You are on page 1of 11

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao

dịch kinh tế của


một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch
này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính
phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản
thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một
quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú
trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi
sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi
vào bên tài sản có.

Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm một số các khoản mục khác nhau , tuy nhiên các
giao dịch quốc tế của một quốc gia có thể được gộp thành 3 loại :

- Cán cân vãng lai

- Cán cân vốn

- Cán cân dự trữ chính thức

CÁN CÂN VÃNG LAI – CURRENT BALANCE

Khái niệm :

Cán cân vãng lai ( CB ) hay còn gọi là tài khoản vãng lai là một trong những bộ phận
chính hình thành nên bảng cán cân thanh toán của một nước. Cán cân vãng lai là tổng
hợp toàn bộ chi tiêu và giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về :
hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ
đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một
chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm
1993, tài khoản vãng lai bao gồm:

- Cán cân thương mại hàng hóa

+ Xuất khẩu
+ Nhập khẩu

- Cán cân thương mại phi hàng hóa

+ Cán cân dịch vụ

● Vận tải

● Du lịch

● Các dịch vụ khác

+ Cán cân thu nhập

● Kiều hối

● Thu nhập từ đầu tư

+ Các chuyển khoản : Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước
hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính toán này.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết
kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều
hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn
chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo
cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của
GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành
mạnh.

Các cán cân bộ phận của cán cân vãng lai :

1. Cán cân thương mại :

Cán cân thương mại hay còn gọi là cán cân hữu hình, vì nó phản ánh chênh lệch giữa các
tài khoản thu từ xuất khẩu và chi từ nhập khẩu hàng hóa.

Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối nên được
ghi có ( + ) trong cán cân thanh toán. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ và cung nội tệ
trên thị trường ngoại hối nên được ghi nợ ( - ) trong cán cân thanh toán. Khi thu từ xuất
khẩu lớn hơn chi từ nhập khẩu hàng hóa thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi
thu từ xuất khẩu nhỏ hơn chi cho nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt.

Tất cả các số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa được ghi chép trong cán cân thanh
toán theo giá FOB hoặc FAS, việc trả cước phí thuộc trách nhiệm của người nhập khẩu.

Có thể phân hàng hóa thành các loại sau :

- Hàng hóa thông thường

- Hàng gia công, chế biến

- Hàng nhiên liệu và hàng mua tại cảng

- Hàng sữa chữa

- Hàng viện trợ

- Vàng phi tiền tệ, các kim loại và đá quý

- Hàng quân sự

Cán cân thương mại là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân thanh
toán vãng lai vì phần lớn thu chi quốc tế của một quốc gia là thu chi xuất nhập khẩu hàng
hóa.

2. Cán cân dịch vụ :

Cán cân dịch vụ bao gồm các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về : vận tải, du lịch,
bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và các hoạt
động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu
hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ cũng làm phát sinh cung ngoại tệ ( cầu nội tệ ) nên được ghi
vào bên có và mang dấu cộng ( + ), nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ ( cung
nội tệ ) nên được ghi vào bên nợ và mang dấu trừ ( -).

Theo tiêu chuẩn của IMF, dịch vụ được phân loại như sau :

- Dịch vụ vận chuyển, bao gồm : cước phí hành khách và các khoản khác ( tiền
thuê các phương tiện chuyên chở có kèm đội lái…)

- Dịch vụ du lịch, bao gồm : các chi phí khách sạn và nhà trọ, chi phí du lịch
khác ( nhà hàng, cửa hiệu, các chuyến đi tham quan và các chi phí khác…)
- Các dịch vụ khác, bao gồm :

+ Dịch vụ chính phủ : các giao dịch của các đại sứ quán, các nhà tư vấn, các
cơ quan quân sự và quốc phòng ; các giao dịch với các cơ quan khác như : các
phái đoàn viện trợ, phái đoàn du lịch chính phủ và các văn phòng thúc đẩy
thương mại.

+ Dịch vụ tư nhân : các dịch vụ thông tin và tin học, dịch vụ bưu chính viễn
thông, các dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, các chi phí bản quyền và giấy
phép, các dịch vụ tài chính, các dịch vụ kinh doanh khác, các dịch vụ phục vụ
cá nhân.

3. Cán cân thu nhập :

Cán cân thu nhập bao gồm thu nhập thu được từ 2 yếu tố sản xuất : lao động và vốn. Thu
nhập từ lao động gọi là thu nhập của người lao động, thu nhập từ vốn gọi là thu nhập đầu

- Thu nhập của người lao động : là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các thu
nhập khác bằng tiền hoặc hiện vật của người không cư trú trả cho người cư trú
và ngược lại.

- Thu nhập đầu tư, bao gồm :

+ Thu nhập đầu tư trực tiếp ( các khoản thu nhập và các khoản phân phối các
khoản thu nhập tái đầu tư )

+ Thu nhập dầu tư vào các giấy tờ có giá : thu nhập thu được do nắm giữ các
cổ phần, trái phiếu, các giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác.

+ Thu nhập đầu tư khác

Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phát sinh cung ngoại tệ
( cầu nội tệ ) nên được ghi vào bên có ( + ). Các khoản thu nhập trả cho người không cư
trú làm phát sinh cầu ngoại tệ ( cung nội tệ ) nên được ghi vào bên nợ ( - ).

4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều :


Cán cân này ghi chép lại các chuyển giao không hoàn lại ( viện trợ, quà tặng, và các
chuyển giao khác bẳng tiền hoặc hiện vật ) giữa người cư trú và người không cư trú, bao
gồm :

- Chuyển giao khu vực chính phủ :

+ Các khoản chuyển giao không hoàn lại ( các khoản viện trợ bằng tiền hoặc
bằng hàng như quà tặng, thực phẩm, quần áo, thuốc men và các hàng hóa tiêu
dùng khác với mục đích cứu trợ ).

+ Các chuyển giao khác : bao gồm các chuyển giao chính phủ của nước lập
báo cáo về người không cư trú, như về an ninh xã hội, thuế…

- Các chuyển giao khu vực phi chính phủ : bao gồm cả hai giao dịch như đã nêu
ở trên nhưng hai bên giao dịch là các cá nhân và các tổ chức phi chính phủ.

+ Tiền của người lao động : những khoản chuyển tiền của công nhân lao động
nước ngoài hơn 1 năm chuyển về nước. Tiền lương của người lao động ở
nước ngoài dưới 1 năm cần phải hoạch toán trong mục thu nhập của người lao
động.

+ Các khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ bằng tiền hoặc trợ giúp
dưới hình thức kỹ thuật…

Các khoản chuyển giao vãng lai 1 chiều phát sinh sự phân phối lại thu nhập giữa người
cư trú và người không cư trú. Các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ ( cầu nội tệ )
nên được ghi vào bên có ( + ), các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ ( cung nội tệ )
nên được ghi vào bên nợ ( - ).

Cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều được gọi là
cán cân vô hình.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN VÃNG LAI

Cán cân vãng lai bao gồm bốn cán cân bộ phận cấu thành nên, do đó bất kì một nhân tố
nào tác động lên một trong bốn cán cân bộ phận cũng sẽ tạo ra một sự thay đổi trong cán
cân vãng lai.

A. Cán cân thương mại hàng hóa


Những yếu tố tác động chủ yếu đó là :

1.Tác động của tỷ giá :

Tỷ giá tác động trực tiếp lên cán cân thương mại và cán cân dịch vụ, do đó khi tỷ giá thay
đổi thì cán cân thương mại và cán cân dịch vụ cũng thay đổi theo. Cán cân thu nhập và
cán cân chuyển giao vãng lai một chiều không chịu tác động của tỷ giá

Tỷ giá được định nghĩa trong trường hợp này là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ,
như vậy, phá giá (hay giảm giá ) nội tệ được thể hiện bằng việc tăng tỷ giá.

Phá giá đồng tiền trực tiếp làm tác động đến cán cân thương mại thông qua tác động của
nó đến các khoản thu xuất khẩu và chi nhập khẩu. Cán cân thương mại bằng giá trị xuất
khẩu trừ ( - ) giá trị nhập khẩu, việc phá giá đồng tiền có cải thiện cán cân thương mại
hay không tùy thuộc vào những khoản thanh toán cho nhập khẩu có lớn hơn so với các
khoản thu từ hàng xuất khẩu hay không.

2.Tác động của lạm phát :

Với các nhân tố khác không đổi, nếu tỉ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài sẽ
làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa cùng loại của nước đó trên thị trường quốc tế. Vì
thế khối lượng hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm theo, kéo theo các khoản thu từ xuất
khẩu cũng giảm. Mặt khác, nhập khẩu lại trở nên đắt hơn, các khoản thu từ xuất khẩu
không đủ để bù đắp cho các khoản chi phải trả cho nhập khẩu. Kết quả là cán cân thương
mại bị thâm hụt nặng, do vậy cán cân vãng lai cũng bị ảnh hưởng xấu.

Hơn nữa, lạm phát cao còn làm cho sản xuất trong nước bị trì trệ, tư bản của nước ngoài
và trong nước có xu hướng chạy ra nước ngoài để tránh hậu quả của lạm phát. Do đó,
ngoại hối bị đầu cơ mạnh mẽ, tỷ giá tăng vọt. Bản thân tiền không thể phát huy được
chức năng phương tiện tính toán, thậm chí cũng không thể phát huy được chức năng
phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán, xã hội lúc đó sẽ dùng vàng hay ngoại tệ
làm phương tiện thay thế. Như vậy, lạm phát cao sẽ tác động tới tất cả các hoạt động kinh
tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đội ngoại của đất nước.

3.Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng :

Với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước
tăng sẽ khuyến khích sản xuất trong nước và tăng khối lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu
tính bằng nội tệ và ngoại tệ cũng tăng. Khi giá trị xuất khẩu tăng tạo thêm nguồn thu cho
cán cân vãng lai và do đó sẽ cải thiện được cán cân vãng lai

4.Thu nhập của người không cư trú :

Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế của người không cư trú tăng làm
tăng cầu xuất khẩu bởi người không cư trú. Dó đó, làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại
tệ và làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ. Thâm hụt của cán cân vãng lai và
cán cân thanh toán sẽ được bù đắp bởi một lượng tăng lên trong cán cân thương mại.

5.Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu :

Áp dụng biện pháp này nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng cải thiện
cán cân thương mại. Đồng thời, vì nhập khẩu bị hạn chế nên người dân quay sang tiêu
dùng hàng nội địa thay cho việc sử dụng hàng hóa ngoại nhập, dẫn đến sản lượng và thu
nhập trong nước tăng, sản xuất có điều kiện mở rộng

Nhưng, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ bị giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế
quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như là áp dụng các hàng rào phi thuế quan
như : yêu cầu về chất lượng hàng hóa… Kết quả là giảm cầu nội tệ, cán cân thương mại
bị suy giảm.

B. Cán cân thương mại phi hàng hóa :

Chế độ chính sách và pháp lý trong các ngành dịch vụ Việt Nam là tập hợp các nhân tố
quan trọng có ảnh hưởng đối với đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và
ngoài nước của nền kinh tế Việt Nam, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân dịch
vụ trong tài khoản vãng lai.

Các quy định về chính sách, thủ tục gửi tiền và nhận tiền, thuế… Chính sách đối với Việt
kiều… ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

TỰ DO HÓA CÁN CÂN VÃNG LAI

Việc tự do hóa giao dịch vãng lai được quy định cụ thể trong Nghị định 131/NĐ-CP của
Chính phủ vào tháng 10.2005 và với Pháp lệnh Ngoại hối 12.2006 được ban hành thì vấn
đề này lại được một lần nữa khẳng định. Theo điều 5 của Nghị định pháp lệnh ngoại hối
12.2006, Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai :
“Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch
vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các
quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên
tắc sau:

1. Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài
phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai;

2. Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy
định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các
giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy
tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.

3. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư
trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn
thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam”.

Theo điều VIII Điều lệ IMF, các quốc gia thành viên không được áp dụng các biện pháp
nhằm cản trở các khoản thanh toán và chuyển tiền trong các giao dịch vãng lai. Trong
điều kiện cụ thể của nước ta, nguyên tắc tự do hóa vãng lai được hiểu là mọi tiếp cận
ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai được thực hiện một cách tự do. Các tổ chức tín
dụng được phép kinh doanh ngoại hối có trách nhiệm xác định giao dịch nào là giao dịch
vãng lai hợp pháp thì được quyền cung ứng các dịch vụ để người dân được tự do thanh
toán và chuyển tiền.

Các tổ chức tín dụng không có nghĩa vụ kiểm tra các chứng từ không liên quan trực tiếp
đến các giao dịch vãng lai, cụ thể là không cần phải yêu cầu xuất trình các chứng từ
chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam, mà chỉ cần
xem xét các chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của các giao dịch này.

Trong việc thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các tổ chức, cá nhân được
mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối để phục vụ cho các nhu
cầu thanh toán cho các giao dịch vãng lai trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ, được tự
do lựa chọn ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán cho các giao dịch vãng lai. Kiều hối được
chuyển về nước không hạn chế về số lượng, số lần gửi và loại ngoại tệ gửi, cá nhân có
ngoại tệ từ kiều hối chuyển về hoặc từ các nguồn khác thì được cất trữ, mang theo người,
được gửi tiết kiệm và được rút ra bằng ngoại tệ. Ngoài ra, công dân Việt Nam chuyển,
mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh, du lịch, công tác, trả
các loại phí, lệ phí cho nước ngoài, chuyển tiền thừa kế, định cư ở nước ngoài... chỉ cần
đến ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối làm thủ tục mà không cần phải xin giấy
phép của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Pháp lệnh, mức ngoại tệ không phải khai báo Hải quan là dưới 7.000 USD hoặc
đồng tiền khác có giá trị tương đương. Nếu người Việt Nam muốn mang ngoại tệ tiền mặt
vượt quá mức 7.000 USD, họ chỉ cần đến một ngân hàng và yêu cầu xác nhận để làm căn
cứ xuất trình cho Hải quan. Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận việc mang ngoại tệ ra
nước ngoài theo đề nghị của người có nhu cầu và có thể thu phí đối với dịch vụ này

Theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối, việc mua bán sử dụng ngoại tệ sẽ nới lỏng nhưng
cũng thắt chặt hơn. Nới lỏng cụ thể ở việc mua bán ngoại tệ sẽ không còn có nhiều giấy
phép như trước nhưng thắt chặt ở chỗ sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam sẽ siết
chặt lại, hàng hóa không được giao dịch, thanh toán, niêm yết và quảng cáo bằng ngoại
tệ. Điều này có nghĩa các báo giá ô tô, máy tính, hàng điện tử như hiện nay sẽ trở thành
bất hợp pháp. Các giao dịch bằng ngoại tệ chỉ được gói gọn ở một vài tổ chức được phép.

TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA CÁN CÂN VÃNG LAI ĐẾN VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA TỈ GIÁ ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU :

Từ năm 2002 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng mang tính chất hệ
thống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và
làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Năm 2007 thâm hụt tài khoản
vãng lai lên tới 6,9 tỷ USD, năm 2008 là 9 tỷ USD, năm 2009 là 7,3 tỷ USD (nguồn:
thống kê tài chính quốc tế của IMF). Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong khi cán cân
vốn không đủ bù đắp đã ảnh hưởng xấu đến dự trữ ngoại hối và đặc biệt làm cho tỷ giá
thiếu cơ sở để ổn định. Hiện tại cán cân vãng lai của Việt nam chủ yếu bao gồm cán cân
thương mại, cán cân chuyển khoản và dịch vụ, riêng dịch vụ có mức thu nhập nhỏ,
chuyển khoản giảm mạnh trong những năm gần đây, do đó thâm hụt tài khoản vãng lai
trong những năm qua gia tăng chủ yếu do thâm hụt thương mại lớn.

Nguyên nhân thâm hụt thương mại gia tăng trong những năm gần đây:

Từ khi Việt nam thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như hầu
hết các nền kinh tế chuyển đổi khác, việc tự do hóa các giao dịch thương mại quốc tế đã
làm cho thâm hụt thương mại tăng lên. Từ năm 2002 lại đây, cán cân thương mại luôn bị
thâm hụt. Năm 2002 cán cân thương mại thâm hụt 1,054 tỷ USD, năm 2006 là 2,77tỷ
USD, năm 2007 là 10,36 tỷ USD, năm 2008 là 12,28 tỷ USD, năm 2009 là 7,04 tỷ USD
(nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF, tính trên cơ sở hàng xuất theo giá FOB,
hàng nhập theo giá FOB). Nếu tính trên cơ sở hàng nhập theo giá CIF, thâm hụt thương
mại những năm gần đây còn lớn hơn.

Nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng trong những năm gần đó là do
sự bất cập mang tính chất cơ cấu dẫn đến sự mất cân đối thương mại của Việt nam, làm
hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. Theo tính toán tỷ lệ
nhập khẩu trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng. Tỷ lệ nhập
khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức cao dẫn tới thực tế là nếu muốn tăng xuất khẩu thì
nhất thiết phải tăng nhập khẩu. Nguyên nhân là do đầu tư quá ít vào các lĩnh vực hỗ trợ
phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây truyền sản xuất trong nước.Thực tế cho thấy Việt
nam chỉ là nơi thực hiện lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia, chưa trở thành cơ sở sản
xuất với giá trị gia tăng cao. Ngoài ra còn do chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện
theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và quốc tế. Do khủng hoảng tài
chính toàn cầu và suy thoái kinh tế làm thu hẹp nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt
nam…

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam:

Ngày 24/2/1999, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã có quyết định số
64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành
tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá
được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó
TGBQLNH của ngày hôm trước được áp dụng để các ngân hàng thương mại làm cơ sở
xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. Ngân hàng nhà nước quy định biên độ giao
dịch cho phép trong từng thời kỳ. Ngân hàng nhà nước trực tiếp can thiệp lên TTNTLNH
để tác động lên TGBQLNH hàng ngày.

Từ năm 2008, trước tình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt nam,
các dòng vốn vào Việt nam bị hạn chế, ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ
giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ, Tính đến
26/12/2008, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ
giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.

Ngày 26/11/2009, ngân hàng nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, đồng thời
nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961 VND/USD.

Ngày 10/2/2010, ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức
17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất tiền gửi tối đa
bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là
nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Có ý kiến cho rằng nên để đồng Việt nam mất giá nhiều hơn nữa để khuyến khích xuất
khẩu. Việc này lấy kinh nghiệm từ việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân tệ năm
1994. Song đặc điểm của nền kinh tế Trung quốc năm 1994 không giống như Việt Nam.
Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để phá giá tiền tệ. Đối với Việt
nam việc phá giá tiền tệ mạnh có thể liên quan đến 2 vấn đề, phá giá có lợi cho xuất khẩu
song giá đồng USD cao không có lợi cho nhập khẩu, nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất, vì cơ cấu thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu,
nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo.

You might also like