You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

MÔN MẠNG MÁY TÍNH

1. Mạng máy tính là gì? Các thành phần cơ bản của mạng?
-Mạng máy tính: là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi được nối kết với
nhau thông qua phương tiện truyền như cáp, sóng điện từ, tia hông ngoại… giúp cho
các thiết bị này có thể trao đổi thông tin dữ liệu cho nhau một cách dễ dàng.
- Các thành phần cơ bản của mạng:
+ Các loại máy tính.
+ Các thiết bị giao tiếp: card mạng, Hub, Switch, Router…
+ Môi trường truyền dẫn: cáp, sóng điện từ, sóng vi ba, tia hồng ngoại…
+ Các giao thức(protocol): TCP/IP, IPX/SPX…
+ Các hệ điều hành mạng: Windows 2000, Windows XP….
+ Các tài nguyên: tập tin, thư mục…
+ Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy Fax, modem, máy quét…
+ Các ứng dụng mạng: phần mềm quản lý kho bãi, phần mềm bán vé tàu…
2. Khái niệm về các mạng LAN, WAN, MAN, SAN, VPN:
- Mạng cục bộ LAN (local Area Network): là nhóm các máy tính và các thiết bị
truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như tòa cao ốc,
khuôn viên trường đại học, khu giải trí…
- Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network): nhóm các máy tính và các
thiết bị truyền thông mạng được nối kết với nhau trong một khu vực lớn hơn mạng
LAN như một thành phố.. Mạng MAN nối các mạng LAN lại thông qua các phương
tiện truyền dẫn khác nhau như: cáp quang, cáp đồng, sóng…
- Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network): bao phủ vùng địa lý rộng lớn có
thể là một quốc gia, hay một lục địa hay toàn cầu). Mạng WAN thường là mạng của
các công ty đa quốc gia hay toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng
lớn của mạng WAN nên thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, MAN
nối với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh, sóng vi ba, cáp quang, cap điện
thoại.
- SAN( Storage Area Network): là một mạng được thiết kế để kết nối các máy
chủ tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, trong đó các máy chủ truy cập tới hệ thống lưu trữ ở
mức block.
- VPN: là một mạng riêng sử dụng hệ thống mạng công cộng (thường là
Internet) để kết nối các địa điểm hoặc người sử dụng từ xa với một mạng LAN ở trụ
sở trung tâm. Thay vì dùng kết nối thật khá phức tạp như đường dây thuê bao số,
VPN tạo ra các liên kết ảo được truyền qua Internet giữa mạng riêng của một tổ chức
với địa điểm hoặc người sử dụng ở xa.
3. Phân biệt giữa các mô hình workgroup và domain:

Workgroup Domain
- Các máy tính có quyền hạn ngang - Hệ thống các máy tính chuyên
nhau và không có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch
dùng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay vụ và quản lý các máy trạm.
quản lý.
1
- Các máy tính tự bảo mật và quản - Các tài nguyên mạng được quản
lý các tài nguyên của riêng mình. lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng
người dùng.
- Các máy tính cục bộ tự chứng - Máy Domain Controller sẽ làm
thực cho người dùng cục bộ. việc quản lý và chứng thực người dùng
mạng.

4. Giao thức là gì? Vì sao phải phân tầng giao thức?


- Giao thức: là tập hợp các nguyên tắc (tiêu chuẩn giao tiếp), quy định về truyền
nhận thông tin giữa các máy tính và các thiết bị trên mạng, các thoả thuận về cấu trúc
dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu.
- Phải phân tầng giao thức vì:
• đơn giản thiết kế.
• dễ dàng thay đổi.
5. Mô hình OSI là gì? Lợi ích của mô hình OSI:
- Mô hình OSI là một khuôn mẫu giúp ta hiểu dữ liệu đia xuyên qua mạng thế
nào đồng thời giúp chúng ta hiểu được các chức năng mạng diễn ra ở mỗi lớp. Mô
hình OSI mô tả quá trình đóng gói và truyền dữ liệu từ ứng dụng trên máy gởi qua
môi trường truyền dẫn đến ứng dụng trên máy nhận.
- Lợi ích của mô hình OSI:
• Chia thông tin hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn
giản hơn giúp chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn.
• Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà
cung cấp sản phẩm.
• Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến các
lớp khác, như vậy giúp mỗi lớp có thể độc lập và nhanh chóng hơn.
6. Trình bày tên và chức năng chính của của các tầng trong mô hình 7 tầng
OSI:
- Tầng 1: Physical.
Chức năng:
• Chuyển tải các dòng bit không có cấu trúc trên đường truyền vật lý. Đơn
vị dữ liệu là các bit
• Trình bày các đặc tả về điện và vật lý của mạng : giao tiếp vật lý, đặc tính
điện của các giao tiếp, cự ly và tốc độ truyền dữ liệu.
- Tầng 2: Data Link
Chức năng:
• tiến hành chuyển đổi thông tin dưới dạng chuỗi các bit ở mức mạng thành
từng đoạn thông tin gọi là frame. Sau đó đảm bảo truyền liên tiếp các frame tới mức
vật lý, đồng thời xử lý các thông báo từ trạm thu gửi trả
- Tầng 3: Network
Chức năng:
• Đảm bảo quá trình chuyển giao các gói tin giữa các hệ thống trên mạng
thông qua việc xác định đường dẫn, xử lý gói tin, chuyển giao gói tin đên các hệ
thống.

2
• Trình bày các đặc điểm kỹ thuật về địa chỉ logic cho các thiết bị mạng, cơ
chế định tuyến, các giao thức định tuyến
- Tầng 4: Transport
Chức năng:
• Đảm bảo độ tin cậy cho các gói tin truyền tải trong mạng.
• Trình bày các đặc tả kỹ thuật thực hiện việc : Đánh thứ tự và đảm bảo thứ
tự truyền các gói tin, ghép/tách dữ liệu từ các gói tin đến từ một ứng dụng,chọn lựa
giao thức truyền nhận dữ liệu có hay không cơ chế sửa lỗi.
Ví dụ : TCP,UDP…
- Tầng 5: Session:
Chức năng:
• Thiết lập, quản lý, kết thúc các “phiên” (session) giao dịch, trao đổi dữ
liệu trên mạng giữa các ứng dụng
• Trình bày các đặc tả kỹ thuật thực hiện quá trình trên.
- Tầng 6: Presentation
Chức năng:
• Đảm bảo các dạng thức biễu diễn thông tin của các ứng dụng sao cho các
hệ thống trên mạng có thể “hiểu” được.
• Trình bày các đặc tả kỹ thuật các dạng thức biễu diễn thông tin như : mã
hoá, giải mã, nén, các dạng thức file ảnh…. JPEG, ASCII, GIF, MPEG, Encryption
- Tầng 7: Application
Chức năng:
• Cung cấp giao tiếp giữa chương trình ứng dụng cho người sử dụng với hệ
thống mạng
• Trình bày các đặc tả kỹ thuật để giải quyết vấn đề giao tiếp giữa các
chương trình ứng dụng với hệ thống mạng
Ví dụ : Các ứng dụng HTTP, Telnet, FTP, Mail
7. Trình bày tên và chức năng chính của của các tầng trong mô hình 4 tầng
TCP/IP:
- Lớp 1 : Network Access
Chức năng: thực hiện chức năng giao tiếp môi trường mạng, chuyển
giao dòng dữ liệu lên đường truyền vậy lý.
Thực hiện chức năng tương đương lớp 1,2 của mô hình OSI.
- Lớp 2 : Internet
Chức năng: Thực hiện chức năng xử lý và truyền gói tin trên mạng.
Các quá trình định tuyến được thực hiện ở lớp này
Có các giao thức gồm IP, ICMP ( Internet Control Message Protocol), IGMP
(Internet Group Message Protocol)
- Lớp 3 : Transport
Chức năng: Thực hiện chức năng chuyển vận luồng dữ liệu giữa 2 trạm
Đảm bảo độ tin cậy, điều khiển luồng, phát hiện và sửa lỗi.
Có 2 giao thức chính là TCP và UDP
- Lớp 4 : Application
Chức năng:
• Cung cấp các chương trình ứng dụng trên mạng TCP/IP.
3
• Thực hiện các chức năng của các lớp cao nhất trong mô hình 7 lớp bao
gồm : Mã hoá/giải mã, nén, định dạng dữ liệu, thiết lập/giải phóng phiên giao dịch
Ví dụ : Các ứng dụng HTTP, Telnet, FTP, Mail
8. So sánh các điểm giống nhau va khác nhau giữa 2 mô hình OSI và
TCP/IP:

OSI TCP/IP
Đều dựa trên khái niệm chồng giao thức, chức năng các tầng tương đối giống nhau

Phân biệt rõ: dịch vụ, giao tiếp và giao Không phân biệt rõ ràng dịch vụ, giao
thức tiếp và giao thức è thay thế dễ dàng
khi công nghệ thay đổi
OSI được thiết lập trước giao thức è TCP/IP là mô tả của giao thức è giao
mang tính tổng quát thức luôn hợp với mô hình, nhưng mô
hình không hợp với bất kỳ chồng giao
thức nào khác
Tầng mạng cung cấp hai dịch vụ có kết Tầng mạng chỉ cung cấp 1 dịch vụ
nối và không kết nối trong tầng mạng. không kết nối
Tầng vận chuyển cung cấp một dịch vụ Tầng vận chuyển cung cấp 2 dịch vụ có
có kết nối kết nối và không kết nối
9. Các mô hình kết nối mạng. Ưu điểm và nhược điểm:
- BusToplogy : (tuyến)
Các máy tính được nối vào một đường truyền chính ( được gọi là bus )
 Ưu điểm : Ít cáp, dễ lắp đặt, giá thành rẻ
 Nhược điểm :
• Ùn tắc khi lưu lượng chuyển trong mạng lớn
• Khó phát hiện hư, muốn sửa phải ngưng toàn bộ hệ thống
- Ring Topology : (vòng)
Các máy tính được kết nối thành một vòng tròn theo phương thức điểm -
điểm
 Ưu điểm:
• Có thể nới rộng với cáp ít hơn hai kiểu trên.
• Mỗi trạm có thể đạt tốc độ tối đa khi truy cập.
 Nhược điểm :
• Đường dây khép kín, nếu ngắt tại một vị trí thì toàn mạng ngừng
hoạt động.
- Star Topology: (sao)
Các trạm nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các
trạm và chuyển đến đích theo phương thức point to point
 Ưu điểm:
• Các thiết bị kết nối mạng độc lập, do đó một thiết bị hỏng à
mạng vẫn hoạt động đuợc
• Cấu trúc đơn giản.
4
• Dễ mở rộng, thu hẹp.
 Nhược điểm:
• Khoảng cách từ mỗi máy đến trung tâm ngắn (100m)
• Sự mở rộng của mạng tuỳ thuộc hoàn toàn vào thiết bị trung tâm
• Nếu thiết bị trung tâm có sự cố toàn mạng sẽ ngưng hoạt động
- Dạng Mesh : (lưới)
Mỗi máy nối với tất cả các máy còn lại
 Ưu điểm :
• Mọi thiết bị đều có liên kết điểm - điểm đến các thiết bị khác
• Đảm bảo dữ liệu, security, dễ phát hiện và cô lập lỗi
 Nhược điểm :
• Đắt tiền, khó cài đặt
-
10. Các mô hình xử lý mạng: tập trung, phân tán, cộng tác:
- Mô hình xử lý mạng tập trung: toàn bộ quá trình xử lý diễn ra tại máy trung
tâm, các máy tram cuối được nối mạng với máy tính trung tâm và chỉ hoạt động như
những thiết bị nhập xuất dữ liệu cho phép người dùng xem trên màn hình và nhập
liệu bàn phím. Các máy trạm cuối không lưu trữ và xử lý dữ liệu
 Ưu điểm:
• Dữ liệu được bảo mật an toàn, dễ sao lưu dự phòng và diệt virus.
• Chi phí cho các thiết bị thấp.
 Nhược điểm:
• Khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau.
• Tốc độ truy xuất chậm.
- Mô hình xử lý mạng phân tán: Các máy tính có khả năng hoạt động độc lập,
các công việc được tách nhỏ và được giao cho nhiều máy tính khác nhau để xử
lý. Dữ liệu được xử lý và lưu trữ tại máy cục bộ nhưng các máy tính này được
nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi dữ liệu dễ dàng.
 Ưu điểm:
• Truy xuất nhanh, phần lớn khôn giới hạn các ứng dụng.
 Nhược điểm:
• Dữ liệu lưu trữ rời rạc, khó đồng bộ và sao lưu dự phòng
• Rất dễ nhiễm virus.
- Mô hình xử lý mạng cộng tác: bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để thực
hiện một công việc. Một máy tính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy
các chương trình trên các máy trong mạng.
 Ưu điểm:
• Rất nhanh và mạnh có thể dùng chạy các ứng dụng tính toán lớn.
 Nhược điểm:
• Các dữ liệu lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên khó đồng bộ và
sao lưu dự phòng, khả năng nhiễm virus rất cao.
11.Các mô hình ứng dụng mạng: peer – peer và client – server:
- Mạng peer-to-peer : Các máy tính trong mạng vừa có thể hoạt động như client
vừa như một server
Các đặc điểm cơ bản:
5
- Mỗi máy tính đều bình đẳng có vai trò như nhau
- Không tồn tại bất kỳ máy phục vụ chuyên dụng nào
- Mỗi máy tính đều đảm nhận cả 2 vai trò máy phục vụ và máy khách
- Không có máy nào được chỉ định quản lý toàn mạng
- Người dùng từng máy tự quýêt định về dữ liệu dùng chung
 Ưu điểm :
• Dể cài đặt và cấu hình
• Rẻ tiền so với mạng khách chủ
 Nhược điểm:
• Không quản lý tập trung tài nguyên mạng
• Tính bảo mật không cao : độ an tồn và bảo mật do người dùng
của từng máy quyết định.
• Chỉ thích hợp với các mạng có qui mô nhỏ (ít hơn 15 máy).
 Quản trị:
• Mỗi người dùng chịu trách nhiệm quản trị hệ thống của mình.
• Không cần thiết phải có người quản trị xuyên suốt
- Mạng Client – Server: một hoặc một số máy được thiết lập như server
để cung cấp các tài nguyên,dịch vụ. Các máy tính sử dụng các tài nguyên dịch vụ gọi
là client.
 Ưu điểm:
• Sử dụng cho mạng các tổ chức, công ty có số lượng máy tính lớn
và nhu cầu dịch vụ cao
• Yêu cầu tính toàn vẹn dữ liệu và bảo mật mạng cao
• Quản lý tập trung cho toàn mạng
• Dễ dàng tích hợp những công nghệ mới
• Tận dụng sức mạnh của hệ thống máy chủ nhằm phục vụ tài
nguyên cho mạng
• TCP/IP là giao thức được dùng trong mạng khách chủ
 Nhược điểm:
• Kinh phí dùng để nối mạng lớn
• Sự mở rộng của mạng tuỳ thuộc hoàn toàn vào thiết bị trung tâm
• Đòi hỏi phải có nhân viên chuyên về quản trị mạng
12.Nêu đặc tính của các loại cáp STP, UTP; cáp đồng trục 10BASE2,
10BASE5; cáp quang multimode và singlemode: chưa xong
- Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện
từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi dây xoắn với nhau.
- Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về
khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc.
13.Trình bày cách đấu cáp thẳng, cáp chéo; khi nào dùng cách đấu cáp
thẳng, khi nào dùng cách đấu cáp chéo:
- Cách bấm cáp thẳng: dùng 2 cặp dây xoắn nhau và dùng chân 1,2,3,6
trên đầu RJ45. Cặp dây xoắn thứ nhất nối vào chân 1,2, cặp dây xoắn
thứ hai nối vào chân 3,6. Đầu kia của cáp dựa vào màu nối vào chân của
đầu RJ45 và nối tương tự.

6
- Cách bấm cáp chéo: dùng 2 cặp dây xoắn nhau và dùng chân 1,2,3,6
trên đầu RJ45. Cặp dây xoắn thứ nhất nối vào chân 1,2, cặp dây xoắn
thứ hai nối vào chân 3,6. Đầu kia của cáp phải chéo cặp dây xoắn sử
dụng (vị trí thứ nhất đổi với vị trí thứ 3, vị trí thứ 2 đổi với vị trí thứ 6).

3. White Green
6. Green
1. White Orange
4. Blue
5. White Blue
2. Orange
7. White Brown
8. Brown

- Cáp thẳng là cáp dùng để nối PC và các thiết bị mạng như Hub, switch,
Router…
- Cáp chéo là cáp dùng để nối trực tiếp giữa hai thiết bị giống nhau như
PC – PC, Hub – Hub, Switch – Switch …
14.Các đặc tính và nguyên tắc làm việc của các thiết bị mạng:
- Card mạng: là thiết bị kết nối giữa hai máy tính và cáp mạng. Chúng thường
giao tiếp với máy tính thông qua các khe cắm như: ISA, PCI hay USB…Phần giao
tiếp với cáp mạng thông thường theo các chuẩn như: AUI, BNC, UTP..
Nguyên tắc làm việc của card mạng:
• Chuẩn bị dữ liệu đưa lên mạng: trước khi đưa lên mạng, dữ liệu phải
được chuyển từ dạng byte, bit sang tín hiệu điện để có thể truyền trên cáp.
• Gởi dữ liệu đến máy tính khác.
• Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp.
• Nhận dữ liệu từ cáp mạng và chuyển thành các byte dữ liệu mà máy
tính có thể hiểu được.
- Hub: là thiết bị trung tâm dùng để kết nối nhiều thiết bị mạng lại với nhau.
Nó dùng để khuếch đại tín hiệu điện và truyền đến tất cả các port còn lại đồng thời
không lọc được dữ liệu.
- Switch: là thiết bị trung tâm có nhiều cổng cho phép kết nối nhiều thiết bị
mạng hay nhiều đoạn mạng lại với nhau. Switch dựa vào địa chỉ MAC để quyết định
gói tin nào đi ra port nso nhằm tránh tình trạng giảm băng thông khi số máy trạm
trong mạng tăng lên. Khi một gói tin đi đến Switch sẽ:
• Kiểm tra địa chỉ nguồn của gói tin đã có trong bảng MAC chưa, nếu
chưa thì nó sẽ thêm địa chỉ MAC này và port nguồn vào trong bảng MAC.
• Kiểm tra địa chỉ đích của gói tin đã có trong bảng MAC chưa:
o Nếu chưa có thì nó sẽ gửi gói tin ra tất cả các port (ngoại trừ
gói tin đi vào).
7
o Nếu địa chỉ đích có trong bảng MAC:
 Nếu port đích trùng với port nguồn thì Switch sẽ loại bỏ
gói tin.
 Nếu port đích khác với port nguồn thì gói tin sẽ được
gởi ra port đích tương ứng.
15.Kỹ thuật truyền dữ liệu: point – point và broadcast: chưa xong
- Point to Point : đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối các cặp
máy tính với nhau (từ máy tới máy hoặc Hub tới Hub).
-
16.
17.
18.
19.Nêu các dịch vụ mạng cơn bản:
- Web, FTP, Mail…
20.
21.
22.
23.Trình bày cách phân lớp địa chỉ IP: địa chỉ lớp A, B, C, D, E:
- Lớp A:
• Định dạng: NetID.HostID.HostID.HostID
• Bít đầu tiên: 0
• Ngoại trừ bít đầu tiên là 0 dùng để nhận diện lớp A , 7 bít còn lại
có thể nhận giá trị 0 hoặc 1
• Có 27 = 128 trường hợp dùng NetID
• Nhưng tất cả các bít = 0 hoặc 1 thì không sử dụng nên số NetID
của lớp A = 27 - 2 = 128 - 2 = 126
• Địa chỉ IP lớp A
Dạng nhị phân bít đầu = 0
Dạng thập phân từ 1 đến 126
• Số HostID trong mỗi mạng lớp A = 224 - 2 = 16.777.214
• Dãy địa chỉ mạng lớp A là
1.0.0.0 đến 126.0.0.0
• Dãy địa chỉ HostID trong mỗi mạng lớp A là
W.0.0.1 đến W.255.255.254
Ví dụ
NetID: 10.0.0.0
HostID: 10.0.0.1;10.0.0.2;…….10.255.255.254

Class A 24 Bits

NETWORK Host Host Host

1 7 24
# Bits Network# Host #
0 8
- Lớp B:
• Định dạng : NetID.NetID.HostID.HostID
• Hai bít đầu là : 10
• Ngoại trừ 2 bít đầu là 10 các bít còn lại có thể là 0 hoặc 1
• Có 214 = 16.384 NetID
• Địa chỉ lớp B
Dạng nhị phân 2 bít đầu là: 10
Dạng thập phân : từ 128 đến 191
• Số HostID trong mỗi mạng lớp B là
216 - 2 = 65.534 HostID
• Dãy địa chỉ NetID lớp B
128.0.0.0 >> 191.255.0.0
• Dãy địa chỉ HostID trên mỗi mạng
W.X.0.1 >> W.X.255.254
• Ví dụ:
NetID: 128.10.0.0
HostID: 128.10.0.1;128.10.0.2;…….;128.10.255.254
- Lớp C:
• Định dạng: NetID.NetID.NetID.HostID
• Ba bít đầu là: 110
• Ngoại trừ 3 bít đầu là 110 các bít còn lại có thể là 0 hoặc 1
Có 221 = 2.097.152 NetID
• Địa chỉ lớp C
• Dạng nhị phân 3 bít đầu là: 110
• Dạng thập phân :từ 192 đến 223
• Số HostID trong mỗi mạng lớp C là
28 - 2 = 254 HostID
• Dãy địa chỉ NetID lớp B
192.0.0.0 >> 223.255.255.0
• Dãy địa chỉ HostID trên mỗi mạng
W.X.Y.1 >> W.X.Y.254
• Ví dụ:
NetID: 203.100.100.0
HostID: 203.100.100.1 ; 203.100.100.2 ; …..
-

You might also like