You are on page 1of 3

Câu 3 Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt

Nam.

1. Sự chuẩn bị về mặt chính trị:

Do cách mạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu nghiên cứu,

tham gia vào các diễn đàn, viết báo... để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cách mạng thuộc địa.

- Cuối năm 1917, giữa lúc chiển tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao vào cuộc

đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với

tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp

- Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo "Người cùng khổ", viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của Đảng Cộng

sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.

- Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học

tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Người viết bài cho báo Sự thật của Đảng

Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản.

- Năm 1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và các đại hội của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ,

Quốc tế Thanh niên...

2. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức

- Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều

nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất

Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

- Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái

Lan, Ấn độ... thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc làm này đã nêu bật tầm quan trọng vấn đề đoàn kết

dân tộc trên toàn thế giới.

- Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên

truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời

của Đảng cộng sản Việt Nam.


- Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho

cách mạng Việt Nam.

3. Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng

Được thể hiện thông qua hai tác phẩm Đường Kách Mệnh (1925) và Bản án chế độ thực dân Pháp(1927). Hai tác

phẩm đã:

- Vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc và khẳng định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù. Từ đó thức tỉnh tinh

thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân.

- Người khẳng định chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để vì quyền lợi của đa số

- Người chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và ở chính quốc và khẳng định cách cách

mạng ở thuộc địa phải nổ ra trước và thắng lợi trước chính quốc vì

+ Thuộc địa ở xa chính quốc

+ Người dân thuộc địa bị bóc lột tàn bạo, dã man hơn chính quốc nên tinh thần đấu tranh của họ rất cao.

- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

+ Trước hết phải tiến hành độc lập dân tộc để giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc với toàn bộ CNĐQ.

+ CNXH tạo tính triệt để cho cách mạng vô sản ở thuộc địa, tạo chế độ không áp bức, làm cho nền độc lập dân tộc

được vững chắc.

- Lực lượng cách mạng ở thuộc địa

+ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được điều mà các bậc tiền bối đã thất bại: Người chỉ ra rằng muốn làm cách mạng

thì phải tập hợp tối đa lực lượng với mục tiêu thêm bạn bớt thù vì xã hội thuộc địa có sự phân hoá rõ ràng

+ Lực lượng chính là giai cấp công - nông.

+ Người nhận thấy: nông dân là động lực cách mạng có sức mạnh to lớn nhưng chỉ khi kết hợp, dưới sự lãnh đạo

của giai cấp công nhân thì sức mạnh ấy mới được phát huy

+ Không vì lý do gì mà nhượng bộ một chút nào quyền lợi của công - nông.
- Phương pháp: tiến hành cách mạng bằng bạo lực cách mạng

+ Quần chúng phải được tập hợp rộng rãi

+ Bạo lực cách mạng không chỉ là giành chính quyền mà còn phải giữ chính quyền

+ Tiếp thu tư tưởng bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mac - Lenin

+ Rút kinh nghiệm của những người đi trước

- Đoàn kết quốc tế

+ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế

+ Chú trọng liên lạc với giai cấp vô sản Pháp: "Việt Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản

Pháp yếu thì công - nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ

- Đảng cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải có một chính đảng duy nhất lãnh đạo. Chính đảng đó phải lấy

học thuyết Mác - Lênin làm nòng cốt.

You might also like