You are on page 1of 6

J.A.Cômenxki (1592 - 1670) là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Séc và của thế giới.

Nhiều vấn đề
do ông xây dựng có giá trị mở đường để giáo dục tiến tới sự hoàn thiện. Ông đã để lại trên 250
công trình có giá trị về văn hóa, khoa học, văn chương... nhưng nổi bật nhất vẫn là lĩnh vực giáo
dục.

Một trong những vấn đề ông đặc biệt quan tâm là đức dục. Theo ông, có 4 đức hạnh cơ bản cần giáo
dục cho học sinh và thanh niên là:

Thứ nhất, tính công bằng. Giáo dục cho các em làm điều có lợi cho mình đồng thời tránh hại cho
người khác; biết tránh những điều bất công, độc ác; biết làm điều thiện, yêu thương và giúp đỡ mọi
người. Ông chỉ ra nguyên nhân duy nhất của sự sa sút dẫn đến đói khổ, chiến tranh... là do mù quáng tư
duy, do con người không nắm bắt được mục tiêu của chính mình cũng như của tạo vật, tức là đã xúc
phạm đến kẻ khác, đã lấy của người khác cái thuộc về họ. Giáo dục là ánh sáng soi đường cho trí khôn,
khai sáng tư duy. Công bằng là không làm điều ác, tổn hại đến người khác và chọn điều thiện vì thương
yêu con người.

Có học trò hỏi:

- Thưa thầy, ở đời có nhiều điều thiện khác nhau, vậy chúng con nên làm theo điều thiện nào?

- Hãy làm điều thiện cao cả nhất!

- Thưa thầy, nghĩa là thế nào?

- Là tự do. Tự do là trạng thái tốt nhất khi con người làm chủ được bản thân. Ta không làm nô lệ cho
của cải bên trong ta, không làm nô lệ cho các thói hư tật xấu!

- Thưa thầy, thế nào là nô lệ của thói hư tật xấu?

Đó là khi con người bị lôi kéo bởi những ham muốn, dục vọng... rồi lao đầu vào một cách mù quáng.
Các em hãy cảnh tỉnh trước những hình thức nô lệ đó để được tự do rồi từ đó mới có hạnh phúc!

- Thưa thầy, những người thế nào là đáng quý trọng hơn cả?

- Đó là những người biết khinh thường những thứ cơ hội, sự phú quý giàu sang, danh vọng và lòng
tham tận hưởng cuộc đời!

Thứ hai, tính thận trọng. Thận trọng giúp người ta đạt kết quả vững chắc trong cuộc sống, tự do lựa
chọn sau khi đã phân biệt được một cách chính xác giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái tốt hơn và cái xấu
hơn, giữa cái tốt nhất và cái xấu nhất - để từ đó không rơi vào sự sai lạc của lí trí. Thận trọng trong cả
lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động, trong quan hệ giữa con người với con người.

Thứ ba, đức tính điều độ. Điều cần dạy cho trẻ là biết điều độ trong ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, chơi
đùa. Quy tắc là “không điều gì quá đáng, phải biết dừng lại trước khi đến chỗ no nê, chán ngán và mọi
việc phải có ranh giới”.

1
Thứ tư, biết nhường nhịn. Học sinh, thanh niên phải biết kiềm chế, chiến thắng bản thân mình. Mọi
người phải xử sự trong công việc, trong quan hệ một cách có hiểu biết, người này biết nhường nhịn
người kia thì thế giới sẽ không hỗn loạn.

Ưu điểm nổi bật là J.A.Cômenxki không dừng lại ở lí luận, lí thuyết chung chung mà ông luôn gắn nó với
thực tiễn. Ông cho rằng, đức hạnh con người cuối cùng phải thể hiện ở hành vi giao tiếp, đó là việc xử
sự giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng trong lời ăn, tiếng nói, cách chào hỏi, đi
đứng, biểu hiện thái độ… Vì vậy, ông chú ý đến việc giáo dục hành vi cụ thể, chi tiết. Chẳng hạn, ông
viết: “Nơi đông người mà nói năng thô tục, bạn hãy coi đó là liều thuốc độc. Cuộc trò chuyện không lịch
sự làm hỏng những người lịch sự”, “Bất cứ lời nói nào cũng cười là thuộc tính của người vô duyên
nhưng ngược lại, nếu không biết cười lại là người ngu ngốc”…

J.A.Cômenxki coi trọng việc người lớn làm gương cho trẻ, cho đó là cách giáo dục có tác dụng trực tiếp
lớn lao: “Cha mẹ, vú nuôi, thầy giáo, người lớn… phải nêu gương của một cuộc sống nề nếp, vì trẻ em
học bắt chước, trước khi hiểu biết”. Phải biết tạo cho trẻ “sự bận rộn với những việc làm nghiêm túc,
hoặc vui chơi giải trí, miễn là đừng để chúng lêu lổng”.

Những bài học đức dục của J.A.Cômenxki, “Ông tổ của nền sư phạm cận đại”, người sống cách chúng
ta trên 300 năm, vẫn còn nguyên giá trị.

/ 11

Download this Document for Free

3.4.1. Phương pháp dạy học:


Trên cơ sở thuyết cảm giác luận ông đã cho kinh nghiệm cảm tính là cơ sơ
của nhận thức dạy và học. Ông đã lí giải tỉ mỉ về mặt lý luận về nghuyên tắc
trực quan. Trước ông những nhà giáo dục nhà văn hóa Phục hưng đã vận
dụng nguyên tắc này khi trình bày các tài liệu in ấn, sách báo với các loại
hình,nhưng hoàn toàn có tính chất kinh nghiệm,thiếu lý giải một cách có cơ sở
ly luận. ông là ngueoèi đầu tiên thực hiện dược điều đó với cơ sở triết học.

2
theo ông tính trực quan không chỉ trực quan thị giác, mà phải thu hút nhiều
giác quan vào việc tri giác những sự kiện, hiện tượng. ông cho tính trực quan
là nguyên tắc vàng ngọc của lý luận dạy học.
Ông đòi hỏi làm sao viêc day học bắt đầu không phải từ những công viêc
giảng dạy bằng lời về ngững sự vật sự quan sát cụ thể chung, và nếu có thể
được thì quan sát trực tiếp sự vật trong thiên nhiên. Trong trường hợp không
quan sát trực tiếp được thì cần thay chúng bằng tranh, hình vẽ, mô hình.
Công lao hết sức to lớn của Cômeski là hình thành tính trực quan như một
trong những nguyên tắc dạy học quan trọng nhất. Ông đã lí giải, khái quát, đào
sâu, mở rộng những kinh nghiệm dạy học trực quan đã có vào thời gian đó,
vậnn dụng rộng rãi tính trực quan trong thực tiễn, đưa vào sách giáo khoa của
mình những hình vẽ. Ông đã kêu gọi nghiên cứu thế giới hiện thực bằng thí
nghiệm. Điều đó chứng tỏ Cômenski đã quật mạnh vào hướng dạy học kinh
viện một lối học nhồi nhét vào đầu thế hệ trẻ một mớ hổ lốn những từ ngữ,
châm ngôn, ý kiến và đã kêu gọi hãy tìm cách thoát ra cái mê cung kinh viện
đó.
-Cômenski đã kịch liệt lên án lối học giáo điều, học vẹt, vu vơ vô nghĩa và
đòi hỏi học tập phải tự giác. Ông viết: “không nên bắt học thuộc lòng một chút
nào cả ngoài điều được hiểu rõ bằng lí trí”. Với sự giúp đỡ của giáo viên phải
làm cho trẻ ý thức rõ ràng điều được học trong đời sống hàng ngày đã mang
lại cho họ sự ích lợi như thế nào. Khi nghiên cứu những hiện tượng đó. Từng
môn học khi có điều học sinh chưa hiểu thì phải dừng lại để làm cho họ hiểu rồi
mới tiếp tục tiến hành.
-Cômenski đòi hỏi dạy học phải đảm bảo tính hệ thống. Ông đã chỉ ra sự
cần thiết phải làm cho học sinh hiểu rõ mối liên hệ giữa các hiện tượng và tổ
chức tài liệu học tậpnhư thế nào để họ không cảm thấy lộn xộn, trái lại được
trình bày ngắn gọn dưới dạng một vài luận điểm cơ bản. Cần phải đi từ sự kiện
đến kết luận, từ thí dụ đến quy tắc mà chúng giúp khái quát, hệ thống những
sự kiện, thí dụ; cần đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, từ cái riêng đến
cái chung và ngược lại.
-Theo Cômenski, tính tuần tự trong dạy học có ý nghĩa hết sức to lớn. Tất
cả những điều trình bày để học sinh lĩnh hội cần phân bố như thế nào để khi
học tài liệu mới đều đã được chuẩn bị từ trước. Dựa vào đặc điểm lứa tuổi của
trẻ, ông khuyên lúc đầu nên phát triển cảm giác, sau đó đến trí nhớ, tiếp nữa là
tư duy và cuối cùng là ngôn ngữ và bàn tay. Vì đến lúc này học sinh phải biết
biểu hiện điều mà họ đã lĩnh hội và họ vận dụng nó trong công việc.
-Cômenski đòi hỏi trong dạy học phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri
thức vững chắc. Càn phải hình thành cơ sở vững chắc, trong dạy học đừng vội
vàng, mà làm sao học sinh hoàn toàn nắm vững những điều đã dạy. Muốn vậy,
tất cả mối liên hệ đã có được dạy trong mối liên hệ đó; mỗi đề mục phải tóm tắt
thành những quy tắc ngắn gọn và chính xác. Ngoài ra phải luyện tập, ôn tập tài
liệu mà học sinh đã lĩnh hội, nhờ đó mà giáo viên thấy được điều mà học sinh
3
chưa hiểu. Phải ôn tập nhiều lần bằng cách nói to sẽ làm phát triển kỹ năng
biểu đạt điều mình đã nắm, nhờ vậy điều đã nắm trở nên rõ ràng và vững chắc
hơn. Với mục đích đó, ông đã khuyên nên tạo điều kiện cho học sinh dạy lại
điều họ đã nắm được cho người khác.
-Cômenski cũng đã có những chỉ dẫn có giá trị về việc dạy học phải vừa
sức đối với học sinh. Trong dạy học, theo ông chỉ cần cung cấp những điều gì
mà nó phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tính vừa sức trong dạy học chỉ đạt được
bằng việc giảng dạy một cách rõ ràng, bằng việc thông báo điều cơ bản mà
không quá nhiều chi tiết.
-Cômenski chú ý phát triển mạnh mẽ năng lực nhận thức của học sinh làm
bùng lên ngọn lửa khát khao tri thức nhiệt tình say mê học tập. Theo ông, để
làm được điều đó phải kết hợp cái hứng thú với điều ích lợi khuyến khích tính
tò mò của trẻ. “Tôi luôn luôn làm phát triển tính độc lập
trong quan sát, trong ngôn ngữ, trong thực hành, trong vận dụng ở
những
học sinh của tôi” ông đã viết như vậy.
-Cômenski với việc tổ chức dạy học, hệ thống lớp-bài. Trong lịch sử giáo
dục, như chúng ta đã biết, nhà trường hình thành rất sớm. Hơn 20 thế kỷ trước
Cômenski, khắp các nước tren thế giới, việc dạy học tổ chức có tính cá nhân,
thiếu khoa học, hiệu quả thấp. Điều đó rõ ràng không phù hợp với tư tưởng
của ông “dạy mọi điều cho mọi người” và với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh
tế-xã hội của giai cấp tư sản mới hình thành lúc bấy giờ. Vì vậy ông đã chia
trường học thành những lớp học. Mỗi lớp học có thành phần học sinh đồng
nhất về lứa tuổi, về trình độ học vấn. Mỗi trình độ được hoàn thành trong một
thời gian đào tạo nhất định, đó là năm học. Năm học được chia ra từng học kỳ
và những kỳ nghỉ. Ngày học được tổ chức chặt chẽ, có thời khóa biểu rõ ràng.
Chẳng hạn, trường quốc ngữ thì mỗi ngày học 4 tiết, trường la tinh 6 tiết. Mỗi
tiết học có một chủ đề nhất định, và có nhiệm vụ chính của mình. Giáo viên chỉ
đạo trực tiếp hoạt động nhận thức của tất cả học sinh cùng một lớp. Tiết học
được phân ra những phần khác nhau: kiểm tra tri thức; giải thích tài liệu mới,
luyện tập nhằm củng cố tri thức mới tiếp thu. Tóm lại ông đã đặt cơ sở cho hệ
thống bài-lớp mà cho đến nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong việc tổ
chức dạy học cho các trường trên thế giới.
3.4.2. Phương pháp giáo dục đạo đức:
1.Phương pháp nêu gương:
Về phương pháp giáo dục đạo đức, Comenski tìm thấy sự thích ứng với
thiên nhiên ở chỗ lấy nhận thức, lấy hành động để hình thành hành động, lấy
sự vâng lời để hình thành sự vâng lời….Do đó ông quan tâm đến phương
pháp nêu gương cho học sinh bắt chước, đặc biệt là sự gương mẫu của thầy
giáo, cha mẹ và những thân khác; đồng thời tách học sinh ra khỏi những hiện
tượng xấu xung quanh.
2.Phương pháp kỷ luật:
4
Về kỷ luật trong nhà trường ông đã có những ý kiến đúng đắn và tiến bộ.
Trước hết ông đã chỉ ra ý nghĩa hết sức to lớn của kỷ luật trong nhà trường,
bằng cách mượn câu ngạn ngữ Tiệp: “ Nhà trường mà thiếu kỷ luật thì như
chiếc cối xay thiếu nước” để nói điều đó.
Ông cũng đã chỉ rõ mục đích của việc vận dụng kỷ luật trong nhà trường
. Ông nói: “ Kỷ luật phải thi hành đối với những quy định chung, không phải vì
họ vi phạm mà vì để họ đừng vi phạm nữa.” Còn vận dụng kỷ luật như thế nào
thì ông cho rằng: “ Sử dụng kỷ luật thì không được nhu nhược, không giận dữ,
không phải hằn thù mà phải là sự trong sáng, chân thành có thể khiến cho
người vi phạm kỷ luật nhận thấy phải sử dụng trách phạt đối với mình là vì lợi
ích của chính họ va vì tình thương yêu của thầy giáo đối với hị như cha mẹ họ
đối với họ.”
Ông cực lực phản đối kỷ luật roi vọt thời trung cổ. Vì theo ông, roi vọt
chẳng ích lợi gì khi ta muốn khêu gợi cho trẻ lòng yêu mến nhà trường, trái lại
nó chỉ làm cho trẻ càn sợ, càng căm ghét nhà trường mà thôi. Về vấn đề này
Comenski thể hiện tính nhị nguyêncủa mình. Điều đó thể hiện một mặt ông bác
bỏ việc trách phạt bằng roi vọt trong việc học tập với kết quả kém, nhưng mặt
khác thì ông vẫn giữ trong trường hợp nếu học sinh thiếu tôn sùng Chúa hoặc
ương bướng.
Ngoài ra ông đã có nhiều chỉ dẫn hết sức quý giá hình thành dưới dạng
quy tắc ngắn gọn có liên quan tới việc tổ chức đúng đắn chế độ của nhà
trường quản lý trường học, trách nhiệm của giáo viên, hành vi của học sinh,
được trình bày trong tác phẩm “ Những quy tắc của nhà trường được tổ chức
tốt”.
4. Ý nghĩa tư tửơng sư phạm của Comenski đối với sự phát
triển giáo dục và thực tiễn nhà trường trong những thế kỷ sau
này.
Comenski có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển những tư tưởng sư phạm
và nhà trường trên toàn thế giới. Ông đã được nhiều nước mời tới để cải tiến
công việc nhà trừơng.
Ông là người đổi mới trong lĩnh vực lý luận dạy học. Ông đã nêu lên
những tư tưởng tiến bộ, sâu sắc, những nguyên tắc và quy tắc tổ chức công
tác dạy học. Ông đã tổng hợp tất cả những lý luận và kinh nghiệm quý báu của
loài người về giáo dục từ thời cổ đại, và thời văn hóa phục hưng và đặt
cơ sở cho nền giáo dục cận đại. Khắp thế giới từ lâu người ta đã suy
tôn ông
là ông tỏ của nền giáo dục cận đại.

5
6

You might also like