You are on page 1of 18

Vài Bài Báo Trên NET

(Bệnh Gan và Cây "Chó Đẻ")


Viên nén phục hồi gan từ cây chó đẻ

Từ cây chó đẻ (còn gọi là cây diệp hạ châu, lão nha châu, trân châu thảo…), Hoàng
Thị Thu Hà, sinh viên năm 4, ngành Vi sinh – Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học
tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), đã nghiên cứu điều chế được viên nén có khả năng
bảo vệ và phục hồi gan bị tổn

Cây diệp hạ châu, dân gian gọi là cây chó đẻ


Khắc phục vị đắng của cây chó đẻ

Những vấn đề về gan luôn là mối quan tâm của nhiều người. Với nguồn nguyên liệu sạch,
tự nhiên, với qui trình sản xuất không hóa chất độc hại, không chất bảo quản, Thu Hà hi
vọng “Viên Diệp hạ châu” sẽ trở thành một trong những thực phẩm chức năng giúp con
người phòng tránh những bệnh về gan và hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân gan trong suốt
quá trình điều trị.

Trong dân gian từ lâu nay, người dân ở một số nơi đã dùng cây chó đẻ để trị nhiều bệnh
như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật... Theo các nghiên cứu khoa học, loại cây này
chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine,
hypophyllanthine…

Ở nhiều nước, người ta dùng cây chó đẻ để nấu lấy nước uống như thuốc. Ở nhiều vùng
của Việt Nam, người dân cũng dùng cây chó đẻ để sắc uống giống như các loại thuốc
nam, thuốc bắc...

Tuy nhiên, khi sắc lên, loại cây này cho ra nước có vị rất đắng nên rất khó uống. Dưới dự
hướng dẫn của TS. Lê Thanh Hưng, Thu Hà đã thực hiện quá trình nghiên cứu với mục
tiêu điều chế viên diệp hạ châu, tận dụng được vị thuốc và hạn chế bị đắng của cây chó
đẻ.

Vừa là thuốc, vừa là kẹo

Nguyên liệu được Thu Hà lấy từ Viện Dược Liệu để bảo đảm vệ sinh, mặc dù cây này có
nhiều trong thiên nhiên. Sau đó, cây chó đẻ được xử lý sạch và tán thành bột. Để giúp cho
sản phẩm làm ra không còn vị đắng như ban đầu, Thu Hà đã chọn cách đưa thêm bột đậu
xanh và hạt sen vào để tăng vị bùi cùng với đường isomalt (loại đường dành cho những
người bị tiểu đường, ăn kiêng sử dụng) để tạo vị ngọt

Viên Diệp hạ châu được bào chế thành viên kẹo


như một dạng thực phẩm chức năng
Ngoài ra, tinh dầu bạc hà là thành phần giúp cho viên nén có vị the, hấp dẫn vị giác cũng
được thêm vào. Đem các loại nguyên liệu nói trên phối trộn lại theo một tỉ lệ thích hợp
thì sẽ tạo ra được một hỗn hợp có mùi vị hấp dẫn và không còn vị đắng.

Công đoạn này được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.
Sau cùng, hỗn hợp thảo dược được đưa đi đóng thành viên tại Viện Y học Cổ truyền
TPHCM. Những viên nén đầu tiên của quá trình nghiên cứu đã ra đời, có hình dạng thon
dài giống như một viên thuốc.

Thu Hà cho biết: “Với những viên nén dạng này, nếu ai không thích sử dụng thuốc nam
hoặc không chịu được mùi vị của các loại thảo dược thì có thể uống với nước. Nếu ai
thích cảm nhận thì có thể ngậm viên nén cho tan từ từ”.

Viên Diệp hạ châu đã được thử nghiệm với chuột trắng 8-10 tuần tuổi bị nhiễm độc CCl4
tại Phòng Thí nghiệm Tế bào gốc – Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM.

Với sản phẩm này, những người khỏe mạnh có thể dùng để ăn như những viên kẹo ngậm
thông thường, vừa giúp vui miệng vừa tăng cường các chất bảo vệ gan. Với người bệnh,
dùng viên nén dạng này để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cho mỗi mục
đích sẽ khác nhau.

Theo nghiên cứu, đối với người mắc bệnh về gan, mỗi ngày cần sử dụng 900 miligram
cây chó đẻ khô, trong vòng 30 ngày thì sẽ có chuyển biến tốt. Theo tính toán, với trọng
lượng mỗi viên nén nặng 0,6 gram, trong đó có 30% là từ cây chó đẻ thì cần dùng tối
thiểu 18 viên/ngày, chia làm 3-4 lần cho mục đích chữa bệnh. Đối với mục đích phòng
bệnh thì mỗi ngày dùng dưới 10 viên tùy theo ý thích, vừa bảo vệ sức khỏe vừa có tác
dụng như các loại kẹo cao su, kẹo ngậm giúp vui miệng.

Quote:
Số liệu về bệnh siêu vi gan B và C

“Hội nghị tiêu hóa – gan mật Hoa Kỳ” cho biết, 10 năm gần đây có khoảng 193.100 người
chết do siêu vi C, trong đó 165.900 người chết do viêm gan mãn tính, 2.700 do ung thư
gan. Ngoài ra, khoảng 2 tỷ người trên thế giới đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và
350 triệu người mang virus này mãn tính.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan B xếp thứ 9 trong những
nguyên nhân gây tử vong. Việt Nam thuộc vùng dịch tễ lưu hành cao của siêu vi B, tỉ lệ
nhiễm từ 15 đến 20%. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Châu Phi tỉ lệ này là từ 8 đến 20%;
Đông Âu, Nga là 2-7%; Bắc Mỹ, Úc châu, Tây Âu thấp nhất, chỉ 0,1 đến 0,5%.
==========================================

Viên nén diệp hạ châu phục hồi gan


(home.vnn.vn/__vien_nen_diep_ha_chau_phuc_hoi_gan__-201326592-615533843-0)
Viên nén diệp hạ châu khắc phục được vị đắng vốn có của loại cây này, giúp người dùng
dễ dàng sử dụng như một loại kẹo ngậm dễ chịu. Đây là sáng kiến của một sinh viên năm
4 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM)

Ấn tượng từ nỗi sợ vị đắng nghét của cây diệp hạ châu (dân gian còn gọi là cây chó đẻ),
Hoàng Thị Thu Hà, sinh viên năm 4 ngành vi sinh – khoa sinh học Trường ĐH Khoa học
Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), đã tốn nhiều thời gian nghiên cứu và điều chế được
viên nén không còn vị đắng mà vẫn có khả năng bảo vệ và phục hồi gan bị tổn thương.

Sinh viên Hoàng Thị Thu Hà và sản phẩm viên nén diệp hạ châu. Ảnh: N.A
Bảo đảm vệ sinh

Dân gian thường dùng cây chó đẻ để trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét,
sỏi mật... Người ta thường dùng loại cây này để nấu thành nước uống như các loại thuốc
nam, thuốc bắc... Theo các nhà khoa học, loại cây này chứa một số enzyme và hoạt chất
có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine...

Do học ngành vi sinh – khoa sinh học nên khi làm đề tài tốt nghiệp, Hà nghĩ ngay đến
việc làm thế nào để khắc phục được vị đắng của loại thuốc này. Sau một thời gian nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thanh Hưng, Hà đã điều chế được những viên nén đầu
tiên có mùi vị thơm ngon như những viên kẹo.

Nguyên liệu điều chế viên nén là những cây diệp hạ châu được lấy từ Viện Dược liệu.
Những cây này được trồng trong điều kiện bảo đảm vệ sinh. Hà đem nguyên liệu này về
làm sạch, sau đó tán thành bột mịn. Hà trộn bột với một lượng đường isomalt – loại
đường dành cho những người ăn kiêng - để tạo vị ngọt.
Ngoài ra, để tăng cường mùi vị cho sản phẩm, Hà còn phối trộn thêm một lượng bột đậu
xanh và hạt sen để viên nén có vị thơm tự nhiên. Hà còn bổ sung tinh dầu bạc hà để viên
nén có vị the, hấp dẫn vị giác người sử dụng.

Loại được vị đắng

Công đoạn tiếp theo là đem hỗn hợp thảo dược nói trên đóng thành viên tại Viện Y học
Cổ truyền TPHCM. Theo Hà, đối với những người có trục trặc về chức năng gan mà sợ
vị đắng của diệp hạ châu thì có thể dùng viên nén uống với nước để hỗ trợ điều trị.
Những viên nén hầu như đã loại trừ được mùi và vị đắng của loại cây này.

Còn đối với những người thích cảm nhận thì có thể ngậm viên nén để tan từ từ như dùng
những viên kẹo ngậm, vừa vui miệng vừa tăng cường các chất bảo vệ gan. Những viên
nén này đã được thử nghiệm với chuột trắng bị nhiễm độc CCl4 tại Phòng Thí nghiệm tế
bào gốc – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM và cho kết quả tốt.

Thu Hà cho biết thêm: “Với nguồn nguyên liệu sạch, tự nhiên, quy trình sản xuất không
hóa chất độc hại, không chất bảo quản, tôi hy vọng sẽ phát triển viên nén diệp hạ châu trở
thành một trong những thực phẩm hữu ích trong cuộc sống. Đối với người bệnh, mỗi
ngày chỉ cần dùng 3-4 lần, mỗi lần vài viên. Người khỏe mạnh có thể dùng tùy thích
trong khoảng từ 1-10 viên/ngày để tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa các bệnh liên
quan đến gan”.
========================================

Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa


(http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc...3/08/3B9CAD03/)
Cây Chó Đẻ Răng Cưa
Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão
nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của
nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng
da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong...

Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác
dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một
nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi
sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu,
không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.

Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết
áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu
đường.

Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa
vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo
bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ
chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...

Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường
chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như
cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó
cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh.
Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.

Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B,
viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày,
mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích
ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...

Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để
chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết
niệu, giang mai.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống


[/B]
==========================================

Chữa viêm gan siêu vi B bằng cây chó đẻ


24/03/2009 9:50

Bác Lê Chí Trung đã gặp được thầy thuốc giỏi và tận tâm, chẩn đoán đúng bệnh của bác
là viêm gan siêu vi B. Sau đó bác được bạn bè giới thiệu sử dụng cây chó đẻ sắc nước
uống mỗi ngày để trị bệnh như trong thư bác kể. Đến nay bác đã khỏe hẳn, sống lạc quan
và thoát căn bệnh hiểm nghèo.
Chúng tôi xin bổ sung vài ý kiến về cây thuốc trên.

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus
amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C..., Trong kinh Vệ Đà
của Ấn độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan.

Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ
Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ
chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B. Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà
khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cao chó đẻ chính là ức
chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản.

Giáo sư S. Jayaram và các cộng sự của đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28
người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ
người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg,
uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ còn được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, đó là công trình nghiên
cứu kết hợp giữa Nhật và Paraguay.

Bên cạnh sử dụng cây chó đẻ, bác Trung còn ăn uống kiêng cữ, cai rượu, thuốc lá, giảm
ăn chất béo, điều đó giúp gan không bị nhiễm độc, cũng không phải làm việc quá tải mà
còn tăng cường hoạt động của gan. Đông y còn chú trọng yếu tố tinh thần, thái độ lạc
quan, yêu đời, năng tập luyện thể dục, những điều đó cũng góp phần cải thiện cho gan.
Chính nhờ những điều trên, bác đã phục hồi sức khỏe, không còn lo lắng buồn phiền vì
căn bệnh trên nữa.

Bác Nguyễn Viết Kỹ chỉ nói mình bị viêm gan siêu vi mãn tính (mà không nói rõ loại gì)
và đã sử dụng vừa thuốc tây thuốc nam, nhưng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ lại
khuyên không được uống chó đẻ răng cưa. Vì vậy theo bài viết của chúng tôi, bác có thể
tham khảo về cây chó đẻ để hiểu tác dụng của nó. Nếu bác đã có đầy đủ các kết quả xét
nghiệm và muốn sử dụng thuốc nam, bác nên đến các phòng khám y học cổ truyền có uy
tín để được chẩn đoán chính xác hơn trước khi quyết định dùng cây diệp hạ châu hay
không. Không nên nghe lời khuyên của người quen khi chưa có kết quả chẩn đoán chuẩn
xác.

DS Lê Kim Phụng / Tuổi Trẻ


(ĐH Y dược TP.HCM)
==================================================
=======================

Uống cây chó đẻ – làm lui bệnh viêm gan B


(http://blog.yume.vn/xem-blog/viem-ga....35CAE3B6.html)
Có người mắc bệnh viêm gan siêu vi B kiên trì uống nước sắc từ cây chó đẻ dần dần
khỏi sốt, ăn được, ngủ được, khỏe lại.

Lương y Võ Mỹ Lưu, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh,


đang cầm cây chó đẻ -Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN
Tôi bị sốt liên tục nhiều ngày, vàng da, vàng mắt, không ăn được, chân, tay, bụng và mặt
bị sưng. Khám nghiệm bác sĩ khoa lây Bệnh viện Thống Nhất cho biết tôi bị bệnh viêm
gan siêu vi B rất nặng. Tôi và gia đình, các đồng nghiệp rất lo lắng băn khoăn.

Được sự quan tâm của tập thể bác sĩ, điều dưỡng tận tình chăm sóc cứu chữa, ngày đêm
truyền máu, truyền dịch, cho dùng thuốc dồn dập liên tục bốn tháng, tôi vượt qua được
cơn nguy kịch dần dần khỏi sốt, ăn được, ngủ được, khỏe lại.

Sau bốn tháng rưỡi điều trị, tôi được xuất viện. Gia đình và tôi tràn đầy niềm vui và biết
ơn các bác sĩ điều trị cho tôi.

Đúng hẹn, sau một tháng tôi đến bệnh viện tái khám. Bác sĩ giữ lại điều trị. Gan tôi diễn
biến xấu, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, chân bị sưng lại, người mệt kéo dài… và cứ lặp đi
lặp lại chu kỳ tái khám và điều trị như vậy kéo dài hơn hai năm liên tục. Tôi và gia đình
rất lo lắng.

Sang năm thứ ba – từ năm tôi bị bệnh – tôi về thăm lại đồng bào trước đây bao bọc giúp
đỡ tôi trong kháng chiến. Bà con rất lo lắng, thương mến và chỉ nhiều cây thuốc trị gan.
Đặc biệt là cây chó đẻ. Tôi đến Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh nhà hỏi các lương y, họ
khuyên dùng cây chó đẻ là tốt nhất.

Cách dùng: 50 gam/lần, uống liên tục sáu tháng; rồi dùng 30 gam/lần uống liên tục sáu
tháng tiếp theo. Dùng 20 gam/lần, uống liên tục cho cả năm tiếp theo và dùng 15 gam/lần
liên tục những năm sau đó đến khi lành bệnh. Về sau này tôi dùng không liên tục 5-10
gam nấu nước uống thay trà rất tốt.
Thế là tôi uống nước sắc từ cây chó đẻ đem lại kết quả không ngờ.Sau khi tôi uống nước
sắc từ cây chó đẻ hai tháng liên tục của năm thứ ba (kể từ ngày tôi lâm bệnh) đến bệnh
viện tái khám, bác sĩ cho biết bệnh gan tôi tiến triển rất tốt – gan không to, men gan hạ rất
thấp, hạ sườn phải không còn đau, không còn mỏi mệt, ăn ngủ bình thường.

Và cũng từ ngày đó đến nay, một vài năm hoặc lâu hơn nữa tôi mới đi tái khám. Mỗi lần
tái khám, bác sĩ cho biết gan tôi đã bình thường, chỉ men gan hơi cao một chút. Không
đáng lo ngại gì nữa nhưng chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống kiêng cữ là được. Tôi bỏ hẳn
thuốc lá, rượu bia, dầu mỡ. Hằng ngày lao động nhẹ vừa sức, 60 phút đạp xe thể dục sáng
chiều. 20g đi ngủ, 4g30 dậy lao động hoặc thể dục. Sống luôn lạc quan, vui vẻ, tin tưởng,
kiên trì. Nhờ vậy hơn 29 năm tôi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.

Chúng tôi xin bổ sung vài ý kiến về cây thuốc trên.

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus
amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C…, Trong kinh Vệ Đà
của Ấn độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau
này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin,
Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa
bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B. Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa
học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cao chó đẻ chính là ức chế
sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản.

Giáo sư S. Jayaram và các cộng sự của đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28
người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ
người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg,
uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ còn được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, đó là công trình nghiên
cứu kết hợp giữa Nhật và Paraguay.

Bên cạnh sử dụng cây chó đẻ, bác Trung còn ăn uống kiêng cữ, cai rượu, thuốc lá, giảm
ăn chất béo, điều đó giúp gan không bị nhiễm độc, cũng không phải làm việc quá tải mà
còn tăng cường hoạt động của gan. Đông y còn chú trọng yếu tố tinh thần, thái độ lạc
quan, yêu đời, năng tập luyện thể dục, những điều đó cũng góp phần cải thiện cho gan.
Chính nhờ những điều trên, bác đã phục hồi sức khỏe, không còn lo lắng buồn phiền vì
căn bệnh trên nữa.

Bác Nguyễn Viết Kỹ chỉ nói mình bị viêm gan siêu vi mãn tính (mà không nói rõ loại gì)
và đã sử dụng vừa thuốc tây thuốc nam, nhưng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ lại
khuyên không được uống chó đẻ răng cưa. Vì vậy theo bài viết của chúng tôi, bác có thể
tham khảo về cây chó đẻ để hiểu tác dụng của nó. Nếu bác đã có đầy đủ các kết quả xét
nghiệm và muốn sử dụng thuốc nam, bác nên đến các phòng khám y học cổ truyền có uy
tín để được chẩn đoán chính xác hơn trước khi quyết định dùng cây diệp hạ châu hay
không. Không nên nghe lời khuyên của người quen khi chưa có kết quả chẩn đoán chuẩn
xác.
DS LÊ KIM PHỤNG – (ĐH Y dược TP.HCM)
=========================================
Cây Chó Đẻ Thân đỏ
Cây Chó đẻ - Diệp Hạ Châu

=======================================
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng. Tên Hán
Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng
dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn) (danh pháp khoa học:
Phyllanthus urinaria, đồng nghĩa: Diasperus urinaria (Linnaeus) Kuntze; Phyllanthus
alatus Blume; P. cantoniensis Hornemann; P. cantoniensis Schweigger (1812), không
Hornemann (1807); P. chamaepeuce Ridley; P. lepidocarpus Siebold & Zuccarini; P.
leprocarpus Wight; P. nozeranii Rossignol & Haicour.).

Miêu tả

Cây thân thảo sống một năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, cao tới 80 cm;
thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc; các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông
cứng dọc theo một bên. Các lá xếp thành hai dãy; các lá kèm hình trứng-mũi mác, khoảng
1,5 mm, gốc lá kèm có tai dễ thấy; cuống lá kèm rất ngắn; phiến lá mỏng như giấy, thuôn
dài hay thuôn dài-trứng ngược hoặc gần như thẳng, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, kích
thước 4-10 x 2-5 mm, phần xa trục màu lục xám hoặc nhợt nhạt, hoặc đôi khi nhuốm màu
ánh đỏ, phần gần trục màu lục tươi hay sẫm, gốc lá chủ yếu tù, đôi khi không đối xứng dễ
thấy, mép lá có lông rung, đỉnh lá thuôn tròn, tù hoặc có chóp nhỏ nhọn đầu; các gân lá
bên 4-5 cặp, dễ thấy.

Cây đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùm 2-4 hoa dọc theo phần ngoại biên của
các cành nhỏ, lá đài 6, hình elip tới thuôn dài-trứng ngược, kích thước 0,3-0,6 x 0,2-0,4
mm, màu trắng hơi vàng, đỉnh tù; các tuyến đĩa mật hoa 6, màu lục; nhị hoa 3; chỉ nhị
hợp nhất hoàn toàn thành cột mảnh dẻ. Hoa cái dọc theo phần giữa và phần dưới của cành
nhỏ, 1 hoa; cuống hoa khoảng 0,5 mm, với 1-2 lá bắc con ở gốc cuống. Cuống hoa
khoảng 0,5 mm; lá đài 6, hình trứng tới hình trứng-mũi mác, gần bằng nhau, khoảng 1
mm, mép lá đài dạng màng, màu trắng hơi vàng, không rụng trên quả; đĩa mật hình tròn,
nguyên; bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, với các vảy nổi dễ thấy; vòi nhụy 3, tự do, chẻ
đôi ở đỉnh, các thùy cuốn ngoài.

Quả nang hình cầu, đường kính 2-2,5 mm, với các vết nổi hơi đỏ, nốt sần có vảy.

Hạt hình 3 mặt, kích thước 1-1,2 x 0,9-1 mm, màu nâu đỏ hơi xám nhạt, với 12-15 lằn
gợn ngang rõ nét ở lưng và các mặt, thường với 1-3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt. Ra
hoa trong khoảng tháng 4-6, kết quả tháng 7-11.

Phân bố

Sinh sống trên các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang, bìa rừng; dưới độ cao
100-600 m. Phân bố: Ấn Độ, Bhutan, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma,
Nepal, Nhật Bản, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô,
Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết
Giang), Việt Nam và Nam Mỹ.

Phân biệt

Ngoài ra người ta còn dùng cây chó đẻ quả tròn (Phyllanthus niruri Linn), là cây thảo
mọc hàng năm, nhẵn. Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa
đực và 1 hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có cuống rất ngắn, đài 5-6 hình bầu dục
mũi mác, đĩa mật gồm những tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, đài 5-6
giống ở hoa đực nhưng rộng hơn một ít, đĩa mật hình đấu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất
ngắn, rời nhau chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. Quả nang hình cầu. Ra hoa từ tháng 1-10.
Cây mọc dại trong vườn, gặp khắp nơi ở các miền nhiệt đới.

Cách sử dụng

Nhổ tòan cây, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm. Cây có vị hơi đắng ngọt,
tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian, toàn bộ cây được sử dụng làm thuốc, có tác dụng
giảm đau, chữa viêm gan, thông tiểu, có nơi còn sử dụng chữa bệnh viêm gan virus B, trị
trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm
ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.

( http://fdlserver.wordpress.com/2008/...rang-c%C6%B0a/ )

Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Diệp hạ châu, cây dại thành cây “vàng”
Ít ai ngờ cây diệp hạ châu đắng (tên thường gọi là cây chó đẻ thân xanh) giờ đây lại
giúp nhiều nông dân ở Phú Yên không chỉ cơm no áo ấm mà còn làm giàu.

Diệp hạ châu đắng (tên khoa học Phyllanthus amarus) là cây thuốc đã được người dân
dùng từ lâu đời để chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, phù thũng, điều kinh. Gần đây,
được chiết xuất chế tạo ra viên nang Hamega giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan
nhiễm mỡ, viêm gan B, xơ gan, điều trị viêm gan do vi-rút... Nhu cầu nguyên liệu diệp hạ
châu đắng hiện đang rất lớn trong nước và trên thế giới.

Kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền
Trung (TTDLMT) đóng tại thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên
cho biết: hiện đã triển khai trên 20 ha cho 100 hộ nông dân tại Phú Yên trồng diệp hạ
châu. Kết quả khảo nghiệm nhiều năm qua của TTDLMT cho thấy điều kiện sinh thái
vùng ven sông, đất cát tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa... rất thích hợp trồng
cây diệp hạ châu chất lượng cao để chế biến thuốc và xuất khẩu.

Một vùng rộng lớn đất rau màu phường Phú Thạnh (TP Tuy
Chi tiết về quy trình
Hòa, Phú Yên) nằm ven hạ lưu sông Ba, chỉ trong vài năm nay
trồng và cung ứng cây
đã trở thành một vùng chuyên canh diệp hạ châu trù phú. Ông
diệp hạ châu, bà con có
Châu Văn Đồng (ở khu phố 3, phường Phú Thạnh) kể: gia đình
thể liên hệ TTDLMT
ông chuyển 6 sào (500m2/sào) đất trồng rau màu sang thâm
theo số ĐT
canh diệp hạ châu từ 2 năm nay; quy trình kỹ thuật, giống và
057.3536009; Giám
một số loại phân bón vi sinh đều được TTDLMT hỗ trợ, lãi ròng
đốc kỹ sư Lê Thị Tuyết
luôn xấp xỉ 60 triệu đồng/năm, gấp 2 lần trồng rau màu và gấp
Anh: 0913.148.019.
10 lần trồng lúa trên cùng diện tích. Một ưu điểm nữa, theo ông
Đồng, là chỉ cần làm đúng quy trình làm đất kỹ, tưới nước nhẹ mỗi ngày hai bận, bón
phân vi sinh đúng liều... thì chẳng phải lo sâu bệnh hay cây kém phát triển.
Cuối năm 2008, Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Phú Yên đã cho triển khai dự án
“Trồng và phát triển cây dược liệu an toàn, phù hợp với vùng đất Phú Yên để làm thuốc
trong nước và xuất khẩu”. Theo đó, với kinh phí trên 1,8 tỉ đồng, từ nay đến cuối năm
2010, TTDLMT sẽ chuyển giao giống, vốn và công nghệ cho nông dân trồng 15 ha dược
liệu, trong đó cây diệp hạ châu chiếm đến 10 ha. Dự án đảm bảo đầu ra cho người trồng
với thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm. Diệp hạ châu có thể cho năng suất 15-16
tấn/ha/vụ từ 50-60 ngày, mỗi năm trồng được 4-5 vụ.

Kỹ sư Tuyết Anh lưu ý: “Nông dân muốn trồng diệp hạ châu nên liên hệ và có hợp đồng
cụ thể với các đơn vị chức năng để đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo sự
điều tiết của nhu cầu thị trường, tránh rủi ro”.

Hùng Phiên

Diệp hạ châu có phải thuốc thần?


Tạp chí số 3/2010
Đăng bởi: CN. Phạm Ninh Hải
Thứ hai, 05 Tháng 7 2010 15:50
Gần đây trong nhân dân truyền tụng nhau một loại sản phẩm đóng gói pha dùng làm trà uống có tác dụng
như " Thần Dược", chữa được bách bệnh,, Đó là trà Diệp Hạ Châu. Vậy thực chất loại " Thần dược ấy là gì,
chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những thông tin liên quan sau đây.
Theo nghiên cứu và phát hiện của Giáo sư tiến sĩ hoá dược Đỗ Tất Lợi trong cuốn "Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam", Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật in năm 1991 thì Diệp Hạ Châu thực ra là cây chó đẻ
răng cưa, có tên khoa học Phyllanthus urinaria, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây chó đẻ răng cưa


Cây chó đẻ răng cưa là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30 cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng
mang cành, thường có màu đỏ. Lá mọc so le, lưỡng lệ trông như lá kép, phiến lá thuôn dài 5- 15mm, rộng 2-
5mm, đầu nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên nhưng hơi như có răng cưa, rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không
cuống hay có cuống, rất ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực hoa cái, cùng gốc, đực
ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống hoặc có cuống rất ngắn. Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo
lủng lẳng dưới lá. Gọi diệp hạ châu, theo phiên âm Hán - Việt: diệp= lá, hạ = dưới, châu = hạt, nghĩa là hạt
dưới mặt lá. Hạt 3 cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.
Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta cũng như khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta
dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi, có khi
phơi khô.
Năm 1961, Phòng đông y Viện vi trùng Việt Nam nghiên cứu thấy cây chó đẻ răng cưa có một số tác dụng
kháng sinh.
Kinh nghiệm từ lâu nhân dân rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu,
mụn nhọt. Còn có tác dụng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn. Ngày uống 20 -40 g cây tươi, sao khô
sắc đặc mà uống. Dùng ngoài không có liều lượng.
Theo các tài liệu Ấn Độ, trong cây này có muối kali và chất đắng, được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, hoặc
làm thuốc thông sữa...
Ở Việt Nam, nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu, Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu
thành công và đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm Trà Diệp Hạ châu,.
Ở Hải Dương, cây chó đẻ răng cưa dễ kiếm, cây mọc tự nhiên ở khắp nơi, nhưng hiện chưa thấy cơ sở nào
sản xuất, chế biến. Sản phẩm được sản xuất từ cây chó đẻ răng cưa mới thấy xuất hiện trên thị trường Hải
Dương từ năm 2009, có nguồn gốc từ phia Nam, do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc miền Trung,
tại tỉnh Phú Yên sản xuất, sản phẩm có tên Trà Diệp Hạ Châu dạng sấy khô, ép khuôn đựợc đóng gói nilon
250g/gói, có giá bán 50.000đ/gói.
Theo giới thiệu trên nhãn sản phẩm, đây là sản phẩm sạch, thành phần gồm 100% lá Diệp Hạ Châu, có công
dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa. Cách dùng: 10 gram lá Diệp hạ châu với
1000ml nước đun sôi, dùng cả ngày.
Hầu hết những người đã sử dụng sản phẩm này khi được hỏi đều kết luận là rất tốt, giúp ăn ngon miệng,
chóng đói, dễ ngủ, ngủ sâu...
Tuy nhiên sử dụng bất tiện do lá Diệp Hạ Châu nhỏ, mỏng khô và nhẹ nên khi cho vào ấm pha trà thường
hay bị vương vãi, và khi rót ấm thường tắc vòi, nước ra theo cả bã, còn việc bảo quản cũng bất tiện nhất là
trong điều kiện mưa ẩm thường xuyên.
Như vậy có thể thấy rằng Diệp Hạ Châu không phải là một sản phẩm gì cao sang, xa lạ, mà nó chính là cây
chó đẻ răng cưa, là một loại cây thuốc nam dễ kiếm, rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng làm thuốc rất quí, mọi
người đều có thể tự chế để sử dụng. Còn với sản phẩm hiện bán trên thị trường vấn đề quan tâm của người
tiêu dùng là độ sạch và tính tiện ích khi sử dụng sản phẩm. Đây là vấn đề nhà sản xuất nên biết không chỉ vì
sự phát triển bền vững riêng của doanh nghiệp mà còn vì sức khoẻ, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Nguyễn Văn Vượng
Bài đăng trên tạp chí KHCN&MT số 3/2010

Câu chuyện về cây Diệp hạ


châu
Bà Nicole Maxwell thường xuyên gặp gỡ các pháp sư và những người Ấn Ðộ ở vùng sông Amazon. Thời
gian sau đó, bà được gặp một người Ðức đã từng sử dụng Chanca Piedra trong chữa bệnh tại Ðức. Ông ta
nói rằng có tới 94% bệnh nhân của mình được hỏi đều cho biết sỏi thận đã hoàn toàn loại trừ sau 1- 2 tuần
điều trị. Tuy nhiên vài giờ sau khi loại bỏ được sỏi thận, một vài bệnh nhân đã bị chuột rút. Những thầy
thuốc khác đã phỏng vấn những bệnh nhân được Nicole Maxwell cho sử dụng Chanca Piedra. Họ đều nói
rằng có thể sử dụng vào bất cứ thời gian nào và không xảy ra tác dụng phụ gì.

Chaca piedra là cây gì?

Ðó chính là cây Phyllanthus ninuri, một cây thuốc cùng họ với cây Phyllanthus amarus mà dân ta gọi là
Diệp hạ châu đắng, còn cây Diệp hạ châu ngọt được gọi với tên Phyllanthus urinaria..., cũng đã trở nên
quen thuộc với người dân Việt Nam dưới tên gọi dân dã là Chó đẻ răng cưa, hoặc mỹ miều hơn là Diệp hạ
châu (ngọc dưới lá).

Những cây thuốc cùng họ EUPHORBIACEAE cũng được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, và người
ta cho rằng đây là một dược thảo phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tại Ấn Ðộ, theo mô tả của các nhà khoa
học, cây thuốc này có thể cao từ 30 - 60cm và có hoa màu vàng. Ngoài ra còn được tìm thấy ở các nước
khác như Trung Quốc (Phyllanthus urinaria), Cu Ba, Nigeria, Guam, Philippines... Toàn bộ cây được sử
dụng làm thuốc, có tác dụng giảm đau, chữa viêm gan... Các nhà khoa học đã chứng minh đây là một cây
thuốc mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe con người.

Công dụng của Diệp hạ châu

Tại Pháp, Chanca Piedra còn được sử dụng điều trị sỏi thận, sỏi mật. Sản phẩm của Chanca Piedra gọi là
Pilosuryl, được bán như một thuốc lợi tiểu. Chanca Piedra có thể sử dụng kéo dài nhằm khôi phục chức
năng bình thường của gan và giải độc cơ thể (do gan có chức năng thải độc, chống độc cho cơ thể).

Việc ăn các thức ăn có nhiều bơ, sữa, thịt, đường, thức ăn nhanh, hóa chất sát trùng, uống nước tiệt trùng
bằng Clo, nước chứa ký sinh trùng, sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ trẻ và hormone ở phụ nữ mãn kinh,
điều trị bằng các hormone steroid, hóa trị liệu điều trị ung thư, sử dụng thuốc chữa bệnh tim mạch và ngăn
ngừa chống loãng xương... cũng chính là những nguyên nhân thường gặp gây tổn hại cho gan.

Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Ðại học Dược Santa Catarina (Brazil) vào năm 1984 về Chanca
Piedra đã phát hiện có một alkaloid là phyllan thoside. Alkaloid này có tác dụng chống co thắt mạnh.
Phyllanthoside có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, do vậy có thể giải thích được hiệu quả chữa
bệnh của nó trong điều trị sỏi thận, sỏi mật.

Các nhà nghiên cứu Brazil cũng khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của vài giống Phyllanthus,
bao gồm Phyllanthus niruri. Trong một cuốn sách có tựa đề "Cats claw, cây leo chữa bệnh" của Peru, tác
giả Kenneth Jones đã dành hẳn một chương mục để nói về Chanca Piedra.

Chúng ta biết rằng, morphin là một thuốc giảm đau gây nghiện cổ điển nhất trên thế giới và indomethacin
cũng là một thuốc chống viêm, giảm đau. Thế nhưng, trong các cuộc thử nghiệm, Phyllanthus niruri có tác
dụng giảm đau mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin!

Tác dụng giảm đau của Phyllanthus đã được các nhà khoa học Brazil cho là do axit gallic, ester ethyl và hỗn
hợp steroid như beta sitosterol và stigmasterol. Từ những năm 1960 đã có thông tin nói về Chanca Piedra.
Những nghiên cứu của Brazil và Ấn Ðộ trước hết được áp dụng trên những người bản xứ. Trong một vài
nghiên cứu khác đã được báo cáo, người ta không thấy có sự khác biệt nào của Phyllanthus niruni và
Phyllanthus amarus vì các hoạt chất của 2 cây này là giống nhau.

Trong thực tế, các nhà khoa học cho rằng nó chỉ là một loại cây với hai tên gọi khác nhau mà thôi. Tác dụng
chống co thắt của Chanca Piedra trong nghiên cứu giữa năm 1980 của các nhà khoa học Brazil đã giải thích
tác dụng điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang trong dân gian của cây thuốc này.

Những Alkaloid của Phyllanthus có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là đối với cơ quan bài tiết. Các nhà
nghiên cứu phỏng đoán nó có tác dụng làm mòn sỏi ở đường tiết niệu (thận và bàng quang).

Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Ðộ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị của Chanca Piedra
đối với bệnh gan là do tác dụng của các hoạt chất phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal. Glycoside
được tìm thấy trong Chanca Piedra đã ức chế men Aldose reductase (AR), do các nhà nghiên cứu Nhật Bản
kết luận thông qua một nghiên cứu tiến hành vào những năm 1988 - 1989. Còn vào các năm 1994 - 1995,
các nhà khoa học Brazil đã phát hiện tác dụng giảm đau của Chanca Piedra. Trong một ghi chú đặc biệt,
cuối những năm 80, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm
gan B của cây thuốc này.

Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một thuốc chứa Phyllanthus
amarus của Ấn Ðộ đã cho kết quả hứa hẹn trong cả Invivo và Invitro. Nghiên cứu Invitro về sự ức chế virus
viêm gan B của Break Stone được báo cáo tại Ấn Ðộ vào năm 1982. Trong nghiên cứu trên Invivo, Break
Stone cũng đã loại trừ virus gây bệnh viêm gan B ở những động vật có vú trong 3 - 6 tuần.

Những nghiên cứu khác tiến hành vào những năm 1990 - 1995 đã cho thấy Chanca Piedra có tác dụng
chống lại virus viêm gan B.

Chúng ta cũng biết rằng virus viêm gan B không chỉ tồn tại trong giai đoạn cấp tính mà còn tồn tại trong cơ
thể và có thể tiến tới gây ung thư gan. Các nghiên cứu cho thấy có tới 90% bệnh nhân bị ung thư gan đã
từng mắc bệnh viêm gan virus B và đây quả là một điều đáng sợ! Phyllanthus niruri và Phyllanthus amatrus
đã cho thấy các dược chất tự nhiên không độc mà nó chứa đựng có tác dụng đối với virus viêm gan B.

Cây thuốc này còn có tác động tới cả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi mà AIDS trở thành đại dịch nguy
hiểm trên thế giới và cho tới nay việc điều trị vẫn còn là một thách thức đối với khoa học, thì những nghiên
cứu gần đây nhất của Break Stone đã phát hiện tác dụng chống virus HIV của cây thuốc này. Vào năm
1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của Phyllanthus
niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV với cao lỏng của cây thuốc. Trong một
nghiên cứu khoa học được tiến hành vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng
đã chiết xuất được ít nhất một hoạt chất có tác dụng này và người ta đã đặt tên nó là "Nuruside".

Diệp hạ châu có độc tính không?

Người ta không gặp bất cứ độc tính nào ngoại trừ hiện tượng gây chứng chuột rút trong thời gian sử dụng
thuốc. Nếu có hiện tượng chuột rút thì cần giảm 1/2 liều điều trị, thuốc đảm bảo an toàn ở phụ nữ có thai.

BS. QUÁCH TUẤN VINH - ykhoanet.com

You might also like