You are on page 1of 28

PHẦN III

CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ


HOẠT TÍNH SINH HỌC
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 281

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT, TINH SẠCH V À


XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Azadirachtin TRONG HẠT
XOAN CHỊU HẠN (Azadirachta indica A.Juss)

Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng


Phòng Công nghệ các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Một trong những chất chính có tác động xua đuổi sâu bọ ở cây xoan chịu hạn Ấn Độ
(Azadirachta indica) là azadirachtin. Nó có tác động xua đuổi đối với gần 90% loại sâu hại.
Ngoài tác động xua đuổi, azadirachtin còn có tác động ức chế phát triển và sinh sản. Các
nghiên cứu trong hơn 20 năm qua cho thấy azadirachtin có tác động điều h òa sinh trưởng và
gây ngán ăn. Azadirachtin có tác đ ộng gây ngán ăn lên nhiều loại côn trùng gây bệnh cũng
như một số loại tuyến trùng (2, 3).
Azadirachtin được cho là có cấu trúc tương tự với hocmon sâu hại, kiểm soát quá trình
biến thái của côn trùng, từ giai đoạn ấu trùng đến nhộng và giai đoạn trưởng thành.
Azadirachtin kiểm soát quá trình tiết hocmon ở côn trùng, nó ức chế một số loại hóc môn
chính, ngăn cản sự rụng lông và làm thay đổi biến thái bình thường của côn trùng (3).
Azadirachtin tập trung nhiều nhất ở hạt. Trung b ình 1g nhân (ở những cây đã trên 5
năm tuổi) chứa từ 2g đến 4g azadirachtin. Hàm lượng azadirachtin trong nhân hạt xoan chịu
hạn biến động tùy thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ, điều kiện canh tác và khí hậu và thời điểm
thu hoạch quả (3,4,5).
Việc chiết tách, tinh sạch và xác định hàm lượng azadirachtin trong hạt xoan chịu hạn
là cơ sở để nghiên cứu tác dụng đa dạng của nó lên sâu bọ gây hại cũng như phục vụ cho
việc khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến h àm lượng azadirachtin trong hạt
xoan chịu hạn.
Vì mục đích trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất,
tinh sạch và xác định hàm lượng azadirachtin trong hạt cây xoan chịu hạn trồng tại Ninh
Thuận, một nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và cải tạo môi
trường ở những vùng đất khô cằn ở Việt Nam.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


Hạt xoan chịu hạn (Az adirachta indica) đư ợc thu hái từ những cây xoan 4 năm
tuổi trồng ở tỉnh Ninh Thuận, đ ược sử dụng làm nguyên liệu để chiết xuất, tinh
sạch và xác định hàm lượng azadirachtin. Thu hoạch quả xoan chịu hạn tốt nhất
khi nó mới chuyển sang m àu vàng hay vàng xan h, lúc này hàm lư ợng azadirachtin
282 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

cao nhất. Nếu để quả đ ã chín rụng xuống đất mới thu hoạch th ì hàm lượng
azadirachtin sẽ bị giảm (3,4). Chiế t xuất, tinh sạch azadirachtin bằng sắc kí cột
(flash chromatography) v ới chất nhồi là silicagel 60 (0.04 - 0.063) của hãng Merck
với hai loại cột có kích th ước:  29mm x 50cm;  15mm x 50cm. Các tiểu phần
chứa azdirachtin thu đ ược qua chạy cột đ ược phát hiện bằng sắc kí bản mỏng với
chất phun hiện màu: 1g vanillin pha trong 100 ml axít sulfuric đ ậm đặc, vệt
azaditachtin có màu nâu. Hàm lư ợng azadirachtin đ ược xác định bằng sắc kí lỏng
hiệu xuất cao (HPLC).

KẾT QUẢ
1. Chiết xuất, tinh sạch azadirachtin từ hạt xoan chịu hạn bằng sắc kí cột
1.1. Chiết thô bằng dung môi và loại mỡ

Cân 250g nhân hạt xoan chịu hạn đã tách vỏ, nghiền và rây qua rây 0,5mm.
a. Chiết với dung môi n-hexan để loại mỡ: Ngâm kiệt bột nhân xoan chịu hạn bằng
cách lắc trong n-hexan 6 lần với lượng dung môi và thời gian ngâm như sau: lần 1,2 và
3 ngâm, lắc trong 500ml n-hexan trong 3 giờ, lần 4 và 5 ngâm, lắc trong 300ml n-hexan
trong 2 giờ, lần cuối ngâm, lắc trong 200 ml n-hexan trong 1 giờ (1).
b. Chiết với methanol: Bã sau khi chiết với n-hexan được chiết tiếp với methanol
theo quy trình sau: lần 1 và 2 ngâm, lắc trong 500ml methanol trong 3 giờ, lần 3 và 4
ngâm, lắc trong 300ml methanol trong 2 giờ, lần cuối ngâm, lắc trong 200 ml methanol
trong 1 giờ.
Gộp các phần dịch chiết methanol v à giảm thể tích dịch thu đ ược bằng cô quay
trong chân không ở 40oC còn khoảng 50ml dịch màu vàng. Chiết tiếp với n-hexan để
loại dầu béo trong mẫu. Sau đó gộp với dịch chiết n -hexan ban đầu, cô tiếp thu được
89,5g dầu (35,8%).
Thêm 20ml nước cất vào cặn methanol thu được và chiết 5 lần với 50ml ethylacetat
(EtOAc), làm khan dịch chiết bằng Na 2SO4. Loại EtOAc trong chân không ở 40oC, thu
được 4,6g chất rắn màu vàng sậm (1,84%).
1.2. Tinh sạch trên sắc ký cột

Nhồi 120g silicagel 60 (0.040 -0.063 m) của hãng Merck vào cột  29mm, dài
50cm. Dung môi là h ỗn hợp EtOAc/n-hexan tăng dần từ 10 đến 100%. Hòa tan
4,6g mẫu thu được ở trên với khoảng 5ml EtOAc, thêm 3-5 g silicagel, loại dung
môi và đưa vào c ột. Dung môi thôi mẫu theo thứ tự tỷ lệ EtOAc / n -hexan tăng từ 0
đến 100%.
Lấy mỗi phân đoạn khoảng 100 ml. Tiến hành sắc ký bản mỏng để nhận dạng
chất trên giấy F254 của hãng Merck. Vết azadirachtin hiện m àu nâu trong thuốc
hiện hình. Hỗn hợp dung môi chạy sắc kí bản mỏng the o tỷ lệ: n-hexan/aceton =
3/2, vết có giá trị Rf l à 0,16. Còn ở tỷ lệ n-hexan/aceton = 1/1, v ết có giá trị Rf
là 0,32.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 283

Thu azadirachtin từ phân đoạn 16 đến 27, gom lại, cô quay chân không thu được
1,6g. Toàn bộ chất thu được từ đợt chạy sắc ký trên cột 1, được đưa tiếp vào cột 2 với
kích thước 1,5 x 50cm tương ứng với lượng silicagel nhồi cột là 100. Rửa thôi cột bằng
hỗn hợp dung môi ether petroleum/aceton, tỷ lệ 3/2. Sử dụng khoảng 1.800 ml hỗn hợp,
mỗi phân đoạn thu 20ml. Azadirachtin có trong phân đo ạn từ 16 đến 38. Gom dịch và tiến
hành cô quay chân không, thu được 0,8432g azadirachtin.
2. Phân tích azadirachtin trên ph ổ IR và HPLC

Phân tích trên phổ HPLC bằng cách cho chạy sắc ký tr ên cột Hypercil BDS
C18 với pha động MeOH/H 2 O, detector đo ở 217nm với tốc độ dòng 0,6ml/ phút.
Thời gian lưu là 1,274 phút. Đ ộ sạch của azadirachtin đạt gần 95% (H ình 1).
Phổ IR: VKBr max (cm-1):
+ Azadirachtin chuẩn: 3442(OH), 2958(CH 2,CH3), 1738(ester), 1439,1377,1269
(acetat), 1046(vòng furan) - (Hình 2).
+ Azadirachtin chiết: 3454(OH), 2958(CH 2,CH3), 1739(ester), 1441,1377,1268
(acetat), 1046(furan) - (Hình 3).
Qua phân tích phổ IR có thể kết luận chất chiết từ hạ t xoan chịu hạn là azadirachtin
với hàm lượng 0,32% trong hạt đã tách vỏ.
3. Định lượng azadirachtin trên HPLC

Máy sắc kí lỏng hiệu suất cao (HPLC): Hewlett Packard 1090, series1 -liquid
chromatography.

Hình 1. Xác định độ tinh sạch azadirachtin tr ên HPLC

 Nhựa Hypercil DBS-C18, 5 m, kích thước cột 4mm x125mm


 Lượng mẫu bơm vào: 0,5 l.
 Detector:  = 217nm.
 Tốc độ dòng: 0,5ml/ phút
284 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

 Dung môi chạy: MeOH/H 2O - 80/ 20.


Dựng đường chuẩn 5 điểm với chất chuẩn azadirachtin của h ãng Sigma (loại 0,5
mg/lọ), nhận được hằng số tương quan: R = 0,99601.

Hình 2. Sắc ký đồ phổ hồng ngoại của Hình 3. Sắc ký đồ phổ hồng ngoại của
azadirachtin chuẩn (hãng Sigma) azadirachtin chiết xuất từ nhân hạt
xoan chịu hạn (Azadirachta indica)
trồng tại Ninh Thuận, VN

4. Quy trình chiết nhanh mẫu để phân tích azadirachtin tr ên HPLC

Mẫu được chiết nhanh bằng ethanol hoặc methanol theo các bước sau: 20g nhân hạt
xoan chịu hạn đã được nghiền nhỏ trộn trong 200ml ethanol hoặc methanol, lắc 30 phút
trên máy lắc, sau đó lọc qua hút chân không, bã được chiết tiếp 5 lần với lượng dung môi
như trên. Các phần dịch chiết được gom lại, đem cô quay chân không cho đến khô kiệt.
Cặn được loại hết mỡ với n-hexan bằng phễu chiết, khoảng từ 3 đến 5 lần, mỗi lần với
100ml n-hexan và cô tiếp trên bếp cách thủy. Cân trọng lượng và hòa cặn với methanol, lọc
qua lọc 0,45 m. Dịch lọc được dùng để định lượng azadirachtin trên HPLC.
 Hàm lượng azadirachtin của mẫu được tách với ethanol là 868,12mg/kg
 Hàm lượng azadirachtin của mẫu được tách với methanol là 969,8mg/kg
Phương pháp tách nhanh azadirachtin b ằng methanol cho kết quả cao h ơn 10,5% so
với tách bằng ethanol là phù hợp với các kết quả nghi ên cứu đã công bố ở nước ngoài.
Methanol được cho là dung môi chiết xuất azadirachtin tốt nhất. Hàm lượng
azadirachtin có trong nhân h ạt xoan chịu hạn trồng ở Ninh Thuận c òn thấp, có thể là do
hạt xoan chịu hạn còn non, khoảng 4 năm tuổi. Theo kết quả nghi ên cứu của Viện
nghiên cứu thực vật Ấn Độ, tuổi khai thác hạt nên bắt đầu từ cây 5 năm tuổi trở lên để
đạt được năng xuất và chất lượng ổn định. Thời gian bảo quản mẫu cũng đ ược cho là
một yếu tố có ảnh hưởng đến hàm lượng azadirachtin có trong nhân hạt xoan chịu hạn.

KẾT LUẬN
1. Đã chiết tách và tinh sạch azadirachtin từ nhân hạt xoan chịu hạn (azadir achta indica),
thu được azadirachtin với hiệu suất chiết xuất l à 0,32% và độ tinh sạch là 95%.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 285

2. Đã hoàn chỉnh phương pháp xác định hàm lượng azadirachtin trên hệ sắc kí lỏng
hiệu suất cao (HPLC).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Anh Tuấn và cs (2001). “Azadirachtin - hoạt chất gây ngán ăn mạnh đối với
sâu khoang được phân lập từ hạt neem (azadirachta indica họ meliaceae) di thực
vào Việt Nam”, Tuyển tập hội nghị khoa học và công nghệ hoá hữu cơ toàn quốc
lần thứ 2.
2. Nguyễn Tiến Thắng và cs (2003). ”Nghiên cứu và phát triển cây xoan chịu hạn
(Azadirachta indica) tại Việt Nam”, Báo cáo nghiệm thu đề t ài nghiên cứu khoa
học công nghệ cấp Nhà nước theo nghị định thư.
3. Dennis Dearth IR (1992). “Neem, a tree for solving global problems”. National
Academy press, Washington, D.c..
4. Gunasena HPM, B. Marambe (1998). “Neem in Srilanka, a monograph”. A
Publication of University of Peradeniya, Oxford Forestry Institute(UK) Forestry
Research Link.
5. Otmar Schaaf, Andrew P. Jarvis, S, Andrew van de Esch, Germina Giagnacovo and
Neil J. Oldham (2000). “ Rapid and sensitive analysis of azadirachtin and related
triterpenoids from neem (Azadirachta indica) by high - performance liquid
chromatography - atmospheric pressure chemical ionization mass spectrometry”,
Journal of Chromatography A, vol 886(1-2), pp 89-97.

SUMMARY
Extraction, purification and determination azadirachtin ,s
content in neem seed kernel (Azadirachta indica A. Juss).

Vu Van Do, Nguyen Tien Thang


Institute of Tropical Biology

The extraction and purification of azadir achtin from 3 years old’s neem seed kernel
planted at Ninh Thuan province consists of two steps. The first one was the crude
extraction azadirachtin with methanol and isolation lipid by n -hexan. The residue was
concentrated with rotary vacuum evaporator and purified on flash column
chromatography. The results on IR and high performace liquid chromatography (HPLC)
showed that the compound received was azadirachtin with 95% purity. Azadirachtin
contents was determinded on Hypercil BDS - C18, 5 m, 125 x 4mm, column, reversed
phase, eluting with MeOH/ H 2O, flow rate: 0,5ml/minute, detected at = 217nm. The
results received as follow: Azadirachtin contents extracted with ethanol and methanol
were: 868,12 ppm and 969,8 ppm, respectively.
286 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Oligoglucosamine ĐẾN


SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC
(Arachis hypogea L.).

Nguyễn Anh Dũng, ĐH Tây Nguyên


Nguyễn Tiến Thắng, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Oligoglucosamine là một oligomer của -1,4-glucosamine được chế tạo từ nguyên


liệu vỏ tôm phế thải. Các nghi ên cứu công bố gần đây cho thấy oligoglucosamine l à
chất có hoạt tính sinh học rất cao, l à nhóm kích thích sinh trư ởng thực vật thế hệ mới.
Hadwiger (2002) đã chứng minh oligoglucosamine l à tác nhân hoạt hóa promoter của
hơn 20 gen liên quan đến tính kháng bệnh ở thực vật (pathogenesis -related genes) như
ARNase, chitinase, -glucanase và nhiều enzyme liên quan đến việc tăng cường tổng
hợp phytoalexin, lignin, v à quá trình trao đổi chất…[1]. Nhiều kết quả thực nghiệm c ho
thấy oligoglucosamine và chitosan có khả năng kháng các loại nấm gây bệnh cho thực
vật như Pythium, Slerotium, Fusarium, … [2, 3, 4]. Suwalee (2002) cũng khẳng định khi
phun chitosan có tác dụng kháng bệnh cháy lá ngô (Downy mildew) tốt h ơn các loại
thuốc kháng nấm trên thị trường [5].
Ngoài tăng cường khả năng kháng bệnh , oligoglucosamine còn có hi ệu ứng kích
thích sinh trưởng, tăng cường quang hợp của lúa, đậu lạc [6,7]. Hirano (1996) khi xử lý
củ giống khoai tây với oligoglucosamine đ ã làm tăng năng suất từ 30-50% [8]. Lê
Quang Luân, Nawasawa, Kume (2002) c ũng khẳng định chitosan chiếu xạ l àm tăng
chiều dài rễ, kích thích sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô tế b ào [9]. Trong các thí
nghiệm của chúng tôi trên đồng ruộng cũng cho thấy oligoglucosamine đã làm tăng
năng suất của cải xanh, su hào lên 20-25%, kháng bệnh gỉ sắt cho đậu tương, tăng số
lượng nốt sần và làm tăng năng suất 36,9% [10,11].
Bài báo này là những kết quả thử nghiệm chế phẩm oligolucosamine tr ên cây trồng
do nhóm chúng tôi chế tạo bằng công nghệ enzyme.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


Vật liệu hóa chất: - Oligoglucosamine (> 8 dp) đư ợc chế tạo từ nguyên liệu vỏ tôm phế
thải bằng công nghệ enzyme theo qui tr ình của Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Tiến
Thắng [10]. Lạc trong thí nghiệm l à giống lạc Sẻ địa phương, được trồng khá phổ biến
có thời gian sinh trưởng là 90 ngày. Thí nghiệm tiến hành tại Trại thực nghiệm Nông
lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên trên đất đỏ bazan có độ phì trung bình.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 287

Phương pháp bố trí thí nghiệm:


 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Oligoglucosamine đến sinh
trưởng và phát triển của cây lạc - Thí nghiệm thực hiện với 5 công th ức nồng độ là
0ppm, 20ppm, 30ppm, 40ppm và 50ppm, v ới 3 lần lặp lại, gồn 15 ô t hí nghiệm,
diện tích mỗi ô là 9m2.
 Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả c ủa việc phun oligoglucosamine với các sản phẩm
Sông Gianh và Komix - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên
đầy đủ gồm 4 công thức: đối chứng (phun n ước lã), Sông Gianh, Komix và
Oligoglucosamine, 3 lần lặp lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 9m2. Nồng độ phun
của Sông Gianh và Komix theo như hư ớng dẫn in trên bao bì, nồng độ của
oligoglucosamine là 40ppm.
 Các chỉ tiêu theo dõi: - Tốc độ tăng trưởng (cm/ngày), số cành hữu hiệu, hàm lượng
diệp lục a-b, năng suất thực thu, số lượng nốt sần. Các chỉ tiêu theo dõi theo 5 điểm
chéo góc, mỗi điểm đo đếm 5 cây.
 Hàm lượng diệp lục trong lá được phân tích theo phương pháp quang phổ [12].
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích theo phần mềm Excel 7.0 để t ìm
ra sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê giữa các nghiệm thức.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến h àm lượng diệp lục trong lá lạc

Sau khi phun lên lá lần thứ 3, chúng tôi tiến h ành lấy lá và phân tích hàm lượng
diệp lục trong lá lạc. Kết quả ghi nhận ở bảng 1 ch o thấy oligoglucosamine đã làm tăng
hàm lượng diệp lục trong lá lạc từ 16,59 -32,04% so với đối chứng, nồng độ làm gia tăng
hàm lượng diệp lục cao nhất l à 30ppm. Hàm lượng diệp lục gia tăng l à cơ sở để tăng
cường độ, hiệu suất quang hợp của cây, từ đó l àm gia tăng sinh khối và năng suất.
Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ oligoglucosamine đến h àm lượng diệp lục trong lá lạc.

Công thức 0 ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm


Chỉ tiêu
Chlorophyll a (mg/g lá tươi) 3,325 4,164 4,429 3,950 3,866
Chlorophyll b (mg/g lá t ươi) 1,032 1,257 1,324 1,230 1,214
Tổng Chlorophyll (mg/g lá) 4,357 5,421 5,753 5,180 5,080
% Gia tăng 0,00 24,42 32,04 18,89 16,59

2. Ảnh hưởng của chế phẩm oligoglucosamine đến số l ượng nốt sần của lạc

Nốt sần là sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định N v à cây họ đậu. Theo nhiều kết quả
nghiên cứu gần đây bằng N-15 tự nhiên đã chứng minh vi khuẩn Rhizobium có khả
năng cung cấp từ 46-60% N cho cây lạc và đậu tương, tương đương từ 106-205kg N/ha
[13,14]. Vì vậy, nốt sần có vai trò rất lớn đối với sinh trưởng, phát triển của cây họ đậu.
288 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Kết quả về ảnh hưởng của chế phẩm oligoglucosamine đến số lượng nốt sần của lạc
được ghi nhận trong bảng 2.

Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ glucosamine đến số l ượng nốt sần của cây lạc.

Công thức 0 ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm


LLL
I 177 189 229 354 322
II 180 237 160 187 352
III 259 158 203 384 339
Trung bình (nốt sần/cây) 205,33 194,66 197,33 308,33 337,66

Kết quả ở bảng 2 cho thấy ở nồng độ 40 -50ppm đã làm gia tăng số lượng nốt sần
của lạc từ 50,2-64,4% so với đối chứng. Riêng các ô thí nghiệm phun nồng độ thấp từ
20-30ppm thì không hiệu quả. Qua xử lý thống k ê thì sự khác biệt về số lượng nốt sần
giữa các công thức phun oligoglucosamine v à đối chứng là có ý nghĩa với xác suất
P=0.05 (Ft = 4,30 > Fb=3,47). Trong nghiên cứu cơ bản, Carlson R. W (1994), Madigan
(2000) khẳng định các phân tử oligoglucosamine l à tín hiệu hoá học hoạt hoá gen Nod
điều hoà quá trình hình thành nốt sần ở cây họ đậu [15]. Kết quả của chúng tôi tr ên cây
đậu tương cũng tương tự. Khi xử lý hạt giống với olicoglucosamine đã làm tăng gấp đôi
lượng nốt sần so với đối chứng [11].

3. Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến sinh tr ưởng của lạc

Các ô thí nghiệm được phun oligoglucosamine với nồng độ từ 0 -50ppm, với 4
lần phun, cách nhau 10 ngày. Kết quả về sinh trưởng chiều cao cây của lạc ở các ô thí
nghiệm được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ oligoglucosamine đến sinh tr ưởng của lạc.

Công thức 0 ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm


Chỉ tiêu quan trắc
Tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) 0,630 0,709 0,715 0,808 0,739
Sinh khối (g khô/cây) 72,89 76,99 95,49 97,21 82,13
Số cành hữu hiệu/cây 7,68 8,20 8,30 8,20 7,71

Kết quả bảng 3 cho thấy oligoglucosamine có tác dụng r õ rệt đến sinh trưởng của
lạc. Tất cả các ô thí nghiệm phun oligoglucos amine đều cho sinh trưởng mạnh hơn so
với đối chứng. Đặc biệt ở nồng độ 40 ppm có ảnh hưởng rõ rệt nhất, tốc độ tăng trưởng
là 0,808cm/ngày so với 0,630cm/ngày ở ô đối chứng phun nước lã. Sự khác biệt về sinh
trưởng chiều cao cây lạc ở các nồng độ l à có ý nghĩa thống kê với xác suất là P=0,05.
Về sinh khối, kết quả bảng 1 cũng cho thấy oligoglucosamine có tác dụng kích
thích sinh trưởng, làm tăng sinh khối của lạc từ 5,6-33,4% so với đối chứng. Trong thí
nghiệm của Nagasawa, Nguyễn Quốc Hiến (2000) khi bổ s ung chitosan chiếu xạ vào
môi trường thủy canh làm tăng sinh khối của lúa, lạc lên 40-60% [6,7].
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 289

Như vậy qua ảnh hưởng rõ rệt của oligoglucosamine đến hàm lượng diệp lục, số lượng
nốt sần là hai nguồn cung cấp dinh dưỡng C và N chủ yếu cho cây thì việc kích thích sinh
trưởng của chế phẩm oligoglucosamine đối với lạc l à điều dễ hiểu. Các kết quả này cũng
được chúng tôi khẳng định trên cây rau cải, su hào, đậu tương, ngô [10,11]

4. Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến năng suất của lạc

Chế phẩm oligogl ucosamine ảnh hưởng rõ nét đến hàm lượng diệp lục, số
lượng nốt sần do đó ảnh h ưởng đến sinh trưởng, tích luỹ sinh khối, số c ành hữu
hiệu, vì vậy hệ quả dây chuyền kéo theo l à việc phun chế phẩm đ ã làm gia tăng
đáng kể năng suất lạc nh ư bảng 4. Kết quả cho thấy chế phẩm oligoglucosamine đ ã
làm tăng năng su ất từ 19,34-40,65% so với đối chứng. Sự khác biệt n ày có ý nghĩa
thống kê (xác suất P=0,05) Ft=5,07 > Fb=3,47. Nồng độ cho năng suất cao nhất l à
40 ppm, khi gia tăng đ ến 50 ppm thì sự gia tăng năng suất lạ i giảm dần còn
24,75%. Kết quả của chúng tôi tr ên cây đậu tương cũng làm gia tăng năng su ất tới
36,9 % [11].
Bảng 4: Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến năng suất lạc
Công thức 0ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm
LLL
I 3,31 3,64 3,42 4,14 4,08
II 2,81 3,53 4,40 4,10 3,54
III 3,05 3,85 3,41 4,64 3,80
Trung bình (kg/ô TN) 3,05 3,64 3,74 4,29 3,81
% Gia tăng 0,00 19,34 22,62 40,65 24,75

5. So sánh hiệu quả của Oligoglucosamine v à các chế phẩm phân bón lá

Để đánh giá hiệu quả của chế phẩm, chú ng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh với các
chế phẩm thông dụng trên thị trường là Sông Gianh và Komix. K ết quả ở bảng 5 cho
thấy chế phẩm oligoglucosamine cho hiệu quả r õ rệt, tăng 47,98% trong khi đó Komix
và Sông Gianh chỉ gia tăng năng suất từ 2,82 -6,45%. Sự gia tăng năng suất của chế
phẩm oligoglucosamine l à hoàn toàn có ý nghĩa (P=0,001), Ft=14,06 > Fb=4,06. Trong
khi đó gia tăng năng su ất của 2 chế phẩm Komix v à Sông Giang với đối chứng là không
có ý nghĩa thống kê (NS).
Bảng 5: So sánh hiệu quả của chế phẩm oligoglucosamine với các chế phẩm bón lá.
Công thức Đối chứng Komix Sông Gianh Oligoglucosamine
LLL
I 2,06 2,42 2,55 3,67
II 2,12 2,53 2,60 3,32
III 3,27 2,97 2,51 4,01
Trung bình 2.48 2.64 2.55 3,67
% Gia tăng 0,00 4,65 2,82 47,89
290 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Hình: Ảnh hưởng của oligoglucosamine đến sinh tr ưởng và phát triển của lạc.
(từ trái qua phải: 0 ppm, 20 ppm, 30 ppm, 40 ppm, 50 ppm).

KẾT LUẬN
1. Chế phẩm oligoglucosamine có ảnh h ưởng tích cực đến hàm lượng diệp lục, số
lượng nốt sần của lạc. Chế phẩm có tác dụng kích thích sinh trưởng, gia tăng tích
luỹ sinh khối và làm tăng năng suất từ 19,34-40,65% so với đối chứng.
2. Nồng độ thích hợp của chế phẩm với cây lạc l à 40ppm. Chế phẩm oligoglucosamine
hiệu quả hơn hẳn các chế phẩm phân bón lá l à Komix và Sông Gianh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hadwiger, Klosterman, S. J and Choi, J. J (2002). Advances in Chitin Sience, Vol.
V, pp. 452-457.
2. Kendra, D. F., Hadwiger, L. A. (1984). Experimental Mycology 8, 276 -281.
3. Flach, J., Jolles, P., and Pilet, P. E. (1993). Physiologi a Plantarum, 89: 399-404.
4. Ghaouth, A. E., Arul, J.; Grenier, J., Benhamou, N. (1994). Phytopathology, 84, 3, 313.
5. Suwalee Chandrkrachang, (2002). Advances in Chitin Sience, Vol.(V): 458-462.
6. Hien, N. Q., Nagasawa , N. (2000). Radiation Physics and Chemistr y (59): 97-101.
7. Tham, L. X., Nagasawa, N. (2001). Radiation Physics and Chemistry (61): 171-175.
8. Hirano, S. (1996). Biotechnology Annual Review, (2): 237-258.
9. Luan, L. Q, Nawasawa (2002). Advances in Chitin Sience, Vol.(V): 468-474.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 291

10. Dzung, N. A and Thang (2001). Proceedings of Scientific Conference of Tropical


Biological Institute 1999-2000, Agriculture publisher, HCMC, Viet nam, p. 162 -169.
11. Dzung, N. A, Thang, N. T (2002). Advances in Chitin Sience, Vol. V, 463 -467.
12. Yoshida, S., Forno, D (1976). Laboratory manual for Physiological studies of rice,
IRRI, Philipin, pp. 43-45.
13. T.Y. Thao, P. Lieu (2003). Kỷ yếu Hội nghị Công nghệ Hạt nhân to àn quốc lần thứ
5, Tp. HCM 27-28/4/2003.
14. T. T. L.Hoa, T. Y.Thao, Herridge, D. (2003). K ỷ yếu Hội nghị Công nghệ Hạt nhân
toàn quốc lần thứ 5, Tp. HCM 27-28/4/2003.
15. Carlson, R. W., Prince, N. J. P. (1994). Mol. Plant Microb. Interact, 7, 684.

SUMMARY
Study on effects of Oligoglucosamine
on the growth and development of peanut ( Arachis hypogea L.)
Nguyen Anh Dung(1), Nguy ễn Tien Thang(2)
(1)Western Highland University, (2)Institute of Tropical Biology

Oligoglucosamine was prepared by enzyme degrading chitosan with averag e degree


of polymer being of 8 - 16 monomers. The effects of oligoglucosamine on chlorophyll
contents, amount of nitrogen fixing nods of peanut were investigated. The results show
that oligoglucosamine induces and enhances dramatically chlorophyll content, amount
of nitrogen fixing nods. The results also show that oligoglucosamine promotes the
growth of peanut and increases from 19,34 to 40,65% of crop yield compared with the
control. The concentration of oligoglucosamine is 40 ppm being optimal for the growth
and development of peanut.
292 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ SINH TR ƯỞNG MỘT


SỐ LOÀI NẤM GÂY BỆNG CÂY CỦA SẢN PHẨM CHIẾT
XUẤT TỪ NHÂN HẠT XOAN CHỊU HẠN
(Azadirachta indica A. Juss) TRỒNG TẠI VIỆT NAM

Vũ Đăng Khánh, Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng


Phòng Công nghệ các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Vấn đề gây ô nhiễm v à tác dụng gây độc của thuốc bảo vệ thực vật hóa học tổng
hợp đối với môi trường sống đ• thúc đẩy việc nghiên cứu sử dụng các thuốc bảo vệ
thực vật có nguồn gốc từ thực vật [5, 7, 8]. Xoan chịu hạn (Azadirachta indica
A.Juss) là loài cây có ngu ồn gốc Ấn Độ, được du nhập vào nước ta cách đây không
lâu và hiện đang được trồng trên diện tích khá lớn tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận [1,3,4]. Bên cạnh hoạt tính xua đuổi, tạo cảm giác ngán ăn v à gây chết đối với
nhiều loài côn trùng gây hại mùa màng, các sản phẩm chiết xuất từ xoan chịu hạn
còn ức chế sự sinh trưởng của một số lo ài nấm gây bệnh cây [6 -12 ]. Mục đích của
nghiên cứu này là xác định hiệu quả ức chế của sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt
xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam đối với 3 lo ài nấm gây bệnh cây: Fusarium
oxysporum; Sclerotium rolfsii; Rhizoctonia solani.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Nấm gây bệnh cây [2]

Nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo v àng ở khoai tây; nấm Sclerotium rolfsii
gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở đậu phộng; nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ
bông, đậu, dưa chuột. Các loài nấm này được duy trì trên môi trường PGA.

2. Chiết xuất hoạt chất từ nhân hạt xoan chịu hạn [5,7]

Hạt xoan chịu hạn được thu hái từ các cây xoan chịu (XCH) hạn 4 tuổi ở Ninh
Thuận, được sấy khô trong 2 giờ ở 60 oC. Tách vỏ hạt để thu nhân hạt, rửa sạch nhân hạt
trong nước cất vô trùng và sấy khô ở 60 oC trong 24 giờ. Sau khi sấy khô, nhân hạt được
nghiền thành bột ở điều kiện vô trùng.
Tiến hành chiết 50g bột nhân hạt xoan chịu hạn trong 250ml n ước cất vô trùng
bằng phương pháp khuấy ngấm kiệt, lọc dịch chiết thô, loại dầu bằng petrolium ether,
sau đó đông khô dịch chiết thô thu được 4,6g sản phẩm chiết trong nước. Tương tự tiến
hành chiết 50g bột nhân hạt xoan chịu hạn trong 250 ml dung môi ethanol bằng phương
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 293

pháp khuấy ngấm kiệt, lọc dịch chiết thô, loại dầu bằng petrolium ether, sau đó cô quay
chân không ở nhiệt độ 60 oC để loại hết dung môi thu được 5,1g cao chiết trong ethanol.
Tương tự đ• nhận được 4,9g cao chiết trong methanol từ 50 g nhân hạt xoan chịu hạn.
Các sản phẩm chiết nói trên được bảo quản vô trùng ở nhiệt độ 4 oC.

3. Khảo sát tác dụng của sản phẩm chiết xu ất lên sự sinh trưởng của nấm [5,6,8]

Sử dụng môi trường PGA để nuôi cấy các lo ài nấm gây bệnh cây trên các đĩa petri
vô trùng. Các sản phẩm chiết xuất thô từ nhân hạt xoan chịu hạn đ ược hòa tan trong
nước cất vô trùng và bổ sung vào môi trường nuôi cấy chưa đông (đ• hấp khử trùng,
để nguội ở nhiệt độ 45 oC) đạt nồng độ mong muốn là 0ppm (đối chứng); 250ppm; 500
ppm; 1000ppm; 2000ppm; 4000ppm. Rót t ừng 15ml môi trường vào các đĩa petri vô
trùng và để đông. Dùng nút khoan có đường kính lỗ 5mm, đục lỗ giữa các đám tơ nấm
sinh trưởng trên môi trường PGA trong các đĩa petri (giống gốc), đem cấy v ào giữa
đĩa petri (có môi trường và chất cần xác định hoạt tính) v à để chúng sinh trưởng. Thí
nghiệm được lặp lại 3 lần. Theo d õi và ghi nhận tốc độ sinh trưởng dạng tỏa tròn của
các loài nấm theo đường kính (mm) ở thời điểm t ơ nấm ở lô đối chứng mọc tỏa hết đĩa
thạch. Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm thống k ê Statgraphics 7.0. Từ các
giá trị sinh trưởng trung bình có thể tính toán giá trị % ức chế so với đối chứng theo
công thức:
% ức chế sinh trưởng =
Trong đó:
DK1: đường kính tơ nấm trung bình ở lô đối chứng.
DK1: đường kính tơ nấm trung bình ở lô thí nghiệm.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Các số liệu thô về đường kính tơ nấm ghi nhận được ở các lô thí nghiệm được xử lý
thống kê bằng phần mềm Stagraphics 7.0, lấy giá trị trung b ình về đường kính tơ nấm (mm)
với 3 lần lặp lại ở mỗi nồng độ ? độ lệch chuẩn (SE). Sau đó tính % ức chế t ơ nấm theo
công thức ở mục I. 3. Kết quả được trình bày ở các bảng 1, 2 và 3 theo từng loại nấm.

Bảng 1. Đường kính tơ nấm và % ức chế sinh trưởng nấm Rhizoctonia solani khi xử lý
bởi các sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu hạn

Loại sản phẩm Đối chứng 250 ppm 500 ppm 1000 ppm 2000 ppm 4000 ppm
Nhân XCH Đkính tơ 87,0  0,3 86,0  0,6 85,5  0,3 76,7  1,2 46,5  0.9 24,5  0,5
trong nước nấm (mm)
% ức chế 1,2 1,7 11,9 46,6 71,8
Nhân XCH Đkính tơ 87,0  0,3 73,7  0,9 67,3  1,8 57,8  1,1 25,2  0,7 13,5  0,9
trong nấm (mm)
ethanol
% ức chế 15,3 22,6 33,5 71,1 84,5
Nhân XCH Đkính tơ 87,0  0,3 84,8  0,4 81,2  0,6 69,8  1,0 44,5  3,3 36,3  1,2
trong nấm (mm)
methanol
% ức chế 2,5 6,7 19,7 48,9 58,2
294 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt X CH trong ethanol, ở nồng độ 250ppm đ• có tác
động ức chế nấm Rhizoctonia solani so với đối c hứng. Dịch chiết nhân hạt X CH trong
methanol ở nồng độ 500ppm và dịch chiết nhân hạt XCH trong n ước ở nồng độ 1000
ppm có tác động ức chế nấm nói trên. Nồng độ càng cao thì tác động ức chế càng rõ rệt.

Bảng 2. Đường kính tơ nấm và % ức chế sinh trưởng nấm Sclerotium rolfsii khi xử lý
bởi các sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu hạn
Loại sản phẩm Loại sản 250 ppm 500 ppm 1000 ppm 2000 ppm 4000 ppm
phẩm
Nhân XCH Nhân XCH 86,8  0,4 85,0  0,8 75,8  0,7 73,0  0,8 65,5  0,9 45,0  0,8
trong nước trong nước
2,1 12,7 15,9 24,6 48,2
Nhân XCH Nhân XCH 86,8  0,4 73,2  0,4 58,5  0,3 43,0  0,8 39,3  0,6 34,7  0,7
trong trong
ethanol ethanol
15,7 32,6 50,5 55,1 60,1
Nhân XCH Nhân XCH 86,8  0,4 83,5  0,5 75,5  0,8 72,2  0,4 56,2  0,6 39,7  0,9
trong trong
methanol methanol
3,8 13,1 16,9 35,3 54,3

Sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt XCH trong ethanol v à methanol ở nồng độ 250
ppm đ• thể hiện tác động ức chế nấm Sclerotium rolfsii so với đối chứng. Dịch chiết
nhân hạt XCH trong nước bắt đầu có tác động ức chế ở nồng độ 500 ppm. Nồng độ
càng cao, tác động ức chế nấm càng rõ nét.
Sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt XCH trong ethanol v à methanol ở nồng độ 250
ppm đ• thể hiện tác động ức chế nấm Fusarium oxysporum so với đối chứng. Dịch chiết
nhân hạt XCH trong nước bắt đầu có tác động ức chế ở nồng độ 500 ppm. Nồng độ
càng cao, tác động ức chế nấm càng rõ rệt.

Bảng 3. Đường kính tơ nấm và % ức chế sinh trưởng nấm Fusarium oxysporum khi xử
lý bởi các sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu
Loại sản phẩm Đối 250 ppm 500 ppm 1000 ppm 2000 ppm 4000 ppm
chứng
Nhân XCH Đkính tơ 87,3  86,2  0,6 76,2  63,3  0,6 54,8  0,4 42,2  1,2
trong nước nấm (mm) 0,3 0,4
% ức chế 1,3 12,8 27,5 37,2 51,7
Nhân XCH Đkính tơ 86,8  77,3  0,9 73,8  62,3  0,6 54,5  0,9 40,8  0,8
trong nấm (mm) 0,2 0,2
ethanol
% ức chế 10,9 14,9 28,2 37,2 52,9
Nhân XCH Đkính tơ 86,8  65,8  1,0 62,2  56,3  0,7 52,7  0,6 46,7  0,6
trong nấm (mm) 0,2 0,6
methanol
% ức chế 24,2 28,4 35,1 39,3 46,2
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 295

§èi t­îng nÊm


Loại
sản
phẩm
Rhizoctonia solani Sclerotium rolfsii Fusarium oxysporum

Nhân
hạt
XCH
trong
nước

Nhân
hạt
XCH
trong
ethanol

Nhân
hạt
XCH
trong
methan
ol

KẾT LUẬN
1. Đã nhận được 3 dạng sản phẩm thô đ ã loại dầu từ nhân hạt XCH: sản phẩm chiết
xuất trong nước, ethanol và methanol.
2. Các sản phẩm chiết xuất từ nhân hạt XCH đều có tác dụng ức chế sinh tr ưởng đối
với 3 loài nấm gây bệnh cây là Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và Fusarium
oxysporum. Trong đó, s ản phẩm chiết xuất từ nhân hạt XCH trong ethanol có tác
động ức chế tốt nhất, tiếp theo l à sản phẩm chiết xuất trong methanol v à cuối cùng
là sản phẩm chiết trong nước.
3. Cần tiếp tục nghiên cứu tác động ức chế của các chế phẩm chiết xuất từ nhân hạt XCH
trên những đối tượng nấm gây bệnh cây khác, cũng c ần tiến hành nghiên cứu phối chế
các sản phẩm trên với các chất nhũ hóa, chất chống oxy hóa, chất bảo quản, v.v... để tăng
cường hoạt tính và thời gian bảo quản những sản phẩm chiết xuất n ày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lâm Công Định (1991). Giới thiệu cây xoan ch ịu hạn (Azadirachta indica A.Juss)
nhập nội vào vùng cát nóng hạn Phan Thiết - Tuy Phong. Sở Nông - Lâm nghiệp
Thuận Hải.
296 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

2. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (1998). Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. N XB Nông
nghiệp
3. Nguyễn Tiến Thắng, Vũ Văn Độ, Đỗ Thị Tuyến, L ê Thị Thanh Phượng, Vũ Đăng
Khánh (2003). Xây dựng quy trình chiết xuất hoạt chất sinh học từ hạt neem
(Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt Nam và khảo sát ảnh hưởng của dịch
chiết lên sự sinh trưởng của vi nấm gây bệnh thực vật ( Fusarium oxysporum,
Alternaria sp.) và Ngài gạo (Corcyra cephalonica St.). Báo cáo đề tài cấp cơ sở -
Viện Sinh học Nhiệt đới.
4. Nguyễn Tiến Thắng và những người khác (2003). Nghiên cứu và sử dụng cây xoan
chịu hạn (Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt Nam. Báo cáo nghiệm thu đề
tài cấp Nhà nước theo Nghị định thư.
5. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Tiến Thắng, Akiko Hirano.
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của dầu xoan chịu hạn (Neem) l ên sự ký sinh của
bọ hà (Cylas formicarius L.) trưởng thành trong củ khoai lang (Ipomoea batatas
L.). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ, 1999 - 2000, Viện Sinh
học Nhiệt đới.
6. Amadioha, A. C. (2000). Controlling rice blast in vitro and in vivo with axtracts of
Azadirachta indica. Crop protection 19, 287-290.
7. 7.Amadioha, A. C. (2002). Fungitoxic effects of extracts of Azadirachta indica
against Cochlibolus miyabeanus causing brown spot disease of rice.
Arch.Phytopath.Pflanz., Vol.35, pp. 37 -42.
8. Coventry, E. & Allan, E. J. (2001). Microbiological and chemical analysis of n eem
(Azadirachta indica) extracts: New data on antimicrobial activity. Phytoparasitica 29:5.
9. Govindachari, T. R., Suresh, G., Gopalakrishan Geetha, Banumathy, B. &
Masilaman, S. (1998). Identification of antifungal compounds from seed oil of
Azadirachta indica. Phytoparasitica 26:2.
10. Narasimhan et al. (1998). Efficacy of neem EC formulation of neem oil and
pungam oil for the management of sheath rot disease of rice. Phytoparasitica 26(4):
301:306.
11. Rajappan etal. (2001). Management of grain discoloration of r ice with solvent - free
EC formulation of neem and pungam oils. Phytoparasitica 29:2.
12. Suresh, G. Narasimhan, N. S., Masilaman, S., Partho, P. D. & Gopalakrishnan
Geetha (1997). Antifungal fractions and compounds from uncrushed leveas of
Azadirachta indica. Phytoparasitica 25:1.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 297

SUMMARY
Antifungal activity of neem seed kernel extracts from neem tree
(Azadirachta indica A.Juss) grown in vietnam on some plant
pathogens

Vu Đang Khanh, Vu Van Do, Nguyen Tien Thang


Institute of Tropical Biology

Three extracts: water extract, ethanolic extract and methanolic extract of deoiled
neem seed kernel (NSK) powder at 250 -4000 ppm concentrations were evaluated as
antifungal agents to plant pathogens such as Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii,
Fusarium oxysporum. All extracts significantly reduced the in vitro radial growth of
these fungi at? 2000 ppm concentrations. Ethanolic extract of deoiled NSK powder
exhibited the best control of these pathogens followed by methanolic extract and
water extract. So, we s hould have some researches further to confirm the results in
the field test.
298 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

KHẢO SÁT TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HOẠT CHẤT TRONG


DẦU HẠT XOAN CHỊU HẠN (Azadirachta indica A. Juss)
THU ĐƯỢC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP NGU ỘI
Diệp Quỳnh Như, Nguyễn Tiến Thắng, Lê thị Thanh Phượng
Phòng Công nghệ các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, cây neem c òn có tên gọi khác là “ xoan chịu hạn”, đã được du nhập từ
khá lâu và trồng trên diện tích khá lớn tại 2 tỉnh B ình Thuận và Ninh Thuận [8]. Khả
năng phòng trị nhiều loài dịch hại, đặc biệt là kháng côn trùng, của cây neem
(Azadirachta indica A. Juss) đư ợc biết đến là do tác động phối hợp của một số hoạt chất
thuộc nhóm triterpenoid, l à azadirachtin, nimbin, salannin. Các ho ạt chất này có nhiều
trong nhân hạt, vì thế sản phẩm hoạt chất chiết xuất từ nhân hạt neem l à nguyên liệu đầy
triển vọng để sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc [2]. Hoạt chất chiết xuất từ thực vật nói
chung và từ nhân hạt neem nói riêng thường không bền, dễ bị phân hủ y và mất hoạt tính
dưới tác động của tia UV, sự có mặt của oxy, nhiệt độ cao, pH thấp,… Dầu thực vật nói
chung và dầu từ nhân hạt neem nói ri êng có tính cản quang và chống oxy hóa tốt, và do
vậy, có khả năng làm chất mang ổn định hoạt chất chiết xuất từ thực vật [3].
Mục đích của nghiên cứu là khảo sát tính ổn định của 3 hoạt chất chính trong dầu
neem thu được bằng phương pháp ép nguội và sự thay đổi độc tính của dầu neem đối
với sâu xanh tuổi 2 theo thời gian bảo quản.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Vật liệu

 Dầu neem thu được bằng cách ép nguội nhân hạt neem trồng tại Ninh Thuận tr ên
máy ép chuyên dụng Komet do Đức sản xuất
 Chất chuẩn: Azadirachtin h ãng Sigma, Mỹ; nimbin và salannin hãng Trifolio, Đức.
 Tween 80, ethano l960, petroleum ether
 Ấu trùng sâu xanh (Heliothis armigera) tuổi 2 nuôi trên thức ăn bán tổng hợp do
Phòng Công nghệ sinh học động vật - Viện Sinh học Nhiệt đới cung cấp.
2. Phương pháp định lượng các hoạt chất trong dầu neem bằng kỹ thuật HPLC

 Chuẩn bị mẫu phân tích: Lấy 10ml dầu neem, loại lipid nhiều lần bằng petrol ium
ether, hòa tan mẫu trong 10ml ethanol, tiếp tục loại bỏ cặn bằng cách b ơm qua
màng lọc có kích thước lỗ  = 0,45µm và tiến hành phân tích mẫu trên thiết bị
HPLC với các thông số sau:
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 299

- Lượng mẫu bơm vào cột: 0,5µl


- Cột bảo vệ: Bondapak TM C18, 125A0, 10µm, 3,9 x 20mm
- Cột phân tích: Bondapak TM C18, 125A0, 10µm, 3,9 x 300mm
- Dung môi rửa cột: CH 3CN: H2O (55:45); Tốc độ dòng: 0,5ml/phút.
- Detector DAD, bước sóng 220nm.
Chất chuẩn azadirachtin, nimbin, salannin đ ược pha loãng ở 5 nồng độ khác nhau
và phân tích giống như mẫu thử. Dựng đường chuẩn tương quan tuyến tính giữa diện
tích pick của từng chất chuẩn và nồng độ. Dựa vào đường chuẩn, nồng độ ppm của hoạt
chất trong mẫu thử được tính bởi phần mềm Chemstation h ãng Aligent-Technology.

3. Phương pháp xác định độc tính của dầu neem thông qua chỉ số LC 50 trên sâu xanh.

 Nguyên tắc: Sử dụng giá trị LD 50 hoặc LC50 của các chất gây độc trên cùng một đối
tượng sinh vật để so sánh độc tính của chúng.
 Thử độc tính: dầu neem được nhũ hóa bằng tween 80, tỷ lệ tween/dầu l à1/10. Sau
đó pha loãng bằng nước cất tạo hỗn hợp có nồng độ dầu neem nh ư mong muốn. Để
xác định giá trị LC 50, hỗn hợp dầu neem được pha loãng thành dãy có 5 nồng độ
khác nhau (tương ứng với 5 nghiệm thức), các nồng độ đưa ra đều được thăm dò
trước đảm bảo tỷ lệ chết của ấu tr ùng sâu xanh tuổi 2 sau 5 ngày nằm trong khoảng
16-84% giúp cho việc xác định giá trị LC 50 sau 5 ngày có độ tin cậy cao [6].
 Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ho àn toàn ngẫu nhiên, đơn
yếu tố, lặp lại 3 lần ở mỗi nghiệm thức. Mỗi ô c ơ sở gồm 20 ấu trùng sâu xanh tuổi
2 được nuôi riêng trong các lọ nhỏ. Thức ăn được quét vào lọ, hỗn hợp thử nghiệm
có nồng độ xác định được quét lên bề mặt lớp thức ăn, để khô ráo. Gắp ấu tr ùng sâu
xanh tuổi 2 vào lọ, phun nhẹ hỗn hợp thử nghiệm l ên thân sâu, đậy nắp có đục lỗ
và theo dõi số sâu chết mỗi ngày.
 Xử lý số liệu: Tính tỷ lệ chết tích lũy của sâu sau 5 ngày ở mỗi nghiệm thức. Từ đó
tính giá trị LC50 sau 5 ngày của hỗn hợp dầu neem bằng phương pháp phân tích
Probit, thao tác trên phần mềm Excel [6]

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Hàm lượng azadirachtin, nimbin, salannin trong dầu neem thu đ ược bằng phương
pháp ép nguội trên máy ép chuyên dụng KOMET do Đức sản xuất tương ứng là
930,685; 262,578; 1027,478 µg/ml (bảng 1, hình 1).
Bảng 1: Nồng độ hoạt chất trong dầu neem
TT Hoạt chất Nồng độ (ppm)
1 Azadirachtin 930,685
2 Nimbin 262,578
3 Salannin 1027,478
300 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Hình 1: Sắc ký đồ hoạt chất trong dầu neem

Sự biến thiên hàm lượng của 3 hoạt chất của dầu neem bảo quản trong chai m àu, ở
nhiệt độ phòng, được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Sự biến động h àm lượng hoạt chất và giá trị pH của dầu neem theo thời gian

(%) Hoạt chất còn lại theo thời gian bảo quản
Hoạt chất
0 tháng 1 tháng 4 tháng 6 tháng
Azadirachtin 100 99,45 78,15 49,56
Nimbin 100 98,45 41,26 26,02
Salanin 100 98,99 73,84 27,12
Total 100 99,16 71,81 36,35
pH 5,73 5,65 4,56 3,92

Kết quả cho thấy hàm lượng azadirachtin, nimbin, salanin khá ổn định trong dầu
neem. Sau tháng bảo quản đầu tiên hàm lượng của chúng hầu như không thay đổi.
Trong đó azadirachtin có đ ộ ổn định trong dầu neem ở điều kiện bảo quản b ình thường
cao hơn so với nimbin và salannin. Chu kỳ bán hủy của azadirachtin l à 6 tháng (sau 6
tháng bảo quản hàm lượng azadirachtin còn lại 49,56%), phù hợp với việc sản xuất
thuốc trừ sâu thảo mộc. Tính ổn định của các chất giảm c ùng với thời gian bảo quản kéo
dài. Trong quá trình bảo quản pH của dầu neem giảm dần từ 5,73 xuống c òn 3,92 sau 6
tháng. Sự giảm độ pH đã ảnh hưởng đến tính ổn định của các hoạt chất trong dầu neem.
pH càng thấp hoạt chất càng dễ bị phân hủy. Sự giảm pH trong dầu neem có thể l à do sự
gia tăng quá trình oxy hóa hóa học và sinh học. Vì trong dầu neem có đường hòa tan,
đạm, khoáng,... là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật [7].
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 301

Kết quả thực nghiệm cho thấy ở c ùng một điều kiện bảo quản, azadirachtin ổn định
trong dầu neem tốt hơn so với trong methanol và nước. Chu kỳ bán hủy của azadirachtin
trong dầu neem, methanol, nước tương ứng là 6 tháng; 50 ngày; 1,2 - 49,9 ngày [1,4].
Bên cạnh việc khảo sát sự ổn định của hoạt chất trong dầu neem, cũng đ ã tiến hành khảo
sát giá trị LC50 theo thời gian bảo quản. Kết quả đ ược trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Sự biến động giá trị LC 50 của dầu neem theo thời gian bảo quản

Thời PT toán học Hệ số


gian LC50 (%)
(tháng) Y = aX + b tương quan (R)

0 Y = 1,32 X + 3 0,985 3,20


1 Y = 1,72 X + 2,38 0.960 3,30
4 Y = 1,378 X + 2,685 0.995 4,79
5 Y = 1,66 X + 2,15 0.979 5,16
6 Y =1,50 X + 2,22 0.994 7,00

Kết quả cho thấy, theo thời gian bảo quản, giá trị LC 50 tăng dần, cùng với sự giảm
dần độc tính của dầu neem. Trong tháng bảo quản đầu ti ên, độc tính của dầu neem hầu
như không thay đổi, trùng hợp với sự ổn định hàm lượng hoạt chất, như đã phân tích ở
trên. Như vậy sự giảm hàm lượng hoạt chất trong dầu neem ở những tháng bảo quản
tiếp theo, đã làm giảm độc tính của nó.

KẾT LUẬN
1. Hàm lượng azadirachtin, nimbin, salannin trong dầu neem ổn định trong tháng bảo quản
đầu tiên, sau đó giảm dần theo thời gian bảo quản. So với bảo quản trong methanol v à
nước ở điều kiện bình thường, thì 3 hoạt chất nói trên trong dầu neem có độ ổn định cao
hơn. Chu kỳ bán hủy của azadirachtin trong dầu neem kéo d ài tới 6 tháng. Sự giảm pH
theo thời gian bảo quản làm giảm hàm lượng hoạt chất trong dầu neem.
2. Tổng hoạt tính gây độc của hoạt chất trong dầu neem giảm dần từ tháng thứ 2, li ên
quan đến sự giảm hàm lượng của azadirachtin, nimbin, salannin. LC 50 của dầu
neem đối với ấu trùng sâu xanh tuổi 2 thay đổi theo thời gian bảo quản trong 0, 1,
4, 5, 6 tháng tương ứng là: 3,2% - 3,3% - 4,79% - 5,16% - 7% .

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Jarvis Andrew P., Johnson Shaun & Morgan E. (1998). Stability of the natural
insecticide azadirachtin in aqueous and organic solvent s. Pestc.Sci. 53, pp. 217-222.
2. Smchmutterer H., (1995). The neem tree Azadirachta indica A. Juss and other
meliaceous plants. 695p.
3. Office of Complementary Medicines, Therapeutic Goods Administration, (2002).
Evaluation of Cold-Pressed Oil from the seed kernels of Azadirachta indica A.
Juss., Meliacaea (Neem) for Use in Listable Therapeutic Goods.
302 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

4. <http://www.health.gov.au/tga/docs/pdf/cmec/cmecde27.pdf> posting November, 2002.


5. http://www.doc.govt.nz/Publications/004~Science -and-Research/Science-for-
Conservation/PDF/sfc232.pdf
6. Phạm Văn Biên và cs (2000). Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật . NXB Nông nghiệp.
7. Nguyễn Ngọc Kiểng, (2000). Thống k ê học ứng dụng “Các kiểu mẫu thí nghiệm”.
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, trang 4-134.
8. Diệp Quỳnh Như, (2006). Khảo sát thành phần hoạt chất và tác động của dầu neem
(Azadirachta indica A. Juss) đối với sâu xanh (Heliothis armigera). Luận văn thạc
sĩ khoa học, ĐH Khoa học Tự nhi ên TPHCM, 83 trang.
9. Nguyễn Tiến Thắng và cộng sự, (2003). Nghiên cứu và sử dụng cây xoan chịu hạn
(Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt Nam. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp
Nhà nước theo Nghị định thư.

SUMMARY
Study on stability of bioactive substances in neem
(Azadirachta indica A.Juss) seed oil produced by cold -pressing
method
Diep Quynh Nhu, Nguyen Tien Thang, Le thi Thanh Phuong
Institute of Tropical Biology

Cold-pressed oil of neem seed kernel was preserved at room temperature and
prevented from the light. Three main biosubstances of neem oil: azadirachtin, nimbin
and salannin were quantified at the time of expe rimental beginning, one month, four
months and six months later by HPLC. Toxicity of neem oil represented by LC 50 value
was screened on the 2nd instar larvae of Heliothis armigera via Probit Analysis. As a
result of test, there was no decrease in content of three above biosubstances during the
fisrt preserved month. However, significant reduction of them was determined during
following preserved months. The half-life of azadirachtin was about six months, longer
than those of nimbin and salannin. LC 50 values of neem oil at the beginning, one month,
four month and six month pres ervation were 3.2%, 3.3%, 4.79% , 5.16% and 7%,
respectively. Thus, it was supposed that these biosubstances played important role in
toxicity of neem oil agaisnt larvae of Heliothis armigera.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 303

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA neem


(Azadirachta indica A. Juss)
ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG NÔNG NGHI ỆP

Lê Thị Thanh Phượng, Nguyễn Tiến Thắng, Trần Hạnh Phúc,


Phùng Huy Huấn, Chu Tường Khanh, Trần Tuấn Đức
Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Cây neem (Azadirachta indica A. Juss) từ lâu được nhiều quốc gia nghiên cứu và phát
triển do những ưu điểm của nó về mặt kinh tế và môi trường [6]. Riêng tại nước ta, hàng
nghìn hecta neem tập trung ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Ninh Thuận và Bình Thuận
đã đóng vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ cây phi lao
phòng hộ tốt vùng ven biển. Với lượng hoạt chất sinh học dồi dào và đa dạng tập trung ở
hạt và lá, cây neem có thể trở thành nguồn thuốc bảo vệ thực vật an to àn và hiệu quả nếu
được nghiên cứu và sử dụng hợp lý [1]. Trong đề tài này, một số chế phẩm từ hạt neem
được thử nghiệm trên một số loài côn trùng nông nghiệp phổ biến tại nước ta, đặc biệt là
những loài đang kháng thuốc mạnh như mọt bột đỏ (Tribolium castaneum), ngài gạo
(Corcyra cephalonica St), rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), sâu tơ (Plutella xylostella).

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


1. Vật liệu
 Dầu neem thu được từ nhân hạt neem bằng ph ương pháp ép nguội.
 Dịch chiết bánh dầu: sản phẩm chiết xuất hoạt chất sinh học từ bánh dầu neem bằng
ethanol.
 Chế phẩm neem viên nén: có thành phần chính là bột hạt nem, dùng xông hơi
phòng trị côn trùng kho.
 Mọt bột đỏ, ngài gạo, rầy nâu, sâu tơ được nhân nuôi tại Viện Sinh học Nhiệt đới.
2. Phương pháp
* Rầy nâu: phun dầu neem lên các chậu lúa ở 5 nồng độ 0,2 - 0,5 - 1,0 - 2,0 - 3,0%. Sau đó
đặt chậu lúa vào các lồng lưới có chứa 50 rầy nâu (10 ngày tuổi hoặc thành trùng). Hiệu lực
của các chế phẩm được đánh giá theo trị số LC 50 dựa vào tỉ lệ rầy chết sau thí nghiệm. Số
rầy sống sót vẫn tiếp tục nuôi dưỡng để theo dõi tỉ lệ thành trùng và biến dạng [3] [5].
* Ngài gạo và mọt bột đỏ
 Phương thức tẩm độc thức ăn: Nhúng thức ăn nhân tạo của ngài gạo và mọt bột đỏ vào
dầu neem và dịch chiết bánh dầu ở dãy nồng độ 1,5 - 3,0 - 6,0- 12,5 - 25 - 50 -100%. Thí
nghiệm được thực hiện trong các đĩa petri chứa 10 ấu trùng tuổi 3. Dựa vào trọng lượng
thức ăn côn trùng sử dụng trong 14 ngày, tính hiệu lực gây ngán ăn của các chế phẩm [4]
304 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

 Phương thức xông hơi: thực hiện trong các lọ nhựa thể tích 1 lít chứa 300g gạo sạch
và 30 ấu trùng tuổi 3. Đặt chế phẩm viên nén lên mặt gạo, đậy kín lọ trong 3 ng ày.
Ghi nhận số ấu trùng chết sau xử lý. Số sống sót được nuôi dưỡng để theo dõi tác
động của chế phẩm đối với sự sinh tr ưởng, phát triển và sinh sản của ngài gạo.
* Sâu tơ: Nhúng các mẫu lá cải (đường kính 8cm) vào các chế phẩm theo dãy nồng độ
1 - 2,5 - 5 - 7,5 -10%, để ráo thuốc và đặt vào các đĩa petri. Mỗi đĩa bố trí 10 ấu tr ùng
tuổi 3. Ghi nhận mức độ ti êu thụ thức ăn và số lượng sâu chết sau thí nghiệm để tính hệ
số ngán ăn và trị số LC 50.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Rầy nâu
Kết quả cho thấy dầu neem gây chết rầy non 10 ng ày tuổi mạnh hơn so với thành
trùng, trị số LC 50 tương ứng là 2,20% và 6,87%. Khi theo dõi quá trình phát tri ển của số
rầy 10 ngày tuổi còn sống ở nghiệm thức dầu neem 1%, ghi nhận tỉ lệ rầy tr ưởng thành
là 59,9%; trong đó 29,5% r ầy bị biến dạng (Hình 1).

a b c d e f
Hình 1. Tác động gây biến dạng của neem đối với rầy nâu
a , b : Rầy nâu cánh dài và cánh ngắn bình thường. c, d, e, f: Các kiểu rầy biến dạng
Bảng 1. Độ độc (LC 50) của dầu neem đối với rầy nâu

Tuổi rầy Phương trình tương quan Hệ số tương quan P LC50(%)


10 ngày tuổi Y = 3,8824 + 0,8273 X 0,9769 0,0042 2,20
Thành trùng Y = 3,8769 + 0,6103 X 0,9903 0,0011 6,87

2. Ngài gạo và mọt bột đỏ


* Phương thức tẩm độc thức ăn
Bảng 2 cho thấy ở dãy nồng độ 12,5 - 25 - 50 - 100%, dầu neem gây ngán ăn mạnh đối
với ngài gạo. Trong khi đó dịch chiết bánh dầu chỉ có hiệu lực mạnh ở nồng độ 50 - 100%.

Bảng 2: Tác động gây ngán ăn của dầu neem, dịch chiết bánh dầu đối với ng ài gạo
Nồng độ xử lý (%)
Chế phẩm
100,0 50,0 25,0 12,5 6,0 3,0 1,5
Dầu neem 188,9*** 180,6*** 174,4*** 160,3*** 146,7** 125,2** 106,8**

Dịch chiết BD 165,7*** 155,2*** 147,4** 130,1** 116,7** 98,3* 89,9*

Hiệu lực gây ngán ăn: (***):mạnh, (**): trung b ình, (*): yếu [4]
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 305

Ngoài tác động gây ngán ăn, các chế phẩm c òn gây chết ngài gạo ở các mức độ
khác nhau. Nhìn chung trong ph ạm vi thử nghiệm, hiệu lực gây chết của các chế phẩm
gia tăng theo nồng độ xử lý. Kết quả phân tích Probit (Bảng 3) cho thấy dầu neem có
độc tính cao, với giá trị LC 50 là 0,07 %. Dịch chiết bánh dầu có tác động gây chết thấp
hơn với giá trị LC 50 là 0,23%.
Bảng 3. Độ độc (LC 50) của các chế phẩm neem đối với ng ài gạo
Hệ số
Chế phẩm Phương trình tương quan P LC50(%)
tương quan
Dầu neem Y = 5.6861 + 0.5999 X 0.985000926 5.24948E-05 0,07

Dịch chiết bánh dầu Y = 5,3948 + 0,6072 X 0.985180154 5.09456E-05 0,23

Các chế phẩm neem có khả năng gây chết dần ng ài gạo ở nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau. Số ấu trùng mẫn cảm nhất sẽ chết ngay sau khi nhiễm thuốc. Số c òn lại có
thể chuyển qua giai đoạn nhộng v à vũ hóa, nhưng thành trùng thường bị biến dạng và
giảm khả năng sinh sản. Quan sát cũng cho thấy một số ấu tr ùng và nhộng có biểu hiện
không bình thường (hình 2).

a b c d

e f g h
Hình 2. Tác động gây biến dạng của neem đối với ng ài gạo
a, b, e: Ấu trùng, nhộng, thành trùng bình thường.
c, d: ấu trùng, nhộng dị dạng. f, g, h: Các kiểu biến dạng của th ành trùng

* Phương thức xông hơi


Sử dụng chế phẩm neem vi ên nén (NV) để xử lý ngài gạo và mọt bột đỏ theo
phương thức xông hơi cho thấy các chế phẩm có khả năng gây chết, ức chế sinh trưởng
và gây biến dạng thành trùng.
3
Bảng 4: Giá trị LD50 (mg/dm ) của chế phẩm NV đối với ng ài gạo và mọt bột đỏ

Ngày sau xử lý Phương trình Hệ số LD50


3
Đối tượng xử lý tương quan tương quan P (mg/dm )

3 ngày Ngài gạo y = 3,8098 + 1,4838 x 0,9538 0,0118 6,34


Mọt bột đỏ y = 3,5726 + 1,4984 x 0,9315 0,0212 8,96
7 ngày Ngài gạo y = 4,6161 + 1,3992 x 0,9330 0,0205 1,88
Mọt bột đỏ y = 4,5693 + 1,4878 x 0,9312 0,0213 1,95
306 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

3. Sâu tơ
Bảng 5: Tác động gây ngán ăn v à gây chết của chế phẩm neem đối với sâu t ơ

Chỉ tiêu Loại chế phẩm

Dầu neem Dịch chiết bánh dầu


Hệ số ngán ăn (%) 196,2 173,1
LC50 (%) 0,42 0,61

Kết quả bảng 5 cho thấy dầu neem v à dịch chiết bánh dầu là chất gây ngán ăn mạnh đối
với sâu tơ với hệ số ngán ăn tương ứng là 196,2% và 173,1% (hình 3). Hai chế phẩm này
cũng có khả năng gây chết sâu tơ với trị số LC50 tương ứng là 0,7% và 0,42%.
Hình 4 cho thấy dầu neem và dịch chiết bánh dầu 5% gây chết 67 - 80% sâu và 13 -
23% nhộng, kết quả có từ 7% - 10% thành trùng xuất hiện. Trong khi đó, ở nồng độ
10%, dầu neem và dịch chiết bánh dầu gây chết to àn bộ đối tượng xử lý qua 2 giai đoạn
sâu và nhộng, kết quả không xuất hiện th ành trùng.

a b c d e
Hình 3. Một số tác động của neem đối với sâu t ơ
a, b: Tác động gây ngán ăn (a là đối chứng, b là mẫu xử lý neem)
c, d: tác động làm biến dạng thành trùng; e: tác động gây chết nhộng
DN (5% ) thaøn h DN (10% )
nhoän g
truøn g thaøn h
nhoän g cheát
cheát truøn g
7% 0% 10%
13%

saâu cheát
saâu cheát

80%
90%

DCH (5% ) DCH (10% )


thaønh nhoäng
thaønh cheát
truøng
truøng
nhoäng 10%
cheát 0% 16%

23% saâu cheát


saâu cheát
84%
67%

Hình 4. Tác động của neem đối với quá tr ình phát triển của sâu tơ

KẾT LUẬN
Kết quả thử nghiệm cho thấy các chế phẩm neem tác động l ên rầy nâu, ngài gạo, mọt
bột đỏ và sâu tơ theo nhiều phương thức khác nhau như gây chết, gây ngán ăn, làm biến
dạng; qua đó có thể tiêu diệt ngay hoặc ức chế dần sự phát triển quần thể của chúng.
Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 307

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ahmed S., (1988). Potential of using neem tree ( Azadirachta indica) for pest
control and rural development. Neem Newsl. 5(4). pp. 49 - 55.
2. Gupta B. N. and Sharma K. K., (1994). Characteristics and uses of Azadirachta
indica A. Juss. In: Neem, a wonder tree. Indian Council of Forestry Research and
Education, Dehra Dun, India. pp. 1 - 7,
3. Mathur Y. K. and Nigram S., (1993). Insecticide, antifeedi ng and juvenilizing
effects of neem oil against Corcyra cephalonica St. and Epilachna
vigintioctopunctata F. In:Neem and Environment. Volume 1. World Neem
Conference, Bangalore, India, 24 - 28 Feb. 1993. (Eds. Singh R.P, Chari M.S.,
Raheja A. K. and Kraus W.). Science Publishers, Inc., USA. pp. 335 - 342.
4. Nguyễn Cửu Thị Hương Giang, Nguyễn Công Hào và Nguyễn Ngọc Sương,
(1998). Hiệu quả gây ngán ăn của một số cây mọc ở Việt Nam đối với mọt thóc tạp.
Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học 1993-1998, Viện Sinh học Nhiệt đới,
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. NXB Nông Nghiệp, trang
333 - 338.
5. Saxena R. C., (1987). Neem seed derivative for management of rice insect pests - A
review of recent studies. In: Natural pesticides from the neem t ree (Azadirachta
indica A. Juss) and other tropical plants. Eschborn, pp: 81 - 93.
6. Seeni R., Nutan K., Jitendra K., Opender K. and Balraj S. P., (1993). Azadirachtin
content and Bioactivity of some neem ecotypes of India. In: Neem and
Environment. Volume 1. World Neem Conference, Bangalore, India, 24 - 28 Feb.
1993. (Eds. Singh R. P, Chari M. S., Raheja A. K. and Kraus W.). Science
Publishers, Inc., USA, pp207-217

SUMMARY
Action modes of neem (Azadirachta indica A. Juss)
to some agricultural insects
Le thi Thanh Phuong, Nguyen Tien Thang, Tran Hanh Phuc,
Phung Huy Huan, Chu tuong Khanh, Tran Tuan Duc
Institute of Tropical Biology

Neem seed oil, neem cake extract and neem pellet were prepared and screened for
their effects on rice moth ( Corcyra cephalonica), red flour beetle (Tribolium
castaneum), diamondback moth (Plutella xylostella) and brown plant hopper
(Nilaparvata lugens Stal.). It was seen that all these neem -based products affected tesed
insects as antifeedant, insecticidal, metamorphosis deterri ng and fecundity inhibiting
agents. By these ways, they controlled and inhibited development of the pests safely and
effectively.

You might also like