You are on page 1of 4

Câu 1.

Cho 2 hidrocacbon X và Y là đồng đẳng của nhau, phân tử khối của X gấp
đôi phân tử khối của Y.
1. Công thức tổng quát của 2 hidrocacbon là:
A. CnH2n - 2 B. CnH2n + 2 C. CnH2n- 6 D. CnH2n
2. Biết rằng tỉ khối hơi của hỗn hợp đồng thể tích X và Y so với khí C 2H6 bằng
2,1. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:
A. C3H8 và C6H14 B. C3H4 và C6H8
C. C3H6 và C6H12 D. Tất cả đều sai
Câu 2. Cho các chất khí sau: SO2, O2, CH4 và N2. Để nhận biết các chất khí trên,
trình tự nào sau đây là đúng.
A. dung dịch Ca(OH)2, que đóm. B. dung dịch Br2, que đóm
C. dung dịch clo, que đóm. D. A, B và C đều đúng.
Câu 3. Đốt 10 cm3 một hidrocacbon bằng 80 cm3 oxi (lấy dư). Sản phẩm thu được
sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 65 cm3 trong đó có 25 cm3 oxi dư. Các thể tích
đó trong cùng điều kiện. Xác định CTPT của hidrocacbon.
A. C4H10 B. C4H6 C. C5H10 D. C3H8
Câu 4. Một hidrocacbon X có công thức CnH2n+ 2 - 2k. Khi đốt X ta được tỉ lệ số mol
của CO2 và H2O bằng 2 (kí hiệu b), ứng với k nhỏ nhất. Công thức phân tử của X
là:
A. C2H4 B. C2H6 C. C2H2 D. C6H6
Câu 5. Một hỗn hợp 2 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là
24,8.
1. Công thức phân tử của 2 ankan là:
A. C2H2 và C3H4 B. C2H4 và C4H8
C. C3H8 và C5H12 D. Kết quả khác
2. Thành phần phần trăm về thể tích của 2 ankan là:
A. 30% và 70% B. 35% và 65%
C. 60% và 40% C. 50% và 50%
Câu 6. Ở điều kiện tiêu chuẩn có 1 hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon no A và B, tỉ
khối hơi của hỗn hợp đối với H2 là 12.
1. Khối lượng CO2 và hơi H2O sinh ra khi đốt cháy 15,68 lit hỗn hợp (ở đkc).
A. 24,2 gam và 16,2 gam B. 48,4 gam và 32,4 gam
C. 40 gam và 30 gam D. Kết quả khác
2. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C2H6 B. CH4 và C3H8
C. CH4 và C4H10 D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 7. Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp: n A :
nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan
A và B lần lượt là:
A. C2H6 và C4H10 B. C5H12 và C6H14
C. C2H6 và C3H8 D. C4H10 và C3H8
Câu 8. Hidrocacbon A có công thức phân tử là C 4H8. Có bao nhiêu đồng phân cấu
tạo ứng với công thức phân tử của A.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 9. Tiến hành thí nghiệm: Hai bình úp ngược (a) và (b) có thể tích bằng nhau
cho không khí dư với một bát sứ nhỏ đựng 1 gam pentan (bình a) và 1 gam hexan
(bình b). Đốt cháy 2 chất trong bình theo hình vẽ:

(a) (b)
Hiện tượng quan sát được sau khi đốt cháy 2 mẫu pentan và hexan
A. Nước trong bình (a) dâng cao hơn bình (b).
B. Nước trong bình (b) dâng cao hơn bình (a).
C. Nước trong bình (a) và bình (b) đều không thay đổi.
D. Nước trong bình (a) và bình (b) dâng cao bằng nhau.
Câu 10 Chất nào trong số các chất sau là đồng đẳng của nhau:
CH3-CH2-CH2-OH CH3-CH-CH2-OH CH3-CH2-OH
(a) CH3 (b) (c)

CH3-CH-CH2-OH CH2=CH-CH2-OH
OH (d) (e)
A. (a), (b) và (c) B. (c), (d) và (e)
C. (a) và (b) D. (a) và (c)
Câu 11. Cho các hợp chất sau: CH3CH2CH2CH3 (A), CH3CH(CH3)CH3 (B), CH4
(C), CH3CH2CH3 (D). Theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi thì:
A. (A) < (B) < (C) < (D) B. (D) < (C) < (B) < (A)
C. (B) < (C) < (A) < (D) D. (A) < (C) < (B) < (D)
Câu 12. Trong các tên gọi dưới đây, tên gọi nào không đúng: 4- metylhexan (1);
3- metyl-4-clohexan (3); n-hexan (2); 2-metylbutan (4); 2-dimetylpropan (5)
A. (1), (5) và (3) B. (1), (2) và (5)
C. (4), (5) và (1) D. (4), (3) và (1)
Câu 13. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có độ không no bằng 0: CH3CH3
(1), CH2=CH2 (2), CH4 (3), n-hexan (4), CH2=CH-CH=CH2 (5), C6H14 (6)
A. (1), (2) và (5) B. (1), (3), (4) và (6)
C. (1), (3) và (6) D. (2), (3) và (5)
Câu 14. Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl 2
theo tỉ lệ mol (1 : 1):CH3CH2CH3 (a), CH4 (b),CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d),
CH3CH(CH3)CH3(e)
A. (a), (e), (d) B. (b), (c), (d)
C. (c), (d), (e) D. (a), (b), (c), (e), (d)
Câu 15. Để điều chế 2,3-dimetyl butan (diisopropyl) từ propan, thì dãy chuyển
hóa nào sau đây là hợp lí nhất (điều kiện, xúc tác xem như có đủ).
  → metan +
A. Propan  cracking  → metyl clorua +
Cl ( as ),(1:1)
2 ( 2 −clo −3−metylbu tan), Na
  →2,3-
dimetyl butan
B. Propan +  → isopropyl clorua  +Na,t → 2,3-dimetyl butan
Cl ( as ),(1:1) 0
2

C. Propan  cracking
  → CH2=CH2 + → CH3CH2Cl  +Na → 2,3-dimetyl butan
HCl, Ni 0
,t

D. Cả 3 dãy chuyển hóa trên đều đúng.


Câu 16. Cho các câu sau:
(a) Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn
(b) Ankan là hidrocacbon no, mạch cacbon không vòng.
(c) Hidrocacbon no là hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố là cacbon và
hidro.
(d) Ankan chỉ có đồng phân mạch cacbon.
Những câu đúng là:
A. (a), (b), (d) B. (a), (c), (d)
C. (a), (b), (c) D. (a), (b), (c), (d)
Câu 17. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36 0C), hexan (sôi ở 690C),
heptan (sôi ở 980C), octan (sôi ở 1260C), nonan (sôi ở 1510C). Có thể tách riêng
từng chất khỏi hỗn hợp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước B. Chưng cất phân đoạn
C. Chưng cất áp suất thấp D. Chưng cất thường
Câu 18. Những sản phẩm nào được tạo thành khi oxi hóa butan bằng dung dịch
KMnO4 ở nhiệt độ cao.
A. CH3COOH B. CO2 và CH3CH2COOH
C. HCOOH và CH3CH2COOH D. A, B và C đều đúng
Câu 19. Cho 4 ống nghiệm đựng hexan đánh số (1), (2), (3) và (4). Cho vào mỗi
ống nghiệm từng chất sau: dung dịch axit sunfuric loãng vào (1), dung dịch natri
hidroxit vào (2), dung dịch thuốc tím vào (3), brom vào (4) rồi đặt trên mỗi ống
nghiệm 1 mãnh giấy quì tím ẩm:
1. Mẫu quì tím ẩm sẽ thay đổi như thế nào?
A. (1), (2), (3), mẫu quì không đổi màu; (4), mẫu quì chuyển sang màu đỏ.
B. (1), (2), mẫu quì không đổi màu; (3), (4), mẫu quì chuyển sang màu đỏ.
C. (1), (2), quì không đổi màu; (3), (4), mẫu quì chuyển sang màu xanh.
D. Cả 4 ống đều không làm quì đổi màu.
2. Khi đun nóng nhẹ các ống nghiệm trên và để ngoài ánh sáng thì mẫu giấy quì sẽ
thay đổi như thế nào?
A. (1), (2), (3), mẫu quì không đổi màu; (4), mẫu quì chuyển sang màu đỏ.
B. (1), (2), mẫu quì không đổi màu; (3), (4), mẫu quì chuyển sang màu đỏ.
C. (1), (2), quì không đổi màu; (3), (4), mẫu quì chuyển sang màu xanh.
D. Cả 4 ống đều không làm quì đổi màu.
Câu 20. Ankan X ở thể khí, X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, có chiếu sáng
thu được dẫn xuất clo Y chứa 70,3% clo theo khối lượng. Công thức phân tử của
X và Y tương úng là:
A. CH4, CH3Cl B. C2H6, C2H5Cl
C. C3H8, C3H7Cl D. A, B và C đều đúng
Câu 21. Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử ankan thay đổi
thế nào theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong dãy đồng đẳng
A. Tăng dần B. Giảm dần
C. Không tăng, không giảm D. Không theo qui luật nào cả
Câu 22. Khi monoclo hóa propan thì thu được các sản phẩm CH3CH2CH2Cl (X),
CH3CHClCH3 (Y). Cho biết tốc độ thế tương đối ở C bậc I và C bậc II tương ứng
là 1 và 4,3. Phần trăm của các sản phẩm (X) và (Y) là:
A. (X) 20%, (Y) 80% B. (X) 41,1%, (Y) 58,9%
C. (X) 30%, (Y) 70% D. (X) 50%, (Y) 50%
Câu 23. Nguyên tử cacbon trong phân tử ankan lai hóa theo kiểu nào? Góc hóa trị
là bao nhiêu?
A. Lai hóa sp, góc hóa trị là 1800 B. Lai hóa sp2, góc hóa trị là 1200
C. Lai hóa sp3, góc hóa trị là 109028' D. Lai hóa sp3d, góc hóa trị là 900
Câu 24. Đốt cháy 2 lít hỗn hợp 2 hydrocacbon A, B ở thể khí và cùng dãy đồng đẳng
cần 10 lít O2 để tạo thành 6 lít CO2 , các thể tích khí đo đkc. Xác định CTPT của A,B biết
VA= VB
A. C2H6 và C4H10 B. C2H6 và C3H8
C. C2H4 và C4H8 D. C3H6 và C4H10

Cho C = 12, H = 1, O = 16, Cl = 35,5, S = 32, Mn = 55

You might also like