You are on page 1of 6

NHỰA NHÂN TẠO - KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐỊNH NGHĨA

"Trong lần trước bạn đọc đã được giới thiệu những khái niệm sơ khởi về nhựa nhân tạo
cùng với những thông tin khái quát về ngành học kỹ thuật nhựa tại các trường đại học
chuyên nghiệp và đại học kỹ thuật tại CHLB Đức.
Trong lần nầy chuyên đề nói trên sẽ được nhắc lại với những khái niệm tương đối chi
tiết hơn và được chia thành nhiều tiểu đề chính, phần còn lại là những ứng dụng bổ túc
cho các tiểu đề đó. Để đơn giản hoá, tên gọi nhựa được hiểu với cụm từ nhựa nhân tạo (
hay nhựa tổng hợp ).
1. Thuộc tính và ứng dụng của nhựa.
2. Định nghĩa cơ bản dựa theo cấu trúc hoá học.
3. Điều chế nhựa
4. Tên gọi dựa theo công thức hóa học và những ứng dụng
5. Tên viết tắt và tên gọi các loại nhựa thường dùng
6. Các phương pháp chế biến nhựa ( gia công )
7. Nhựa qua các niên đại và những thành tựu
1. Thuộc tính và ứng dụng của nhựa.
Sinh hoạt hằng ngày của chúng ta được phục vụ bởi vô số những hàng hóa, sản phẩm
được chế biến, gia công từ nhựa, và hầu như điều này trở thành đương nhiên không thể
thiếu trong suy nghĩ của mọi người. Chúng ta cũng có thể gọi thời đại chúng ta đang
sống hiện nay là thời dại của nhựa nhân tạo.
Tuy nhiên chúng ta vẫn biết rất ít về những tính chất khác biệt cùng với những ứng
dụng muôn mặt cũng như dạng suất hiện của nhựa, những tác dụng độc hại cho sức
khỏe, môi trường sống, lại càng ít biết đến thành phần cấu tạo hoá học bên trong của
chúng.
Nhựa nhân tạo cũng được gọi với tên "nhựa tổng hợp" hay “chất dẻo“ ( Plastic ) là một
loại hợp chất hữu cơ, đã được các nhà khoa học tìm ra trong 4 thập kỷ trở lại đây và nó
đã, đang, và sẽ bành trướng mãnh liệt trong các ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu
dùng, đóng gói, cơ khí, điện khí và điện tử, xe hơi, hàng không..vv.. Tóm lại nhựa là vật
liệu sẽ thay thế dần các vật liệu cổ điển khác như gỗ, khoáng chất và kim loại.
Các nguyên liệu quan trọng góp phần tạo ra nhựa thường là những chất có sẵn trong
thiên nhiên như Cellulose, mủ cao-su ...hay bán thành phẩm của thiên nhiên Ethin,
Benzol, khí Ethen und Propylen. Sau cùng là dầu hỏa, hay các sản phẫm từ dầu hỏa, khí
đốt, vôi, than đá....
Hiện nay xuất hiện rất nhiều loại nhựa khác nhau từ các phòng thí nghiệm, với những
khả năng rất đặc biệt và chuyên sâu cho từng điều kiện và lĩnh vực ứng dụng. Chúng ta
có thể phân biệt ra 2 đặc tính cơ bản của nhựa khi quan sát các mặt hàng tiêu dùng hằng
ngày. Thí dụ: bao nhựa (còn được gọi với tên thông dụng "bao nylon“, mặc dù không
phải tất cả các bao nhựa đều có thành phần cấu tạo hoá học từ Nylon ) sẽ chảy ra khi bị
đốt nóng.
Trong khi đó ổ cấm điện ( bằng nhựa ) không hề hấn gì. Kế đến chúng ta sẽ nhận thấy
tấm nệm mút (cao su tổng hợp) lót dưới ghế ngồi sẽ biến dạng khi chịu một lực nén và
trở lại dạng lúc ban đầu khi không còn tác động của lực nén. Hai thuộc tính (nhiệt và
cơ) nói trên cho chúng ta phân biệt được ba nhóm nhựa cơ bản.
Nhựa-nhiệt ( Thermoplast ): Với tác dụng của nhiệt chúng sẽ biến đổi dạng ( nóng
chảy ). v/d cốc đựng nước uống ( xem hình bên dưới ).
Nhựa-cứng ( Duroplast ): Loại nhựa có độ bền cao khi chịu sự tác dụng của nhiệt .v/d ổ
cấm điện
thống máy quay, trục soắn, băng điện trở, hệ thống làm nguội, điều chỉnh nhiệt
độ, vận tốc quay...vv. được điều khiển bởi một hệ thống phức tạp gọi chung là hệ
thống điều chỉnh cơ điện máy phun nhựa.

Ghi chú:
1: Phần đầu máy
2: Phần thân máy
3: Phần đuôi máy
a: Hệ thống làm nguội với kênh dẫn nước
b: Băng điện trở tỏa nhiệt
c: Trục soắn ốc
d: Hột nhựa
e: Cơ phận truyền lực
Ứng dụng: Một vài sản phẩm được chế biến từ phương pháp phun

6.2 Phương pháp phun-nén ( Spritzgiessen )


6.2.1 Máy phun-nén
Cấu trúc tương tự như máy phun cũng gồm các phần: động cơ quay, bộ phận
truyền lực, trục soắn ốc, ống hình trụ, băng tỏa nhiệt, kuôn ép và hệ thống làm
nguội với những kênh dẫn nước bên trong....vv....Tuy nhiên hình thể trục soắn ốc,
khuôn, phương pháp và tiến trình phun-nén hoàn toàn khác với phương pháp tiến
trình máy phun liên tục.
6.2.2 Tiến trình phun-nén
Được chia ra 3 giai đọan như sau
Giai đoạn 1: Động cơ quay khởi động , bộ phận truyền lực quay trục soắn ốc, đưa
hột nhựa từ bồn hình phễu vào bên trong ống hình trụ và đẩy dần hạt nhựa về
phía trước, đồng thời nhựa chảy lỏng nằm ở phần đầu ống hình trụ được đưa vào
kênh dẫn và phủ đầy phần rổng bên trong khuôn ép. Một hệ thống máy quay và
hệ thống nén dầu được điều khiển từ bên ngoài, thông qua các cơ phận sẽ toàn bộ
trục soắn ốc về phía trước tạo ra một lực nén thật lớn để nén chặt lượng nhựa bên
trong khuôn mà hình dạng đã được thiết kế trước.
Giai đoạn 2: Cũng với hệ thống hệ thống nén dầu nói trên sẽ đẩy hệ thống khuôn
về phía trước rời xa ra toàn bộ phần đầu một khoảng cách an toàn thất định, đồng
6.5 Phương pháp đông bọt ( Schaeumen )
Chất xốp hình thành một nhóm đặc biệt trong họ chất xốp rộng lớn và
được điều chế từ nhiều tiến trình khác nhau , được gọi chung là phương
pháp đông bọt. Hợp chất cơ bản được khuấy mạnh trong thời gian nhất
định để tạo nên những bọt khí bên trơng tương tự như bọt không khí trộn
lẫn trong bột làm bánh ngọt . Bọt khí cũng được tạo nên bởi chất xúc tác
v/d chất đốt. Người ta trộn vào hổn hợp cơ bản một loại chất hóa đông sẽ
giúp cho bề mặt các bọc khí đông lại giữ nguyên trạng thái rổng bên
trong, như thế sẽ tạo ra một khối lượng lớn có tỷ trọng rất nhỏ.

Bột nhựa Poly Styrol trộn với chất đốt

Bọt Poly Styrol đun nóng trước khi cho vào khuôn, sau đó Khuôn được
lắc đều cho đến khi bọt nhựa bên trong nở ra đầy kín phần rỗng bên trong
khuôn.

Khuôn và phần bọt nhựa Poly Styrol bên trong được đun nóng ,
bọt khí sẽ phồng to ( giống hột ngọc trai ) ép sát và dán chặt lại với nhau

You might also like