựa trên ba nền tảng cố hữu: hợp tác và
kiềm chế xung đột, bá quyền và chống bá quyền, đối tác chiến lược.

1. HỢP TÁC VÀ KIỀM CHẾ XUNG ĐỘT

Mọi hoạt động của Trung Quốc và Ấn Độ đều bị chi phối bởi sự xung đột
sau cuộc chiến tranh biên giới 1962, đến nay tuy những mâu thuẫn biên giới vấn
căng thẳng chưa đến hồi kết nhưng hai bên vẫn tích cực kiềm chế những xung đột
và đảm bảo một sự hợp tác cho hòa bình và phát triển cho mai sau.

6
1.1. HỢP TÁC TRÊN NHIỀU LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI,
KINH TẾ VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn, cùng có quá khứ hiển hách, cùng tự
hào là có mấy ngàn năm văn hiến, là hai cái nôi của nhân loại. Hai thí dụ thường
được nêu lên cho mối giao bang của họ từ những thế kỷ xa xưa là sự loan truyền
của đạo Phật từ Ấn Độ sang Trung Hoa và con đường Tơ lụa nổi tiếng. Đây cũng
là những điểm hay được nhắc đến nhất trong các tuyên bố cổ vũ cho sự hợp tác
giữa hai nước. Việc hợp tác đôi bên được nhấn mạnh hơn rằng: "Nếu Ấn Độ và
Trung Quốc cùng làm việc với nhau, thế kỷ 21 sẽ thực sự là thế kỷ của châu Á"4.
Trước đó, ngày 6.7.2006, Trung Quốc và Ấn Độ đã long trọng tổ chức buổi lễ tái
lập giao thông hàng hoá qua đèo Nathu La trên dãy Himalaya, ở biên giới giữa Tây
Tạng và địa phương Sikkim của Ấn Độ. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Yuxi
nói: "Chúng tôi hi vọng việc mở lại con Đường Tơ lụa sẽ cải thiện hơn nữa quan
hệ giữa hai nước"5. Quyết định mở lại cửa khẩu Nathu La do đó không chỉ nằm
trong bối cảnh tăng cường hợp tác hiện nay mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu năng
lượng của hai nước.
Quan hệ kinh tế thương mại Trung - Ấn tất nhiên bị chi phối bởi tình hình
chính trị và ngoại giao lúc lên lúc xuống giữa hai nước. Cho đến thập niên 1990,
các luồng thương mại giữa hai nước rất khiêm tốn, chỉ quanh quẩn 250 triệu USD
một năm. Sau khi Ấn Độ cũng bắt đầu mở cửa và đẩy mạnh các quan hệ kinh tế
với bên ngoài, trao đổi hàng hoá với Trung Quốc bắt đầu tăng nhưng cũng chưa
tương xứng với tầm cỡ của mỗi bên. Chỉ từ năm 2000 trở đi thương mại Ấn -
Trung mới phát triển mạnh, từ khoảng 3 tỉ USD năm 2000 lên đến 20 tỉ năm 2006,
nhanh hơn dự tính của cả hai nước. Nhân chuyến thăm Ấn Độ tháng 4.2005 của
thủ tướng Ôn Gia Bảo, hai nước đã tuyên bố đặt mục tiêu đưa thương mại song
phương lên 20 tỉ USD năm 2008 và 30 tỉ năm 2010.
Trung Quốc và Ấn Độ xích lại gần nhau cũng là vì cả hai nhận ra những lợi
ích của hợp tác và những điểm họ bổ sung nhau. Trên một số mặt, cái mạnh của
anh này là chỗ yếu của anh kia và ngược lại. Kết hợp lại, họ sẽ tăng sức mạnh cho
nhau. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói tại Bangalore: "Nếu Ấn Độ và Trung Quốc hợp
tác trong ngành tin học, chúng ta sẽ dẫn đầu thế giới"6. Để đáp lại, thủ tướng
Manmohan Singh cũng hồ hởi: "Sát cánh với nhau, Ấn Độ và Trung Quốc có thể
thay đổi cục diện thế giới"7. Mỗi bên đều thấy ở bên kia những yếu tố thuận lợi cho

4
Tuyên bố của chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong chuyến đi thăm chính thức Ấn Độ tháng 11.2006 (cao điểm của "Năm
hữu nghị Ấn - Trung 2006")
5
Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Yuxi phát biểu trong buổi lễ tái lập giao thông hàng hoá qua đèo Nathu La trên
dãy Himalaya, ở biên giới giữa Tây Tạng và địa phương Sikkim của Ấn Độ tháng 7.2006.
6
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói tại Bangalore nhân chuyến viếng thăm tháng 4.2005.
7
Thủ tướng Manmohan Singh nói tại Bangalore nhân chuyến viếng thăm tháng 4.2005.

7
cho tham vọng bá chủ thiên hạ của mình, dẫu là trong thâm tâm vẫn còn nghi kỵ và
gườm nhau, chính vì biết rõ ý đồ của nhau.
Hai nền kinh tế Trung - Ấn đặc biệt bổ sung nhau ở những mặt sau đây:
Trung Quốc mạnh về sản xuất hàng hoá và hạ tầng cơ sở, trong khi Ấn Độ rất kém
về hạ tầng cơ sở nhưng lại mạnh về dịch vụ và công nghệ thông tin. Trung Quốc
mạnh về phần cứng (máy móc, linh kiện), Ấn Độ mạnh về phần mềm. Trung Quốc
mạnh hơn trên thị trường sản phẩm, còn Ấn Độ mạnh hơn trên thị trường tài chính.
Nói tóm lại, "phân xưởng của thế giới" liên kết với "văn phòng của thế giới" sẽ là
một khối vừa to vừa nặng, rất đáng ngại đối với các nước khác. Cũng vì thế mà Ấn
Độ và Trung Quốc, nhận rõ lợi ích của hoà hoãn thay vì xung đột, đã tuyên bố
trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Vaipayee tháng 6.2003 là hai nước sẽ hợp
tác với nhau thay vì tranh giành để đến với những nguồn nguyên liệu và năng
lượng cần thiết cho phát triển kinh tế. Gần đây hơn là phát biểu "Thế giới đủ rộng
để đáp ứng những khát vọng phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc" 8. Trong tinh
thần đó, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế, tài chính,
giáo dục, và trao đổi văn hoá, khoa học kỹ thuật. Họ cũng đồng ý cố gắng tích cực
hơn để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới vẫn còn để ngỏ cho tới nay.

1.2. HỢP TÁC TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Con rồng Trung Quốc vẫn mạnh hơn nhiều lần so với con voi Ấn Độ về
thương mại nhưng điều đáng ngạc nhiên là con rồng Trung Quốc lại bị lu mờ so
với con voi Ấn Độ trong khuôn khổ WTO. Nhóm G-4, gồm 4 thành viên quan
trọng nhất của WTO thường họp riêng để giải quyết bế tắc của vòng đàm phán
Doha, qui tụ Mỹ và Liên hiệp châu Âu, Brasil và Ấn Độ, chứ không phải là Trung
Quốc. Bộ trưởng thương mại và kỹ nghệ Kamal Nath của Ấn Độ xuất hiện hàng
ngày trong báo chí chuyên môn, thường xuyên họp báo, tỏ thái độ. Trong khi đó,
tuy hay được nêu như một trong những nước dẫn đầu G-20, ngoài một vài tuyên bố
chung với Ấn Độ, Trung Quốc rất ít khi lên tiếng.
Ấn Độ là một thành viên sáng lập của WTO và Trung Quốc mới chỉ gia
nhập cách đây 6 năm, nhưng đấy không phải là lý do, tuy Trung Quốc vẫn nhún
nhường nói mình là lính mới, còn phải quan sát và học hỏi thêm, để trả lời khi các
tổng Giám Đốc WTO hay các đại diện thương mại Mỹ và Liên Hiệp châu Âu thỉnh
thoảng vẫn kêu gọi Trung Quốc tham gia tích cực hơn, thậm chí đóng vai trò lãnh
đạo trong các cuộc đàm phán, để nhận trách nhiệm tương xứng với vị thế thương
mại của mình.
Tuy các nước bạn với Trung Quốc vẫn chờ đợi là sau khi gia nhập Liên Hiệp
Quốc, Bắc Kinh sẽ tích cực ủng hộ thế giới thứ ba, nhưng trong nhiều năm, Trung
Quốc vẫn tương đối thụ động và chỉ lên tiếng khi thấy quyền lợi của mình bị đụng
8
Thủ tướng Manmohan Singh phát biểu vào 7.2006

8
chạm. Ngược lại, triết lý và lý tưởng là lăng kính qua đó Ấn Độ nhận định vị thế và
vai trò của mình. Ấn Độ cũng muốn, như Trung Quốc, làm bá chủ thế giới hay ít ra
là đàn anh của một số nước, nhưng nhìn đó như một sứ mệnh cao cả. Như thế có
thể hiểu tại sao hai nước lớn nhất châu Á, cùng kiêu ngạo như nhau, dẫu có khác
trong phong cách, cùng nung nấu những khát vọng vượt xa bờ cõi lãnh thổ, cứ
quay cuồng từ mấy chục năm nay trong một mối bang giao phức tạp, lúc bạn lúc
thù. Thế giới đủ rộng để mỗi nước có thể sống nhưng rất nhỏ khi cả con rồng lẫn
con voi đều muốn là mặt trời. Vì thế họ có bắt tay nhau thật đấy, và cũng thành
thật muốn dựa vào nhau để lớn mạnh hơn nữa, nhưng chìa một tay thì vẫn không
quên thủ tay kia để phòng vệ hay tấn công.

2. BÁ QUYỀN VÀ CHỐNG BÁ QUYỀN

Chủ nghĩa bá quyền là quan điểm, chính sách của một nước có ưu thế về
quân sự, chính trị, kinh tế... dùng sức mạnh của mình để khuất phục các dân tộc
hay quốc gia khác bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau (can thiệp vào công
việc nội bộ, gây sức ép, xâm lược...). Một số nước lấy chủ nghĩa bá quyền làm cơ
sở cho chính sách đối ngoại đã tiến hành nhiều cuộc can thiệp hay xâm lược vũ
trang và thực tế đã thực hiện được bá quyền ở một số nước, gây nên tình hình căng
thẳng và một số cuộc chiến tranh hạn chế sau Chiến tranh thế giới II. Chủ nghĩa bá
quyền thể hiện rõ nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn độ trong cuộc chiến
tranh biên giới năm 1962.
Nói về nguồn gốc cũng như bản chất của chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc,
chúng ta không thể không nói tới những nguồn gốc sâu xa có tính lịch sử, nằm
trong văn hóa chính trị truyền thống Trung Quốc qua các đời. Trong đó, truyền
thống độc tài, chuyên chế, và nhất là truyền thống tư tưởng đại dân tộc, coi “Trung
Quốc là trung tâm của thế giới”, muốn thôn tính, khống chế các nước khác. Bên
cạnh đó, giới lãnh đạo Trung Quốc còn kế thừa tư tưởng cho Trung Quốc là trung
tâm, dân tộc Trung Quốc là ưu việt, Trung Quốc phải đứng đầu thiên hạ. Đó là tư
tưởng bành trướng, thôn tính các tộc khác, ít nhất cũng là áp đặt bá quyền tinh thần
lên các tộc khác.

2.1. NHỮNG MÂU THUẪN VÀ CHẤN THƯƠNG TRONG LỊCH SỬ

Trong những thế kỷ trước Trung Quốc và Ấn Độ rất ít quan hệ vì địa lý cản
trở. Khi hai nước giành độc lập và thoát khỏi ách ngoại bang vào cùng thời điểm,
những đường biên giới do các nước thực dân ấn định trở thành đầu mối cho những
xung đột có khi dẫn đến chiến tranh. Bản tuyên ngôn độc lập năm 1947 cũng chia
cắt lãnh thổ Ấn Độ thành hai nước Pakistan và Liên bang Ấn Độ. Một sự phân chia
đẫm máu. Sự chia cắt đất nước và ba cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan tiếp nối
9
nhau để giành giựt vùng Kashmir vẫn là vết thương nhức nhối truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác tại Ấn Độ. Việc Trung Quốc ngay từ đầu và cho đến ngày nay
luôn là đồng minh đắc lực của Pakistan chỉ có thể thêm một cái gai cho quan hệ đã
căng thẳng giữa hai nước. Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng Pakistan để
cảnh báo Ấn Độ, ngay sau khi viếng thăm Ấn Độ tháng 11.2006, chủ tịch Hồ Cẩm
Đào bay sang Pakistan, như để nhắc lại một trong những điểm bất di bất dịch của
đường lối ngoại giao mình. Chính sách "tay đấm tay xoa" này cũng thể hiện qua
việc đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Yuxi , chỉ một tuần trước khi ông Hồ Cẩm
Đào sang, tuyên bố: "Quan điểm của chúng tôi là toàn bộ tiểu bang Arunachal
Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi đòi lại tất cả." Khiến cho bộ trưởng
ngoại giao Ấn Pranab Mukherjee phải đối đáp lại: "Arunachal là một bộ phận của
Ấn Độ".
Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vùng Kashmir cũng không chỉ
vì Pakistan mà còn vì khu vực chiến lược Aksai Chin hai bên trực tiếp tranh giành
nhau. Trung Quốc cũng đòi lại một khu vực rộng khoảng 82.000 km2 ở Đông Bắc
Ấn Độ mạ hiện là tiểu bang Arunachal Pradesh nhưng Trung Quốc thường gọi là
Zangnan (Tạng Nam). Tại hội nghị Simla năm 1913-1914, các đại diện Anh và
Tây Tạng tại hội nghị thông qua đường ranh giới này nhưng Trung Quốc chối từ
ký hiệp định vì khẳng định Tây Tạng thuộc chủ quyền của mình và đường Mac
Mahon vô giá trị. Năm 1950, thấy Trung Quốc sửa soạn chiếm Tây Tạng, Ấn Độ
đơn phương ấn định biên giới theo đường Mac Mahon tuy Trung Quốc phản đối.
Trong hơn 10 năm sau đó, vấn đề lắng dịu nhờ không khí hoà hoãn giữa hai nước,
nhưng bùng lên trở lại với cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung năm 1962. Trung
Quốc kéo quân sang chiếm đa số khu vực này nhưng sau khi tuyên bố chiến thắng,
rút trở lại sau đường Mac Mahon.

2.2. VẤN ĐỀ TÂY TẠNG VÀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1962

Sau khi lên nắm chính quyền, Mao Trạch Đông tuyên bố Tây Tạng thuộc về
Trung Quốc và quyết tâm đặt Tây Tạng dưới quyền kiểm soát hành chính và quân
sự của mình. Đối với Bắc Kinh, sự quan tâm của Ấn Độ đến vùng này là can thiệp
vào nội bộ Trung Quốc. Tuy Ấn Độ thừa kế một số đặc quyền tại Tây Tạng từ thời
còn thuộc về Anh Quốc, thủ tướng Nehru, để trấn an Trung Quốc, khẳng định Ấn
Độ không có tham vọng chính trị hay đất đai gì ở Tây Tạng, và cũng không đòi hỏi
đặc quyền gì ở đó, nhưng mong muốn duy trì các quyền lợi thương mại cố hữu.
Trước thái độ mềm mỏng ấy, Trung Quốc yên tâm tiến hành mưu đồ của mình và
tháng 10.1950 đem 40.000 quân tấn công Tây Tạng cùng lúc ở 6 nơi. Chỉ trong hai
ngày, quân đội Trung Quốc đã giết hơn một nửa quân đội nhỏ nhoi chỉ có 8.000
người của Tây Tạng. Ấn Độ tuy bàng hoàng và phẫn nộ cũng không làm được gì
để ngăn cản bước tiến của Trung Quốc. Chính quyền Tây Tạng cầu cứu đến cộng
10
đồng quốc tế và Liên Hiệp Quốc nhưng rồi cũng bị ép buộc ký với Bắc Kinh, tháng
5.1951, một hiệp định "17 điểm" trong đó Tây Tạng công nhận chủ quyền của
Trung Quốc trên lãnh thổ nhưng được duy trì hệ thống chính trị và xã hội của
mình. Ngày 9.9.1951, 23.000 quân Trung Quốc tiến vào thủ đô Lhassa, mở đầu
cho bi kịch của người dân Tây Tạng, còn kéo dài đến ngày nay. Chưa đầy một năm
sau, Bắc Kinh bắt đầu siết chặt sự kiểm soát, áp đặt những biện pháp xoá bỏ các
truyền thống văn hoá và xã hội của Tây Tạng và tăng cường đàn áp sự kháng cự.
Việc Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng bằng vũ lực cũng là một đòn nặng
đối với bản thân thủ tướng Nehru và thuyết sống chung hoà bình của ông. Tuy bị
chỉ trích trong nội bộ là ngây thơ và yếu hèn, ông Nehru vẫn gắng gượng dĩ hoà vi
quí vì tin rằng Ấn Độ cần phải hoà hảo với Trung Quốc để rảnh tay xây dựng kinh
tế. Sau khi lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh tháng 4.1950, Ấn Độ ký với
Trung Quốc tháng 4.1954 một hiệp định về Tây Tạng và đặt nền tảng cho quan hệ
giữa hai nước, trên cơ sở 5 nguyên tắc sống chung hoà bình. Câu khẩu hiệu quen
thuộc thời đó là "Hindi-Chini bhai-bhai" tức "Ấn Độ và Trung Quốc là anh em".
Nhưng tình huynh đệ này cũng chỉ kéo dài được vài năm trước khi vỡ tan với cuộc
chiến tranh biên giới năm 1962.
Cho đến ngày nay Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn bất đồng ngay cả về
những lý do đưa tới chiến tranh và đổ lỗi cho nhau. Một điều chắc chắn là ở đây có
nhiều yếu tố: tình hình Tây Tạng, vai trò Trung Quốc gán cho Ấn Độ trong cuộc
nổi dậy ở Lhassa và nhất là việc Đức Đà Lai Lạt Ma chạy sang Ấn Độ. Trung
Quốc thể hiện rõ mưu đồ bành trướng của mình, từ tháng 6.1962, các cuộc chạm
súng leo thang thành chiến tranh thực thụ ngày 10.10.1962 khi quân đội Trung
Quốc tràn sang Aksai Chin và Arunachal Pradesh, đánh bại các đội phòng vệ và
tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ. Chiến tranh chính thức chấm dứt khi Trung Quốc trả
tù binh rồi rút về phía bên kia đường Mac Mahon. Một lý do tại sao Trung Quốc
không "thừa thắng xông lên" mà tỏ ra rộng lượng biết điều là vì cùng lúc ấy, thế
giới đang rúng động về vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, khiến cuộc chiến tranh Ấn
- Trung bị các nước Tây phương xem như một hành động gây hấn khác của khối
Cộng sản. Tuy thắng thế dễ dàng nhưng Trung Quốc khôn ngoan hiểu là nên dừng
lại ở đó và nhanh chóng giải quyết tranh chấp.
Cuộc chiến tranh biên giới đánh dấu một sự chuyển hướng triệt để trong
đường lối ngoại giao và quân sự của Ấn Độ. Ông Nehru bị chỉ trích nặng nề là đã
không đo lường được tình thế, chính sách hoà hảo với Trung Quốc và các lý thuyết
sống chung hoà bình trên cơ sở bất bạo lực do ông đề xướng bị thực tế phủ nhận
phũ phàng, và giấc mơ của ông xây dựng một trục Ấn Độ - Trung Quốc cùng nhau
chế ngự châu Á tan như bong bóng. Ấn Độ rút ra cho mình bài học là phải xây
dựng sức mạnh quân sự và tự bảo vệ nếu muốn có chỗ đứng trên thế giới, quay
sang Liên Xô và bắt đầu ra sức trang bị vũ khí. Trung Quốc và Ấn Độ bước vào
một thời kỳ lạnh nhạt và đối nghịch kéo dài cho đến cuối thập niên 1980.
11
Nhiều nhà phân tích, kể cả người Ấn, nhận xét: "Trung Quốc là nỗi ám ảnh
của Ấn Độ". Cũng vì mong muốn xác định cương vị của mình trên thế giới nên Ấn
Độ đòi hỏi tham gia Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc với tư cách thành viên
thường trực. Tuy Trung Quốc tuyên bố chính thức ủng hộ nguyện vọng này nhưng
cho tới nay hồ sơ của Ấn Độ bị gắn liền với yêu cầu cùng mục đích của Nhật, mà
Trung Quốc thì nhất định không cho Nhật tăng cường vai trò của mình, khiến Ấn
Độ rất sốt ruột và bất bình. Do đó không ngạc nhiên khi thấy đối với Ấn Độ, Trung
Quốc là một sự nhức đầu kinh niên. Ngay cả việc chọn thái độ, cách đối xử với
Trung Quốc cũng là một đề tài tranh cãi trong nội bộ Ấn Độ.

2.3. NHU CẦU HÒA BÌNH HỢP TÁC VÀ CHỐNG BÁ QUYỀN

Cần phải khẳng định ngay rằng, xu hướng trở thành bá quyền không phải là
tham vọng của riêng Trung Quốc. Nó là ham muốn của bất kỳ một nước nào có vai
trò nhất định khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Từ năm 1933, nhà nghiên cứu
chính trị quốc tế Frederick Schuman đã viết rằng: do không có một cơ quan quyền
lực trung ương đứng trên lập ra và thực thi các quy tắc ứng xử trên toàn cầu, nên
mỗi quốc gia đều đơn độc, dễ bị tổn thương và do đó buộc phải ích kỷ. Nước nào
cũng phải tự cứu lấy mình. Điều này luôn đúng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, bởi
vì nếu một quốc gia bị thua thiệt trước mắt thì rất có thể họ sẽ không tồn tại được
lâu dài. Cách tốt nhất để tự cứu là phải trở nên hùng mạnh hơn các nước khác trên
nhiều phương diện, không chỉ là quân sự hay kinh tế. Kịch bản lý tưởng là trở
thành bá quyền trong hệ thống, nếu không đạt tới phạm vi toàn cầu thì cũng phải là
khu vực.
Ngày nay khi nhu cầu hòa bình hợp tác thì các nước lại liên kết với nhau để
chống bá quyền khu vực vì một nền hòa bình ổn định và phát triển hơn. Điểm cốt
yếu là, để chống lại bá quyền, các nước đối tượng của bá quyền không còn cách
nào khác là phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, thúc đẩy sự
thịnh vượng về kinh tế. Nước càng yếu thế về kinh tế - quân sự, thì càng phải phát
triển sức mạnh ngoại giao và sự liên kết với các nước khác. Điều tối kỵ là một
quốc gia vừa nhỏ yếu vừa bị cô lập trên thế giới và trong các mối quan hệ bang
giao.
Cuối cùng, theo các học giả về quan hệ quốc tế, một điều mà những quốc gia
"nạn nhân" cần đặc biệt lưu ý, là không có sự mặc cả giữa bá quyền và đối tượng
của bá quyền. Nói cách khác, tham vọng bá quyền của một nước lớn sẽ không bao
giờ dừng lại, chính bởi cái nguyên tắc "tự cứu" mà Frederick Schuman đưa ra.
Nước nhỏ không thể thỏa thuận với nước lớn rằng sự bành trướng của nước lớn sẽ
chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó để không ảnh hưởng tới nước nhỏ. Bá quyền
luôn không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể

12
thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần, một phần
hoặc toàn thể, của những kẻ bị bá quyền.

3. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Trung Quốc và Ấn Độ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2005
và mối quan hệ đó ngày càng được nâng cao lên một vị thế mới. Hai nước vẫn thể
hiện đúng với bản chất của quan hệ đối tác chiến lược về tính ổn định và tính đối
tác.
Quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Ấn Độ tất nhiên không thể tách
rời khỏi bối cảnh tình hình chung của thế giới và những quan hệ của mỗi bên với
những nước khác. Sự cạnh tranh giữa họ không chỉ thể hiện trong mối bang giao
trực tiếp mà còn tiềm tàng hay rõ nét trong các quan hệ khác, song phương hoặc đa
phương, của mỗi nước, biến thành quan hệ tay ba: các quan hệ Mỹ - Trung, Nhật -
Trung, Nga - Trung, chẳng hạn, đều có yếu tố Ấn Độ lấp ló đâu đó và ngược lại
trong các quan hệ Mỹ - Ấn, Nhật - Ấn, Việt - Ấn…, yếu tố Trung Quốc cũng
không xa. Các quan hệ Mỹ - Trung - Ấn, Nga - Trung - Ấn, Nhật - Trung - Ấn. Ở
đây, chỉ có thể nêu lên một vài điểm về ba địa bàn chính: vùng Nam Á và Đông
Nam Á, là hai sân chơi truyền thống của Trung Quốc và Ấn Độ, và hai "trận địa"
mới: miền Trung Á và châu Phi.
Hai điểm đáng được nêu lên trong bối cảnh chung các quan hệ tay ba của
Trung Quốc và Ấn Độ: thứ nhất, ngay cả những lúc sát gần với Mỹ, Nga, Nhật hay
nước khác nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ cũng từ chối để
nước ấy dùng mình như con bài chống lại Trung Quốc. Thứ nhì, Ấn Độ cũng như
Trung Quốc đều muốn lấn sân chơi của nhau, và nếu mỗi bên tranh thủ được các
"chư hầu" của bên kia thì chính vì cả hai đều bị chư hầu của mình cảm nhận như
một thế lực đe doạ, cần phải có đối trọng.
Ngày nay, cả hai nước đều nhận thức sâu sắc vị trí đang thay đổi của chính
họ trong trật tự quyền lực toàn cầu. Lòng tin của cả hai chính phủ đã bắt đầu mang
tới một cam kết mới, hứa hẹn vượt qua sự chú trọng truyền thống vào những vấn
đề song phương gây tranh cãi. Mặc dù phần lớn thế giới đã trở nên sôi động nhờ sự
trỗi dậy của Trung Quốc, sự nổi lên của Ấn Độ cũng như tác động tiềm ẩn của hai
nước đối với thế giới, từ vấn đề nóng lên toàn cầu cho tới sự cân bằng quyền lực ở
châu Á, Bắc Kinh và New Delhi đã phải hứng chịu gánh nặng từ khuôn khổ hợp
tác song phương hẹp trong một thời gian dài.
Chắc chắn, ý tưởng "Trung - Ấn" (Chindia) đang làm náo động thế giới,
được đề xuất cách đây vài năm ở New Delhi. Về phần mình, trong những năm gần
đây, Trung Quốc nhiều lần tái khẳng định mong muốn xây dựng tình hữu nghị
chân thành với Ấn Độ. Bất chấp nguyện vọng về mối quan hệ đối tác chiến lược,
sự nghi ngờ lẫn nhau về Tây Tạng, một tranh chấp lãnh thổ khó giải quyết và sự
13
khác biệt quan điểm về Pakistan nằm trong số những vấn đề đang hạn chế phạm vi
quan hệ Trung - Ấn trong quá khứ. Chỉ cho tới hiện tại, với sự thừa nhận miễn
cưỡng về sự trỗi dậy của mỗi bên, Trung Quốc và Ấn Độ mới bắt đầu khảo sát
chương trình nghị sự mở rộng hơn về hợp tác trong khu vực và quốc tế. Cho tới
gần đây, Trung Quốc từng coi Ấn Độ chỉ đơn thuần là một cường quốc trong khu
vực, trong phạm vi một tiểu lục địa. Tồi tệ hơn, giới cầm quyền Trung Quốc còn bị
thuyết phục rằng Ấn Độ, với sự hỗn loạn trong nước, sẽ không bao giờ đi đến
thống nhất về hành động.

III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẶP QUAN HỆ NÀY TRONG THỜI
ĐẠI NGÀY NAY

3.1. TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ SẼ


ĐEM LẠI THỊNH VƯỢNG CHO ASEAN

Trong thế kỷ hội nhập, sự thịnh vượng của Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) sẽ không chỉ nhờ nội lực mà sẽ có sự góp phần của hoạt động
cung cấp hàng hoá cho Trung Quốc và Ấn Độ và hấp dẫn đầu tư từ hai quốc gia
này, thay vì cạnh tranh với những cường quốc kinh tế phương Tây. Các chuyên gia
kinh tế dự báo Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào
2025, trong khi Ấn Độ có thể sẽ vượt kinh tế Mỹ vào giữa thế kỷ này. Vậy phối
hợp với hai nền kinh tế này chắc chắn cũng sẽ đem lại lợi nhuận cho toàn khối
ASEAN.
Trung Quốc và Ấn Độ đã nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự
trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh tới Bắc Kinh. Thủ tướng Singh và người đồng cấp Trung Quốc
Ôn Gia Bảo hôm nay (15/1) đã ký một thỏa thuận mở rộng quan hệ thương mại
song phương trị giá 60 tỷ USD vào năm 2010. Lãnh đạo Ấn Độ tuyên bố, thỏa
thuận ký kết là “cột mốc quan trọng trong tiến trình quan hệ hai nước "Nó không
chỉ phản ánh nhận thức chung của hai bên mà còn thể hiện mong muốn hợp tác
chặt chẽ hơn nữa giữa hai bên trong tương lai”9.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế
giới, thương mại song phương hai nước đã tăng lên nhanh chóng trong những năm
gần đây, đạt hơn 30 tỷ USD năm 2007. Thủ tướng Singh đã kêu gọi Trung Quốc
mở rộng thị trường cho hàng hóa Ấn Độ nhằm giảm mức thâm hụt thương mại.
Đồng thời, ông cho biết Ấn Độ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước này tích cực
theo đuổi những cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, hai nhà
lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác hơn nữa trong quân sự, khôi phục những nỗ lực giải
9
ông Singh phát biểu trước báo giới trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh tới Bắc Kinh

14
quyết vấn đề biên giới. “Hai bên đã tái khẳng định cam kết chung về duy trì hòa
bình ở khu vực biên giới,” Thủ tướng Ấn Độ cho biết. Lãnh đạo hai nước còn nhất
trí hợp tác hơn nữa trong những cuộc tập trận chung. Hồi tháng 12 năm ngoái, hai
nước đã tiến hành tập trận chung lần đầu tiên trong lịch sử nhằm xây dựng lòng tin
và sự hiểu biết lẫn nhau. Tất cả vì một ASEAN ổn định trong hòa bình và thịnh
vượng

3.2. QUAN HỆ TRUNG ẤN NGÀY NAY

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu rõ: “Trung Quốc coi quan hệ với Ấn Độ là một
trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất”10. Đồng thời khẳng định
Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đẩy mạnh sự tin tưởng lẫn
nhau và mở rộng hợp tác với New Delhi. Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường ảnh
hưởng đối với các vấn đề toàn cầu trong thời gian qua, chia sẻ quan điểm đối với
các vấn đề hai bên cùng quan tâm. New Delhi và Bắc Kinh cũng hợp tác chặt chẽ,
bảo vệ lợi ích của mình cũng như lợi ích hợp pháp của các nước đang phát triển
trong các vấn đề như bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu, an ninh năng lượng và
lương thực.
Là hai nước đang trỗi dậy mạnh mẽ, cả Trung Quốc và Ấn Độ đã hợp tác
hiệu quả trong các cơ chế của nhóm ba nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, cơ chế
BRIC gồm 4 nước đang nổi lên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhóm 5
nước đang phát triển lớn nhất. Hơn nữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng tham gia tích
cực cùng các nước đang phát triển hàng đầu khác trong khuôn khổ nhóm G-8+5 và
nhóm G-20 với nỗ lực nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các nước đang phát triển và
làm tăng vị thế của nhóm các nước này trên trường quốc tế. Chính vì vậy, việc Bắc
Kinh và New Delhi tăng cường hợp tác không chỉ phục vụ lợi ích của 2,4 tỷ người
dân hai nước mà còn phục vụ lợi ích của cả châu Á cũng như trên phạm vi toàn
cầu. “Trung Quốc có thể đẩy mạnh quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị với Ấn
Độ”11. Về phần mình, Thủ tướng Manmohan Singh cho biết, Ấn Độ sẽ xem quan
hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và tăng cường hợp tác hai nước trên nhiều
lĩnh vực. Theo nhận định của giới phân tích, tuy quan hệ hai nước đã được cải
thiện trong những năm qua nhưng giữa New Delhi và Bắc Kinh vẫn tồn tại những
bất đồng chưa giải quyết được. Giáo sư Gan-gu-ly của Đại học Indiana cho rằng,
hai nước phải minh bạch hơn nữa chương trình hiện đại hoá quân sự để tránh các
cuộc xung đột có thể xảy ra. Các chuyên gia quân sự nhận định, cả trung Quốc và
Ấn Độ đã và đang tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội và đẩy mạnh

10
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Ấn Độ
(1/4/1950-1/4/2010)
11
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói trong cuộc gặp với Thủ tướng Man-mô-han Xinh ở thành phố U-ran, Nga
bên lề Hội nghị nhóm BRIC ngày 15.6.2009.

15
cạnh tranh trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng, tài nguyên để đáp ứng nhu
cầu phát triển nền kinh tế đang ''khát năng lượng'' của họ.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Quốc khiến Mỹ vô cùng lo ngại,
bởi hai nước này có thể đe doạ tới vị thế và lợi ích của Mỹ không chỉ ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương mà cả trên phạm vi toàn cầu. Mỹ không muốn nước nào
trội hơn hẳn để giành quyền kiểm soát châu Á, do đó Washington vừa hợp tác với
New Delhi trong khi vừa đẩy mạnh quan hệ với Bắc Kinh, thông qua New Delhi để
kiềm chế Bắc Kinh và ngược lại. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Oa-sinh-tơn
phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng con bài “cân bằng và kiềm chế'' bởi sức mạnh
và ảnh hưởng của Bắc Kinh và New Delhi đang ngày một lớn không chỉ trong khu
vực mà cả trên phạm vi toàn cầu.

TỔNG KẾT
Tuy Trung quốc và Ấn Độ đang ở trong một chu kỳ giao hảo và hợp tác
nhiều hơn là đối đầu, nhưng qua phân tích ở trên, có thể nghĩ rằng sự tranh đua
giữa hai nước là điều tất yếu, thậm chí thuộc về bản chất của quan hệ giữa họ. Tuy
họ nhận thức rất rõ tại sao họ nên chung sức, ở đâu và thế nào, để lớn mạnh hơn
nữa, song tham vọng của mỗi bên, di sản phức tạp và nặng nề của quá khứ, và cả
những yếu tố tâm lý, mặc cảm tự tôn của bên này và tự ti của bên kia, khiến cho
quan hệ của họ vẫn bị vẩn đục bởi tính toán và ngờ vực. Một điều chắc chắn là
diễn tiến của quan hệ này, tất nhiên với sự tác động của các mối quan hệ với và
giữa các nước khác, sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện châu Á và phần nào
của cả thế giới.
Với yêu cầu tìm hiểu về đặc điểm quan hệ giữa hai siêu cường Trung Quốc
và Ấn Độ, tôi đã tìm hiều cũng như tham khảo nhiều tài liệu về mối quan hệ này,
cũng như những điểm tương đồng hay khác biệt giữa đôi rồng voi to lớn của thế
giới hiện nay hay những đặc điểm đáng lưu ý của sự hợp tác, đối đầu giữa hai
bên… Với sự phong phú về tài liệu cũng như đề tài rộng lớn, bài khóa luận nhỏ
này khó mà bao trùm và đáp ứng được tối đa sự hiếu kỳ cũng như sự kỳ vọng mà
cần sự đóng góp và bổ sung rất nhiều để nó ngày một hoàn thiện và hấp dẫn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


16
1. "Quan hệ giữa các nước lớn", tài liệu tham khảo số 4, năm 1998.

2. "Trung Quốc những chiến lược lớn", người dịch: Trần Khang, Bùi Xuân
Tuấn, NXB thông tấn xã, Hà Nội 2003.

3. "12 mối quan hệ lớn - con đường cất cánh của Trung Quốc", Kiệt Minh,
Trương Tây Ninh, Trương Thao, Khúc Khắc Mẫn (đồng chủ biên), NXB Chính trị
quốc gia.

4. "Trung Quốc trên bàn cân", Tủ sách "Quốc thị luận hành", Nghê Kiện
Trung, NXB Chính trị quốc gia.

5. "Chuyện của Rồng", Quyền Diện Xích, NXB Chính trị quốc gia.

6. "Trung Quốc tình hình cơ bản", Tạp chí thông tin lý luận.

7. “Những sự kiện quan trọng của nước CHND Trung Hoa”, Khuất Thạch
(Chủ biên), Vương Thông, Tống Nguyên Liệu, biên dịch: Đoàn Mạnh Thế NXB
Thanh Hóa.

8. “Nghiên cứu so sánh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ”,
Phạm Thái Quốc (Chủ biên), Viện KHXH Việt Nam và viện kinh tế và chính trị
thế giới.

9. “Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI”, người dịch: Đại tá Minh
Giang, NXB Văn Hóa - Thông Tin.

10. “Đại dự đoán Trung Quốc thế kỷ XXI”, chủ biên: Phùng Lân, người
dịch: Nguyễn Văn Mậu, NXB Văn hóa thông tin 1999.

11. “Cục diện thế giới đến năm 2020”, Phạm Bình Minh, NXB Chính trị
quốc gia 2010.

12. http://www1.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2010-01-14-voa13-
82747612.html

13. http://vietbao.vn/The-gioi/Quan-he-Trung-An-Nui-cao-kho-
vuot/20637878/161/

17
14. http://www.langson.vn/langsonqt/?q=node/265

15. http://www.laocai.gov.vn/NHDLTNTQ/content/1010005.htm

16. http://dinhtanluc.wordpress.com/224/

17. http://www.tuanvietnam.net/chu-nghia-ba-quyen-va-cach-ung-xu-cua-
nuoc-nho

18. http://danluan.org/taxonomy/term/579

19. Bộ ngoại giao Việt Nam, "Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Ấn Độ lên
tầm cao mới", 12.7.2007, http://www.mofa.gov.vn

20. Gnesotto, Nicole and Grevi, Giovanni (eds), "The New Global Puzzle,
What World for the EU in 2025?", Institute for Security (ISS), www.iss.europa.eu,
Paris 2006.

21. Batabyal,Anindya, "Balancing China in Asia: A Realist Assessment of


India's Look East Strategy", China Report, 2006.

22. Hong, Zhao, "India and China: Rivals or Partners in Southeast Asia?"
Contemporary South East Asia, vol. 29, No 1, 2007.

23. Guihong, Zhang, "Sino-Indian Security Relations: Bilateral Issues,


External Factors and Regional Implications", South Asian Survey, 2005.

24. Mwega, Francis M., "China, India and Africa: Prospects and
Challenges", paper presented at the AERC-AFDB International Conference on
Accelerating Africa’s Development Five Years into the Twenty-First Century,
November 22-24, 2006, Tunis, Tunisia.

18

You might also like