You are on page 1of 56

Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:


Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước,nơi mà lao
động đổ dồn về đây tìm việc làm và sinh sống, nên có lợi thế rất lớn về nguồn
nhân lực. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực đang ngày càng gia tăng đang gây
sức ép lớn cho việc đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động. Số việc làm
của xã hội lại phụ thuộc vào cầu trên thị trường lao động, được hình thành từ
nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức... hoặc từ nhu cầu nhập khẩu
lao động từ nước ngoài. Việc nghiên cứu xu hướng, quy mô và chất lượng của
cầu lao động là rất quan trọng trong việc xác định quy mô và chất lượng cung
lao động cần thiết để đáp ứng, đồng thời tìm ra những giải pháp để sử dụng
nguồn cung lao động một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo việc làm cho người
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế, từ đó ổn định phát triển kinh
tế và xã hội. Trong nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi như ở Việt Nam
hiện nay, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch giữa các ngành kinh tế và các thành
phần kinh tế theo hướng hiện đại, nhu cầu về lao động giữa các ngành và các
thành phần kinh tế cũng thay đổi không ngừng để đáp ứng sự chuyển dịch, việc
nghiên cứu cung cầu lao động lại càng có ý nghĩa quan trọng để giảm thiểu sự
mất cân bằng cung cầu, giải quyết những vấn đề khó khăn của xã hội do mất
cân bằng cung cầu gây ra như tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Nhằm
phân tích xu hướng biến động của cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa, từ đó chỉ ra những biện pháp nhằm hướng cung cầu lao động phát
triển phù hợp với sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, em chọn đề tài : "Phân
tích tình hình Cung – cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

2. Mục tiêu nghiên cứu và kết quả kỳ vọng của đề tài


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài phân tích thực trạng cung cầu về lao động hiện nay
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó xác định và tập trung phân tích nguyên nhân
của sự mất cân đối về cung cầu lao động, cũng như mối quan hệ của cung cầu trên
thị trường lao động. Trên cơ sở thực tiễn đó, đề xuất một số giải pháp mang tính
đồng bộ, có căn cứ khoa học nhằm giải quyết những trở ngại do sự mất cân đối
cuả cung cầu mang lại, giúp địa phương có thể tham khảo vận dụng trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm hiện thực hoá Thành phố trở
thành một trung tâm hàng đầu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực đúng với tiềm năng
vốn có.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :


Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu nguồn lao động đã và
đang làm việc, những người lao động trong độ tuổi lao động chưa có việc làm
đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM; những tổ chức, công ty ,doanh nghiệp
đóng trên địa bàn thành phố có tham gia vào hoạt động sản xuất và có nhu cầu
về nguồn nhân lực.
Phạm vi nghiên cứu dựa trên những tài liệu, số liệu thống kê công bố và tổng
hợp được từ Cục Thống kê Thành phố, Tổng cục Thống kê và đặc biệt bám sát
vào số liệu thu thập được từ Phòng Quản lý Lao động và các Trung tâm Dịch
vụ Việc làm trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Điểm mới của đề tài


Vấn đề đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho một vùng
kinh tế trọng điểm nào đó phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội
trong một giai đoạn nhất định cũng đã được rất nhiều học giả, tác giả đề cập
đến chẳng hạn như các công trình của TS. Trương Thị Minh Sâm và tập thể tác
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

giả về vấn đề Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hoá cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Nguyễn Thị Hồng và tập thể tác giả về Vấn đề di dân -
Những nẻo đường về Thành phố, TS. Nguyễn Thị Cành và tập thể tác giả về
Thị trường lao động TP.HCM trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế... Tuy
nhiên điểm mới của đề tài này là nội dung nghiên cứu đi sâu vào mảng thực
trạng về cung cầu lao động đã và đang được sử dụng trong các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố HCM hiện nay. Các phân tích và nhận định được tác
giả luận văn trình bày một cách đầy đủ, khoa học, đi từ chi tiết đến tổng hợp
nhằm giúp cho người đọc nhận diện một cách đầy đủ, tổng quát về tình trạng
cung cầu diễn ra thực tế trên địa bàn thành phố hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


Sử dụng chủ yếu phương pháp mô tả, chuỗi thời gian, phân tích định lượng và
định tính, phân tích hệ thống, so sánh đối chiếu.Ngoài ra có thêm sự kế thừa có
chọn lọc một số kết quả nghiên cứu tham khảo có liên quan đến đề tài.

6. Kết cấu của đề tài


Kết cấu của đề tài gồm 69 trang, ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài
liệu tham khảo, nội dung chính đề tài bao gồm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay .
Chương 3. Một số giải pháp nhằm cân bằng cung cầu trên thị trường lao
động tại Thành phố Hồ Chí Minh.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU LAO ĐỘNG

I. CUNG CẦU LAO ĐỘNG


1.Khái niệm cung cầu lao động
1.1. Cung Lao động
* Cung lao động là tổng số lượng lao động tham gia và sẵn sàng tham gia vào thị
trường lao động ở những thời điểm nhất định.

* Là số người lao động X Số giờ lao động của mỗi người

Số người lao động = Dân số x Tỷ lệ có việc làm/dân số.

Dân số được quy định bởi tỷ lệ sinh (chịu tác động của các lựa chọn của Lực
Lượng Lao Động (LLLĐ) nữ), tử và nhập cư ròng (chịu tác động của các vấn đề
trên thị trường lao động).

Tỷ lệ có việc làm/dân số là quyết định tham gia vào Lực Lượng Lao Động (viết
tắc là LLLĐ). Quyết định này chịu sự chi phối của việc đối chiếu giữa giá trị thời
gian ở nhà với giá trị thời gian tham gia vào thị trường lao động.

Số giờ lao động của mỗi người lại chịu tác động của các lựa chọn của hộ gia đình
cân nhắc giữa thời gian ở nhà và thời gian tham gia vào thị trường lao động (tiền
công) cũng như các chính sách khác của chính phủ.

Có 2 loại cung: cung thực tế và cung tiềm năng


- Cung thực tế về lao động: bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang
làm việc và những người trong độ tuổi lao động có nhu cầu đang làm việc,
đang tìm việc trên thị trường lao động.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

- Cung tiềm năng về lao động là khả năng cung cấp nguồn lao động cho thị trường
lao động.

1.2. Cầu lao động


Cầu lao động là khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động.Hay nói
cách khác cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của một nền kinh tế
(hoặc của một ngành, địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời kì nhất định, bao
gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua các
chỉ tiêu việc làm.
* Có 2 loại cầu: cầu thực tế và cầu tiềm năng.

2. Các yếu tố tác động đến cung cầu lao động


2.1. Các yếu tố tác động đến cung lao động:
 Quy mô nguồn nhân lực:quy mô nguồn nhân lực càng lớn thì tổng cung lao
động càng lớn, có nghĩa là cung lao động chịu sự ảnh hưởng của tốc độ tăng
giảm dân số.Việc tăng giảm này sẽ ảnh hưởng đến cung thực tế và cung tiềm
năng trong tương lai của thị trường lao động.
 Quy mô tham gia lực lượng lao động của dân số trong tuổi lao động: tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động càng lớn thì quy
mô lao động đang hoạt động kinh tế và đang sẵn sàng hoạt động kinh tế càng
lớn.
 Quy mô của pháp luật lao động về tuổi lao động: việc quy định giới hạn
trên và giới hạn dưới của độ tuổi lao động ảnh hưởng đến cung lao động trên
thị trường lao động.
 Phát triển giáo dục và đào tạo: Nếu trong nguồn nhân lực có nhiều người
tham gia hoạt động học tập đào tạo thì cung thực tế có thể giảm xuống.Tuy
nhiên việc đi học làm cho cung tiềm năng tăng lên, đặc biệt là tăng cung lao
động chuyên môn, kỹ thuật trong tương lai.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

 Di chuyển lao động trên thị trường lao động: Biến động cung lao động do
nguyên nhân di chuyển lao động là hiện tượng bình thường, thông qua đó
người ta có thể đánh giá được hoạt động lao động của thị trường lao động dưới
tác động của đô thị hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.

 Phát triển các ngành kinh tế: Cung thực tế bị tác động bởi khả năng thu hút
lao động của từng ngành, đặc biệt là các ngành mới xuất hiện, ngành có tốc độ
phát triển cao.
 Xuất nhập khẩu lao động: Xuất nhập khẩu lao động tác động đến cung lao
động thực tế và cung lao động tiềm năng của một nước. Nguyên nhân là do có
sự di chuyển chỗ làm việc theo thời điểm của một bộ phận lao động từ nước
này đến nước khác.
 Tác động của tiền lương tiền công: tiền lương tiền công có tác động đến
động cơ của người lao động tham gia vào thị trường lao động. Nhìn chung
người lao động đi tìm việc thường nhìn vào bản chất của công việc và tiền
lương trả cho công việc đó.

 Tác động của sự lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngơi đối với cung lao
động: Sức lao động là một dạng hàng hoá đặc biệt, cho dù có làm việc hay
không nó cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi để hồi phục sức lao động. Chính vì
vậy người lao động phải phân phối thời gian giữa lao động và nghỉ ngơi và
điều này ảnh hưởng đến cung lao động trên thị trường lao động.

 Sự co giãn của cung lao động: Các yếu tố tác động đến sự co giãn của cung
về lao động này bao gồm sự ưa thích của cá nhân về nghỉ ngơi và lao động, các
khoản thu nhập khác, sức khỏe, triển vọng được hưởng gia tài…

 Sự tác động của công đoàn: Công đoàn ảnh hưởng theo 2 cách

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

• Thứ nhất: theo thoả thuận tập thể, cho phép người sử dụng lao động
tự do trong việc lựa chọn lao động.
• Thứ hai: trực tiếp hạn chế cung, thoả thuận theo cách người sử dụng
lao động thuê tất cả lao động từ công đoàn và công đoàn kiểm soát
việc làm hay nghỉ của người lao động.
 Các yếu tố khác: như truyền thống xã hội, đạo đức tôn giáo….

2.2. Các yếu tố chi phối đến cầu lao động

Cầu lao động chịu sự chi phối của các nhân tố sau:

 Doanh thu do nhân công tạo ra cho công ty so với khoản thù lao mà công ty
 Doanh thu và chi phí của việc thay thế lẫn nhau giữa lao động phổ thông và
lao động có kỹ thuật.

 Chi phí biến đổi và cố định của việc thuê nhân công. Nó quyết định việc công ty
sẽ thuê nhiều nhân công hơn hay tăng thêm số giờ làm việc của mỗi nhân công.

3. Quan hệ cung- cầu lao động.

3.1. Quan hệ cung-cầu và giá cả hàng hoá sức lao động:


Việc nghiên cứu thị trường lao động bắt đầu và kêt thúc bằng sự phân tích cung cầu lao
động và mối quan hệ giữa chúng. Những kết quả của hoạt động thị trường lao động liên
quan chặt chẽ đến điều kiện lao động (suất lương, tổng mức lương, điều kiện làm việc) và
mức độ làm việc. Bất cứ kết quả hoạt động nào của thị trường lao động cũng là kết quả
hoạt động, tương tác của hai lực lượng cung và cầu lao động. (giáo trình thị trường lao
động, 2008, tr 141)
Cung cầu lao động có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động
lẫn nhau của hai chủ thề này quyết định tính cạnh tranh của thị trường: khi bên cung sức
lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hoa này, thì bên mua ở vào địa vị có lợi hơn trên
thị trường lao động (thị trường của bên mua). Ngược lại, nếu cầu về sức lao động trên thị
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

trường lớn hơn cung thì người bán sẽ có lợi hơn, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công
việc, giá cả sức lao động vì thế có thể được nâng cao (thị trường của bên bán). Bên cạnh
đó, cũng như bất kỳ mọi dạng thị trường khác, thị trường lao động còn chịu tác động của
nhiều yếu tố khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới động thái phát triển của thị trường
này.

3.2. Cân bằng cung cầu lao động.


 Khi cung và cầu lao động trên thị trường lao động đạt ở mức cân bằng thì
giá cả có xu hướng dừng lại ở mức W0 (mức tiền công W0 gọi là mức giá cân bằng
với lượng cầu lao động)

 Nếu giá cả hàng hoá sức lao động dừng lại ở mức W1 (W1>W0) thì mức
cung lao động sẽ tăng lên nhưng cầu lao động sẽ giảm xuống.Như vậy, trong
trường hợp này cung lớn hơn cầu.

 Nếu giá cả hang hoá sức lao động dừng lại ở mức W2 (W2<W0) thì mức
cung lao động sẽ giảm nhưng cầu lao động sẽ tăng lên.Như vậy, trong trường hợp
này cầu lớn hơn cung.
 Đối với thị trường lao động nước ta hiện nay, có đặc trưng là cung lớn hơn
cầu, do nguồn nhân lực tăng nhanh.Vì vậy, để có thể cân bằng được cung cầu lao
động cần có các chính sách tăng cầu lao động trên cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế cao, phát triển nhanh các khu vực kinh tế, kích cầu tiêu dùng và hội nhập quốc
tế mạnh mẽ.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP. HCM ĐẾN
NĂM 2010
1. Những thành tựu đạt được về kinh tế – xã hội năm 2008 – 2009
1.1. Kinh tế:
 Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố ước đạt 289.550 tỷ đồng
(giá thực tế), tăng gần 11% (năm 2006 tăng 12,2%; năm 2007 tăng 12,6%).
 Giá trị gia tăng ngành dịch vụ ước đạt 151.973 tỷ đồng, chiếm 52,5% GDP, tăng
12,4% (cùng kỳ tăng 14,1%). Nếu trừ yếu tố biến động giá, tăng khoảng 13,3% (cùng kỳ
tăng 16,7%).
 Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 232.548 tỷ đồng, tăng
38,5% (cùng kỳ tăng 27,2%). Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 13,3% (cùng kỳ
tăng 16,4%).
 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 40,66 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu 22,33 tỷ USD, tăng 21,8% (cùng kỳ tăng 18,1%); trong đó chủ yếu là mặt hàng gạo
(tăng 84,6%), hàng may mặc (tăng 15,5%), thủy sản (tăng 9,8%), sữa (tăng gấp 2 lần so
cùng kỳ). Kim ngạch nhập khẩu 18,33 tỷ USD, tăng 22,2% (cùng kỳ tăng 28,9%). Các
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhiên liệu (tăng 65,6%); nguyên phụ liệu may (tăng
18,7%); sắt thép (tăng 79,7%).
 Vốn huy động qua ngân hàng đạt 561.500 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 70,6%). Tổng dư nợ tín dụng đạt 490.000 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng
kỳ (cùng kỳ tăng 76,9%.
Đến nay, đã có 242 loại chứng khoán tham gia niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh. Khối lượng niêm yết đạt 5,73 tỷ chứng khoán, tổng giá trị chứng
khoán niêm yết (theo mệnh giá) gần 71.000 tỷ đồng. Trong năm, chỉ số VN-Index có thời

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

điểm xuống đến mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua và hiện đang ở mức trên dưới 300
điểm.
 Tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 31.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1,82 tỷ
USD), vượt chỉ tiêu kế hoạch, tăng 7% so cùng kỳ. Lượng khách quốc tế đến thành phố
hơn 2,8 triệu lượt, tăng 4%.
 Vận tải hàng hóa ước đạt 97,77 triệu tấn, tăng 8,03%. Vận chuyển hành khách
công cộng 420 triệu lượt hành khách, tăng 13,5%. Doanh thu vận tải hàng hóa và hành
khách đạt 21.640 tỷ đồng, tăng 35%; trong đó doanh thu vận tải hàng hóa chiếm 70,5%,
tăng 33,2%; doanh thu vận tải hành khách chiếm 29,5%, tăng 39,3%.
 Dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin: Tổng số thuê bao điện
thoại trên địa bàn ước đạt trên 14,1 triệu thuê bao (1,7 triệu máy cố định, 12,4 triệu máy
di động), đạt tỷ lệ bình quân 178 máy/100 dân. Toàn thành phố có 104.000 thuê bao
internet dial-up, 4.574 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet công cộng; 513.000 thuê bao
băng thông rộng ADSL (tăng 45% so cùng kỳ); 183 bưu cục; 41 điểm bưu điện văn hóa
xã, 1.780 đại lý bưu điện; 2.761 trạm thu phát sóng BTS.
 Chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 ước tăng 18,08% so tháng 12/2007 (cùng kỳ tăng
14,7%).

 Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 410.273 tỷ đồng, tăng
12,1% (cùng kỳ tăng 14,1%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 8,3% (cùng kỳ
tăng 11,7%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9% (cùng kỳ tăng 19,4%). Giá trị
tăng thêm ngành công nghiệp đạt 117.602 tỷ đồng, chiếm 40,5% GDP, tăng 9,53% (cùng
kỳ tăng 10,0%).
Kinh tế nhà nước tăng 4,4% cao hơn cùng kỳ (cùng kỳ giảm 9,2%). Giá trị sản xuất công
nghiệp ngoài nhà nước tăng 10,7% (cùng kỳ tăng 29,6%). Giá trị sản xuất công nghiệp
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9% (cùng kỳ tăng 19,4%).
 Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản cả năm đạt 5.643 tỷ đồng
(giá thực tế), tăng 7,9% (cùng kỳ tăng 6,2%). Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt
3.795 tỷ đồng, chiếm 1,3% GDP, tăng 1,5% (cùng kỳ tăng 5,0%).
 Thu - chi ngân sách:

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 118.127 tỷ đồng, đạt 120,45% dự toán, tăng 32,1% so
thực hiện năm 2007.
- Tổng chi ngân sách địa phương đạt 34.875 tỷ đồng, nếu không tính tạm ứng và ghi thu
ghi chi là 22.104 tỷ đồng, đạt 118,87% dự toán, tăng 10,71% so thực hiện năm 2007.
 Huy động vốn đầu tư phát triển:

 Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn cả năm đạt 115.246 tỷ đồng,
bằng 39,8% GDP, tăng 21,2% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 39,7%), vượt kế hoạch đề ra.
Trong đó, vốn nhà nước 34.528 tỷ đồng; vốn ngoài nhà nước 63.978 tỷ đồng; vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài 16.740 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
94.012 tỷ đồng, tăng 22,3%.
 Đầu tư trong nước: Tổng vốn đăng ký mới và vốn bổ sung là 243.463 tỷ đồng, giảm
30% so với năm 2007; trong đó có 19.552 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn
đăng ký là 128.235 tỷ đồng (gồm 1.475 doanh nghiệp tư nhân, 3.116 công ty cổ phần,
10.603 công ty TNHH và 4.358 công ty TNHH 1 thành viên); so với cùng kỳ, tăng 9% về
số lượng doanh nghiệp và giảm 27% về vốn đăng ký. Ngoài ra có 34.000 doanh nghiệp
thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với tổng vốn bổ sung là 115.228 tỷ đồng; có 1.554
doanh nghiệp giải thể.
 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 8,65 tỷ USD,
tăng gấp 3,3 lần so cùng kỳ. Trong đó, có 508 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư
mới với tổng vốn đăng ký là 8,29 tỷ USD, tăng 10,4% về số dự án và tăng 3,6 lần về vốn
đầu tư; có 173 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng là 358,7 triệu USD. Tổng số dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực trên địa bàn thành phố là 3.141 dự án với tổng
vốn đăng ký là 25,68 tỷ USD.
Như vậy, năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được số vốn đầu tư nước
ngoài cao hơn cả tổng vốn tính chung trong 6 năm từ năm 2002 đến năm 2007 (8,062 tỷ
USD). Đáng chú ý là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có dự án Khu đô thị Đại học
quốc tế Berjaya (3,5 tỷ USD), lĩnh vực công nghệ thông tin có dự án Công viên phần
mềm Teco (1,2 tỷ USD) và dự án Công viên Trí thức Việt - Nhật (605 triệu USD), lĩnh
vực y tế có dự án Khu y tế kỹ thuật cao (400,5 triệu USD).

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

 Vốn viện trợ phát triển (ODA): Đang tiếp tục triển khai 24 dự án với tổng vốn đầu tư
51.544 tỷ đồng (tương đương 3,222 tỷ USD), trong đó vốn ODA là 39.094,9 tỷ đồng
(tương đương 2,443 tỷ USD), vốn đối ứng 12.449 tỷ đồng; có 3 dự án đang theo dõi trả
nợ. Trong năm 2008, đã giải ngân 2.536,5 tỷ đồng vốn ODA, đạt 84,6% kế hoạch năm;
388,705 tỷ đồng vốn đối ứng, vượt 5,6% kế hoạch vốn đã giao.
 Xúc tiến đầu tư và thương mại: Trong năm, có khoảng 170 hội chợ, triển lãm
chuyên ngành; trong đó có 94 hội chợ chuyên ngành thương mại diễn ra trên địa bàn
thành phố; thu hút hàng ngàn doanh nghiệp và các nhà sản xuất trong nước, nước ngoài
tham gia tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Thành phố cũng đã triển khai thực hiện
nhiều chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước; tiếp tục triển khai
Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2007-2010. Đã tổ chức các sự
kiện như họp mặt giữa lãnh đạo thành phố và cộng đồng doanh nghiệp; gặp gỡ các nhà
đầu tư của tổ chức Amcham Singapore... Ngoài ra, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại
khác cũng đã được tổ chức như triển khai dự án “Cổng thông tin thương mại” nhằm kết
nối và chia sẻ thông tin thương mại, hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư; hội thảo lấy ý kiến về
chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt Nam hợp chuẩn quốc tế”;
dự án hỗ trợ trọn gói “Xuất khẩu và hội nhập cho các doanh nghiệp phần mềm thành phố
Hồ Chí Minh”… Thành phố cũng đã tăng cường hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng, tìm địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các dự án
đầu tư trong và ngoài nước; duyệt 493 hồ sơ xin cấp thẻ doanh nhân APEC cho 1.269
doanh nhân của thành phố. Hiện có 2.343 văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài
đang hoạt động trên địa bàn.
 Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Đã lập kế hoạch sắp
xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong năm 2008; xây dựng quy trình cổ phần hóa,
quy trình chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên; thông qua phương
án sắp xếp, đổi mới các công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích thuộc thành phố
giai đoạn 2007-2010. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quyết định
số 1057/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2007 về phương án sắp xếp, đổi mới các Công ty
nhà nước thuộc thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2010. Trong năm 2008, thành
phố đã thực hiện cổ phần hóa 2 doanh nghiệp; chuyển sang công ty TNHH một thành
viên 2 doanh nghiệp; chuyển đổi cơ quan chủ quản 1 doanh nghiệp.
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

1.2. Xã hội:


 Công tác giải quyết việc làm:Ước năm 2008 -2009, giải quyết việc làm cho
277.800 lao động, đạt 102,9% kế hoạch, trong đó giải quyết được 120.400 chỗ làm mới.
Đã đưa 9.824 người đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm là 5,4%
(cùng kỳ là 5,5%). Chương trình giải quyết việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia và việc làm
đã phê duyệt cho vay 884 dự án với số tiền 90,8 tỷ đồng cho 5.923 hộ gia đình, tạo việc
làm cho 10.738 người lao động.
 Công tác dạy nghề và phát triển hệ trung học chuyên nghiệp cũng được ngành
quan tâm triển khai tốt. Đã có 375 cơ sở dạy nghề đang hoạt động, tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề đạt 49%. Đào tạo nghề dài hạn đạt 11,98%, không đạt chỉ tiêu đề ra (15%), mặc
dù đã tích cực tìm mọi biện pháp đẩy m
 Trước tình hình nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất vì không có đơn đặt
hàng, một số thua lỗ phải đóng cửa, một số ít doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài
bỏ trốn… ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của người lao động, thành phố đã chủ
động chỉ đạo ngành lao động - thương binh và xã hội, các quận - huyện có biện pháp kịp
thời để ổn định việc làm mới cho số công nhân bị mất việc. Kết quả đến nay đã giới thiệu
cho 5.181 người được tiếp nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Chương
trình “Cùng công nhân vượt khó” do Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp với Báo
Người Lao Động tổ chức đã trao hơn 308 suất hỗ trợ cho công nhân mất việc, gặp khó
khăn với tổng trị giá gần 355 triệu đồng. Thành phố cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng
tích cực phối hợp với các quận - huyện tăng cường kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
lao động, chủ động giải quyết tranh chấp, kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp
của người lao động tại các doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội. Các nhà văn hóa
lao động quận, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực góp phần nâng
cao đời sống tinh thần cho công nhân, nhất là công nhân nhập cư.
 Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình
quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM bình quân thời kỳ
2000-2010 phấn đấu đạt 12%/năm.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Riêng giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 11,0%/năm và giai đoạn 2005-
2010 đạt bình quân 13,0%/năm. Tương ứng với 2 giai đoạn trên, tăng trưởng của
khu vực I là 2,0% và 1,7%/năm; khu vực II: 13,0% và 12,7%/năm; khu vực III:
9,6% và 13,5%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.350 USD năm 2000 lên
1.980 USD năm 2005 và 3.100 USD năm 2010.

2. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010:
Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM gắn liền với tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát
triển kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Từ tỷ trọng 53,7% trong cơ cấu, khu vực
dịch vụ TP.HCM phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 50,5% năm 2005 và 51,7% năm
2010; khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng 44,1% năm 2000, đạt
48,1% (2005) và 47,5% (2010); khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm
liên tục từ 2,2% năm 2000 xuống còn 1,4% năm 2005 và 0,8% năm 2010. Hiện
đại hóa các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ cao cấp phục vụ sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hình thành một cơ
cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm kinh tế nhà
nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng
ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội
nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung
đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành CN hiện có, từng bước
phát triển các ngành CN mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu CN tập trung. Phát triển
các ngành, các lãnh vực DV then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính -
ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ,
giáo dục đào tạo; hình thành một trung tâm kinh tế - tài chánh khu vực Đông Nam
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Á; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm
giai đoạn 2000-2005 là 22%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 là 20%/năm, tốc độ
tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân năm giai đoạn 2000-2005 là 17%/năm
và giai đoạn 2006 - 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp
với đặc điểm đô thị sinh thái.
Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng
cuộc sống, công bằng xã hội. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực; lựa chọn phát triển các
công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH; tạo nhiều việc làm. Phấn đấu không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo
dưới 8% tổng số hộ, giảm khoảng cách về mức sống giữa hộ dân cư giàu nhất và
hộ nghèo dân tộc; cải thiện môi trường rộng thoáng, sạch và xanh. Việc cung cấp
nhà ở với giá phù hợp cho các tầng lớp dân cư khác nhau trong khu vực nội thành
nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, được đặt lên hàng đầu.
Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa
bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề
nghiệp, đạo đức và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học và công nghệ, văn hóa –
nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể dục thể thao tương xứng với một trung tâm của khu
vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo.
Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã
hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang,
cải tạo, nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị
hóa vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu vực
trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh
thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh hiện đại.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản
lý nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ
sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới,
động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Phát triển kinh tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị, trật tự công cộng,
an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng khu
vực phía Nam và đất nước.

1. Số lao động được giải quyết việc làm: 270.000 người


2. Số lao động được tạo việc làm mới: 120.000 người
3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề: 58%
4. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới: 5,1%
5. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của thành phố giảm còn: 7,2%
6. Mức giảm tỷ lệ sinh dưới: 0,1%
7. Tỷ lệ trẻ con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống
7,6%
dưới:
8. Số giường bệnh trên 1 vạn dân trên địa bàn: 40%

Các chỉ tiêu về lao động


Các chỉ tiêu về lao động Năm 2005 Năm 2010
- Lực lượng lao động trên địa bàn (người) 2,7 triệu 3,2 triệu
- Lao động có việc làm (người) 2,5 triệu 3 triệu

Bảng 1: Các chỉ tiêu xã hội năm 2010


(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM)

II. THỰC TRẠNG CUNG CẦU CẦU LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH NĂM 2009:

Qua quá trình theo dõi, khảo sát thị trường lao động quý I, trung tâm Giới thiệu
việc làm Tp HCM đã đưa ra những con số phân tích thống kê mới nhất về tình
hình cung cầu lao động trên địa bàn thành phố HCM và dự báo về nhu cầu nhân
lực trong quý II năm nay.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Bảng 2 : Tình hình cung cầu tại thành phố HCM quý I năm 2009,dự báo cung
Nguồn Cung Nguồn cầu
STT Ngành nghề Số
Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
người
1 Công nghệ Thông tin - Viễn thông 838 5,48% 1.151 5,51%
2 Điện – điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh 819 5,36% 1.288 6,17%
3 Hóa – Hóa thực phầm - Hóa chất - Hóa dầu 810 5,30% 1.071 5,13%
Cơ khí - Xây dựng – Giao thông vận tải – Hàng
4 hải 2.815 18,42% 4.034 19,32%
5 Kiến trúc - Thiết kế - In ấn - Bao bì - Xuất bản 506 3,31% 1.000 4,79%
6 Tài chính - Ngân hàng - Giáo dục đào tạo 1.914 12,52% 3.040 14,56%
7 Y khoa - Y tế - Mỹ phẩm 289 1,89% 537 2,57%
8 Quản lý ,Quản trị - Hành chánh - Vật tư 1.885 12,33% 1.372 6,57%
9 Du lịch - Môi trường - Nhà hàng KS 1.189 7,78% 791 3,79%
10 Marketing - Dịch vụ - Pháp lý – Phục vụ 1.535 10,04% 3.072 14,71%
11 Nông lâm - Ngư nghiệp 47 0,31% 50 0,24%
12 May dệt -Thủ công mỹ nghệ - Bảo vệ - LĐPT 1.553 10,16% 3.101 14,85%
13 Các ngành nghề khác 1.085 7,10% 374 1,79%
Tổng cộng 15.285 100,00% 20.882 100,00%
cầu quý II năm 2009

(Nguồn : http://www.viechay.vn)

Bảng phân tích dựa trên tổng số 15.285 lao động tìm việc và 20.882 nhu cầu tuyển
dụng của 773 doanh nghiệp theo 13 nhóm ngành nghề.

Số liệu tổng hợp bao gồm:

• Tìm việc/ Tìm người trực tiếp qua hoạt động giới thiệu việc làm của Trung
tâm là: Số đăng ký tìm việc làm 5.900 người; số doanh nghiệp đăng ký
tuyển dụng 370 đơn vị có 5.696 chổ làm việc.
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

• Tìm việc/ Tìm người qua mạng Internet " vieclamhcm.net " và Sàn giao
dịch việc làm phiên thứ 1 năm 2009 là: Số đăng ký tìm việc làm: 9.385
người (trong đó Internet 1.323 người); số doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng
403 doanh nghiệp, trong đó có 15.186 chỗ làm việc (trong đó qua Internet
352 doanh nghiệp và có 3.300 chỗ làm việc).

Kết quả ghi nhận có sự chênh lệch cục bộ cung- cầu lao động khá rõ nét ở
từng nhóm ngành nghề. Theo đó, ở khu vực phi sản xuất, chủ yếu cầu lao động có
bằng cấp, trình độ chuyên môn. Du lịch, môi trường, nhà hàng khách sạn có mức
cung cao hơn cầu 33,48%; tương tự, nhóm ngành nghề quản lý, quản trị và hành
chính văn phòng cung cao hơn cầu 26,04%.

Ở hầu hết các nhóm ngành nghề khác, nhu cầu của doanh nghiệp đều cao
hơn số lao động tìm việc. Ở khu vực phi sản xuất, mức chênh lệch cao nhất giữa
cầu và cung lao động rơi vào nhóm ngành nghề marketing, dịch vụ, pháp lý, phục
vụ. Tỉ lệ cung vượt cầu là 50,04%.Ngành tài chính, ngân hàng, giáo dục, tỉ lệ này
là 37,04%.Ở khu vực sản xuất, hầu hết các nhóm ngành nghề kỹ thuật đều có tỉ lệ
chênh lệch cung với cầu khá cao. Nhóm ngành nghề kiến trúc, thiết kế, in ấn, bao
bì, xuất bản là 49,94%; điện, điện tử, điện công nghiệp, điện lạnh là 37,12%; cơ
khí, xây dựng, GTVT, hàng hải là 30,22%. Riêng nhóm ngành nghề thâm dụng lao
động, sử dụng nhiều lao động phổ thông như dệt may, thủ công mỹ nghệ, bảo vệ
thì cầu cao hơn cung 49,92%.

Các thông số trên cho thấy, sản xuất của doanh nghiệp từng bước được hồi
phục, kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng trở lại. Trong quý II/2009, dự báo vẫn sẽ
biến động lao động mạnh giữa các ngành nghề, với tình trạng thiếu hụt, khó tuyển
lao động tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhóm ngành dệt may, giày da, thủ công mỹ
nghệ, bảo vệ và những ngành sử dụng đông lao động phổ thông.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

III. SO SÁNH PHÂN TÍCH CHỈ SỐ CUNG – CẦU NHÂN LỰC


NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM NĂM 2010.
1. Theo cơ cấu ngành nghề:
Nhu cầu tuyển dụng của tháng 10/2010 tăng nhẹ (1,47%) so với tháng
9/2010. Marketing - Nhân viên Kinh doanh vẫn là ngành nghề có nhu cầu tuyển
dụng cao nhất (20,04%) trong tháng, kế đến là một số ngành nghề như Dịch vụ và
phục vụ (9,45%), Dệt - May - Giày da (8,57%), Tư vấn - Bảo hiểm (7,94%), Bán
hàng (7,59%), Kế toán - Kiểm toán (7,21%).
Ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong tháng 10 là những
ngành cần Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 5 lần, Điện tử - viễn thông
tăng 3 lần, Tài chính - Ngân hàng tăng 1,92 lần. Dưới đây là 6 ngành nghề có chỉ
số cầu nhân lực theo ngành nghề cao nhất

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện những ngành nghề có chỉ số cầu cao nhất
Chỉ số nguồn cung nhân lực tương tự so với tháng 9, cho thấy một phần
người tìm việc của các tháng trước đã tìm được việc làm. Chỉ số cung, cầu tháng
10 thể hiện sự cân bằng hơn trong quan hệ cung, cầu. Những ngành nghề có chỉ số
cung cao nhất vẫn là ngành nghề Kế toán - Kiểm toán (36,91%), Quản lý nhân sự -

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Hành chánh văn phòng(14,40%), Marketing - Nhân viên kinh doanh (10,14%),
Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu (6,40%), Quản lý điều hành (5,00%). Dưới đây
là 5 ngành nghề có chỉ số cung nhân lực theo ngành nghề cao nhất

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện những ngành nghề có chỉ số cung cao nhất

Tháng 10, thị trường lao động bình ổn do các doanh nghiệp đang trong giai
đoạn ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy vậy các doanh nghiệp đang rất cần những
nhà quản lý có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn cao trong khi đó trên 40%
sinh viên mới tốt nghiệp năm 2010 vất vả tìm việc làm do chỗ làm việc chưa phù
hợp, thiếu thông tin việc làm mặc dù các ngày hội việc làm, các sàn giao dịch việc
làm diễn ra phong phú trong tháng 10. Riêng ngành nghề Dệt - May - Giày da tình
hình thiếu hụt lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm vẫn tiếp tục,
một số doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng rất lâu và tình hình tiền lương đã được
cải thiện nhưng vẫn không tuyển đủ số lao động cần tuyển, đặc biệt là các doanh
nghiệp dệt may tư nhân trong nước. Người lao động có xu hướng chuyển sang làm
cho các doanh nghiệp dệt may của nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với mức lương trên 2.000.000 đồng/tháng và chế độ chính sách lao động ổn
định.
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

2. Theo cơ cấu trình độ nghề


Chỉ số nhu cầu tuyển dụng về trình độ lao động phổ thông là 30,96% trong
tháng 10/2010 giảm 29% so với nhu cầu tuyển dụng của tháng 9/2010. Các ngành
có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chủ yếu là các ngành cần nhiều lao
động thời vụ như Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Mộc – Mỹ nghệ, Tư vấn – Bảo
hiểm, Marketing - Nhân viên Kinh doanh. Lao động có trình độ Đại học 17,29%,
Cao đẳng –Cao đẳng nghề 11,66%, Trung cấp – Trung cấp nghề 24,83 %, Sơ cấp
nghề 11,04%, Công nhân kỹ thuật lành nghề 3,37%. Cho thấy trong tháng này
nguồn lao động chủ yếu mà doanh nghiệp cần tuyển là nguồn lao động có trình độ
và tay nghề. Đặc biệt là đối với trình độ đại học và trên đại học lĩnh vực quản lý có
nhu cầu tuyển cao nhất như Quản lý điều hành, Kế toán - Kiểm toán, Marketing -
Nhân viên Kinh doanh, Xây dựng - Kiến trúc, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn
phòng.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện cầu nhân lực về trình độ tháng 9,10 năm 2010

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cung nhân lực về trình độ tháng 9,10 năm 2010

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Nhìn chung, thị trường lao động có sự ổn định. Các doanh nghiệp đã thực sự chú
trọng trong tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề và trình độ cao. Nhu cầu tuyển
dụng lao động phổ thông tương đối ổn định và chủ yếu là tuyển dụng cho nhu cầu
việc làm thời vụ, việc làm bán thời gian.

IV. XU HƯỚNG CUNG CẦU NHÂN LỰC THÀNH PHỐ NĂM 2010.
1. Các chỉ tiêu về lao động:
Các chỉ tiêu về lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Đơn vị tính: người


Tốc độ tăng bình
2005 2010 quân 2006-2010
Chỉ tiêu
(%)
DÂN SỐ 6.239.938 7.200.000 2,90
A. NGUỒN LAO ĐỘNG 3.981.375 4.625.360 3,04
1. Số người trong tuổi LĐ 3.964.160 4.618.000 3,10
- Mất sức lao động 68.515 76.680 2,28
- Có khả năng lao động 3.895.645 4.541.320 3,11
2. Ngoài tuổi có tham gia
lao động 85.730 84.040 -0,40
- Trên tuổi lao động 58.230 57.100 -0,39
- Dưới tuổi lao động 27.500 26.940 -0,41
B. PHÂN PHỐI LAO ÐỘNG
1. Lao động đang LV 2.676.420 3.184.000 3,53
a. Khu vực I (nông - lâm
nghiệp - thủy sản) 145.282 121.000 -3,59
b. Khu vực II (công nghiệp
- xây dựng) 1.226.932 1.468.000 3,65
Công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp 1.033.271 1.263.700 4,11
Xây dựng 193.661 204.300 1,08

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

c. Khu vực III (dịch vụ) 1.304.206 1.595.000 4,11


Thương mại 408.425 519.200 4,92
Dịch vụ 895.781 1.075.800 3,73
2. Học sinh 432.585 515.270 3,56
3. Nội trợ 527.020 590.140 2,29
4. Chưa có việc làm 345.350 335.950 -0,55
Trong đó: Thất nghiệp 245.690 232.000 -1,14
Bảng 3 : Các chỉ tiêu về lao động trên địa bàn thành phố HCM năm 2010

1. Xu hướng cầu nhân lực :

Theo kế hoạch chương trình việc làm của TP, năm 2010 sẽ giải quyết việc làm cho
270.000 lao động, tính đến 9 tháng đầu năm, theo tổng hợp của Sở LĐ,TB&XH đã bố trí
việc làm được gần 222.500 người.

Căn cứ thực trạng thị trường lao động và thông tin tuyển dụng lao động của các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP, Trung tâm Dự báo nhu cầu
nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP nhận định trong quý IV, TP cần khoảng
50.000 lao động, đồng thời nhu cầu việc làm thời vụ cần 30.000 người. Thời điểm này
các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng lao động cho các hoạt động sản xuất cuối năm phục vụ
cho các ngày lễ, Tết, đây cũng là xu hướng diễn biến chung của thị trường lao động thành
phố hằng năm.

Thị trường nhân lực 2010 tại TP Hồ Chí Minh sẽ có xu hướng tăng mạnh nhu
cầu về lao động giản đơn, công nhân kỹ thuật. Ngành dệt may, giầy da có nhu cầu
tuyển dụng lao động lớn nhất, chiếm tỷ lệ 18,79%.
Căn cứ nhu cầu tuyển dụng của 975 doanh nghiệp và số liệu tổng kết thị trường
lao động quý 1/2010, Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM dự báo nhu cầu tuyển
dụng lao động theo 13 nhóm ngành nghề của quý 2/2010 như sau:

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Nguồn Cầu quýDự báo Nguồn cầu quý 2/2010


1/2010
ST
Ngành nghề Tăng giảm
T số
Tỷ lệ % số người Tỷ lệ % chỉ số so với
người
quý 1/2010
1 Công nghệ Thông tin - Viễn thông 1,540 7.82% 1,7787.92% 0.10%
2 Điện - điện tử - điện công nghiệp - điện lạnh 1,428 7.25% 1,4616.51% -0.74%
3 Hóa - Hóa thực phầm - Hóa chất - Hóa dầu 465 2.36% 3011.34% -1.02%
Cơ khí - Xây dựng - Giao thông vận tải - Hàng
4 hải 1,843 9.36% 2,33910.42% 1.06%
5 Kiến trúc - Thiết kế - In ấn - Bao bì - Xuất bản 599 3.04% 4652.07% -0.97%
6 Tài chính - Ngân hàng - Giáo dục đào tạo 2,812 14.28% 2,85612.72% -1.56%
7 Y khoa - Y tế - Mỹ phẩm 250 1.27% 2331.04% -0.23%
8 Quản lý - Quản trị - Hành chánh - Vật tư 2,586 13.13% 2,71212.08% -1.05%
9 Du lịch - Môi trường - Nhà hàng KS 1,235 6.27% 1,6257.24% 0.97%
10 Marketing - Dịch vụ - Pháp lý - Phục vụ 3,984 20.23% 4,98622.21% 1.98%
11 Nông lâm - Ngư nghiệp 110 0.56% 97 0.43% -0.13%
12 Dệt May- Thủ công mỹ nghệ - Bảo vệ - LĐPT 2,300 11.68% 3,13913.98% 2.30%
13 Các ngành nghề khác 542 2.75% 4582.04% -0.71%
Tổng cộng 19,693 100% 22,450100%

Bảng 4 : Dự báo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp quý 2/2010

Tình hình nguồn cầu quý 2/2010 tăng 14% với quý 1/2010. Nhu cầu tăng trong
một số ngành nghề như: Dệt may, bảo vệ, lao động phổ thông tăng 2.30% so với quý
1/2010. Một số ngành nghề khác: Marketing, dịch vụ, phục vụ tăng 1.98%, Lái xe, xây
dựng tăng 1.06%....

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP
Hồ Chí Minh đã khảo sát 27.000 doanh nghiệp về thực trạng sử dụng lao động.
Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh năm 2010 sẽ chứng kiến sự chuyển biến tích
cực về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu nguồn nhân lực do bước đầu vượt qua thời kỳ
khó khăn về kinh tế và việc làm.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị
trường lao động TP Hồ Chí Minh Trần Anh Tuấn, dự kiến năm 2010, thành phố có
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

nhu cầu nhân lực là 280.000 người. Xu hướng phát triển theo cơ cấu 16 nhóm
ngành nghề chính.
Thị trường nhân lực 2010 sẽ có xu hướng tăng mạnh nhu cầu về lao động
giản đơn, công nhân kỹ thuật. Theo đó, ngành dệt may, giầy da có nhu cầu tuyển
dụng lao động lớn nhất (18,79%), tiếp theo là công nghệ thông tin, viễn thông
(7,75%). Một số nhóm ngành có nhu cầu tương đương nhau là điện, điện tử, điện
công nghiệp; cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải; du lịch, môi trường…
Một số nghề “nóng” như tài chính, ngân hàng, kiểm toán bình ổn ở tốp giữa
với nhu cầu lao động chiếm 6,83%. Nhóm ngành nông, lâm, ngư, thuỷ sản có nhu
cầu “khiêm tốn” nhất (1,55%). Năm 2010, nhu cầu về lao động tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp sản xuất rất lớn. Kết quả khảo sát cho
thấy, nhu cầu công nhân kỹ thuật lành nghề lớn nhất (30,7%), sau đó là lao động
phổ thông và sơ cấp nghề”.
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đưa ra đánh giá khái quát về
trình độ lao động. Lao động được đánh giá cao về trình độ cơ bản, nắm vững
chuyên môn ngành nghề được đào tạo, khả năng thích nghi, hoà nhập với công
việc cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng lao động trẻ còn thiếu kinh
nghiệm, trình độ ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhằm giúp lao động tìm được việc làm hiệu quả, Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội TP Hồ Chí Minh đưa ra một số khuyến cáo. Người lao động nên đến
những trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước và các doanh nghiệp được Nhà
nước cấp phép hoạt động để được tư vấn, giới thiệu; chọn lọc thông tin khi tiếp
cận các cơ hội việc làm; tìm hiểu kỹ về việc làm, cơ quan, doanh nghiệp xin ứng
tuyển để có sự chuẩn bị tốt khi được phỏng vấn

Nhìn vào thực trạng thị trường lao động thông tin tuyển dụng lao động của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố có thể nhận
định trong 02 tháng cuối năm thị trường lao động thành phố có nhu cầu việc làm
ổn định, cần 30.000 lao động (tháng 11 cần 15.000 lao động, tháng 12 cần 15.000
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

lao động) đồng thời nhu cầu về lao động thời vụ 02 tháng cuối năm khoảng 20.000
lao động. Thời điểm này các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ cần tuyển
nhiều lao động cho việc hoàn thành các đơn hàng cuối năm. Đặc biệt với ngành
nghề Dịch vụ - Phục vụ và marketing sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất cao đối với lao
động thời vụ.
Trong tổng số nhu cầu, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm
khoảng 25%; trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 30%; sơ cấp nghề, lao động phổ
thông chiếm 45%. Tuyển dụng lao động tập trung vào các nhóm ngành nghề:
marketing, nhân viên kinh doanh, bán hàng, quản lý điều hành, dịch vụ - phục vụ,
người.
Căn cứ thực trạng thị trường lao động và thông tin tuyển dụng lao động của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, Trung tâm
Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố nhận định
trong quý IV/2010, TPHCM cần khoảng 50.000 lao động, đồng thời nhu cầu việc
làm thời vụ cần 30.000 người. Thời điểm này các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng lao
động cho các hoạt động sản xuất cuối năm phục vụ cho các ngày lễ, Tết, đây cũng
là xu hướng chung của thị trường lao động thành phố hàng năm.
Trong tổng số nhu cầu, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm
khoảng 30%; trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 30%; sơ cấp nghề, lao động phổ
thông chiếm 40%. Việc tuyển dụng lao động tập trung vào các nhóm ngành nghề:
marketing, nhân viên kinh doanh, bán hàng, quản lý điều hành, dịch vụ - phục vụ,
điều kiện thuận lợi khi tuyển dụng bổ sung nhân lực theo kế hoạch nhân sự, chỉ số
cung nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán (32,79%) tăng 44,12% so với quý II.
Ngành nghề Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng (14,18%), Marketing
- Nhân viên Kinh doanh (11,25%) cũng là ngành có nguồn cung nhân lực cao
trong quý III.
Xét theo cơ cấu trình độ nghề, chỉ số nhu cầu tuyển dụng về trình độ
chuyên môn trong quý III/2010 có phần cân bằng hơn với chỉ số nhu cầu lao động
phổ thông là 41,72%, chủ yếu là nhu cầu tuyển dụng của các ngành Dệt May, Giày
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

da, Nhựa – Bao bì, Dịch vụ - Phục vụ, Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán
hàng, Cơ khí - Luyện kim, Nhà hàng - Khách sạn là các ngành cần nhiều lao động
ổn định; việc làm bán thời gian, lao động thời vụ. Lao động có trình độ Đại học
16,66%, Cao đẳng – Cao đẳng nghề 11,26%, Trung cấp – Trung cấp nghề 19,58
%, Sơ cấp nghề 8,01%, Công nhân kỹ thuật lành nghề 2,61%; chủ yếu là lĩnh vực
Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán - Kiểm toán,Công nghệ
thông tin, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh, quản lý hành chính - nhân sự, thư
ký văn phòng, Giao thông-Vận tải-Thủy lợi, Cơ khí – Luyện kim – Điện tử - Viễn
thông, Cơ khí.
Ngược lại với nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn,
nguồn cung trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ cao: 62,22% trong
tổng số nhu cầu việc làm quý III/2010, điều này cho thấy nguồn nhân lực qua đào
tạo của thành phố gia tăng, phổ biến nhất là nguồn lao động trong tuổi thanh niên.
Nhìn chung thị trường lao động quý III/2010 có sự ổn định hơn so với 2
quý đầu năm, nguồn cung và nguồn cầu đáp ứng được với nhau, đạt 80%. Các
doanh nghiệp chú trọng hơn về nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề và
trình độ. Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông đã giảm hẳn so với các quý
trước và chủ yếu là tuyển dụng lao động thời vụ, việc làm bán thời gian.
Kế hoạch giải quyết việc làm của thành phố năm 2010 là tạo việc làm cho
270.000 lao động. Theo tổng hợp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP
Hồ Chí Minh, 9 tháng đầu năm thành phố đã giải quyết việc làm cho 222.468 cơ
31.992 người có nhu cầu tìm việc làm, cập nhật thông tin tại các sàn giao dịch việc
làm, ngày hội nghề nghiệp việc làm; hệ thống hoạt động giới thiệu việc làm và hệ
thống thông tin của các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao
động trên địa bàn thành phố, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị
trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những so sánh, phân tích, nhận
định về chỉ số cung - cầu quý III và xu hướng cầu nhân lực quý IV năm 2010 của
thành phố như sau:

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Xét theo cơ cấu ngành nghề: Chỉ số cầu chung của thị trường lao động
thành phố quý III/2010 giảm 3,15% so với quý II/2010, giảm 30,3% so với quý
I/2010 và giảm nhiều nhất là nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông.
Quý III là thời điểm các doanh nghiệp phải ổn định lực lượng lao động, tập
trung sản xuất kinh doanh hoàn thành kế hoạch năm, vì vậy nhu cầu tuyển dụng
của các doanh nghiệp cân bằng hơn so với 2 quý đầu năm, giảm bớt thu hút nhiều
lao động, đặc biệt nhu cầu lao động phổ thông như đầu năm; cụ thể giảm 28,39%
so với quý II và giảm 59,15% so với quý I. Nguồn lao động có tay nghề, trình độ
từ Trung cấp trở lên được tuyển dụng nhiều hơn, chiếm trên 50% nhu cầu tuyển
dụng. Cho thấy thị trường lao động thành phố đang trong giai đoạn ổn định, tình
trạng thiếu hụt nguồn nhân lực không tạo áp lực lớn như 6 tháng đầu năm do tác
động của việc cải thiện chính sách tiền lương, quan hệ lao động.
Trong quý II và III/2010, những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao
nhất là Marketing - Nhân viên Kinh doanh(14,56%), Dịch vụ và phục vụ
(12,28%), Dệt - May - Giày da (10,56%), Cơ khí - Luyện kim (6,80%), Kế toán –
Kiểm toán (5,39%), Bán hàng (5,39%), Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất
(5,15%), Giao thông-Vận tải-Thủy lợi(4,24%), Tư vấn - Bảo hiểm (3,72%).
Một số ngành có nhu cầu tuyển dụng cao như cơ khí, điện tử , công nghệ thông
tin, hóa chất, chế biến lương thực - thực phẩm, xây dựng, dệt may – giày da, kế
toán. Nhu cầu tuyển lao động tại các doanh nghiệp gia công sản xuất như dệt, may,
chế biến thực phẩm, điện tử có chiều hướng ổn định, nhất là các doanh nghiệp
đảm bảo thu nhập trên 2.000.000 đồng/tháng. Một số ngành tuyển lao động phổ
thông vẫn tiếp tục gặp khó khăn như: vệ sinh công nghiệp, bảo vệ chuyên nghiệp,
phục vụ quán ăn, dịch vụ công cộng.

3. Xu hướng cung nhân lực:


Năm 2010, nguồn nhân lực Thành phố có trên 4,9 triệu người chiếm tỷ lệ
66,21% dân số trong Thành phố.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Với nhu cầu nhân lực ngày càng yêu cầu cao về số lượng, và chất lượng trình độ
chuyên môn kỷ thuật, trong năm 2010 và giai đoạn 2011-2015, dự kiến tốc độ tăng bình
quân chỗ làm việc từ 3% đến 5%/năm cho thấy thành phố sẽ có nhu cầu cung về nhân lực
là 280.000 đến 300.000 chỗ làm việc/năm.

Chỉ số Chỉ sốSo sánh


TT Trình Độ
Quý II (%) Quý III (%) chỉ số (%)
01 Lao động chưa qua đào tạo 0.59 0.36 -5.21
02 Sơ cấp nghề 2.25 0.95 -34.01
03 Công nhân kỹ thuật lành nghề 1.59 2.49 143.69
04 Trung cấp (CN-TCN) 25.65 13.31 -18.88
05 Cao đẳng (CN-CĐN) 24.45 19.68 25.80
06 Đại học 44.72 62.22 117.42
07 Trên đại học 0.74 0.99 107.20
Tổng số ( 100% = Số người ) 20473 31992 11519

Bảng 5 : Chỉ số cung nhân lực tại thành phố HCM quý II năm 2010

Chỉ số cung nhân lực trong quý III tăng 50,6% so với chỉ số cung quý II do
học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp , trường dạy nghề ra
trường, nguồn cung nhân lực tăng hơn so với 2 quý đầu năm. Nhà tuyển dụng có
cơ khí, điện tử , công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến lương thực - thực phẩm,
xây dựng, dệt may – giày da, kế toán.

Về nguồn cung nhân lực dự kiến sẽ trong 02 tháng cuối năm sẽ tăng cao,
chủ yếu người tìm việc ở các trình độ từ sơ cấp nghề trở lên mà lao động có kinh
nghiệm từ 02 năm trở xuống. Tình hình biến động, di chuyển lao động trong các
doanh nghiệp dao động ở mức 30% tổng số lao động đang làm việc nhất là các
ngành sản xuất, gia công chế biến.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Vào thời điểm 02 tháng cuối năm, sẽ có nhiều doanh nghiệp thông tin tuyển
dụng số lượng lớn lao động để chuẩn bị cho việc bù đắp nhân sự sau tết và nhu cầu
năm 2011 nhất là các doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn lao động làm việc.
Về nguồn cung, số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, sơ cấp nghề vừa tốt nghiệp ra trường và số học sinh trung học phổ thông có
nhu cầu việc làm tại thành phố còn khá lớn, đồng thời các doanh nghiệp vừa và
nhỏ mới thành lập năm 2010 sẽ thu hút một số lớn lao động các tỉnh, thành phố
khác đến làm việc; tham gia vào các việc làm bán thời gian, việc làm thời vụ cuối
năm. các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp tục ổn định và phát
triển nguồn nhân lực cuối năm 2010 và năm 2011 so thời điểm đầu năm.

III. NGHỊCH LÝ CUNG CẦU LAO ĐỘNG:


1. Nguyên nhân của sự mất cân đối cung cầu:
Nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu lao
động, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội
cho rằng, mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành nhưng
chưa có độ bao phủ rộng khắp, thông tin chưa đa dạng, chưa hấp dẫn người lao
động, cũng như chưa tạo niềm tin cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, vấn đề quản lý Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân.
Theo ông Hòa thì hiện sự giám sát, kiểm soát thị trường lao động vẫn chưa được
chặt chẽ.
Số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện
nay nhiều doanh nghiệp không đăng ký sổ lao động cho công nhân. Cụ thể, tại Tp.
HCM năm 2007, khu vực Nhà nước số lao động được cấp sổ chiếm 5,76%, con số
này tại cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình chỉ 1,03%.
Doanh nghiệp đăng ký sổ lao động thấp, dẫn đến việc cơ quan quản lý không nắm
được lực lượng lao dộng, không có thông tin đầy đủ khiến các ngành, các cấp
không kịp điều tiết nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và các địa phương.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

2. Lao động thừa nhưng vẫn thiếu:


Theo khảo sát trong 6 tháng đầu năm thì trong khi thị trường lao động đang
cần nhiều nhất là lực lượng lao động rành nghề, lao động thực hành thì nguồn
cung lại thiếu lực lượng này, nhưng lại quá dư thừa lực lượng lao động có trình độ
lý thuyết cao.

Người lao động tìm hiểu trước khi nộp hồ sơ xin việc làm
Cụ thể: Thị trường cần 9.116 lao động sơ cấp nghề, nhưng nguồn cung chỉ đáp
ứng 852 người; Cần 1.979 lao động là công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng cung
chỉ có 1281; Cần số lao động tốt nghiệp trung cấp nghề đến 15.885, nhưng cung
chỉ đáp ứng 9.062 người. Ngược lại, thị trường chỉ cần khoảng 10.632 lao động tốt
nghiệp đại học thì nguồn cung lại có đến 16.243 người.
Trong khi đa số DN cần tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, nguồn lao động phổ thông thì một lượng lớn lao động chưa đáp ứng được
nhu cầu. “Cái mà DN cần là lao động thạo nghề chứ không phải trình độ lý thuyết
cao”. Thời điểm này hầu như DN nào cũng cần tuyển thêm lao động do đã bước
vào mùa cao điểm của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các ứng viên giỏi
lý thuyết mà yếu thực hành, làm cho các DN rất khó tuyển. DN rất khó tìm được
lao động phù hợp, phải tuyển qua nhiều vòng. Ví dụ tại Trường Hoa Văn TP
HCM: Đầu tiên là xem hồ sơ, thấy hồ sơ đủ điều kiện mới liên hệ, kiểm tra kiến
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

thức bằng phỏng vấn, cuối cùng là làm thử việc khoảng 2 tháng. Bà Linh cho biết,
cái yếu nhất của người xin việc là kém tự tin, thể hiện qua cách dễ dàng bằng lòng
với các điều kiện mà chủ DN yêu cầu dù chưa thoả đáng. Nhiều người tìm việc
còn chưa định hướng rõ nghề nghiệp, đồng thời xin việc ở nhiều nơi và có tâm lý
“làm thử”.
Một DN dệt may cho biết, nhiều người lao động cứ nghĩ không cần học
hành gì vẫn cứ làm thợ may được, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu không có chuyên
môn gì thì vẫn có thể làm thợ may được, nhưng chỉ làm ở những DN mới thành
lập, lương rất thấp. Còn muốn vào làm việc ở các DN lớn, uy tín lâu dài, lương
khá cao, có đầy đủ chế độ lao động… thì phải lành nghề.
Một nghịch lý khác là mức lương yêu cầu của người lao động thường cao hơn
khoảng 30- 40% khả năng mức lương rao tuyển của DN. Cụ thể, trên 50% người
tìm việc làm bậc đại học có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên yêu cầu mức lương trên
5 triệu đồng/tháng, thì hầu hết các DN lại chỉ trả mức lương trung bình khoảng 3
triệu đồng/tháng. Còn lao động phổ thông, sơ cấp nghề thì mong muốn mức lương
trên 2 triệu/tháng - 3 triệu/tháng trở lên, trong khi mức lương rao tuyển bình quân
chung của trình độ này là dưới 2 triệu/tháng.
Theo TTDBNCNL và TTTTLĐ TP HCM, thị trường lao động thành phố
trong quý II đã ổn định hơn so với quý 1 /2010. Chỉ số cầu nhân lực quý 2/2010
giảm 28,05% so với quý 1, đa số các DN tạm ổn định về nhân sự. Vào quý 2 nhiều
DN đã thay đổi chính sách nhân lực, tiền lương. Trong quý 2, những ngành nghề
có nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhất là ngành nghề Dệt - May - Giày da
(12,52%), Marketing - Nhân viên Kinh doanh (12,01%), Nhựa - Bao bì (10,54%),
Dịch vụ và phục vụ (7,17%), Cơ khí - Luyện kim (6,56%), Điện tử - viễn
thông(6,02%), Giao thông-Vận tải-Thủy lợi (6,15%), Bán hàng (5,43%), Công
nghệ thông tin (2,37%). Ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài Chính - Ngân hàng.

2. Cung cầu về lao động không gặp nhau:

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Từ đầu năm 2009 đến nay, ở TP.HCM có thêm hàng ngàn công nhân mất việc,
nhưng cũng có rất nhiều DN không tìm được lao động để ổn định sản xuất.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, tính từ 2008 đến giữa tháng
3.2009, tổng số DN trên địa bàn ngưng sản xuất, giải thể, hoặc có nguy cơ ngừng hoạt
động là 195 với 26.401 lao động mất việc và 15.528 người thiếu việc làm. Những công
nhân thiếu hoặc mất việc làm phần lớn nằm trong nhóm dệt may, giày da.

Ngoài các DN giải thể, ngưng sản xuất còn có rất nhiều DN cho công nhân
nghỉ việc luân phiên, nhận 70% lương, và nếu lao động nào không đủ kiên nhẫn
thì chủ DN sẵn sàng chấp nhận đơn xin nghỉ việc của họ. Tương tự, bà Đoàn Thị
Thu Hà, Trưởng phòng Lao động của Ban quản lý các KCX – KCN TP.HCM cho
biết, trong quý 1/2009, tổng số lao động trong KCX – KCN giảm gần 5.000 người
và đơn đặt hàng của các DN cũng giảm 25% (trong 110 doanh nghiệp/250 báo
cáo).

Điều khá nghịch lý là trong khi một số không ít DN vẫn tiếp tục sa thải công
nhân, thì nhiều DN khác treo thông báo tuyển lao động với mức lương hấp dẫn
nhưng số người đến đăng ký tìm việc lại rất khiêm tốn. Ông Trần Anh Tuấn, Phó
giám đốc kiêm Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Giới thiệu
việc làm TP.HCM, cho biết: trong quý 1/2009, tổng nguồn cung lao động trên địa
bàn là 15.285 lao động, trong khi tổng nguồn cầu là 20.882 người. Hầu hết các
nhóm nghề đều xảy ra tình trạng cầu cao hơn cung.
Ở khu vực phi sản xuất, mức chênh lệch cao nhất là nhóm ngành marketing,
dịch vụ, pháp lý, phục vụ, với tỷ lệ cầu vượt cung 50,4%; kế đến là ngành tài
chính, ngân hàng, giáo dục với tỷ lệ 37,4%... Ở khu vực sản xuất, nhóm ngành
nghề kiến trúc, thiết kế, in ấn, bao bì, xuất bản có tỷ lệ cầu vượt cung 49,94%;
nhóm ngành dệt may, thủ công mỹ nghệ, bảo vệ cầu cao hơn cung 49,92%...
"Các thông số trên cho thấy, sản xuất của DN đang từng bước được hồi phục, kéo
theo nhu cầu tuyển dụng tăng trở lại. Trong quý 2/2009, dự báo sẽ vẫn có sự biến

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

động lao động mạnh giữa các ngành nghề, với tình trạng thiếu hụt, khó tuyển lao
động tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhóm ngành nghề dệt may, giày da, thủ công mỹ
nghệ, bảo vệ và những ngành sử dụng lao động phổ thông", ông Trần Anh Tuấn
nhận xét.

VI. THÔNG TIN TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ NHU
CẦU TUYỂN DỤNG TP.HCM NĂM 2010 ,GIAI ĐOẠN 2011-
2015.

1. Thông tin tổng quan về thị trường lao động năm 2010:
Năm 2010, nguồn nhân lực thành phố có trên 4,9 triệu người chiếm tỷ lệ
66,21% dân số trong thành phố. Tổng số lao động làm việc trong các khu vực kinh
tế có trên 3,5 triệu người; tổng số người đến tuổi lao động hàng năm bao gồm
người ở tại thành phố và người từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến có nhu cầu
đào tạo nghề và tìm việc làm có trên 300.000 người. tỷ lệ lao động thất nghiệp tại
thành phố ở mức 5,10%-5,20%.Thành phố có trên 50.000 doanh nghiệp, trong đó
doanh nghiệp trong nước chiếm 92%, các cơ sở kinh doanh cá thể có trên 340.000
cơ sở, trong đó hoạt động lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 87%.
Thực trạng chung là người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm
kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp
– việc làm và muốn thay đổi công việc mới với mức lương cao hơn phù hợp với
năng lực và khả năng của họ. Hiện nay và những năm tới, thị trường lao động
thành phố Hồ Chí Minh (về nhu cầu việc làm) tiếp tục phát triển theo chiều hướng
đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy
mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa
dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao.

2. Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2010:

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Dự kiến năm 2010, thành phố có nhu cầu nhân lực 280.000 chỗ làm việc.
Trong đó 12 nhóm ngành nghề của có nhu cầu tuyển dụng cao là:

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện nhu cầu nhân lực theo ngành nghề năm 2010

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện nhu cầu nhân lực theo trình độ năm 2010

3. Nhu cầu nhân lực giai đoạn 2011-2015:


Với nhu cầu nhân lực ngày càng yêu cầu cao về số lượng và chất lượng trình độ
chuyên môn kỹ thuật, trong năm 2010 và giai đoạn 2011-2015; dự kiến tốc độ tăng
bình quân chỗ làm việc từ 3% đến 5%/ năm cho thấy thành phố sẽ có nhu cầu
cung về nhân lực là 280.000 đến 300.000 chỗ làm việc/năm. Có thể nhận định
những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng
nhu cầu nhân lực.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện nhu cầu nhân lực theo ngành nghề giai đoạn 2011-
2015

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Biểu đồ 8 : Biểu đồ thể hiện chỉ số nhu cầu về trình độ giai đoạn 2011-2015
Sự nghịch lý về cơ cấu, chất lượng, kỹ năng ngành nghề; tiền lương – thu nhập
thực tế của Cung – Cầu thị trường lao động đã làm cho thị trường lao động thành
phố thật sự chưa ổn định, mức độ dao động, thiếu hụt nhu cầu chỗ làm việc và nhu
cầu tìm việc làm khoảng 30%.Các doanh nghiệp và người lao động chưa có sự
tương thích, nhất là lực lượng lao động phổ thông và lao động trình độ chuyên
môn.
Trong các điều kiện để phát triển thị trường lao động là tạo được sự gắn kết Cung
Cầu ( người lao động và người sử dụng lao động). Để đạt được sự gắn kết cần thiết
tổ chức hệ thống phục vụ hữu hiệu thị trường lao động như: giáo dục, dạy nghề,
dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, dịch vụ giới thiệu việc
làm, cung ứng lao động…

V. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ MẤT CÂN ĐỐI CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG
1. Cung cầu lao động đang mất cân đối
nghiêm trọng:
Thị trường lao động tại
TP.HCM là thị trường dư thừa lao
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

động và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các
vùng, khu vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Sự phát triển, phân bố không đồng đều nói trên khiến thị trường lao động
rơi vào tình trạng thừa mà thiếu. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong
việc tuyển dụng lao, không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao
động phổ thông.
Theo báo cáo tại TP.HCM, tình trạng lao động không có việc làm vẫn ở
mức cao trong khi nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất lớn,từ đầu năm đến nay có trên
23.000 lao động mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên đến trên 61.000 người.

2. Tình trạng thất nghiệp:


Dự kiến gần 4.000 lao động có khả năng bị thôi việc và 3.378 người thiếu
việc do doanh nghiệp giảm giờ làm trong thời gian tới, song đây chưa phải là tỷ lệ
thất nghiệp cuối cùng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các quận huyện gửi về Sở Lao động
Thương binh Xã hội TP HCM, dự kiến 7.000 người tại TP HCM đối mặt với nguy
cơ không có việc làm trong những tháng tới.
Theo đó, quận Thủ Đức dẫn đầu về khả năng thôi việc, ước khoảng 1.459 lao
động. Gò Vấp dự kiến mất 1.382 chỗ làm. Huyện Củ Chi dẫn đầu về số người
thiếu việc do giảm giờ làm với con số 1.920.
Hiện TP HCM có tổng cộng gần 26.500 người lao động mất việc và 15.528
người thiếu việc (năm 2008, con số này là 35.000 người). Tuy nhiên theo Sở Lao
động, 81% lao động mất việc nay đã có việc làm mới.
Giao ban với các quận huyện, Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh xã hội
Nguyễn Văn Xê dự báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong các tháng tới
sẽ còn khó khăn, nhất là ngành xuất khẩu. Thiếu đơn hàng, người lao động bị giảm
giờ làm, thậm chí phải nghỉ việc, tạo áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm mới ở
TP HCM.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Một điểm đáng chú ý hiện nay tại các KCN,KCX là nhiều công ty rao tuyển
hàng nghìn lao động, song một số nơi, lao động cũng bị thải ra số lượng lớn không
kém, nhưng cung - cầu lại chưa gặp nhau. Chính vì vậy, một số công ty thời gian
qua tung chiêu thưởng 500.000 đồng hoặc nửa tháng lương nếu công nhân giới
thiệu được người mới.

3. Xuất khẩu lao động giảm mạnh:


Đến Hết quý II, xuất khẩu lao động chỉ đạt 30% so với các năm trước, hoạt động
xuất khẩu lao động ở Tp.HCM chỉ mới đạt con số 3.000 lao động, bằng 30% số
lượng hợp đồng so với các năm trước.
Khó khăn đó đã khiến nhiều DN tham gia
XKLĐ ở Tp.HCM không tìm kiếm được đối
tác cung ứng lao động đi làm việc ở nước
ngoài. Chỉ tính riêng trong năm 2009 đã có 9
doanh nghiệp, và 6 tháng đầu năm 2010 thêm
7 DN khác phải ngưng hoạt động do không
có hợp đồng.
Hết quý II, xuất khẩu lao động chỉ Thống kê của Sở LĐTB&XH cho thấy, thành
đạt 30% so với các năm trước. phố hiện còn 47 công ty và chi nhánh công ty
hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Hiện nay các thị trường lao động truyền thống của VN đã bắt
đầu hồi phục, tuy nhiên yêu cầu về tay nghề, chất lượng lao động và trình độ ngoại
ngữ cần nâng cao hơn mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các DN.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CÂN BẰNG CUNG
CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG .

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

I. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp cho vấn đề cung - cầu
lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

1. Phương hướng
Cải thiện kết nối cung - cầu nhằm tăng khả năng có việc làm bền vững và
giảm thất nghiệp, thiếu việc làm… là mục tiêu được nhấn mạnh trong chiến lược
việc làm thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020. Định hướng chính của
chiến lược việc làm này là tạo việc làm với thu nhập đảm bảo cuộc sống (ít nhất
mức thu nhập của người lao động phải trên chuẩn nghèo). Tức là tạo việc làm có
chất lượng, bền vững.
Những chiến lược trước đây đã được thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính
sách lớn như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế
tạo nhiều việc làm; cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm;
phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu về
thị trường lao động; điều tra thị trường lao động ...
Tuy nhiên, với những chính sách nêu trên, chiến lược vẫn bộc lộ nhiều hạn
chế, thu nhập của người lao động chưa đảm bảo cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp vẫn
cao ở thành phố Hồ Chí Minh; dịch chuyển cơ cấu lao động chậm, năng suất lao
động thấp…
Do vậy, chúng ta cần phải thiết lập và đưa ra các chính sách mạnh hơn về
khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực; gắn kết giữa các chính sách kinh tế xã
hội trong giải quyết việc làm; từng bước hình thành và xây dựng chính sách phát
triển thị trường lao động một cách rõ ràng và bền vững… tạo nên mối quan hệ và
sự liên kết vững chắc giữa cung và cầu lao động hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu về cung – cầu lao động tại thành phố Hồ Chi Minh

Phát triển thị trường lao động đồng bộ với các loại thị trường, tạo môi
trường cho sự vận động năng động và trật tự của cơ chế thị trường là một nhiệm
vụ có tính chất chiến lược quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.

Phát triển thị trường lao động với nội dung cơ bản là giải quyết mối quan hệ
giữa cung và cầu lao động, giá cả sức lao động.

Mục tiêu của việc phát triển thị trường lao động là đảm bảo công ăn việc
làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

động được sử dụng ở nông thôn, điều chỉnh tiền lương và giải quyết những bất
hợp lý trong chính sách tiền lương, tổ chức quỹ hỗ trợ thất nghiệp ở thành thị và
các quỹ tín dụng hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, tự tạo việc làm.

Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng các chỉ số khảo sát thống kê
thông tin và dự báo về thị trường lao động (thông tin thị trường lao động) để hỗ trợ
phát triển các chính sách mới và sửa đổi các chính sách hiện hành như xây dựng
các chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các cuộc cải
cách trong dạy nghề để đáp ứng các nhu cầu thay đổi của thị trường lao động và
phát triển các chương trình thị trường lao động tích cực nhằm trợ giúp các nhóm
đối tượng đặc biệt.

Các nhà thực thi chính sách có thể sử dụng thông tin thị trường lao động để
xác định các thay đổi về điều kiện hoạt động của thị trường lao động địa phương
và đánh giá các thái độ đáp ứng đối với các chương trình mới. Đồng thời, trong
quá trình thực thi, có thể xác định khả năng mở rộng hoạt động của một số ngành
cụ thể dẫn đến tạo công ăn việc làm mới và cuối cùng có thể sử dụng thông tin thị
trường lao động để đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mới.

Các vấn để chính sách Thông tin thị trường lao động Các đáp ứng chính sách
1.Tác động của sự thayŸ Các thay đổi về yêu cầu nghềŸ Cải cách hệ thống giáo dục
đổi công nghệ đối với cơnghiệp và kỹ năng và đào tạo nhằm đáp ứng
cấu nghề nghiệp và kỹ nhanh hơn với sự thay đổi của
Ÿ Những kỹ năng nào có thể
năng nhu cầu.
phát triển hoặc dần mất đi.
Ÿ Các chương trình cụ thể về
Ÿ Ngành nghề nào chịu tác động
hỗ trợ ngành.
mạnh nhất
Ÿ Cải thiện phương pháp tư
vấn nghề nghiệp

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Ÿ Khả năng tìm được việc làmŸ Sửa đổi và cải thiện các
ổn định khi tham gia cácchương trình
2.Tác động các công cụ
chương trình
chính sách đối với các Ÿ Định hướng tốt hơn các
chương trình đào tạo vàŸ Điều tra đối với các học viênchương trình nhằm trợ giúp
tạo việc làm đã tốt nghiệp khóa đào tạo đểnhững nhóm đối tượng cụ thể
đánh giá mức độ thích hợp của
Ÿ Xây dựng các khóa học sát
chương trình giáo dục, đào tạo.
thực tế hơn với yêu cầu của
thị trường lao động

Để theo dõi việc phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
cần có hệ thống tổ chức thông tin thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực dưới sự
quản lý và điều hành của các cấp, các ngành chức năng Nhà nước. Đặc biệt đối với thành
phố Hồ Chí Minh có thị trường lao động đa dạng và năng động, trong các năm qua Thành
ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố luôn quan tâm đến chương trình phát triển nguồn nhân
lực, tạo việc làm cho người lao động, tổ chức quản lý lao động xã hội, điều kiện môi
trường lao động và tổ chức các hoạt động thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề,
giới thiệu việc làm. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
cung cấp thông tin, phân tích và dự báo về xu hướng phát triển chuyên môn của các
ngành nghề để từ đó hoạch định được chiến lược đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của
các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

2.1 Mục tiêu trước mắt


Uỷ ban nhân dân TP.HCM vừa đưa ra 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong
năm 2011, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn sẽ đạt 12% (tương đương
đạt 23,8 tỷ USD) và chỉ số giá tiêu dùng được khống chế ở mức 8%.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Để thực hiện mục tiêu này, Thành phố sẽ đẩy mạnh chín nhóm ngành dịch
vụ là: ngân hàng - tài chính - bảo hiểm - tín dụng, kho bãi, dịch vụ cảng biển, bưu
chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông, kinh doanh tài sản - bất
động sản, dịch vụ công trình.
Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp, TP.HCM tiếp tục tập trung phát triển
bốn ngành mũi nhọn là: cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến lương thực -
thực phẩm. Dự kiến, mức chi ngân sách địa phương là 32.632 tỷ đồng, trong đó
chi cho đầu tư phát triển là 12.154 tỷ đồng (chiếm 37,2%).

2.2 Mục tiêu lâu dài


 Đưa ra chiến lược việc làm với mục tiêu là “việc làm đầy đủ và hiệu quả”,
sử dụng những công cụ kinh tế vĩ mô, tập trung vào phía cầu lao động là chủ yếu.
 Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực sử dụng những công cụ
giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, tập trung vào chất lượng và cơ cấu cung
lao động là chủ yếu.
 Phát triển thị trường lao động một cách đồng bộ, đồng thời kết hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tập trung cải thiện kết nối cung
- cầu lao động, nhằm tăng khả năng có việc làm bền vững và giảm thất nghiệp,
thiếu việc làm cho người lao động.
 Cần phải xác định rõ: nếu thành phố tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động
thì chú trọng vào đẳng cấp lao động có chuyển môn – kỹ thuật cao để được quốc
tế thừa nhận. Ngược lại, nếu xác định là nhập khẩu lao động thì phải có những
quy định, mục đích tiếp nhận rõ ràng, cụ thể: tiếp nhận những đối tượng lao động
nào, những lao động mình cần chứ không phải lao động mà các nước thừa.
 Cân đối hài hoà an ninh – linh hoạt và hỗ trợ các nhóm yếu thế hoà nhập
thị trường lao động.

3. Thách thức

3.1 Trong nước

 Kinh tế Việt Nam đang phát triển. Thành Phố Hồ Chí Minh với vai trò là
trung tâm kinh tế. Sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố
Hồ Chí Minh là quá trình phát triển toàn diện các thị trường trong đó có nền tảng
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

quan trọng là thị trường lao động. Tuy nhiên, thị trường lao động thành phố Hồ
Chí Minh vẫn gặp nhiều thách thức như:

 Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh với nhu cầu lao động ngày
càng yêu cầu cao về số lượng và chất lượng nhưng nguồn nhân lực do phân bố
không đồng đều, chênh lệch thu nhập và mức sống dân cư sẽ luôn biến động. Mức
độ dịch chuyển lao động, thay thế chỗ làm việc sẽ diễn ra ở mức độ cao từ 25 đến
30% tổng nguồn nhân lực.

 Mức độ chênh lệch giữa chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu việc làm
còn lớn đặc biệt là kỹ năng nghề. Người chọn đúng nghề và kỹ năng nghề sẽ có
nhiều cơ hội việc làm phù hợp với xu hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý
của thị trường lao động.

 Chất lượng nghề vẫn là vấn đề phải tích cực hoàn thiện. Nguồn nhân lực có
tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao
động.

 Giá nhân công của thị trường lao động vẫn chưa đáp ứng được giá trị sức
lao động và mức sống của dân cư nhất là lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,
trình độ nghề giản đơn dẫn đến tình trạng lao động trong các doanh nghiệp vừa
thiếu vừa thừa trong khi đó lực lượng lao động khu vực phi chính thức, lao động
cá thể, tự tạo việc làm vẫn chiếm số lượng lớn (trên 40% tổng số lao động đang
làm việc) cần thiết nhu cầu nguồn nhân lực hỗ trợ của nhà nước và xã hội.

 Các cơ sở đào tạo chưa đủ điều kiện để nhanh chóng nâng cao chất lượng
đào tạo thích ứng với nhu cầu thị trường lao động đặc biệt về kỹ năng nghề, kinh
nghiệm làm việc và ngoại ngữ. Vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở
đào tạo nghề mà nguồn nhân lực phải được chuẩn bị từ các bậc học văn hóa phổ
thông và tự rèn luyện khi vào học nghề.

 Cơ sở đào tạo và người học nghề rất khó tiếp cận với các doanh nghiệp
trong quá trình đào tạo để thực hành nghề.
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

 Đa số doanh nghiệp chưa hoạch định được yêu cầu trung hạn và dài hạn về
nhu cầu nhân lực cụ thể, vì vậy chưa gắn kết được với cơ sở đào tạo. Các tiêu chí
tuyển dụng của doanh nghiệp thường xuất phát theo thực tế tổ chức sản xuất kinh
doanh và thường thay đổi theo hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được đồng thời
nhiều doanh nghiệp còn tư tưởng cho là thị trường lao động rất dồi dào nhiều
nguồn nhân lực.

 Đối với người học nghề đa số chọn nghề theo thị hiếu, theo giá trị bằng
cấp, tiền lương và thiếu thông tin về thị trường lao động, ngành nghề, công việc
làm.

 Giữa đào tạo và giới thiệu việc làm thể hiện sự đào tạo một nghề, giới thiệu
làm nhiều nghề khác nhau, chỉ cần thu nhập và thuận lợi trong làm việc.

 Mặc dù hệ thống thông tin thị trường lao động đã được hình thành nhưng
chưa có độ bao phủ rộng khắp, thông tin chưa đa dạng, chưa hấp dẫn người lao
động, cũng như chưa tạo niềm tin cho chủ sử dụng.
 Ngoài ra, vấn đề quản lý Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân.
Sự giám sát, kiểm soát thị trường lao động vẫn chưa được chặt chẽ.
Số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện nay
nhiều doanh nghiệp không đăng ký sổ lao động cho công nhân. Cụ thể, tại thnh2
phố Hồ Chí Minh năm 2007, khu vực Nhà nước số lao động được cấp sổ chiếm
5,76%, con số này tại cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và hộ gia đình chỉ 1,03%.
Doanh nghiệp đăng ký sổ lao động thấp, dẫn đến việc cơ quan quản lý không nắm
được lực lượng lao dộng, không có thông tin đầy đủ khiến các ngành, các cấp
không kịp điều tiết nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và các địa phương.

3.2 Ngoài nước

Khi nước ta đã là thành viên WTO sự tác động của thị trường thế giới vào thị
trường lao động Việt Nam mạnh mẽ hơn. Điều này làm cho sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt hơn, kể cả thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Vì
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

thế, cơ hội thu hút các nguồn đầu tư, tạo việc làm tăng, nhưng tính chất rủi ro
trong lao động (thất nghiệp, mất việc làm…) cũng sẽ gia tăng do bị tác động bởi
sự biến động của thị trường khu vực và quốc tế khó lường trước được. Trong khi
đó, hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm việc làm trong nước chưa được hoàn thiện so
với yêu cầu. Trong lĩnh vực lao động - xã hội chúng ta không có các chính sách
trợ cấp đèn đỏ. Đó là những trợ cấp bị cấm trong WTO. Hay những trợ cấp đèn
vàng là những trợ cấp mà phía đối tác có thể đưa ra những biện pháp đối kháng.
Những trợ cấp hiện nay nằm trong những chính sách và chương trình về xóa đói
giảm nghèo, tạo việc làm cho những đối tượng và những vùng khó khăn. Về bản
chất, đó đều là những trợ cấp mang tính chất xã hội, không mang tính chất kinh tế
nên được coi là trợ cấp thuộc nhóm đèn xanh là những trợ cấp được phép áp dụng
trong WTO nên không phải điều chỉnh.

Ngoài ra, hội nhập cũng làm cho cơ hội việc làm có khả năng giảm ở một số
ngành được Nhà nước bảo hộ cũng như ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Việc
sử dụng lao động cũng đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động quốc
tế đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu
của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

4. Giải pháp

Một trong các điều kiện để phát triển thị trường lao động là tạo được sự gắn
kết cung – cầu (người lao động và người sử dụng lao động). Để đạt được sự gắn
kết này thành phố Hồ Chí Minh cần thiết tổ chức hệ thống phục vụ hữu hiệu như:
giáo dục, dạy nghề, dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, dịch
vụ giới thiệu việc làm và cung ứng lao động…

4.1. Giải pháp đối với nhà nước và các bộ ngành liên quan
4.1.1.Tạo việc làm bền vững cho người lao động:
Theo Bộ LĐ-TB&XH, để khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu lao
động, ngoài trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ cần có chỉ đạo trong việc

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

xây dựng, thực hiện quy định, chính sách để các DN, nhất là các tập đoàn, tổng
công ty lớn trước khi đầu tư dự án lớn ở địa phương nào phải báo cáo cụ thể về
phương án, kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực, cũng như có trách nhiệm trong việc
đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực.
Ngoài ra, bên cạnh mở rộng, thu hút đầu tư trong ngoài nước, Nhà nước cần
có chính sách để giảm dần quy mô DN siêu nhỏ nhằm nâng cao tính chuyên
nghiệp, hiện đại, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị, kiến thức cho người lao động
ở DN, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

4.1.2. Chú trọng đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động:
Để giải bài toán bất cập về cung - cầu lao động nói trên, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó nhấn
mạnh đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động.
Thứ nhất, cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm,
nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận
thôn bản, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính từ trung ương đến phường, xã.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp, nhất
là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo, dự kiến
nhu cầu nhân lực và có kế hoạch chuẩn bị.
Cùng với việc mở rộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng
cần có chính sách giảm dần quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng vốn và
dưới 10 lao động) để nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng dần mức đầu tư trang thiết
bị và kiến thức cho người lao động.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong dự báo nhu cầu để biết ngành nghề nào
cần nhân lực trong tương lai. Nếu biết được nhu cầu ắt sẽ có giải pháp để giải
quyết nguồn cung bằng cách bắt tay chặt chẽ hơn giữa DN và nhà trường để đào
tạo nhân lực.
Mặt khác, để giải quyết vấn đề “người lao động thích bán bánh cam ngoài
đường hơn vào nhà máy làm công nhân”, cần tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý
thức của người lao động về vấn đề an sinh xã hội; để họ hiểu rõ, khi vào làm việc
trong khu vực kinh tế chính thức, người lao động sẽ được tham gia BHXH,
BHYT, bảo hiểm thất nghiệp... Những chính sách đó sẽ bảo đảm cuộc sống hiện
tại cũng như về sau này cho người lao động.
Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung cầu, một vấn
đề nữa cần quan tâm, theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, chính là phải
chú trọng đến cải cách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, gắn với
năng suất lao động, không đối xử, phân biệt giữa cácloại hình doanh nghiệp.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

4.2. Giải pháp đối với các hệ thống đào tạo nghề và doanh nghiệp, :
4.2.1. Đào tạo nghề cho người lao động:
Thời gian qua, trên thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh diễn ra nghịch lý,
trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực thì tỉ lệ lao động thất nghiệp
vẫn cao.
Do đó để giải quyết nghịch lý giữa cung và cầu lao động đòi hỏi chúng
ta chú trọng vấn đề đào tạo, đặc biệt là cân đối giữa đào tạo lao động thành thạo
nghề với lao động có trình độ lý thuyết cao.
Một DN dệt may cho biết, nhiều người lao động nghĩ rằng không cần học
hành vẫn làm được thợ may là sai lầm. Nếu không có chuyên môn thì chỉ có thể
làm ở những DN mới thành lập, lương thấp. Còn muốn vào làm việc ở các DN
lớn, uy tín lâu dài, lương cao, có đầy đủ chế độ lao động... thì phải lành nghề.
Ngoài ra, một khảo sát mới đây cho thấy mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay
trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động. Thực tế trên 50% số
người lao động có trình độ đại học, có một năm kinh nghiệm trở lên, có chuyên
môn, tay nghề đều yêu cầu mức lương là 5 triệu đồng/tháng, nhưng phần lớn các
doanh nghiệp chỉ trả bình quân 3 triệu đồng/tháng.
Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề, mức lương mong muốn tìm việc
làm từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, trong khi mức lương rao tuyển mà doanh nghiệp đưa
ra chỉ từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu hụt
nhân lực và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng do cung và cầu lao động không thoả mãn
được điều kiện của nhau.
Do đó mới xuất hiện hiện tượng DN kêu thiếu lao động cũng phần vì họ trả
lương cho người lao động quá thấp nên không thể nào tuyển đủ lao động. Ông
Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP, nhìn
nhận: “Thị trường lao động ở TP. HCM đã hình thành từ lâu nhưng vẫn còn tồn tại
tình trạng bất bình đẳng: DN áp đặt “giá mua”, người lao động thụ động chấp nhận
“giá bán”. Trong một thời gian rất dài như thế, giới hạn sức chịu đựng của người
lao động bị phá vỡ. Họ phản ứng bằng cách rời bỏ nhà máy”.
SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL
MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

4.2.2. Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động :
Ở đây, có vai trò của tổ chức công đoàn (CĐ) các cấp trong việc hỗ trợ đào
tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân giúp DN nâng cao chất lượng lao động và uy
tín thương hiệu. Đã có những mô hình đào tạo nâng tay nghề công nhân bước đầu
hiệu quả tại TP. Được triển khai từ đầu tháng 8/2010, chương trình hợp tác đào
tạo, nâng bậc thợ điện công nghiệp do LĐLĐ TP và Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Cao Thắng phối hợp đã nhận được sự hưởng ứng từ nhiều DN.
Cử công nhân đi theo học các khoá đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề là
rất cần thiết, cách làm này giúp DN vượt qua những thời điểm khó khăn để ổn
định sản xuất; bảo đảm việc làm, thu nhập cho công nhân.
Bên cạnh việc nắm chắc tình hình DN để hỗ trợ xây dựng kế hoạch đào tạo,
đào tạo lại tay nghề cho công nhân, nhiều Công đoàn cơ sở còn phối hợp với ban
giám đốc triển khai các hội thi tay nghề tại cơ sở. Khuyến khích công nhân nâng
cao trình độ chuyên môn, trên cơ sở đó tăng thu nhập là mong muốn của Công
đoàn cơ sở khi tổ chức hội thi tay nghề thợ giỏi. Lựa chọn công nhân giỏi để huấn
luyện, bồi dưỡng tay nghề nhằm nâng chất hội thi; căn cứ định mức sản lượng, yêu
cầu kỹ thuật của sản phẩm và trình độ tay nghề của công nhân, CĐ cơ sở xây dựng
các tiêu chí phù hợp cho hội thi. Sự chuẩn bị chu đáo này giúp ban giám đốc đánh
giá đúng thực chất tay nghề công nhân, từ đó xây dựng cơ chế đãi ngộ tương xứng.

4.2.3 Đầu tư nguồn lực:


Để giải quyết cán cân này, về phía doanh nghiệp, cần phải chủ động đầu tư
hơn nữa đến nguồn nhân lực, chủ động trong công tác đào tạo nhân viên, tạo ra
một môi trường làm việc tốt. Nhân viên chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất
của doanh nghiệp so với đối thủ trong cùng lĩnh vực.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Nếu đầu tư đúng, doanh nghiệp không những thu hút được nhân tài mà còn
gìn giữ và phát triển được nhân tài đó. Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các
trường đại học, lựa chọn và đào tạo nhân lực ngay từ khi còn là sinh viên hoặc đưa
ra nhu cầu nhân lực trong tương lai và chính các trường sẽ đào tạo theo nhu cầu.

4.2.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động:
TPHCM đang phải cạnh tranh lao động gay gắt với các địa phương khác
mà trước hết là cạnh tranh về giá nhân công và điều kiện làm việc. Ông Nguyễn
Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, nhận xét: “Họ đi sau
nên đã có kinh nghiệm; khi xây KCN, đều dành một diện tích thỏa đáng để xây
các công trình phục vụ người lao động như nhà trọ, nhà trẻ, siêu thị... Còn ở
TPHCM, nhiều công ty hạ tầng cho thuê gần như toàn bộ diện tích; doanh nghiệp
(DN) muốn có đất để xây dựng các công trình công ích phục vụ công nhân (CN)
cũng không có. Hiện 70% trong số 250.000 CN tại các KCX-KCN TP là lao động
nhập cư nên vấn đề nhà ở cho công nhân rất quan trọng song đến nay, chưa giải
quyết được bao nhiêu. Vì vậy, hễ ở quê nhà có DN thành lập dù trả lương thấp hơn
chút đỉnh, họ vẫn bỏ TP để quay về”.

2. Một số kiến nghị


 Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ với chính sách ưu đãi như vay vốn với lãi suất thấp, miễn thuế nhằm tạo ra
việc làm.
 Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm ở khu vực phi chính thức và những
người lao động tự tìm việc làm thông qua chương trình mục tiêu quốc gia.
 Tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài.
 Có chính sách hỗ trợ các trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc
làm.

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

PHẦN KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các chính
sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng “và không kém phần bức bách”
đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế phát triển, chúng ta
đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,
kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh trong đó thể hiện ở những vấn đề:
Thất nghiệp, việc làm, lạm phát....tuy nhiên, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu vấn
đề cung cầu lao động ở thành phố HCM.
Sự biến động của cung cầu về lao động hiện nay, các nguyên nhân làm mất
cân đối về cung cầu. Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và
số người được giải quyết việc làm hàng năm. Tình hình việc làm của người lao
động hiện nay, phương hướng giải quyết việc làm của Nhà nước, phương hướng
giải giải pháp cung cầu lao động trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn và sự vận
dụng có hiệu quả những vần đề nêu trên. Từ đó có thể nêu lên được cơ sở lý luận
để xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Việc nhận thức và vận dụng
đúng đắn vấn đề này giúp ta giải quyết được những thực trạng này được là sự giảm
sút to lớn về mặt sản lượng và đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát cao. Đồng thời
nó còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Bởi vì thất nghiệp tăng số người
không có công ăn việc làm nhiều hơn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội
như: cờ bạc, trộm cắp...làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối
quan hệ truyền thống, gây tốn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người.
Trong đề tài nghiên cứu này, em xin trình bầy một số quan điểm của bản thân
vấn đề cung cầu lao động trên thị trường thành phố HCM. Tuy nhiên thời gian hạn
hẹp và trình độ của một sinh viên có hạn, bài tiểu luận này chỉ xin dùng lại ở việc
tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm theo về vấn đề

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

nói trên đã được một số nhà nguyên cứu đi sâu vào tìm hiểu và được đăng tải trên
báo hoặc tạp chí. Vì vậy, bài tiểu luận không thể tránh được những thiếu sót rất
mong nhận được sự góp ý,đánh giá của thầy và các bạn đọc quan tâm.
Trân trọng !

SVTH : Phạm Thị Yến Lớp ĐH08NL


MSSV : 08401119

You might also like