You are on page 1of 74

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


TP.HỒ CHÍ MINH

Chương 1. Khái niệm chung về kim loại và hợp kim (2)


Chương 2. Hợp kim sắt – cacbon (5)
Chương 3. Gang (4)
Chương 4. Thép (5)
Chương 5. Kim loai màu và hợp kim màu (2)
Chương 6. Nhiệt luyện (4)
Chương 7. Hóa bền bề mặt thép (2)
Chương 8. Ăn mòn k.loại và phương pháp chống ăn mòn (2)
Chương 9. Vật liệu phi kim loại và nhiên liệu (2)
Chương 10. Vật liệu compozit (2) 1
CHƯƠNG 3: GANG

3.1. Sơ lược quá trình luyện gang


3.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu
3.1.2. Lò cao và quá trình luyện gang
3.2. Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất
3.2.1. Cacbon
3.2.2. Các tạp chất
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám
3.3.2. Gang cầu
3.3.3. Gang dẻo 2
CHƯƠNG 3: GANG

MỤC ĐÍCH
1. Kiến thức: Cung cấp các kiến thức
+ Sơ lược về quá trình luyện gang.
+ Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất đến gang.
+ Các loại gang thông dụng và công dụng.
2. Kỹ năng:
+ Khả năng nhận biết và phân tích các quá trình luyện
gang và ảnh hưởng của các nguyên tố.
+ Tư duy logic và vận dụng linh hoạt các kiến thức để
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3
CHƯƠNG 3: GANG

Sau khi học xong tiết giảng này, sinh viên có


khả năng:
- Nêu sơ lược được quá trình luyện gang từ lò cao.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nguyên tố
đến tính năng của gang.
- Phân loại gang và công dụng của từng loại
- Đọc được ký hiệu gang theo TCVN
4
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang

Gang và thép là vật liệu không thể thiếu được


trong công nghiệp. Thép lại được chế biến từ gang,
do vậy luyện gang là một trong những công việc
quan trọng nhất của ngành luyện kim.
- Lò cao.
- Lò đứng (lò chỏ)

5
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu

1. Quặng sắt
– Quặng sắt đỏ: chủ yếu là sắt ôxyt Fe2-O3 có màu
đỏ, chứa khoảng 50  60%Fe. Quặng sắt đỏ là
quặng tốt nhất.
– Quặng sắt nâu: chủ yếu là sắt ôxyt ngậm nước
(Fe2O3.H2O và 2Fe2O3.3H2O), có màu nâu vàng đến
nâu thẫm, chứa khoảng 40  55%Fe.
6
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu

1. Quặng sắt
– Quặng sắt từ: là quặng manhêtít, tức sắt từ ôxyt
Fe3O4. Quặng này có màu đen, chứa khoảng 60 
65%Fe, đôi khi tới 70%Fe. Đây là quặng giàu sắt
nhất, có từ tính và khó hoàn nguyên.
– Quặng sắt cacbônat: là quặng xiđêrit FeCO3,
chứa khoảng 35  48%Fe.
7
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu

1. Quặng sắt
- Nghiền nhỏ để có kích thước quặng đồng đều.
- Làm giàu quặng để khử bỏ các tạp chất và chất
bẩn (đãi quặng theo trọng lượng hoặc dùng nam
châm).
- Nung quặng để làm cho hết ẩm, axit cacbônic, lưu
huỳnh.
- Thiêu kết để quặng nhỏ dính kết lại với nhau, tạo
8
cho quặng có độ xốp.
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu

2. Nhiên liệu
Than cốc có nhiệt lượng cao, bền, có độ xốp cao
và chứa ít lưu huỳnh.
3. Chất trợ dung
- Các chất khó chảy thường cho thêm chất trợ dung
là CaCO3 để tạo thành xỉ loãng.
- Các loại FeSi, FeMn…
9
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Hình: Cấu tạo lò cao


1. Máng tháo gang; 2. Ống dẫn
khí; 3. Thiết bị chất liệu; 4. Lỗ
gió; 5. Máng tháo xỉ

10
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

-Chiều cao 30  35m.


-Lò có 5 phần:
+ Cổ lò.
+ Bụng lò.
+ Nồi lò
+ Thân lò.
+ Hông lò.
11
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

1. Hệ thống cấp liệu


Gồm một hệ thống xe goòng dùng để cấp liệu.
2. Hệ thống thổi và nung gió
Muốn có 1 tấn gang, thông thường cần khoảng 750 
800kg than cốc và cần 3000m3 không khí, không khí
này đã được nung nóng đến 700  8000C.
3. Hệ thống lọc khí
Khí lò cao sau khi đi ra khỏi lò phải lọc sạch trước khi
đưa vào tháp nung nóng. 12
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

13
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

14
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Quá trình tạo thành gang


Quá trình tạo thành gang là một quá trình biến đổi hóa học
phức tạp, bao gồm ba giai đoạn chính:
1. Giai đoạn hoàn nguyên sắt.
2. Giai đoạn tạo thành gang.
3. Giai đoạn tạo xỉ.
15
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Quá trình tạo thành gang

Hai khí chủ yếu làm nhiệm vụ hoàn nguyên sắt là khí
cacbon ôxyt CO và hiđrô H2.
C + O2 = CO2 (Than cốc cháy)
CO2 + C = 2CO (ở nhiệt độ cao)
H2O + C = H2 + CO (liệu ẩm)
16
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Quá trình tạo thành gang


Các khí CO và H2 sẽ hoàn nguyên sắt theo các bước sau:
Fe2O3  Fe3O4  FeO  Fe
Quá trình đó diễn ra theo các phản ứng:
3Fe2O3 + H2 = 2Fe3O4 + H2O
Fe3O4 + H2 = 3FeO + H2O
FeO + H2 = Fe + H2O
17
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Quá trình tạo thành gang


1. Giai đoạn hoàn nguyên sắt.
Ngoài ra, cacbon ở thể rắn cũng tham gia hoàn nguyên sắt
theo phản ứng:
FeO + C = Fe + CO + Q(calo)
Phản ứng này hoàn nguyên tới 50% sắt ôxyt của lò cao.

18
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Quá trình tạo thành gang


Sau khi sắt hoàn nguyên ở thân lò, lại phản ứng tiếp với
cacbon:
3Fe + C = Fe3C
Hình thành hợp chất Fe3C gọi là cacbit sắt hay xêmentit.
Cacbon hòa tan dần vào sắt đến 4%.

19
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Quá trình tạo thành gang


Đồng thời một số tạp chất cũng được hoàn nguyên
như: silic, mangan, phốt pho, lưu huỳnh là các chất có
chứa sẵn trong quặng. Sự hoàn nguyên này tiến hành ở
nhiệt độ 1000  12000C kèm theo sự thu nhiệt.
MnO + C = Mn + CO  Q(calo)
SiO2 + C = Si + 2CO  Q(calo)
20
3.1. Sơ lược quá trình luyện gang
3.1.2. Lò cao và các quá trình luyện gang

Những sản phẩm của lò cao


– Gang: là sản phẩm chính của lò cao.
– Xỉ: lượng xỉ trong lò cao rất lớn (khoảng 60% trọng lượng
gang nấu ra). Xỉ lò cao được dùng để làm vật liệu xây
dựng, rải đường.
– Khí lò cao: là lượng khí khá lớn, có nhiệt dung cao. Khí lò
cao dùng để đốt tháp nung, lò luyện cốc, động cơ ga v.v…
21
3.2. Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất

- Gang là hợp kim sắt và cacbon, có C > 2,14%.


- Các nguyên tố tạp chất cũng nhiều: mangan và silic
(0,5 - 2%), phốt pho và lưu huỳnh (0,05 - 0,5%).
Do có hàm lượng cacbon cao, nên nhiệt độ nóng chảy
của gang thấp hơn thép nhiều và vì vậy nấu chảy gang dễ
thực hiện hơn (tính đúc tốt). Tuy nhiên, gang lại cứng và
giòn.
22
3.2. Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất
3.2.1. Cacbon

Lượng cacbon tự do càng nhiều thì:


-Khả năng graphit hóa càng mạnh.
-Nhiệt độ chảy càng giảm.
-Gang càng dễ đổ đầy khuôn và ít co.
Nhưng, tăng hàm lượng cacbon sẽ làm giảm độ bền, tăng
giòn. Vì vậy, thường không dùng gang có hàm lượng C >
4%.
23
3.2. Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất
3.2.2. Các tạp chất

Silic (Si) (0,5 – 2%)


- Là nguyên tố làm tăng rất mạnh khả năng graphít hóa của
gang. Khi gang ít cacbon và silic thì là gang trắng.
Mangan (Mn) (0,5 – 2%)
- Là nguyên tố ngăn cản sự tạo thành graphit, nếu nhiều sẽ
làm hóa trắng gang.
-Khử S: Mn + S  MnS (tạo xỉ và tách ra khỏi gang lỏng)
-Làm tăng độ bền cho gang. 24
3.2. Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất
3.2.2. Các tạp chất

Phốtpho (P) (0,1 – 0,2%)


- Là nguyên tố làm gang dễ chảy loãng. Do đó, có thể đổ
đầy mọi chỗ của khuôn, rất cần khi đúc những vật mỏng.
-Tuy nhiên, ảnh hưởng xấu của phốt pho là làm giảm cơ
tính của gang, làm cho gang trở nên giòn.
Lưu huỳnh (S) (< 0,1%)
- Là nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm tính chảy
loãng và cản trở sự tạo thành graphit. 25
3.2. Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất
3.2.2. Các tạp chất

Phốtpho (P) (0,1 – 0,2%)


- Là nguyên tố làm gang dễ chảy loãng. Do đó, có thể đổ
đầy mọi chỗ của khuôn, rất cần khi đúc những vật mỏng.
-Tuy nhiên, ảnh hưởng xấu của phốt pho là làm giảm cơ
tính của gang, làm cho gang trở nên giòn.
Lưu huỳnh (S) (< 0,1%)
- Là nguyên tố có hại trong gang, nó làm giảm tính chảy
loãng và cản trở sự tạo thành graphit. 26
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Tổ chức tế vi, phân gang thành các loại: trắng, xám, cầu
và dẻo.
-Gang trắng là gang trong đó tất cả cacbon nằm ở dạng liên
kết hóa học Fe3C.
-Gang xám, cầu, dẻo là các loại gang mà trong đó phần lớn
cacbon ở dạng tự do (graphit) với hình dạng khác nhau:
tấm, cầu, cụm.
27
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Cơ tính
- Gang là loại vật liệu có độ bền kéo thấp, độ giòn cao. Do
chứa một lượng lớn xêmentit, gang trắng có độ bền kéo rất
thấp và độ giòn rất cao.
- Mặt khác trong gang xám, gang dẻo, gang cầu tổ chức
graphit do độ bền bằng không (0) nên được coi như là các
lỗ hổng có sẵn trong gang, làm mất tính liên tục của nền
gang, là nơi tập trung ứng suất lớn, làm gang kém bền. 28
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Cơ tính
- Mức độ tập trung ứng suất phụ thuộc vào hình dạng
graphit, lớn nhất ở gang xám với graphit dạng tấm và bé
nhất ở gang cầu với graphit dạng cầu tròn.
- Ngoài ra, sự có mặt của graphit trong gang có ảnh hưởng
tốt đến cơ tính như tăng khả năng chống mòn do ma sát,
làm tắt rung động và dao động cộng hưởng.
29
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Tính công nghệ


- Gang có tính đúc tốt do nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Độ chảy loãng cao.
- Tính gia công cắt gọt tốt (ở gang xám, cầu, dẻo) do
graphit trong gang làm phoi dễ gãy vụn

30
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Công dụng
- Nói chung, gang được dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải
trọng tĩnh và ít chịu va đập như bệ máy, vỏ, nắp, các bộ
phận tĩnh tại, các chi tiết chịu mài mòn ma sát làm việc
trong điều kiện khó bôi trơn.
- Ngoài ra, gang cầu và gang dẻo do cơ tính cao nên có thể
dùng thay thế cho thép trong một số trường hợp.
31
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Gang xám là loại gang được dùng phổ biến nhất trong
chế tạo cơ khí và dân dụng.
- Tổ chức tế vi.
- Ký hiệu.
- Thành phần hóa học.
- Cơ tính.
- Các mác gang xám thông dụng
32
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Tổ chức tế vi
-Là loại gang mà phần lớn cacbon
của nó nằm ở dạng tự do (graphit)
- Do tổ chức chứa nhiều graphit, mặt
gang có màu xám, tối (màu của
graphit) nên có tên là gang xám.
- Graphit trong gang xám có dạng
tấm cong.
33
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Tổ chức tế vi
Tùy theo mức độ tạo thành graphit mạnh hay yếu,
gang xám được chia thành các loại sau:
- Gang xám ferit.
- Gang xám ferit - peclit.
- Gang xám peclit
34
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Tổ chức tế vi
Gang xám ferit
- Có mức độ tạo thành graphit mạnh
nhất, trong đó hầu như tất cả
cacbon ở dạng graphit, không có
xêmentit.
- Gang chỉ có hai pha: graphit tấm
và nền kim loại ferit.
35
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Tổ chức tế vi
Gang xám ferit – peclit.
- Có mức độ tạo thành graphit mạnh,
trong đó cacbon liên kết khoảng 0,1 -
0,6%, tạo nên nền kim loại ferit –
peclit (tương ứng với nền thép trước
cùng tích)
- Tổ chức của gang gồm graphit tấm
và nền kim loại ferit – peclit. 36
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Tổ chức tế vi
Gang xám peclit
- Có mức độ tạo thành graphit trung
bình trong đó lượng cacbon liên kết
khoảng 0,6 - 0,8%, tạo nên nền kim
loại peclit (tương ứng với nền thép
cùng tích)
- Tổ chức của gang gồm graphit tấm
và nền kim loại peclit. 37
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Tổ chức tế vi
Như vậy, có thể nói tổ chức tế vi của gang
xám giống tổ chức tế vi của thép trước cùng tích
và cùng tích, tuy nhiên do có thêm các tấm graphit.
Chính do điều này mà cơ tính của gang khác thép.

38
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Ký hiệu
Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 165975) ký hiệu
gang xám bằng hai chữ "GX" và hai số tiếp theo
+ Số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo (kG/mm2).
 Số thứ hai chỉ giới hạn bền uốn (kG/mm2).
Ví dụ: GX 1532 là gang xám có giới hạn bền kéo là
15kG/mm2 (150 N/mm2) và giới hạn bền uốn là
32kG/mm2 (320 N/mm2).
39
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Thành phần hóa học


Lượng cacbon trong gang xám thông thường
khoảng 2,8 - 3,5%.
Cacbon càng nhiều trong gang, khả năng tạo thành
graphit càng mạnh, nhiệt độ chảy càng thấp, càng dễ
đúc.
Tuy nhiên không thể dùng gang với cacbon quá cao, vì
khi đó sẽ tạo thành nhiều graphit làm giảm cơ tính.
40
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Thành phần hóa học


Lượng silic trong gang xám khoảng 1,5 - 3%
Silic là nguyên tố thúc đẩy mạnh sự tạo thành graphit.
Ngoài ra, khi silic hòa tan vào ferit của gang làm tăng rất
mạnh độ cứng và độ bền pha này.
Thường dùng gang xám với hàm lượng 0,5 - 1% Mn.
Mangan là nguyên tố cản trở sự tạo graphit. Để bảo
đảm yêu cầu tạo thành graphit, giữa Mn và Si cần phải có
tỉ lệ tương ứng: Mn cao thì Si cũng phải cao. 41
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Thành phần hóa học


Thường dùng gang xám chứa 0,1  0,2%P
Photpho là nguyên tố có lợi do làm tăng độ chảy loãng
của gang lỏng, làm tăng tính chống mài mòn. Tuy nhiên
nâng cao photpho quá mức sẽ làm gang giòn.
Lưu huỳnh trong gang 0,08 - 0,12%.
Lưu huỳnh là nguyên tố làm cản trở mạnh sự tạo thành
graphit, làm xấu tính đúc của gang do làm giảm độ chảy
loãng. 42
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Thành phần hóa học


Cacbon 2,8 - 3,5%.
Silic 1,5 - 3%.
Mangan 0,5 - 1%.
Photpho 0,1  0,2%.
Lưu huỳnh 0,08 - 0,12%.
43
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Thành phần hóa học


Cacbon 2,8 - 3,5%.
Silic 1,5 - 3%.
Mangan 0,5 - 1%.
Photpho 0,1  0,2%.
Lưu huỳnh 0,08 - 0,12%.
44
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Cơ tính gang xám


Graphit là pha có độ bền rất thấp nên ở
trong gang nó như là những vết rỗng, nứt có sẵn,
làm mất sự liên tục của nền kim loại, do đó làm
giảm mạnh độ bền kéo của gang.
Ngoài ra đầu nhọn của các tấm graphit chính là
nơi tập trung ứng suất.
45
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Cơ tính gang xám


Như vậy so với thép, gang xám có giới hạn bền nén
không thua kém bao nhiêu nhưng giới hạn bền kéo, độ
dẻo, độ dai lại thấp hơn nhiều. Độ cứng của gang xám
trong khoảng 150 - 250 HB, dễ gia công cắt.
Cơ tính của gang phụ thuộc vào:
+ Ảnh hưởng của graphit.
+ Ảnh hưởng nền kim loại.
46
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

+ Ảnh hưởng của graphit.


- Graphit càng ít, cơ tính của gang xám càng cao.
Giảm lượng cacbon tổng và nâng cao cacbon liên
kết.
- Graphit tấm càng dài cơ tính của gang xám càng thấp.
Làm graphit nhỏ mịn.
Graphit phân bố trên nền kim loại càng đều thì
càng ít ảnh hưởng xấu đến cơ tính.
47
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

+ Ảnh hưởng của nền kim loại


Nền kim loại của gang là yếu tố quan trọng quyết
định cơ tính của gang.
Loại gang Giới hạn bền Độ cứng
xám kéo HB,(kG/mm2)
b (N/mm2)
Ferit 150 150
Ferit - peclit 150 - 200 200
peclit 210 - 250 220 - 250
48
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Các biện pháp nâng cao cơ tính của gang xám


- Giảm lượng cacbon của gang: nấu trong lò điện, có thể
giảm lượng C = 2,22,5%.
- Biến tính: cho chất biến tính vào, chúng sẽ tạo nên các
ôxit, nitrit phân tán.
- Hợp kim hóa: đưa thêm nguyên tố hợp kim
- Nhiệt luyện: tôi và ram gang xám, biến nền kim loại
thành tổ chức xoocbit, trôstit, mactenxit ram.
49
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.1. Gang xám

Các mác gang xám và công dụng


- Các mác gang GX00, GX12-28, GX15-32, dùng cho các
chi tiết không chịu lực nhưng lại chịu va đập nhiệt tốt.
- Các mác gang GX21-40, GX24-44, GX32-52, sử dụng
cho các chi tiết chịu lực, chịu mài mòn ... trong ngành
chế tạo máy.
- Hai mác GX36-56, GX40-60 dùng cho các chi tiết chịu
mài mòn, chịu tải trọng nặng.
50
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Gang cầu là loại gang có cơ tính cao, thường được dùng


thay thế cho thép.
- Tổ chức tế vi.
- Ký hiệu.
- Thành phần hóa học và cách chế tạo.
- Cơ tính.
- Các mác gang cầu thông dụng
51
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Tổ chức tế vi
- Giống như gang xám, song chỉ khác
là graphit của nó ở dạng thu gọn
nhất: dạng quả cầu, chính điều này
làm độ bền kéo của gang cầu rất cao
so với gang xám.
- Gang cầu ferit, ferit – peclit, peclit.
52
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Ký hiệu
Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 165975) ký hiệu
gang cầu bằng hai chữ "GC" và hai số tiếp theo
+ Số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo (kG/mm2).
 Số thứ hai chỉ độ dãn dài tương đối  (%).
Ví dụ:
GC 455 là gang cầu có giới hạn bền kéo là
45kG/mm2 và độ dãn dài tương đối là 5%. 53
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Cách chế tạo và thành phần hóa học


Nói chung thành phần hóa học của gang cầu giống
gang xám, song chỉ khác là ở gang cầu có thêm thành
phần chất biến tính đặc biệt (là Mg, Ce hoặc các nguyên
tố đất hiếm với hàm lượng rất nhỏ). Nhờ các chất biến
tính cầu hóa mà gang lỏng trở nên sạch các tạp chất như
S và khí, làm tăng độ quá nguội cho gang.
54
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Thành phần hóa học


Cacbon 3,0 - 3,6%
Silic 2,0 - 3,0%
Mangan 0,5 - 1,0%
Photpho 0,15%
Lưu huỳnh 0,04 - 0,08%
Magie 0,04 - 0,08%
55
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Cơ tính gang cầu


- Gang cầu có cơ tính tổng hợp tương đối cao, gần
như thép cacbon.
- Cơ tính của gang cầu phụ thuộc chủ yếu vào tổ
chức của nền kim loại. Sau khi đúc, gang cầu được nhiệt
luyện để đáp ứng các yêu cầu cơ tính khác nhau.
- Graphit cầu càng tròn, kích thước càng nhỏ và số
lượng càng ít thì cơ tính của gang cầu càng cao.
56
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Các biện pháp nâng cao cơ tính của gang cầu


- Biến tính: cho chất biến tính vào, tạo graphit cầu
càng nhỏ, càng tròn càng tốt.
- Hợp kim hóa: Nâng cao độ bền của ferit
- Nhiệt luyện: tôi và ram, đặc biệt gang cầu rất
thích hợp tôi đẳng nhiệt thành bainit.
57
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Các mác gang cầu và công dụng


- Gang cầu ferit GC 40 - 10 và gang cầu peclit GC 60 - 2
và độ cứng 197  269HB. Đặc biệt, gang cầu sau khi tôi
đẳng nhiệt ra tổ chức bainit, có thể đạt = 1000  1300
MPa,  = 4  8% và độ cứng đạt 302  369HB.
Gang cầu được sử dụng để thay cho thép chế tạo
các chi tiết chịu lực lớn và chịu tải trọng va đập, chịu
mài mòn như trục khuỷu ô tô, cam, trục cán, thân tua
bin hơi... 58
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

- Tổ chức tế vi.
- Ký hiệu.
- Thành phần hóa học.
- Cơ tính.
- Các mác gang dẻo thông dụng

59
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Tổ chức tế vi
- Giống gang xám và gang cầu, song
khác ở hai điểm: graphit của nó ở
dạng cụm và graphit cụm này tạo ra
không phải khi đúc mà do ủ tiếp theo.
- Gang dẻo ferit, ferit-peclit và peclit.
60
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Ký hiệu
Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 165975) ký hiệu
gang dẻo bằng hai chữ "GZ" và hai số tiếp theo
+ Số thứ nhất chỉ giới hạn bền kéo (kG/mm2).
 Số thứ hai chỉ độ dãn dài tương đối  (%).
Ví dụ:
GZ 33 - 8 là gang dẻo có giới hạn bền kéo là
33 kG/mm2 và độ dãn dài tương đối là 8%. 61
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Cách chế tạo và thành phần hóa học


Muốn được gang dẻo phải nấu gang có thành
phần xác định và đúc thành gang trắng có tổ chức trước
cùng tinh. Từ gang trắng mới ủ được thành gang dẻo.
Theo qui trình ủ có hai loại gang dẻo:
+ Gang dẻo tâm trắng.
+ Gang dẻo tâm đen.
62
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Cách chế tạo và thành phần hóa học


+ Gang dẻo tâm trắng.
Chế tạo từ gang trắng có thành phần cacbon cao 2,6
 2,8%, để giảm lượng cacbon tự do, cần ủ ra nền peclit
và giảm bớt cacbon bằng việc ủ gang dẻo trong môi
trường ôxy hóa. Chế độ nhiệt khi khi ủ gồm giữ nhiệt ở
980  1060oC trong 60  120 giờ, sau đó làm nguội tương
đối nhanh để tạo ra tổ chức peclit - graphit cụm.
63
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Cách chế tạo và thành phần hóa học


+ Gang dẻo tâm đen.
Chế tạo từ gang trắng có hàm lượng cacbon thấp
2,2  2,3%. Ủ tiến hành trong môi trường trung tính để
tạo nền ferit và graphit cụm. Nhiệt độ ủ gang dẻo tâm đen
tiến hành ở 950oC trong 20 giờ nhằm phân hủy xêmentit,
sau đó ủ ferit hóa nền bằng cách làm nguội chậm vật đúc
với tốc độ 3  5oC/giờ ở nhiệt độ 760  860oC cho đến khi
peclit phân hóa hết thành ferit và graphit cụm. 64
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Cách chế tạo và thành phần hóa học


Hiện nay, để giảm giá thành gang dẻo, người ta
thường rút ngắn thời gian ủ bằng các biện pháp:
- Tăng hàm lượng Si, giảm hàm lượng C tới mức
cho phép và biến tính gang lỏng bằng các nguyên tố
chống tạo graphit tấm: B, Bi, Sb ...;
- Biến tính gang lỏng bằng các nguyên tố tạo mầm
khi ủ.
65
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.2. Gang cầu

Thành phần hóa học khi đúc


Cacbon 2,2  2,8%
Silic 0,8  1,4%
Mangan  1%
Photpho  0,2%
Lưu huỳnh  0,1%
66
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Cơ tính gang dẻo


- Do graphit ở dạng tương đối tập trung nên gang
dẻo có độ bền kéo cao hơn gang xám nhưng kém gang
cầu. Giới hạn bền kéo của gang dẻo trong khoảng 300 
600 N/mm2.
- Độ dẻo của gang dẻo khá cao:  = 5  10%, có
trường hợp vượt quá độ dẻo của gang cầu.
67
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng
3.3.3. Gang dẻo

Công dụng của gang dẻo


- Gang dẻo có cơ tính tương đối cao, đặc biệt tính dẻo
tốt.
- Giá thành chế tạo cao.
Gang dẻo chỉ được dùng cho các chi tiết nhỏ, hình
dạng phức tạp, thành mỏng, chịu va đập trong công
nghiệp máy kéo, ô tô, máy dệt, máy nông nghiệp ...
68
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Gang chịu nhiệt


Hợp kim hóa gang bằng các nguyên tố Si, Cr, Al,
với hàm lượng xác định đủ để tạo trên bề mặt một lớp
ôxit bền, sít chặt, làm cho gang không bị ôxy hóa và
trương nở.
- Gang hợp kim silic chứa 4  6% Si. (10000C)
- Gang hợp kim crôm cao chứa 12  18%Cr. (9000C)
- Gang niken cao chứa 14  17% Ni. (6000C)
- Gang nhôm cao chứa 18  25% Al. (9000C) 69
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Gang chịu ăn mòn


Gang chịu ăn mòn tốt phải là gang hợp kim cao.
Chúng có thể là gang xám hoặc gang cầu. Khi hợp kim
hóa gang bằng các nguyên tố Cr, Ni, Si vượt quá một giới
hạn xác định, chúng sẽ làm thay đổi điện thế điện cực của
các pha và tạo ra một lớp màng ôxit, làm thụ động hóa
quá trình ăn mòn của chi tiết trong các môi trường hoạt
tính.
70
3.3 Các loại gang và công dụng của chúng

Gang chịu ăn mòn


- Gang silic cao 12  17% Si, có độ bền kém, độ
cứng cao, giòn, khó gia công. (HNO3, H2SO4, H3PO4).
- Gang crôm cao 20  26% Cr, có cơ tính khá,
nhưng độ cứng cao, khó gia công. (HNO3, H3PO4 và
trong dung dịch muối)
- Gang niken cao 14  30% Ni, có cơ tính khá, dễ
gia công cơ. (H2SO4, HCl).
71
CHƯƠNG 3: GANG

CÁC CÂU HỎI


1. Nguyên, nhiên, vật liệu dùng để luyện gang gồm
những gì? Hãy kể tên từng thành phần.
2. Trình bày cấu tạo của lò cao và các thiết bị phụ của lò
cao.
3. Cho biết các phản ứng hóa học xảy ra trong lò cao.
4. Cho biết ảnh hưởng của cacbon và các nguyên tố tạp
chất đến tính năng của gang ?
72
CHƯƠNG 3: GANG

CÁC CÂU HỎI

5. Về tổ chức và thành phần hóa học các loại gang (trắng,


xám, dẻo, cầu) khác nhau ở những điểm nào?
6. So sánh về cơ tính của các loại gang (xám, dẻo, cầu).
Nguyên nhân nào đưa đến sự khác nhau đó?
7. Cho biết công dụng của các loại gang?
8. Cho biết công dụng của các loại gang cầu?
73
CHƯƠNG 3: GANG

CÁC CÂU HỎI


9. Cho biết trường hợp nào nên sử dụng gang dẻo?
10. Tại sao giá thành gang dẻo lại cao hơn so với gang
xám và gang cầu?
11. Giải thích các ký hiệu sau: GX 1224 ; GZ 306 ;
GC 455?
12. Cho biết một số loại gang chịu nhiệt và chịu ăn
mòn ? 74

You might also like