You are on page 1of 12

Họ và tên: Lê Thị Ngọc Mai

Lớp: TMA302.4_LT
Mã sinh viên: 0851010064
Môn: Giao dịch thương mại quốc tế
Bài tập về nhà
A. Phân tích lợi thế và bất lợi thế đối với người mua và người bán trong
các phương thức giao dịch quốc tế

I. Buôn bán thông thường:

1) Buôn bán thông thường trực tiếp:

a) Lợi thế:

Trong buôn bán thông thường trực tiếp, bên mua hang và bên bán hàng sẽ
trực tiếp giao dịch với nhau qua trình tự: hỏi giá, chào hàng, đặt hàng, hoàn
giá, chấp nhận và xác nhận. Do là giao dịch trực tiếp, 2 bên dễ dàng trao đổi
để nắm bắt được các thông tin cần thiết tạo điều kiện cho quá trình ký kết
hợp đồng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

- Đối với người bán:

Người bán dễ dàng tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng về loại hàng hóa,
quy cách, phẩm chất, số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng, thể thức thanh toán, …
để có phương án kinh doanh cụ thể đối với từng khách hàng.

Ở phương thức này, người bán có thể chào hàng tự do không ràng buộc trách
nhiệm đến nhiều khách hàng cùng một lúc dù chưa có sẵn hàng. Qua đó, bên bán
có thể thăm dò thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh lâu dài và hiệu quả.

- Đối với người mua:

Bằng việc gửi các chào hàng không ràng buộc trách nhiệm đến nhiều nơi, người
mua cũng tìm hiểu được khả năng đáp ứng yêu cầu về hàng hóa của mình
nhằm so sánh và lựa chọn nhà cung cấp thích hợp nhất.

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Người mua thường hỏi giá ở nhiều nơi để so sánh làm tăng tính cạnh tranh đối
với hàng hóa của mình.
Nếu người mua hỏi giá quá nhiều nơi sẽ gây ra “cơn sốt ảo” đối với nhu cầu thị
trường, việc nghiên cứu và xác định chiến lược kinh doanh của bên bán gặp
nhiều khó khăn hơn.

- Đối với người mua:

Nếu người mua hỏi giá quá nhiều nơi làm nhu cầu thị trường tăng “ảo”, làm cho
người mua có thể bị ép giá cao hơn thực tế.

2) Buôn bán thông thường qua trung gian:

a) Lợi thế:

- Đối với người bán:

Bên trung gian thường hiểu biết về nhu cầu thị trường, phong tục tập quán, cơ
sở pháp lý hơn bên bán nên họ có khả năng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh,
giảm bớt độ rủi ro cho bên bán đồng thời bên bán lại tiết kiệm được thời gian và
chi phí nghiên cứu thị trường.

Bên trung gian, nhất là các đại lý, thường có cơ sở vật chất nhất định. Vì thế,
thông qua trung gian người bán giảm bớt được việc đầu tư xây dựng cơ bản.

Bên trung gian có thể cung cấp các dịch vụ như phân loại, đóng gói, … giúp cho
người bán giảm bớt chi phí vận tải.

- Đối với người mua:

Đối với người mua chưa có nhiều thông tin về người bán và hàng hóa, việc mua
hàng hóa qua trung gian có uy tín giúp họ giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch.
Bên trung gian có thể tư vấn cho người mua để người mua có thể dễ dàng chọn
lựa những hàng hóa đạt yêu cầu.

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Bên bán hàng mất đi mối liên hệ thường xuyên, mật thiết với khách hàng và bị
phụ thuộc vào bên trung gian. Chính vì thế, bên bán hàng còn thường phải đáp
ứng những yêu sách của bên trung gian.

Lợi nhuận giảm do phải chia sẻ với bên trung gian.

 Thường bên bán hàng chỉ chọn phương thức giao dịch qua trung gian trong
những trường hợp cần thiết như thâm nhập thị trường mới, ra mắt hàng hóa
mới hoặc đặc thù của hàng hóa cần có sự chăm sóc đặc biệt.

- Đối với người mua:

Bên mua hàng phải trả phí dịch vụ cho bên trung gian.
Ngoài ra, đối với các bên trung gian không đảm bảo uy tín, bên mua hàng có thể
bị lừa đảo hoặc nhận được các tư vấn không chính xác dẫn đến việc không đảm
bảo yêu cầu về hàng hóa.

II. Buôn bán đối lưu:

Trong buôn bán đối lưu, việc xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người
bán đồng thời là người mua.

a) Lợi thế:

2 bên có sự cân đối về quyền lợi: cân bằng về mặt hàng, cân bằng về giá cả, cân
bằng về tổng giá trị hàng hóa và cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng.

Sử dụng phương pháp buôn bán đối lưu thường là những đối tác có mối quan
hệ làm ăn lâu dài từ trước, uy tín được đảm bảo. Do đó, 2 bên đều tiết kiệm
được chi phí thông tin và yên tâm về việc thực hiện hợp đồng.

2 bên có thể mua được hàng hóa mình cần trong khi không có sẵn ngoại tệ

Thông qua buôn bán đối lưu, mỗi bên có thể tránh được việc kiểm soát ngoại hối
gắt gao của chính phủ các nước.

b) Bất lợi thế:

Do yêu cầu cân bằng về quyền lợi, mỗi bên khó thỏa thuận tăng hoặc giảm giá
hàng hóa, loại hàng hóa cũng như điều kiện cơ sở giao hàng.

III. Gia công quốc tế và giao dịch tái xuất khẩu:

1) Gia công quốc tế:

a) Lợi thế:

- Bên nhận gia công:

Giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong nước.

Nhận được các công nghệ và thiết bị tiên tiến hơn về nước. Đôi khi còn được
đào tạo thợ chuyên môn làm hàng gia công.

Hoạt động gia công thường được miễn thuế.

- Bên đặt gia công:

Lợi dụng được giá rẻ về nhân công và nguyên liệu phụ của nước nhận gia công.

Bên nhận gia công phải chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia
công.

Xuất khẩu được nguyên liệu sản xuất sang nước nhận gia công.
b) Bất lợi thế:

- Bên nhận gia công:

Nhận gia công nghĩa là bên nhận gia công phải đồng thời nhập khẩu nguyên vật
liệu của bên đặt gia công.

Thu nhập do gia công quốc tế đem lại thường rất nhỏ, không đáng kể.

Máy móc thiết bị tuy có tiên tiến hơn trong nước nhưng cũng không quá hiện đại
để giúp các nước nhận gia công có thể “ đi tắt đón đầu” về công nghệ.

Mọi rủi ro, chi phí trong quá trình sản xuất bên nhận gia công đều phải chịu.

- Bên đặt gia công:

Việc đặt gia công các nước khác có thể gây ra nạn thất nghiệp trong ngắn hạn ở
nước đặt gia công.

Phải chuyển giao một số máy móc, công nghệ và đôi khi đào tạo cả thợ cho bên
nhận gia công.

Bên đặt gia công không quản lý chặt chẽ được quá trình gia công của bên nhận
gia công.

2) Giao dịch tái xuất khẩu:

Trong giao dịch tái xuất khẩu có 3 bên: bên xuất khẩu, bên tái xuất khẩu và bên
nhập khẩu. Bên bán ở đây đồng thời là bên mua.

a) Lợi thế:

Thu được ngoại tệ nhờ việc tái xuất hàng ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong
nước lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu để nhập khẩu số hàng đó.

Trong nhiều hợp đồng tái xuất quy định dung phương thức thư tín dụng giáp
lung. Người tái xuất thường cố dàn xếp để chậm trả tiền hàng nhập và nhanh
chóng thu tiền hàng xuất. Như thế, người tái xuất thu được cả lợi tức về tiền
hàng trong khoảng thời gian chênh lệch

b) Bất lợi thế:

Kinh doanh tái xuất đòi hỏi cao sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự
chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.

IV. Đấu giá, đấu thầu quốc tế và giao dịch tại sở giao dịch quốc tế:

1) Đấu giá hàng hóa quốc tế:

a) Lợi thế:
- Đối với người tổ chức đấu giá:

Những mặt hàng được đem ra đấu giá thường khó tiêu chuẩn hóa và được đầu
giá ở những trung tâm đấu giá nổi tiếng. Người mua thường là những người giàu
có sẵn sàng trả giá rất cao.

Sản phẩm đem ra đấu giá thường ít bị cạnh tranh.

Việc thanh toán thường được tiến hành ngay sau buổi đấu giá nên người tổ
chức đấu giá cũng không phải tìm hiểu tình hình tài chính của người đấu giá.

- Đối với người đấu giá:

Những người tham gia đấu giá thường là giới doanh nhân nên việc đến tham gia
đấu giá sẽ là cơ hội tốt mở rộng mối quan hệ làm ăn trong tương lai.

Người tham gia đấu giá vừa có cơ hội mua món hàng mình thích vừa đạt được
các mục đích khác. Ví dụ như việc khuếch trương thương hiệu …

Việc giao hàng và thanh toán diễn ra ngay sau buổi đấu giá nên người đấu giá
có thể yên tâm về việc giao dịch được thực hiện.

b) Bất lợi thế:

- Đối với người tổ chức đấu giá:

Mất chi phí tổ chức đấu giá.

Những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa nên người bán khó có thể biết trước hàng
hóa đó sẽ mang lại bao nhiêu lợi nhuận.

- Đối với người đấu giá:

Người đấu giá có thể phải trả giá cao gấp nhiều lần giá trị thực tế của món hàng
mình mua.

2) Đấu thầu hàng hóa quốc tế:

a) Lợi thế:

- Đối với bên dự thầu:

Có cơ hội ký được những hợp đồng có giá trị lớn

Đấu thầu quốc tế diễn ra cạnh tranh, công bằng. Các dự án được đánh giá
khách quan. Qua đó làm tăng uy tín của các bên trúng thầu có năng lực, tạo cơ
hội cho các mối quan hệ làm ăn sau này

- Đối với bên mời thầu:


Đấu thầu là phương thức mua có hiệu quả nhất trên thị trường quốc tế. Bên mời
thầu có thể đánh giá một cách tương đối chính xác khả năng đáp ứng yêu cầu
của mình thông qua việc nghe các bên dự thầu trình bày dự án.

Nhận được tiền đặt cọc, ký quỹ của các bên dự thầu rút lại hồ sơ hoặc các bên
không trúng thầu.

b) Bất lợi thế:

- Đối với bên dự thầu:

Cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự thầu.

Các dự án được kiểm định một cách chặt chẽ.

Cần có bảo đảm dự thầu bằng 1 trong 3 hình thức: đặt cọc, ký quỹ dự thầu, bảo
lãnh dự thầu. Trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu và không ký quỹ hợp đồng,
bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, tiền ký quỹ dự thầu.

- Bên mời thầu:

Chi phí tổ chức đấu thầu là khá tốn kém, mất nhiều thời gian, trải qua nhiều công
đoạn phức tạp.

3) Sở giao dịch hàng hóa:

a) Lợi thế:

- Đối với người bán:

Người bán dễ dàng tìm hiểu tình hình cung cầu thị trường, thông tin về các đối
thủ cạnh tranh.

Có thể tránh những rủi ro do biến động giá cả thị trường nhờ tiền “bù hoãn bán”
trong giao dịch khống.

Bên quyền chọn bán có quyền bán mà không kèm nghĩa vụ phải bán hàng đã
giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên quyền chọn bán quyết định thực hiện
hợp đồng thì bên mua có trách nhiệm phải mua hàng của bên giữ quyền chọn
bán.

- Đối với người mua:

Thông qua sở giao dịch, người mua dễ dàng tìm hiểu thông tin về hàng hóa, tình
hình cung cầu thị trường, tình hình tài chính, kinh doanh của các công ty để có
sự lựa chọn mua an toàn.

Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua
hàng đã giao kết trong hợp đồng. Bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện
hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng cho bên chọn mua. Nếu không
có hàng để giao thì bên bán phải thanh toán chênh lệch giữa giá thỏa thuận và
giá thị trường.

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Tình hình tài chính, kinh doanh được công khai trên Sở giao dịch nên người bán
dễ dàng tìm hiểu chọn lựa. Cạnh tranh gay gắt hơn.

Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua
hàng đã giao kết trong hợp đồng. Bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện
hợp đồng thì bên bán phải bán hàng. Trong trường hợp không có hàng để giao
thì phải thanh toán khoản chênh lệch giữa giá thỏa thuận và giá thị trường.

- Đối với người mua:

Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng
hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định
thực hiện hợp đồng thì bên mua phải mua hàng của bên giữ quyền chọn bán.

4) Cung ứng dịch vụ:

a) Lợi thế:

- Đối với người bán:

Ngành dịch vụ hiện nay phát triển tốt, nhu cầu lớn, lợi nhuận cao, người bán dễ
dàng gia nhập thị trường cung cấp dịch vụ

Việc thanh toán thường diễn ra trước khi dịch vụ được cung cấp.

- Đối với người mua:

Do sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng, người mua có nhiều lựa chọn.

Do có nhiều công ty cạnh tranh cung cấp dịch vụ nên chất lượng và giá cả của
các dịch vụ cũng rất cạnh tranh.

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Ít rào cản gia nhập thị trường cung cấp nên đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều
với các hình thức mới lạ tinh vi hơn.

- Đối với người mua:

Việc thanh toán thường diễn ra trước khi người bán cung cấp dịch vụ.
Người mua phải tiêu dung hết dịch vụ mới đánh giá được chất lượng dịch vụ.

5) Khuyến mại xuất khẩu:

a) Lợi thế:

- Đối với người bán:

Thực hiện khuyến mại xuất khẩu, người bán có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng của mình.

Giúp người bán quảng cáo sản phẩm.

Giải quyết hàng tồn kho.

- Đối với người mua:

Người mua mua được giá rẻ hoặc nhận được 1 số lợi ích từ người bán.

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Tốn kém do phải nhường cho người mua một số lợi ích mà không thu tiền.

Chi phí thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mãi tốn kém.

- Đối với người mua:

Chất lượng các sản phẩm khuyến mãi không được đảm bảo.

Phải bỏ ra một số tiền để nhận được sản phẩm khuyến mãi.

6) Nhượng quyền mua bán hàng hóa:

a) Lợi thế:

- Đối với bên nhượng quyền:

Được nhận tiền nhượng quyền mua bán hàng hóa.

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát việc hoạt động kinh doanh của bên nhận
nhượng quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự
ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Bên nhận nhượng quyền không được phép nhượng quyền lại trong trường hợp
không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hóa, tên gọi thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh định, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Đối với bên nhận nhượng quyền:

Được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, bí mật, bí quyết nghề nghiệp của bên nhượng quyền
trong thời gian nhượng quyền.

Được bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ hỗ trợ kỹ thuật, được kiểm tra kỹ
thuật thường xuyên.

Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên
nhượng quyền.

b) Bất lợi thế:

- Đối với bên nhượng quyền:

Chuyển giao các quyền, bí quyết cho bên nhận nhượng quyền.

Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên
nhượng quyền.

Kiểm tra thường xuyên, cung cấp đầy đủ hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến hệ
thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận nhượng quyền.

- Đối với bên nhận nhượng quyền:

Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng
quyền thương mại.

Chịu sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền. Tuân thủ các
yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của bên
nhượng quyền.

Phải giữ bí mật về bí quyết nghề nghiệp đã được nhượng quyền, kể cả sau khi
hợp đồng nhượng quyền kết thúc hoặc chấm dứt.

Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác ( nếu có ) hoặc hệ thống của
bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương
mại.

Không được nhượng quyền lại trong trương hợp không có sự chấp thuận của
bên nhượng quyền.

7) Giao dịch tại hội chợ và triển lãm:

a) Lợi thế:

- Đối với người bán:


Người bán có cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình,
quảng bá cho sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Có cơ hội giao lưu học hỏi, có thêm nhiều mối quan hệ làm ăn mới.

- Đối với người mua:

Người mua biết được thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng đáp ứng được nhu
cầu của mình

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Tốn kém chi phí, đầu tư thời gian nghiên cứu tình thình kinh tế, chính trị, thương
mại của nước đăng cia hội chợ triển lãm; tính chất của hội chợ triển lãm, điều lệ,
thành phần và số lượng các nước tham gia; tình hình hàng hóa và giá cả hiện
hành trên thị trường thế giới và ở nước đăng cai.

Tốn kém chi phí mua gian hàng, trang trí, tiền điện – nước – điện thoại – tài liệu
quảng cáo …

- Đối với người mua:

Sản phẩm được trưng bày đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có những đặc tính
khác nhau, người mua mất nhiều thời gian để tìm hiểu.

Thường mất phí để dự hộ chợ triển lãm.

8) Thương mại điện tử:

a) Lợi thế:

- Đối với cả người bán và người mua:

Nhanh chóng, thuận tiện, đỡ tốn kém, rất linh hoạt

b) Bất lợi thế:

- Đối với người bán:

Do thương mại điện tử được thực hiện với các phương tiện kỹ thuật hiện đại như điện
thoại, điện báo, telec, fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội bộ,
internet và website. Điều này không phải người mua nào cũng có thể tiếp cận được.

Gặp phải vấn đề về tin tặc. Cách đối phó với tin tặc không hề đơn giản.

Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được nếu cơ sở vật chất kỹ thuật của nó được
trang bị đầy đủ. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách cho phép sử dụng máy tính
trong mua bán, có luật quy định về chữ ký điện tử…

- Đối với người mua:


Do thương mại điện tử được thực hiện với phương tiện kỹ thuật hiện đại nên không phải
người mua nào cũng tiếp cận được.

Gặp phải vấn đề về tin tặc gây mất an toàn trong giao dịch.

Xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo gây khó khăn cho người mua trong việc nhận diện

B. Bài tập tình huống chương 1.

1. Theo em, phát biểu của S ngày 9/6/1994: “Nếu giá không được nâng lên đến
590USD/1MT thì sẽ không giao hàng vì hợp đồng chưa được chính thức ký
kết.” là sai.

Vì:

Ngày 21/3/1994, việc B chấp nhận mọi điều kiện chào hàng của S là đồng nghĩa
với việc hợp đồng mua bán lạc nhân giữa S và B đã được hình thành, đầy đủ 4
tiêu chuẩn của hợp đồng.

Ngày 5/5/1994, việc B chấp nhận đề nghị nâng giá của S là một sự thỏa thuận
điều kiện mới của hợp đồng.

Ngày 1/5/1994, S đưa ra đề nghị nâng giá lên cho ngang với giá trị thị trường
(520USD/1MT) và ngày 5/5/1994, B sửa đổi L/C trong đó có giá đơn vị là
490USD/1MT được coi là 1 chào hàng và 1 hoàn giá mới. 2 bên không thống nhất
được mức giá chung.

Do không thống nhất được mức giá chung trong lần thỏa thuận điều kiện mới,
hợp đồng mới không được hình thành nên hợp đồng cũ vẫn còn đầy đủ tính pháp lý
và hiệu lực.

2.

Trong tình hình thị trường như mô tả trên, S nên đưa ra chào hàng tự do để khi
khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện thì hợp đồng vẫn chưa được ký kết
chính thức.

3.

Nếu S không đưa ra loại phát giá thích hợp với tình hình thị trường thì khi soạn
thảo hợp đồng, để bảo vệ quyền lợi của mình, S nên đưa thêm các điều khoản quy
định quy trình xử lý khi việc thay đổi giá thế giới xảy ra làm tăng giá lạc nhân. Ví dụ:
S có thể thêm điều khoản quy định nếu giá thế giới tăng lên 1 biên độ nhất định thì
giá lạc nhân sẽ được điều chỉnh tăng lên bao nhiêu. Hay có thể nêu trong hợp đồng
là giá quy định sau (thường trong lần gặp mặt cuối cùng 15ng đến 1 tuần trước khi
giao hàng)

4.
Trong đơn kiện B nói rằng mình đã phải bồi thường cho công ty thứ 3 là
50000USD về việc không kịp thời giao hàng mà nguyên nhân chính là tại S không
giao hàng là không hợp lý vì 2 hợp đồng mà B kí k có mối liên hệ nào w nhau.

S sẽ phải bồi thường những thiệt hại thực tế cho B như lợi ích đáng lẽ B được
nhận n vì S k giao hàng nên mất hay chi phí thuê tàu chở hàng của B nhưng k có
hàng để chở.

You might also like