You are on page 1of 8

Bài tập thực tiễn trong giảng dạy

Trong quá trình giảng dạy người giáo viên không chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp
dạy học nào đó, mà thường kết hợp nhiều phưong pháp. Để có một tiết dạy hiệu quả không
đơn giản. Việc sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy có hiệu quả hay ko cũng phụ thuộc
nhiều vào phưong pháp giảng dạy. Trong một tiết học Giáo viên không có nhiều thời gian,
nên việc giảng dạy kiến thức trong Sgk gần như chiếm hết thời gian. Vì vậy, Giáo viên có thể
sữ dụng linh hoạt nhiều phuơng pháp để ghép và tích hợp bài tập thực tiễn trong quá trình
giảng bài mới hoặc trong các giờ bài tập và đặc biệt trong các tiếp học ngoại khóa (tham quan
các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công trình,....)"VẤN ĐỀ NÀY KHÔNG PHẢI TRUỜNG
PHỔ THÔNG NÀO CŨNG CÓ"..

-Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức thực tiễn, làm
cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất.

Ví dụ: Khi giảng bài về “Các hợp chất của cacbon”, bên cạnh giảng về vai trò làm chất khử
của CO trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim, giáo viên cần kết hợp với kiến
thức về khả năng gây ngộ độc của CO, triệu chứng bị ngộ độc. Các nguồn sinh CO thường có
trong cuộc sống để phòng tránh. Hoặc khi giảng về khí , song song với việc giảng về vai
trò của đối với quá trình quang hợp của cây xanh, đồng thời giáo viên phải đề cập đến
vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của , và giáo dục học sinh nên trồng cây xanh, bảo vệ
rừng để bảo vệ môi trường và cuộc sống.

Hoặc khi dạy bài “Photpho”, giáo viên giải thích hiện tượng “Ma trơi”, thông qua đó, giáo
dục cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn và khoa học các vấn đề trong cuộc sống, tránh
những tư tưởng sai lầm, mê tín dị đoan do kém hiểu biết. Đôi khi chỉ một vài câu liên hệ của
giáo viên cũng gây được ảnh hưởng tốt cho học sinh.

- Lắp ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài
học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn.

Ví dụ: Khi giảng về pH của dung dịch ta có thể hỏi học sinh “Vì sao chúng ta lại bị sâu răng?
Đặc biệt là khi ăn các thức ăn ngọt?” Hay khi dạy về sự thủy phân của các muối giáo viên có
thể đặt câu hỏi “Vì sao phèn chua lại có thể làm trong nước”. Hoặc trong bài “muối amoni”
giáo viên có thể yêu cầu học sinh ““giải thích vì sao trước khi hàn người ta thường rắc một
lớp bột amoniclorua lên bề nặt kim loại và nung nóng?”, “tại sao được dùng làm
bột nở ?”....Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vận dụng các kiến thức trong bài để giải
quyết vấn đề đặt ra và bổ sung thêm cho học sinh những kiến thức có liên quan đến vấn đề
nhưng không nằm trong phạm vi kiến thức hóa học như vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe,....
---------- Post added at 14:43 ---------- Previous post was at 14:43 ----------

Các tổ Hóa học ở các trường phổ thông có thể tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ hóa học,
các buổi ngoại khóa về hóa học, các Thí nghiệm Hóa học vui,.... nhằm tạo điều kiện cho học
sinh vận dụng những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú và say mê hóa
học.

Các lớp học cũng nên tổ chức thành các tổ bộ môn như Toán, Lý, Hóa,... Qua đó học sinh có
thể giúp đỡ nhau trong học tập!!! "HÃY HỎI NHỮNG GÌ BẠN KHÔNG BIẾT VÀ HÃY
CHIA SẼ NHỮNG GÌ BẠN BIẾT"!!!!
ĐƠN CỬ: Các bạn yêu thích hóa học có thể làm sơ đồ thiết bị điện phân dung dịch muối ăn
NaCl,... bằng các vật dụng sẵn có, dùng nguồn điện một chiều bằng
---------- Post added at 14:45 ---------- Previous post was at 14:43 ----------

Câu 1:Vì sao nước cất để lâu ngày ngoài không khí lại có PH < 7?
Vì nước cất để lâu ngày ngoài không khí sẽ hòa tan một lượng khí trong không khí và
trong dung dịch có các cân bằng sau:


Như vậy, hòa tan trong nước một lượng nhỏ và bị thủy phân tạo ra ion (tức là tạo
ra môi trường axit) nên PH của dung dịch nhỏ hơn 7
---------- Post added at 14:48 ---------- Previous post was at 14:45 ----------

Câu 2: Phèn chua (phèn nhôm) có công thức:

Giải thích: 1.Vì sao phèn nhôm có vị chua.


2. Dùng phèn nhôm có thể làm trong được nước.
Phèn nhôm khi tan vào trong nước xảy ra quá trình điện li như sau:
=>
Cation bị thủy phân:
.

1. Do trong dung dịch tạo ra ion (môi trường axit) nên phèn chua có vị chua.
2. Nhờ có kết tủa dạng keo tạo màng có tính bá dính, nó dính chặt các hạt đất nhỏ
lơ lửng trong nước thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.

-Phèn chua rất cần cho việc xử lý nước ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm giặt
như dân gian có câu:

“ Anh đừng bắc bực làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

-Ngoài ra, phèn chua còn có tác dụng đông tụ máu nhờ tác dụng của ion với prôtêin tạo
nên phức chất lắng xuống ở dạng keo.
-Phèn chua còn dùng để bào chế ra thuốc chữa đau răng, đau mắt, ho ra máu.
-Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một
miếng phèn chua xoa lên mặt cho khách.
-Phèn chua còn được sử dụng nhiều trong đông y với tên gọi là: “minh phàn”.
---------- Post added at 14:51 ---------- Previous post was at 14:48 ----------

Câu 3: Vì sao người ta lại quảng cáo: “Kem đánh răng P/S bảo vệ hai lần cho răng chắc
khỏe”?

Răng chúng ta được bảo vệ bởi lớp men răng dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất
và được tạo thành bởi phản ứng:
(1)
Trong kem đánh răng P/S người ta trộn vào các muối hay . Các muối này
phân li cho ion và
Theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-liê, sự có mặt của Ca2+ làm cho cân bằng (1) dịch chuyển sang phải
tạo thành hợp chất men răng, bảo vệ cho răng chắc, khỏe.
Mặt khác, ion tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra:
(2)

Hợp chất hơn và có thể thay thế một phần trong men răng
làm cho răng chắc khỏe hơn

-Tương tự, chúng ta cũng xây dựng bài tập giải thích hiện tượng sâu răng hoặc hiện tượng
ăn trầu làm cho răng chắc khỏe hơn.

-Có thể lưu ý học sinh sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn dư lại trên
răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic...làm cho pH trong miệng giảm, xảy
ra phản ứng trung hòa và gây ra hiện tượng sâu răng. Do đó, cần
đánh răng sau mỗi bữa ăn.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THỰC NGHIỆM


Câu 1: Nước cất để lâu ngày ngoài không khí có:
a.PH = 7
b. PH < 7
c. PH > 7
d.PH=14

Câu 2: Nước mưa có môi trường:


a. axit yếu
b. bazơ yếu
c.axit mạnh
d. trung tính

Câu 3: Ăn trầu giúp chắc răng là vì trong thành phần miếng trầu có ion:
a.
b.
c.
d.a&b

Câu 4: Những người đau dạ dày do dư axit người ta thường uống trước bữa một loại thuốc
chứa chất nào trong các chất sau:
a.
b.
c.
d.

Câu 5: Công hóa học của phèn chua là:


a.
b.
c.
d.

II.2.Bài tập sử dụng trong giảng dạy chương II (Nitơ-phôtpho):

Câu 6: Phương pháp tách riêng các chất có nhiệt độ sôi khác nhau:
a.Chiết phân đoạn
b.Chưng cất phân đoạn
c.Kết tủa phân đoạn
d.Lọc phân đoạn

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, khi bị ngộ độc , người ta sơ cứu bằng cách cho nạn nhân
ngửi khí gì:
a.
b.
c.
d.

Câu 8: Trong phản ứng tổng hợp trong công nghiệp:


(k) + 3 (k) => (k) ∆H = -92 kJ
Để tăng hiệu suất của phản ứng, người ta phải:
a.Tăng áp suất phản ứng.
b. Không tăng nhiệt độ lên quá cao.
c. Dùng chất xúc tác để hệ nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng.
d. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 9: Người ta sử dụng muối nào sau đây để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn?
a.NaCl
b.KCl
c.(NH4)2SO4
d.NH4Cl

Câu10: Chất nào được dùng làm bột nở khi làm bánh:
a.(NH4)2CO3
b.Na2CO3
c.NH4HCO3
d.NaHCO3

Câu 11: Dựa vào tính chất nào của ion nitrit NO2- được sử dụng làm tác nhân bảo quản thực
phẩm trong công nghiệp thực phẩm?
a.Tính khử
b.Tính axit
c.Tính oxi hóa
d. Tính bazơ

Câu 12: Hợp chất có tên gọi là diêm tiêu:


a.KNO3
b.NH4NO3
c.NaNO3
d.a&c

Câu 13: Muối nào dùng để chế tạo thuốc nổ đen và dùng làm phân bón:
a.NaNO3
b.NH4NO3
c.Ca(NO3)2
d.KNO3

Câu 14: Hỗn hợp gồm: 75%KNO3, 15%C và 10%S gọi là:
a.Thuốc diêm
b.Pháo hoa
c.Thuốc nổ đen
d.b&c

Câu 15: Chất liệu dùng làm nhiên liệu cho tên lửa là:
a.N2H4
b.NH3
c.NO2
d.N2O
Câu 16: Fec-xơ-man gọi nguyên tố này là “nguyên tố của sự sống và tư duy”.
a.oxi
b.nitơ
c.Cacbon
d. Photpho

Câu 17: Khi chuột ăn thuốc chuột, chất gì trực tiếp làm cho chuột chết:
a.Zn3P2
b.ZnHPO4
c.PH3
d.Zn3(PO4)2

Câu 18: Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nào sau đây?
a.nitrat (NO3-)
b.Nitrit (NO2-)
c.amoni (NH4+)
d.A&C

Câu 19: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % của:
a.%N
b.%N2O5
c.%NH4+
d.%NO3-

Câu 20: Độ dinh dưỡng của phân đạm urê (( NH2)2CO) là:
a.16,5%
b.20,5%
c.30%
d.46%

Câu 21: Trong các loại phân đạm sau, loại nào có độ dinh dưỡng cao nhất?
a.NH4NO3
b.NaNO3
c.(NH2)2CO
d.(NH4)2SO4

Câu 22: Khối lượng NH3 và dung dịch HNO345% đủ để điều chế 100tấn phân đạm NH4NO3
loại 34% N là:
a.20,6tấn và 170tấn
b.20,5tấn và 100tấn
c.10,7tấn và 90tấn
d.15tấn và 25tấn.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:


Khi bón phân đạm amoni sẽ
a.làm tăng độ chua của đất.
b.làm giảm độ chua của đất.
c.làm tăng độ chua của đất trừ đạm NH4NO3.
d.không làm thay đổi môi trường của đất.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:


Khi bón phân đạm nitrat
a.làm tăng độ chua của đất.
b.cây hấp thụ nhanh
c.dễ bị rửa trôi
d.Cả 3 ý kiến trên.

Câu 25: Phân đạm amoni sử dụng phù hợp cho đất:
a.chua
b.trung tính
c.kiềm
d.b&c

Câu 26 Bón phân urê làm cho đất có môi trường:


a.axit
b.kiềm
c.trung tính
d.a&c

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là SAI:


Đạm urê:
a.là phân đạm sinh lý trung tính.
b.cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion nitrat là chủ yếu.
c.cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion amoni là chủ yếu.
d.được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO2 ở nhiệt độ, áp suất cao.

Câu 28 Phân lân cung cấp phôtpho cho cây trồng dưới dạng ion:
a.ion phốtphat
b.ion hiđrophotphat
c.ion đihiđrôphôtphat
d.a&c
Câu 29: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của:
a.P
b.P2O5
c.PO43-
d.H3PO4

Câu 30: Nguyên liệu chính để sản xuất phân lân là:
a.Quặng pirit
b.Quặng phôtphorit
c.Quặng apatit
d.b&c

You might also like