You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỚP 09DQN3
NHÓM 6

CHỦ ĐỀ

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ


CHU KÌ KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn ThS: Lương Thị Băng Tâm
Nhóm thực hiện:
Lê thị Vân Anh
Trương Thị Thu Tâm
Đỗ Thị Bích Huệ
Mai Thị Kim Oanh
Nguyễn Thị Ti Ti
Trần Đức Minh
Lê Thị Hồng Nguyên
Trần Duy Thiện
Nguyễn Hùng Thanh Tiến
Nguyễn Thị Thu Lan
Lê Anh Việt
Huỳnh Thị Tuyết Hạnh
Đặng thành Huy

Tháng 4/2010

1
Nội dung cơ bản

I Lý thuyết tăng trưởng kinh tế


1 Đo lường tăng trưởng kinh tế 3
2 Các nhân tố tăng trưởng kinh tế 4
3 lợi ích và thiệt hại của tăng trưởng 6
II Chu kì kinh doanh 7
1 Khái quát về chu kì kinh doanh 7
2 Mô hình số nhân gia tốc 9
3 Cơ chế hình thành chu kì kinh doanh 9
III Tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển 10
1 Các nước phát triển 10
2 Các nước đang phát triển 10
3 Xu hướng tăng trưởng của các nước đang phát triển 10
4 Khó khăn của các nước đang phát triển 12
5 Vượt qua trở ngại để tăng trưởng 13
IV Tăng trưởng và phát triển 15
V Tổng kết 15

2
Chương III

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHU


KÌ KINH DOANH

Tăng trưởng kinh tế là loại mục tiêu có tính chất dài hạn.
Tất cả cả các nước đều mong muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
Vậy nhân tố nào quyết định tăng trưởng? Tăng trưởng kinh tế có gây thiệt hại
gì không? Phải chăng tăng trưởng và phát triển luôn có cùng chiều hướng?

I LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định .

1 Đo lường mức tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở sự gia tăng của sản lượng tiềm năng, hay nói
cách khác, thể hiện ở sự dịch chuyển ra ngoài đường giới hạn khả năng sản
xuất.

Chỉ tiêu dùng để đo lường mức độ tăng trưởng là tốc độ tăng thêm của GNP,
GDP.

Khi dùng chỉ tiêu GDP, GNP để đánh giá ta có thể thấy được quy mô của nền
kinh tế cũng như vị thế của nó trong nền kinh tế thế giới.

3
2 Các nhân tố tăng trưởng kinh tế
2.1 Nguồn vốn
Vốn sản xuất là khối lượng nhà xưởng, máy móc, thiết bị… để sản xuất ra các
hàng hóa khác .
Đầu tư ròng= tổng đầu tư – khấu hao
Đầu tư khấu hao là khoản bù đắp cho giá trị tài sản bị hao mòn.
Đầu tư ròng làm tăng giá trị của tài sản cố định, tăng khả năng sản xuất ( tăng
sản lượng tiềm năng).
Chỉ có đầu tư ròng mới giúp tích lũy vốn cho nền kinh tế. Mà vốn đàu tư ròng
lấy từ tiền tiết kiệm. Như vậy khi sản lưởng đã đạt được sản lượng tiềm năng,
muốn thúc đảy tăng trưởng kinh tế bằng các yếu tố vốn thì phải khuyên khích tiết
kiệm và chuyển tiền tiết kiệm đó sang đầu tư.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện khá rõ nét trong thực tế.
Những quốc gia có tỉ lệ đầu tư cao thường có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong
từng quốc gia, các thời kì có tỉ lệ đầu tư cao cũng thường đạt được mức tăng
trưởng nhanh ở các thời kì có tỉ lệ đầu tư thấp.
Bảng 1 Tỷ lệ dầu tư GDP và tốc độ tăng trưởng 1985-1993

Quốc gia M Việt Đức Hồng Nhật Hàn Thái Trung


ỹ Nam Công Lan quốc
% Đầu 16 21 21 27 31 34 39 43

%Tăng 1.2 4.8 1.9 5.3 3.6 8.1 8.4 6.5
GNP
Hình 2 những nước có tỉ lệ đầu tư cao thường có tốc độ tăng trưởng nhanh.
( nguồn world atlas 1993)

4
2.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thúc đẩy được quá trình tăng trưởng hay không phụ thuộc
vào hai yếu tố:

- Số lượng lao động: Lượng lao động có việc làm phụ thuộc vào dân số.
Nhưng dân số tăng quá nhanh, nguồn lao động dồi dào chưa hẳn là động lực
tăng trưởng. Nó chỉ biến thành động lực khi tăng trưởng khi có đủ công ăn
việc làm, nghĩa là có đủ vốn và nguyên vật liệu. Hơn nữa cần phải chú ý giữa
tốc độ tăng trưởng dân số với tốc độ tăng sản lượng ( dân số tăng nhanh có
thể là trở thành gánh nặng đối với một số nước nghèo).

- Trình độ chuyên môn và kỹ năng người lao động: Chất lượng đầu vào của
lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố
quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế và điều này phụ thuộc vào trình độ
giáo dục, sử dụng lao động đúng chuyên môn và việc làm ổn định.

2.3 Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, khoáng sản, điều kiện khí hậu
thời tiết.
Một quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi có nguồn tài nguyên thiên nhiên
dồi dào sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế dễ dàng hơn.
VD: Các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc khối OPEC.

5
Các loại tài nguyên thiên nhiên gồm hai loại:

Tài nguyên không có khả năng tái sinh là loại tài nguyên chỉ được khai thác
một lần: dầu mỏ , than đá, bô-xít, vàng...là loại tài nguyên mang giá trị kinh tế cao
và tác động của nó đến quá trình tăng trưởng thực ra là ở khả năng tìm kiếm và
khai thác chúng.

Tài nguyên có khả năng tái sinh là loại tài nguyên có thể tái tạo sau khi khai
thác: gỗ, cá, tôm... Nếu xét đến việc sử dụng lâu dài việc khai thác tài nguyên cần
phải đi đôi với việc bảo vệ và có kế hoạch bảo vệ chúng.

2.4 Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tiến bộ khoa hoc kỹ thuật làm tăng hiệu quả vốn đầu tư, giúp khai thác tốt
nguồn tài nguyên, tăng năng xuất lao động. Hơn nữa nó còn góp phần nâng cao
chất lượng và hạ thấp chi phí sản xuất.

Tuy nhiên kết quả đó đòi hỏi phải đầu tư cho việc nghiên cứu và triển khai. Đây
là loại đầu tư có mức rủi ro khá cao. Vì vậy nó được quan tâm nhiều ở những nước
phát triển. Phần lớn các nước kém phát triển thường chú trọng đến việc ứng dụng,
chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật từ kết quả của các nước tiên tiến.

3 Lợi ích và thiệt hại của tăng trưởng

Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao
tạo điều kiện cho xã hội giải quyết được nhiều thứ được dễ dàng hơn, đời sống văn
hóa, phúc lợi cộng đồng được tăng lên.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khuyến khích tăng trưởng bằng bất cứ gía
nào. Nhiều quốc gia phải trả giá cho sự tăng trưởng nhanh bằng một loạt hi sinh
mà xét dến cùng, chúng ảnh hưởng rất lớn đến phúc lợi chung của toàn xã hội: ôi
nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm thế hệ sau phải trả giá quá đắt
cho việc hưởng thụ hoặc tái lại chúng.

Chúng ta cần phải nhận thức rằng; tăng trưởng kinh tế phải trả cho nó một cái
giá nào đó. Không nhất thiết là tăng trưởng nhanh chừng nào càng tốt chừng đó.
6
Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hạn chế tăng trưởng. Vấn đề là
phải tìm cách làm cho cái giá phải trả ở mức thấp nhất mà xã hội có thể chấp nhận
được.

II CHU KÌ KINH DOANH

1.Khái quát chu kì kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng không tăng một cách đều đặng mà thường
biến động: lúc lên cao lúc xuống thấp, tạo nên các chu kì kinh doanh. Chu kì kinh
doanh hay còn gọi là chu kì kinh tế là sự dao động ngắn hạn của sản lượng, được
hình thành từ kết quả mở rộng và thu hẹp sản xuất liên tục trong nhiều ngành của
nền kinh tế.Trong chu kì kinh doanh, sự biến động của GDP thực tế theo trình tự
ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).

7
Hình 3 Các pha của chu kì kinh tế

- Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta
quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý
liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.

- Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.

- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy
thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc
pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh
sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

Hình 4 mô tả tiến trình của các chu kì kinh doanh sản lượng có khuynh hướng
dao động lên xuống theo thời gian.

8
Hình 4 chu kì kinh doanh

Mặc dầu trong ngắn hạn thì sản lượng có lúc tăng lên có lúc giảm xuống nhưng
xét trong dài hạn thì đường biểu diễn của sản lượng có xu hướng dốc lên. Để biểu
hiện xu hướng đi lên của sản lượng trong dài hạn, chúng ta vẽ đường trung bình đi
qua các điểm sản lượng thực tế ( hình 2) . Thông thường các nhà kinh tế gọi đó là
đường mô tả khuynh hướng gia tăng của sản lượng . Độ dốc của nó cao chừng nào
chứng tỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chừng đó.

Hình 5 quốc A kém ổn


định nhưng tăng trưởng
nhanh hơn quốc gia B
Qua hình vẽ trên ta thấy rõ
sư khác nhau giữa mục
tiêu ổn định và mục tiêu
tăng trưởng.
Mục tiêu ổn định nhằm
hạn chế chu kì kinh doanh,
làm cho sản lượng ít bị
giao động quanh sản lượng
tiệm năng.
Sự giao động lên xuống của sản lượng thường gắn liền với sự giao động lên
xuống của giá cả và mức nhân dụng.

- Đối với mức nhân dụng, khi sản lượng bị thu hẹp đến một mức nhất định, các
doanh nghiệp có xu hướng xa thải công nhân, giảm bớt công ăn việc làm, làm tăng
thất nghiệp và ngược lại.

9
- Đối với giá cả, khi sản lượng bị tụt giảm thường đi kèm theo sự sụt giảm của mức
giá tổng quát, khi sản lượng tăng cao thường kèm theo giá tăng nhanh.

* Lưu ý các chu kỳ kinh doanh diễn ra không kỳ kéo dài 10 năm nhưng cũng có
chu kì diễn ra 2-3 năm. Một số chu kì có giao động nhỏ, không gây tác hại đáng
kể, nhưng cũng có những chu kì giao động rất lớn tạo ra khủng hoảng kinh tế hay
lạm phát cao.

2 Mô hình số nhân – gia tốc

Nhân tố gia tốc: là sự tác động của sản lượng làm thay đổi đầu tư.
Sự thay đổi của đầu tư vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của chu kỳ kinh doanh.
- Là nguyên nhân bởi vì việc gia tăng hay giảm bớt đầu tư sẽ dẫn đến sự gia tăng
hay sụt giảm của sản lượng.
- Là kết quả bởi vì trong các chu kì kinh doanh, sản lượng liên tục tăng lên và giảm
xuống. Khi sản lượng thay đổi đầu tư cung thay đổi theo. Tác động của sản lượng
làm thay đổi đầu tư gọi là nhân tố gia tốc.

Nhân tố gia tốc


- nhân tố gia tốc đã phát huy tác dụng: đầu tư phải tăng khi sản lượng tăng.
- Ngược lại: sản lượng giảm làm đầu tư giảm.

3 Cơ chế hình thành chu kì kinh doanh


Đầu tư tăng làm cho tổng cầu tăng tương ứng, sẽ kích thích sản lượng tăng gấp
K lần. Điều này được thực hiện do sự tác động dây chuyền, từ các ngành sản xuất
máy móc, nhà xưởng, thiết bị…lan ra các ngành khác. Nền kinh tế được mở rộng
một cách tự động.
Sau khi đạt được mức cân bằng mới, nếu không có gì thay đổi thì tổng cầu sẽ
dừng lại tại mức cần bằng đó. Khi tổng cầu dừng lại không tiếp tục tăng nữa thì
đầu tư sụt giảm rất nhanh. Khi đầu tư sụt giảm thì tổng cầu giảm tương ứng, làm
cho sản lượng giảm gấp K lần. nền kinh tế tự động bật ngược trở lại, chyển sang
hướng suy thoái.
Tại điểm cân bằng mới trong pha suy thói , thấp hơn trước, lúc đó nền kinh tế
ổn định tại mức sản lượng thấp trong một thời gian cho đến khi bắt đầu khôi phục.
Vì trong quá trình sản xuất, máy móc cũng dần dần bị hao mòn và phải được thay
thế để duy trì mức sản xuất hiện có. Và bây giờ đầu tư bắt đầu tăng thêm, làm
tổng cầu tăng lên, kéo theo sản lượng tăng gấp K lần nhiều hơn.
Nền kinh tế tự đồng bật dậy từ mức sản lượng thấp, chuyển sang giai đoạn mở
rộng của chu kì kinh doanh.

Như vậy, bản thân hệ thống thị trường tự tạo ra các nhân tố làm nền kinh tế
luôn bất ổn. Quá trình tăng trưởng kinh tế dài hạn luôn phải đối phó với nhưng dao
động ngắn hạn bất lợi như vậy. Nó có khả năng hạn chế tốc độ tăng trưởng nhanh
10
là điều mong muốn của chính phủ các nước. Riêng đối với các nước đang phát
triển thì mục tiêu tăng trưởng được đưa lên hàng đầu.

III TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN


Xét về mặt thu nhập, giữa các nước trên thế giới có sự phân cực giàu và nghèo khá
rõ nét. Các nhà kinh tế thường chia thành hai nhóm:

1 Các nước phát triển (các nước công nghiệp) là các nước có quy mô lớn các thiết
bị đầu tư. ở đây, người lao động thực hiện các công việc chuyên môn hóa cao, đảm
bảo cho họ có một mức thu nhập cao. Đó là những nước ở Tây Âu, Mĩ, Canada,
Nhật Bả, Úc, New Zealand. 17% dân số thế giới sống ở các nước này,họ chiếm
49% thu nhập thế gới

2 Các nước đang phát triển là một nước nghèo nhưng đang tích lũy vốn và đang
phát triển nền tảng công nghiệp và thương mại. các nước này nằm hầu hết các
vùng trên thế giới nhưng số lớn tập trung ở Châu Á,Trung Đông và Trung Mĩ các
nước đang phát triển có dân số đáng(17% thế giới) kể và đang gia tăng, có mức thu
nhập tăng một cách vững chắc (11% thu nhập thế giới)

* Tuy nhiên trong thời gian gần đây có một số nước đã vượt ra khỏi những
nước đang phát triển và tiến dần đến các nước phát triển. nhóm này được gọi là
các nước công nghiệp mới (NIC) như: Mexico, Brazil, Hồng kông, Hàn Quốc.
Theo cách phân chia của ngân hàng thế giới người ta phân chia thành 3 nhóm:
nhóm thu nhập thấp, nhóm thu nhập cao, nhóm giữa.

3 Xu hướng tăng trưởng của các nước đang phát triển

Trong nhiều thập niên trước, các nước đang phát triển hầu như không thoát
khỏi vỏng lẩn quẩn khắc nghiệt của tình trạng kinh tế thấp kém. Rất nhiều
nước phải đương đầu với tình trạng thiếu lương thực, và một số nước lâm vào
nạn đói. Tuy nhiên từ 1970 đã có bước nhảy vọt đáng kể. bảng 2 cho thấy sự
vươn lên của các quốc gia nghèo trong bối cảnh chung là các quốc gia giàu đã
tăng trưởng chậm lại.

Hình 6 vòng quẩn của những nước nghèo

11
Thu nhập
thấp

Năng suất
Tiết kiệm
lao động
và đầu tư ít
thấp

Tích luỹ
vốn ít

i.
ii. Bảng 2 Tốc độ GDP trung bình hằng năm (%)
II. NHÓM NƯỚC 1970-1980 1980-1989
Thu nhập thấp 4.2 5.9
Thu nhập trung bình 5.2 2.8
thu nhập cao 3.4 2.9
(nguồn tính từ World Table 1991-World Bank)

Nhìn chung thu nhập ở các nước giàu và nghèo chênh lệch nhau khá xa. Hơn
nữa đại bộ phận dân cư sống ở những nước nghèo, số dân ở nước giàu ít hơn vì vậy
mà ¾ dân số thế giới sống trong cảnh nghèo khổ hơn nhiều so với ¼ còn lại

Hiện nay các nước nghèo vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá khả quan.
Việt Nam cũng đã đạt được một số thành công đáng kể từ sau năm 1990. nếu như
giai đoạn 1975-1984 nền kinh tế chúng ta chỉ tăng trưởng bình quân 3.2% một
năm, và giai đoạn 1984-1990 vào khoản 2-4% thì đến giai đoạn 1991-1994 tốc độ
tăng trưởng đã lên đến 8.5%, giai đoạn 1995-2000 đạt được 6.7% năm

4 Khó khăn của các nước đang phát triển


4.1 Mức tiết kiệm thấp
12
- Trở ngại của việc tăng trưởng nhanh và bền vững là mức tiết kiệm quá thấp
ở các nước nghèo. Sự thật là người nghèo có sức thu nhập quá thấp và họ chi tiêu
hầu hết thu nhập có được, chỉ còn lại rất ít cho tiết kiệm. Tiết kiệm là nguồn tài trợ
cho tích lũy vốn là nguồn chủ lực của tăng trưởng kinh tế
- Tiết kiệm phụ thuộc thu nhập. những người rất nghèo không thể có tiết
kiệm. khi thu nhập cao hơn, một phần thu nhập sẽ được giữ lai để tiết kiệm. thu
nhập càng cao tiết kiệm càng lớn. mối quan hệ đó có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ
tích lũy của một nước. Nếu tiết kiệm thấp thì việc đầu tư chỉ có thể trông cậy vào
thâm hụt cán cân thương mại (hoặc nợ nước ngoài).

4.2 Nợ nước ngoài

- Các nước nghèo thường thiếu nợ các nước giàu. Các khoản nợ cuối cùng
rồi cũng phải trả cả vốn lẫn lãi. Để trả được nợ các nước nghèo phải thặng dư mậu
dịch. Một dân tộc với tiết kiệm thấp, chỉ có thể tài trợ đầu tư nhờ thâm hụt mậu
dịch.
- Những khoản nợ của các nước nghèo sẻ không bị gánh nặng làm kiệt quệ
nếu mức thu nhập cao hơn mức lãi suất vay nợ. Trong trường hợp này mức lãi suất
vay nợ có thể được trả từ khoảng thu nhập tăng thêm và vẫn còn một khoảng thu
nhập tăng them dôi ra ra dành cho tiêu dùng hay tích lũy.
Các quốc gia vay nợ nước ngoài và dùng các nguồn nay cho tiêu dùng hay
đầu tư vào các dự án có mức sinh lợi thấp, thấp hơn mức lãi suất vay sẽ rơi vào
cảnh nợ nần chồng chất.

4.2 Bùng nổ dân số

Một trong những trở ngại của phát triển kinh tế và tăng trưởng nhanh một
cách vững chắc về thu nhập bình quân đầu người là sự gia tăng quá nhanh của dân
số.
Dân số đông tạo ra nhiều nguồn lực do đó cho phép phân công lao động
chuyên môn hóa sản xuất để có sản lượng cao hơn. Dân số tăng nhanh là một áp
lực lớn đối với quá trình tăng trưởng:
1. Nó đòi hỏi phải có một tỉ lệ gia tăng của GNP lớn hơn nhiều thì mới
làm cho GNP bình quân đầu người tăng kịp các nước có dân số tăng chậm.
2. Dân số đông, GNP bình quân đầu người thấp nên tiết kệm ít và do đó
không có nhiều vốn đàu tư (cho dù tỉ lệ đầu tư có thể cao).
3. Do yêu cầu giải quyết nạn thất nghiệp, đồng thời cũng do giá nhân
công rẻ (vì thừa lao động) mà các công nghệ sử dụng nhiều lao động được ưa
chuộng hơn,chính vì vậy mà ICOR của các nước này thường thấp
4. Thiếu vốn đầu tư cho giáo dục

5 Vượt qua những trở ngại để tăng trưởng


13
5.1 Trợ giúp của nước ngoài
Ý tưởng cho rằng viện trợ của nước ngoài sẽ giúp phát triển đã nảy sinh từ
một quan sát đơn giản : nếu một quốc gia nghèo vì có quá ít vốn, nó có thể tích lũy
được vốn thông qua các khoản viện trợ từ bên ngoài và nhờ đó đạt được sản lượng
cao hơn. Sự viện trợ liên tục từ năm này sang năm khác có thể đảm bảo cho một
quốc gía tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng mà quốc gia này có
thể đạt được nhờ vào mức tiết kiệm tự có của nó. Theo ý kiến này, nguồn viện trợ
của nước ngoài thì mức tăng trưởng của quốc gia này càng cao.

5.2Xóa bỏ các hạn chế mậu dịch và thu hút vốn đâu tư nước ngoài
Thường ở các nước giàu, áp lực chính trị đòi hỏi chính phủ phải theo đuổi
chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế hay ngăn cấm nhập khẩu các hàng hóa sản
xuất từ người lao động rẻ mạt ở các nước kém phát triển. một số người cho rằng
việc mua hàng từ các nước kém phát triển là bóc lột các công nhân có lương thấp.
hậu quả là các quốc gia áp đặt thuế quan, hạn ngạch, và các rào cảng tự nguyện
khác liên quan đến thương mại.

5.3kiểm soát dân số


Hầu hết các nước đang phát triển dùng các phương pháp kiểm soát dân số như
là một phần của nổ lực thoát khỏi đói nghèo. Các chương trình kiểm soát dân số có
hai mục tiêu chính : tạo ra các điều kiện kiểm soát mức sinh với chi phí thấp và tạo
ra các động cơ khuyến khích có ít con trong các gia đình. Các phương pháp này đã
đáp ứng phần nào yêu cầu, nhưng sự thành công vẫn có giới hạn.
VD: Một trong những công trình kiểm soát dân số được nhiều người biết đến
đã được thực hiện ở Trung Quốc. ở quốc gia này các gia đình đã ngăn cấm có có
con thứ hai. Mặc cho chính sách này dân số Trung Quốc vẫn tăng qua các năm.

5.4 Thúc đẩy tổng cầu


Mô hình cung cầu được áp dụng cho tất cả các quốc gia. Nếu các quốc gia đẩy
tổng cầu liên tục nhanh hơn mức tăng trưởng dài hạn của tổng cung, chúng sẽ phải
chịu lạm phát. Nếu chúng cho phép tổng cầu tăng tương đương mức giá tăng
trưởng dài hạn của tổng cung, giá chung sẽ ổn định. Như vây, tiến độ một quốc gia
thúc đẩy cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát không tạo ra tác động nào đến
mức tăng trưởng và thu nhập thực hay tốc độ phát triển kinh tế.

IV TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

14
Tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng GNP hay GNP bình quân đầu
người. Còn phát triển kinh tế được các nhà kinh tế đề cập với nội dung như sau:

- Tăng trưởng kinh tế nhanh.


- Có sự thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế biểu hiện ở hai khía cạnh: một là
nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp,
hai là tăng tỉ lệ dân số sống ở thành thị.
- Dân chúng trong nước phải là những thành viên quan trọng đóng góp và
hưởng thụ thành quả của tăng trưởng.
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao phúc lợi con người.

Tóm lại tăng trưởng kinh tế cần thiết nhưng chưa đủ. Quốc gia cần hướng đến sự
phát triển ở nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội rộng rãi hơn, không chỉ bó hẹp trong
phạm vi gia tăng sản lượng.

V TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

1. Nền kinh tế của một nước tăng trưởng nhanh hay chậm được biểu hiện bằng
tốc tăng trưởng GDP hoặc GNP. Mức tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn vốn,
nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên nhiên nhiên, trình độ kỹ thuật. Tăng
trưởng nhanh giúp nâng cao mức sống, có thể giải quyết nhiều mục tiêu kinh
tế-xã hội một cách thuật lợi. Tuy nhiên, mặt trái của tăng trưởng là tạo ra
nhiều tác động ngoại vi có hại. Vì vậy một số lý thuyết bi quan về tăng
trưởng đã xuất hiện. Dù sao chúng ta cũng phải cân nhắc để hạn chế những
tác hại do quá trình tăng trưởng kinh tế tăng lên.

2. Trong nền kinh tế thị trường, quá trình tăng trưởng thường diễn ra theo chu
kì: sản lượng thực tế lên xuống quanh sản lượng tiềm năng. Có một lý
thuyết giải thích hiện tượng chu kì kinh doanh được nhiều người đồng ý đó
là mô hình “số nhân – gia tốc” . Giả sử sản lượng tăng kích thích doanh
nghiệp đầu tư tăng, làm tăng tổng cầu, từ đó sản lượng tăng gấp k lần . Sau
đó nếu tổng cầu không tiếp tục tăng, đầu tư sẽ tiếp sụp giảm nhanh chóng vì
lúc này chỉ còn đầu tư thay thế. Đầu tư giảm làm giảm cầu, sản lượng lại
giảm gấp k lần. Nhưng đến một lúc nào đó buộc doanh nghiệp phải tăng đầu
tư để thay thế tài sản cố định, tổng cầu lại tăng lên làm tăng sản lượng.

3. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước kém phát triển đã được cải
thiện trong vài thập niên gần đây, nhưng sự tách biệt quá lớn về thu nhập
giữa các nước giàu và nghèo vẫn không được rút ngắn. Khó khăn của những
nước này là vốn đầu tư thấp: Dân số tăng nhanh trong khi nguồn nhân lực

15
chất lựơng kém: thương mại quốc tế dựa vào chủ yếu là sản phẩm nông
không có giá trị cao so với các sản phẩm nhập khẩu nước giàu.

4. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Một quốc gia tăng
trưởng chậm có thể cải thiện phần nào tình trạng phát triển kinh tế thấp dựa
vào các chính sách phát triển xã hội hợp lý.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. KINH TẾ VĨ MÔ CỦA TS DƯƠNG TẤN DIỆP


(ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM). 2001

2. KINH TẾ VĨ MÔ CỦA TS CHÂN VĂN THÀNH – NGUYỄN TRÍ HÙNG


( ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM).

17

You might also like