You are on page 1of 26

Ngành xi măng

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ
VIỆT NAM

KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP


TRUNG TÂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
BÁO CÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TRÀ MY
**********
THÁNG 09/2010

Các thông tin sử dụng trong bản báo cáo này được lấy từ các nguồn chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, tuy nhiên chúng tôi
không đảm bảo tuyệt đối độ chính xác của thông tin. Báo cáo chỉ có giá trị tham khảo và lưu hành nội bộ ACB

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 1/26


Ngành xi măng

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH

Xi măng là 1 trong những ngành công nghiệp đầu tiên của Việt Nam với công ty đầu tiên được
thành lập vào ngày 25/12/1889.

Ngành xi măng đóng góp hàng năm vào GDP khoảng 10-12%, đây là ngành công nghiệp chiến lược
trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta.

Cung – cầu ngành xi măng VN


Đến cuối năm 2009, Bộ Xây dựng cho biết: cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng, với
tổng công suất thiết kế 57,4 triệu tấn được đầu tư và đưa vào khai thác.

Đến năm 2010, với 105 nhà máy sản xuất xi măng, tổng công suất xi măng thiết kế: 61 triệu
tấn/năm nhưng trong năm 2010, theo kế hoạch các DN chỉ sản xuất ở mức 53 triệu tấn. Trong khi
đó, ước tính nhu cầu xi măng cả nước trong năm nay chỉ vào khoảng 50 triệu tấn => theo ước tính
lượng xi măng thừa trong năm nay sẽ vào khoảng 3 triệu tấn.

Năm 2011, với dự kiến 12 dây chuyền mới hoàn thành, đưa vào khai thác, sản lượng xi măng sản
xuất sẽ vượt nhu cầu 8 triệu tấn.

Năm 2012, dự kiến sản lượng xi măng sản xuất vượt 15 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ khi có
thêm 7 dây chuyền mới đưa vào khai thác.

Đến năm 2015, so với nhu cầu, lượng xi măng sản xuất trong nước sẽ vượt khoảng 14 triệu tấn.

Năng lực sản xuất một số công ty trong ngành


ST Công suất hiện tại Công suất
Tên cty Tổng vốn đầu tư
T (triệu tấn/năm) tương lai
1 CTCP Xi măng Hà Tiên 1 1.5 5.3
2 CTCP Xi măng Hoàng Thạch 2.3 3.5
3 CTCP Xi măng Bỉm Sơn 4.085.000 trđ 1.8 3.8
4 Cty liên doanh xi măng Holcim VN 7.480.000 trđ 3.6 3.6
5 CT xi măng Chinfon – Hải Phòng 7.650.000 trđ 2.4 3.8
6 CT xi măng Hà Tiên 2 (Kiên Giang) 1.1 3.85
7 CT Xi măng Hải Phòng 1.4 1.4
8 CT Xi măng Hà Tiên 2 (Cần Thơ) 0.7
9 CT Liên doanh xi măng Nghi Sơn 6.341.000 trđ 2.15 4.3
10 CT xi măng Hải Vân 0.6 4.87
11 CT Xi măng Bút Sơn 2.800.000 trđ 1.4 3.0

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2/26


Ngành xi măng

Những tác động của kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng đến tình hình sản xuất
kinh doanh ngành xi măng năm 2009:

Khó khăn
- Tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng lớn làm cho giá xuất
khẩu và thị trường xuất khẩu trong nước giảm mạnh và thu hẹp.

- Tỷ giá ngoại tệ, lãi suất cơ bản tăng đột biến.

- Giá nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng …tăng cao, đặc biệt là giá than tăng 63% do thực hiện theo
cơ chế thị trường trong khi giá bán xi măng vẫn giữ nguyên nên đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh.

- Thị trường bất động sản ảm đạm, chưa có nhiều khởi sắc.

- Thị trường XM VN bắt đầu bước vào thời kỳ Cung vượt Cầu => cạnh tranh quyết liệt do một số
nhà máy XM mới của các thành phần kinh tế khác ngoài Vicem bắt đầu đi vào hoạt động.

- Biến đổi khí hậu dẫn đến mưa, lũ lụt, triều cường nhiều hơn và cường độ tàn phá lớn hơn so với
những năm trước đây, đặc biệt là khu vực miền Trung và Nam Bộ dẫn đến nhu cầu xi măng
giảm so với dự báo.

Thuận lợi
- Chính sách kích cầu và các giải pháp chống suy thoái kinh tế của Chính phủ như: hỗ trợ lãi
suất…

- Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2009 ước đạt khoảng 5,32%, cao hơn so với mục tiêu
Quốc hội đề ra (5%) trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%.

- Chỉ số tiêu dùng bình quân năm 2009 (CPI) tăng khoảng 6,88% so với năm 2008 và thấp hơn
mục tiêu đề ra 7%.

- Ước thực hiện 2009, sản phẩm tiêu thụ xi măng toàn xã hội tăng 13,3% so với năm 2008.

Tình hình sản xuất - kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010

Thuận lợi:
- Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, GDP cả nước 6 tháng đầu năm đạt khoảng
6,1%; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6 – 6,7%.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 3/26


Ngành xi măng

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 337.000 tỷ đồng, bằng 43,5% GDP, trong đó vốn đầu tư
nước ngoài trực tiếp (FDI) đạt 7,9 tỷ USD, tăng 43% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ
năm 2009.

- Dự báo nhu cầu XM năm 2010 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2009.

(Nguồn: công thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24/6/2010).

Khó khăn
- Nhập siêu ước đạt 6,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, riêng tháng 6 nhập siêu 1,2 tỷ USD.

- Giá các vật tư nhiên liệu đầu vào như giá than tăng 60%, dầu MFO, ADO tăng 40%, vỏ bao
tăng 10%, hạt nhựa PP tăng 18% và giấy Kraft tăng 12%.

- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng năm 2010 tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009.

- Nguồn cung XM toàn xã hội tăng khoảng 40% so với nhu cầu XM trong 6 tháng đầu năm 2010,
thị trường XM ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

- Trong 6 tháng đầu năm nguồn cung toàn xã hội tăng khoảng 10 triệu tấn, dẫn đến cung lớn hơn
cầu.

- Các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải giữ ổn định giá bán xi măng, trong khi giá một số
nguyên, nhiên vật liệu tăng lên làm cho lợi nhuận nhiều doanh nghiệp suy giảm, khó khăn khi
thực hiện trả nợ vốn vay đầu tư.

- Các yếu tố bất lợi như điện phục vụ cho sản xuất bị tiết giảm làm cho SX không chỉ ngành xi
măng ảnh hưởng đến khó khăn mà còn làm hạn chế tốc độ thi công, xây dựng các công trình và
nhu cầu xi măng.

II. PHÂN TÍCH NGÀNH:

1. Cơ sở pháp lý và các chính sách của Nhà nước đối vối ngành xi măng
- Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thông qua chiến lược phát triển
ngành xi măng đến năm 2010 và có định hướng tới năm 2020.

- Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg v/v Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản làm xi măng ở VN đến năm 2020.

- Văn bản số 870/BXD-KHTC của Bộ xây dựng đề nghị với Bộ tài chính giảm thuế nhập khẩu
clinker.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 4/26


Ngành xi măng

- Quyết định số 29/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành, với nội dung điều chỉnh mức thuế
suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,
trong đó có thuế nhập khẩu clinker. Theo đó, thuế nhập khẩu các loại thuộc nhóm xi măng
Portland, xi măng nhôm, xi măng xỉ (xốp), xi măng super sulfat và xi măng chịu nước (xi măng
thủy lực) tương tự, đã hoặc chưa pha màu hoặc ở dạng clinker…đã được điều chỉnh xuống 0%.

- Theo Công văn 1054/BXD-VLXD do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký gửi
UBND 14 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên-Huế trở ra, thì trước tình hình đầu tư dự án xi măng
như hiện nay, Bộ đề nghị UBND các tỉnh không đăng ký đầu tư thêm các dự án xi măng trong
giai đoạn từ nay đến năm 2015, nhằm phát huy hết công suất thiết kế và nâng cao tính hiệu quả
các dự án xi măng đang triển khai.

- Văn bản của Bộ Xây dựng gửi các tỉnh thành phố ngừng đăng ký các dự án xi măng đến năm
2020.

- Bộ Xây dựng cho biết hiện đang lập quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2025 để trình Thủ tướng – Đây là lần thứ 4 trong vòng 12 năm, Thủ tướng sẽ
phải ký quy hoạch và điều chỉnh vì nguyên nhân sản lượng dư thừa so với nhu cầu cũng như các
quy hoạch trước bị phá vỡ.

2. Trình độ công nghệ & Nguồn nhân lực

a. Công nghệ
Hiện tại, công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam được xếp ở mức trung bình so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Công đoạn nung luyện clinker xi măng PC là công đoạn lớn nhất và
chủ yếu nhất của mọi nhà máy sản xuất xi măng => sự khác biệt lớn về công nghệ giữa các nhà máy
xi măng là nằm ở công đoạn này. Hiện nay, có 2 công nghệ chính khá phổ biến: lò đứng và lò quay
với phương pháp khô và ướt.

- Công nghệ lò đứng: xuất hiện ở VN từ thập niên cuối thế kỷ trước khi được du nhập từ Trung
Quốc, năng suất từ 40.000-88.000 tấn/năm. Do đặc điểm công nghệ lạc hậu, trình độ thấp và
đầu tư nhỏ, công nghệ lò đứng tồn tại nhược điểm gây ô nhiễm môi trường và sử dụng khối
lượng lớn nhân công. Thêm vào đó, chất lượng xi măng không bằng xi măng từ công nghệ lò
quay. Từ năm 2010 trở đi, công nghệ lò đứng sẽ bị cấm hoạt động. Công nghệ này tập trung chủ
yếu ở Hải Dương và các nhà máy xi măng vừa và nhỏ. Có khoảng 50 nhà máy đang tập trung
chuyển đổi từ công nghệ lò đứng sang lò quay.

- Công nghệ lò quay: là công nghệ mà trong ống trụ nghiêng nhẹ quay luôn quay quanh trục dọc
khi nung, bụi đá vôi được nung ở nhiệt độ 1450 oC và trở thành clinker xi măng. Quá trình quay

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 5/26


Ngành xi măng

để vận chuyển và cung cấp khí. Một cái lò như vậy có thể có chiều dài lên tới 100 m. Với kiểu
lò này, đá vôi được nạp từng ít một vào lúc cuối, sau đó đến quá trình quay, và được vận chuyển
từ từ ra khỏi lò. Tất cả các thành phần truyền động đều phải được đặt ở vị trí nghiêng tương
ứng.

Có 2 phương pháp ướt và khô, sự khác biệt giữa 2 phương pháp: Phương pháp khô chế tạo xi măng
cho phép nung bột liệu trong các lò nung - là hỗn hợp đồng nhất của đá vôi (đá phấn), đất sét (hoặc
các khoáng alumo-silicat khác) và phụ gia sắt - trợ dung (pirit sắt...). Trong phương pháp ướt, việc
nghiền các thành phần nguyên liệu và làm đồng nhất chúng tiến hành trong nước. Nước sẽ bay hơi
đi, bởi vì nung clinke diễn ra ở nhiệt độ nung kết 1350 - 1550oC. Để nước bay hơi phải cần tới trên
30% chi phí nhiên liệu.

- Lò quay phương pháp ướt: Công nghệ nung luyện clinker bằng lò quay phương pháp ướt đang
được sử dụng để sản xuất clinker tại Bỉm Sơn dây chuyền 1, Hà Tiên 2 dây chuyền 1,2. Công
nghệ nung luyện clinker bằng lò quay phương pháp ướt đòi hỏi tiêu thụ nhiệt năng lớn, hiệu quả
sử dụng năng lượng và khả năng thu hồi nhiệt năng thấp.

- Lò quay phương pháp khô có tháp trao đổi nhiệt: Công nghệ nung luyện clinker bằng lò quay
phương pháp khô có tháp trao đổi nhiệt đang được sử dụng để sản xuất clinker tại Hoàng Thạch
dây chuyền 1, Hà Tiên 2 dây chuyền 3. Công nghệ này đòi hỏi tiêu thụ nhiệt năng thấp hơn và
hiệu quả sử dụng nhiệt năng cao hơn so với công nghệ nung bằng lò quay phương pháp ướt.

Lò quay phương pháp khô hiện đại có tháp trao đổi nhiệt, thiết bị tiền nung và ghi làm
lạnh hiệu quả cao

Công nghệ nung luyện clinker bằng lò quay phương pháp khô hiện đại có tháp trao đổi nhiệt,
thiết bị tiền nung và ghi làm lạnh hiệu quả cao đang được sử dụng để sản xuất clinker tại Hoàng
Thạch dây chuyền 2, Bỉm Sơn dây chuyền cải tạo, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng
mới. Đây là công nghệ nung đòi hỏi tiêu thụ nhiệt năng thấp nhất, hiệu quả sử dụng năng lượng
cao nhất và có khả năng thu hồi nhiệt cao nhất so với 2 công nghệ nung nêu trên.

Ngành xi măng Việt Nam đang được đầu tư đúng hướng dần loại bỏ xi măng lò đứng, xi măng
lò quay phương pháp ướt. Đến năm 2010 xi măng lò quay chiếm khoảng 95,83%, lò đứng còn
4,27%. Xi măng lò quay đầu tư mới có công suất tương đương 1 triệu tấn trở lên chiếm khoảng
94,36%. Các dự án xi măng đều lựa chọn các giải pháp nâng cao mác xi măng, giảm tiêu hao nhiên
liệu, nguyên liệu, tận dụng nhiệt thừa chạy máy phát điện, sử dụng phế thải làm nhiên liệu, phụ gia,
bảo vệ môi trường...

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 6/26


Ngành xi măng

b. Quy trình sản xuất xi măng

(Tham khảo quy trình sản xuất xi măng của cty xi măng Hải Phòng: Công nghệ: Lò quay, phương
pháp khô của Đan Mạch với công suất thiết kế 1,4 triệu tấn/năm).

Hệ thống lò nung clinker và hệ thống nghiền là 2 vị trí trọng yếu trong quá trình sản xuất xi măng
bằng lò quay, phương pháp khô kiểu mới. Năng lượng tiêu hao trong quá trình này chiếm 97% tổng
năng lượng cần dùng để sản xuất xi măng.

(i) Hệ thống lò nung


Bao gồm hệ thống tháp trao đổi nhiệt, buồng phân hủy calciner, lò quay, hệ thống làm nguội clinker
và hệ thống vòi đốt, trong đó tiêu hao chủ yếu là tiêu hao về nhiên liệu và điện.

Hệ thống trao đổi nhiệt: Tác dụng chủ yếu của hệ thống trao đổi nhiệt bao gồm các cyclone là tận
dụng một cách hiệu quả và triệt để nhiệt có trong dòng khí nóng đi ra khỏi calciner và lò quay để
gia nhiệt bột liệu làm bột liệu nóng lên và một phần được phân hủy, sau đó đi vào buồng phân hủy

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 7/26


Ngành xi măng

calciner hoặc lò quay để tiếp tục gia nhiệt, phân giải và tạo khoáng, hoàn thành việc nung luyện
clinker. Vì vậy nó cần phải có đủ tính năng làm cho cả hai pha khí và rắn phân bố đồng nhất, nhanh
chóng trao đổi nhiệt, phân ly có hiệu quả cao. Hệ thống ống dẫn liên kết trong hệ thống được thiết
kế đảm bảo về thời gian và không gian trao đổi nhiệt, đồng thời phân bố tốt, đồng đều nguyên liệu.
Tác dụng chủ yếu của cyclone là làm phân ly hạt liệu, quá trình có liên quan trực tiếp đến hiệu quả
nhiệt của hệ thống.

Buồng phân hủy: Calciner là hạt nhân của hệ thống trao đổi nhiệt, trong đó hoàn thành một loạt
quá trình: đốt nhiên liệu, phân huỷ chất cacbonat, làm chuyển động hai pha rắn và lỏng, trộn đều
phân tán trao đổi nhiệt, chuyển chất…, đồng thời kèm theo thay đổi về nồng độ vật liệu, kích thước
hạt cũng như thay đổi về lưu lượng, thành phần và trường nhiệt độ của khí. Khoảng 60% nhiên liệu
dùng trong hệ thống nung đốt clinker xi măng được sử dụng trong Calciner, vì vậy Calciner có kết
cấu hợp lý, tính năng ưu việt thì có thể thực hiện khả năng đốt cháy triệt để các loại nhiên liệu khác
nhau.

Hệ thống lò quay:

Tại lò quay, nhiệt lượng cháy của nhiên liệu làm nâng nhiệt độ nguyên liệu, làm thành phần
cacbonat canxi hoàn toàn bị phân huỷ thành oxit canxi sau đó cùng với các thành phần khác được
nung luyện ở nhiệt độ 1400oC thiêu kết thành clinker. Thông qua rất nhiều chứng minh thực tiễn,
loại lò quay ngắn hai bệ đỡ có tỷ lệ chiều dài và đường kính L/D < 12,5 ngày càng thu hút được
quan tâm vì yếu tố tiết kiệm nhiệt nung và năng suất riêng của lò khá cao.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 8/26


Ngành xi măng

Hệ thống lò quay
Ưu điểm nổi trội của loại lò ngắn hai bệ đỡ là tiết kiệm năng lượng, tổn thất toả nhiệt chênh lệch so
sánh với lò cùng quy cách vào khoảng 16.7 kJ 4kCal/kg clinker, ngoài ra còn có hàng loạt ưu điểm
về chi phí sản xuất thiết bị, chi phí xây dựng thấp.

Vòi đốt
Vòi đốt là một thiết bị công nghệ quan trọng. Nó ảnh hưởng mạnh đến tiêu hao nhiệt và tính năng
vận hành của hệ thống lò nung, do đó ảnh hưởng đến chất lượng clinker và hàm lượng các chất có
hại thải ra môi trường. Một vòi đốt tốt đầu tiên cần phải có nhiệt độ ngọn lửa đủ cao để sản xuất ra
clinker có chất lượng tốt; đồng thời còn có yêu cầu nhiệt độ đỉnh ngọn lửa phải ổn định để duy trì
vỏ lò ổn định nhằm kéo dài tuổi thọ của gạch chịu lửa; hình dạng ngọn lửa phải điều chỉnh dễ dàng,
bảo đảm cháy hoàn toàn nhiên liệu, giảm lượng CO sinh ra ở đuôi lò; đồng thời khi thiết kế vòi đốt
phải cố gắng giảm thiểu gió I để giảm tiêu hao nhiệt và giảm thiểu thải ra NOx.

Ghi làm nguội Cooler: Công dụng của ghi làm nguội là sử dụng gió mát để làm nguội clinker có
nhiệt độ cao xuống nhiệt độ thấp. Khi đó, gió nguội bị gia nhiệt nóng lên trở thành gió II. Gió II vào
lò để đốt nhiên liệu, giảm nhiệt lượng thoát ra ngoài, từ đó giảm tổn thất năng lượng.

Ghi làm nguội trải qua thế hệ thứ I với thông gió trong buồng gió lớn, thế hệ thứ II với thông gió
trong buồng gió nhỏ, thế hệ thứ III với dầm phụt khí cấp gió, đến thế hệ thứ IV với thông gió đơn
nguyên theo hướng đứng. Ghi làm nguội không rò liệu kiểu hành tiến thế hệ IV tránh được clinker
lọt qua ghi rơi xuống tạo thành trở lực theo hướng đứng, có lợi cho việc thông gió đều đặn. Hiệu
suất thu hồi nhiệt của ghi làm nguội thế hệ IV trên 74%, so với mức vận hành thực tế hiện nay của
ghi thế hệ III là 68 ~ 70%, có thể tiết kiệm tiêu hao nhiệt 61.9 ~ 92,8kJ/kg cứ nâng cao 1% hiệu suất
thu hồi nhiệt thì có thể giảm tiêu hao nhiệt 15.5kJ/kg.

(ii) Hệ thống nghiền xi măng


Hiện nay, công nghệ nghiền xi măng phát triển theo xu hướng giảm tiêu hao năng lượng nghiền. Do
tiêu hao năng lượng nghiền khá lớn, khoảng 60%, để sản xuất xi măng bao gồm cả nghiền liệu và

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 9/26


Ngành xi măng

clanhke, phụ gia và tập trung chủ yếu ở thiết bị nghiền bi. Thông thường một số nhà máy sử dụng
các thiết bị sau:

Hệ thống nghiền xi măng


- Sử dụng thiết bị phân ly hiệu suất cao, có khả năng làm nguội và kết hợp với cụm thiết bị thu
hồi sản phẩm việc lắp đặt thiết bị phân ly cho phép nâng công suất 10 - 25%. Sau khi tách các
hạt mịn bằng máy phân ly, thì máy nghiền hoạt động hiệu quả hơn khi nghiền các hạt thô. Hiệu
quả chủ yếu của các giải pháp này cho phép tăng năng suất nghiền, giảm tiêu hao điện năng,
giảm tiêu hao vật nghiền và chi phí đầu tư thấp.

- Bổ sung thiết bị nghiền sơ bộ, nhằm đảm bảo kích thước liệu đầu vào <3 mm tối đa 5 mm. Giải
pháp này cho phép tăng năng suất nghiền cho phép nâng công suất 15 – 25% với dải cỡ hạt
chụm hơn, đồng thời làm tăng đáng kể độ mịn của sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng nghiền.
Tuy nhiên, khi thiết kế thành hệ thống nghiền liên hợp, thì không những không tiết kiệm được
điện năng, ngược lại do tăng thêm thiết bị nên còn làm tiêu tốn thêm điện năng. Nếu sử dụng
cán ép với quy cách đủ lớn, thì nên thiết kế thành hệ thống nghiền liên hợp, tức tăng thêm thiết
bị sơ tuyển hạt thô, nhằm tuyển bộ phận hạt mịn đi ra khỏi bộ phận máy cán ép đưa vào nghiền
tiếp tục cho máy nghiền bi, nếu không thì lượng tuần hoàn sẽ quá nhiều, lượng hạt mịn qua máy
cán ép quá nhiều, máy cán ép khó vận hành ổn định làm giảm hiệu quả. Nói chung, kinh nghiệm
lựa chọn là nếu tiêu hao điện đơn vị của máy cán ép 6 kwh/t, thì sử dụng hệ thống nghiền trước
tuần hoàn; Nếu tiêu hao điện đơn vị của máy cán ép 7kwh/t, thì sử dụng nghiền liên hợp.

- Thay thế máy nghiền bi bằng các thiết bị nghiền khác nghiền đứng – con lăn, nghiền Horomill.
Giải pháp này cho phép tăng năng suất nghiền, đồng thời làm tăng độ mịn của sản phẩm, giảm
tiêu hao năng lượng nghiền.

3. Sản phẩm
Sản phẩm chính của ngành xi măng hiện nay gồm Clinker xi măng Poóclăng thương phẩm, xi măng
thông dụng, xi măng đặc biệt và một số sản phẩm phụ khác như gạch chịu lửa, đá granit, …

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 10/26


Ngành xi măng

- Clinker xi măng Poóclăng là sản phẩm thu được sau khi nung hỗn hợp nguyên liệu có thành
phần cần thiết đến kết khối để tạo thành các khoáng chủ yếu gồm canxi silicát độ kiềm cao cũng
như canxi aluminát và canxi alumôferít.

- Xi măng thông dụng gồm có: Xi măng Portland chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ
gia thạch cao. Ví dụ: PC 30, PC 40, PC 50, xi măng Portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính
là clinker và thạch cao, ngoài ra còn một số thành phần phụ gia khác như đá pudôlan, xỉ lò. Ở
thị trường các loại xi măng này có tên gọi như PCB 30, PCB 40. Việt Nam đã xây dựng hệ
thống tiêu chuẩn về xi măng Portland dựa trên tiêu chuẩn chung của quốc tế như:

+ TCVN 6282:1992: Xi măng Portland

+ TCVN 5691:1992: Xi măng Portland trắng

+ TCVN 6067:1995: Xi măng Portland bền sunfat

+ TCVN 6069:1995: Xi măng Portland ít tỏa nhiệt

 TCVN 6260:1997: Xi măng Portland hỗn hợp


- Các xi măng đặc biệt là những xi măng có tính chất đặc biệt như xi măng trắng, xi măng bền
sunfat, xi măng Portland ít tỏa nhiệt…

Theo đánh giá của Hiệp hội xi măng Việt Nam, chất lượng Clinker và xi măng của Việt Nam
hiện nay được đánh giá ở mức trung bình trên thế giới và khu vực, sản phẩm chưa phong phú,
tính cạnh tranh còn yếu mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ bản trong nước.

Xi măng là vật liệu quan trọng nhất trong ngành xây dựng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang
tiến hành nghiên cứu các sản phẩm mới, đảm bảo độ bền và đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến
môi trường, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào có thể thay thế xi măng.

4. Các yếu tố đầu vào


Các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng Portland gồm có: đá vôi, đá/đất sét.

- Đá vôi: cả nước hiện có hơn 190 mỏ đá vôi có đủ điều kiện làm nguyên liệu cho sản xuất xi
măng với tổng trữ lượng khoảng 22 tỷ tấn. Trong đó, đá vôi đạt phẩm chất cao khoảng 4 tỷ tấn,
28 mỏ có trữ lượng trên 100 triệu tấn, 19 mỏ có trữ lượng từ 20-100 triệu tấn. Các mỏ đều đang
được khai thác để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xi măng.

Các mỏ đá vôi có trữ lượng lớn, chất lượng cao tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Đông
Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Điều này đã gây nên tình trạng “thừa chỗ này,
thiếu chỗ khác”.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 11/26


Ngành xi măng

- Than: Tiềm năng khai thác than Việt Nam khá lớn với tổng trữ lượng trên 220 tỷ tấn (Quảng
Ninh: 10,5 tỷ tấn trong đó 3,5 tỷ tấn nằm ở độ sâu dưới 300m và mỏ than vùng Đồng bằng sông
Hồng 210 tỷ tấn trải rộng trên diện tích 3.500 km2 nằm ở độ sâu 100-3.500m. Trữ lượng than
của Việt Nam tuy lớn nhưng phần có thể khai thác không nhiều. Khả năng khai thác tốt nhất là
ở phần trữ lượng 3,5 tỉ tấn nằm ở độ sâu dưới 300 m đã được thăm dò chi tiết ở khu mỏ Quảng
Ninh. Nhưng khu mỏ này đã được khai thác từ cách nay 100 năm và với sản lượng trên 32 triệu
tấn mỗi năm như hiện nay, cộng với tỷ lệ than thất thoát đến 15-20%, thì chẳng bao lâu những
mỏ than có khả năng khai thác tốt nhất ở đây sẽ bị cạn kiệt.

Với dự báo của Bộ Công thương, nhu cầu tiêu thụ than trong nước năm 2010 là 37 triệu tấn,
tổng sản xuất 47 triệu tấn, có thể xuất khẩu 10 triệu tấn; năm 2015, tổng nhu cầu than là 94 triệu
tấn, trong khi tổng sản xuất là 60 triệu tấn, còn thiếu 34 triệu tấn, đến năm 2025, nhu cầu tăng
lên 308 triệu tấn, trong khi tổng sản xuất là 80 triệu tấn => Đến năm 2015 Việt Nam phải nhập
khẩu than đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Trước đây, Nhà nước bao cấp giá than bán cho ngành xi măng, nhưng từ năm 2006, Nhà nước
đã cho phép tăng giá than và đến đầu năm 2007, giá than bán cho ngành xi măng đã tăng 20%.
Năm 2008, giá than bán cho ngành xi măng được Chính phủ cho phép điều chỉnh theo giá thị
trường => điều này làm gia tăng chi phí giá vốn hàng bán của ngành xi măng.

5. Thị trường đầu ra


Thị trường nội địa: Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế. Việc xây dựng hạ
tầng cơ sở, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, các công trình công cộng và nhà ở
của các tầng lớp dân cư sẽ đòi hỏi một khối lượng xi măng ngày càng lớn => thị trường nội địa là
thị trường tiêu thụ xi măng đầy tiềm năng. Mặc dù đã hoạt động gần hết công suất nhưng những
năm qua, ngành công nghiệp xi măng VN vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, hàng năm vẫn
phải nhập khẩu xi măng (chủ yếu tại miền Nam).

45
40
35
30
Sản lượng
25
Tiêu thụ
20
Nhập khẩu
15
10
5
0
97

98

99

00

01

02

03

04

05

06

07

08
19

19

19

20

20

20

20

20

20

20

20

20

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 12/26


Ngành xi măng

Theo dự báo của Bộ Xây dựng về nhu cầu sử dụng xi măng và năng suất của các nhà máy thì trong
năm tới thị trường Việt Nam sẽ có khả năng dư thừa xi măng. Tuy nhiên, do phân bố các nhà máy
xi măng không đồng đều nên tuy cả nước có khả năng dư thừa nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng thiếu
xi măng cục bộ tại miền Nam.

Đối với khối lượng xi măng dư thừa, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây
dựng tiến hành nghiên cứu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chương trình triển khai việc sử
dụng xi măng làm đường giao thông, trước hết là đường cao tốc, đường tuần tra biên giới, đường
giao thông nông thôn đồng thời xác định rõ những việc cụ thể cần phải làm trong năm 2009 và
những năm tiếp theo, đề xuất cơ chế, chính sách cần hoàn thiện để thực hiện. Ngoài ra Thủ tướng
cũng chỉ đạo Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam xây dựng kế hoạch từng bước đưa
thương hiệu xi măng Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Thị trường xuất khẩu:

Ngày 25/03/2009 lần đầu tiên Việt Nam cũng xuất khẩu lô hàng 125.000 tấn xi măng sang thị
trường Mozambique (Châu Phi). Đây là lần đầu tiên một nhà máy xi măng của Việt Nam (Xi măng
Cẩm Phả) xuất khẩu số lượng lớn ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh với các
nước xuất khẩu xi măng lớn (Trung Quốc, Thái Lan…) ngành xi măng Việt Nam cần phải đẩy
mạnh cải tiến công nghệ và quản lý, đảm bảo đáp ứng được chất lượng và sức cạnh tranh về giá
thành.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vicem cho rằng: xi măng là sản
phẩm xuất khẩu sẽ không mang lại nhiều hiệu quả và không phải dễ với các lý do:

- Thứ nhất, xi măng là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than
đá... Thêm vào đó, nếu không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đóng rắn,
biến chất.

- Thứ hai, muốn xuất khẩu, Việt Nam chỉ có thể hướng tới các thị trường như châu Phi, Brazil...
Trong khi đó, để xuất khẩu được sang các khu vực xa xôi đó, buộc phải có tàu lớn, trọng tải lên
tới 50.000 tấn.

Nhưng điểm mấu chốt là giá xuất khẩu của mặt hàng này lại không cao, chỉ ở mức 40-45
USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải.

Ông Chung còn cho biết thêm, năm 2010 theo kế hoạch toàn ngành sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn
xi măng. Tới thời điểm này, mặc dù là đơn vị chiếm thị phần lớn nhưng Vicem cũng mới chỉ xuất
sang Lào được chưa tới 500 nghìn tấn, xuất sang Campuchia được vài ba nghìn tấn và xuất sang đảo
Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 900 tấn. Ngay cả với những hợp đồng này, nếu không được trợ giá
của Chính phủ thì thu cũng chẳng đủ bù chi.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 13/26


Ngành xi măng

Trước tình hình trên, Vicem chỉ còn biết kiến nghị Bộ Xây dựng tiến hành rà soát để xem xét dừng
hoặc giãn tiến độ đối với các dự án xi măng để tránh phát triển “nóng” như hiện nay.

Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng cty xi măng VN. Các DN lớn trong ngành đều thuộc
Tcty xi măng VN như: Hà Tiên 2, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Hải Phòng...hơn 33 đơn vị gồm
cty con, cty cổ phần ...do Tcty nắm quyền chi phối.

Biến động giá xi măng năm 2008- 2009 và dự báo giá xi măng năm 2010:

Năm 2008, giá xi măng có nhiều biến động do nhu cầu tiêu dùng khu vực miền Nam tăng cao nửa
đầu năm mà đỉnh điểm là “cơn sốt xi măng” trong quý II đã đẩy giá xi măng tăng “chóng mặt”, giá
xi măng khi đỉnh điểm tính trung bình đã tăng đến 30-40% so với một năm trước đó. 2 quý cuối
năm, nền kinh tế bị ảnh hưởng của khủng hoảng, nhu cầu xây dựng giảm mạnh, hàng loạt các công
trình xây dựng của chính phủ bị trì hoãn, thêm vào đó, thị trường bất động sản “nguội, lạnh”, các
hoạt động xây dựng nhà ở, khu đô thị, cao ốc văn phòng...đình trệ, kéo giảm nhu cầu xi măng. Giá
xi măng trung bình mất khoảng 15-20%.

Năm 2009 giá xi măng ít biến động hơn năm 2008 do các yếu tố. Thứ nhất, nhu cầu xi măng năm
2009 được dự báo tương đối ổn định, sẽ không có những đợt cầu tăng mạnh như giai đoạn quý II
năm 2008. Thứ hai, năng lực sản xuất toàn ngành đã được nâng lên đáng kể. Thứ ba, chi phí nguyên
– nhiên liệu mặc dù có tăng nhưng sẽ không tăng quá cao mà nằm trong mức độ chấp nhận được
của các đơn vị sản xuất. Hơn nữa, việc tăng giá nguyên – nhiên liệu đã được các công ty trong
ngành tiên liệu trước nên đã có những chuẩn bị sẵn sàng.

Năm 2010, theo ông Đỗ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp,
Bộ Công Thương, xem xét trên tất cả yếu tố cung-cầu, năm 2010 ước tính cung vượt cầu khoảng
năm triệu tấn (mặc dù các nhà máy vẫn chưa hoạt động hết công suất); bên cạnh đó lượng ximăng
và clinker tồn kho của năm 2009 còn khá lớn, do đó giá cả trên thị trường ximăng năm 2010 sẽ
không có biến động mạnh.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 14/26


Ngành xi măng

Tuy nhiên, theo ông này, nếu không điều tiết tốt lượng ximăng và ckinker giữa hai miền Nam-Bắc,
có thể sẽ vẫn xảy ra tình trạng ximăng dư thừa cục bộ ở miền Bắc và thiếu cục bộ ở miền Nam như
đã diễn ra nhiều năm trước.

Ông Chiến cũng cho rằng, có một số yếu tố khác ngoài cung-cầu có thể ảnh hưởng khiến thị trường
ximăng đi theo hướng khác. Ví dụ như chính sách thuế VAT với ximăng từ mức 5% tăng trở lại
mức 10% kể từ đầu năm 2010; chính sách ưu tiên chống lạm phát rất có thể sẽ làm giảm lượng cung
tiền từ các ngân hàng thương mại cho thị trường bất động sản.

Về dự báo mức giá cụ thể, theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp, trong quý
2/2010, do nhu cầu tiêu thụ ximăng sẽ tăng. Tuy nhiên, nguồn cung lớn hơn cầu, thị trường có
khả năng phải đối mặt với tình trạng dư thừa sản lượng ximăng, nên giá bán ximăng khó có thể
tăng mạnh. Dự báo, giá bán ximăng sẽ tăng khoảng 4-5% so với giá bán tại quý 1/2010.

6. Các thông số bình quân ngành

Tình hình thị trường tiêu thụ xi măng trong nước

Hiệu quả sản xuất của lò nung ở các Cty xi măng

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 15/26


Ngành xi măng

Các công ty trong Vicem: Nguồn: Vicem

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 16/26


Ngành xi măng

Bảng so sánh chi tiết giữa các cty tiêu biểu trong ngành:

XM Hoàng XM Cẩm XM Hải


Bút Sơn Bỉm Sơn Hà Tiên 1
Thạch Phả Phòng
Thị phần tiêu thụ 95-98% tổng sản lượng SP của cty được tiêu thụ trên các thị Chiếm khoảng XM Hoàng
tiêu thụ của cty là tại thị trường từ tỉnh Quảng Ngãi trở ra. 8% thị trường xi Thạch được tiêu
trường miền Bắc (chiếm Riêng Clinker cty chủ yếu bán cho măng toàn quốc. thụ rộng rãi trên
14% thị phần tại thị trường đơn vị liên kết là cty thạch cao xi SP của cty chủ toàn quốc, trọng
miền Bắc). Đối với thị măng Hải Vân. Đặc biệt, tại các yếu được tiêu tâm là miền Bắc
trường miền Nam, cty chủ tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam thụ tại khu vực và Bắc Trung
yếu cung cấp clinker cho Định, thị phần tiêu thụ của cty phía Nam chiếm Bộ
CTCP xi măng Hà Tiên 1 chiếm đến hơn 80%. 39% thị phần
CS thiết kế hiện
1,400 1,800 1,700 2,300 2,300 1,400
tại (ngàn tấn/năm)
Doanh thu thuần 1,431,266 2,422,518 2,816,842 3,451,429 2,006,259 1,361,531
Giá vốn hàng bán 1,067,470 1,932,328 2,291,272 2,677,840 1,424,940 1,000,363
Tỷ lệ giá 74.58% 79.77% 81.34% 77.59% 72.08% 73.47%
vốn/Doanh thu
Lợi nhuận sau 131,786 197,910 160,523 240,523 -121,066 66,126
thuế
Tổng vốn (Tổng 4,642,264 5,369,696 7,285,217 3,915,667 6,705,063 2,914,674
tài sản)
Hệ số Nợ phải 3.57 3.65 5.23 1.45 2.57 2.18
trả/VCSH
Hệ số thanh toán 2.72 2.42 0.66 2.41 0.62 1.09
hiện hành
% ROS 9.2% 8.1% 5.7% 7.0% n/a 4.4%
% ROE 12.9% 17.1% 13.7% 15.1% n/a 6.6%
% ROA 2.8% 3.7% 2.2% 6.1% n/a 2.1%

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp


Trang17/17
Ngành xi măng

Nhận xét:

Do đặc thù của các nhà máy xi măng có vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên phần lớn các cty trong
ngành có tỷ lệ nợ cao (từ 60-70% Tổng tài sản là từ nợ) => Khi chính sách tiền tệ, hạn chế tín dụng,
giảm hoãn các dự án của chính phủ, các ngân hàng, tỷ giá có nhiều biến động sẽ tác động lớn các
cty xi măng, đặc biệt là các cty đang trong giai đoạn đầu tư, mở rộng nhà máy và có nguồn vốn vay
USD tại các TCTD nước ngoài.

Các cty xi măng chịu rủi ro lớn từ sự biến động nguồn nguyên liệu, như: năm 2009 Giá nguyên,
nhiên vật liệu, phụ tùng …tăng cao, đặc biệt là giá than tăng 63% do thực hiện theo cơ chế thị
trường trong khi giá bán xi măng vẫn giữ nguyên nên đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, các nhà máy xi măng tự chủ được về nguồn nguyên liệu sẽ là lợi thế đáng kể để
có thể giảm giá thành sản xuất xi măng, tăng tính cạnh tranh thương mại giữa các cty xi măng khác.

Do chi phí đầu tư vào TSCĐ ngay từ ban đầu rất lớn nên khi các nhà máy đi vào hoạt động có thời
gian càng dài (giá trị còn lại của TSCĐ để trích khấu hao càng thấp) thì các chỉ tiêu tài chính về lợi
nhuận của các cty xi măng có xu hướng tăng dần, đồng thời các nhà máy sản xuất xi măng (nguyên
liệu đầu vào -> clinker -> Xi măng) như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn sẽ có lợi nhuận cao hơn
với các nhà máy chỉ nghiền clinker để sản xuất xi măng như Hà Tiên 1.

Các cty thành viên trong Vicem có những lợi thế về chi phí sản xuất thấp (nguyên liệu dồi dào,
công nghệ sản xuất khá hiện đại,…) nhưng chỉ tiêu tài chính về lợi nhuận của nhiều cty không bằng
các cty ngoài Vicem vì phần lớn các sản phẩm của các cty thành viên được bán lại cho các cty
thành viên, chia sẻ thị phần cho các cty thành viên khác trong Vicem theo sự chỉ đạo của Vicem.

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XI MĂNG

1. Nhu cầu tiêu thụ xi măng biến động theo chu kỳ kinh tế
Nhu cầu tiêu thụ xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với những biến động của ngành công nghiệp xây
dựng, do vậy, lượng tiêu thụ xi măng phụ thuộc nhiều vào yếu tố chu kỳ. Tốc độ tăng trưởng của
ngành công nghiệp xây dựng thường lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế do công nghiệp xây
dựng là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế của VN.

Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng GDP và ngành công nghiệp xây dựng qua các năm:

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 1


Ngành xi măng

Nguồn: Reuters, VCSC

2. Phân bổ của ngành xi măng khá rải rác do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
Đá vôi – nguyên liệu chính để sản xuất ra xi măng có trữ lượng khá dồi dào nhưng phân bố khá rải
rác và khác nhau về quy mô nên điều này cũng ảnh hưởng đến phân bố của ngành xi măng, theo đó
các nhà máy xi măng lớn tập trung nhiều ở miền Bắc và các tỉnh cực Nam.

Những nhà máy sản xuất được xem là dẫn đầu trong ngành công nghiệp xi măng ở VN khi có công
suất thiết kế hơn 1 triệu tấn/năm. 12 nhà máy xi măng lớn nhất hiện chiếm hơn 60% năng lực sản
xuất xi măng của cả nước với Tổng công suất: 22,45 triệu tấn/năm. Trong đó chỉ có 3 nhà máy đặt
tại phía Nam là Holcim, Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2.

3. Tổng cty xi măng VN và các DN liên doanh chiếm thị phần chủ đạo

4. Năng lực sản xuất của ngành xi măng tăng mạnh tuy nhiên vẫn còn mất cân đối giữa các
vùng
Hiện tại khu vực miền Nam tính đến thời điểm năm 2009 chỉ có 4 nhà máy xi măng lò quay sản
xuất xi măng đi từ nguyên liệu đá vôi đó là: Xi măng Hà Tiên 2 công suất 1,5 triệu tấn/năm; Xi
măng Holcim Việt Nam công suất 2 triệu tấn/năm; Xi măng Tây Ninh công suất 1,4 triệu tấn; Xi
măng Bình Phước công suất 2,3 triệu tấn và 1 nhà máy xi măng lò đứng tại Bình An, Kiên Giang
công suất 88.000 tấn/năm. Tổng công suất các nhà máy trên là 7,3 triệu tấn. Khả năng sản xuất năm
2009 đạt 5,5 triệu tấn (Xi măng Bình Phước dự kiến hoạt động tháng 6/2009). Còn lại là các trạm
nghiền độc lập sản xuất xi măng từ nguồn clinker nhập khẩu nước ngoài hoặc chuyển từ các nhà
máy xi măng phía Bắc vào.

Nhu cầu tiêu thụ xi măng các tỉnh phía Nam theo thống kê 5 năm trở lại đây, thường chiếm từ 38 -
40% nhu cầu xi măng cả nước. Nếu nhu cầu cả nước năm 2009 là 45 triệu tấn thì nhu cầu xi măng
tại miền Nam khoảng 17,5 - 18 triệu tấn. Lượng còn thiếu khoảng 12 - 12,5 triệu tấn. Lượng thiếu
này cần được cân đối vận chuyển từ các nhà máy phía Bắc vào nhưng do hạ tầng cơ sở vẫn còn yếu,

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 1


Ngành xi măng

việc vận chuyển khiến giá thành tăng cao, chính vì vậy tại khu vực miền Nam vẫn có khả năng phải
nhập khẩu Clinker và xi măng từ nước ngoài.

Theo kế hoạch triển khai các dự án đầu tư mới vào ngành xi măng, đến cuối năm 2010 có khoảng
45,7 triệu tấn – tương đương năng lực sản xuất khoảng 1 triệu tấn/dự án. Như vậy, hầu hết các dự
án mới đều có quy mô lớn để tận dụng lợi thế về quy mô và các nguồn nguyên liệu sẵn có. Tuy vậy,
các dự án này được đặt chủ yếu tại miền Trung và miền Bắc, nơi có nguồn nguyên vật liệu dồi dào
như mỏ đá vôi, đất sét...để sản xuất clinker và xi măng. Chỉ có 4 trong số 45 dự án xây dựng nhà
máy xi măng mới được đặt tại các khu vực phía Nam. Vì vậy, công suất có tăng lên nhưng sự mất
cân đối cung cầu giữa các vùng miền vẫn chưa được cải thiện: Miền Bắc thừa xi măng trong khi
miền Nam thiếu xi măng.

5. Nhu cầu tiêu thụ xi măng thường tăng mạnh vào Quý 2 và Quý 4
Trung bình lượng tiêu thụ xi măng tăng mạnh trong Q2 và Q4 (mùa khô ở miền Nam và sau Tết).
Do vậy, điều này cũng ảnh hưởng đến lượng tồn kho xi măng và clinker tại các nhà máy: tăng vào
Q1 và thiếu hụt vào Q3.

Nguồn: Tổng cty xi măng VN

6. Thị trường tiêu thụ xi măng ở miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước nhưng nhu cầu
tiêu thụ ở miền Nam đang tăng nhanh
Tổng sản lượng xi măng toàn xã hội năm 2009 tiêu thụ đạt khoảng 45,3 triệu tấn, tăng 13,3% so
với năm 2008. Miền Bắc và Miền Trung tiêu thụ xi măng có sự tăng trưởng khá từ 16,2% - 17,5%,
nhưng Miền Nam tiêu thụ thấp chỉ đạt 7,2% do thời tiết mưa nhiều, nhu cầu xây dựng giảm.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2


Ngành xi măng

7. Giá xi măng ở khu vực miền Nam thường cao hơn khu vực miền Bắc:
Nước ta hiện có 12 nhà máy sản xuất xi măng lớn, chiếm 60% năng lực sản xuất của toàn ngành
nhưng chỉ có 3 nhà máy đặt ở miền Nam. Nguyên nhân phân bố không đồng đều là các nhà máy
đều đặt gần nguồn nguyên liệu chính là đá vôi để hình thành quy trình sản xuất khép kín, tiết kiệm
chi phí, mà đá vôi lại có nhiều ở miền Bắc, Trung và các tỉnh cực Nam, và chính điều này dẫn đến
một nghịch lý của xi măng: giá bán xi măng ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc 20% do sự bất cân
đối cung cầu về vùng miền.

Nguồn: Tổng cty xi măng VN


=> Các đặc điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong ngành xi măng:

- Gần nguồn nguyên liệu và gần các thị trường tiêu thụ chính sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho
các DN trong ngành xi măng.

- Sử dụng công nghệ mới, ít gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao ít nguyên liệu và nhiên liệu.

- Lợi thế về quy mô: các nhà máy có công suất lớn sẽ tận dụng được chi phí bán hàng, mở rộng
thị phần.

- Việc xây dựng các cảng để chuyên chở nguyên vật liệu và xi măng sẽ giúp DN cắt giảm chi phí
vận chuyển và dễ dàng xâm nhập vào các thị trường khác trong nước và xuất khẩu.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2


Ngành xi măng

IV. VỊ THẾ, TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Vị thế
Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu đầu tư, xây dựng vẫn rất lớn. Trong công tác xây
dựng, bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu, vật liệu là 1 trong những yếu tố quyết định chất
lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm
một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng: 75-80% đối với các công trình dân dụng và
công nghiệp, 70-75% đối với các công trình giao thông và từ 50-55% đối với các công trình thủy
lợi, trong đó, xi măng thông thường chiếm từ 50-60% chi phí nguyên vật liệu. Với vai trò như vậy,
chính phủ đã xác định ngành công nghiệp xi măng phải là ngành đi đầu, bởi lẽ, ngành có phát triển
thì nhu cầu đầu tư xây dựng mới được thỏa mãn, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế đất nước.

Ngành xi măng đóng góp hàng năm vào GDP khoảng 10-12%, đây là ngành công nghiệp chiến lược
trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta.

2. Định hướng phát triển ngành


Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi
măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 “mục tiêu phát triển của ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa
ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập”. Tuy nhiên cần lưu ý ngành xi
măng là một ngành công nghiệp trọng điểm của nền công nghiệp, việc phát triển ngành xi măng có
ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế của xã hội. Bên cạnh đó việc áp dụng các công nghệ sản xuất
xi măng khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thành phẩm và tác động đến môi trường.
Theo đó Chính phủ và Bộ Xây dựng chủ trương phát triển ngành xi măng Việt Nam theo hướng
đảm bảo chất lượng và vệ sinh môi trường bằng việc đầu tư các nhà máy với dây truyền công nghệ
hiện đại, dần chuyển đổi công nghệ cũ và lạc hậu sang các công nghệ tiên tiến hơn. Ngoài ra Bộ xây
dựng cũng trình Thủ tướng Chính phủ phương án cân đối lại phân bố ngành xi măng, theo đó sẽ tạm
dừng đầu tư xây dựng mới các nhà máy thuộc 14 tỉnh,thành phố: Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá,
Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hoà Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Hải Phòng trong giai đoạn từ nay đến 2015, nhằm phát huy hết công suất
thiết kế các dự án xi-măng đang triển khai đầu tư và nâng cao tính hiệu quả.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2


Ngành xi măng

Đối với dự báo dư thừa xi măng, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng phối
hợp triển khai nghiên cứu sử dụng đường bê tông xi măng trong hệ thống đường cao tốc, đường
tuần tra biên giới, đường giao thông nông thôn. Chỉ đạo Hiệp hội xi măng Việt Nam và Tổng công
ty công nghiệp xi măng Việt Nam xây dựng lộ trình để đưa sản phẩm xi măng Việt Nam xuất khẩu
tới thị trường lớn của nước ngoài.

Về định hướng phát triển của Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam, đơn vị chiếm 40% thị
phần xi măng trong nước (chưa tính phần góp vốn vào các công ty liên doanh với các đối tác đầu tư
nước ngoài), Tổng công ty chủ trương sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức
cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; tận dụng tối
đa năng lực của ngành cơ khí trong nước để phát triển nội lực, giảm nhập khẩu, đa dạng hoá sản
phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu
chuẩn Việt nam và quốc tế. Tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với các tập đoàn mạnh trên thế
giới để đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực sản xuất xi măng VLXD và cơ
khí nhằm vươn ra thị trường thế giới. Tăng cường sự liên kết, phối hợp với các ngành, các lĩnh vực
liên quan như: cơ khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây lắp các trường đại học, viện
nghiên cứu... để đáp ứng tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng. Phấn đấu trước mắt
đảm bảo phần sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước đối với các dự án xi măng đạt
tối thiểu 60% trọng lượng và 25-30% giá trị. Tạo sự gắn kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu
khoa học công nghệ trong cả nước để tăng cường và phát huy nội lực, đưa kết quả nghiên cứu ứng
dụng ngay vào sản xuất...

3. Khả năng tham gia ngành của doanh nghiệp mới


Để có thể tham gia sản xuất xi măng, ngoài nguồn vốn lớn để đầu tư (vì hiện nay, nhà nước đã cấm
xây dựng các nhà máy xi măng lò đứng – kiểu lò có chi phí đầu tư thấp), các doanh nghiệp còn phải
được cấp phép khai thác các mỏ đá vôi, đất sét. Hiện tại, các mỏ đá lớn đều đã được cấp phép cho
các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Nếu không, các doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng
các trạm nghiền, mua clinker để sản xuất xi măng. Lợi nhuận sẽ rất thấp mà chi phí đầu tư lại cao,
các doanh nghiệp mới sẽ rất khó để “chen chân” vào thị trường này.

Giống như ngành thép, ngành xi măng là ngành chịu sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Chính
sách giá xi măng chịu sự điều hành chung của Chính phủ nên việc điều chỉnh giá thường không linh
hoạt. Bên cạnh đó, với sự bảo hộ của Nhà nước, việc điều tiết lượng xi măng nhập khẩu thông qua
chính sách thuế làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành còn thấp.

Tuy nhiên, cạnh tranh trong ngành gia tăng mạnh do các dự án mới sẽ đi vào hoạt động và ngành
xi măng VN từ thiếu hụt xi măng đã chuyển sang dư thừa năng lực sản xuất.

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2


Ngành xi măng

4. Triển vọng
Việt Nam là nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu, do đó trong tương lai, nhu cầu về xây
dựng hạ tầng kĩ thuật sẽ vẫn còn phát triển rất mạnh kéo theo nhu cầu sử dụng xi măng tăng theo.
Theo đồ án “Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” mà Bộ Xây dựng vừa trình Chính Phủ, dân số Việt Nam năm
2008 là 86.6 triệu người, diện tích nhà ở trung bình 12m2/người. Dự kiến đến năm 2010, dân số cả
nước là 93 triệu dân. Trong đó, dân số đô thị tăng 1.14 triệu người/năm, nâng tổng số dân số đô thị
khi đó lên 30.4 triệu dân. Đất dành cho xây dựng đô thị là 243,200 ha, diện tích nhà ở bình quân dự
kiến là 13 m2/người. Diện tích đất xây dựng các công trình công cộng từ 3-5m2/người và dành 5%
quỹ đất đô thị để xây dựng công trình công cộng. Xây dựng mạng lưới đô thị từ 20-30% và mạng
lưới giao thông đạt từ 5-6% diện tích đô thị. Đến năm 2025, cả nước có gần 1,000 đô thị. Do đó nhu
cầu về sử dụng xi măng trong những năm tới vẫn còn rất lớn.

V. PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh Cơ hội


Có nguồn tài nguyên dồi dào phục vụ cho sản VN đang trong quá trình “công nghiệp hóa và
xuất. hiện đại hóa” đất nước, chính vì vậy nhu cầu xi
Nhiều nhà máy đã cái tiến công nghệ để sản xuất măng trong tương lai còn rất lớn.
ra những sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp Do bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển, thị hiếu
với sự phát triển chung của thị trường. người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ tài nguyên –
môi trường nên các nước trên thế giới hiện nay
có xu hướng cân đối cung – cầu trong nước, hạn
chế xuất khẩu => áp lực cạnh tranh với nước
ngoài giảm.
VN là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước
ngòai trong lĩnh vực du lịch và bất động sản, số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xây dựng các
khu resort, ...thúc đẩy nhu cầu xây dựng tăng lên.

Điểm yếu Thách thức


Các nhà máy xi măng mọc lên nhưng chưa có Thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề về cảnh
hướng phát triển bền vững, VN có nhiều nhà quan thiên nhiên và môi trường. Nhiều hệ thống
máy sản xuất xi măng nhưng đều có quy mô nhỏ. núi đá vôi đẹp và nổi tiếng ở vùng Hà Nam, Ninh

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2


Ngành xi măng

Ngành sản xuất xi măng là ngành gây ô nhiễm Bình, Thanh Hóa hiện đang được khai thác với
môi trường nhiết nhất, hiện nay nước ta còn tồn tốc độ chóng mặt, có thể trở thành bình địa trong
tại nhiều nhà máy sản xuất theo công nghệ lò vài năm.
đứng, cũ kỹ, lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. Hành lang pháp lý về vấn đề môi trường ở nước
Nhiều nhà máy tập trung ở phía Bắc do ở đây có ta còn kém cộng thêm chính sách khuyến khích
sẵn nguồn nguyên liệu, trong khi đó nhu cầu ở đầu tư nước ngoài nên việc các doanh nghiệp
phía Nam rất cao. Nếu tình trạng này kéo dài thì nước ngoài vào đầu tư trong nước, vừa làm cạn
sẽ dẫn đến tình trạng “thừa chỗ này, thiếu chỗ kiệt nguồn tài nguyên vừa gây sức ép cạnh tranh
khác”. Khi đó việc vận chuyển xi măng từ Bắc ngay trên “sân nhà” cũng là một điều đáng lo
vào Nam gặp nhiều trở ngại do chi phí vận ngại.
chuyển cao sẽ làm cho giá bán cao. Thuế nhập khẩu xi măng giảm xuống 0% và áp
dụng từ cuối tháng 06/2008 sẽ tạo áp lực cạnh
tranh cho các cty sản xuất xi măng trong nước.

VI. ĐÁNH GIÁ NGÀNH:

1. Xếp loại

Rất tốt  Tốt  Khá  Trung bình  Hạn chế  Rất hạn chế 

2. Nhận xét
Quy hoạch phát triển xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định rõ tốc độ
tăng trưởng và nhu cầu xi măng của toàn xã hội theo từng năm. Tuy nhiên, theo những tính toán dự
báo mới nhất hiện nay của Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì các chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn từ nay đến 2010, 2015, 2020 có một số thay đổi theo hướng tích
cực hơn. Sau khi đưa các thông số mới này vào các phương pháp tính toán khác nhau cho thấy tiêu
thụ xi măng trong các năm từ nay đến 2010 về cơ bản tương đương dự báo trong quy hoạch được
duyệt theo phương án cao, nhưng giai đoạn từ 2010 đến 2015 thì nhu cầu sẽ cao hơn dự báo trước
đây. Theo các phương án dự báo mới nhất thì tốc độ tăng trưởng bình quân trong tiêu thụ xi
măng giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 9%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 4,5%/năm thì mức lựa
chọn được thể hiện như sau: năm 2007 là 35,8 triệu tấn, 2010 là 49,5 triệu tấn, năm 2015 là 76 triệu
tấn, năm 2020 là 94 triệu tấn.

Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng
các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, các công trình công cộng và nhà ở của các tầng lớp dân

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2


Ngành xi măng

cư sẽ đòi hỏi một khối lượng xi măng ngày càng lớn => thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ xi
măng đầy tiềm năng.

Theo dự báo, mặc dù từ năm 2009 trở đi, cả nước đã thừa khả năng cung ứng xi măng nhưng
riêng khu vực miền Nam, năm 2009 vẫn sẽ thiếu khoảng từ 12-12,5 triệu tấn xi măng và clinker
và tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu sẽ vẫn còn kéo dài trong những năm sau đó.

Đối với dự báo dư thừa xi măng, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng phối
hợp triển khai nghiên cứu sử dụng đường bê tông xi măng trong hệ thống đường cao tốc, đường
tuần tra biên giới, đường giao thông nông thôn. Chỉ đạo Hiệp hội xi măng Việt Nam và Tổng công
ty công nghiệp xi măng Việt Nam xây dựng lộ trình để đưa sản phẩm xi măng Việt Nam xuất khẩu
tới thị trường lớn của nước ngoài.

Chính phủ cũng hạn chế khả năng tham gia ngành của các doanh nghiệp mới => Thị trường đầu ra
của các nhà máy hiện tại có thể được duy trì.

Trình độ công nghệ sản xuất trong ngành, quy mô nhà máy, chỉ tiêu lợi nhuận chỉ ở mức trung bình
so với thế giới, tính cạnh tranh giữa các cty trong nước và cty liên doanh nước ngoài, cty nước
ngoài đang tăng mạnh, đây là thách thức cho các cty trong nước => đòi hỏi các cty trong ngành phải
nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí tại các nhà máy.

Tài liệu tham khảo:


Trang web của Tổng cty xi măng Việt Nam: www.vicem.vn
Báo cáo ngành xi măng – Phòng Đầu tư – ACB
Báo cáo ngành than – Trung tâm tín dụng DN - KKHDN
Báo cáo ngành xi măng – Cty Chứng khoán Thăng Long
Báo cáo ngành xi măng – CTCP Chứng khoán Bản Việt
Tổng hợp từ các trang web

Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp Trang 2

You might also like