You are on page 1of 6

Chương 1: Một số đánh giá về Luật hiện hành và tính cấp thiết phải

ban hành Luật các Tổ chức Tín dụng 2010

1.1 Những đóng góp và hạn chế của Luật hiện hành trong suốt những năm qua:

1.1.1 Những đóng góp của Luật hiện hành: Kể từ khi được ban hành và có hiệu lực
cho tới nay, Luật các Tổ chức Tín dụng năm 1997 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2004 đã đóng góp một phần không nhỏ
vào sự phát triển của Hệ thống tài chính nước ta:
Luật hiện hành đã thực hiện được chính sách tiền tệ thận trọng, phù hợp với những
diễn biến của thị trường góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chủ động đáp ứng các yêu cầu về vốn của nền kinh tế trên cơ sở nâng cao chất lượng
tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn
trong hoạt động tín dụng.
Thêm vào đó, Luật hiện hành đã góp phần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu cácngân
hàng thương mại (NHTM) nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh
của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, nó cũng góp phần xây dựng hệ thống các Tổ chức Tín dụng ngày càng
lớn mạnh với mạng lưới ngày càng được mở rộng, dịch vụ và tiện ích ngân hàng ngày
càng phong phú và đa dạng, tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng và
hệ thống thanh toán, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, chủ động triển khai
cácbiện pháp nhằm ngăn ngừa và phòng chống tiền giả, nâng cao chất lượng đồng tiền
Việt Nam.
Sau hơn 10 năm tồn tại, bên cạnh những thành tựu đạt được thì Luật hiện hành
cũng đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, ngày càng không phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

1.1.2 Những hạn chế của Luật hiện hành:


Luật được xây dựng trên quan điểm chỉ quy định những nội dung chủ yếu, bao
quát, những nội dung cụ thể do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nên
phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật. Việc ban hành văn bản hướng dẫn dưới
Luật lại gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác như Luật
doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật phá sản… Các Luật này được quy
định khá chi tiết, cụ thể, trong khi Luật Các Tổ chức Tín dụng là Luật chuyên ngành
lại quy định thiếu cụ thể, chi tiết. Chẳng hạn như: Điều 476 Bộ Luật dân sự năm 2005
quy định lãi suất cho vay do cácbên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất
cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, trong khi, theo hướng dẫn của Ngân hàng
Nhà nước, lãi suất cho vay của các Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng là lãi suất
thoả thuận, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố chỉ là cơ sở để cácTổ chức
Tín dụng tham chiếu. Cho đến nay, việc ban hành cácvăn bản hướng dẫn Luật các Tổ
chức Tín dụng vẫn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều quy định trong Luật chưa
thực hiện được.
Luật cácTổ chức Tín dụng còn có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình Tổ chức
Tín dụng, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Ví dụ như: Quỹ tín dụng nhân dân là
loại hình kinh tế hợp tác xã nên có quy mô, năng lực tài chính nhỏ, hoạt động ở cấp
thấp nhưng vẫn bị điều chỉnh bởi hành lang pháp lý chung của các loại hình Tổ chức
Tín dụng là chưa phù hợp.
Một số quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng chưa rõ ràng, minh bạch, gây
nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện. Ví dụ: Luật không
quy định rõ những nghiệp vụ nào Tổ chức Tín dụng đương nhiên được làm, những
nghiệp vụ nào phải xin phép, nghiệp vụ nào phải thành lập công ty; việc góp vốn đầu
tư thành lập công ty con và các loại hình công ty khác để thực hiện hoạt động trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực khác chưa được
quy định rõ ràng, nhất là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mẹ và công ty con.
Luật các Tổ chức Tín dụng hiện hành chưa cập nhật được những chuẩn mực và
thông lệ quốc tế tốt nhất nên hoạt động của các Tổ chức Tín dụng bị bó hẹp, khó tiếp
cận và hội nhập quốc tế. Ví dụ: Một số quy định cơ bản đã có nhưng còn khá thô sơ
như “Tổ chức Tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ
dự trữ” thay vì sử dụng hệ số đủ vốn theo quy định của Basel I được ban hành năm
1988…
Một số điều khoản quy định trong Luật không phù hợp với hoạt động của cácTổ
chức Tín dụng hoặc chưa thống nhất với các Luật khác làm cản trở sự phát triển của
các Tổ chức Tín dụng. Hiệu lực thực thi pháp Luật trong lĩnh vực ngân hàng chưa cao
dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức Tín dụng chưa được bảo vệ. Có thể
thấy về viêc cấp giấy phép thành lập và hoạt động (Điều 23,24 LCTCTD 1997): Việc
yêu cầu tổ chức không phải là Tổ chức Tín dụng xin cấp phép hoạt động ngân hàng
phải có tình hình tài chính 3 năm gần nhất là không thực tế.
Điều 24. Thời hạn cấp giấy phép
“Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép
thành lập và hoạt động đối với Tổ chức Tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối
với các tổ chức không phải là Tổ chức Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước phải cấp hoặc
từ chối cấp giấy phép”.
Quy định thời hạn cấp phép thành lập và hoạt động đối với TCTD là 90 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ là quá dài so với Luật doanh nghiệp (30 ngày).
Qua những hạn chế, bất cập bộc lộ trong quá trình thực thi ta thấy Luật hiện hành
cần được điều chỉnh, thay thế cho phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế và đáp ứng
yêu cầu phát triển mới của Việt Nam.

1.2 Tính cấp thiết phải ban hành Luật các TCTD 2010: Việc ban hành Luật Các
TCTD mới là cần thiết vì cáclý do sau đây:

1.2.1. Khắc phục bất cập của Luật Các TCTD hiện hành:
Về quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các TCTD: Luật hiện
hành chưa quy định thật cụ thể và rõ ràng quyền chủ động kinh doanh, tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của TCTD. Luật chưa quy định rõ phạm vi hoạt động của từng loại
hình TCTD nên khi triển khai thực hiện còn gặp vướng mắc, đặc biệt trong việc xác
định loại nghiệp vụ được phép thực hiện.
Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực ngân hàng: Một số quy định
của Luật Các TCTD hiện hành còn lạc hậu so với công cuộc cải cách hành chính đang
được thực hiện. Một số công việc chỉ cần giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
nhưng Luật lại giao cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, nên phát sinh nhiều
đầu mối quản lý, làm chậm trễ quá trình hướng dẫn thực hiện Luật và việc xử lý
cácvấn đề phát sinh trên thực tiễn. Ngoài ra, thủ tục xin chấp thuận, chuẩn y cácthay
đổi của TCTD trong Luật Các TCTD hiện hành mang tính hành chính, không cần thiết
và làm tăng thêm chi phí cho các TCTD cũng cần được xem xét để thay đổi cho phù
hợp.
Đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá, tính năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh
doanh của các TCTD: Luật Các TCTD hiện hành chưa tạo lập được cơ sở pháp lý để
cụ thể hoá hoặc đa dạng hoá cácdịch vụ ngân hàng, tiền tệ nên chưa khai thác được hết
tiềm năng, nội lực của các TCTD. Cácquy định của Luật Các TCTD hiện hành chưa
phân biệt phạm vi hoạt động của từng loại hình TCTD, do vậy, ảnh hưởng đến hoạt
động và sự phát triển của các loại hình TCTD. 
Cácbất cập của Luật Các TCTD hiện hành không chỉ cản trở sự phát triển và hoạt
động kinh doanh của các TCTD, mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý, thanh
tra, giám sát an toàn của NHNN đối với hệ thống TCTD. Việc soạn thảo và ban hành
Luật Các TCTD mới gắn với việc khắc phục bất cập của Luật cũ, đặc biệt là cácquy
định về tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát, hoạt động và bảo đảm an toàn, tạo lập
khung pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch cho tổ chức và hoạt động của các TCTD là yêu
cầu cấp thiết của thực tiễn.

1.2.2. Đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và xây dựng hệ thống các TCTD
hiện đại:
Hiện tại một số quy định của Luật Các TCTD còn chưa phù hợp với thông lệ quốc
tế như cácquy định về quản trị điều hành Tổ chức Tín dụng, an toàn vốn, dịch vụ ngân
hàng được phép cung cấp…  Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới với mục tiêu
thể chế hóa cáctiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế vào trong Luật, phù hợp với điều kiện
Việt Nam là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, có đủ
năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cũng như cho việc giám sát an toàn
trong hoạt động của các TCTD.   

1.2.3. Đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật Các TCTD và cácLuật
khác:
Luật Các TCTDhiện tại thiếu các quy định cụ thể, đặc thù về tổ chức, quản trị,
điều hành, kiểm soát, hoạt động của các TCTD, do vậy, trên thực tiễn đã phát sinh
xung đột Luật giữa cácquy định hướng dẫn của NHNN với cácquy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp tác xã,
Luật Phá sản... Điều này đã ảnh hưởng lớn để hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý
của NHNN đối với các TCTD. Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới với cácquy
định cụ thể về tổ chức, quản trị điều hành và quy định rõ ràng về nguyên tắc áp dụng
Luật là yêu cầu cấp thiết.
Từ cáclý do nêu trên, NHNN cho rằng, việc ban hành Luật Các TCTD sửa đổi
là cần thiết, không chỉ đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế mà còn thể chế hoá
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, đáp ứng nhu
cầu hội nhập và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp Luật về
hoạt động trên lĩnh vực ngân hàng.
1.3. Những nguyên tắc khi xây dựng và ban hành Luật CTCTD 2010:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ
trì xây dựng Luật các Tổ chức Tín dụng mới cho phù hợp với điều kiện hội nhập của
Việt Nam, trình Quốc hội thông qua năm 2008. Từ những hạn chế, vướng mắc trong
triển khai thực hiện Luật các Tổ chức Tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2004, ban soạn thảo đã xác định
nguyên tắc, định hướng trong soạn thảo Luật các Tổ chức Tín dụng mới, trong đó, có
một số điểm chính như sau:
Việc xây dựng Luật mới cần tham khảo các Luật có liên quan khác, các chuẩn
mực, thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam để tránh xung đột và tạo
thuận lợi cho các Tổ chức Tín dụng hội nhập, phát triển.
Luật mới cần có quy định chung áp dụng đối với tất cả các loại hình Tổ chức Tín
dụng, đồng thời có quy định cụ thể đối với từng loại hình Tổ chức Tín dụng. Cần xoá
bỏ sự phân biệt đối xử giữa cácloại hình Tổ chức Tín dụng để tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng, minh bạch, lành mạnh. Cần phân định rõ sự khác biệt giữa ngân
hàng với cácloại hình Tổ chức Tín dụng khác.
Luật mới sẽ được xây dựng trên quan điểm quy định rõ ràng, chi tiết đến mức có
thể để hạn chế các văn bản hướng dẫn dưới Luật và hạn chế tối đa việc cấp giấy phép
con, các Tổ chức Tín dụng sẽ được làm những điều Luật không cấm nếu đủ điều kiện.
Nghiên cứu để bổ sung vào Luật những quy định còn thiếu như quy định về tổ
chức tài chính quy mô nhỏ, quỹ tín dụng nhân dân, mua bán nợ, tài trợ cácgiao dịch
thương mại, môi giới tiền tệ, quản lý quỹ hưu, công ty tín thác… và quy định mở đối
với các loại hình Tổ chức Tín dụng sẽ phát sinh trong tương lại. Quy định rõ ràng,
thống nhất về chống rửa tiền, kiểm toán và công khai báo cáo tài chính của cácTổ chức
Tín dụng…
Xem xét lại việc có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý
hoạt động của các Tổ chức Tín dụng, hạn chế các thủ tục hành chính không cần thiết
và việc can thiệp quá sâu vào tổ chức và hoạt động của các Tổ chức Tín dụng. Quy
định cụ thể vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan giám sát an toàn đối với hoạt
động của Tổ chức Tín dụng.
Quy định các chế tài đủ mạnh để xử lý các sai phạm trong hoạt động của Tổ chức
Tín dụng nhưng tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế.
Sau một quá trình làm việc nghiên cứu thì Luật cácTổ chức Tín dụng 2010 (TCTD)
đã ra đời và được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1/1/2011, thay thế Luật cùng tên
ban hành năm 1997 (Luật hiện hành). Bên cạnh những điểm mới, nhiều quy định trong
Luật TCTD-2010 được Luật hoá từ những nghị định, thông tư liên quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật hiện hành đã thu lại được những thành tích đáng
kể, song đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Luật hiện hành dần dần đã
không còn phù hợp và đáp ứng hết những yêu cầu của sự phát triển ngành ngân hàng
và các Tổ chức Tín dụng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thì những bất cập
lại càng thể hiện rõ ràng hơn.
Để khắc phục được những hạn chế đó, tạo điều kiện hơn nữa cho hệ thống cácTổ
chức Tín dụng Việt Nam ngày càng phát triển thì Luật các TCTD 2010 đã ra đời, giải
quyết tốt nhất có thể cho Luật các TCTD 1997. Trong quá trình xây dựng Luật mới,
các nhà làm Luật đã đề ra những nguyên tắc cụ thể nhất, rõ ràng và đáp ứng phù hợp
với yêu cầu hiện nay của nền kinh tế Việt Nam. Luật mới ra đời, mang yếu tố rõ ràng
hơn, cụ thể hơn, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và xây dựng hệ thống các
TCTD hiện đại, khắc phục bất cập của Luật Các TCTD hiện hành…
Vậy để hiểu cụ thể hơn vì sao Luật các TCTD 2010 có những mặt tích cực hơn so
với Luật 1997 thì chúng tôi xin trình bày rõ hơn ở chương 2 của bài. Chương 2 sẽ so
sánh, đối chiếu, làm rõ điểm khác biệt, những điểm thêm mới… và rút ra nhận xét để
giúp hiểu rõ hơn vấn đề trên, những vấn đề liên quan đến cho vay và hợp đồng tín
dụng.
Tài liệu tham khảo:

Luật các Tổ chức Tín dụng năm 1997


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức Tín dụng năm
2004
Luật các TCTD 2010
Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN
Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN
http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/xdpl/2010/08/5995.aspx
http://www.voanews.com/learningenglish/home/Basel-Plan-Aims-to-Force-Banks-to-
Increase-Capital--103107759.html
http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!
ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLQ1dLA09_X--
AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?
WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOVKL3FS1GE5_WCM&WCM_GLO
BAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.research.
research/c640b28043a31c8fbebdff6f0c0f8ba4
http://www.scribd.com/doc/39196703/Nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB
%83m-m%E1%BB%9Bi-y%E1%BA%BFu-c%E1%BB%A7a-Lu%E1%BA%ADt-
cac-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-tin-d%E1%BB%A5ng-n%C4%83m-2010
http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!
ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwN_Uw9TA09_cxP
DUE9_w2B3Q_2CbEdFAGrbyl8!/?
WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540OLL90ICIAPK2QK9U1_WCM&WCM_GLO
BAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.news/vn.sbv.news.vn/7fa
0e30042df01aaa4d5e561dadee241
http://www.vinasme.com.vn/nd5/detail/tin-kinh-te-tong-hop/tai-chinh-chung-
khoan/thao-luan-ve-luat-cac-to-chuc-tin-dung-con-nhieu-quy-dinh-qua-chat-
che/52655.003016.html
http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/default.asp?Newid=34273#qatFARsM9Hbm

You might also like