You are on page 1of 42

Thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2
I. Chứng khoán và thị trường chứng khoán 2
II. Chức năng của thị trường chứng khoán 5
III. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán 6
IV. Vai trò của thị trường chứng khoán 8
V. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 10
VI. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 11
VII. Các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán 12
VIII. Nguyên tắc CAN SLIM trong đầu tư chứng khoán. 20

PHẦN II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 23


I. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam 23
II. Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 24

PHẦN III. HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 33


I. Hiện trạng thị trường chứng khoán VIệt Nam 33
II. Những hạn chế của thị trường chứng khoán
35
III. Những nguyên nhân tồn tại. 37
IV. Giải pháp cho sự phát triển bền vững 38

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 1


Thị trường chứng khoán Việt Nam

PHẦN I
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trên Thế giới
Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay,
hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán. Thị trường
chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế
của những nước theo cơ chế thị trường.
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15 ở tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các
thương gia thường tụ tập tại một số khu như quán cafe để trao đổi mua bán các loại hàng hóa
như nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Điểm đặc biệt ở đây là các thương
gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, không có hàng hóa thật. Những cuộc thương lượng
này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng trao đổi mua bán ngay hoặc cho tương lai.
Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó
thực sự thành một khu chợ riêng. Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó là hàng
tuần rồi rút ngắn còn hàng ngày. Trong các phiên họp chợ tại đây các thương gia thống nhất
với nhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này trở thành những quy tắc có giá trị bắt
buộc với những ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứng khoán hình thành từ đó.
Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1943 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại thành phố
Bruges (Vương quốc Bỉ). Trước lữ quán có 1 bảng hiệu vẽ hình ba túi da và chữ. Ba túi da
tượng trưng cho họ ba nội dung của thị trường chứng khoán: thị trường hàng hoá, thị trường
ngoại tệ, và thị trường chứng khoán động sản, còn chữ “Bourse” có nghĩa là mậu dịch thị
trường hay còn gọi là “nơi buôn bán chứng khoán”.
Đến năm 1547, thị trường ở thành phố Bruges sụp đổ do cửa biển Envin - nơi dẫn các
tàu thuyền vào buôn bán tại thành phố bị cát biển lấp mất. Tuy nhiên vào năm 1531, thị
trường này đã được dời đến thành phố cảng Anvers (Bỉ). Từ đó, thị trường này phát triển
nhanh chóng. Một thị trường như vậy cũng được thành lập tại London (Vương quốc Anh ) thế
kỷ 18 và sau đó là một loạt thị trường ra đời tại Pháp, Đức, Ý và một số nước Bắc Âu và Mỹ
cũng được thành lập. Sau một thời gian hoạt động, thị trường đã chứng tỏ khả năng không
đáp ứng được yêu cầu cả ba loại giao dịch khác nhau. Vì thế, thị trường hàng hoá được tách
thành các khu thương mại, thị trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị trường hối
đoái. Thị trường chứng khoán động sản trở thành thị trường chứng khoán
Như vậy, thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ thứ 15. Sự hình thành thị trường
chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và một số thị trường khác.
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những
giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, thị trường
chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhưng đến “ngày thứ sáu đen tối” vào ngày 29-10-1929 là mở đầu cuộc khủng hoảng của thị
trường chứng khoán New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứng
khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ. Sau thế chiến thứ hai, thị
trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 2
Thị trường chứng khoán Việt Nam
19/10/1987 (ngày thứ hai đen tối) một lần nữa đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới
suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng
năm 1929. Theo quy luật tự nhiên, sau hơn hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán thế
giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá
chứng khoán của tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới sụt kinh khủng. Tuy ở mỗi
khu vực và mỗi nước ở mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị trường chứng khoán
toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước.
Tháng 7/1997, thị trường chứng khoán ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu
từ Thái Lan, Inđonexia – hoạt động trì trệ một thời gian do thiếu hàng hóa và do không được
quan tâm đúng mức. Thị trường Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống
nhất hoạt động của 2 sở giao dịch chứng khoán Makita và Manila ...
Đến nay thị trường chứng khoán các nước phát triển mạnh mẽ về số lượng thị trường
chứng khoán lên đến 160 sở giao dịch phân tán khắp các châu lục, chất lượng hoạt động thị
trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến tới thị
trường chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế.
Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp
hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp…Bên cạnh đó hơn 40 nước phát triển đã thiết lập thị
trường chứng khoán cũng đã hình thành ở các nước láng giềng Việt Nam như Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Philipin và Indonexia và Việt Nam cũng đã có trung tâm giao dịch thị
trường chứng khoán thành phố Hồ chí Minh (7/2000) và Hà Nội.
Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được
trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang
phát triển, đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân

2. Các khái niệm cơ bản của thị trường chứng khoán


2.1. Chứng khoán
a) Khái niệm
Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn
đầu tư ; chứng khoán xác định quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều
kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó.
Chứng khoán do chính phủ, chính quyền địa phương và các công ty phát hành với mức
giá nhất định. Sau khi phát hành, các chứng khoán có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên
thị trường chứng khoán với các mức giá khác nhau tùy thuoccj vào cung và cầu trên thị
trường
b) Phân loại
Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán
ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty
cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn.
-Cổ phiếu thường : là cổ phiếu xác định quyền sở hữu của cổ đông trong công ty. Cổ
phiếu thường được đặc trưng bởi quản lý, kiểm soát công ty. Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường
được tham gia bầu hội đồng quản trị, tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề lớn của công
ty. Cổ tức của cổ phiếu thường được trả khi hội đồng quản trị công bố. Khi công ty giải thể
hoặc phá sản, cổ đông sở hữu cổ phiếu thường sẽ được chia số tiền còn lại sau khi thanh toán
các khoản nợ và thanh toán cho cổ phiếu ưu đãi.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 3


Thị trường chứng khoán Việt Nam
-Cổ phiếu ưu đãi : là cổ phiếu có cổ tức xác định được thể hiện bằng số tiền được in trên
cổ phiếu hoặc theo tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu ưu đãi thường
được trả cổ tức trước các cổ phiếu thường. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham
gia bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ phiếu ưu đãi được
ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu thường.
Trái phiếu, điển hình của chứng khoán nợ là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ
của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán (người
cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả vốn lẫn lãi trong những khoảng thời gian cụ
thể.
Trái phiếu có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào chủ thể phát hành: trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương (do chính
phủ và địa phương phát hành) và trái phiếu công ty (do công ty phát hành)
- Căn cứ vào cách thức trả lãi, trái phiếu được chia thành các loại sau:
+ Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu được thanh toán cố định theo kỳ
+ Trái phiếu với lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà khoản lãi thu được thay đổi theo
sự biến động của lãi suất thị trường hoặc bị chi phối bởi biểu giá, chẳng hạn như giá bán lẻ.
+ Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu không trả thường và được bán theo nguyên
tắc chiết khấu. Tiền thưởng cho việc sở hữu trái phiếu nằm dưới dạng lợi nhuận do vốn đem
lại hơn là tiền thu nhập (nó là phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa- mệnh giá trái phiếu và
giá mua)
- Trái phiếu có đảm bảo và trái phiếu không có đảm bảo.
Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán còn phát hành hình thức hỗn hợp chứng khoán
nhằm thích ứng với nhu cầu đặc biệt của thị trường vốn. Chứng khoán hỗn hợp có những loại
chủ yếu sau:
Trái phiếu công ty có khả năng chuyển đổi : Loại trái phiếu này có một mức lãi suất cố
định, ngoài ra nó còn đảm bảo cho người quyền sở hữu quyền đổi trái phiếu thành cổ phiếu
trong một thời hạn với những điều kiện xác định. Giá trị của quyền chuyển đổi không chỉ phụ
thuộc vào quyền chuyển đổi mà còn phụ thuộc vào chất lượng cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu : Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu tương tự như trái
phiếu nói chung nhưng ngoài khoản lợi tức cố định được nhận, nó còn có quyền mua một số
lượng cổ phiếu nhất định của công ty đang phát hành với một tỷ lệ và thời hạn ưu đãi đối với
cổ đông thực thụ. Loại chứng khoán này có một “chứng chỉ quyền mua” được tách ra sau khi
phát hành chứng khoán. Về nguyên tắc “chứng chỉ quyền mua “ thị trường chứng khoán tách
ra sau khi phát hành chứng khoán một thời gian và được lưu thông độc lập trên thị trường.
Trái phiếu thu nhập bổ sung : Loại chứng khoán này đảm bảo một khoản lợi tức cố định
nhưng người sở hữu có thể nhận được một khoản thu nhập bổ sung theo sự dao động tăng
của cổ tức mà các cổ đông được hưởng.
c) Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán
- Chứng quyền : là giấy xác nhận quyền được mua cổ phiếu mới phát hành tại mức giải
tường bán ra của công ty. Các chứng quyền thường được phát hành cho cổ đông cũ, sau đó
chúng có thể được đem ra giao dịch
- Chứng khế : là các giấy tờ được phát hành kèm theo các trái phiếu, trong đó xác nhận
quyền được mua cổ phiếu theo những điều kiện nhất định.
- Chứng chỉ thụ hưởng : là giấy tờ xác nhận quyền lợi của khách hàng là những nhà đầu
tư cá nhân trong các quỹ đầu tư nhất định. Chứng chỉ này có thể được mua bán, giao dịch trên

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 4


Thị trường chứng khoán Việt Nam
thị trường chứng khoán như các giấy tờ có giá trị khác. Chứng chỉ này do công ty tín thác đầu
tư hay các quỹ tương hỗ phát hành ( là tổ chức chuyên nghiệp thực hiện đầu tư theo sự ủy
nhiệm của khách hàng)…
2.2 Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng,
trao đổi các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ phái sinh,…bao gồm cả
chứng khoán niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán và chứng khoán giao dịch
không công khai, nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là thị trường chứng khoán
tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc giao dịch được tổ
chức tập trung theo một địa điểm vật chất.
Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán tập trung là Sở giao dịch chứng khoán
(Stock exchange). Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa
điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình
thành lên giá giao dịch.
Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter).
Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán
phân tán khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được
hình thành theo phương thức thỏa thuận.
Hàng hóa chủ yếu trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn thường là cổ phiếu, còn trái
phiếu và các công cụ phái sinh khác hay được mua bán trên thị trương OTC hơn. Quy mô
chứng khoánủa thị trường trái phiếu toàn cầu được ước tính vào khoảng 45.000 tỷ USD, còn
quy mô của thị trường cổ phiếu vào khoảng phân nửa con số đó. Quy mô của thị trường
chứng khoán phái sinh vào khoảng 300.000 tỷ USD, tuy nhiên ngời ta không so sánh nó trực
tiếp với hai thị trường trên vì đó chỉ là giá trị danh nghĩa của chúng, trong khi các con số nói
trước đó là giá trị thực của cổ phiếu, trái phiếu.

II. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ
được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội.
Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy
động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ
các nhu cầu chung của xã hội.
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính
chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn hàng hóa phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình.
3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là
một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho
thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng
động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng
cao.
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 5
Thị trường chứng khoán Việt Nam
4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng
hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh
chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế
tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh
tế. Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công
cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường
chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù dắp
thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số
chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo
cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế

III. VỊ TRÍ VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


1. Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Đó là một thị trường
vốn dài hạn được dặc trưng bởi quan hệ mua bán các loại cổ phiếu và trái phiếu.

Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn

Thị
Thị trường tiền tệ trường chứngvốn
Thị trường
khoán

Thời gian đáo hạn 1 năm t

Như vậy, trên thị trường chứng khoán giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài
chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.
Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính nơi diễn ra quá
trình phát hành, mua bán công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu).

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 6


Thị trường chứng khoán Việt Nam

TT Nợ TT Vốn cổ phần

TT Trái phiếu TT Cổ Phiếu

2. Cấu trúc và phân loại của thị trường chứng khoán


Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính
(cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng… có kỳ hạn trên một năm). Sau đây là một số
cách phân loại thị trường chứng khoán cơ bản:
a. Xét về phương diện pháp lý
- Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của
pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được dăng biểu hay đặc biệt được biểu lệ.
Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo
đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tức là đã hội đủ
tiêu chuẩn quy định.
Chứng khoán biểu lệ là chứng khoán do Chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát
hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán nằm
ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh
chứng khoán như tại sở giao dịch. Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thỏa thuận giữa
người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán.
Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán không được đăng
biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.
b. Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán:
- Thị trường sơ cấp: còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ
nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Trên thị trường này,
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các
chứng khoán mới phát hành.Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
- Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến
nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác
thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị
trường sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không phải là sự
khác nhau về hinhg thức mà là sự khác nhau về nội dung, về hình thức mà là sự khác nhau về
nội dung, về mục đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 7
Thị trường chứng khoán Việt Nam
ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát
triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp. dù việc giao dịch còn rất nhộn nhịp có hàng chục
người
c. Xét về phương thức giao dịch
- Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao
dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau một vài ngày theo thỏa
thuận.
- Thị trường giao sau: là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định
sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra
trong một thời hạn ở tương lai.
d. Xét về đặc điểm hàng hóa lưu hành trên thị trường
- Thị trường cổ phiếu : là thị trường gao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ
phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại trái phiếu đã được
phát hành, các loại trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái
phiếu Chính phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán
lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền
chọn…

IV. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


Thứ nhất, thị trường chứng khoán với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao,
có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế
Ở Hàn Quốc, thị trường chứng khoán đã đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng
kinh tế trong hơn ba mươi năm cho tới cuối thập kỷ 90. THị trường chứng khoán Hàn Quốc
lớn mạnh đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với tổng giá trị huy động là 160 tỷ đôla Mỹ, đã góp
phần tạo mức tăng trưởng kinh tế đạt mức trung bình 9%/năm, thu nhập quốc dân năm 1995
là trên 10.000USD/người
Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn
một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy
cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Thực tế trên thị trường chứng khoán, tất cả các
thông tin được cập nhập và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó họ mới có thể
nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường.
Thị trường chứng khoán tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều
này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của
chính họ và làm giảm chi phí tài chính.
Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công
ty và giúp họ tránh các khoản vay chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các Ngân
hàng Thương mại. Thị trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên
thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Đây chính là yếu tố đảm bảo cho sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực
trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.
Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc
buộc các tập doàn gia đình phát hành chứng khoán ra công chúng, giải tỏa sự tập trung quyền
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 8
Thị trường chứng khoán Việt Nam
lực kinh tế của các tập đoàn song vẫn tập trung vốn cho việc phát triển kinh tế. Việc tăng
cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình
phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả
và tăng cường về kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý
doanh nghiệp. Khi qui mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức
tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều
kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thức đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứng
khoán đã làm giảm các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hòa lợi giữa lợi ích
của chủ sở hữu, nhà quản lý và người làm công.
Thứ tư, là hiệu quả quốc tế hóa thị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường chứng
khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty
có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời
tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty
trong nước.
Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia là những minh chứng điển hình về việc tận
dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét
các hoạt động tiêu cực có thể xảy ra như việc tăng cung tiền qua mức, áp lực lạm phát, vấn đề
chảy máu vốn, hoặc sự thâu tóm của người nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho chính phủ huy động các nguồn tài
chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính
sách tài chính tiền tệ của chính phủ. Đây chính là điểm thể hiện rõ nhất vị trí quan trọng của
thị trường chứng khoán trong nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh
doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh
doanh, cho phép chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc
phân bổ nguồn lực cho họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc lại nền
kinh tế.
Ngoài những tác động tích cực trên, thị trường chứng khoán cũng có những tiêu cực
nhất định. Thị trường chứng khoán làm việc trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị
trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống
nhau. Như vậy, giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và
không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực.
Một số tiêu cực khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng
xung đột quyền lực làm thiệt hại cho các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng
thị trường làm nản lòng nhà đầu tư và như vậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư.
Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo
vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo cho tính hiệu quả của thị trường.
Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán được thể hiện trên khía cạnh khác nhau.
Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán có thực sự được phát huy hay
hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia vào thị trường và sự quản lý của Nhà
nước.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 9


Thị trường chứng khoán Việt Nam

V. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG


KHOÁN
1. Nguyên tắc trung gian
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều được
thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới (công ty chứng khoán).
Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng, họ còn có
thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc
đầu tư…
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận với nhau để
mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà
môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
2. Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là loại hàng hóa trừu tượng nên thị trường chứng khoán phải được xây
dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có
nghĩa vụ phải cung cấp thông tin (tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất
thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý cổ đông, cổ
đông đa số…) đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan. Các thông
tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị
trường chứng khoán.
Nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo quyền lợi cho người
mua chứng khoán không bị “hớ” trong mua bán chứng khoán.
3. Nguyên tắc đấu giá
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và lệnh bán.
Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này.
Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động
Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu
giá.
Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống
máy chủ của Sở giao dịch cứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại
mức giá này chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất
4. Nguyên tắc cạnh tranh
Theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về
chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty.
Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của
mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục
tiêu của mình.
Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một
lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
5. Nguyên tắc công bằng
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định
chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử
phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 10


Thị trường chứng khoán Việt Nam

6. Nguyên tắc tập trung


Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các
nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức tự quản.
Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một
cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nước trên thế
giới hiện nay, chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất. Tuy nhiên, người dân mọi miền
đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng
khoán mở ở các điểm dân cư.

VI. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm
sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức liên quan đến chứng khoán.
1. Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và
trái phiếu địa phương
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu, chứng chỉ
thụ hưởng …phục vụ cho hoạt động của họ.
2. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại:
+ Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên
thị trường chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
+ Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán
với số lượng lớn trên thị trường.
Các định chế này có thể tồn tại các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ
lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhiệm một hoặc
nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư
vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với TTCK ở Việt nam
- Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành
những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các
quy định của luật pháp và ủy ban chứng khoán.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là cầu nối giữa các nhà kinh doanh chứng

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 11


Thị trường chứng khoán Việt Nam
khoán với các cơ quan quản lý nhà nước và công chúng đầu tư cũng như tham gia vào việc
ban hành các cơ chế, chính sách...
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán thường là các ngân hàng lưu ký
(ngân hàng thương mại được phép hoạt động lưu ký chứng khoán), các công ty chứng khoán,
được gọi chung là các tổ chức lưu ký. Các tổ chức thanh toán tiền cho các giao dịch chứng
khoán là các ngân hàng thanh toán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch
chứng khoán.
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung câp dịch vụ đánh giá năng
lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết
của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.

VII. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Giao dịch chứng khoán
Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên thị trường
tập trung (Trung tâmgiao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập
trung.
a) Mua chứng khoán của tổ chức phát hành
Đối với loại chứng khoán này, ta có thể thực hiện theo 2 hình thức:
- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực
tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý.
- Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành
thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng Thương mại.
Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm giao dịch
chứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác hiện nay
gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua và bạn cũng phải trực tiếp dến tổ chức
phát hành (hoặc quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua.
b)Mua bán chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua
bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Khi mua chứng khoán niêm yết, phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm
Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thỏa thuận.
- Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về
giá và ưu tiên về thời gian.
- Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công
ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán trên nguyên
tắc thỏa thuận về giá.
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán:
(Toàn bội quy trình này được tiến hành theo 5 bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua bán chứng khoán tại một công ty
chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 12
Thị trường chứng khoán Việt Nam
- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao
dịch cho công ty chứng khoán.
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người
bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua
bán.
2. Điều kiện và cách thức để một công ty có thể lên sàn giao dịch chứng khoán
Để được phép niêm yết và giao dịch cổ phần của mình trên sàn giao dịch các công ty cần
thiết đáp ứng được yêu cầu của sàn giao dịch cũng như thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý
quy định của pháp luật.
Điều kiện và thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch, Trung tâm giao dịch
chứng khoán được quy định chi tiết tại Nghị định số 14/2007/NĐ – CP do Thủ tướng Chính
Phủ ký ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Cụ thể
như sau:
2.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu:
2.1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ
lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết.
c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật , công
khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông
lớn và những người liên quan.
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ,
e) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị , Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ
100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ
phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc quyền sở hữu Nhà
nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
e) Có hồ sơ dăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
2.1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các
khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ
100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ
phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do
các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định;

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 13


Thị trường chứng khoán Việt Nam
e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng
hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần
không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.
2.2. Cách thức để một công ty có thể niêm yết cổ phiếu trên SGD, Trung tâm GDCK:
Để có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK, tổ chức
đăng ký niêm yết cổ phiếu phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGD chứng khoán, Trung
tâm GDCK. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước
thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;
đ) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ
phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này
trong thời gian 6 tháng tiếp theo;
e) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
g) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã
đăng ký lưu ký tập trung.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGD
chứng khoán, Trung tâm GDCK có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết.
Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
3. Phát hành và niêm yết chứng khoán
Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Việc đưa các
chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung
(Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán) gọi là niêm yết chứng
khoán.
3.1. Phát hành chứng khoán
3.1.1. Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới
gọi là phát hành chứng khoán.
Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên
ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát
hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là
đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát
hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này
3.1.2. Phương thức phát hành chứng khoán
Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và
phát hành ra công chúng.
a) Phát hành riêng lẻ(Private Placement)
Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi
một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ
chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn
chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia
vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 14


Thị trường chứng khoán Việt Nam
phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu
thường - cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này.
b) Phát hành chứng khoán ra công chúng
Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán có thể chuyển
nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong
đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức
nhất định
Có sự khác nhau giữa việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng:
* Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
- Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công
ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư.
- Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại
chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư.
* Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thức duy nhất, đó là chào
bán sơ cấp (phân phối sơ cấp).
Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về
chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp phép. Những công
ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông
tin công khai và chịu sự giám sát riêng theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Ở Việt Nam, việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán phải tuân theo các qui định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998
của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này qui định việc phát
hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung phải được Uỷ
ban chứng khoán cấp phép trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Các chứng khoán này sau
khi được phát hành ra công chúng sẽ được niêm yết tại Trung tâm giao dịch choán.
Mục đích của việc phân biệt hai hình thức phát hành (phát hành riêng lẻ và phát hành ra
công chúng như trên là nhằm có các biện pháp bảo vệ cho công chúng đầu tư, nhất là những
nhà đầu tư nhỏ không hiểu biết nhiều về lĩnh vực chứng khoán. Nhằm mục đích này, để được
phép phát hành ra công chúng, tổ chức phát hành phải là những công ty làm ăn có chất lượng
cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng được các điều kiện do cơ quan quản
lý nhà nước về chứng khoán( Ủy ban chứng khoán nhà nước).
c) Ý nghĩa cơ bản của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những
người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động
sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà
đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường
chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công
ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và
giao dịch trên thị trường chúng khoán sơ cấp.
3.1.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
a) Khái niệm: Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện
các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp
bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng
đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 15


Thị trường chứng khoán Việt Nam
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ
chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.
b) Các phương thức bảo lãnh phát hành
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh
cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng
khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các
tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá
chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công
chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá
chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi
một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong
trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy,
công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng
bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do
vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không
được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể
nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số
chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công
chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực
lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng
nhất.
Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh tổ
chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết
bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường,
nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát
hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân
phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương
thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo
phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng
khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng
khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp
hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.
3.2. Niêm yết chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và
giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch
Chứng khoán). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán
nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao
dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn
đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó.
4. Phương thức tổ chức và giao dịch
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 16
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng sẽ được giao dịch trên
thị trường thứ cấp. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp
thuộc về các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứ không thuộc về các công ty phát hành chứng
khoán.
Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao
dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3.
- Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán): là thị trường trong đó việc giao dịch
mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading
floor). Các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch thông thường là chứng khoán của
những công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của thị trường. Phương thức giao dịch tại
Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong đó các lệnh mua, bán được ghép với nhau để hình
thành giá cả cạnh tranh tốt nhất.
- Thị trường phi tập trung (OTC): là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng
khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống computer nối mạng
giữa các thành viên của thị trường. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường phi tập
trung là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ.
Phương thức giao dịch tại thị trường OTC là phương thức thỏa thuận, giá cả chứng khoán
được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa các thành viên của thị trường.
- Thị trường thứ 3: là thị trường, trong đó hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không
được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của các Sở giao dịch và hệ thống computer của thị
trường OTC.
4.1. Sở giao dịch chứng khoán:
4.1.1. Hình thức sở hữu của Sở giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định
của pháp luật. Lịch sử phát triển Sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các
hình thức sở hữu sau đây:
- Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là công ty
chứng khoán sở hữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản
trị mà thành phần đa số do các công ty chứng khoán thành viên cử ra. VD: Sở giao dịch
chứng khoán Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan.
- Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài
chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định của Luật công ty. VD: Đức,
Malaysia, London, Hongkong…- Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do
Nhà nước sở hữu (phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán
Warsawar, Istabul, Việt Nam…
Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này
cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được
tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hình thức sở hữu nhà nước.
Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu
và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở
hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng.
Ví dụ :như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956
nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 17
Thị trường chứng khoán Việt Nam
chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường; sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở
hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988.
4.1.2. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch
a) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị bao gồm các đại diện là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến thị trường chứng khoán. Nói chung, thành viên Hội đồng quản trị gồm đại diện của
các công ty chứng khoán thành viên, và một số người bên ngoài như đại diện các công ty có
chứng khoán niêm yết, các tổ chức công nghiệp, các nhà chuyên môn và đại diện của Chính
phủ
b) Các vụ chức năng:
Thông thường các Sở giao dịch chứng khoán các nước có khoảng 20 – 30 Vụ chức năng. Tuy
nhiên, trong giai đoạn đầu, các sở có mức tối thiểu khoảng 7 vụ chức năng như sau:
- Các Vụ chuyên môn: Vụ giao dịch, Vụ niêm yết, Vụ kinh doanh
- Các Vụ phụ trợ: Vụ công nghệ tin học; Vụ nghiên cứu và phát triển; Vụ kế toán; Văn
phòng.
c) Thành viên Sở giao dịch chứng khoán:
Thành viên Sở giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán
cấp giấy phép hoạt động và được Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận là thành viên của Sở
giao dịch chứng khoán
* Tiêu chuẩn để trở thành thành viên :
Các Sở giao dịch chứng khoán khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau trong việc kết nạp
thành viên. Sự khác nhau này do trình độ phát triển thị trường qui định. Dưới đây là một số
tiêu chuẩn chính trong việc kết nạp thành viên.
- Yêu cầu về tài chính:
Các chỉ tiêu về vốn cổ đông, vốn điều lệ, và tổng tài sản có là những chỉ tiêu chủ yếu
thường được sử dụng khi xem xét kết nạp thành viên. Vốn cổ đông là tổng tài sản có trừ tài
sản nợ của công ty.
Vốn cổ đông bao gồm vốn cổ phần, thặng dự vốn và các khoản lợi nhuận giữ lại. Tại
Mỹ, vốn cổ đông quy định tối thiểu là 250.000 USD ở Thái Lan là 200 triệu Baht.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông và thu nhập trên cổ phiếu cũng là những chỉ tiêu hay
được tính đến khi xét kết nạp thành viên. Thông thường tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông không
được vượt quá 1,5 lần và thu nhập trên cổ phiếu phải đạt một tỷ lệ nhất định trong vòng 2-3
năm.
- Tiêu chuẩn về nhân sự:
Công ty chứng khoán thành viên phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ, có
hiểu biết trong kinh doanh chứng khoán và tư cách đạo đức tốt.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty xin làm thành viên phải có địa điểm và trang thiết bị điện tử cần thiết cho quá
trình nhận lệnh, xác nhận kết quả giao dịch và hệ thống bảng điện tử.
* Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên:
Tuỳ theo hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên có các quyền hạn sau
đây:
- Quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của Sở giao dịch chứng khoán
- Quyền được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán
- Quyền được nhận các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 18


Thị trường chứng khoán Việt Nam
- Quyền bầu đại biểu đại diện cho thành viên tại Hội đồng quản trị
Ngoài các quyền hạn trên, các thành viên phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Sở
giao dịch chứng khoán, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy
định.
4.2 Hệ thống giao dịch
Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán được khởi đầu bằng việc đặt lệnh mua bán
tại Văn phòng giao dịch của Công ty chứng khoán đặt tại các địa điểm khác nhau trong cả
nước. Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải làm thủ tục mở tài khoản tại Công ty chứng khoán.
Lệnh của khách hàng được chuyền từ Văn phòng công ty chứng khoán đến người đại diện của
công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mua bán được đấu giá với
nhau. Kết quả giao dịch sẽ được thông báo lại cho công ty chứng khoán và khách hàng của
công ty. Những lệnh được thực hiện sẽ chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng
khoán làm các thủ tục thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền
Khách hàng ↔ Công ty Chứng khoán ↔ Sở giao dịch chứng khoán
4.2.2 Mở tài khoản:
Trước khi đặt lệnh, khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Việc mở tài khoản
phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và công ty chứng khoán.
a) Các thông tin liên quan đến tài khoản, khách hàng phải cung cấp các thông tin sau cho
công ty chứng khoán:
- Tên đầy đủ
- Địa chỉ thường trú
- Số điện thoại
- Số chứng minh thư
- Các thông tin khác như số tài khoản tại ngân hàng, số tài khoản chứng khoán tại công ty
chứng khoán khoán khác(nếu có), thu nhập và kiến thức về thị trường chứng khoán.
- Khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các thông tin trên, khách hàngmphair thông báo
ngay cho công ty chứng khoán.
b) Loại tài khoản:
- Tài khoản lưu ký:
Hầu hết tài khoản của khách hàng là tài khoản lưu ký. Khách hàng mua và bán chứng khoán
thông qua tài khoản này trên cơ sở giao ngay. Nếu khách hàng không thực hiện được việc
thanh toán vào ngày thanh toán quy định, công ty chứng khoán có quyền bán chứng khoán có
trên tài khoản để lấy tiền thanh toán
- Tài khoản lưu ký quỹ:
Khách hàng có thể sử dụng tài khoản này để vay tiền hoặc chứng khoán của công ty chứng
khoán
- Tài khoản ủy thác:
Là tài khoản qua đó khách hàng uỷ thác cho nhà môi giới quyền mua và bán chứng khoán mà
không cần khai báo hoặc có sự đồng ý của khách hàng.
c) Báo cáo tài khoản
Hàng tháng, công ty chứng khoán phải gửi cho khách hàng bản báo cáo về tình trạng tài
khoản của khách hàng. Báo cáo phải ghi rõ mọi sự thay đổi trên tài khoản.
4.2.3. Đặt lệnh và loại lệnh
a) Đặt lệnh
Khi khách hàng muốn giao dịch, họ phải đặt lệnh bằng một trong các hình thức sau đây:

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 19


Thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đặt lệnh trực tiếp tại phòng lệnh của công ty chứng khoán.
- Đặt lệnh qua điện thoại
- Qua mạng vi tính nối mạng trực tiếp với phòng lệnh của công ty chứng khoán
Nội dung của mẫu lệnh gồm các thông tin sau:
- Lệnh đó là Mua hay Bán, được in sẵn với mẫu khác nhau.
- Số lượng
- Tên chứng khoán, mã số loại chứng khoán
- Tên của khách hàng và mã số
- Ngày giờ đặt lệnh
- Thời gian có hiệu lực của lệnh.
b) Loại lệnh
* Lệnh thị trường(Market order): Người ra lệnh chấp nhận mua, bán theo giá trên thị
trường
* Lệnh giới hạn(Limit order): Đối với việc chào bán, giá giới hạn là giá thấp nhất sẵn sàng.
Đối với việc chào mua, là giá cao nhất sẵn sàng mua.
* Lệnh dừng( Stop order):
+ Lệnh dừng để bán: Khách hàng mua 100 cổ phần với giá 12 ngàn đồng/cổ phần. Sau
một thời gian giá cổ phiếu này lên tới 20 ngàn đồng/cổ phần. Khách hàng chưa muốn bán vì
ông ta cho rằng giá còn tăng nữa. Nhưng để đề phòng trường hợp giá không tăng mà lại
giảm, khách hàng này đặt lệnh dừng với người đại diện công ty chứng khoán để bán với giá
19 ngàn đồng/cổ phần chẳng hạn. Nếu thực tế giá cổ phiếu đó không tăng mà lại giảm thì giá
cổ phiếu đó giảm tới 19 ngàn người môi giới sẽ bán cho ông ta.
+ Lệnh dừng để mua: Lệnh này thường được dùng trong trường hợp bán khống để giới
hạn sự thua lỗ. Chẳng hạn khách hàng vay của công ty chứng khoán một số cổ phần và bán đi
với giá 30 ngàn đồng/cổ phần với hy vọng giá cổ phiếu giảm xuống tới 20 ngàn đồng/ cổ
phần, ông ta sẽ mua để trả. Nhưng để đề phòng trường hợp giá cổ phiếu không giảm mà lại
tăng, khách hàng đó đặt một lệnh dừng để mua với giá 35 ngàn đồng. Khi giá lên tới 35 ngàn
đồng, người môi giới sẽ mua cổ phiếu đó cho ông ta và ông ta đã giới hạn sự thua lỗ của
mình ở mức 5 ngàn đồng/ cổ phiếu.
Một lệnh dừng để mua được đưa ra trên mức giá thị trường hiện hành còn một lệnh dừng để
bán được đưa ra thấp hơn giá thị trường hiện hành.
Các lệnh khác: các loại lệnh được đưa ra nhằm những mục đích nhất định.
+ Lệnh giới hạn dừng( stop limit): cũng giống như một lệnh dừng nhưng nó sẽ chuyển
thành một lệnh giới hạn chứ không chuyển thành một lệnh thị trường khi đạt tới điểm dừng.
+ Lệnh thực hiện ngay hoặc huỷ bỏ (Immediate or cancel IOC): lệnh được thực hiện
ngay một phần nào đó, phần còn lại bị huỷ bỏ.
+ Lệnh toàn bộ hoặc không (All or None, AON): với một thời hạn cho trước, chẳng hạn
một ngày, lệnh phải được thực hiện toàn bộ, nếu không khách hàng sẽ không chấp nhận việc
thực hiện đó.

VIII. NGUYÊN TẮC CAN SLIM TRONG ĐÀU TƯ CHỨNG KHOÁN


William J. O'Neil là một mẫu nhà đầu tư chứng khoán thành công tại Mỹ. Khởi nghiệp bằng
nghề kế toán viên, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu
USD lợi nhuận mỗi năm từ cổ phiếu.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 20


Thị trường chứng khoán Việt Nam
CAN SLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố cơ bản mà theo William là rất hiệu
quả khi đánh giá cổ phiếu.
C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất)
William nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với
cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng.
Theo ông, các nhà đầu tư trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh
mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong
3 tháng gần nhất.
A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
Theo ONeil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5
năm trước đó. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận
hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng
ngành, từng công ty. Theo Oneil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ
phiếu tồi.
Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần nghiên cứu tất cả
các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và
đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức
bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo
phát hành, trong Báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các
quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về
mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.
N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức
giá trần mới)
Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số
nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc
mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán.
Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các nhà đầu tư quan tâm đến những nhân tố nội tại
này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều
hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng
khoán.
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm,
và đầu tư chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ
quy luật cung cầu. William cho rằng cổ phiếu của các công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản
phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu
này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản
ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn.
Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng
và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ
phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ
an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các
công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao
nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các
nhà đầu tư nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 21


Thị trường chứng khoán Việt Nam
công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác
thực hơn về mức độ nợ của công ty.
L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu)
Theo ONeil, nhà đầu tư trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong
nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả
năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có mức
tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự
kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm
thì muộn cũng mất giá.
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ
chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định
của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ
quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng
mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở
thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít
khi muốn bán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp.
M: Market Direction (định hướng thị trường)
Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu
chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 cổ phiếu bạn mua sẽ
mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ
đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá cổ
phiếu của công ty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ
phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào
cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo
tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu.
Đối với William O'Neil cũng như nhiều “cây đại thụ” khác tại phố Wall, các quyết định lựa
chọn cổ phiếu cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và
định tính. Chìa khoá phân tích trong đầu tư cổ phiếu là tìm ra những cổ phiếu có tiềm năng
tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng
phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích
hợp để xác định thời điểm mua vào những cổ phiếu mạnh và bán đi những cổ phiếu yếu

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 22


Thị trường chứng khoán Việt Nam

PHẦN II
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I. SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
15 năm thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: tăng trưởng kinh tế cao ổn định (tốc
độ tăng trưởng kinh tế luôn >7% năm). Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng rất cao (trên 14%)
đặc biệt các ngành công nghệ mới, ngành công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và đang
được ứng dụng rộng rãi, thành tựu trong nông nghiêp đã đưa nước ta không những thoát khỏi
sự thiếu lương thực mà còn đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới
(>4 triệu tấn /năm). Hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng, các doanh nghiệp
mới được thành lập ngày càng nhiều, đời sống của người dân ngày càng cao. Những thành
tựu đó đã khẳng định đường lối kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhưng nó cũng đặt
ra nhiều vấn đề lớn như: làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng đó đồng thời tiến tới phát
triển bền vững, đồng thời với các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều là thiếu vốn, khả năng
cạnh tranh kém, nhà nước cần ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá…và vấn đề
không thiếu tầm quan trọng là làm sao xây dựng nền kinh tế nước ta trở thành kinh tế thị
trường theo đúng nghĩa. Một giải pháp đó là xây dựng thị trường chứng khoán.
Và Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số
48/CP ban hành về chứng khoán và Thị trường chứng khoán chính thức khai sinh cho Thị
trường chứng khoán Việt Nam ra đời.
Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán
Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.
* Chỉ số VN - Index
VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng căn cứ
vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu
tư có thể đánh gia và phân tích thị trường một cách tổng quát.
Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào
ngày gốc 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Tính đến năm 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi qua 5 chặng đường chính
1.Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận
hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên
giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 23
Thị trường chứng khoán Việt Nam
yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ
được niêm yết giao dịch.
Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái “gà gật”, ngoại trừ cơn sốt vào
năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong
vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá
trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm
vào tháng 10/2001 .
Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường ,
một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi
nhuận, thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống
đến130 điểm.
Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không
hấp dẫn nhà đầu tư trong nước.
Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức đi
vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu
tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm
của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã
hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của
mỗi người dân.
Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số CT NY/ĐKGD 5 5 20 22 26 32
Mức vốn hoá TTCP(% GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14
Số tài khoản khách hàng 2908 8774 13520 15735 21616 31316
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị
thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc
nội (GDP).
Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm
2004, huy động được 44,600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt
gần 1%.
2. Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo
cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch
sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị
trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng
khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-
buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Năm 2006 , Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển vượt
bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh (HASTC) tăng 144% năm 2006, tại
sàn giao dịch Hà Nội (HOSE) tăng 152,4%. Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006: VN-
Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006
(chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4
tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa thị trường.
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 24
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài
khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng
một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối
2006.
Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta
mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo
phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”.

Diễn biến VN - Index


Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt
13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường
ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng
khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài
Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC-
Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm.
Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và
HASTC-Index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải
thừa nhận là quá ấn tượng. Tính đến phiên 29/12/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
TP.HCM đã có sự góp mặt của 106 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 367 trái phiếu với tổng giá
trị niêm yết theo mệnh giá là trên 72 nghìn tỷ đồng.
Còn tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số lượng chứng khoán tham gia đã
lên đến 87 cổ phiếu và 91 trái phiếu với tổng mức đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 29
nghìn tỷ đồng. Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường chứng khoán chính
thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối năm, đã lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương
đương với 13,8 tỷ USD.
3. Giai đoạn năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 25


Thị trường chứng khoán Việt Nam

Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát
triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh
bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
VN - Index đạt đỉnh 1.170,67 điểm
HASTC - Index chạm mốc 459,36 điểm.
Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có
nhiều biến động,VN - Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc
phiên giao dịch cuối năm, VN - Index đạt 927,02 điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55
điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VN - Index đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc -
Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.
Tính đến ngày 28/12/2007, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thực hiện được 248
phiên egiao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với
tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá
trị giao dịch so với năm 2006. Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được
chuyển nhượng tương đương với 980 tỷ đồng.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với
tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng
giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần
về giá trị giao dịch so với năm 2006. Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch
bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên rất
hạn chế.
4. Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam
khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm
mạnh, VN – Index đóng cửa tại mức 315,62 điểm, mất 605,45 điểm, tương đương 65,33% so
với phiên giao dịch đầu năm. Tại sàn Hà Nội, Hastc – Index chốt năm tại mức 105,15 điểm,
giảm 217,22 điểm, tương đương 67,39% sau 248 phiên giao dịch.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 26


Thị trường chứng khoán Việt Nam
HOSE – 2008 HASTC - 2008
VN - Index (02/01/2008) – điểm 921,07 Hastc - Index (02/01/2008) – điểm 322,34
VN - Index (31/12/2008) – điểm 315,62 Hastc - Index (31/12/2008) – điểm 105,12
Số phiên giao dịch 245 Số phiên giao dịch 248
Tổng số CP niêm yết 174 Tổng số CP niêm yết 168
Số cổ phiếu mới niêm yết 33 Số cổ phiếu mới niêm yết 58
Giá trị GD bình quân – tỷ đồng 514,57 Giá trị GD bình quân – tỷ đồng 218,16

Có lẽ, năm 2008 sẽ đi vào lịch sử giao dịch của Thị trường chứng khoán Việt Nam với
số lần thay đổi biên độ nhiều nhất. Tổng cộng Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã 4 lần điều
chỉnh biên độ chứng khoán.

* Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam:


- Lần 1 - 27/03/2008: Giảm biên độ dao động trên hai sàn từ 5% xuống 1% đối với
HOSE và 10% xuống đối với HASTC
- Lần 2 – 07/04/2008: Nới biên độ mỗi sàn thêm 1% - HOSE 2% và HASTC 3%
- Lần 3 – 07/06/2008: Tiếp tục nới biên đọ HOSE lên 3% - HASTC lên 4%
- Lần 4 – 18/08/2008: Trả lại biên độ cũ cho HOSE 5% - nới biên độ HASTC lên 7%
Nhìn lại thị trường sau 1 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: VN - Index
giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh
giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều
hành và sự ảm đạm trong tâm lý các Nhà đầu tư.Tính từ đầu năm đến hết ngày 31/12/2008,
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 03 giai đoạn chính.
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ
đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh
hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng,
Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn
đến tình trạng thị trường chứng khoán có nguy cơ thừa "hàng".
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 27
Thị trường chứng khoán Việt Nam
* Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động của
kinh tế vĩ mô.
Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VN - Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành
một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.
Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát
từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của
Ngân hàng Nhà nước, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía Ngân hàng đối
với các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tâm lý bi quan bao trùm lên tất cả chủ thể
tham gia trên thị trường.
Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu
đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ:
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước thu hẹp biên độ giao dịch
- SCIC tham gia mua vào cổ phiếu.
- NHTM được vận động ngừng giải chấp.
- Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ.
Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị
trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà
đầu tư. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VNIndex giảm điểm.
Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầu tháng
06/2008. Sau 103 phiên giao dịch, VN – Index giảm mất 550,52 điểm – tương đương 59,77%.
Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có 8,02 triệu CP&CCQ được chuyển nhượng,
tương đương khoảng 482 tỷ đồng.
Trong lịch sử hoạt động của Thị trường chứng khoán, chưa có năm nào Ủy ban chứng
khoán Nhà nước phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm
2008. Tổng cộng trong năm 2008, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có 4 lần thay đổi biên
độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán. Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị tr ường,
ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra
nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: Cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường,kêu
gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ....
Sự tăng trưởng nóng trong năm 2007, đặc biệt vào những tháng cuối năm đã đưa đến
những dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô. Chỉ số tiêu dùng băt đầu gia tăng với mức trung bình
2,07%/tháng trong 02 cuối năm 2007. Tiếp nối xu thế này, trong quý I/ 2008, chỉ số CPI tiếp
tục gia tăng với tốc độ bình quân 3,06%/tháng và đạt đỉnh vào tháng 05/200822 với mức tăng
3,91%.
Trong chu kỳ tăng giá nửa đầu năm 2008, tại đa số thời điểm, lương thực được coi là
yếu tố tác động chủ yếu đến chỉ số giá. Tính đến tháng 06, giá lương thực đã tăng 57,22% so
v ới tháng 12/2007.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ lạm phát tăng cao trong nước và sự biến động mạnh
của giá cả hàng hóa trên thế giới, thị tr ường hàng hóa và thị trường tiền tệ Việt Nam tiếp tục
có những biến động mạnh.
Trên thị trường hàng hóa, xăng dầu - loại hàng hóa cơ bản thuộc sự kiểm soát của Chính
phủ - đã được điều chỉnh mạnh. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất từ Ngân hàng Thương mại và
Ngân hàng Thương mại liên tiếp xác định các mặt bằng mới. Chịu tác động sức ép từ lạm
phát, lãi suất từ các Ngân hàng Thương mại tăng mạnh trong cuối quý II, dao động từ 16 -
18% đối với huy động tiền gửi và 20-21% đối với các khoản vay. Sự căng thẳng về thanh

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 28


Thị trường chứng khoán Việt Nam
khoản và sự xáo trộnvề dòng chảy của tiền gửi huy động là nỗi lo của các Ngân hàng Thương
mại trong giai đoạn này. Thâm hụt thương mại cao nhất vào trong năm tháng đầu năm với
mức trung bình là khoảng 2,6 tỷ USD/tháng.
* Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn.
Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là
SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác n ước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phi
ên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. VN - Index và Hastc - Index liên ti ếp vượt qua các
ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có đư ợc những chuỗi tăng điểm kéo dài. Đây
cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất.
Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch v à giá trị giao dịch thường xuyên ở mức
cao. VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân
đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên.
Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí (tăng
80,33%), nguyên vật liệu v à công nghệ (tăng 89,78%). Các đại diện tiêu biểu cho nhóm cổ
phiếu n ày bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…
Nguyên nhân của sự phục hồi trong giai đoạn này có thể được đánh giá từ các thông tin
hỗ trợ sau:
- ANZ và Daiwa Securities Group Inc đăng ký mua cổ phiếu SSI, với tổng khối lượng
lên tới 18 triệu cổ phiếu. Thời gian đăng ký mua từ cuối tháng 6 tới cuối tháng 8. Cầu mạnh
từ SSI nhanh chóng lan sang các CP blue – chip khác.
- Chỉ số CPI trong giai đoạn này đang trong xu thế giảm dần, cho thấy các biện pháp
trong chính sách tiền tệ của Chính phủ đã phát huy tác dụng tích cực.
- Tâm lý nhà đầu tư trở lên lạc quan hơn. Khắp các chuyên mục trên báo chí, truyền
hình, các hội thảo đầu tư, tọa đàm trao đổi đối thoại tại các Công ty chứng khoán đều khẳng
định: niềm tin đã trở lại trên Thị trường chứng khoán.
- Ủy ban chứng khoán trả lại biên độ giao dịch cho cả 2 sàn.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 9 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

HOSE HASTC

Giai đoạn này được tính từ ngày 03/09/2008 cho tới thời điểm kết thúc năm 2008. Đây
là thời kỳ VN - Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong
giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VN - Index m ất 223,48 điểm, tương

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 29


Thị trường chứng khoán Việt Nam
đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương
497,58 tỷ đồng/phiên.
Nguyên nhân tác động lớn nhất tới Thị trường chứng khoán trong giai đoạn này chính là
sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Hòa cùng xu thế giảm
điểm của thị trường chứng khoán các nước, 2 chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và HASTC
liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HOSE, 49 phiên VN – Index mất điểm. Đáy
mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008.
Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xen lẫn
giữa những phiên giảm điểm , Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những phiên phục
hồi mạnh. Tuy nhiên, các “con sóng” trên thị trường thường vẫn ngắn và không ổn định. Kết
thúc giai đoạn này, VN - Index giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15%.
Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các ngành nguyên vật
liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ.
Nguồn vốn FII vào Việt Nam chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, kể từ cuối
tháng 08/2008 cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung, TTCK Việt Nam cũng
giảm mạnh. Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năng nhà đ ầu tư nước ngoài rút
vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng của
khối ngoại trong những tháng cuối năm.Ngoài ra, mặc dù lạm phát được kiềm chế nhưng lại
có sự lo ngại về giảm phát do chỉ số CPI tăng trưởng âm trong những thángcuốinăm.
Trong quý cuối năm, CPI đã giảm 0,23% trong tháng 10 và tăng lên thành 0,81% trong
tháng 12 so từng tháng). Tính cả năm 2008 , tỷ lệ lạm phát là 19,89% (so với tháng 12/2007)
v à xấp xỉ 23% (so với bình quân 2007).
Giải pháp tài chính kịp thời trong những tháng cuối năm 2008 được thực hiện thông qua
việc điều chỉnh giảm lãi su ất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất tiêu dùng, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực tín dụng cho các
ngân hàng thương mại.
5. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009.
Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong
lịch sử 9 năm phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Những kỷ lục mới, những cột
mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: VN – Index rơi xuống mức đáy 235,5 điểm vào
ngày 24/2/2009, HnxIndex lùi về dưới mốc 100 điểm khi lập đáy 78,06 điểm, kỷ lục về khối
lượng giao dịch tại HSX được thiết lập vào ngày 10/06/2009 với 101.774.520 CP&CCQ được
chuyển nhượng, con số tương ứng tại HNX là 56.522.170 CP, VN – Index cuối kỳ đạt tốc độ
tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46%
so với đầu năm 2009 7 …
Năm 2008 được coi là năm đánh dấu đà sụt giảm nghiêm trọng của các chỉ số chứng
khoán trên thị trường, và tiếp theo đà suy giảm đó – thị trường dần lún sâu và vùng đáy trong
những tháng đầu năm 2009. Nhưng điểm đáng ghi nhận trong bức tranh thị trường 6 tháng
đầu năm đó là sự hồi phục đáng kinh ngạc của thị trường: các chỉ số chứng khoán đã tăng
trưởng nhanh chóng trong thời gian ngắn, giá cổ phiếu hồi phục và tăng “nóng” trở lại, tính
thanh khoản trên thị trường đạt đến mức đỉnh trong lịch sử, tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan
và phấn chấn, niềm tin vào thị trường ngày càng được củng cố mạnh mẽ…

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 30


Thị trường chứng khoán Việt Nam
HSX- 2009 HNX - 2009
VnIndex (02/01/2009) - điểm 313,34 HnxIndex (02/01/2009) - điểm 104,47
VnIndex (30/06/2009) - điểm 448,29 HnxIndex (30/06/2009) - điểm 149,04
Số phiên giao dịch 120 Số phiên giao dịch 120
Tổng số CP niêm yết 166 Tổng số CP niêm yết 204
Số CP mới niêm yết -8 Số CP mới niêm yết 36
Giá trị GD bình quân - tỷ đồng 875 Giá trị GD bình quân - tỷ đồng 466

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009 hình thành 2 giai đoạn rõ rêt:
Giai đoạn từ 01/01/2009 đến 24/02/2009 và giai đoạn 2 từ 24/2/2009 đến 30/6/2009.
* Giai đoạn một: 01/01/2009 đến 24/02/2009
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường tăng trưởng chậm nhất châu Á tính từ
đầu năm 2009 đến nay. Lợi nhuận các công ty năm 2008 giảm tới 30%. Tuy nhiên một số
công ty vẫn có kết quả kinh doanh tốt và giá cổ phiếu của những công ty này hiện vẫn ở trong
mức rất hấp dẫn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đi xuống trong năm 2009. Chỉ số Vn-
Index từ đầu năm đến nay hạ 22%, mức hạ tệ nhất so với các thị trường châu Á khác. Giá trị
giao dịch cổ phiếu trung bình trong ngày tháng 2/2009 tại Sàn giao dịch chứng khoán
TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ là 13 triệu USD. Tổng giá trị vốn hoá thị
trường rơi xuống mức khoảng 10 tỷ USD, không một cổ phiếu niêm yết nào có giá trị vốn hoá
thị trường lớn hơn 1 tỷ USD và chỉ có 4 cổ phiếu có giá trị vốn hoá hơn 500 triệu USD.
Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán, sau khi bán ra số cổ phiếu với tổng giá trị 127 triệu USD
trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến hết tháng 12/2008, nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán
ra lượng cổ phiếu có giá trị khoảng 2 triệu USD từ đầu năm đến nay.
Mức đáy của VN – Index được thiết lập trong giai đoạn này khi chạm mốc 235,5 điểm.
So với mức điểm cuối năm 2008, VN – Index đã giảm 80,12 điểm, tương đương 25,38 điểm.
Tính thanh khoản giảm sút nghiêm trọng, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều ở mức
thấp. Trung bình, mỗi phiên chỉ có 7.860.421 CP&CCQ được chuyển nhượng, tương đương
170,02 tỷ đồng.
Tương tự diễn biến trên sàn HOSE, sàn HASTC cũng trải qua một giai đoạn đầy khó
khăn khi Hastc – Index lùi về ngưỡng 100 điểm và giao dịch dưới mốc điểm này trong một
thời gian dài. Mức đáy của Hastc – Index là 78,06 điểm.
Nguyên nhân chính cho điều này là phần lớn tiền đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nếu
không tính đến những quỹ đóng, đã rút hết khỏi thị trường Việt Nam (Quỹ đầu tư chứng
khoán PXP Vietnam Emerging Equity Fund mới đây cho phép nhà đầu tư rút cổ phiếu ra và
sau đó họ có thể bán số cổ phiếu này).Chưa hết thông tin về lợi nhuận các công ty không mấy
tích cực.
Tăng trưởng doanh số khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận hoạt
động chỉ tăng 8%. Thua lỗ ở các khoản đầu tư địa ốc và chứng khoán đẩy lợi nhuận ròng
giảm 25%. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số công ty
trước đây từng được nhà đầu tư nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công ty cổ phần cơ điện
lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn
thông (SAM).
Tuy nhiên cũng có một số công ty công bố lợi nhuận ấn tượng, đây là những công ty có
hoạt động kinh doanh đi theo hướng thế mạnh và không đầu tư vào thị trường bất động sản và
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 31
Thị trường chứng khoán Việt Nam
ngân hàng. Một số nhà đầu tư mạo hiểm có thể tiếp tục tham gia vào thị trường với mục tiêu
dài hạn, họ có thể mua một số cổ phiếu của các công ty tốt. Tuy nhiên theo đánh giá của
HSBC thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay sẽ vẫn khó khăn.
Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm. Cảnh
vắng lặng tại sàn giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối
với nhà đầu tư trong thời điểm này. Bởi trong suốt năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục chuỗi
ngày suy giảm với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường,
các ngân hàng bán cổ phiếu giải chấp… tất cả những yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu.
Tính chung cho cả tháng 2/2009 VN - Index đã mất 57,47 điểm (18,95%) so với phiên cuối
tháng 1.
* Giai đoạn hai: 24/2/2009 đến 30/6/2009
Hưởng ứng sự hồi phục trở lại của Thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng
khoán Việt Nam cũng khởi động mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước phát
đi những tín hiệu phục hồi, dần thoát ra khỏi khủng hoảng, chính sách vĩ mô trong nước có
tác dụng hỗ trợ tích cực, hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yết lớn đạt kết
quả khả quan khiến VnIndex và HnxIndex có được những phiên tăng điểm liên tiếp.
Trái với dự đoán đầy bi quan của các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh doanh của các
doanh nghiệp niêm yết trong 6 thánh đầu năm rất lạc quan, một số công ty niêm yết đã hoàn
thành hơn nửa chặng đường so với kế hoạch đặt ra, như HPG, COM, FPT, REE, PPC…Bên
cạnh đó, các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề cũng có tác
dụng hỗ trợ đáng kể đến giá cổ phiếu như: trượt giá nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa,
tăng sản lượng tiêu thụ đầu ra của ngành thép, xi măng; hoàn nhập dự phòng tài chính của
doanh nghiệp hoạt động liên quan tới lĩnh vực tài chính hoặc có đầu tư tài chính…Nhờ vậy,
giá cổ phiếu của các nhóm ngành tài chính, chứng khoán, cao su, thép, vật liệu xây dựng, bất
động sản, vận tái biến và bảo hiểm đã hồi phục mạnh mẽ. Sự tăng điểm của các nhóm cổ
phiếu trên thực sự là đòn bảy duy trì mạch tăng điểm của các chỉ số chứng khoán trong suốt
gần bốn tháng cuối kỳ, VnIndex và HnxIndex đã có được sự hồi phục nhanh chóng và có
phần vượt bậc so với sự hồi phục của các chỉ số cứng khoán thế giới. Điều này tạo ra một tâm
lý phấn chấn đối với các nhà đầu tư, một lượng tiền lớn đổ vào thị trường trong một thời gian
dài, cầu ớn khiến giá cổ phiếu tăng trưởng nhanh chóng, VnIndex đóng cửa phiên giao dịch
ngày 30/6/2009 tại mức điểm 448,29 điểm, tức tăng 42,3% so với mức điểm cuối năm 2008
và tăng được 90,36% so với mức đáy 235,5 điểm. Tính thanh khoản trên thị trường được cải
thiện từng ngày, bình quân mỗi phiên giao dịch có tới 38.983.548 CP được chuyển nhượng,
tương đương 1.142 tỷ đồng. Sau nhiều nỗ lực, HnxIndex cũng vượt qua ngưỡng điểm tâm lý
100 và bật trở lại ngưỡng 149,09 điểm vào ngày 30/6/2009.
Hi vọng trong thời gian tới chứng khoán của nước ta sẽ ngày càng khởi sắc và phát triển
cung với nhiều sự thay đổi trong thời gian gần đây.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 32


Thị trường chứng khoán Việt Nam

PHẦN III
HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

I. HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến nay đã hoạt động được gần 10 năm. Sau gần 10
năm hoạt động, nhìn tổng thể kết quả đạt được là thiết lập đưa vào hoạt động một thị trường
chứng khoán có tổ chức thể hiện trên các mặt sau:
1. Về công tác tổ chức và vận hành trung tâm giao dịch Chứng khoán
Trung tâm giao dich chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo mô hình
tập trung qui mô nhỏ, thực hiện chức năng xác định giá chứng khoán theo quan hệ cung cầu
và tạo cơ hội luân chuyển cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Khi thị trường bắt đầu hoạt động ,chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết ,giao dịch tại Trung
tâm giao dich chứng khoán với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ, đến nay tổng giá trị chứng
khoán niêm yết là gần 6.600 tỷ đồngbao gồm trên 1000 tỷ đồng cổ phiếu của 21 công ty cổ
phần và trên 5.550 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển.
Thời gian đầu Trung tâm giao dich chứng khoán chỉ thực hiện 3 phiên / 1tuần, từ tháng
3/2002 nâng lên 5 phiên một tuần. Tính đến 30/6/2003 Trung tâm giao dich chứng khoán đã
tổ chức 570 phiên giao dịch chứng khán liên tục, an toàn, đạt giá trị giao dịch chứng khoán
gần 3700 tỷ đồng trong đó giao dịch cổ phiếu khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần 12%.
Trung tâm giao dich chứng khoán đã thực hiện tốt chức năng của một trung tâm lưu ký
chứng khoán trong điều kiện cơ sở kỹ thuật cũng như nhân lực còn rất hạn chế. Hệ thống lưu
kí hoạt động tương đối có hiệu quả, vì thế đã rút ngắn thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống
còn 3 ngày. Ngoài việc lưu ký 100% trái phiếu niêm yết ,số lượng cổ phiếu niêm yết đượclưu
ký đều trên 50% giúp cho hoạt động thanh toán giao dịch chứng khán nhanh gọn, giảm nhiều
rủi ro. Trung tâm giao dich chứng khoán đã chủ động thực hiện việc cung cấp thông tin kịp
thời thông qua các công ty chứng khoán tới người đầu tư, đến nay đã thực hiện cung cấp
thông tin trực tuyến thay cho việc cung cấp thông tin tại sàn thông qua đại diện giao dịch của
các công ty chứng khoán.
Từ ngày 20/5/2003 Trung tâm giao dich chứng khoán đã áp dụng một số giải pháp kỹ
thuật như hạ thấp lô giao dịch cổ phiếu, tăng từ 1 lên 2 lần khớp lệnh trong phiên giao dịch,
bổ sung lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO ), giảm tỷ lệ ký quĩ tối thiểu xuống 70% .
Việc áp dụng những giải pháp trên bước đầu có tác dụng thu hút thêm các nhà đầu tư, đa dạng
hình thức lệnh giao dịch, tăng thêm lựa chọn cho nhà đầu tư, tập dượt cho việc khớp lệnh liên
tục
Nhìn chung, trong suốt hoạt động, Thị trường chứng khoán đã thực hiện tốt công tác
quản lý, niêm yết thành viên, giao dịch và công bố thông tin trên thị trường ngày càng chủ
động hơn trong tổ chức, vận hành và quản lý giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên vẫn còn
những bất cập trong giám sát giao dịch chứng khoán, giám sát thực hiện chế độ công bố thông
tin của công ty niêm yết.
2. Về phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 33


Thị trường chứng khoán Việt Nam
Đến nay, Uỷ ban chứng khoán đã cấp giấy phép đăng ký niêm yết cổ phiếu cho 21 công
ty cổ phầnvới tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 1.086 tỷ đồng; cấp phép niêm yết cho Ngân
hàng đầu tư và phát triển với tổng giá trị trái phiếu niêm yết là 157 tỷ đồng; Trung tâm giao
dich chứng khoán TP.HCM đã phối hợp với bộ tài chính, tổ chức đấu thầu hơn 50 đợt trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu của Quĩ hỗ trợ đầu tư và phát triển được hơn 5400 tỷ đồng đưa ra
niêm yết trên Trung tâm giao dich chứng khoán . Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã cấp
giấy phép phát hành cho 5 công ty với tổng giá trị trên 155,4 tỷ đồng .
Công tác tạo hàng hoá cho Thị trường chứng khoán là rất quan trọng, thời kỳ đầu việc
triển khai công tác này có nhiều khó khăn, nhưng đến nay số lượng hàng hoá niêm yết trên
6000 tỷ đồng là một gắng rất lớn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Các công ty niêm yết bước đầu đã thực hiện tốt các qui định về công bố thông tin
trên Thị trường chứng khoán và chú trọng nâng cao chất lượng quản trị công ty. Tuy nhiên,
Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới, phức tạp nên các Công ty niêm yết cũng đã bộc
lộ những hạn chế nhất định. Các Công ty niêm yết còn thụ động trong việc công bố thông tin
liên quan đến hoạt động của công ty. Trong thời gian qua, một số công ty niêm yết đã có
những vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin gây mất lòng tin công chúng đầu tư như: chậm
nộp và công bố báo cáo tài chính. Nhìn chung, các công ty niêm yết đều hoạt động tốt , tuy
nhên có Công ty niêm yết thực hiện đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng không tốt tới
tình hình tài chính cũng như sự phát triển của công ty ( trường hợp của Bibica ).
3 Về hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường
a) Hoạt động của công ty chứng khoán
Đến 30/6/2003, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho 12 công ty
chứng khoán với tổng số vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, hoạt động các nghiệp vụ: môI giới, bảo
lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư
Về cơ bản, các Công ty Chứng khoán đều tuân thủ các qui định của pháp luật về chứng
khoán và Thị trường chứng khoán. Bước đầu các Công ty Chứng khoán đã tập trung hoàn
thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng, một số công ty đã tăng vốn
điều lệ, sử dụng phương thức nhận lệnh giao dịch gián tiếp qua Fax, mạng thông tin trực
tuyến …,mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh tại các tỉnh, thành phố Hà
Nội,TP.HCM, HảI Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng. Các công ty chứng
khoán đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh được đào tạo tốt
Nhìn chung, các công ty chứng khoán đã thực hiện vai trò trung gian trong việc
môi giới , mua bán chứng khoán , tích cực tham gia tư vấn niêm yết và thực hiện cung cấp
thông tin đến các nhà đầu tư, góp phần cvào thành công của thị trường. Tuy nhiên, hạn chế
trong hoạt động của các công ty chứng khoán là một số công ty chưa tuân thủ nghiêm túc các
yêu cầu về hoạt động, chưa thể hiện và trò tích cực, chủ động phát triển thị trường; chất lượng
tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn niêm yết chưa cao, chưa đẩy mạnh nghiệp vụ tự doanh,
nhà đầu tư còn chưa thật sự tin tưởng vào tính công bằng và khách quan trong hoạt động môi
giới, tư vấn đầu tư, đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.
b) Hoạt động của các tổ chức trung gian hỗ trợ khác
Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã lựa chọn Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
làm ngân hàng chỉ định thanh toán, thực hiên thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán.
Tính đến 30/6/2003, ngân hàngthanh toán đã thực hiên thanh toán bù trừ cho các giao dịch
chứng khoán một cách kịp thời, chính xác với tổng số tiền khoảng 1000 tỷ đồng .

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 34


Thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiện nay, ngân hàng thanh toán đang triển khai hoạt động theo hướng vừa là ngân hàng
lưu kí, vừa là ngân hàng phục vụ hoạt động Thị trường chứng khoán. Để phục vụ cho triển
khai chứng khoán nhanh chóng, an toàn và thực hiện dịch vụ liên quan đến quyền của người
nắm giữ chứng khoán , đến nay đã có 5 ngân hàng lưu kí (2 ngân hàng trong nước, ba ngân
hàng nước ngoài ) và 11 công ty chứng khoán được cấpgiấy phép thực hiện dịch vụ lưu ký
chứng khoán. Hiện nay, Thị trường chứng khoán đã có hệ thống lưu ký chứng khoán tập
trung, hoạt động ổn định và đã cho phép người nước ngoài mở tài khoản tại các Công ty
Chứng khoán, ngân hàng trong nước tạo điều kiện để người đầu tư trong nước và ngoài nước
tham gia thị trường. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn yếu kém, ngiệp vụ lưu ký, đăng ký và thanh
toán bù trừ chưa được tự động hoá, phải xử lý thủ công làm tăng thời gian và chi phí, độ an
toàn thấp.
Đến nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho 07 tổ chức kiểm toán độc
lập kiểm toán các báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán và tổ
chức kinh doanh chứng khoán gồm 06 tổ chức kiểm toán trong nước và 1 tổ chức kiểm toán
nước ngoài.Các tổ chức kiểm toán được chấp thuận đã đáp ứng được yêu cầu kiểm toán cho
các đối tượng tham gia Thị trường chứng khoán.Tuy nhiên trong quá trình triển khai nghiệp
vụ này, nhiều tổ chức kiểm toán cũng có những thiếu sót nhất định , chất lượng báo cáo kiểm
toán chưa cao, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính trong
việc quản lý các tổ chức kiểm toán đựơc chấp thuận cũng như có biện pháp xử lý kịp thời
4. Về tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt nam mới hình thành và hoạt động được 3 năm
nhưng đã thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng các nhà
đầu tư tham gia trên thị trường liên tục tăng, cuối năm 2000 có gần 3000 tài khoản giao dịch,
cuối năm 2001 có gần 9000 tài khoản và đến 30/6/2003 có hơn 14.500 tài khoản giao dịch
trong đó hơn 90 nhà đầu tư cố tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài. Sự tham gia của các nhà
đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam. Một trong những điểm nổi bật ở đối tượng các nhà đầu tư nước ngoài là tính chuyên
ngiệp và bản lĩnh đầu tư. Sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đã phần nào làm hạn chế
sự suy giảm của thị trường , thâm chí có những thời điểm đã hâm nóng nhiệt độ thị ttrờng.
Tuy nhiên , số lượng nhà đầu tư tham gia Thị trường chứng khoán chủ yếu là nhà đầu
tư cá nhân, ít vốn, tham gia thị trường mang tính chất thăm dò , khi thị trường có dấu hiệu bất
ổn thì rút khỏi thị trường. Số lượng tài khoản thường xuyên giao dịch khoảng 1000 tài khoản.
Nhà đầu tư có tổ chức quá ít. Nhà đầu tư nước ngoài phần lớn đang cư trú tại Việt Nam, do
qui mô thị trường còn bé, các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài còn chưa rõ ràng, cơ
chế mở tài khoản lưu ký, giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài còn phức tạp nên chưa thu hút
được đông đảo nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là người không cư trú tại Việt Nam.

II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


Thứ nhất, Thị trường chứng khoán Việt Nam phải chăng còn quá trầm lặng . Ta xem
xét kể từ phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên, ngày 28/7/2000, liên tiếp giá cổ phiếu tăng.
Đến phiên giao dịch ngày 26/6/2001 chỉ số chứng khoán VN - Index đạt con số kỷ lục là 571,
04 điểm,trị giá trong phiên đạt 23.570.700.000 đồng. Tại thời điẻm đó, giá các cổ phiếu
giaodịch đã đạt tới mức cực đỉnh. Chỉ trong vòng một năm đầu chỉ số giao dịch đã tăng liên
tục. Nhưng đó cũng là lời cảnh báo về sự tụt dốc tất yếu sẽ xảy ra. Và điều đó đã xảy ra, chỉ
số VN-Index liên tục sụt giảm trong những tháng tiếp theo cùng với sự nguội lạnh dần của thị
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 35
Thị trường chứng khoán Việt Nam
trường. Đến tháng 3 năm 2003, giá các cổ phiếu đồng loạt sụt giảm, VN - Index giảm đến
mức kỷ lục145,41 điểm vào ngày 31/3. Cung cầu của thị trường cổ phiếu có những biểu hiện
khó nắm bắt. Các nhà đầu tư trong tình trạng thiếu thông tin thị trường trong khi những thông
tin tác động đa chiều luôn được chuyển tải. Một số công ty niêm yết dường như đang bị xói
mòn hình ảnh tốt đẹp trong mắt các nhà đầu tư. Sau đó, TTCK “ phục hồi" nhưng từ đó đến
nay chỉ số chứng khoán chỉ trong phạm vi 150- 160 điểm, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh
từng phiên giao dịch chỉ đạt 2- 10 tỷ đồng. Thêm vào đó, mặc dù còn ở giai đoạn phát triển
ban đầu những hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường … đã có dấu hiệu manh nha trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, và gây khó khăn không ít cho hoạt động quản lý và điều hành
thị trường.
Đồng thời do tổng mệnh giá các chứng khoán niêm yết còn quá nhỏ vì vậy, sự thay đổi
giá cả của chúng chưa phản ánh được động tháI của nền kinh tế quốc dân. Cho nên chỉ số
chứng khoán VN.Index không những không phát huy được tác dụng dự báo trước xu hướng
mà còn phản ánh không đúng thực trạng nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế
Việt Nam luôn tăng trưởng cao, ổn định >7% trong khi đó, chỉ số chứng khoán thì liên tục
biến thiên giảm .Như vậy, TTCK chưa thể đóng vai trò “ hàn thử biểu “ của nền kinh tế
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn , thu nhập dân chúng thấp, nguồn vốn lại
bị phân tán, đầu tư vào các tài sản thay thế như tiền gửi, ngân hàng, đầu tư bất động sản,
ngoại tệ … chưa có chính sách phù hợp để khai thác nguồn lực tài chính trong dân. TTCK
chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dàI hạn cho đầu tư phát triển. Hiện nay tỉ
lệ vốn đầu tư vào chứng khoán còn quá nhỏ bé, tổng giá trị thị trường mới chiếm 1,6% GDP
Thứ ba, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam còn mang nặng tư tưởng của cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, còn trông chờ vào nguồn vay ưu đãi không muốn huy động vốn trên thị trường.
Các doanh nghiệp e ngại kiểm toán và công bố thông tin khi niêm yết trên thị trường chứng
khoán. Các doanh nghiệp niêm yết không phải là các doanh nghiệp lớn, có khả năng phát
triển hấp dẫn người đầu tư. Ngoài ra ở một số Công ty niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà
nước còn khá cao ,do vậy khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp. Các tổ chức
niêm yết chưa they hết dược tầm quan trọng của việc công khai thông tin nên chưa chủ động,
tự giác cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư, chính điều này phần nào ảnh hưởng đến
lòng tin và quyết định tham gia thị trường của người đầu tư.
Thứ tư, Đảng và chính phủ chủ trương phát triển hệ thống tài chính trong đó có thị
trường vốn, TTCK ; tuy nhiên trong điều hành thì hệ thống thị trường bị chia cắt: Thị trường
tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, thị bảo hiểm do Bộ tài chính điều hành, TTCK do Ủy
ban chứng khoán Nhà nước giám sát. Các bộ ngành đều xây dựng chiến lược phát triển của
ngành mình, song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính
nói chung. Vì vậy định hướng và các giải pháp thiếu đồng bộ; chưa coi việc phát triển thị
trường vốn, TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN.
Thứ năm, quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK còn nhiều bất cập, khó khăn. Ủy
ban chứng khoán Nhà nước đã tăng cường công tác quản lý giám sát, xử lý kịp thời các vi
phạm, tuy nhiên cơ chế quản lý điều hành chưa đáp ứng đòi hỏi thị trường, thể hiện ở các mặt
như hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thâm chí mâu thuẫn ( ví dụ giữa các văn bản về tham gia
mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài ); chính sách khuyến khích các đối tượng tham
gia thị trường ( thuế , phí .. )chưa thống nhất và chưa thực sự được phát huy tác dụng ( ví dụ

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 36


Thị trường chứng khoán Việt Nam
đối với nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế, nhưng các nhà đầu tư có tổ chức thì chưa được
miễn thuế); hưa kịp thời xử lý các tình huống đặc biệt là lúc thị trường lên xuống thất thường.
Hoạt động của Trung tâm giao dich chứng khoán còn hạn chế về mô hình tổ chức và
trình độ kỹ thuật; việc cung cấp thông tin thị trường chưa được thuận lợi cho người quan tâm.

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI


Trở lại TTCK, bài toán đặt ra là giải pháp nào cho TTCK thực sự đủ hấp dẫn để thực
hiện sứ mệnh số một là huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế đúng địa
chỉ, có hiệu quả?
Lý do mà TTCK không hấp dẫn có thể có nhiều trong các quan hệ khách quan khác
thuộc tiềm lực và trình độ dân trí của nền kinh tế. Song những lý do nội tại, mang tính chủ
quan là rất cần phải nhận dạng và khắc phục. Các lý do chính thuộc nhóm này là:
- Hàng hóa trên TTCK hiện có đang kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu và đặc
biệt là giá IPO mang tính áp đặt tại thời điểm xuất phát đã bị đẩy lên rất cao so với giá trị thị
trường của hầu hết hàng hóa.
- Về cơ cấu, các “ông” chủ của TTCK Việt Nam đã vô hình chung lái nhà đầu tư hướng
nhiều sự quan tâm về việc phát hành và buôn bán chứng khoán vốn(cổ phiếu) hơn là sự quan
tâm đến chứng khoán nợ(trái phiếu…) – một công cụ tài chính hữu hiệu nhất trong việc nối
TTCK với thị trường tiền tệ, tín dụng trong vai trò “chạy tiếp sức” và làm tăng tính thanh
khoản cho TTCK.
Tại thời điểm hiện nay, tổng giá trị chứng khoán nợ chỉ chiếm 16% tổng giá trị hàng hóa
giao dịch trên TTCK. Thậm chí TTCK đã có 8 năm tuổi mà hầu hết các ngân hàng thương
mại cổ phần ở Việt Nam không có một đồng nào cho hoạt động đầu tư vào chứng khoán nợ
đủ tiêu chuẩn để tham gia nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, trong khi đó lại
thi nhau kinh doanh cổ phiếu(chứng khoán vốn)
Do đó khi cần nguồn thanh khoản ngắn hạn ngân hàng phải đi vay lại với giá rất cao
trong thị trường liên ngân hàng hoặc huy động giá cao trên thị trường tiền gửi.
- Trong lúc TTCK đang hấp dẫn nhà đầu tư, lúc có nhiều cơ hội phát triển của thị trường
sơ cấp với hàng hóa chất lượng cao…thì lại bị trì hoãn, kéo giãn, tính toán quá lâu, gây mệt
mỏi cho các nhà đầu tư, vừa mất thời cơ cổ phần hóa với giá có lợi cho các doanh nghiệp nhà
nước lớn, vừa làm “lạnh” TTCK đang phát triển mạnh trở lại chưa đầy một năm ( từ tháng
10/2006 – 6/2007)
- Mối liên hệ có tính chất bản chất giữa TTCK và thị trường tiền tệ lẽ ra rất gắng bó theo
nguyên lý “chạy tiếp sức”, thì ở Việt Nam lại rất rời rạc, thậm chí có tình trạng “gắn bó
ngược” theo kiểu “đi vay tiền ngân hàng thời hạn ngắn để mua cổ phiếu vô thời hạn.
- Trái phiếu chất lượng cao, hỳ hạn dài, lãi suất hấp dẫn của Chính phủ, của các công
trình trọng điểm quốc gia biết rõ sẽ có hiệu quả lớn còn chưa có và/hoặc rất hiếm hoi, trong
khi ngân sách nhà nước luôn thâm thủng và Nhà nước luôn phải đi vay trung hạn trong nước
và cả ở nước ngoài.
- Hầu hết các nhà phát hành cổ phiếu Việt Nam sau khi “IPO một cách chụp giật” đã bỏ
mặc các cổ đông. Thay vì trả lợi tức bằng tiền cho nhà đầu tư với tư cách là các cổ đông thì
lâu nay lại chỉ trả bằng giấy… “bán giấy lấy tiền” thì cổ đông không thể yên tâm với “ quyền”
sở hữu công ty của mình được.
- Các nhà quản lý TTCK cũng chủ yếu chỉ quan tâm đến việc lên xuống của các
“sàn”chính thức, ít quan tâm đến TTCK nói chung(cả OTC). Nghĩa là quá quan tâm đến thị
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 37
Thị trường chứng khoán Việt Nam
trường thứ cấp chính thức, nơi đang bao gồm những hàng hóa cũ do phát hành một cách chụp
giật với giá cao, chất lượng thấp chiếm tỷ lệ áp đảo…
- Thậm chí cho đến khi thị trường rơi vào ảm đạm thì lại ra sức áp dụng đồng loạt các
biện pháp hành chính “nhè” đúng vào các điểm nhạy cảm nhất của TTCK là giá cả và niềm
tin để “đánh”! Biên đọ giá cao giao dịch bị ép lại, gần như bằng 0. Nghĩa là “trò chơi” không
còn và kèm theo những “chiến dịch” hình thức, thậm chí công bố không đúng sự thật thì nhà
đầu tư rời sàn là lẽ tự nhiên…

IV. GIẢI PHÁP CHO SỰU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Năm 2009 sắp kết thúc, kinh tế các nước và Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, chưa ai
có thể đưa ra chính xác rằng: lúc nào thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ kết thúc và
kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại như trước khi xảy ra khủng hoảng. Mặc dù nhiều Quốc
gia vẫn chưa ra khủng hoảng, nhưng ở Việt Nam đà suy giảm đã được ngăn chặn và bắt đầu
có sự phát triển. 18/25 chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009 đạt và vượt; GDP của 11 tháng trên 5% (1);
tăng trưởng tín dụng 36%, lạm phát vẫn trong giới hạn kiểm soát, bội chi ngân sách khoảng
6,9%, an sinh xã hội được đảm bảo.Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) mặc dù trồi
sụt thất thường, nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Có thể điểm qua diễn biến của
TTCK 11 tháng của năm(2).
Các chỉ tiêu thị trường 31/12/2008 30/11/2009
1. Giá trị vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 225.934 669.000
2. Mức độ vốn hóa/GDP năm 2008(%) 18% 55%
3. Số lượng cổ phiếu niêm yết 338 385
4. Số lượng công ty chứng khoán 102 105
5. Số lượng công ty quản lý quỹ 43 47
6. Số lượng công ty đại chúng đã đăng ký 1.090 1.016
7 Số tài khoản mở tại CTCK 550.000 730.000
8. Hệ số P/E 9-10 15.8

Chỉ số Vn-Index từ 235,5 điểm (tháng 2/2009) lên 570 điểm vào tháng 8, rồi bật lên trên
633,21 điểm vào phiên 23/10 và nhanh chóng đảo chiều xuống 537,59 điểm vào phiên ngày
11/11, và dưới ngưỡng 500 điểm vào phiên ngày 2/12. Số tài khoản lưu ký của nhà đầu tư là
730.000, trong đó tài khoản của nhà đầu tư trong nước là 670.000, còn lại là tài khoản của nhà
đầu tư nước ngoài; giá trị giao dịch bình quân thị trường đạt 2.146 tỷ đồng/ phiên, cá biệt có
phiên đạt 5000 tỷ đồng (3), giá trị vốn hóa thị trường là 669.000 tỷ đồng, tương đương với
55% GDP năm 2008, so với thời điểm đầu năm tăng gần 3 lần. Các dòng vốn vào – ra thị
trường có nhiều biến động. Do sự phục hồi kinh tế của các Quốc gia những tháng đầu năm
chậm, vì thế các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK chủ yếu bán ròng tập trung vào trái phiếu
Chính phủ và các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Khi nền kinh tế Việt Nam có tín hiệu
khởi sắc, dòng vốn vào lại tăng lên (tháng 5: 54 triệu USD, tháng 7: 56 triệu USD). Xét về tốc
độ tăng trưởng, TTCK Việt Nam được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao, tới 60 – 70%,
nhưng xem xét một cách toàn diện thì TTCK rất bất ổn. Thị trường cổ phiếu lên xuống thất
thường, thị trường trái phiếu (TTTP) Chính phủ vẫn chưa phát triển, năm 2009 khối lượng
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 38
Thị trường chứng khoán Việt Nam
trái phiếu Chính phủ đã được phát hành là 20.000 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch của năm(4). Sự
biến động của TTCK cũng như thị trường vàng, thị trường ngoại tệ ở Việt Nam chẳng theo
một quy luật nào đã cho thấy những bất ổn của thị trường phát sinh từ chính những yếu tố nội
tại của thị trường như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của TTCK (thị trường sơ
cấp, sở giao dịch, thị trường UpCoM, TTTP chuyên biệt), giữa TTCK với thị trường ngoại
hối, thị trường tín dụng và thị trường vàng. Thị trường tài chính bị phân khúc, chưa có sự
minh bạch trong quản trị điều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám
sát ở tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường chưa được cập nhật một cách chuẩn xác
đến các nhà đầu tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn; trên thị
trường vẫn có khoảng trống pháp lý cho những nhà kinh doanh, đầu cơ có điều kiện thôn tính,
lũng đoạn thị trường. Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để TTCK Việt Nam phát
triển ổn định?

* Giải pháp cho sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam

Thứ nhất, Tiếp tục tái cấu trúc TTCK một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ và
thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Việc chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Hà Nội thành Sở giao dịch
chứng khoán (SGDCK) hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên;
tách bộ phận lưu ký thành Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập hoạt động theo mô hình
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, xây dựng TTTP chuyên biệt…đó cũng là kết quả
bước đầu của việc tái cấu trúc TTCK, tuy rất then chốt, nhưng chưa đủ cho một TTCK phát
triển minh bạch, ổn định.

Một trong những chính sách tác động mạnh đến TTCK đó là chính sách tài khóa (CSTK) và
chính sách tiền tệ (CSTT). Đối với CSTT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc điều hành CSTT.
Với việc điều hành CSTT theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động không nhỏ đến
tính thanh khoản trên TTCK. Chỉ với một biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm chấn
chỉnh công tác tín dụng của hệ thống ngân hàng(5), ngay lập tức khối lượng cổ phiếu giao dịch
cả hai sàn và giá cả của chúng đều giảm mạnh. Tình trạng này nói lên điều gì? tiền dùng để
đầu tư, kinh doanh chứng khoán chủ yếu là nguồn nào? Tại sao TTCK lại quá nhạy cảm theo
sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM)? Việc này có lý giải
được phần nào những băn khoăn của người dân khi Chính phủ cho phép các NHTM triển
khai gói kích thích kinh tế với mức hỗ trợ lãi suất 4%? TTCK tại sao luôn lên xuống theo tin
đồn? Nhìn vào những bất cập của thị trường sẽ thấy cần phải tiếp tục tái cấu trúc TTCK, để
TTCK phải đúng nghĩa là kênh huy động vốn trung và dài hạn thiết thực cho doanh nghiệp
phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và là kênh hút vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các tổ chức
trong và ngoài nước. Nguyên tắc tái cấu trúc phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống, theo đó
xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, TTCK, thị
trường tín dụng, TTTP Chính phủ…), thực hiện các chuẩn mực tốt nhất trong quản trị công
ty, chuẩn mực kế toán và công bố thông tin. Thực hiện vấn đề này theo hướng:

- Phân định rõ từng thị trường để quản lý chúng: thị trường cổ phiếu: nơi niêm yết cổ phiếu
của các doanh nghiệp lớn; thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thị trường UpCoM; thị
trường OTC; thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ phái sinh. Hoàn thiện thị trường
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 39
Thị trường chứng khoán Việt Nam
giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM) để khắc phục ngay những quan
ngại về tính thanh khoản của thị trường này.

- Thực hiện chuyển đổi sở hữu của SGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán từ Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên sang công ty cổ phần, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ
phần chi phối (trên 51%). Cho phép đại diện Công ty chứng khoán (CTCK), Tổ chức niêm
yết, một số chuyên gia kinh tế tham gia vào Hội đồng quản trị của SGDCK. Khi đó SGDCK
là công ty cổ phần đại chúng, hoạt động sẽ năng động và minh bạch vì mục tiêu phát triển
lành mạnh của TTCK.

- Đối với các CTCK cũng cần thực hiện tái cấu trúc theo hướng nâng cao yêu cầu về vốn điều
lệ tối thiểu, yêu cầu về cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty và nguồn nhân lực, song song
với việc thực hiện sát nhập, mua lại… để giảm bớt về số lượng CTCK, hướng một số CTCK
lớn phát triển thành Tập đoàn, cũng như các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên TTCK Việt
Nam có 105 CTCK, xét về thị phần môi giới cổ phiếu cho khối nhà đầu tư nước ngoài, thì 10
CTCK đứng đầu đã chiếm tới 95,18%, nếu xét thị phần môi giới cho khối nhà đầu tư trong
nước, thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm 48,18%(6). Như vậy rõ ràng thị phần cho 95 CTCK
còn lại là quá nhỏ, trong đó có một số công ty vốn điều lệ rất thấp, hiệu quả kinh doanh chủ
yếu là hoạt động tự doanh. Vì vậy, để thị trường hoạt động có hiệu quả cũng rất cần sắp xếp
các CTCK có qui mô quá nhỏ, năng lực tài chính yếu này.

- Phát triển một số tổ chức tạo lập thị trường. Ở một số nước, nhà tạo lập thị trường thường là
các NHTM, CTCK, công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư, quĩ hưu trí, công ty tài chính… Đây là
những tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên nghiệp, có khả năng liên kết
cao. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, không phải tất cả các tổ chức đều có thể trở thành nhà tạo
lập thị trường. Vì vậy, trước mắt lựa chọn một số NHTM, CTCK lớn đáp ứng các điều kiện
qui định thực hiện chức năng nhà tạo lập thị trường. Sự năng động và minh bạch của thị
trường phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động của các nhà tạo lập thị trường.

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của TTCK.

Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật
cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số
nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch
phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập…Trong bối cảnh nền kinh tế suy
thoái, cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, đi đôi với gói giải pháp kích cầu trung và dài
hạn đến năm 2011, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của
TTCK.

Phối hợp CSTT với CSTK trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Mục tiêu
cuối cùng của CSTT là ổn định tiền tệ, còn mục tiêu của CSTK là đạt đến một chính sách
ngân sách minh bạch, tạo sự ổn định sản lượng, cải thiện phân bổ nguồn lực và kiểm soát ảnh
hưởng của phân phối. Hai chính sách này có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau và tác
động đến nền kinh tế và hệ thống thị trường tài chính. Nếu quản lý tài khoá yếu kém, sẽ tăng
kỳ vọng lạm phát, có thể làm tăng lãi suất và cung tiền, điều này ảnh hưởng lớn đến việc vay
nợ của Chính phủ trên TTCK. Ngược lại, lạm phát và lãi suất tăng cao, không những làm
SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 40
Thị trường chứng khoán Việt Nam
giảm nguồn thu cho Chính phủ, mà còn làm cho giá chứng khoán biến động mạnh theo xu
hướng giảm, làm nản lòng nhà đầu tư trên thị trường do tính thanh khoản của thị trường bị
ảnh hưởng. Vì vậy rất cần một sự nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai chính
sách, nhằm tăng cường sự kết nối và giảm sung đột giữa chúng để cùng đạt được mục tiêu đặt
ra.

Thứ ba, tạo hàng hoá có chất lượng tốt cho thị trường.

Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK. Tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt
Nam theo phương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, để
cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại một
số NHTM cổ phần đã có yếu tố nước ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài với tỷ lệ 20%, các NHTM Việt nam đã nhanh chóng xoá đi những yếu kém về năng lực
tài chính, trình độ công nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả hai bên. Vì vậy, để cải thiện một
bước về năng lực tài chính của các NHTM cũng như các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, để
tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp này, trong đó có cổ phiếu của
các NHTM, Chính phủ có thể đưa mức sở hữu của các tổ chức nước ngoài đối với các NHTM
tối đa lên 30%.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị
trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống
thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin.

Sự rò rỉ thông tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để tin
đồn có “đất” lộng hành chính từ sự rò rỉ thông tin. Vậy, có khắc phục được tình trạng này
không? Đây là việc làm không đơn giản, nhưng không phải không hạn chế được vấn nạn này.
Một là: Rà soát lại thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng
thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý
nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thông
tin bất luận là tổ chức hay cá nhân. Hai là: xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, hoặc
làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Ba là: tiếp tục
yêu cầu các công ty đại chúng đăng ký trên thị trường UpCoM bằng các quy định và chế tài
cụ thể (đối với các công ty chưa thực hiện đăng ký khi có đủ điều kiện). Bốn là: Về phía cơ
quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách
kinh tế – tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp
hành nghiêm túc. Năm là: Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các
công ty đại chúng giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công
bố thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. Điều này vừa giúp giảm
thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho các giao dịch này được công khai, dễ kiểm soát,
từng bước thu hút vào thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến và nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính
sách của Nhà nước nói chung và TTCK nói riêng.

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 41


Thị trường chứng khoán Việt Nam

SVTH: Lưu Lê Mai – 08NH1 42

You might also like