You are on page 1of 6

http://www.wattpad.com/440305?

p=8

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-tot-nghiep-ap-dung-he-thong-quan-ly-chat-
luong-toan-dien-tqm-tai-cong-ty-co-phan-sivico-.214437.html

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-thuc-tap-thuc-trang-ap-dung-iso-9000-tai-cong-
ty-giay-thuong-dinh-.214425.html

Các bước áp dụng ISO 9000 (tóm tắt)


Một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh
nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh
nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt
động lãng phí, kém hiệu quả Áp dụng ISO 9000 cho một tổ chức sẽ tiến hành theo 9
bước:

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo cần thấu hiểu ý
nghĩa của ISO 9000 trong việc phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định
mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể

Bước 2: Lập ban chỉ đạo dự án ISO 9000. Việc áp dụng ISO 9000 là một dự án lớn, vì
vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và
đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh
đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO
9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.

Bước 3: Ðánh giá thực trạng của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cần
rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng
và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc đánh giá này
làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế
hoạch thực hiện chi tiết

Bước 4: Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất lượng . Hệ thống tài liệu phải
được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều
hành của doanh nghiệp bao gồm: - Sổ tay chất lượng - Các qui trình và thủ
tục liên quan - Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết

Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo các bước:

- Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000

- Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng

- Xác định rõ trách nhiệm , quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ
thể
Bước 6: Ðánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:

- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến
hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết

- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức
Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá
trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp

- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của
hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức
Chứng nhận thực hiện.

Bước 7: - Đánh giá chứng nhận do tổ chức Chứng nhận tiến hành để đánh giá
tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001 và cấp chứng chỉ phù
hợp với tiêu chuẩn

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các vấn
đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và
cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ
thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 9004 để
cải tiến hệ thống chất lượng của mình.

Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000

· Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong
việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.

· Sự tham gia của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên
trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trò quyết định.

· Công nghệ hỗ trợ: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại
hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, ở các
doanh nghiệp có công nghệ hiện đại hơn ( thiết bị tiến tiến, ứng dụng công nghệ thông
tin,..) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và thuận tiện
hơn

· Chú trọng Cải tiến liên tục: các hành động cải tiến từng bước hay những hoạt
động đổi mới đều mang lại lợi ích thiết thực nếu được thực hiện thường xuyên

· Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp: Ðây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng nó
lại đóng vai trò quan trọng đối với tiến độ và mức độ thành công trong việc xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.

Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng ISO 9000
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên doanh nghiệp
thường gặp một số khó khăn sau đây:

· Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000
do các tổ chức chuyên môn tiến hành.

· Không khách quan khi đánh giá thực trạng hệ thống của mình để so sánh với các
yêu cầu của tiêu chuẩn

· Mất nhiều thời gian trong việc xây dựng văn bản và triển khai áp dụng hệ thống
Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp
các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành
những hoạt động lãng phí, kém hiệu quả.

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện
nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất
mạnh trong nước với hơn 1.400 đại lý phủ đều 64/64 tỉnh thành.

Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành
doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa
tại Việt Nam.

Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa
gồm:

* Sữa đặc

* Sữa bột cho trẻ em và người lớn

* Bột dinh dưỡng

* Sữa tươi

* Sữa chua uống

* Sữa đậu nành

* Kem
* Sữa chua

* Phô – mai

* Nước ép trái cây

* Bánh biscuits

* Nước tinh khiết...

Trụ sở chính

Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy
tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang
thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc,
khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia …

Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc
thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng.

Năm 1999, Công ty đã áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002”
và hiện nay Vinamilk đang áp dụng “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000” là phiên bản mới nhất trên thế giới hiện nay. Điều này đảm bảo rằng VINAMILK
luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng
thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và giữ vững vị trí dẫn đầu trong
ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam.

Năm 1976, lúc mới thành lập, Công Ty Sữa Việt Nam ( VINAMILK) có tên là Công Ty Sữa –
Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục thực phẩm và bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến
thực phẩm:

* Nhà máy sữa Thống Nhất

* Nhà máy sữa Trường Thọ

* Nhà máy sữa Dielac

* Nhà máy Cà Phê Biên Hoà

Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và
đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai
nhà máy trực thuộc, đó là:

* Nhà máy bánh kẹo Lubico.


* Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi ( Đồng Tháp).

* Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc:

* Nhà máy sữa Thống Nhất.

* Nhà máy sữa Trường Thọ.

* Nhà máy sữa Dielac.

Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công
Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa
và các sản phẩm từ sữa.

Năm 1994, Công Ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội
để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy:

* Nhà máy sữa Thống Nhất.

* Nhà máy sữa Trường Thọ.

* Nhà máy sữa Dielac.

* Nhà máy sữa Hà Nội.

Năm 1996, Xí Nghiệp liên doanh sữa Bình Định tại Qui Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản
phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung.

Năm 2000, công ty đã tiến hành xây dựng thêm:

* Nhà máy sữa Cần Thơ.

* Xí nghiệp Kho Vận.

* Năm 2002, công ty xây dựng thêm:

* Nhà máy cổ phần sữa Sài Gòn.

* Nhà máy sữa Nghệ An.

Trải qua quá trình hoạt động và phát triển suốt gần 25 năm qua, Vinamilk đã trở thành một
doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam, Những danh hiệu cao
qúy mà Vinamilk đã được nhận là:

* Danh hiệu Anh Hùng Lao Động


* Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.

* Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam“ từ 1997 – 2000 (bạn đọc báo Sài Gòn
Tiếp Thị bình chọn).

* Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng tiêu dùng Việt Nam” từ 1995 – 2000 (bạn đọc báo đại đoàn
kết bình chọn)

You might also like