You are on page 1of 5

CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA FED

Về cơ bản, FED hiện đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan
trọng đó là Lãi suất chiết khấu ( Discount rate ) và Lãi suất quĩ dự trữ liên
bang ( Federal Funds Rate – FFR).

FFR ra đời muộn hơn so với công cụ lãi suất chiết khấu ( được sử dụng
từ giai đoạn đầu ngay sau khi Fed được thành lập), mãi đến những năm 1920,
FFR mới được FED sáng tạo ra. Sở dĩ FFR có tên gọi “quĩ dự trữ liên bang” là
vì nguồn tiền để cho các trung gian tài chính nhận tiền gửi ( depository
institutions) vay qua đêm ( nhằm đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo qui định)
được Fed lấy từ quĩ dự trữ liên bang hình thành bởi số tiền dự trữ bắt buộc của
tất cả các trung gian tài chính nhận tiền gửi. FFR được ủy ban thị trường mở
( FOMC) công bố sau các phiên họp định kỳ và nó không mang tính chất ấn
định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu ( target rate) để Fed thực
hiện giao dịch trên thị trường mở nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố.
Tất nhiên là các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay mượn lẫn nhau
để bù đắp thiếu hụt dữ trữ bắt buộc chứ không nhất thiết phải vay từ Fed. Tuy
nhiên. Lãi suất từ các khoản vay lẫn nhau ( lãi suất liên ngân hàng) thường
cao hơn FFR vì vấn đề rủi ro. Khi Fed cho các trung gian tài chính vay tiền
để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, số tiền đó tuy được hạch toán báo có vào
tài khoản của các trung gian tài chính không được phép rút ngay cả khi phá
sản, do vậy Fed không có nguy cơ mất số tiền đã cho vay dưới dạng này.
Khác với Fed, khi một trung gian tài chính cho đối tác vay liên ngân
hàng, họ phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền
gửi của đối tác tại Fed, từ lúc đó bên cho vay không còn thẩm quyền quản lí
số tiền nữa. Vì vậy nguy cơ không thu hồi được tiền cho vay lẫn nhau xuất
hiện nên lãi suất cho vay lẫn nhau đương nhiên phải cao hơn. Với phân tích ở
trên, có thể thấy FFR là lãi suất thấp nhất mà các trung gian tài chính nhận
tiền gửi có thể vay được ( với món vay phi rủi ro), vì vậy lãi suất này có khi
được gọi là LSCB, lãi suất chuẩn ( benchmark rate).
Bên cạnh nhu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc, các trung gian tài chính còn
có nhu cầu đảm bảo thanh khoản, an toàn chi trả. Lãi suất chiết khấu của
Fed chính là lãi suất cho các trung gian tài chính vay để đáp ứng các nhu
cầu này. Về nguyên tắc, lãi suất liên ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn lãi
suất chiết khấu vì nếu không, trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng
mà sẽ vay từ Fed để được hưởng lãi suất chiết khấu thấp hơn. Lãi suất chiết
khấu thường thường cao hơn lãi suất FFR và có ba mức lãi suất chiết khấu
áp dụng cho ba loại cho vay khác nhau là tín dụng chính( Primary credit ), tín
dụng mở rộng ( Secondary credit) và tín dụng thời vụ ( Seasonal credit) với lãi
suất chiết khấu hiện hành lần lượt là 0.5% , 1.0% và 0.15%/ năm.
Như vậy, Fed “bảo vệ” lãi suất chiết khấu đã ấn định thông qua chương
trình cho vay chiết khấu “ bảo vệ” lãi suất FFR đã công bố thông qua nghiệp
vụ thị trường mở. Cách điều hành này của Fed sẽ khiến cho lãi suất liên
ngân hàng luôn có xu hướng biến động giữa lãi suất FFR ( có vai trò như
lãi suất sàn trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua) và lãi suất chiết
khấu ( có vai trò như lãi suất trần) mà không phải đặt ra giới hạn bằng
biện pháp hành chính.

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA FED THỜI KÌ HẬU


KHỦNG HOẢNG

Ngày 10/8/2010 trong thông báo được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban
Thị trường Mở Liên bang (FOMC), FED cho biết sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi
suất ở mức thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa, đồng thời sẽ kéo dài các
khoản đầu tư thời kỳ hậu khủng hoảng và bơm tiền vào nền kinh tế.
Tuyên bố có đoạn viết: "Nhịp độ phục hồi về sản lượng và việc làm đã
chậm lại trong những tháng gần đây và nhiều khả năng còn khiêm tốn hơn
trong tương lai gần so với các dự báo trước đó".
FED sẽ tái đầu tư các khoản lợi nhuận thu được từ hơn 1,3 nghìn tỷ USD
trong các khoản nợ liên quan đến thế chấp. Đây là một sự thay đổi chính sách
quan trọng bởi chỉ cách đây vài tháng, chính FED vẫn còn tranh luận về một
chiến lược "thoái lui" khỏi các chương trình kích thích kinh tế khổng lồ được
đưa ra trong cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế.
FED cũng cho biết họ sẽ chi một lượng tiền tương đối nhỏ, ước tính
khoảng 10 tỷ USD, để mua các món nợ của chính phủ.

Tuy nhiên , dưới sự đánh giá của một số chuyên gia, việc duy trì lãi suất
ở mức thấp này là một con dao hai lưỡi.: Duy trì tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục
(0,25%) là chơi một canh bạc nguy hiểm, về lâu dài có thể gây tổn thương
cho nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi mong manh của Mỹ. Đây là
nhận định đáng lưu tâm của Thomas Heonig, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên
bang Mỹ tại thành phố Kansas, được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Cục dự trữ
liên bang (FED) quyết định mua các khoản nợ chính phủ, tiếp tục các gói
kích thích đồng thời duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục nhằm hỗ trợ đà phục hồi
kinh tế đang có chiều hướng chậm lại trong những tháng gần đây.

Nguyên nhân mà ông Heonig đưa ra là tỷ lệ lãi suất gần 0% này đã duy trì
gần 2 năm qua có thể dẫn tới tình trạng lạm phát và tạo ra các bong bóng
đầu cơ mới. Ngoài ra, lãi suất thấp khuyến khích người dân và các doanh
nghiệp ỷ lại vào các khoản nợ và đòn bẩy tài chính của chính phủ. Điều này sẽ
vô hình trung đẩy Mỹ rơi trở lại những sai lầm trước đây mà hậu quả chính là
cuộc suy thoái được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Theo ông Heonig,
trong giai đoạn ngắn hạn, ngân hàng trung ương cần tăng lãi suất cơ bản
lên mức 1% và chờ đợi để nền kinh tế tự điều chỉnh trước khi tiếp tục tăng
lên mức 2% - là thời điểm nền kinh tế đã đi đúng quỹ đạo phục hồi.

Đáng lưu ý là cảnh báo trên của Chủ tịch FED tại Kansas về mặt trái của các
chính sách tài chính hỗ trợ nền kinh tế không phải là điều mới mẻ. Các chuyên
gia kinh tế Mỹ thời gian gần đây đã không ít lần nêu lại bài học về việc FED
duy trì mức lãi suất thấp trong thời gian quá dài sau cuộc khủng hoảng
năm 2001. Hậu quả của chính sách này khi đó là tạo ra các bong bóng nhà đất
và khi các bong bóng này bùng nổ đã đẩy nền kinh tế đầu tàu thế giới rơi vào
cuộc khủng hoảng cuối năm 2007.

Ông James Bullard, Chủ tịch FED tại St. Louis, quan ngại rằng sự phục hồi
chậm của nền kinh tế sẽ đẩy Mỹ vào tình trạng trì trệ, giảm phát “kiểu Nhật
Bản”. Là một thành viên ủy ban ấn định lãi suất của FED, ông cho rằng hiện
tại kinh tế Mỹ tiến gần tới tình trạng giống Nhật Bản “hơn bất cứ thời điểm
nào trong lịch sử gần đây”. Ông nhấn mạnh nguy cơ tác động từ bên ngoài
khiến Mỹ rơi vào tình trạng giá cả sụt giảm kéo dài làm các công ty lụn bại và
tăng trưởng kinh tế giảm hơn nữa.

Không phải vô cớ giới chuyên gia tài chính Mỹ cảnh báo về những nguy cơ
đối với nền kinh tế số một thế giới. Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh
tế Mỹ, FED nêu rõ đà phục hồi kinh tế vốn đã “khiêm tốn” đang có chiều
hướng chậm lại ở một số địa phương. Các hoạt động kinh tế tiếp tục tăng
trưởng cân xứng kể từ cuộc khảo sát hồi đầu tháng 6 vừa qua. Trong khi một
số khu vực báo cáo có sự cải thiện trong hoạt động kinh tế, một số khác lại ghi
nhận tốc độ tăng trưởng vẫn “khiêm tốn”, Bang Atlanta và Chicago cho biết,
tốc độ phục hồi bị chững lại trong thời gian gần đây.

Báo cáo của FED cũng ghi nhận những tin xấu từ một số khu vực được coi là
chủ chốt đối với kinh tế Mỹ, bao gồm cả thị trường việc làm, tuy nhiên các
điều kiện trên thị trường lao động đang dần dần cải thiện ở một số bang và địa
phương do nhu cầu về lao động tạm thời tăng. Trong khi đó, thị trường nhà ở
vẫn gặp nhiều khó khăn do không còn các gói kích thích kinh tế của chính
phủ.

Phản ứng lại, Ủy ban Thị trường Mở liên bang, cơ quan hoạch định chính sách
của FED, đã có một bước đi nhỏ song quan trọng nhằm tạo đòn bẩy hỗ trợ
kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn. Cụ thể dùng một khoản tiền tương đối nhỏ
(theo tính toán của các nhà kinh tế là khoảng 10 tỷ USD/tháng) trích từ quỹ
đầu tư vào trái phiếu cầm cố để mua các món nợ của chính phủ. Động thái này
có thể giúp giảm bớt lãi suất dài hạn đối với các khoản cầm cố và vay mượn
của doanh nghiệp. FED quyết định tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất ở mức thấp
kỷ lục (0,25%) thêm một thời gian nữa, đồng thời sẽ kéo dài các khoản đầu
tư thời kỳ hậu khủng hoảng và bơm tiền vào nền kinh tế.

Triển vọng kinh tế ảm đạm hơn được thể hiện qua nhiều con số. Theo ước tính
ban đầu của Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,4% trong
quý II năm nay, giảm so với mức tăng 3,7% trong quý I năm nay và 5% trong
quý IV năm ngoái. Số liệu việc làm thậm chí gây thất vọng hơn. Tỷ lệ thất
nghiệp đứng nguyên ở mức cao gần kỷ lục 9,5% trong tháng 7 và số người
làm việc trong khu vực phi nông nghiệp giảm 131.000 người. Sự trì trệ của thị
trường việc làm có nghĩa là có thể phải mất một thời gian dài để khôi phục
gần 8,5 triệu việc làm bị mất trong suy thoái.

Bất kỳ chính sách nào cũng có tính hai mặt của nó và sự thận trọng không
bao giờ là thừa, vì sự phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ tác động mạnh mẽ tới quá
trình phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung

You might also like