You are on page 1of 45

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Minh Hiếu

Nguyễn Thị Hằng


Lê Thị Hạnh Ngân
Nhóm 7 Bài tập hoá học

MỤC LỤC
I) Vấn đề 1: SỰ ĐIỆN LI……………………………………….3
1) Dạng 1: Sử dụng định nghĩa và giải thích hiện tượng về sự điện li.3
2) Dạng 2: Viết phương trình điện li ……………………………….6
3) Dạng 3: Nhận biết các chất và ion là bazơ hay acid, lưỡng tính …9
4) Dạng 4: Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch có liên
quan đến độ điện li (α) của các chất điện li .......................................10

II) Vấn đề 2: AXIT – BAZƠ – PH CỦA DUNG DỊCH….15


1) Dạng 1: Xác định chất đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay
trung tính theo quan niệm mới ( Bronsted)………………………15
2) Dạng 2: Tính nồng độ mol/l của ion H+, OH-, pH và thể tích của
dung dịch axit hay dung dịch bazơ………………………………19

3) Dạng 3: Tính toán dựa vào phản ứng axit – bazơ giữa dung dịch
bazơ với oxit hay axit của đa axit………………………………...25
4)Dạng 4: Một số bài toán về chất lưỡng tính ……………………27

III) VẤN ĐỀ 3: MUỐI – PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION…31

1) Dạng 1:Từ các ion cho trước xác định các dung dịch được hình
thành từ các ion đó…………………………………………………31
2) Dạng 2: Xác định môi trường của dung dịch muối……………..31

3) Dạng 3: Phản ưng trao đổi iôn…………………………………35

4) Dạng 4 : Nhận biết ion dựa vào phản ứng trao đổi………………39

2
Nhóm 7 Bài tập hoá học

I) Vấn đề 1: VỀ SỰ ĐIỆN LI
1) Dạng 1: Sử dụng định nghĩa và giải thích hiện tượng về sự điện li
Phương pháp giải:
Giải thích hiện tượng về sự điện li cần lưu ý:
 Nước là dung môi phân cực, có khả năng hòa tan những hợp chất
ion và hợp chất có phân tử phân cực. trong dung dịch nước, mọi ion
đều có khả năng kết hợp với một số phân tử nước, tạo ra các hidrat.
 Bản chất của dòng điện trong dung dịch là do sự chuyển động có
định hướng của các ion (di chuyển tự do trong dung dịch muối, bazo
và axit tan trong nước)
Bài tập vận dụng
Bài 1: Trong số các hợp chất sau, chất nào là chất điện li? Chất không
điện li? Giải thích? KMnO4, NaHCO3, KNO3,Ba(OH)2, H2SO3,
C3H5(OH)3, CuO,Na2O, KNO3, C6H12O6 (glucozo)
Hướng dẫn giải
- Những chất: KMnO4, NaHCO3, KNO3,Ba(OH)2, H2SO3 thuộc loại
axit, bazo, muối tan, trong dung dịch có chứa các ion dương và ion âm
di chuyển tự do, do đó dung dịch mỗi chất đều dẫn được điện. Bởi
vậy, chúng đều là chất điện li.
- Những chất C3H5(OH)3, C6H12O6 tuy tan trong nước nhưng dung
dịch của chúng chỉ chứa các phân tử trung hòa nên không dẫn điện
được → chúng là những chất không điện li.
- Hai chất: CuO không tan trong nước; Na2O khi tan vào nước có phản
ứng với nước( Na2O + H2O = 2 NaOH), dung dịch tạo thành là dung
dịch NaOH chứ không phải là dung dịch oxit Na2O. vậy CuO và Na2O
không phải là chất điện li.
Bài tập tự luyện
Bài 1.1: Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li? H2S,
SO2, Cl2, H2SO3, NaHCO3, CH4, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO
Bài 2: Hãy giải thích tại sao:

3
Nhóm 7 Bài tập hoá học

NaCl tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn điện được
NaCl ở thể lỏng (nóng chảy) dẫn điện được
Hướng dẫn giải:
Khi NaCl tan trong nước, những ion của tinh thể muối bị hút
mạnh bởi các phân tử H2O phân cực: ion Na+ bị hút bởi đầu âm của
phân tử H2O, ion Cl- bị hút bởi đầu dương của phân tử H2O. Kết quả
các ion Na+ và Cl+ tách khỏi tinh thể, kết hợp với một số phân tử
nước rồi phân tán vào dung dịch:
NaCl + (a+b) H2O → Na+. aH2O + Cl-. bH2O
Hay: NaCl = Na+ + Cl-
Trong dung dịch NaCl có chứa các ion Na+ và Cl- di chuyển tự do,
do đó dung dịch dẫn điện được
Khi NaCl ở thể lỏng (nóng chảy), do tác dụng của nhiệt, các ion
Na+ và Cl- dao động mạnh, mạng tinh thể muối bị phá vỡ, các ion Na+
và Cl- có thể di chuyển tự do, do đó NaCl ở thể lỏng (nóng chảy) dẫn
điện được.
Thể tích dung dịch sau khi trộn ( giả sử sự hao hụt thể tích không
đáng kể) là 80 + 35 = 115ml = 0,115l
Nồng độ mol/l của dung dịch sau khi trộn (D):
[KHSO4] = 0,02 / 0,115 = 0,1739M
[K2SO4] = 0,008 / 0,115 =0,06956M
Vì coi như α = 1 theo các phương trình điện li ta có:
KHSO4 → K+ + HSO4-
(mol)0,1739 0,1739 0,1739
K2SO4 → 2K+ + SO42-
(mol)0,06956 0,13912 0,06956
Vậy, nồng độ mol/l của các ion trong dd sau khi trộn (D)
[K+] = 0,1739 + 0,13912 = 0,31302M
[HSO4-] = 0,1739M
[SO42-] = 0,06956M
Phản ứng trung hòa muối acid

4
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Ba(OH)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2H2O


Mol Ba(OH)2 = 1/2 KHSO4= 0,02/2 = 0,01 mol
Vậy thể tích dd Ba(OH)2 1,2M cần dùng để trung hòa dd D là
0,01 / 1,2 = 0,00833(lit) = 8,33ml
Bài tập tự luyện:
Bài 2.1: tính nồng độ mol/l của các ion trong mỗi dd sau:
a) Dd K2SO4 0,042M
b) Dd Fe(NO3)30,064M
c) DD HNO3 10% (D = 1,054G/ML)
d) DD Al2(SO4)3 0,0035M
e) DD CH3COOH 0,0035M (α = 0,8)
Bài 2.2: Tính thể tích dd HCl 0,5M có chứa số mol H + có trong 0,3lit
dung dịch H2SO4 0,2M.
Bài 2.3: Biết nồng độ mol/l của ion H+ trong dd acid CH3COOH 0,1M
là 0,0013mol/l. tính độ điện li α.
Bài 2.4:Hòa tan 3g acid CH3COOH vào nước được 250ml dd A. tính
nồng độ mol/l của các ion trong dd A. biết độ điện li α=0,8%.
Bài 2.5:Hòa tan hoàn toàn 50g tinh thể CuSO4.5H2O vào nước được
200ml dung dịch A. tính nồng độ mol/l của các ion trong dd A.
Bài 2.6:Phải hòa tan muối nào trong nướcđể được dd trong từng
trường hợp sau:
Dd A chứa : 0,04mol Al3+,0,07mol SO42-, 0,01 Mg2+.
Dung dịch B chứa: 0.03mol Ca2+,0,06mol Al3+, 0,06mol NO3-,
0,09mol SO42-.
Bài 2.7:Trong một thể tích dung dịch của 1 acid yếu và 1 nấc có 2.10 6
phân tử acid, 4.103ion H+, 4.103 anion gốc acid.tính độ điện li của acid
đó.
Bài 2.8: Tính tổng số hạt (phân tử và ion) của acid HCOOH có trong
10ml dung dịch acid 0,2M. nếu biết độ điện li α của acid trong dung
dịch là 2%.
Bài 2.9: Đổ 2ml acid HNO3 72% (d= 1,43g/ml ) vào 2lit nước. tính
nồng độ ion H+của dung dịch thu được.

5
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Bài 2.10: cho 60ml dung dịch NaOH 8% (D = 1,109g/ml) vào 50ml
dd HCl 10% (D = 1,047g/ml).
a. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được.
b. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dich thu được( giả sử sự
pha trộn thể tích hao hụt không đáng kể).

Bài 3: Vì sao khi hòa tan khí HCl vào nước thu được dung dịch điện
li, nhưng khi hòa tan khí HCl vào bezen lại thu được dung dịch không
điện li?
Hướng dẫn giải
- Khi hòa tan khí HCl vào nước, do nước là chất lỏng phân cực mạnh
nên gây ra sự điện li HCl (cũng là phân tử phân cực).
- Khi hòa tan khí HCl vào benzen, do benzen là chất lỏng không phân
cực nên không gây ra sự điện li HCl.
Bài tập tự luyện
Bài 3.1: Các dung dịch axit, bazo, muối dẫn điện được là do nguyên
nhân gì?
Bài 4: Làm thế nào để biết được một chất A khi tan vào nước có điện
li hay không?
Hướng dẫn giải
Một chất A khi hòa tan vào nước, nếu là chất điện li thì dung dịch
trong nước của nó sẽ dẫn điện được.

2) Dạng 2: Viết phương trình điện li:


Để viết phương trình điện
• Trước hết phải xác định chất tan là chất điện li mạnh hay yếu

 Bằng cách dựa vào bảng tính tan


1. Chất điện li manh:acid mạnh,bazơ tan, muối tan
2. Chất điện li yếu:acid yếu,bazơ không tan,muối không tan hoặc ít
tan
 Giá trị độ điện li (α):

6
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Giá trị (α ):
 0 < α < 0,03 : chất điện li yếu

 0,03 < α < 0,3:chất điện li trung bình

 0,3 ≤ α ≤ 1:chất điện li mạnh.

• Sau đó viết phương trình điện li cho chất điện li.


Với chất điện li mạnh,dùng dấu (=) hoặc (→).
Với chất điện li yếu, dùng dấu (↔).
Lưu ý :
 Trong phương trình điện li các chất, về số trị, tổng điện tích của
cation phải bằng tổng điện tích của anion và gốc acid phải bảo toàn.
 Trong phương trình điện li cua các ion thì phải bảo toàn điện tích
trước và sau điện li
 Các oxit không là chất điện li (dù tan được).

 Sự điện li có thể xảy ra nhiều nấc. thông thường các acid yếu đa
acid điện li theo nhiều nấc, nấc sau yếu hơn nấc trước.
Bài tập vận dụng:
Bài 1:Viết phương trình diện li của những chất sau: H2SO4 ,HClO4,
Ba(OH)2 , Fe2(SO4)3, Al(NO3)3.
Giải
H2SO4 → 2H+ + SO42-
HClO4 → H+ + ClO-4
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + SO2-4
Al(NO3)3. → Al3+ + NO-3
Bài 2:Viết phương trình điện li của những chất sau: HClO, AgCl,
Cu(OH)2, HF, BaCO3, Fe(OH)2
Giải
HClO → H+ + ClO-
AgCl → Ag+ + Cl-
Cu(OH)2 → Cu2+ + 2OH-
HF → H+ + F-

7
Nhóm 7 Bài tập hoá học

BaCO3 → Ba2+ + CO32-


Fe(OH)2 → Fe2+ + 2OH-

Bài 3: Viết phương trình điện li của những chất sau: H2CO3 ,H2SO4,
H3PO4
Giải
H2CO3 → H+ + HCO3-
HCO3- → H+ + CO32-
H2SO4 → 2H+ + SO42-
H3PO4 → H+ + H2PO4-
H2PO4- → H+ + HPO42-
HPO42- → H+ + PO43-

Bài tập tự luyện:


Bài 1: Viết phương trình điện li của các chất sau: NaHCO3, HCl, KCl,
CH3COONa, KClO3, K2SO3, Ca(OH)2, Mg(OH)2,
H2SO3,CaCO3,AgNO3, HNO3, Cu(OH)2

Trường hợp viết phương trình điện li của các ion :


Phương pháp:
 Nếu anion còn hidro thi còn khả năng phân li ra H+

 Ta cho các ion điện li trong nước


Bài tập vận dụng:
Viết phương trình điện li của:H2PO4-,CH3COO-,HS- , NH4+
Giải
H2PO4- + H2O ⇋ H3PO4 + OH-
H2PO4- ⇋ H+ + HPO42-
HPO42- ⇋ H+ + PO43-
CH3COO- + H2O ⇋ CH3COOH + OH-
HS- + H2O ⇋ H2S + OH-
HS- ⇋ H+ + S2-

8
Nhóm 7 Bài tập hoá học

NH4+ ⇋ NH3 + H+
Bài tập tự luyện:
Viết phương trình điện li của các ion sau:ClO-, HSO3-, HCO3-, F- ,
PO43-

3) Dạng 3:
Nhận biết các chất và ion là bazơ hay acid, lưỡng tính.
Phương pháp: Viết phương trình điện li của các chất, các ion. Nếu
điện li ra H+ là acid, điện li ra OH- là bazơ, còn vừa điện li ra H+ và
OH- thì là lưỡng tính.
Bài tập vận dụng:
Hãy cho biết trong dung dịch các phân tử, ion sau lthể hiện tính acid
hay bazơ, lưỡng tính:SO32-,HSO3-, NH4+, NH3
Giải
SO32- + H2O ⇋ HSO3- +OH- ► là bazơ
HSO3- + H2O ⇋ H2SO3 + OH-
HSO3- + H2O ⇋ SO32- + H3O+ ► là lưỡng tính
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+ ►là acid
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH- ► là bazơ
Bài tập tự luyện: Hãy cho biết trong dung dịch các phân tử, ion sau
lthể hiện tính acid hay bazơ, lưỡng tính HI, CH 3COO-, H2PO4-,PO43-,
NH4+,S2-,HPO42- . Giải thích.

4) Dạng 4:
Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch có liên quan đến
độ điện li (α) của các chất điện li
Phương pháp:
Trường hợp
 Bài toán cho α =1 (sự điện li xảy ra hoàn toàn)

 Bước 1:tính nồng độ mol/l của chất điện li

9
Nhóm 7 Bài tập hoá học

 Bước 2:viết phương trình điện li(nhớ cân bằng) rồi suy ra nồng độ
mol/l của các ion trong dung dịch.
 Bài toán cho α <1(sự điện li xảy ra không hoàn toàn)

 Bước 1:tính nồng độ mol/l của chất ban đầu

 Bước 2:tính nồng độ mol/l của chất tan thực sự điện li ra ion (bằng
α.CM).
 Bước 3: viết phương trình điện li (nhớ cân bằng) rồi suy ra nồng
độ mol/l của các ion có trong dung dịch theo yêu cầu của đề bài.
 Một số lưu ý khi giải toán

 Với bài toán trộn lẫn nhiều dung dịch:

 Nếu có các ion giống nhau thì ta phải cộng số mol của chúng lại,
rồi mới tính nồng độ mol/l của các ion đó trong dung dịch mới.
 Bao giờ cũng phải xem xét có phản ứng giữa chất tan ccủa các
dung dịch đem trộn không rồi mới tính nồng dộ mol/l của các ion thực
tế có mặt trng dung dịch nhận đươc sau cùng.
 Với trường hợp chất điện li yếu, điện li nhiều nấc, phải viết đủ các
nấc, sau đó mới tính nồng độ mol/l của các ion thực tế có mặt trong
dung dịch sau cùng.
Bài toán vận dụng:
Bài 1: Tính nồng độ mol/l của các ion có trong 2 lit dung dịch chứa
17,4g K2SO4.
Giải
Nồng độ mol/l của dd K2SO4 là: CM =17,4 / 174,2 = 0,05 (M)
Pt điện li: K2SO4. → 2K+ + SO42-
0,05 0,1 0,05 (M)
Vậy nồng độ các ion là: [K+]=0,1M , [SO42-] =0,05M

Bài 2:tính nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch HNO3 10% (biết
D = 1,045 g/ml)
Giải
[HNO3] =10.D.C% /M = (10.1,054.10) / 63 = 1,673 (M)

10
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Nghĩa là trong 1lit dung dịch này có chứa 1,673 mol HNO3 hoà tan:
Ptdl : HNO3 → H+ + NO3-
Mol 1,673 1,673 1,673
Vậy nồng độ của ion H+ là 1,673 M

Bài 3: Tính thể tích dd KOH 14% (D= 1,128g/ml ) có chứa số mol
OH- bằng số mol OH- trong 0,2 lit dd NaOH 0,5M
Giải
Ptđl: NaOH → Na+ + OH- (1)
Theo (1): n0H- = nNA0H = 0,2 . 0,5 =0,1 mol
Ptđl KOH → K+ + OH- (2)
Theo (2) và đề bài cho:
Mol KOH = mol OH - (KOH) = mol OH- (NaOH) = 0,1
mol
Khối lượng dd KOH 14% (D = 1,128g/ml) là : m = (0,1 . 56 . 100)/
14 = 40 (g)
Vậy thể tích dd KOH 14% ( D=1,128g/ml) là: V=40 / 1,128 =
35,46(ml)

Bài 4: Tinh nồng độ mol/l cua ion H+ trong các trường hợp sau:
1. DdCH3COOH 0,01M, α = 4,25%
2. Dd CH3COOH 1%, D = 1g/ml và α = 1%
Giải
vì α = 4,25% nên số mol CH3COOH thực sự điện li ra iom trong 1lit
dd là: (0,01.4,24) / 100 = 0,000425 (mol)
ptđl: CH3COOH ⇋ CH3COO- + H+
(mol) 0,0000425 0,000425
Vậy nồng độ mol/l của ion H+ là 0,000425M
Nồng độ mol/l của dd CH3COOH 1% là :
[CH3COOH] = C% . 10 .D / M = (1.10.1) / 60 = 0,1667(M)
Nghĩa là cứ 1 lit dung dịch này có 0,1667 mol CH3COOH hoà tan

11
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Vì α = 1% nên số mol CH3COOH thực sự điện li ra ion trong 1lit dd


là:
0,1667 . 0,01 = 0,001667 (mol)
Ptđl: CH3COOH ⇋ CH3COO- + H+
(mol) 0,001667 0,001667
Vậy nồng độ mol/l của ion H+ là:0,001667M.

Bài 5: Trộn lẫn 100ml dd AlCl3 1M với 200ml dd BaCl2 2M và 300ml


dd KNO3 0,5M.
Tính nồng độ mol/l của các ion trong dd sau khi trộn.
Giải
Số mol chất tan trong từng dd đem trộn :
Mol AlCl3 = (100 .1) / 1000 = 0,1(mol)
Mol BaCl2 = (200 .2 ) / 1000= 0,4(mol)
Mol KNO3 = 300 .0,5 / 1000 = 0,15(mol)
Các ptđl: AlCl3 → Al3+ + 3Cl-
Mol 0,1 0,1 0,3
BaCl2 → Ba2+ + 2Cl-
Mol 0,4 0,4 0,8
KNO3 → K+ + NO3-
Mol 0,15 0,15 0,15
Thể tích dd sau:
V=100 + 200 + 300 = 600(ml) =0,6 l
Vậy nồng độ mol/l của các ion trong dd thu được là:
[Al3+] = 0,1 / 0,5 = 0,167mol/l
[Ba2+] = 0,4 / 0,6 + 0,667 mol/l
[K+] = [NO3-]=0,15 / 0,6 = 0,25mol/l
[Cl-] = (0,3 + 0,8) / 0,6 = 1,83mol/l

Bài 6: Hoà tan 12,5g CuSO4.5H2O vào 1 lượng nước vừa đủ thành
200ml dd. Tính nồng độ mol/l cũa các ion có trong dd.

12
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Giải
Khi hoà tan CuSO4 . 5H2O → CuSO4 + 5H2O (1)
Theo (1) mol CuSO4 = mol (CuSO4.5SO4) = 12,5 / 250 = 0,05mol
Ptđl: CuSO4 → Cu2+ + SO42-
Nồng độ mol/l của các ion trong dd :
[Cu2+] = [SO42-] = [CuSO4] = 0,05 / 0,2 = 0,25 M

Bài 7: Cần lấy bao nhiêu ml dd HCl 2M trộn với 180ml dd H2SO4 3M
để được dd có nồng độ mol/l ion H+ là 4,5 mol/l (giả sử H2SO4phân li
hoàn toàn)
Giải
Đặt thể tích (ml) dd HCl cần lấy là V(ml)
Theo đề bài ta có:
Mol H+ (dd sau) = mol H+(ddHCl) + mol H+ (dd H2SO4)
=0,002V +2 . (0,18 . 3) = 0,002 + 1,08 (mol0
Thể tích dd sau khi trộn là : (V + 180) ml
Vậy nồng độ mol/l của ion H+ là :
[H+] = (0,002V + 1,08).1000 / (V+180) = 4,5M (1)
Giải (1) ta được: V+108 ml
Vậy thể tích dd HCl 2M cần lấy là 108 ml

Bài 8: Trộn lẫn 80 ml dd KOH 0,45M với 35ml dd H2SO4 0,8M thì
thu được dd D
a) Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dd D
b) Tính thể tích dd Ba(OH)2 1,2M cần để trung hoà dd D
Giải
Số mol chất tan trong dd đem trộn
Mol KOH = (80 . 0,45) / 1000 = 0,036(mol)
Mol H2SO4 = (35.0,8) / 1000 = 0,028mol
Các ptpu có thể xảy ra sau khi trộn:
KOH + H2SO4 → KHSO3 + 2H2O

13
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Mol a a a
2 KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Mol 2b b b
Nhận thấy tỉ lệ :
Mol (H2SO4 ) < mol (KOH ) < 2 mol H2SO4
Nên xảy ra cả hai phản ứng để tạo ra muối KHSO4 , K2SO4
Đặt số mol KHSO4 là a mol
Số mol K2SO4 là b mol
Ta có hệ phương trình toán học:
Mol KOH = a + 2b = 0,036 mol

Mol H2SO4= a + b = 0,028 mol
Giải hệ ta được a=0,02 và b= 0,008 (mol)
Thể tích dung dịch sau khi trộn ( giả sử sự hao hụt thể tích không
đáng kể) là 80 + 35 = 115ml = 0,115l
Nồng độ mol/l của dung dịch sau khi trộn (D):
[KHSO4] = 0,02 / 0,115 = 0,1739M
[K2SO4] = 0,008 / 0,115 =0,06956M
Vì coi như α = 1 theo các phương trình điện li ta có:
KHSO4 → K+ + HSO4-
(mol)0,1739 0,1739 0,1739
K2SO4 → 2K+ + SO42-
(mol)0,06956 0,13912 0,06956
Vậy, nồng độ mol/l của các ion trong dd sau khi trộn (D)
[K+] = 0,1739 + 0,13912 = 0,31302M
[HSO4-] = 0,1739M
[SO42-] = 0,06956M
Phản ứng trung hòa muối acid
Ba(OH)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2H2O
Mol Ba(OH)2 = 1/2 KHSO4= 0,02/2 = 0,01 mol
Vậy thể tích dd Ba(OH)2 1,2M cần dùng để trung hòa dd D là

14
Nhóm 7 Bài tập hoá học

0,01 / 1,2 = 0,00833(lit) = 8,33ml


Bài tập tự luyện:
Bài 1: tính nồng độ mol/l của các ion trong mỗi dd sau:
f) Dd K2SO4 0,042M
g) Dd Fe(NO3)30,064M
h) DD HNO3 10% (D = 1,054G/ML)
i) DD Al2(SO4)3 0,0035M
j) DD CH3COOH 0,0035M (α = 0,8)
Bài 2: Tính thể tích dd HCl 0,5M có chứa số mol H+ có trong 0,3lit
dung dịch H2SO4 0,2M.
Bài 3: Biết nồng độ mol/l của ion H+ trong dd acid CH3COOH 0,1M
là 0,0013mol/l. tính độ điện li α.
Bài 4: Hòa tan 3g acid CH3COOH vào nước được 250ml dd A. tính
nồng độ mol/l của các ion trong dd A. biết độ điện li α=0,8%.
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 50g tinh thể CuSO4.5H2O vào nước được
200ml dung dịch A. tính nồng độ mol/l của các ion trong dd A.
Bài 6: Phải hòa tan muối nào trong nướcđể được dd trong từng trường
hợp sau:
Dd A chứa : 0,04mol Al3+,0,07mol SO42-, 0,01 Mg2+.
Dung dịch B chứa: 0.03mol Ca2+,0,06mol Al3+, 0,06mol NO3-,
0,09mol SO42-.
Bài 7: Trong một thể tích dung dịch của 1 acid yếu và 1 nấc có 2.106
phân tử acid, 4.103ion H+, 4.103 anion gốc acid.tính độ điện li của acid
đó.
Bài 8: Tính tổng số hạt (phân tử và ion) của acid HCOOH có trong
10ml dung dịch acid 0,2M. nếu biết độ điện li α của acid trong dung
dịch là 2%.
Bài 9: Đổ 2ml acid HNO3 72% (d= 1,43g/ml ) vào 2lit nước. tính
nồng độ ion H+của dung dịch thu được.
Bài 10: cho 60ml dung dịch NaOH 8% (D = 1,109g/ml) vào 50ml dd
HCl 10% (D = 1,047g/ml).
Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được.

15
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dich thu được( giả sử sự
pha trộn thể tích hao hụt không đáng kể).

II) Vấn đề 2: AXIT – BAZƠ – PH CỦA DUNG DỊCH


1) Dạng 1: Xác định chất đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng tính hay
trung tính theo quan niệm mới ( Bronsted)
Phương pháp giải:
- Axit là những chất có khả năng cho proton, tan trong nước tạo thành
dung dịch có chứa H3O+
Ví dụ : HCl + H2O → H3O+ + Cl-
- Bazơ là những chất có khả năng nhận proton, tan trong nước tạo
thành dung dịch bazơ có chứa ion OH-
Ví dụ: NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-
- Chất lưỡng tính: là những chất có hai khả năng cho và nhận proton
Ví dụ: Zn(OH)2 + 2H3O+ → Zn2+ + 4H2O
H2ZnO2 + 2OH- → ZnO2- + 2H2O
∗ Nước có thể coi là chất lưỡng tính, phân tử này cho proton, phân tử
kia nhận proton
H2O + HOH ⇋ H3O+ + OH-
Phương pháp giải nhanh:
Đóng vai trò là axit:
- Cation của bazơ yếu có khả năng nhường H+ : Cu2+, NH4+…
- Anion gốc axit có chứa H của đa axit mạnh: HSO4-…
- Phân tử axit: HCl, HNO3
Đóng vai trò bazơ
- Anion của axit yếu: CO32-, S2- …
- Anion OH-
- Phân tử bazơ: KOH, NaOH…
Đóng vai trò lưỡng tính

16
Nhóm 7 Bài tập hoá học

- Hidroxit lưỡng tính: Zn(OH)2….


- H2O
- Anion gốc axit có chứa H của đa axit yếu hay trung bình : HCO32-….
Đóng vai trò trung tính
- Cation kim loại mạnh: Na+, K+…
- Anion gốc axit của axit mạnh: Cl-, NO3-…
Lưu ý:
- Học sinh thường không phân biệt được đâu là cation, anion mạnh và
cation, anion yếu. hay những ion lưỡng tính.
Bài tập vận dụng
Bài 1. Các chất và ion cho dưới đây đóng vai trò axit, bazơ, lưỡng
tính hay trung tính theo quan niệm mới ( Bronsted) : Cl -, K+, NH4+,
Zn(OH)2, C6H5O-. Giải thích
Hướng dẫn giải:
- Các ion K+, Cl- có vai trò trung tính, vì không có khả năng cho và
nhận proton.
- Ion NH4+ có vai trò axit, vì có khả năng cho proton
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+
- Chất Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính vì có cả hai khả năng cho và
nhận proton
Zn(OH)2 + 2H3O+ → Zn2+ + 4H2O
Zn(OH)2 + 2H2O → ZnO22- + 2 H3O+
- Ion C6H5O- có vai trò là bazơ vì có khả năng nhận proton
C6H5O- + H2O ⇋ C6H5OH + OH-
Bài tập tự luyện
Bài 1. Viết phương trình phân tử của phản ứng có phương trình ion
rút gọn như sau:
a. H3O+ + OH- → 2H2O
b. 2H3O+ + Cu(OH)2 → Cu2+ + H2O
c. 2H3O+ + MgO → Mg2+ + 3H2O

17
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Bài 2. Viết phương trình trao đổi proton để chứng minh theo quan
niệm mới của Bronsted
a. Fe2O3 , MgO, KOH là bazơ
b. HNO3, NaHSO4 là axit
c. SO3, CO2 là axit trong dung dịch nước

2) Dạng 2: Tính nồng độ mol/l của ion H+, OH-, pH và thể tích của
dung dịch axit hay dung dịch bazơ
Trường hợp 1: (Bài toán thuận) Từ nồng độ mol/l của dung dịch axit
( hay bazơ) tính pH của dung dịch đó
Phương pháp giải:
- Xác định nồng độ mol/l của chất điện li A trong dung dịch
- Viết phương trình điện ly của A, rồi dựa vào hệ số của phương trình
và số mol A thực sự điện ly ra ion để xác định nồng độ mol/l ion [H+]
hay [OH-]
- Nếu là môi trường axit thì tính ngay pH = -lg[H+] . Nếu là môi
trường bazơ, trước hết tính pOH = - lg[OH-] sau đó dựa vào hệ thức
liên lạc suy ra:
pH = 14 – pOH
Một số sai lầm của học sinh:
- Không xác định được môi trường cần xét
- Nhầm giữa tính pH và pOH trong những bài toán có môi trường
bazơ hay những bài toán trộn.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Tính pH của các dung dịch sau
a. Dung dịch HNO3 0,02M
b. Dung dịch CH3COOH 0,01M (α = 4.25%)
c. Trộn lẫn 50ml dung dịch HCl 0,12M với dung dịch NaOH 0,1M
được dung dịch Y
Hướng dẫn giải:
a. HNO3 → H+ + NO3-

18
Nhóm 7 Bài tập hoá học

[H+] = [HNO3]= 0,02 M


pH= -lg[H+] = -lg 0,02 = 1,7
b. CH3COOH ⇋ CH3COO- + H+
C 0,01 0 0
[] 0,01(1 - α ) α 0,01 α 0,01
[H+] = 4.25 . 10-4 M
pH = -lg [H+] = -lg 4,25 . 10-4 = 3,37
c. nHCl = 0,12 .50.10-3= 0,006 mol
nNaOH = 0,1 . 50 .10-3 = 0,005 mol
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Bđ 0,005 0,006
Pư 0,005 0,005
Còn 0 0,001
HCl → H+ + Cl-
[H+] = [HCl] = 0,001/(50 +50) .10-3 = 0,01M
pH = -lg[H+] = -lg0,01 = 2
Bài tập tự luyện
Bài 1. Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch
HCl 0,1 M ta thu được dung dịch D.
a. Tính nồng độ mol/l của H2SO4, HCl và ion H+ trong dung dịch D
b. Tính pH của dung dịch D
c. Lấy 150ml dung dịch D trung hoà bởi 50ml dung dịch KOH. Tính
nồng độ mol/l của dung dich KOH đem dùng.
Bài 2. Trong các dung dịch ở các thí dụ sau, dung dịch nào có pH lớn
hơn?
a. Dung dịch HCl 0,1M và dung dịch HCl 0,01M
b. Dung dịch CH3COOH 0,1M và dung dịch HCl 0,1M
c. Dung dịch HCl 0,01M và dung dịch H2SO4 0,01M
Bài 3. a. Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400ml
b. Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100 ml dung dịch
HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH 0,375M.

19
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Trường hợp 2: (Bài toán nghịch) Từ pH của dung dịch axit hay dung
dịch bazơ, tính nồng độ mol/l của các dung dịch đó.
Phương pháp giải:
- Để tính nồng độ mol/l của axit:
+ Từ pH = -lg[H+] → [H+] = 10-pH
+ Viết phương trình điện ly của axit
+ Từ [H+] và hệ số của phương trình điện ly → suy ra nồng độ
mol/l axit
- Để tính nồng độ mol/l của baz :
+ Từ pH → pOH = 14 – pH
+ Từ pOH = -lg[OH-] → [OH-] = 10-pÔH
+ Viết phương trình điện ly của bazơ
+ Từ [OH-] và hệ số phương trình điện ly → nồng độ mol/l
bazơ
Một số sai lầm của học sinh:
- Thường quên hệ số của phương trình điện li
- Không chuyển đổi pH thành pOH khi dung dịch là bazơ và ngược
lại.
- Những bài toán trộn thường quên tính nồng độ sau khi trộn.
Bài tập vận dụng
Bài 1. Dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 (ddA)
Dung dịch HCl có pH = 1 (ddB)
a. Tính CM dung dịch A và dung dịch B.
b. Trộn 2,75 l dung dịch A với 2,25 l dung dịch B. Xác định nồng độ
mol/l các chất có trong dung dịch tạo ra và tìm pH của dung dịch này.
Giả sử sự hao hụt thể tích dung dịch gây ra do sự pha trộn là không
đáng kể.
Hướng dẫn giải:
a. Dung dịch Ba(OH)2 có pH= 13 → pOH= 1
pOH = -lg[OH-] → [OH-] = 10-pOH =0,1 M

20
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-


x 2x
CBa(OH)2 = x = 0,1/ 2 = 0,05M

Dung dịch HCl có pH= 1


pH =-lg[H+] → [H+] = 10-1 = 0,1M
HCl → H+ + Cl-
x x
CHCl = x =0,1M
b. Số mol chất tan có trong dung dịch ban đầu là:
nBa(OH)2 = 2,75 .0,05 = 0,1375 (mol)
nHCl = 2,25 .0,1 = 0,225 (mol)
Phản ứng xảy ra sau khi trộn hai dung dịch (A) và (B)
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
Bđ 0,225 0,1375
Pư 0,225 0,1125 0,1125

Còn 0 0,025 0,1125


Thể tích dung dịch sau khi trộn: 2,75 +2,25 = 5 lit
Nồng độ mol/l các chất trong dung dịch tạo ra sau cùng:
CM(BaCl2) = 0,1125/5 =0,0225M
CM(Ba(OH)2) = 0,025/5 = 0,005M
Ba(OH)2 → Ba2+ +2OH-
x 2x
[OH- ] = 2 [Ba(OH)2] = 2. 0,005 = 0,01M
pOH = -lg [OH-] = -lg10-2 = 2
pH =14 – pOH = 14 – 2 = 12
Bài tập tự luyện:
Bài 1. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch :
a. Dung dịch H2SO4 có pH= 4
b. Dung dịch KOH có pH = 11

21
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Bài 2. Cho m gam Natri vào nước, ta được 1,5 lit dung dịch có pH =
13. Tính m?
Bài3. Cho 10 ml dung dịch HCl có pH =3. Thêm vào đó x ml nước
cất và khuấy đều, thu được dung dịch có pH= 4. Hỏi x bằng bao
nhiêu?

Trường hợp 3: Mối liên quan giữa nồng độ mol/l của dung dịch axit
yếu hay bazơ yếu với pH, KA, pKA, KB, pKB.
Phương pháp giải:
- Xét sự điện ly của axit yếu:
HA ⇋ H+ + Cl-
KA = ([H+] . [A-] )/ [HA]
pKA = -lg KA
Với [HA], [H+], [A-] lần lượt là nồng độ mol/l của axit HA và của ion
H+, A- ở trạng thái cân bằng.
Axit ion hoá nhiều là axit mạnh → axit càng mạnh: KA càng lớn, pKA
càng nhỏ.
- Xét sự điện ly của bazơ yếu:
BOH ⇋ B+ + OH-
KA = ([B+] . [OH-])/[BOH]
pKB = -lgKB
Bazơ ion hoá nhiều là bazơ mạnh → Bazơ càng mạnh: KB càng lớn,
pKB càng nhỏ.
- Cách tính nồng độ của ion trực tiếp từ hằng số ion hoá của axit (KA)
hay bazơ (KB)
α = √(K/C)

[ion] = α .C → [ion] = √ (K.C)


- Cách tính pH của dung dịch axit yếu, bazơ yếu:
Với dung dịch axit yếu: pH = (pKA – lgC) /2
Với dung dịch bazơ yếu : pH = 14 – (pKA –lgC)/2
Những sai lầm của học sinh:

22
Nhóm 7 Bài tập hoá học

- Không xét K1, K2 … trước khi làm bài nên làm bài toán trở nên rối.
- Thường quên công thức xét pH khi đó là dung dịch axit yếu, bazơ
yếu.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Cho dung dịch H2S 0,1 M, biết axit này có thể phân ly theo hai
nấc:
H2S ⇋ H+ + HS- ( K1 = 10-7)
HS- ⇋ H+ + S2- ( K2 = 1,3 . 10-13)
a. Tính nồng độ mol/l của ion H+ và pH dung dịch.
b. Tính nồng độ mol/l của các ion HS- và S2- trong dung dịch?
Hướng dẫn giải:
1.a. Ta thấy H2S là một đi axit yếu, nên áp dụng công thức:
pH = (pKA – lgC)/2
Vì K1 >> K2 nên sự phân ly chủ yếu ơ giai đoạn 1, bỏ qua sự phân ly ở
giai đoạn 2.
Do đó KA ≈ K1 = 10-7 ta có:
pH = (-lg10-7 – lg10-1)/2 = 4
⇒ [H+] = 10-4 M
b. Vì ở nấc 1 ta có:
[HS-] = [H+] = 10-4 M
Ở nấc 2 : K2 = ([H+].[S2-])/ [HS-]
⇒ [S2-] = 1,3. 10-13M
Vậy [HS-] = 10-4
[S2-] = 1,3 . 10-13M
Bài tập tự luyện:
Bài 1. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M sau khi đã cho thêm
CH3COONa đến nồng độ 0,1M. Biết hằng số phân ly của axit này là
1,8 .10-5
Bài 2. Đimetylamin ((CH3)2NH) là một bazơ mạnh hơn amoniac.
Đimetylamin trong nước có phản ứng
(CH3)2NH + H2O ⇋ (CH3)NH2+ + OH-

23
Nhóm 7 Bài tập hoá học

a. Viết biểu thức tính hằng số phân li bazơ Kb của đimetylamin.


b. Tính pH của dung dịch đimetylamin 1,5M biết rằng Kb = 5,9 . 10-4
Bài 3.
a.Cho dung dịch CH3COOH 0,1M có hằng số axit KA= 1,8.10-6. Tính
pH của dung dịch này?
b. Lập biểu thức liên hệ giữa độ điện ly α của axit yếu HA nồng độ
mol/l CA, hằng số axit KA

3) Dạng 3: Tính toán dựa vào phản ứng axit – bazơ giữa dung dịch
bazơ với oxit hay axit của đa axit
Phương pháp giải: Dùng phương pháp biện luận để xác định thành
phần các chất trong dung dịch
Một số sai lầm của học sinh:
- Không nhớ qui tắc phản ứng ra những sản phẩm nào
- Đối với những bài biện luận không xét hết các trường hợp xảy ra.
- Trong một hỗn hợp có nhiều phản ứng thì phản ứng trung hoà ưu
tiên xảy ra trước.
- Khi gặp dung dịch hỗn hợp của các axit tác dụng với các bazơ thì
dùng phương pháp đặt công thức chung cho axit và bazơ.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Cho a(mol) CO2 sục vào dung dịch chứa b (mol) NaOH thu
được dung dịch A
a. Biện luận để xác định thành phần các chất trong dung dịch A theo
tương quan giữa a và b.
b. Áp dụng : a= 0,1 mol, b= 0,15 mol
Hướng dẫn giải:
Các phương trình phản ứng có thể xảy ra:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)
CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)
Đặt tỉ lệ T = nNaOH/ nCO2 = b/a
T < 1 : Chỉ có phản ứng (2). Dd A chứa: NaHCO3 và ↑ CO2 dư

24
Nhóm 7 Bài tập hoá học

T =1 : Phản ứng (2) vừa đủ. Dd A chỉ chứa: NaHCO3


1< T< 2 : Cả hai phản ứng (1), (2) xảy ra.Dd A chứa NaHCO 3 và
Na2CO3.
T = 2 : Phản ứng (1) vừa đủ.Dd A chỉ chứa : Na2CO3
T > 2: Chỉ có phản ứng (1). Dd A chứa Na2CO3 và NaOH còn dư
b. Với a = 0,1 mol, b = 0,15 mol
Ta có 1< T = 0,15/0,1 < 2 nên xảy ra hai phản ứng sau

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)


x 2x x
CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)
y y y
Ta có hệ phương trình sau:
nNaOH = 2x + y = 0,15
nCO2 = x + y = 0,1
⇒ x = 0,05 mol, y = 0,05 mol
Vậy dd A chứa: 0,05 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3
Bài tập tự luyện:
Bài 1. Cho dung dịch chứa a mol H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa
b mol NaOH thu được dung dịch A.
a. Biện luận để xác định thành phần các chất trong dung dịch A theo
tương quan giữa a và b.
b. Áp dụng với : a = 0,18 mol và b = 0,3 mol
Bài 2. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ dung dịch chứa 0,12 mol H3PO4 vào dung dịch chứa 0,2
mol NaOH
b. Cho từ từ dung dịch chứa 0,2 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,12
mol H3PO4
- Giải thích quá trình thí nghiệm bằng phản ứng hoá học.
- Tính số mol muối tạo thành.
Bài 3. Có một dung dịch NaOH và một dung dịch H2SO4

25
Nhóm 7 Bài tập hoá học

- Nếu trộn hai dung dịch NaOH theo tỉ lệ thể tích (1:1) thì tạo thành
dung dịch A. Để trung hoà hoàn toàn V(ml) dung dịch A cần dùng
V(ml) dung dịch H2SO4 ban đầu.
- Nếu trộn hai dung dịch NaOH theo tỉ lệ thể tích (2:1) thì tạo thành
dung dịch B. Để trung hoà 30ml dung dịch B này cần dùng vừa đủ
32,5 ml dung dịch H2SO4 ban đầu.
Hỏi phải trộn hai dung dịch NaOH theo tỉ lệ thể tích bao nhiêu để tạo
thành dung dịch D, mà muốn trung hoà 70 ml dung dịch D này cần
đúng 67,5 ml dung dịch H2SO4 ban đầu?
Bài 4: Cho từ từ 150 ml dd HCl 1M vào 500 ml dd A gồm Na2CO3 và
KHCO3 thì thu được 1,008 lít khí ở (đktc) và dd B. Cho dung dịch B
tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 g kết tủa. Tính nồng
độ của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch A?
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lit khí CO2 (đktc) vào 500 ml 0,16 M
thì thu được dd X. Thêm 250 ml dd Y gồm BaCl 2 0,16 M và Ba(OH)2
a mol/l vào dd X thu được 3,94 g kết tủa và dd Z. Tính a?

4) Dạng 4: Một số bài toán về chất lưỡng tính


Phương pháp giải:
- Hidroxit lưỡng tính tác dụng với axit và bazơ: xét số mol mỗi phần
- Bài toán dung dịch muối tan của nhôm hay kẽm tác dụng với dung
dịch bazơ:
Đặc điểm:
a mol dd muối Al3+ (hay Zn2+ ) V1 dd OH- xM b(g) ↓
+ Phải xét đủ hai trường hợp: OH- thiếu và OH- thừa.
+ Từ hai trị số: số mol OH -, theo yêu cầu của bài toán tính được hai trị
số nồng độ hoặc hai trị số thể tích của dung dịch OH- đem dùng.
Một số sai lầm của học sinh:
- Đối với những bài toán chia thành những phần bằng nhau cần phải
chia số mol làm những phần bằng nhau.
- Không xét hết tất cả trường hợp có thể xảy ra.
Bài toán vận dụng
Bài 1. Chia 19,8 gam Zn(OH)2 thành hai phần bằng nhau.

26
Nhóm 7 Bài tập hoá học

- Phần (1): Cho tác dụng với 150 ml dd H2SO4 1M


- Phần (2): Cho tác dụng với 150 ml dd NaOH 1M
Tính khối lượng muối tạo thành trong mỗi phần
Hướng dẫn:
Số mol Zn(OH)2 trong mỗi phần:  19,8/99 = 0,1 mol
Xét phần (1): nH2SO4 = 0,15 mol
Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O
Bđ 0,1 0,15 0
Pư 0,1 0,1 0,1
Sau pư 0 0,05 0,1
Khối lượng muối ZnSO4 tạo thành là: 0,1 . 161 = 16,1 gam
Xét phần (2): nNaOH = 0,15 mol
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
Bđ 0,1 0,15 0
Pư 0,075 0,15 0,075
Sau pư 0,025 0 0,075
Khối lượng muối Na2ZnO4 tạo thành là: 0,075 . 143 = 10,725 g
Bài 2. Cho 120 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch
NaOH x (M) thu được 7,8 g kết tủa. Tính trị số x?
Hướng dẫn:
Vì Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính nên phải xét hai trường hợp
nAlCl3 = 0,12 mol
* Trường hợp 1: NaOH hết, AlCl3 hết hay còn dư.
nAl(OH)3 = 7,8/ 78 = 0,1 mol
AlCl3 + 3 NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
0,1 0,3 0,1
Vậy x = 0,3/0,2 = 1,5 M
* Trường hợp (2): NaOH dư, AlCl3 hết
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
0,12 0,36 0,12

27
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Al(OH)3 + NaOH (dư) → NaAlO2 + 2H2O


a a a
nAl(OH)3 còn lại = 0,12 – a = 0,1 mol
⇒ a = 0,12 – 0,1 = 0,02 mol

⇒ nNaOH = 0,36 + a = 0,38 mol.


Vậy x = 0,38 /0,2 = 1,9 M
Bài tập tự luyện
Bài 1. Chia 15,6 g Al(OH)3 làm hai phần bằng nhau:
Phần (1): Cho tác dụng với 200ml dd H2SO4 1M.
Phần (2): Cho tác dụng với 50 ml dd NaOH 1M.
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng ở mỗi phần.
Bài 2. Cho một miếng Natri kim loại tác dụng hoàn toàn với 100 ml
dung dịch AlCl3 ta thu được 5,6 lit khí đo ở 0oC và 1atm và một kết
tủa. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch và đem nung đến khối lượng không đổi
thì được 5,1 g. Hiệu suất các phản ứng được coi là 100%.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính nồng độ phân tử gam của dung dịch AlCl3.
Bài 3. Hoà tan hỗn hợp gồm 18,24g FeSO4 và 27,26 g Al2(SO4)3 vào
200 g dd H2SO4 9,8% thu được dd A. Cho 77,6 g NaOH nguyên chất
vào dung dịch A, thu được kết tủa B và dd C. Tách kết tủa B khỏi dd
C.
a. Nung kết tủa B ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Tính
khối lượng chất rắn thu đuợc.
b. Thêm nước vào dd C, thu được dd D có khối lượng là 400 g. Tính
khối lượng nước thêm vào và nồng độ phần trăm theo khối lượng các
chất tan trong dd D.
c. Cần thêm bao nhiêu ml dd HCl 2M vào dd D ở trên để:
- Được lượng kết tủa lớn nhất?
- Được kết tủa mà sau khi nung đến khối lượng không đổi, thu được
chất rắn cân nặng 5,1g ?

28
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Bài 4. Một dung dịch hỗn hợp A có chứa AlCl3 và FeCl3 . Thêm dung
dịch NaOH vào 100ml dung dịch A cho đến dư. Lọc lấy kết tủa, rửa
sạch, sấy nung đến khối lượng không đổi thì thu được 2 g chất rắn.
Mặt khác, người ta phải dùng hết 40 ml dung dịch AgNO3 2M để kết
tủa hết ion Cl- có trong 50 ml dung dịch A.
Tính nồng độ mol/l của 2 muối trong dung dịch A.
Bài 5: Cho 500 ml dd A chứa Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 tác dụng với dd
NH3 dư thấy xuất hiện 9,8 g. Mặt khác khi cho 500 ml dd A tác dụng
với dd NaOH dư lại thấy tạo 15,6 g kết tủa. Tính nồng độ của
Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 trong dd A.

III) VẤN ĐỀ 3: MUỐI – PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION

1) DẠNG 1:. Từ các ion cho trước xác định các dung dịch được
hình thành từ các ion đó.
Phương pháp làm bài:
_ Lập bảng tổng hợp, cột dọc viết cation cột ngang viết các anion.
_ Giao điểm là mỗi ô vuông giúp định ra một muối tương ứng.
_ Dung dịch được hình thành chứa chất tan được trong nước và
không bị phân hủy ở điều kiện đang xét ( loại đi chất kết tủa, bay hơi
hoặc không tồn tại).
Bài tập vận dụng:
Có 4 anion : K+, Ag+, Ba2+, Cu2+, và 4 anion : Cl-, NO3-, SO42-, CO32-.
Có thể hình thành bốn dung dịch nào từ các ion trên? ( mỗi dung dịch
chứa một chất tan)
Bài giải:
+ Lập bảng tổng hợp về khái niệm kết hợp của các ion:
Anion
Cation Cl- NO3- SO42- CO32-

K+ _ _ _ _

29
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Ag+ ↓ _ Ít tan ↓

Ba2+ _ _ ↓ ↓
Không tồn
Cu2+ _ _ _
tại

+ Dựa vào bảng ta có thể xác định 4 dung dịch chứa các muối tan
là:
dd AgNO3, dd BaCl2, dd CuSO42- và dd K2SO4

Bài tập tự luyện


Dạng bài tập này có thể được hỏi dưới các hình thức khác như:
+ Dạng tương tự 1: cho nhóm gồm các cation và nhóm gồm các
anion. Yêu cầu xác định các nhóm ion có thể cùng tồn tại đồng thời
trong 1 dung dịch.
Lưu ý : những ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch phải là những ion
không phản ứng với nhau.
Bài tập áp dụng:
1) Có 3 ống nghiệm, mỗi ống chỉ chứa 2 cation và 2 anion (không
trùng lặp giữa các ống nghiệm) trong số các ion sau: NH4+, Na+, Ag+,
Ba2+, Mg2+ , Al3+ , Cl - , Br- , NO3- , SO42- , PO43- , CO32- . Xác định
các cation và các anion trong từng ống nghiệm.

2) Có thể pha chế dung dịch đồng thời chứa các ion sau không:
a. Na+, Ag+, Cl-.
b. Ba2+, K+, SO42-.
c. Mg2+, H+, SO42-, NO3-.
d. Mg2+, Na+, SO42-, CO32-
e. H+, Na+, NO3-, CO32-.
3) Có thể tồn tại các dung dịch có chứa đồng thời từng nhóm các ion
sau đây không: ( bỏ qua sự điện li của chất điện ly yếu và chất ít tan)
a. NO3-, SO42-, NH4+, Pb2+

30
Nhóm 7 Bài tập hoá học

b. Cl-, HS-, Na+, Fe3+


c. Br -, NH4+, Ag+, Ca2+
d. Cl-, NO3-, S2-, Fe2+
e. OH-, HCO3-, Na+, Ba2+
f. HCO3-, H+, K+, Ca2+

+ Dạng tương tự 2: Từ các ion trong dung dịch xác định muối đem
hòa tan ban đầu

Bài tập áp dụng: dung dịch A chứa các ion : K+, Ca2+, Mg2+, Cl-,
HCO3-, NO3-.

a. Cần lấy những muối nào để pha chế được dung dịch A. (Nêu tất cả
các trường hợp) Biết để tạo được dung dịch A người ta đã đem hòa
tan 4 nuối khác nhau vào nước.
b. Cô cạn dung dịch thu hỗn hợp B gồm những muối nào.
c. tiếp tục nung hỗn hợp B ( giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu
phần rắn gồm những chất nào?

2) DẠNG 2: Xác định môi trường của dung dịch muối


A. Phương pháp làm bài:

Muối tạo Tạo dung


Màu
bởi Thủy phân dịch có môi pH
quỳ tím
Axit Bazơ trường

31
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Mạnh Mạnh Không bị Trung tính 7 Tím


Mạnh Yếu Một phần Axít <7 Đỏ
Yếu Mạnh Một phần Bazơ >7 Xanh
Yếu Yếu Hoàn toàn Tùy quá Tùy Tùy
trình cho trường hợp trường
hay nhận hợp
proton
mạnh hơn

*Viết phương trình tương tác giữa các ion có trong muối với nước bao
giờ cũng phải lấy ion yếu tác dung với nước, dấu của pt là:
_ Xác ddingj xem muối đang xét là muối tạo bởi axit và bazơ mạnh
hay yếu.
_ Dựa vào bảng tóm tắt ở trên, xác định môi trường của dung dịch.
_ Viết phản ứng thủy phân ( nếu có)
• Lưu ý :
Đối với muối axit chứa các gốc axit vẫn còn hidrô vd như HCO3-,
HSO3-, HS-… thì cần xét tất cả các quá trình thủy phân có thể xảy ra.
Quá trình nào mạnh hơn thì ảnh hưởng tói pH của môi trường nhiều
hơn.

Ví dụ: Muối KHCO3


KHCO3 ⇋ K+ + HCO3- (1)
HCO3- ⇋ H+ + CO32- (2)
HCO3- ⇋ CO2 + OH- (3)
Muối NaHSO3
HSO3- ⇋ H+ + SO32-
HSO3- ⇋ SO2 + OH-

Do quá trình (3) mạnh hơn quá trình (2) nên  HCO3- có tinnhs bazơ
mạnh hơn tính axít.
Bài tập tự luyện

32
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Cho 4 dung dịch, mỗi dung dịch hòa tan một muối sau: NaNO3,
CH3COONH4, NaCl, NaAlO2. So sánh pH của mỗi dd với pH của môi
trường trung tính.
Bài giải:
+ Dd NH4NO3 : muối tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu  bị thuỷ phân
một phần, tạo môi trường axit  pH < 7
NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H30+

+ Dd CH3COONH4 : muối tạo bởi axit yếu và bazơ yếu  thủy phân
hoàn toàn, độ axit và bazơ gần tương đương nên pH~ 7
CH3COO- + H20 ⇋ CH3COOH + OH-
NH4+ + H20 ⇋ NH3 + H30+
NH4+ + CH3COO- ⇋ NH3 + CH3COOH

+ Dd NaCl: muối tạo bởi bazơ


mạnh và axit mạnh  không bị thủy phân, môi trường trung tính 
pH = 7
Chỉ xảy ra quá trình điện ly NaCl  Na+ + Cl-

+ Dd NaAlO2: muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh  bị thủy phậ
một phần, tạo môi trường có tính bazơ  pH > 7
AlO2- + H2O ⇋ Al(OH)3 + OH-
Các dạng bài tập tương tự:
1. Cho một ít quỳ tím lần lượt vào 5 ống nghiệm đựng các dung dịch
sau: dd NaCl, dd NH4Cl, dd AlCl3, dd Na2S, dd C6H5ONa. Màu sắc
quỳ tím thay đổi thế nào trong mỗi ống trên? Giải thích?
2. Cho 3 dung dịch, mỗi dung dịch hóa tan một trong các muối sau:
NaHS, Na2S, H2S. So sánh pH của 3 dd này.

3) Dạng 3: Phản ưng trao đổi iôn:


1.Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
- Các chất tham gia phản ứng phải tan (trừ phản ứng với axit).

33
Nhóm 7 Bài tập hoá học

- Sản phẩm tạo thành phải có ít nhất một chất là chất kết tủa (hay chất
ít tan hơn), chất dễ bay hơi hoặc chất điện li yếu (như H2O chẳng
hạn).
2.Phương trình ion cho biết bản chất của phản ứng hóa học trong
dung dịch điện li (kể cả phản ứng trao đổi và phản ứng oxi-hóa khử).
Viết phương trình ion theo quy tắc sau:
• Trong phương trình ion, chất điện li mạnh phải viết dưới dạng ion,
các chất kết tủa, bay hơi, điện li mạnh phải viết dưới dạng phân tử. chỉ
được viết phương trình ion sau cân bằng phương trình phân tử.
• Đơn giản các ion tự do giống nhau ở hai vế của phương trình ta
được phương trình rút gọn.
• Khi viết phương trình ion phải thoả mãn hai điều kiện:
- Tổng đại số điện tích của các ion ở hai vế phương trình phải bằng
nhau.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau (bảo toàn
số nguyên tử).
Lưu ý: trong các bài tập chỉ viết phương trình ion đầy đủ khi có yêu
cầu hoặc khi cần tính số mol các ion trong dung dịch.
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Trường hợp nào xảy ra phản ứng khi trộn lẫn từng cặp dung
dịch sau. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và dạng ion:
a) Dd KNO3 và Al2(SO4)3. b) Dd KCO3 và dd
HNO3
c) Dd H2SO4 và dd Ca(HCO3)2 d) Dd Ba(OH)2 và dd
NaNO3
e) Dd Ba(HSO3)2 và dd HBr f) Dd HCl và dd H2S
g) Dd Na2SO4 và dd Ba(HCO3)2 h) Dd NaHCO3 và dd
KOH
i) Dd Ba(HCO3)2 và dd NaOH k) Dd Ba(OH)2 và dd
KHCO3.
HƯỚNG DẪN GIẢI
a) Không xảy ra phản ứng.

34
Nhóm 7 Bài tập hoá học

b) 2HNO3 + K2CO3 → 2KNO3 + CO2 + H2O


2H+ + = CO2 + H2O
c) H2SO4 + Ca(HCO3)2 → CaSO4 + 2CO2 + 2H2O
H+ + = H2O + CO2
d) Không xảy ra phản ứng.
e) 2HBr + Ba(HSO3)2 → BaBr2 +2SO2 + 2H2O
H+ + =SO2 +H20
f) 2HCl + K2S → H2S + 2HCl
2H+ + S2- = H2S
g) Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + 2NaHCO3
Ba2+ + = BaSO4
h) 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3+K2CO3+2H2O
+ → + H2O
i) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 +2H2O
Ba2+ + 2 + 2O → BaCO3 + + 2H2O
(Nếu Ba(HCO3)2 dư có phản ứng:
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaHCO3
Ba2+ + → BaCO3 )
k) Ba(OH)2 + 2KHCO3 → BaCO3 + K2CO3 +2H2O
Ba2+ 2O + 2 → BaCO3 + + 2H2O
(Nếu Ba(OH)2 dư có phản ứng:
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Ba2+ + → BaCO3 ).
Các bài tập tương tự:
Bài 2: Trộn lẫn các dung dịch những cặp chất cho sau đây, cho biết
trường hợp nào có phản ứng xảy ra, viết phương trình phân tử,
phương trình ion đầy đủ và thu gọn của phản ứng:
a) CaCl2 và AgNO3

b) KNO3 và Ba(OH)2

c) Fe2(SO4)3 và KOH

d) Na2SO3 và HCl

35
Nhóm 7 Bài tập hoá học

e) BaCl2 và H2SO4

f) Al(NO3)3 và CuSO4

Bài 3: viết phương trình phân tử và phương trình ion của các phản
ứng trong dung dịch
theo sơ đồ sau đây:
a) MgCl2 + ? MgCO3 + ?
b) Ca3(PO4)2 + ? ? + CaSO4
c) ? + KOH ? + Fe(OH)3
d) ? + H2SO4 ? + CO2 + H2O
e) CaCl2 + ? Ca3(PO4)2 + ?
f) MgSO4 + ? MgHPO4 + ?
g) Ba(HCO3)2 + ? BaCO3 + ?
h) Ba(HCO3)2 + ? BaCO3 + ? + ?
i) ? + HCl H2SiO3 + ?
k) ? + NaHS ? + NaCl
Bài 4: dung dịch A có chứa các ion: K+, , , , ,
.viết phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion khi:
a) Cho dd A tác dụng với dd Ba(OH)2.

b) Cho dd A tác dụng với dd BaCl2.

c) Sục khí NH3 vào dung dịch A.

d) Sục khí SO2 vào dung dịch A.

Bài 5: cho ba dung dịch A, B, C. biết:


Dd A chứa các ion K+, Ca2+ , ,
Dd B chứa các ion Na+, , ,
Dd C chứa các ion Fe2+, Ba2+, , H+.
Phản ứng nào có thể xảy ra khi trộn từng cặp hai dung dịch với nhau.
Viết phương trình phản ứng dạng ion.

4) DẠNG 4 : NHẬN BIẾT ION DỰA VÀO PHẢN ỨNG TRAO


ĐỔI

Bảng 1: Nhận biết anion

36
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Anion Thuốc thử Hiện tượng Phương trình phản ứng xảy ra

Clorua Cl- AgNO3 ↓ trắng as Ag+ + Cl- → AgCl↓ ( as Ag↓


Pb(NO3) hoá đen +Cl2 )
↓trắng as Pb2+ + 2Cl- → PbCl2 ↓
↓ trắng

Bromua AgNO3 ↓vàng nhạt as Ag+ + Br- → AgBr↓ as (Ag+


Br- hoá đen +Br-)

Iotua I- AgNO3 ↓ vàng tươi Ag+ + I- → AgI↓


HgCl2 ↓ đỏ Hg2+ + 2I- → HgI2 ↓

Nitrat NO3- Cu + Khí màu nâu NO3- + H2SO4 → HNO3 + HSO4-


H2SO4 đặc (NO2) bay ra 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ +
2NO↑ + 4H2O

NO(không màu) + O2 → NO2


↑(nâu)

Sunfat BaCl2 ↓ trắng không Ba2+ +SO42- → BaSO4 ↓


SO4- tan trong axit BaSO4 + H+mạnh → không tan
mạnh
-
Sunfit SO3 BaCl2 ↓ trắng BaSO3 Ba2+ + SO32- → BaSO3 ↓
HCl hay ↑ SO2 làm SO32- + 2H+mạnh → SO2 ↑ + H2O

37
Nhóm 7 Bài tập hoá học

HSO3- H2SO4 phai màu dd HSO3- +H+mạnh → SO2↑ + H2O


KMnO4

Sunfua S2- Cu(NO3)2 ↓ đen CuS Cu2+ + S2- → CuS ↓ H+ không


tan
Pb(NO3)2 ↓ đen PbS Pb2+ + S2- → PbS↓ H+ không tan

HCl hay
H2SO4 ↑ mùi trứng 2H+ + S2- → H2S↑
thối
Cacbonat HCl hay ↑ không mùi, 2H+ + CO32- → CO2 ↑ + H2O
CO32- H2SO4 làm vẫn đục (CO2 +dd Ca(OH)2 vẫn đục
HCO3 -
loãng nước vôi H +
+ HCO3- → CO2 ↑ + H2O
trong
+
Silicat H (trong ↓ keo trắng SiO32- + 2H+ → H2SiO3
SiO32- axit
mạnh)
Photphat AgNO3 ↓ vàng 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓
PO43-
Clorat Cô cạn → O2 ↑ ( que 2KClO3 to 2KCl +3O2 ↑
ClO3- nung có đóm còn than
MnO2 xt hồng bùng
cháy)

Bảng (2) : Nhận biết cation


Cation Thuốc thử Hiện tượng Phương trình
phản ứng xảy ra
+
Na Đốt trên lửa Ngọn lửa màu
không màu vàng
Ngọn lửa tím

K+ hồng
Ngọn lửa đỏ da

38
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Ca2+ cam
Ba2+ H2SO4 ↓trắng Ba2+ + SO42- →
Ca2+ Na2CO3 BaSO4 ↓
Ca2+ + CO32- →
CaCO3 ↓
Ag +
HCl, NaCl AgCl ↓ trắng Ag+ + Cl- →
HBr, NaBr AgBr ↓ vàng nhạt AgCl ↓
HI, NaI AgI ↓ vàng tươi Ag+ + Br- →
AgBr ↓

Ag+ + I- → AgI ↓
NH4+ NaOH, to NH3 ↑ khai NH4+ + OH- →
NH3 + H2O
2+
Mg NaOH ↓ Mg(OH)2 trắng Mg2+ + 2OH- →
Mg(OH)2 ↓
2+
Fe NaOH ↓ trắng hơi xanh Fe2+ + 2OH- →

(hoá nâu ngoài Fe(OH)2 ↓


kk) 2Fe(OH)2 + O2
+H2O →
2Fe(OH)3
3+
Fe NaOH ↓ nâu đỏ Fe3+ + 3OH- →
Fe(OH)3
2+
Cu NaOH ↓ xanh lam (tan Cu2+ + 2OH- →
trong NH3 dư ) Cu(OH)2 ↓
Cu(OH)2+ 4NH3
→ [Cu(NH3)4]
(OH)2
2+
Be Dd NaOH từ từ Xuất hiện kết tủa Be2+ + 2OH- →
cho đến dư keo, tan ngay khi Be(OH)2 ↓
OH - dư Be(OH)2 + 2OH-
→ BeO2- + 2H2O
Zn2+ Zn2+ + 2OH- →
Zn(OH)2 ↓
Zn(OH)2+2OH-

39
Nhóm 7 Bài tập hoá học

→ ZnO22- + 2H2O
Al3+ Al3+ +3OH- →
Al(OH)3 ↓
Al(OH)3 +OH- →
AlO2- +2ỌH-
Cr3+ ↓ keo, xanh xám, Cr3+ + 3OH- →
tan trong OH- dư Cr(OH)3 ↓
Cr(OH)3 + OH-
→ CrO2- + 2H2O
Pb2+ H2S ↓ đen Pb2+ + S2- → PbS
Na2S ↓
2+
Cd ↓ vàng Cd2+ + S2- →
CdS ↓
2+
Ni ↓đen Ni2+ + S2- → NiS

Mn2+ ↓ hồng nhạt Mn2+ + S2- →
MnS ↓

Bảng 3: NHẬN BIẾT CHẤT KHÍ

khí Thuốc thử và hiện Phương trình phản ứng


tượng
Cl2 Làm quỳ tím ẩm lúc đầu Cl2 + H2O = HCl + HClO
ás’
mất màu, sau đó xuất 2 HClO = HCl + [O]
hiện màu đỏ

2 [O] = O2 ↑
I2 Làm xanh hồ tinh bột
( hơi)
N2 Làm que đóm đang
cháy bị tắt
NH3 Làm quỳ tím ẩm hoá NH3 + H2O = NH4+ + OH-
xanh NH3 + HCl = NH4Cl
Tạo khói trắng với HCl

40
Nhóm 7 Bài tập hoá học

đặc
NO Khí không màu hoá NO + ½ O2 (KK)  NO2
nâu trong không khí
NO2 Màu nâu đỏ, làm quỳ 3 NO2 + H2O = 2 HNO3 +
tím ẩm hoá đỏ NO
SO2 Làm quỳ tím ẩm hoá SO2 + H20 = H2SO3
hồng SO2 + 2 H2S = 2 H2O +
Cho  vàng với H2S, 3S
CO… SO2 + Br2 + 2H2O = 2 HBr +
Làm mất màu dung dịch H2SO4
Br2, dung dịch KMnO4 SO2 + 2 KMnO4 + 2 H2O = 2
… H2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4
H2S Tạo  vàng với Cl2, dd H2S + Cl2 = S + 2HCl
FeCl3.. H2S + FeCl3 = 2 FeCl2 + S +
Tạo  đen với CuSO4, HCl
Pb(NO3)2 H2S + CuSO4 = CuS +
Làm quỳ tím ẩm hoá H2SO4
hồng H2S + Pb(NO3)2 = PbS +
HNO3
CO2 Làm đục nước vôi trong CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3
Làm quỳ tím hoá hồng + H2O
CO2 + H2O = 2 H+ + CO32-
CO Làm CuO ( đen )  Cu CO + CuO = Cu + CO2 ↑
( đỏ) CO + PbCl2 + H2O = Pb +
Làm sẫm màu dd PbCl2, 2 HCl + CO2 ↑
bọt khí CO2
HCl Làm quỳ tím ẩm hoá đỏ
O2 Cu ( đỏ)  CuO ( đen) Cu + ½ O2 = CuO

Làm que đóm cháy đỏ

2. Phương pháp giải bài tập nhận biết

41
Nhóm 7 Bài tập hoá học

. Cách 1: phương pháp mô tả


- Trích mẫu thử từ hoá chất cần nhận biết
- Chọn thuốc thử ( tuỳ yêu cầu và dữ kiện của đề bài : thuốc thử tuỳ
chọn không hạn chế hay hạn chế, hoặc không dùng thuốc thử bên
ngoài… mà chọn thuốc thử phù hợp)
- Cho thuốc thử vào mẫu thử, mô tả hiện tượng xảy ra, dựa vào kiến
thức đã học mà rút ra kết luận về chất đã nhận biết được.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết

Cách 2: phương pháp lập bảng


- Trích mẫu thử từ các hoá chất đề cho
- Lập bảng hiện tượng có thể xảy ra khi nhận biết

Chất cần
nhận biết …
X Y Z
Thuốc .
thử sử dụng

Hiện Hiện Hiện Hiện


A
tượng tượng tượng tượng

/ / / /
B
/ / / /

/ / / /

/ / / /
.
Các hiện

Kết luận tượng … …
.
xảy ra

- Dựa vào bảng trên và hiện tượng để nhận biết được các chất

42
Nhóm 7 Bài tập hoá học

- Phương pháp lập bảng thường áp dụng cho những bài tập nhận biết
mà đề bài yêu cầu không dùng thêm bất kì thuốc thử nào.
3. Bài tập áp dụng:
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn
sau:
a. BaCl2, HCl, Na3PO4, K2SO4
b. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Na2CO3, CaCl2. không dùng thêm thuốc thử
bên ngoài

Bài giải
- lần lượt lấy mỗi lọ một ít dung dịch làm mẫu thử.
- Nhỏ dd Na2CO3 vào 3 mẫu thử trên.
+ Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa trắng là mẫu thử của dd BaCl 2,
do có tạo kết tuat BaCO3 màu trắng.
+ Mẫu thử nào thấy xó sủi bọt khí là mẫu thử của dd HCl.
- Dán nhãn 2 lọ dd vừa nhận biết được.
- Cho dd MgSO4 vào 2 mẫu thử còn lại.
+ Mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa trắng là mẫu thử của dd Na 3PO4,
do có phản ứng tạo kết tuat Mg3(PO4)2
+ Mẫu thử còn lại không cóp hiện tượng là K2SO4
- Phương trình phản ứng:
BaCl2 + Na2CO3 = BaCO3 + NaCl
2 HCl + Na2CO3 = 2 NaCl + CO2 + H2O
2 Na3PO4 + 3 MgSO4 = Mg3(PO4)2 + Na2SO4

b.
- Trích mẫu thử của bốn dung dịch
- Lấy một dung dịch đem nhỏ lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại. làm
tương tự với các mẫu thử còn lại.
- Ta có bảng tổng kết như sau:

43
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Dd

NaHCO3 Ca(HCO3)2 Na2CO3 CaCl2


Mẫu thử

NaHCO3 ______ ______ _____

Ca(HCO3)2 ______ CaCO3 _____

Na2CO3 ______ CaCO3 CaCO3

CaCl2 ______ ______ CaCO3

Không có
KẾT LUẬN 1 kết tủa 2 kết tủa 1 kết tủa
hiện tượng

- Nhận xét:
+ mẫu thử nào khi nhỏ vào 3 mẫu thử kia mà không có hiện tượng gì
thì mẫu thử đó chính là dd NaHCO3. dán nhãn lọ dd này.
+ ở thí nghiệm nào có hai mẫu thử đều xuất hiện kết tủa trắng CaCO 3
thì dung dịch đem nhỏ là dd Na2CO3. dán nhãn lọ đựng dd Na2CO3.
+ đun nóng 2 mẫu thử còn lại. mẫu thử nào có xuất hiện kết tuat trắng
là dd Ca(HCO3)2, vì có phản ứng xảy ra tạo kết tủa trắng CaCO3.
+ mẫu không có hiện tượng gì là CaCl2.
- Phương trình phản ứng
Na2CO3 + Ca(HCO3)2 = 2 NaHCO3 + CaCO3
Na2CO3 + CaCl2 = 2 NaCl + CaCO3

44
Nhóm 7 Bài tập hoá học

Ca(HCO3)2 = CaCO3 + H2O + CO2


4. Bài tập tương tự:
1. chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử hãy nhận biết năm lọ dung dịch mất
nhãn sau: H2SO4, HCl, KCl, BaCl2, NaOH

2. chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch
sau: Na2CO3, Al2(SO4)3, H2SO4, NaOH, BaCl2.

3. chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt năm chất bột trắng sau:
NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.

45

You might also like