You are on page 1of 15

 Kinh tế vận tải 7 -

Thương vụ vận tải ĐHHP

Đề cương môn thương vụ vận tải

Câu 1. Khái niệm, chức năng và tác dụng của vận đơn đường biển
1. Khái niệm:
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại
diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu or sau khi
nhận hàng để xếp
2. Chức năng:
B/L có 3 chức năng chính:
- Là bằng chứng của 1 hợp đồng thuê tàu
- Là biên lai nhận hàng để chuyên chở
- Là chứng từ sở hữu hàng hóa
3. Tác dụng của B/L:
- Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục XNK hàng hóa
- Là chứng từ cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa
- Là chứng từ trong bộ chứng từ thanh toán hàng hóa
- Là chứng từ xác định số lượng hàng người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để theo dõi
việc thực hiện hợp đồng

Câu 2. Phân loại vận đơn:


a) Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá:

- Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L).

- Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L).

b) Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn:

- Vận đơn đích danh (straight B/L) : Trong ô “consigneer”, ghi rõ họ tên người nhận hàng .

Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng vì chỉ đích danh.

- Vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (B/L to bearer) : Trong ô “consigneer” để
trống  dễ chuyển nhượng.

- Vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).

c) Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn:

- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Vận đơn sạch

- Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L): Vận đơn bẩn, có ghi chú những khuyết tật về hàng hóa.
1
d) Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá:

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

- Vận đơn đi thẳng (direct B/L): được sử dụng khi hàng hóa chuyên chở từ cảng xếp đến cảng
đích bằng 1 con tàu không qua chuyển tải dọc đường.

- Vận đơn chở suốt (through B/L): được sử dụng khi hàng hóa chuyên chở từ cảng xếp đến cảng
đích bằng 2 hoặc nhiều con tàu có chuyển tải dọc đường.

- Vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport B/L or multimodal
transport B/L) : là lọai vận đơn được sử dụng khi hàng hóa vận chuyển từ nơi gửi tới nơi đến bằng 2
hoặc nhiều phương thức vận tải khác nhau.

e) Nếu căn cứ vào phương thức thuê tầu chuyên chở:

- Vận đơn tầu chợ (liner B/L)

- Vận đơn tầu chuyến (voyage B/L)hay vận đơn container (container of lading).

f) Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông :

- Vận đơn gốc (original B/L)

- Vận đơn copy (copy of lading).

Câu 3. Phân biệt Master Ocean B/L và House B/L ?


- Master Ocean B/L (vận đơn chủ hay vận đơn đường biển ) là vận đơn do người chuyên chở
chính thức (effective carrier) phát hành

- House B/L (vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp) do người chuyên chở không chính thức
(contracting carrier) hay còn gọi là người giao nhận phát hành trên cơ sở vận đơn chủ. Đây là cơ sở pháp
lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng.

Muốn phân biệt một vận đơn là Master bill hay House bill phải căn cứ vào nội dung và hình thức cuả
vận đơn:

STT Master Ocean B/L House B/L

1 -Thường có dẫn chiếu một số công ước quốc -Không có


tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby
Rules hoặc Hamburge Rules.

2 -Chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người -Còn chứa đựng những quy định pháp lý về
1
vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chuyên chở bằng đường bộ, đường sông,
chở, dỡ hàng và trả hàng phát sinh từ hợp đường sắt.

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

đồng thuê tàu.  Không gian pháp lí hẹp  Không gian pháp lí rộng

3 -Chỉ ghi cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng -Ghi địa điểm nhận hàng để chở (place of
receip) và địa điểm trả hàng (place of delivery)

4 -Ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu (shipped on -Thường ghi: nhận để vận chuyển (taken in
board) hoặc đã nhận để bốc lên tàu (received charge for transport) vì có thể chở bằng đường
for shipment). biển, đường sông, đường bộ...

5 -Người gửi hàng gọi là shipper, Người nhận -Người gửi hàng gọi là congignor, Hàng được
hàng (consignee) hoặc đích danh hoặc theo giao nhận theo lệnh (consigned to order of....)
lệnh

6 -Luôn có chức năng là chứng từ nhận quyền -Do 2 bên thỏa thuận khi phát hành
định đoạt hàng hoá

7 -Thời hiệu khiếu nại là 1 năm -9 tháng

8 -Chỉ cần 1 con dấu và 1 chữ ký vì nó chỉ được -Được phát hành khi nhận hàng để chở nên
cấp sau khi hàng đã bốc lên tàu phải có thêm 1 con dấu và 1 chữ ký nữa xác
nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu (ngày cấp
vận đơn thứ cấp và ngày bốc hàng có thể khác
nhau).

Tuy nhiên trong thức tế sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này chỉ là tương đối. Điều quan trọng là khi có
một vận đơn trong tay phải xem xét xem nó là loại gì và ai là người phát hành để khi có tổn thất có thể
giải quyết kịp thời, đúng đối tượng.

Câu 4. Viết nội dung cơ bản của đơn chào hàng trong khai thác tàu chuyến, dịch và giải thích ?

Câu 5. Trình tự các bước lựa chọn đơn chào hàng để đi đến kí kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến ?

1. Người thuê tàu trực tiếp gặp chủ tàu hoặc thông qua người môi giới tìm tàu; Người thuê tàu phải cung
cấp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến hàng hóa

2. Người môi giới tàu chào hỏi tàu, liên hệ với các hãng tàu, các cty tàu để biết các thông tin về tàu

3. Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu chuẩn bị kí kết hợp đồng

4. Người thuê tàu và chủ tàu kí hợp đồng với nhau 1


5. Thực hiện hợp đồng

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

6. Thanh lí hợp đồng

Câu 6. Điều khoản về trách nhiệm của chủ tàu trong hợp đồng cho thuê tàu chuyến ?
Theo hợp đồng, chủ tàu có các trách nhiệm sau:

- Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển và đủ các đặc điểm kĩ thuật đã quy định trong hợp đồng,
phải đem chắc tàu đó đến cảng xếp hàng đúng thời gian quy định

- Bảo quản, giữ gìn, chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi cuối cùng và giao cho người
nhận hàng

- Hướng dẫn việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu và chịu mọi rủi ro gây ra do lỗi lầm sơ suất của
người chuyên chở hoặc người làm công của họ trong việc hướng dẫn xếp dỡ, kể cả công nhân do người
thuê tàu chỉ định

- Điều chay với tốc độ hợp lí theo đường gần nhất, không được cho đi chệch đường hoặc giữ tàu
lâu ở 1 nơi nào đó nếu không có lí do chính đáng

- Theo yêu cầu của người xếp hàng cấp cho họ 1 bộ B/L cho từng lô hàng riêng biệt

 Chủ tàu được miễn trách trong các trường hợp sau: Thiên tai, dịch họa, tai nạn ngoài biển,
cháy, thủy thủ phá hoại, cướp biển,sơ suất của thuyền trưởng, thủy thủ,, do bản chất hàng, bị bắt…

Câu 7. Điều khoản thanh toán cước phí trong hợp đồng thuê tàu chuyến?

1. Cước trả trước (Freight prepaid): là hình thức trả cước tại cảng xếp hàng sau khi xếp hàng xong
trước lúc kí phát B/L hoặc sau khi kí vận đơn 1 số ngày quy định

- Tiền cước được coi là thu nhập của tàu sẽ không được hoàn lại cho dù tàu hay hàng có mất hay
không. Khi đã trả cước tại cảng xếp, người thuê vận chuyển yêu cầu phải ghi vào vận đơn freight
prepaid.

2. Cước phí trả sau (freight to collect): là hình thức trả cước tại cảng đích

- Chỉ được coi là khoản thu nhập của tàu khi đã được giao. Trường hợp này có thể quy định cụ thể
như cước trả khi dỡ hàng, cước trả sau khi dỡ hàng xong hoặc cước trả cùng với việc dỡ hàng mỗi ngày

3. Cước trả trước 1 phần, sau 1 phần (freight advance): để chung hòa quyền lợi của 2 bên. Có ý
nghĩa với người thuê tàu về phòng tránh tranh chấp thưởng phạt và gây áp lực cho chủ tàu.
1
 Phương thức chuyển tiền cước: Bẳng thư hoặc bằng điện

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

Câu 8. Giải thích các thuật ngữ : Layday, Laytime, Laycan ?


1. Lay/can ( Laydays/cancelling date ) : Ngày tàu đến cảng bốc xếp hàng/ Ngày hủy hợp đồng
- Chỉ tàu phải đến cảng để sẵn sàng nhận hàng đúng ngày quy định để nhận hàng và người thuê
tàu phải có hàng sẵn sàng để giao vào lúc ấy.

+ Nếu tàu đến sớm hơn thì người thuê tàu không chịu trách nhiệm về việc hàng hóa chưa sẵn sàng.

+ Nếu vì bất cứ lý do nào mà tàu đến chậm hơn ngày hủy hợp đồng (Cancelling date) thì người thuê có
quyền đơn phương hủy hợp đồng mà không chịu bất cứ trách nhiệm nào.

2. Laydays or laytime : Số ngày bốc/dỡ hàng hay thời gian bốc/dỡ hàng.

Là số ngày hoặc thời gian mà hợp đồng thuê tàu qui định cho người thuê tàu được sử dụng để bốc và dỡ
hàng tại cảng khẩu có liên quan . Tùy theo thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê, thời gian bốc và dỡ
hàng có thể có 2 cách quy định:

- Quy định chung chung, không dứt khoát.

Thí dụ:
+ Bốc / dỡ theo mức nhanh thường lệ của cảng (With customary quick despatch = CQD)
+ Bốc / dỡ nhanh theo khả năng tàu tiếp nhận và giao hàng (As fast as the ship can receive and deliver).
Cách quy định này không kèm theo quy định thưởng phạt bốc / dỡ nhanh, chậm.
- Quy định rõ, dứt khoát thời gian bốc dỡ bằng một số ngày hay mức bốc / dỡ bằng bao nhiêu tấn
cho một ngày.

Thí dụ:
+ Thời gian cho bốc hàng là 10 ngày... (10 running days for loading).
+ Mức bốc hàng cho cả tàu / ngày là 800 MT (Loading at a rate of 800 metric-tons per day and ship).
+ Mức bốc hàng cho mỗi máng / ngày là 100 MT (Loading at a rate of 100 metric-tons per day and
hatch).
Cách quy định này thường kèm theo quy định thưởng phạt bốc, dỡ nhanh, chậm.
 Trong hợp đồng thuê tàu, cần có những quy định chính xác, rõ ràng về thời gian bốc / dỡ hàng vì nó
có liên quan mật thiết đến lợi ích của chủ tàu và người thuê.
Thí dụ:
+ Hàng được bốc và dỡ trong vòng 20 ngày làm việc thời tiết tốt (cho phép), không kể Chủ nhật, ngày
lễ ở hai đầu trừ khi có sử dụng (Cargo to be loaded and discharged in 20 weather working days both
ends, Sundays holidays excluded unless used).
+ Hàng được bốc theo mức 2500 MT và dỡ theo mức 2100 MT cho mỗi ngày làm việc thời tiết tốt
không kể chủ nhật và ngày lễ cho dù có sử dụng (Cargo to be loaded at a rate of 2100MT and discharged
at a rate of 2100 MT per weather working day, Sundays holidays excepted even if used).

Câu 9. Nội dung cơ bản đơn chào tàu trong giao dịch thuê tàu ? Cho ví dụ ? 1

Câu 10. Các loại ngày được đề cập đến trong hợp đồng thuê tàu chuyến ? Giải thích ?

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

1. Days, running days causecutive days: Ngày, ngày làm việc liên tục kế tiếp nhau kể cả ngày
lễ và chủ nhật
 Nếu quy định thời gian làm hàngtheo loại này sẽ có lợi cho chủ tàu
2. Working days: ( Ngày làm việc) Là ngày làm việc chính thức tại các cảng, không kể chủ
nhật, ngày lễ quốc tế, ngày lễ địa phương. Trong những ngày này thường không tiến hành
công việc xếp dỡ.
 Đây là ngày 24 tiếng tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau cho dù công
việc xếp dỡ có được hoàn thanh hết 24 tiếng hay không
3. Working days of 24 causecutive hours: Ngày làm việc 24 tiếng liên tục, 24 giờ làm việc
liên tục tính 1 ngày kể cả ngày như đêm.
 Thuật ngữ này thường đưa vào hợp đồng để nói rõ số giờ tính trong 1 ngày làm việc
phải là 24 giờ liên tục
4. Weather working day: Những ngày làm việc thời tiết tốt hay những ngày làm việc thời tiết
tốt cho phép. Thông thường, tập quán hàng hải quy định cho ngày 24 giờ trừ ngày lễ và chủ
nhật có làm có tính hoặc có làm không tính
 Hợp đồng phải cụ thể hóa cách tính thời gian làm hàng, đối với ngày lễ, chủ nhật,
thời tiết, tránh hiểu lầm dẫn đến tranh chấp thưởng phạt làm hàng
 Với chủ nhật và ngày lễ có thể quy định là có tính (SHINC), không tính (SHEX),
không tính trừ khi có làm có tính (SHEXVV), không tính dù có làm (SHEXEU)…

Câu 11. Nêu những chi phí cơ bản trong khai thác tàu chuyến?
Nhóm A: Chi phí cố định
1. Khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn
2. Chi phí sửa chữa thường xuyên
3. Chi phí vật rẻ, vật liệu mau hỏng
4. Chi phí bảo hiểm tàu
5. Chi phí lương
6. Chi phí BHXH
7. Chi phí quản lí
Nhóm B: Chi phí biến đổi:
8. Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn
9. Cảng phí
10. Đại lí phí
11. Phí hoa hồng, môi giới
12. Chi phí xếp dỡ hàng hóa và các phí khác: phát sinh tùy thuộc vào từng chuyến đi

1
Câu 12. Liệt kê các loại phí tại cảng đối với tàu, cách tính:

1. Trọng tải phí:

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

RTT = kTT * GRT * n (đ/USD/Cảng)

• kTT : đơn giá hao phí

• GRT: dung tích đăng kí toàn bộ của tàu

• n: số lần ra vào cảng

2. Hoa tiêu phí:

RHT = kht * GRT * lht * nht (đ,USD/cảng)

3. Phí hỗ trợ tàu:

RHTT = khtt * GRT * Thtt * nhtt

4. Phí bảo đảm hàng hải:

Rbđ = kbđ * GRT * nbđ

5. Phí cầu tàu:

Rct = kct *GRT * tct

6. Phí buộc, cởi dây:

Rbc = kbc * nbc

7. Phí đóng, mở nắp hầm tàu:

Rđm = kđm * nht * nđm

8. Phí dọn vệ sinh:

Rvs = kvs * nht * nvs

9. Phí giao nhận:

Rgn = kgn * Qgn

10. Phí cung cấp nước ngọt:

Rnn = knn * Qnn 1

11. Phí giám định:

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

Tùy theo thỏa thuận của chủ hàng

Câu 13. Đại lí hàng hải, trách nhiệm đại lí tàu biển?

Câu 14. Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng FOB ? Kể tên 1 số biến tướng ?
1. FOB (free or board):
a) Người bán phải:
- Giao hàng lên tàu
- Lấy giấy phép XNK, nộp thuế và lệ phí XK (nếu cần)
- Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo, chứng minh hàng đã được bốc lên tàu
- Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền
cước
b) Người mua phải:
- Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở
- Kí kết hợp đồng chuyên chở và trả cước
- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tình vào trong tiền cước
- Lấy vận đơn
- Trả tiền chi phí dỡ hàng
- Chịu mọi rủi ro và tổn thát về hàng kể từ khi hàng qua lan can tàu ở cảng bốc hàng
2. Những biến tướng của FOB:
a) FOB điều kiện tàu chợ (FOB bearth terms): Do tiền cước tàu chợ đã bao gồm cả chi phí bốc
hàng và chi phí dỡ hàng nên người bán không phải trả chi phí bốc hàng
b) FOB chở tới đích (FOB shipment to destination): Ngoài những nghĩa vụ như đã trình bày
trong điều kiện FOB của Incoterms, người bán còn nhận trách nhiệm thuê tàu chở hàng tới
cảng đích theo sự ủy thác của người mua và do người mua chịu phí tổn
c) FOB san hàng (FOB stremmend) – FOB xếp hàng (FOB stowed):
Ngoài những nghĩa vụ như trên (Theo Incoterms), người bán còn chịu thêm trách nhiệm và chi phí để
san hoặc xêp hàng trong khoang tàu. Rủi ro và tổn thất về hàng hóa chuyển từ người bán sang người
mua sau khi hàng đã san hoặc xếp xong trong khoang tàu
d) FOB dưới cần cẩu (FOB under tacle): Rủi ro và tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán sang
người mua kể từ khi cẩu đã móc vào hàng để đưa vào tàu tại cảng xếp

Câu 15. Nội dung cơ bản của điều kiên giao hàng CIF ? Kể tên 1 số biến tướng ?
1. CIF: Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí (Cost – Insuarance – Freight)
a) Người bán phải:
- Kí kết hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và trả cước đến địa điểm đích quy định
- Giao hàng lên tàu
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí XK (nếu cần)
- Kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện: FPA + trị giá bảo hiểm = Giá CIF
+10% 1
- Cung cấp cho người mua hóa đơn, vận đơn hoàn hảo và bảo hiểm đơn
- Trả tiền cước phí bốc hàng lên tàu
- Trả tiền cước phí dỡ hàng nếu chi phí này nằm trong tiền cước
 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

b) Người mua phải:


- Nhận hàng theo từng chuyến khi hóa đơn, vận đơn khảo và đơn bảo hiểm đã giao cho
mình
- Trả tiền cước phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng qua hẳn con tàu tại cảng bốc hàng
2. Những biến tướng cảu CIF:
a) CIF hàng nổi (CIF afloat): Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đã ở trên tàu (trên đường đi),
từ trước khi hợp đồng được kí
b) CIF lên bờ (CIF landed): Ngoài những nghĩa vụ và trách nhiệm như trong điều kiện CIF đã
nêu trên, người bán còn phải chịu thêm trách nhiệm và chi phí dỡ hàng lên bờ cảng dỡ, kể cả
phí công hàng nếu có
c) CIF điều kiện tàu chợ (CIF liner terms): Chi phí bốc dỡ hàng tính gộp trong tiền cước, do đó
nằm trong giá bán, người mua không phải trả chi phi dỡ hàng tại cảng đến
d) CIF nên bờ đã nộp thuế (CIF landed duty paid): Giá hàng là giá CIF cộng thêm chi phí dỡ
hàng lên bờ và thuế nhập khẩu, Những chi phí này do người bán phải chịu
e) CIF dưới cần cầu (CIF under ship’s tackle): Rủi ro và tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán
sang tổng người mua kể từ khi cần cẩu của tàu móc vào hàng tại cảng xếp hàng

Câu 16. Khái niệm và tác dụng của Cargo list, Cargo plan, Mati’s receipt ?
1. Cargo list – Bản đăng kí hàng chuyên chở:
Trước khi xếp hàng lên tàu, chủ tàu phải lập và xuất trình cho đại diện người vận tải 1 bản kê những
hàng hóa mà mình cần gửi, bản kê đó gọi là bản đăng kí hàng chuyên chớ
Cargo list dùng:
- Làm cơ sở để người VT vạch ra sơ đồ xếp hàng lên tàu
- Làm cơ sở để tính các chi phí có liên quan đến việc xếp dỡ hàng: phí qua kho, giao
nhận…
 Nội dung thường gồm: Tên tàu, tên người nhận hàng, cảng đích, tên hàng, kí mã hiệu,
trọng lượng, thể tích hànghóa.
2. Cargo Plan – Sơ đồ xếp hàng:
Là bản vẽ vị trí xếp đặt hàng hóa trên 1 tàu biển.
Trước khi hàng được bốc xếp lên tàu, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ cảng lập sơ đồ xếp hàng
nhằm sử dụng 1 cách hợp lí những khoang chứa trên tàu, duy trì sự vững trãi của con tàu có độ chênh
dọc (dịch giữa mớn nước đằng mũi, đằng lái) thích hợp
Trước khi bốc dỡ hàng, người nhận phải nắm được sơ đồ xếp hàng để tính toán được thời gian xếp hàng
của mình và vị trí hàng được xếp đặt. Người nhận hàng trên cơ sở sơ đồ xếp hàng mà lập kế hoạch tiếp
nhận hàng và dự đoán tổn thất có thể xảy ra do xếp đặt hàng gây lên đổ vỡ, chuẩn bị kiểm tra khóa và
lập chứng từ khiếu nại
Sơ đồ xếp hàng chủ yếu là 1 bản vẽ mặt cắt của con tàu, trên đó ghi rõ vị trí xếp hàng, tên hàng, trọng
lượng, số thư tự vận đơn có liên quan đến hàng hóa xếp ở từng vị trí đó
3. Mate’s receipt – Biên lai thuyền phó:
Khi hàng hóa vận chuyển bằng đường biển,1 chứng từ xác định mqh pháp lí giữa chủ hàng (người thuê
tàu) với người vận tài (là chủ tàu thuyền trưởng hoặc đại diện của họ…) 1
Nhưng sau khi xếp hàng lên tàu, muốn lấy được B/L, người gửi hàng yêu cầu thuyền phó cấp cho 1
chứng từ quan trọng, đó là biên lai thuyền phó.

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

Biên lai thuyền phó là biên lai nhận hàng để chở nhưng nó không phải chứng từ về quyền sở hữu hàng
được xếp lên tàu, việc chuyển cho nhau biên lai thuyền phó chưa làm chưa làm chuyển quyền sở hữu
hàng, đồng thời việc nắm chứng từ này không có giá trị ngang với nắm được hàng hóa
- Biên lai thuyền phó là chứng từ xác nhận số lượng hàng (trọng lượng) và tình trạng hàng
hóa mà tàu tiếp nhận để chở. Trên cơ sở chứng từ này, người gửi hàng có quyền yêu cầu
phải cấp B/L
- Các nội dung trong BLTP: Tên tàu, cảng đến, danh mục tên hàng hóa, kí mã hiệu, số
lượng, trọng lượng cả bì và trọng lượng tịnh, ngày tháng kí biên lai

Câu 17. Khái niệm và tác dụng của COR, ROROC, CSC ?
1. COR (Cargo outurn report) – Giấy chứng nhận hàng hư hỏng:
Khi dỡ mỗi kiện hàng từ tàu xuống, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng đổ vỡ, quản lí kho và tàu
cùng lập 1 biên bản về tình trạng đó của hàng hóa  Gọi là COR
- COR được xem như 1 biên ban của đại diện tàu và cảng xác nhận tình trạng hàng hóa khi
giao nhận
 Có tác dụng như chứng từ, làm cơ sở rõ rệt để khiếu nại hãng tàu về trách nhiệm
chăm sóc hàng hóa trong quá trình chuyên chở
 Với cảng, chứng từ này có t/d phân biệt trách nhiệm rõ rệt về pháp lí giữa cảng với
tàu trong việc bảo quản, sắp xếp hàng
 COR chỉ có t/d trong trường hợp tổn thất là dễ thấy và bên ngoài, còn với những
khuyết tật kín thì không thể lập được chứng từ này
- Nội dung gồm: Tên tàu, số hành trình, bến tàu đậu, ngày đến ngày đi, số vận đơn, tên
hàng, số lượng, kí mã hiệu, hiện tượng hàng hóa
2. ROROC (Report on receipt ) – Biên bản kết toán nhận hàng với tàu:
Khi hoàn thành việc dỡ hàng từ tàu lên bờ, nhân viên giao nhận của cảng và đại diện của tàu kí 1 biên
bản xác nhận số hàng đã giao và đã nhận  Gọi là ROROC, với:
- Trên cơ sở những phiếu kiểm kiện hàng dỡ, nhân viên kiểm kiện của tàu cùng với nhân
viên giao nhận của cảng đối chiếu với bản lược khai và lập ra ROROC
 ROROC dùng làm cơ sở chứng minh sự thừa thiếu hàng ở cảng đến so với hàng ghi
trong vận đơn. Trên cơ sở đó, làm căn cứ khiếu nại chủ tàu hoặc người bán hàng nước
ngoài, đồng thời làm căn cứ để cảng giao nhận hàng nhập khẩu với các đơn vị nhập
khẩu
- Nội dung, gồm các cột
+ Số liệu hàng hóa căn cứ vào bảng lược khai
+ Số liệu hàng thực nhận
+ Chênh lệch

Câu 18. Điều khoản về thời gian xếp dỡ trong hợp đồng cho thuê tàu chuyến ? 1

Câu 19. Trình tự các bước cho thuê tàu chợ và nhận xét ?

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

Câu 20. Trình tự các bước tiến hành cho thuê tàu chuyến ?
1. Người thuê tàu trực tiếp gặp chủ tàu hoặc thông qua người mô giới tìm tàu

 Người thuê tàu phải cung cấp tất cả các thông tin chi tiết lien quan đến hàng hóa.

2. Người mô giới tàu chào hỏi tàu , họ liên hệ với các hãng tàu, các công ty tàu để biết các thông tin
về tàu.

3. Đàm phán điều kiện

4. Người mô giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu chuẩn bị cho viêc kí kết hợp
đồng.

5. Người thuê tàu và chủ tàu kí kết hợp đồng với nhau.

6. Thực hiện hợp đồng.

7. Thanh lí hợp đồng.

Câu 21. Các thông tin về tàu cần biết để lựa chọn đơn chào hàng trong khai thác tàu chuyến ?

Câu 22. Cho thuê tàu định hạn phổ thông là gì ? Tình huống dẫn tới việc thuê và cho thuê ?
1. Cho thuê tàu định hạn phổ thông: là việc cho thuê toàn bộ cả con tàu và thuyền bộ trong 1 thời
gian nhất định. Với hình thức trong suốt thời gian cho thuê thì thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ
điều khiển con tàu dưới sự quản lí của người thuê, tất cả các chi phí liên quan đến kinh doanh
khai thác tàu trừ lương thực của thuyền đều thuộc về người đi thuê tàu, người thuê tàu thực hiện
chức năng của người chuyên chở
2. Tình huống dẫn tới việc thuê và cho thuê tàu:
a) Đối với chủ tàu:
- Có mục đích kinh doanh tàu định hạn từ trước, tức là họ có tàu thuần túy, họ không khai
thác tàu để lấy cước mà chỉ cho thuê. Trong quá trình khai thác tàu, chủ tàu gặp khó khăn
tạm thời trong việc tìm kiếm nguồn hàng để chuyên chở
- Giá cước trên thị trường VT hoặc thuê tàu có xu hướng giảm- lâu dài
b) Đối với chủ hàng:
- Có nhu cầu chuyên chở hàng không lớn, lâu dài để tránh phụ thuộc vào thị trường thuê
tàu, họ có thể thuê tàu trong 1 thời gian nhất định
1
- Chủ hàng muốn chủ động trong quá trình vận chuyển hàng hóa
- Chủ hàng muốn kinh doanh khai thác tàu để kiếm lời

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

Câu 23. NOR và các quy định liên quan đến NOR ?
1. NOR (Notice of readiness) – Thông báo sẵn sàng làm hàng:
NOR là văn bản do thuyền trưởng (đại diện thuyển trưởng) gửi cho người gửi hàng or người nhận hàng
để thông báo tàu đã sẵn sàng nhận hàng để xếp or dỡ hàng
NOR là văn bản thông báo cho người nhận hàng biết thời gian có hiệu lực để quy định việc xếp dỡ hàng,
dùng để tính thưởng phạt xếp dỡ
Khi tàu đã đến vị trí thương mại, thuyền trưởng trao NOR cho đơn vị hoa tiêu, cảng vụ để tàu đã sẵn
sàng làm hàng
2. Quy định về thời gian trao NOR, tùy thuộc các điều khỏan trong hợp đồng thuê tàu, mẫu
GENCON quy định:
- Nếu trao NOR trước 12 giờ thì 13 giờ cùng ngày bắt đầu tính thời gian xếp dỡ
- Nếu trao NOR sau 12 giờ thì 6 giờ sáng ngày hôm sau bắt đầu tính
- Nếu trao NOR sau giờ làm việc , thời gian được tính vào giờ làm việc của ngày hôm sau;
Thời gian xếp dỡ được tính vào 13 giờ của ngày hôm sau
- Trao NOR vào ngày thứ 7 hoặc trước ngày lễ thì thời gian được tính ra là 6 giờ sáng thứ
2 hoặc 6 giờ sáng ngày làm việc đầu tiên của ngày
3. Một số trường hợp cụ thể về trao NOR:
- Tàu cập bến ngay thì trao NOR ngay sau khi làm xong thủ tục thì thời gian thưởng phạt
xd được tính theo thời gian bắt đầu làm hàng
- Tàu đến neo đậu làm thủ tục tạivũng nhưng phải chờ cầu thì trao NOR ngay sau khi làm
xong thủ tục, thời gian xd tùy thuộc vào điều kiện của hợp đồng trừ thời gian chờ cầu và
thủy triều
- Tàu đến vũng neo chưa làm xong thủ tục, thuyền trưởng vẫn thông báo cho cảng vụ , cho
đại lí để chứng minh tàu đã sẵn sàng làm hàng
4. NOR là mốc thời gian để xem xét mọi họat động của cảng với mục đích:
- Tính toán thời gian bắt đầu thực hiện hợp đồng, thời gian tàu đỗ bến xếp hoặc dỡ hàng đã
quy định trong hợp đồng
- Làm cơ sở để tính thời gian tiết kiệm hoặc kéo dài ngày lưu tàu ở cảng
- Buộc người thuê tàu hoặc chủ hàng phải làm hết sức mình để thu xêp việc xd, cầu bến
5. Nội dung của NOR: là nội dung của 1 bức thư, trong đó có 2 phần quan trọng nhất:
- Sự báo tin của tàu về việc tàu đã đến cảng vào giờ nào đó của ngảy nào đó và đang sẵn
sàng bốc xếp
- Ngày giờ mà chủ hàng chấp nhận thông báo
+ Tại cảng xếp: NOR được trao cho người thuê tàu kí nhận or đại diện của người thuê tàu
+ Tại cảng dơ: NOR được trao cho người nhận hàng kí nhận

Câu 24. Nhứng yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động của cước trong thị trường thuê tàu ?
Sự biến động của giá cước trên thị trường thuê tàu là kết quả của sự thay đổi quan hệ cung cầu. Qh cung
cầu trên thị trường thuê tàu lại chịu tác động của nhiều nhân tố. Có các nhân tố chủ yếu sau:
- Nhân tố kinh tế: thông qua tình hình sx buôn bán quốc tế để dự đoán nhu cầu chuyên chở
đường biển quốc tế. Sự thay đổi số lượng tàu buôn - cơ cấu - chất lượng của đội tàu trên
thế giới có thể dự đoán khả năng đáp ứng trên thị trường thuê tàu. Các cuộc khủng hoảng 1
KT lớn trên thế giới có ảnh hưởng rất mạnh đến qh cung cầu
- Nhân tố chính trị: chiến tranh, đình công, bãi công, đóng cửa kênh đào quốc tế, chính
sách đối ngoại của các nước
 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

- Nhân tố mùa: mùah hàng hải, mùa thu hoạch, mùa tiêu thụ. Nhân tố mùa thường lặp đi
lặp lại hàng năm
- Nhân tố cạnh tranh: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến động giá cước trên thị
trưởng thuê tàu. Sự cạnh tranh giữa các phương thức vận tải, cạnh tranh giữa các tổ chức
độc quyền với các chủ tàu tự do, giữa các loại thị trường thuê tàu với nhau…
Các nhân tố khác như khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng năng lượng

Câu 25. Phân chia chi phí trong thuê tàu định hạn phổ thông ? Tại sao ?

Câu 26. Nội dung điều khoản hàng hóa trong hợp đồng cho thuê tàu chuyến ? Ý nghĩa ?
- Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hoá nhất định, thì hai bên phải quy định rõ tên
hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hoá. Người thuê chở hai loại hàng hoá trên cùng một chuyến
tàu thì chú ý ghi chú vào hoặc tránh việc tranh chấp sau này.

 Quy định như vậy có nghĩa là người đi thuê tàu muốn giành quyền lựa chọn hàng (cargo option).
- Về số lượng hàng hoá, có thể thuê chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích, tuỳ đặc điểm của mặt
hàng.

Rất ít khi người ta quy định chính xác về số lượng hàng hoá thuê chuyên chở, mà thường ghi kèm theo
tỷ lệ hơn kém (dung sai). Khi gửi thông báo sẵn sàng xếp hàng, thuyền trưởng sẽ tuyên bố chính thức số
lượng hàng hoá chuyên chở. Người thuê tàu có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ số lượng hàng hóa đã
được thông báo (Full and complete cargo).
- Nếu giao và xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền cước khống
(Dead freight). Ngược lại, người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có
quyền lợi đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng.

Câu 27. Nội dung điều khoản cước phí và các quy định về chi phí xếp dỡ trong hợp đồng cho thuê
tàu chuyến ?
a) Ðiều khoản về cước phí thuê tàu:

- Cước phí thuê tàu chuyến (Freight) do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và quy định rõ
trong hợp đồng thuê tàu. đây là một điều khoản quan trọng cua hợp đồng thuê tàu chuyến. Hai bên thoả
thuận những nội dung sau:

+ Mức cước (Rate of freight): là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước .
Ðơn vị tính cước có thể là đv trọng lượng (MT, SF, LT) hay đv thể tích (mét khối, cubic feet) hay đối
với hàng cồng kềnh (meaurement cargo)
Mức cước phí thuê bao (lumpsum freight) không phụ thuộc vào loại và số lượng hàng hoá chuyên chở
mà tính theo đơn vị trọng tải hoặc dung tích tàu.
Bên cạnh mức cước thuê tàu, hai bên còn phải thoả thuận chi phí xếp dỡ thuộc về ai.
+ Số lượng hàng tính cước: Tiền cước có thể tính theo số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng gưỉ hàng hay 1
còn gọi là tiền cước tính theo số lượng hàng hoá ghi trên vận đơn , hoặc tính theo số lượng hàng giao tại
cảng . Khi chuyên chở hàng rời, giá trị thấp, trong hợp đồng thường quy định cước phí tính theo số
lượng ghi trên vận đơn nhưng khấu trừ 1- 2% tổng tiền cước phí để dùng cho chi phí không cân lại hàng
 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

+ Thời gian thanh toán tiền cước:


• Cước phí thanh toán tại cảng bốc hàng (Freight payable at port of loading), tức là thanh toán khi
ký vận đơn hoặc sau khi ký vận đơn vài ngày.
• Cước phí thanh toán tại cảng dỡ hàng (Freight payable at the port of desination) hay gọi là cước
phí trả sau (Freight to collect): Thời gian thanh toán cước phí cảng dỡ có thể quy định cụ thể hơn như:
cước phí trả trước khi dỡ hàng (Freight payable before breaking bulk); cước phí trả sau khi đã hàng xong
(Freight payable after complete of discharge); cước phải trả cùng với việc bốc dỡ hàng trong mỗi ngày
(Freight payable concurent with discharge)v.v..
 Nhưng cách tốt nhất là quy định cước phí thuê tàu, cước phí trả trước một phần, trả sau một
phần. Với quy đinh này, người thuê tàu giữ lại được một phần cước phí để sau này bù trừ vào việc tính
tiền thưởng phạt (nếu có).

b) Ðiều khoản về chi phí bốc dỡ:

- Theo điều kiện miễn chi phí bốc dỡ hàng (Free in = FI), tức là chủ tàu được miễn chi phí xếp
hàng lên tàu, nhưng chịu chi phí bốc dỡ hàng khỏi tàu.
- Theo “điều kiện miễn chi phí dỡ hàng” (Free out = FO), tức là chủ tàu được miễn chi phí dỡ
hàng khỏi tàu, nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu.
- Theo “điều kiện miễn cả chi phí xếp dỡ hàng” (Free in and out - FIO) tức là chủ tàu được miễn
chi phí bốc dỡ hàng lên tàu, lẫn chi phí dỡ hàng khỏi tàu, không phải sắp xếp hàng bao, kiện, thùng.
- Free in out trimend – FIOF: miễn chi phí xd hàng, san bằng, đánh tây hàng đối với hàng rời

Câu 28. Các thông tin về cảng cần biết trước khi kí kết hợp đồng vận chuyển cho thuê tàu chuyến
?

Câu 29. Thế nào là cảng an toàn ? Ý nghĩa kinh tế ?

Câu 30. Thưởng, phạt xếp dỡ là gì? Các cơ sở để định mức thưởng phạt ? Ý nghĩa ?
a) Đảm bảo thực hiện đúng mức thời gian quy định của hợp đồng thì chủ tàu thường đưa điều kiện
bắt buộc người thuê tàu phải nỗ lực làm hàng đúng thời hạn, đúng theo kế hoạch.
- Nếu người thuê tàu chậm trễ trong việc làm hàng, họ sẽ bị phạt 1 khoản tiền gọi là tiền
phạt làm hàng chậm
- Nếu người thuê rút ngắn được thời hạn làm hàng so với hợp đồng, họ được chủ tàu
thưởng gọi là tiền thưởng gọi là tiền thưởng tiết kiệm thời gian làm hàng.
b) Cơ sở để tính mức thưởng phạt:

- Mức tiền thưởng phạt xd thường quy định theo ngày hay theo tấn dung tích đăng kí toàn bộ của
tàu mỗi ngày

Ví dụ: Mức phạt là 1000USD/ngày or 0,3USD/GRT/ngày…

- Nguyên tắc thưởng phạt là: “ Khi đã bị phạt thì luôn luôn bị phạt”. Nghĩa là khi đã bị phạt thì 1
những ngày tiếp theo cho dù là chủ nhật, ngày lễ, xấu trời hay tốt trời đểu bị phạt

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009
 Kinh tế vận tải 7 -
Thương vụ vận tải ĐHHP

- Mức thưởng thường quy định chỉ bằng 50% mức phạt. Tiền thưởng cũng quy định theo ngày
hoặc theo tỉ lệ 1 phần của ngày, cần quy định rõ thưởng toàn bộ thời gian tiết kiệm hay toàn bộ thời gian
làm việc tiết kiệm được

- Thời gian xd chậm cũng chỉ được kéo dài trong 1 thời gian hợp lí. Nếu vượt quá thời gian hợp lí
(thường là 14 ngày) thì người thuê tàu phải phạt lưu tàu, tiền phạt lưu giữ tàu cao hơn rất nhiều so với
tiền phạt xd chậm

- Cách tính thường phạt xd nhanh chậm có thể tính riêng cho việc xếp và dỡ hàng hoặc tính theo
cách bù trừ (Resersible layday)

c) Ý nghĩa:

 WwW.VanTai.Vnbb.Com
| 2009

You might also like