You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


-------------*-*------------

TÊN ĐỀ TÀI:

“KIỂM THỬ HỘP ĐEN &


KIỂM THỬ SO SÁNH”

GVHD: NGUYỄN ĐỨC LƯU


Nhóm 8:
1. Nông Thị Ngọc Hà (*)
2. Thiều Thị Chính
3. Đinh Văn Hùng
4. Đinh Thị Hạnh
5. Hà Mạnh Tuyế́n
6. Ngô Thị Lan
7. Tô Thị Diễm
8. Triệu Hương Giang
9. Nguyễn Huyền Trang
10. Trần Ngọc Mai
11. Nguyễn Tiến Công
12. Nguyễn Đức Thanh

Hà Nội, tháng 10/2009


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

A. Mở đầu.........................................................................................................2
B. Nội dung.......................................................................................................3
1. Kiểm thử hộp đen........................................................................................3
Là phương pháp kiểm thử chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra đối với một tập dữ
liệu đầu vào mà không quan tâm đến cách thực thi của các mã lệnh bên trong
của phần mềm....................................................................................................3
1.2. Mục đích.....................................................................................................3
1.3. Một số kỹ thuật được sử dụng trong kiểm thử hộp đen.............................4
1.3.1. Kỹ thuật phân hoạch tương đương..........................................................4
1.3.1.1. Chọn lớp tương đương.........................................................................4
1.3.1.2. Áp dụng cho giá trị biên ra...................................................................6
1.5.1.3. Phân hoạch và phân tích giá trị biên....................................................6
1.3.2. Kỹ thuật đồ thị nhân quả.........................................................................7
1.4. Ưu điểm và tồn tại của kiểm thử hộp đen..................................................9
2. Kiểm thử so sánh.......................................................................................11
3. Kiểm thừ thời gian thực............................................................................12
C. Kết luận.....................................................................................................15
D. Tài liệu tham khảo....................................................................................17

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 1


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen - Kiểm thử so sánh


Bắt đầu từ slide: 16 - 24 trong giáo trình
Email: nhom8_tin2k2@yahoo.com

A. Mở đầu
Kiểm thử là một quá trình quan trọng trong ngành phát triển phần mềm.
Trong thực tế có rất nhiều cách thức kiểm thử bởi các kỹ sư phần mềm trước
khi sản phẩm của họ được đem ra thị trường. Chính vì vậy, họ sử dụng nhiểu
phương pháp khác nhau, và trong số đó là kiểm thử hộp đen. Ngày nay, nhiều
nhà phát triển thường lựa chọn phương pháp kiểm thử này. Bởi vì nó có một
số mặt thuận lợi nhất định. Kiểm thử hộp đen có thể được thực hiện bởi bất kỳ
người nào, ngay cả những người không có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật chuyên
môn. Điều này là do kiểm thử hộp đen không cần biết trước cấu trúc nội tại
hay mã nguồn bên trong phần mềm.
Kiểm thử hộp đen có thể xác thực các chức năng của toàn hệ thống
phần mềm. Việc kiểm thử này được thực hiện trên từng chức năng cụ thể
cũng như việc kiểm tra và đánh giá các dữ liệu đầu vào và đầu ra.
Mục đích của kiểm thử hộp đen là làm thế nào để tìm ra các lỗi và kiểm
tra quá trình chạy của hệ thống phần mềm. Sau đó tích hợp và phân loại lại
trong hệ thống. Nhờ đó mà các nhà phát triển sẽ được định hướng trong việc
kiểm tra toàn bộ hệ thống.

Kiểm thử hộp đen là công đoạn kế tiếp của kiểm thử hộp trắng. Kiểm
thử hộp đen tập trung vào kiểm tra các yêu cầu chức năng, giao diện phần
mềm. Nó được thực hiện khi việc kiểm thử hộp trắng kiểm soát được toàn bộ
các lỗi,các mã lệnh bên trong phần mềm.
Kiểm thử so sánh được sử dụng để phát hiện ra các lỗi bởi việc đưa ra
sự so sánh của hai hay nhiều chương trình được thi hành như nhau. Tương tự
như vậy, những dữ liệu đưa ra được ứng dụng từ hai hay nhiều phiên bản
phần mềm và kiểm thứ so sánh sẽ tìm ra các lỗi, các điểm bất thường.

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 2


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

Kiểm thử so sánh được thực hiện với một số lượng lớn và tìm ra lỗi một cách
nhanh nhất.

B. Nội dung
1. Kiểm thử hộp đen

Là phương pháp kiểm thử chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra đối với một
tập dữ liệu đầu vào mà không quan tâm đến cách thực thi của các mã lệnh bên
trong của phần mềm
Kiểm thử hộp đen tập trung vào các yêu cầu chức năng của phần mềm.
Nó cho phép thiết kế các điều kiện đầu vào để thực thi tất cả các yêu cầu chức
năng của chương trình. Kiểm thử hộp đen không phải là phần bù cho kiểm thử
hộp trắng. Đó là kĩ thuật kiểm thử bổ sung cho kiểm thử hộp trắng với độ bao
phủ các lớp lỗi ít hơn.
Kĩ thuật kiểm thử hộp đen cố gắng tìm ra các lỗi sau: các hàm bị lỗi
hay mất, lỗi giao diện, lỗi trong cấu trúc dữ liệu hay truy cập dựa trên dữ liệu
ngoài, lỗi thực thi và các lỗi khởi đầu và kết thúc.
- Mô hình:

1.2. Mục đích


Bổ sung cho phương pháp kiểm thử hộp trắng để phát hiện ra tất cả các
lỗi khác nhau mà kiểm thử hộp trắng không phát hiện ra được.

Input
Không như kĩ thuật kiểm thử hộp trắng được thực thi trong giai đoạn
sớm của quá trình kiểm thử, kiểm thử hộp đen được thực hiện trong giai đoạn
So
sau của quá trình kiểm thử. Kiểm thử hộp đen không quan tâm tới trúc điều
khiển mà tập trung vào miền thông tin. Kiểm thử được thiết kế để trả lời các
câu hỏi sau:

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 3


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

- Giá trị chức năng được kiểm thử như thế nào?
- Các lớp đầu vào nào sẽ cho các ca kiểm thử tốt?
- Hệ thống có bị ảnh hưởng bởi những giá trị đầu vào nhất định?
- Giá trị biên của các lớp dữ liệu được phân tách như thế nào?
- Tỷ lệ và lượng dữ liệu mà hệ thống có thể chịu được?
- Việc kết hợp dữ liệu xác định có ảnh hưởng gì trong việc vận hành hệ
thống?
1.3. Một số kỹ thuật được sử dụng trong kiểm thử hộp đen
1.3.1. Kỹ thuật phân hoạch tương đương
Phân hoạch tương đương là phương pháp kiểm thử hộp đen chia miền
dữ liệu vào thành các lớp từ đó có thể thực hiện các ca kiểm thử. Phân hoạch
tương đương cố gắng xác định các ca kiểm thử mà không bao phủ các lớp lỗi,
do đó giảm tổng số các kiểm thử sẽ được phát triển.
Thiết kế các ca kiểm thử cho phân hoạch tương đương dựa trên việc
đánh giá của các lớp tương đương cho một điều kiện đầu vào. Sử dụng khái
niệm được đưa ra trong mục trước, nếu một tập các đối tượng có thể liên kết
bởi các mối quan hệ đối xứng, chuyển tiếp và phản xạ, một lớp tương đương
được biểu diễn. Một lớp tương đương biểu diễn một tập các trạng thái phù
hợp hay không cho các điều kiện đầu vào. Điển hình, một điều kiện đầu vào
hoặc là một giá trị số xác định, một miền giá trị, một tập các giá trị liên quan
hay một điều kiện logíc.
1.3.1.1. Chọn lớp tương đương
Đây là kỹ thuật chia vùng thông tin nhập vào của chương trình thành
các lớp thông tin/dữ liệu. Lớp tương đương biểu diễn thành một tập các giá trị
hợp lệ và không hợp lệ. Nhưng lớp dữ liệu tương đương này có thể được xác
định theo những cách sau:
Nếu thông tin đầu vào chỉ định một vùng các giá trị, thì ta có một lớp
dữ liệu hợp lệ và hai không hợp lệ được định nghĩa.

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 4


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

Nếu thông tin đầu vào chỉ định một giá trị, thì ta có một lớp dữ liệu hợp
lệ và hai không hợp lệ được định nghĩa.
Nếu thông tin đầu vào chỉ định một giá trị của một tập, thì ta có một lớp
dữ liệu hợp lệ và hai không hợp lệ được định nghĩa.
Nếu thông tin đầu vào chỉ định một giá trị boolean, thì ta có một lớp dữ
liệu hợp lệ và một không hợp lệ được định nghĩa.

* Ví dụ minh họa
Môt khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng bằng máy tính cá nhân,
họ gởi một mật khẩu gồm 6 chữ số và các thao tác khởi động một số chức
năng của ngân hàng. Phần mềm hổ trợ cho các ứng dụng của ngân hàng chấp
nhận dữ liệu theo dạng sau:
Mã vùng - rỗng hay 3 chữ số
Tiền tố - 3 chữ số không bắt đầu bằng 0 hay 1.
Hậu tố - 4 chữ số
Mật khẩu – 6 ký tự alphanumberic
Thao tác/nghiệp vụ ngân hàng – "xem_tài_khoản", "gửi_tài_khoản" ,
"rút_tài_khoản" …
Áp dụng kỹ thuật phân vùng thông tin để tạo các bộ kiểm thử như sau :
Các trường hợp kiểm định

Dữ Liêu vào Mô Tả
Mã vùng Boolean – giá trị của mã vùng có thể được nhập hoặc không
Range – giá trị của mã vùng có thể được định nghĩa từ 200 đến
999.
Tiền tố Range – Xác định các giá trị >200
Hậu tố Value - một chuổi 4 số
Mật khẩu Boolean – giá trị của mật khẩu có thể được nhập hoặc không
Value – giá trị nhận là một chuổi 6 ký tự
Thao tác/nghiệp Set - một tập các thao tác được ghi bên trên.
vụ ngân hàng

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 5


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

Áp dụng các chỉ dẫn trên cho việc thiết kế các lớp tương đương, các ca
kiểm thử cho mỗi miền dữ liệu có thể được phát triển và thực thi. Các ca kiểm
thử được lựa chọn cốt để số lượng lớn nhất các thuộc tính của một lớp tương
đương được thực thi một lần.
1.3.1.2. Áp dụng cho giá trị biên ra
Với những lí do không rõ ràng, một số lớn các lỗi có khuynh hướng
xảy ra tại giá trị biên của miền dữ liệu vào hơn là các giá trị trung tâm. Vì lí
do này, việc phân tích giá trị biên được phát triển như là một kĩ thuật kiểm
thử. Việc phân tích giá trị biên dẫn đến sự lựa chọn một tập các ca kiểm thử
thực thi các giá trị biên.
Việc phân tích giá trị biên là kĩ thuật thiết kế các ca kiểm thử bổ sung
cho phân hoạch tương đương. Đúng hơn là việc lựa chọn bất kì phần tử nào
của một lớp tương đương BVA(Boundary Value Analysis) dẫn đến việc lựa
chọn các ca kiểm thử tại “bờ” của lớp. Đúng hơn là chỉ tập trung vào các điều
kiện đầu vào, BVA đưa ra các ca kiểm thử từ miền đầu ra
1.5.1.3. Phân hoạch và phân tích giá trị biên
Hướng dẫn sau cho BVA tương tự trong một số khía cạnh cho các
hướng dẫn được đưa ra trong phân hoạch tương đương:
1) Nếu một điều kiện đầu vào xác định một miền biên bởi giá trị a và b,
các ca kiểm thử cần được thiết kế với giá trị của a và b, giá trị trên a và dưới
b.

a ••

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 6

Giá trị biên


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

2). Nếu một điều kiện đầu vào xác định một số giá trị, các ca kiểm thử
cần được thiết kế mà thực thi các số lớn nhất và nhỏ nhất. Các giá trị trên và
dưới các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất cũng được kiểm thử.
3). Nếu điều kiện 1 và 2 (bên trên) được áp dụng cho các điều kiện đầu
ra.. Chẳng hạn, giả sử rằng một bảng nhiệt độ và áp suất được yêu cầu như là
một đầu ra từ chương trình phân tích kĩ nghệ. Các ca kiểm thử cần được thiết
kế để tạo ra một báo cáo đầu ra mà đưa ra số tối đa (tối thiểu) cho phép của
danh mục bảng.
4). Nếu một cấu trúc dữ liệu chương trình trong quy định giá trị biên
(chẳng hạn một mảng có một giới hạn xác định của 100 phần tử) có thể chắc
chắn để thiết kế một tập các ca kiểm thử để thực thi cấu trúc dữ liệu tại giá trị
biên của nó.
Hầu hết các kĩ sư phần mềm đều thực thi bằng trực giác một số cấp độ.
Bằng việc áp dụng các hướng dẫn ở trên, việc kiểm thử biên có thể được hoàn
thành nhiều hơn, do đó có thể có khả năng cao hơn trong việc phát hiện lỗi
1.3.2. Kỹ thuật đồ thị nhân quả
- Khái niệm:
Là một kỹ thuật để thiết kế ca kiểm thử, cung cấp một biểu diễn chính
xác giữa các điều kiện logic (đầu vào) và các hành động tương ứng (đầu ra-
kêt quả).
Kỹ thuật đồ thị nhân quả được xây dựng dựa trên các mô đun chức
năng, lôgíc tiến trình và đặc tả hệ thống.
Ta thấy rằng 2 kỹ thuật trên dữ liệu đầu vào đã được phân loại để phân
tích. Tuy nhiên kỹ thuật sắp trình bày dưới đây cho phép xác định ra các
trường hợp kiểm thử hiểu quả nhất ngay cả trong lúc dữ liệu đầu vào là khó
phân loài thành các lớp như trong 2 kỹ thuật trên.
- Một số ký hiệu sử dụng trong đồ thị nhân quả (cause - effect)

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 7


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

A B xác định
A
A B NOT E
B
A
Exclusive-
A C
AND if A== true then B = false
if B== true then A = false
B
A
A
A
I
O C
OR B B

B
Include- require-

Kỹ thuật này gồm có 4 bước như sau :


Bước 1. Xác định Cause (điều kiện nhập vào) và effect (là hành động)
cho mỗi một module cần kiểm định.
Bước 2. Xây dựng đồ thị cause-effect
Bước 3. Đồ thị được chuyển thành bảng quyết định
Bước 4. Những phần/luật trong bảng quyết định được chuyển thành các
trường hợp kiểm thử.
* Ví dụ:
Modul đếm số lần phần tử x có mặt trong mảng A. Với các dữ liệu đầu
vào: x = 2; A ={0, 2, 2, 2, 4}
* Kết quả:
- "Đúng" - Nếu kết quả trả về là 3
- "Nghi ngờ"- Nếu kết quả trả về là 2
- "Sai" - Nếu kết quả trả về là 1
Bước 1: Xác định quan hệ giữa input & output của module trên

Cause ( Dữ liệu nhập) Result (Dữ liệu xuất )


1. Nếu kết quả trả về là 3 4. Đúng
2. Nếu kết quả trả về là 2 5. Nghi ngờ

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 8


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

6. Sai

Bước 2. Biểu diễn quan hệ giữa cause và result trên đồ thị cause -
effect
1 3

E
A 4

2 5

Bước 3. Tạo bảng quyết định

Cause & Result T1 T2 T3


1. Nếu kết quả trả về là 3 Y N N
Cause
2. Nếu kết quả trả về là 2 - Y N
3. “Đúng” là kết quả xuất ra X - -
Result 4. “Nghi ngờ” là kết quả xuất ra - X -
5. “Sai” là kết quả xuất ra - - X

Chú thích cho bảng quyết định:


- Dòng chỉ định điều kiện: mỗi dòng bao gồm các điều kiện để quyết
định cho chương trình: (đây là các dòng có màu xâm hơn trên bảng)
Y : true, N false, - không có quyết định nào
- Dòng chỉ định hành động: mỗi dòng chỉ định tiến trình có được thực
thi hay không: (đây là các dòng có màu sáng hơn trên bảng)
X : tiến trình hoạt động, - không có tiến trình nào hoạt động cả
Bước 4. Chuyển thành các trường hợp kiểm thử
- Chia thành các ca kiểm thử và tiến hành kiểm thử (có thể chia thành
nhiều ca kiểm thử nhỏ hơn nếu cần thiết)
1.4. Ưu điểm và tồn tại của kiểm thử hộp đen
* Ưu điểm:

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 9


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

- Mang lại nhiều hiệu quả lớn trên những đơn vị mã nguồn sau việc
kiểm thử hộp đen.
- Người kiểm thử phần mềm không cần có một kiến thức sâu rộng về
đặc tả và ngôn ngữ lập trình.
- Người kiểm thử và các lập trình viên là độc lập với nhau, kiểm thử
được cân nhắc và khách quan nhất.
- Người kiểm thử thực hiện những quan điểm của người xem (người
chưa biết gì).
- Sẽ giúp cho việc hiển thị sự mơ hồ hoặc sự mâu thuẫn trong các đặc tả
hệ thống.
- Việc kiểm thử được tiến hành một cách sớm nhất ngay sau khi hoàn
thành việc đặc tả hệ thống.
- Có hiệu quả cao khi được sử dụng trên hệ thống lớn.
- Người kiểm thử không cần có kiến thức chi tiết về chức năng của hệ
thống.
- Kiểm thử phần mềm giúp hiển thị những việc chưa rõ ràng và những
mâu thuẫn trong đặc tả hệ thống.
* Tồn tại:
- Chỉ có một số lượng nhỏ các yếu tố đầu vào có thể đã được kiểm tra.
- Nếu không có cách thức rõ ràng và chi tiết, các trường hợp kiểm thử
khó có thể được thiết kế.
- Có thế sẽ lặp lại những cái không cần thiết của việc kiểm tra đầu vào
nếu như người kiểm thử không có được thông tin về quy tình test mà những
người lập trình đã cố gắng làm.
- Có thể chấp nhận nhiều đường dẫn chương trình mà chưa được kiểm
tra.
- Không thể định hướng tới những đoạn mã cụ thể mà được cho là rất
phức tạp…

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 10


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

- Rất khó xác định các yếu tố đầu vào, nếu như qui trình kiểm thử
không được phát triển dựa trên bản đặc tả chi tiết.
2. Kiểm thử so sánh

- Kiểm thử so sánh còn được gọi là kiểm thử dựa vào nhau.

- Khi triển khai nhiều bản phần mềm từ cùng 1 đặc tả: Kiểm thử hộp
đen cho các sản phẩm này được thực hiện cùng ca kiểm thử và cùng các dữ
liệu vào

Sau đó so sánh các kết quả thu được, nếu có sự khác nhau có nghĩa là
đã lỗi trong một sản phẩm nào đó.

Có một vài tình huống (chẳng hạn điện tử hàng không, điều khiển nhà
máy điện hạt nhân) ở đó độ tin cậy phần mềm là tuyệt đối then chốt. Trong
những ứng dụng như vậy, phần cứng và phần mềm cần thiết thường được tối
thiểu hóa khả năng có lỗi. Khi mà các phần mềm cần thiết được phát triển,
các nhóm kĩ nghệ phần mềm riêng rẽ phát triển những phiên bản độc lập của
ứng dụng cùng các chi tiết kĩ thuật. Trong những tình huống như vậy, mỗi
phiên bản có thể được kiểm thử với cùng dữ liệu kiểm thử để đảm bảo rằng
tất cả cho ra những kết quả xác định. Sau đó tất cả các phiên bản được thực
thi song song với việc so sánh các kết quả thời gian thực để đảm bảo sự nhất
quán.
Sử dụng những bài học đã học được từ các hệ thống cần thiết, các nhà
nghiên cứu gợi ý rằng các phiên bản phần mềm độc lập cho những ứng dụng
tới hạn. Thậm chí chỉ có phiên bản đơn được sử dụng trong hệ thống dựa trên
máy tính được phân phát. Những sản phẩm độc lập đó là cái cơ bản để tạo
thành kĩ thuật kiểm thử hộp đen được gọi là kiểm thử so sánh hay kiểm thử
back - to – back.
Khi các đa thực thi của cùng các chi tiết kĩ thuật được tạo ra, các ca
kiểm thử được thiết kế sử dụng kĩ thuật kiểm thử hộp đen (chẳng hạn phân
hoạch tương đương) được yêu cầu như là đầu vào cho mỗi phiên bản phần

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 11


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

mềm. Nếu đầu ra của các phiên bản là giống nhau, ta thừa nhận rằng tất cả
các thực thi là đúng. Nếu đầu ra là khác nhau, mỗi ứng dụng được điều tra để
xác định xem là một khiếm khuyết trong một hay nhiều phiên bản là tương
ứng với sự khác nhau đó. Trong hầu hết các trường hợp, việc so sánh đầu ra
có thể được thực hiện bởi một công cụ tự động.
Kiểm thử so sánh là rất rõ ràng. Nếu các chi tiết kĩ thuật từ tất cả các
phiên bản được phát triển bị lỗi, tất cả các phiên bản sẽ hầu như phản chiếu
lỗi. Thêm vào đó, nếu mỗi phiên bản độc lập sinh ra giống nhau nhưng không
đúng kết quả, kiểm thử điều kiện sẽ thất bại phát hiện ra lỗi.

3. Kiểm thừ thời gian thực


Khái niệm hệ thời gian thực: Là hệ thống đáp ứng đúng, chính xác các
sự kiện của môi trường
Mô hình chung

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 12


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 13


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

* Chiến lược kiểm thử thời gian thực:


Chiến lược kiểm thử thời gian thực thường được thực hiện qua 4 bước
sau:
- Kiểm thử tác vụ:
Kiểm thử từng tác vụ một cách độc lập với nhau (kt hộp trắng và hộp
đen). Nó cho phép:
• Phát hiện sai về logic & chức năng.
• Chưa phát hiện sai về thời gian & ứng xử.
- Kiểm thử ứng xử:
+ Sử dụng công cụ CASE tạo mô hình hệ thống để mô phỏng ứng xử,
xem ứng xử của nó như hậu quả của sự kiện từ ngoài.
Dùng kết quả hoạt động phân tích này để thiết kế các ca kiểm thử
(tương tự kỹ thuật đồ thị nhân quả).
+ Phân lớp sự kiện (tương tự phân hoạch tương đương). Kiểm thử từng
lớp sự kiện và nhận ứng xử của hệ thi hành để phát hiện các sai do xử lý đáp
ứng các sự kiện đó.
+ Kiểm thử mọi lớp sự kiện: Các sự kiện được đưa vào trong hệ thống
theo thứ tự ngẫu nhiên và với tần xuất ngẫu nhiên nhằm phát hiện các sai ứng
xử.
- Kiểm thử liên tác:
Tìm các sai liên quan đến đáp ứng thời gian do không đồng bộ:
+ Các tác vụ không đồng bộ khi liên tác với các tác vụ khác. Vì thế cần
kiểm thử với nhịp điệu dữ liệu và mức tải với các xử lý khác nhau.
+ Các tác vụ không đồng bộ do giao tiếp phụ thuộc hàng đợi thông điệp
hoặc truy nhập kho dữ liệu cũng được thử để bộc lộ các sai về cỡ dữ liệu.
- Kiểm thử hệ thống:
Sau khi tích hợp phần cứng & phần mềm cần tiến hành kiểm thử hệ
thống để tìm ra các sai:

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 14


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

* Giao diện (giữa phần cứng và phần mềm)


* Môi trường (tác động từ môi trường: các sự kiện).
* Các ngắt (các loại ngắt và các xử lý xẩy ra như hậu quả của ngắt)
* Mô hình đặc trưng kiểm thử 4 bước

Kết quả mong đợi của quá trình kiểm thử hộp đen hay những phương
pháp kiểm thử khác chỉ thường là mới dừng lại ở mức tìm ra các lỗi, hoặc
thấy được các triệu chứng của vấn đề. Quá trình kiểm thử thành công sẽ tìm
ra lỗi, đó là đầu vào cho quá trình gỡ rối (debug).
C. Kết luận
Nói tóm lại, kiểm thử hộp đen là một phương pháp kiểm thử mà
nguyên tắc của nó là phần mềm cần kiểm thử như là một khối đen đóng, chỉ
quan tâm tới đầu vào và đầu ra của phần mềm mà không quan tâm tới cấu trúc
bên trong của phần mềm như thế nào. Kiểm thử hộp đen được áp dụng trong
bước kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống. Trong mỗi giai đoạn, người ta
thiết kế các ca kiểm thử để kiểm tra, ghi nhận lỗi của phần mềm tùy thuộc vào
mục đích kiểm thử. Để có thể thiết kế được một ca kiểm thử hiệu quả, người
ta thường áp dụng một số phương pháp như: Các phương pháp dựa trên đồ
thị, phân hoạch tương đương, phân tích giá trị biên…Ngoài ra, trong một số
trường hợp phương pháp kiểm thử hộp đen còn được áp dụng đối với hình
thức kiểm thử so sánh, ở đó một số phiên bản của phần mềm được sử dụng

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 15


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

cùng một luồng dữ liệu vào rồi so sánh kết quả trả về của các phiên bản. Để
cho việc kiểm thử hiệu quả, người ta thường sử dụng một số chiến lược như:
chiến lược kiểm thử hồi quy, chiến lược kiểm thử từ trên xuống,chiến lược
kiểm thử từ dưới lên, chiến lược kiểm thử thời gian thực. Trong chiến lược
kiểm thử thời gian thực, quy trình kiểm thử được tiến hành qua 4 pha chính
đó là: Kiểm thử tác vụ, kiểm thử ứng xử, kiểm thử liên tác, và kiểm thử hệ
thống. Trong mỗi pha này, tùy thuộc vào tính chất, mục đích của từng pha
mà áp dụng các phương pháp kiểm thử khác nhau như kiểm thử hộp đen,
kiểm thử hộp trắng, kiểm thử song song. Để công việc kiểm thử được hiệu
quả, người ta luôn chú ý đến tiêu chí lựa chọn các ca kiểm thử sao cho vừa
đơn giản, vừa hiệu quả (ví như: Cho biết về sự tồn tại hoặc vắng mặt của một
lớp sai (không phải về một sai cụ thể gắn với một kiểm thử riêng biệt).

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 16


Tên đề tài: Kiểm thử hộp đen – kiểm thử song song

D. Tài liệu tham khảo


1. Software Engineering APRACTITiONER’S APPROACH - FIFTH
EDITION - Roger S. Pressman, Ph.D
2. Testing Overview and Black-Box Testing Techniques
3. Software Testing(Gregory M. Kapfhammer Department of Computer
cience Allegheny College)
4. Tiểu luận: Đề tài: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM
của Nghiêm Văn Triệu, Trường đại học quốc gia Hà Nội.
5. Giáo trình CNPM nâng cao của Nguyễn Văn Vỵ- Trường đại học
quốc gia Hà Nội.
6. The art of software testing của Glenford J. Myers
7. Diễn đàn SEGVN, địa chỉ http://www.segvn.org/forum

GVHD: Nguyễn Đức Lưu 17

You might also like