You are on page 1of 22

Đề cương ôn tập Kinh tế vĩ mô

Câu 1: Nêu các nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Nếu lạm phát cao hơn so với dự
kiến, tác động tới người đi vay và người cho vay sẽ như thế nào?
1. Nguyên nhân của lạm phát_CÂU 7.
Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung (≠ giá của mọi H, dịch vụ
tăng)
- Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về
một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên
mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền
đuổi theo quá ít hàng hoá”.
Dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Tức là:
+ Lạm phát hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu
dung và đầu tư. Vd: làn sóng mua sắm mới làm tăng nhu cầu tiêu dùng→gía cả
những mặt hàng đó tăng/ sự lạc quan của các nhà đầu tư→tăng nhu cầu đầu tư→giá
cả tăng→lạm phát.
+ Sự gia tăng qua mức trong các chương trình chi tiêu của gov. Vd, tăng đầu tư
vào xây dưng cơ sỏ hạ tầng.
+ Nhu cầu xuất khẩu: nhu cầu về cuất khẩu tăng→lượng còn lại để cung ứng
trong nước giảm→tăng mức giá trong nước.

- Lạm phát do chi phí đẩy ( lạm phát kèm theo suy thoái):

Lạm phát tăng do mức tăng các chi phí sản xuất (tiền lương, giá nguyên liệu đàu
vào, lãi suất tăng), kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế tăng nhanh hơn mức tăng
năng suất lao động. Khi các yếu tố sx tăng giá→hạn chế khả năng sx của DN→giá
H tăng.

Như vậy tăng chi phí nhanh đến mức tăng năng suất lao động cũng không đủ để bù
đắp nổi mức tăng chi phí, nên giá cả H tăng mạnh, dẫn đến lạm phát (thất nghiệp
cũng tăng).

- Lạm phát ỳ:

Trong nền kinh tế hiện đại, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vẫn phải
có xu hướng tăng theo thời gian. Mức giá tăng theo một tỉ lệ khá ổn định, dự đoán
được, bởi vậy nó được đưa vào các hợp đồng tiền lương và tài chính. Điều này lại
tiếp tục duy trì nó đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế.

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: tình hình ktế, ctrị bất ổn, lạm phát
do cơ cấu ngành, lạm phát đẻ ra lạm phát (khi có lạm phát, dân nghĩ giá H sẽ còn
tăng trong tương lai→đẩy mạnh chi tiêu hiện tại→cầu cao hơn cung)…

1
2. Lạm phát cao hơn dự kiến thì:_CÂU 9

a.Trong mối quan hệ giữa người cho vay và ngân hàng.
- Người cho vay sẵn sàng cho NH vay vì khi lạm phát cao, giá trị đồng tiền giảm, nhu
cầu giữ tiền không cao nên họ chuyển tài sản của họ qua kênh NH hoặc nhà đất,
vàng…
- NH sẽ sẵn sàng nâng mức lãi suất tiền gửi nhắm thu hút nhiều hơn nữa tiền trong dân
chúng nhằm giảm lạm phát với một mức lãi suất tiền gửi cao.
b. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng
- Doanh nghiệp sau khi gặp khó khăn trong lạm phát có thể do cầu kéo hoặc chi phí đẩy,
họ đang trong tình trạng thiếu về nguồn lực cụ thể là đầu vào. Do vậy, nhu cầu lúc
này là huy động vốn, do đó, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu lớn trong việc vay vốn.
- Ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát nhằm hạn chế cung tiền và nâng mức lãi suất cho
vay cao.
Tóm lại: Nếu lạm phát cao hơn kiến thì người cho vay bị thiệt vì tiền bị mất giá cho nên
đến khi người cho vay nhận lại tiền từ phía người đi vay thì đồng tiền không còn nguyên
giá trị như tại thời điểm cho vay. ( lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát)
Câu 2:
Nêu vai trò của NHTW, các công cụ thực hiện CS tiền tệ của NHTW.
A, Vai trò:
1. Phát hành và lưu thông tiền tệ: đây là chức năng quan trọng và cơ bản của ngân
hàng TW.
2. Ngân hàng TW là ngân hàng của ngân hàng. Thể hiện ở chỗ là các đối tượng giao
dịch chủ yếu trong nghiệp vụ của NHTW là các ngân hàng thương mại và tổ chức tín
dung khác trong nền kinh tế.
- NHTW nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng.
- Trực tiếp cấp vốn cho ngân hàng TM và các tổ chức tín dụng: trong trường hợp
này NHTW luôn đóng vai trò là chủ nợ và là người cho vay cuối cung và vì là
người cho vay cuối cùng nên nghiệp cụ cấp tín dụng cho NH thương mại của
NH TWcó ý nghĩa quyết định đối với hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh
tế. Cấp tín dụng bằng nhiều cách như tái chiết khấu, cho vay bổ sung nguồn vốn
ngắn hạn cho các ngân hàng TM, cho vay bù lỗ trong thanh toán liên NH …
3. Ngân hàng TW là NH nhà nước:
- Thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
- Mở tài khoản và giao dịch với kho bạc nhà nước, làm đại lí cho kho bạc nhà
nước, tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân hàng . . với tư cách nhà nước
- Đảm nhiệm các công việc thuộc chức năng quản lí của nhà nước và thay mặt
CP làm đại diện tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Tóm lại: NHTW có chức năng quản lí tiền tệ, đảm bảo vai trò quan trọng trong việc điều
tiết tiền tệ, đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống NH, góp phần thúc đẩy nền ktế phát
triển.
B, Các công cụ CS tiền tệ của NH:
1. Các công cụ gián tiếp.
- Nghiệp vụ thị trường mở: câu 23(3)_tác động nhanh và hiệu quả nhất, đc áp dụng rộng
rãi.

1
- Lãi suất chiết khấu: tức là lãi suất mà NHTW áp dụng khi cho NHTM vay tiền (khi
NHTM k có đủ lượng tiền dự trữ bắt buộc do cho vay qua nhiều ỏ quá nhiều người
cùng rút tiền) dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa
đến hạn thanh toán của NHTM. Nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ
có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho NHTM. Như vậy lãi
suất chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ ko trả sau như lãi suất tín dụng
thông thường.
+ Lãi suất chiết khấu càng cao→NHTM hạn chế vay tiền của NHTW→NHTM tăng
tỉ lệ dự trữ→cung ững tiền giảm và ngược lại với TH lãi suất chiết khấu giảm.
+ NHTW sd công cụ này để kiểm soát cung ứng tiền tệ và giúp đõ các tổ chức tài
chính khi họ gặp khó khăn.
- Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại
NHTW. Hay nói cách khác (xem câu 23(2))
2.Các công cụ trực tiếp: tác động trực tiếp tới cung ứng tiền tệ và lãi suất.
- Hạn mức tín dụng: Là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải
tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tuy vậy công cụ này, có thể đẩy lãi suất
lên cao, làm suy giảm khả năng cạnh tranh của NH.
- Khung lãi suất: đinh ra 1 khung lãi suất gồm lãi suất trần ( là lãi suất tối đa mà các
ngân hàng được phép ấn định đi vay và cho vay) và lãi suât sàn (tối thiểu). Thông
thường lãi suất trần là lãi suất cho vay, còn lãi suất sàn là lãi suất đi vay. Đây là 1
công cụ cứng nhắc dễ tác động xấu tới tiết kiệm và đầu tư
- Biên độ dao động của tỉ giá mua bán ngoại tệ: đây là công cụ có tính hành chính, quy
định mức tỉ giá tối đa và tối thiểu mà các NH được phép áp dụng khi kinh doanh
ngoại hối.
- Chính sách quản lý ngoại hối: ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có
giá trị được dùng để cất trữ hoặc thanh toán giữa các QG như: ngoại tệ/ các phương
tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu , lệnh phiếu , séc…)/ các chứng
khoán ghi bằng ngoại tệ (cổ phiếu, trái phiếu của nước ngoài),/vàng bạc đá quý.
Mục đích: kiểm soát chặt chẽ việc chuyển ngoại hối ra nước ngoài, thu hút ngoại hối
vào trong nước.
Câu 3:
Thế nào là mức cung tiền? Các biện pháp kiểm soát mức cung tiền?
1. Mức cung tiền là: khối lượng tiền tệ cung ứng cho nền kinh tế để đảm bảo
các hoạt động sản xuất hàng hóa cũng như nhu cầu chi tiêu trong xã hội,
gồm tiền mặt ngoài hệ thống NH và tiền gửi. (khác với cơ sở tiền tệ-lượng
tiền do NHTW phát hành=tiền mặt ngoài hệ thống NH+dự trữ của
NHTM→cung tiền˃cơ sở tiền tệ).
2. Các biện pháp kiểm soát mức cung tiền: giống câu trên phần các công cụ
gián tiếp của CS tiền tệ của NHTW (nghiệp vụ thị trường mở, tỉ lệ dự trữ bắt
buộc, lãi suất chiết khấu).
Câu 5:
Nêu các chức năng của tiền tệ? Lấy ví dụ minh họa.
1. Chức năng trao đổi: tiền đc chấp nhận làm vật để đổi lấy hàng hóa và dịch
vụ.
Vd: muốn mua áo thì cần tiền để đưa cho chủ hàng, nếu k có tiền thì việc trao
đổi này sẽ trỏ lên phức tạp và k nhanh chóng.

1
2. Chức năng cất trữ: giữ lại của cải trực tiếp bằng tiền, vì tin rằng nó sẽ có giá
trịi trong tương lai, tuy nhiên điều này k đúng khi xảy ra lạm phát.
3. Chắc năng là đơn vị thanh toán (đvị đo lường): khi nó thực hiện 2 chức năng
trên.
Câu 6:
Mệnh giá đồng tiền của một nước được quyết định bởi những yếu tố nào? Tiền
giấy có giá trị hay không?
1.Phụ thuộc vào: lạm phát, tình hình KT-XH-CT của đất nước
2. Tiền giấy hiện nay thực chất là tiền pháp định,tức là giá trị của nó do
pháp luật quy định, không đc đảm bảo bằng vàng.Như vậy tiền giấy
không có giá trị thực. Nó chỉ đóng vai trò là vật trung gian để trao đổi
hàng hóa trên TT mà thôi.
Câu 8:

1
Thế nào là lãi suất chiết khấu ? Việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu được áp dụng khi
nào ? vận dụng thực tế đối với kinh tế Việt Nam và Mỹ hiện nay.
1.Đn : câu 1(B)(1).
2.Lãi suất chiết khấu thay đổi khi NHTW áp dụng các công cụ CS tiền tệ để
kiểm soát tiền tệ, bình ổn thị trường khi xảy ra lạm phát, ỏ để đạt đc các
mục tiêu KT-XH khác.
3.Mỹ: FED đầu 2/2010 đẫ quyết định năng mức lãi suất chiết khấu lên
0,75% để khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế, hạn chế cung tiền trên
thị trường, kiềm chế lạm phát.
Việt Nam: mức lãi suất chiết khấu của NHTW giữ ở mức ổn định trong suốt
10 của năm 2010 là 6%, đến 5/11/2010 tăng lên 7%.
Câu 9:
Phân tích các tác động của lạm phát tới nền kinh tế vầ các đối tượng trong nền kinh
tế. Lạm phát cao có tác động gì đến những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng và
những người nắm giữ trái phiếu.
Trả lời :
- Lạm phát cao→Sức mua đồng tiền giảm - giảm tiêu dùng, đầu tư→ ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Lạm phát bóp méo các tương quan giá cả→ các quyết định tiêu dùng và đầu tư
không chính xác→ giảm khả năng phân phối nguồn lực hiệu quả của nền kinh
tế.
- Làm giảm mức sống của người dân (đặc biệt tác động tiêu cực đến người dân có
thu nhập thấp).
- Phân phối lại tài sản: những người giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa (tiền
mặt) sẽ bị thiệt.
- Đồng nội tệ mất giá làm những người cho vay bằng đồng nội tệ thiệt và
những người đi vay có lợi. Ngược lại làm thiệt những người đi vay bằng ngoại
tệ.
- Lạm phát quá cao có thể làm đồng tiền mất vai trò là phương tiện trao đổi và dự
trữ giá trị.
 Nhưng người gửi tiền vào ngân hàng và những người nắm giữ cổ phiếu lúc lam
phát cao là những người bị thiệt vì đồng tiền mất giá so với thời điểm gửi tiền và
mua cổ phiếu.
Câu 10:
Phân biệt sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Giả sử bạn có
một sổ tiết kiệm 100 triệu kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 11%/năm, khi đáo hạn bạn sẽ
nhận được tiền lãi là bao nhiêu ? Trong trường hợp nào bạn có lợi, trong trường
hợp nào bạn chịu thiệt.
1.Lãi suất danh nghĩa : lãi suất mà NH trả cho người gửi
Lãi suất thực tế : lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát
2.Lãi suất 1 tháng là: 11/12% (vì kì hạn tính bằng tháng), tiền gốc là 100 triệu, kì hạn
là 3 tháng.
TH 1: tính theo lãi suất đơn: 100(triệu) x11/12% x 3= 2,750 (triệu đồng)
TH2: Tính theo lãi suất kép: lãi tháng đầu tiên là: 100 * 11/12%= 917k
Lãi tháng thứ 2: 100,917(tr) * 11/12%= 925k
Lãi tháng thứ 3: (100,917+925)(tr) * 11/12% = 934k

1
 Tổng lãi sau ba tháng là : 917 + 925 + 934 = 2,776 (triệu đồng)
Trong trường hợp lạm phát cao hơn 11% bạn bị thiệt vì: r= R-i.
Câu 11:
Thế nào là lãi suất cơ bản ? Tại sao hiện nay NHNN Việt Nam lại tăng lãi suất cơ
bản ?
1. Lãi suất cơ bản là mức lãi suất đc NHTW quyết định, theo đó nó là mức lãi suất
thấp nhất khi các NHTM cho vay.
2. VN tăng lãi suất cơ bản→các lãi suất khác tăng theo→hạn chế việc vay từ
NH→giảm lượng tiền trong lưu thông, NH dự trữ nhiều hơn→tạo ra lợi ích ít hơn
tù mỗi đồng tiền nhận đc từ người gửi→kiềm chế lạm phát.
Câu 12:
Nêu chức năng của NHTM
1. Chức năng tạo tiền: từ một số tiền gửi ban đầu 1000tr, tỷ lệ dự trữ 10%
NH1: dự trữ 100, cho vay 900→cung tiền=1000+900=1900
NH2: nhận đc số tiền 900 gửi từ người mua dịch vụ của họ là người vay tiền ở NH1
Dự trữ: 90, cho vay 810→cung tiền=900+810=1710
→tiền đã đc bơm vào lưu thông nhiều hơn
NH nhận tiền gửi với lãi suất thấp hơn lãi suất đối với người vay tiền→khaỏn chênh
lệch giữa 1 mức lãi suất này tạo ra tiền cho NH.
2. Chức năng trung gian tín dụng : NH nhận tiền của người gửi rồi cho người vay
vay khoản ấy→NH là trung gian trong việc chuyển tiền từ người gửi đến người vay
3. Chức năng thanh toán, quản lí phương tiện thanh toán: Các ngân hàng thương mại
có chức năng thanh toán giúp các doanh nghiệp khi mua hoặc bán hàng hóa dịch vụ
(thông qua chuyển khoản).
Câu 13.
Nêu nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Trả lời :
1.Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại (nghiệp vụ tài sản nợ)
là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, được
gọi là nghiệp vụ cơ bản vì các nguồn vốn này nằm bên tài sản nợ của
NHTM.
2. Các nguồn vốn của NHTM gồm có :
* Vốn tự có và quỹ ngân hàng trong đó
- Vốn điều lệ : là số vốn ban đầu phải lớn hơn mức tối thiểu do Nhà nứoc quy
định. Vốn điều lệ của 1 NH được quy định nhiều hay ít phụ thuộc vào quy
mô hoạt động của nó.
- Quỹ ngân hàng bao gồm:
+) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
+) Quỹ đầu tư phát triển
+) Quỹ dự phòng tài chính
+) Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
+) Quỹ khác (quỹ phúc lợi,khen thưởng)
Ngoài ra còn có các quỹ không hình thành từ khối lợi nhuận ngân hàng như quỹ
khấu hao cơ bản tsản cố định, quỹ khấu hao sửa chữ

1
Nguồn vốn tự có của NH chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng, nhưng nó đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh
doanh, tiến hành thu hút những nguồn vốn khác.
* Vốn tiền gửi của khách hàng :
Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu của ngân
hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất, bao gồm:
• Tiền gửi có kỳ hạn
• Tiền gửi không kỳ hạn
* Nguồn vốn đi vay gồm có:
+Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu,trái phiếu chúng chỉ tiền
gửi của ngân hàng …nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của NH khi vốn tự
có và vốn tiền gửi chưa đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh
+ Vốn vay của NHNN
+ Vốn vay của các NHTM
Câu 14.
Nêu nghiệp vụ sử dụng động vốn của Ngân hàng thương mại
1,Thiết lập dự trữ:
Dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản
thân ngân hàng. Trong nghiệp vụ này ,NH phải duy trì các khoản sau:
- Tiền mặt tại quỹ
- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước,gồm 2 phần:
+) Phần tối thiểu theo quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+) Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tín dụng và
NHTM khác.
• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định từ 0-20% trên nguồn vốn huy động của các
tổ chức tín dụng ,mục đích của việc hình thành tỷ lệ này là: Đảm bảo hoàn trả tiền
gửi của khách hàng khi ngân hàng thương mại bị phá sản (NHTW sẽ lấy tiền dự trữ
bắt buộc để trả cho người gửi, thêm vào đó là giá trị tài sản của NH phá sản được
phát mãi, các khoản bảo hiểm được bồi thường..sẽ làm giảm đến mức thấp nhất thiệt
hại cho người gửi)
- Tiền gửi của các NHTM tại các NHTM và tổ chức tín dụng khác để đáp ứng
nhu cầu thanh toán ,chuyển tiền khác địa phương của khách hàng
- Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá. Những tín phiếu này có thể bán ra bất
cứ lúc nào trên thị trường chứng khoán.
2,Nghiệp vụ tín dụng của NHTM gồm có:
- Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá khác

1
- Nghiệp vụ tín dụng thế chấp
- Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản
- Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư
- Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng
3,Nghiệp vụ đầu tư:
Trong nghiệp vụ này ,NH thực hiện kinh doanh kiếm lãi như các doanh nghiệp khác
như:
- Đầu tư chứng khoán
- Hùn vốn, liên doanh
Theo quy định,NHTM chỉ được phép dùng nguồn vốn tự có để thực hiện nghiệp vụ đầu
tư.
Câu 18:
Nếu lượng cung tiền giảm, tác động tới lãi suất, đầu tư như thế nào ?
Trả lời:
Lượng cung tiền giảm→ chi phí để có tiền cao hơn và tiền trở nên khan hiếm→ lãi
suất cho vay cũng như gửi tăng lên→sx thiếu vốn, người mua thiếu tiền→dân
chúng và DN cắt giảm chi tiêu và đầu tư→tổng cầu giảm→giá cả tăng, sx bị thu
hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy
giảm.
Câu 19:
Nêu các thành phần của lượng cung tiền M1 và M2.
1. M1 = tiền giấy, coin (tiền mặt=M0) + séc, thẻ tín dụng (tài khoản có tiền) +
tiền gửi không kì hạn.
M1-tiền giao dịch: tính thanh khoản cao nhất.
2. M2 = M1 + tiền gửi có thời hạn (+tiền gửi ngắn hạn nhưng≥100.000$_bửoi
vì muốn lấy phải báo trước để NH có thể chuẩn bị-tính thanh khoản chậm)
M2-tiền rộng: khả năng thanh khoản chậm hơn so với M1

1
Câu 23:
Các công cụ của chính sách tiền tệ.
1. Công cụ tái cấp vốn:
a, Khái niệm:
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm
cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương
mai và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu
các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá.
Ở Việt Nam, NHTW tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại
theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn
hạn.
+Tái chiết khấu các chứng từ có giá:
Tái chiết khấu là việc NHTW thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời
hạn thanh toán, thuộc sở hữu của các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn
này đã được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp. Tái chiết khấu có
thể được coi là hình thức tín dụng có đảm bảo, trong đó các TCTD sử dụng các
giấy tờ có giá đủ điều kiện cầm cố để bảo đảm cho tiền vay tại NHTW.
+Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá:
Khi có nhu cầu vay vốn, các TCTD có thể sử dụng các chứng từ có giá để cầm
cố làm đảm bảo cho khoản vay được yêu cầu tại NHTW. Khi tái cấp vốn theo
hình thức này, giá trị tiền vay được xác định theo một tỷ lệ phần trăm tính trên
giá trị chứng từ có giá làm đảm bảo. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào mức độ
rủi ro của chứng từ có giá theo đánh giá của NHTW.
b, Mục tiêu:
+ Đáp ứng vốn kịp thời cho các NHTM
+ Điều tiết lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu.
2. Công cụ tỉ lệ dự trữ bắt buộc: (sử dụng trong chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc
nới lỏng)_CÂU 4.
- Dự trữ bắt buộc:
c. Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà NH bắt buộc hải gĩư lại, do NHTW qui định, gửi
tại NHTW, không hưởng lại, không dùng để đầu tư, cho vay, và thông thường được
tính theo một tỉ lệ nhất định dựa trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả
năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống NH. Các NHTM có thể giữ tiền mặt cao
hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ
này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay thêm tiền mặt.

- Cơ chế tác động:


Khi ngân hàng TƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc→NH phải dự trữ nhiều hơn→cho
vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận đc dưới dạng tiền gửi tiết kiệm tức là giảm
khả năng cho vay của các NHTM→giảm khả năng tạo tiền của NHTM, gián tiếp
làm tăng lãi suất cho vay-->đầu tư giảm, sản lượng giảm (sdung trong chính sách
tiền tệ thắt chặt khi nền ktế pt quá nóng, lạm phát tăng cao) và ngược lại.

1
- Ưu điểm:
-Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phận biệt
đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
-NHTW có thể tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng thông qua việc
thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
-NHTW có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để tạo ra mối quan hệ phụ thuộc
về vốn giữa NHTW với các ngân hàng thương mại, từ đó tăng khả năng quản lý,
kiểm soát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
- Nhược điểm
-công cụ này tỏ ra thiếu tính linh hoạt, vì một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ
bắt buộc sẽ gây ra sự bất ổn đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là những
ngân hàng có dự trữ thứ cấp thấp
-dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các ngân
hàng vì các ngân hàng phải giữ lại một phần tiền gửi không được sử dụng vào
mục đích sinh lời theo yêu cầu trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách
hàng gửi tiền
-công cụ dự trữ bắt buộc rất ít được ngân hàng trung ương sử dụng trong việc
điều chỉnh nhưng thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ.
3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở_CÂU 15.
- Khái niệm:
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá giữa ngân hàng trung
ương và các tổ chức tín dụng. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá,
NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ
đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
- Cơ chế:
Khi nền ktế pt quá nóng, lạm phát cao thì NHTW hút bớt tiền trong lưu trông bằng
cách bán giấy tờ có giá (trái phiếu CP)→lượng tiền của các NHTM giảm do
phải bỏ tiền ra mua trái phiếu CP và ngược lại.
- Notes:
Đây là công cụ quan trọng, linh động, hiệu quả, chính xác, thủ tục nhanh gọn.
Khi tham gia thị trường mở, mọi thành viên đều có tư cách ngang nhau, kể cả
NHTW.
4. CC lãi suất tín dụng:
- Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự
thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong
lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất.
- Được vận hành theo nhiều cách:
+ Ấn định lãi suất: NHTW ấn định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và mức lãi
suất “trần” tối thiểu cho người vay.
+ Thả nổi lãi suất: NHTW không qui định lãi suất khung cứng nhắc.
5. CC hạn mức tín dụng:
Công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTW.
- Khái niệm:
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định
mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với
loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay

1
mà chỉ khống chế theo, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của
khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát
tiền vay cho khách hàng.
- Đặc điểm: một hồ sơ dung để xin vay được dung cho nhiều món vay, được
dùng cho cả quý.
- Ưu điểm : Thủ tực đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay
trả cho ngân hàng thấp.
Nhược điểm : Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay
thấp.
Câu 24:
Tại sao các nước phải trao đổi thương mại?
- Các nước có sự khác nhau về tài nguyên thiên nhiên.
- Khác nhau về khả năng, vốn đầu tư và nguồn lực ( CN, KT…), các nước tồn tại
sự giới hạn về nguồn lực bởi quốc gia nào cũng k có đủ nguồn lực để sản xuất
tất cả các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu trong nước.
VD: châu phi rất giàu về tài nguyên thiên nhiên như vang, kim cương, đồng nhưng
châu Phi k có tiền để khai khác, vì vậy cần có vốn đầu tư từ bên ngoài, tức là đã
có trao đổi thương mại.
- Tâm lí và thị hiếu tiêu dung đa dạng.
VD: nhiều quốc gia cũng sx được rượu nho nhưng vẫn thích dùng rượu nho của Pháp
bởi thế mới “sành điệu”.
Câu 25:
Trình bày chính sách thương mại tự do.
• Là kiểu chính sách ngoại thương, mà trong đó phân hệ biện pháp ko mang tính cản
trở hoặc hạn chế đối với hàng hóa nước ngoài, thị trường nội địa nước chủ nhà. Cơ
sở của chính sách tự do hóa TM là quá trình của phát triển của KHCN, của phân
công lao động quốc tế, của việc quốc tế hóa đời sống KTTG nhằm phục vụ cho lợi
ích QG.
• Chính sách TMTD có đặc điểm chú ý như sau:
 Hoạt động XK và NK được tiến hành 1 cách tự do.
 Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bỏ thuế XK or các biện pháp khuyến
khích khác.
 Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập, trước hết
bằng cách xóa bỏ hàng rào phi thuế quan rồi sau đó là các trở ngại khác.
 Đk để áp dụng chính sách này là sau khi nền KTQD, nhất là các công ty kinh
doanh ngoại thương đã sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập
ngoại. Nước Anh là nước tư bản đầu tiên thi hanhg chính sách này sau khi đã đóng
cửa thị trường nội địa trong thời gian đầu để phát triển KT.
 Nguyên tắc điều chỉnh trong TMQT là nguyên tắc ko phân biệt đối xử:
o giữa các nhà kinh doanh nước ngoài ( nguyên tắc tối huệ quốc),
o Giữa các nhà kinh doanh trong nước ( nguyên tắc đãi ngộ quốc
gia)- nhằm tạo ra sự cạnh tranh ngang bằng trên thị trường nội địa, điều tiết sự
hoạt động của sản xuất, tài chính và thương mại trong nước.
• Ưu / nhược điểm của chính sách TMTD:
 Ưu: - Mọi trở ngại TMQT đều đc loại bỏ, đk thúc đẩy sự tự do lưu thoonbg hàng hóa
giữa các nước.
1
- Làm cho thị trương nội địa phong phú hơn, người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu
cầu của mình 1 cách tốt nhất.
- Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước vươn ra nước ngoài.
- Tạo đk cho sự phát triển tự do TMQT&TM nội địa nhằm làm suy yếu or xóa bỏ
chính sách BHTM của các nước khác, tạo cơ sở cho nhà kinh doanh nội địa dễ
dàng thâm nhập và phát triển thị trường mới.
 Nhược: - Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tư jdo cạnh tranh
cho nên nền KT dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, phát triển ko ổn đinh.
- Các nhà sản xuất kinh doanh trong nước phát triển ko đủ mạnh thì dễ dàng bị
phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài.

Câu 26:
Trình bày chính sách thương mại bảo hộ.
-CS thương mại bảo hộ là việc CP áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế
quan cùng những rào cản thương mại khác nhằm bảo vệ sx trong nước, đẩy
mạnh sx và xuất khẩu ra nước ngoài..
• Công cụ của CS: xem câu 29, 30, 31
• Đặc điểm của chính sách BHMD:
 Nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp can thiệp vào quá trình XK, giảm sức
cạnh tranh của hàng hóa XK, bảo vệ thị trường nội địa.
 Nhà nước thực hiện các biện pháp nâng đỡ các nàh kinh doanh trong nước có khả
năng cạnh tranh với các nhà kinh doanh nước ngoài và mở rộng XK ra thị trường
TG.
• Nội dung của chính sách BHMD:
 Về mặt hàng : Nhà nước đưa ra danh mục hàng hóa ko cho phép NK or giới hạn số
lượng NK, qui định tỉ lệ nội địa nhằm ngăn cản sự cạnh tranh của hàng hóa NK
trên thị trường nội địa.
 Về thị trường: Nhà nước cho phép or hạn chế các nhà kinh doanh nước ngoài kinh
daonh trên thị trường nội địa. Nhà nước thực hiện các biện pháp để nhà kinh doanh
trong nước đối chọi với thị trường thế giới khắc nghiệt.
 Nguyên tắc điều chỉnh TMQT có sự phân biệt đối xử giữa các nhà kinh doanh
nước ngoài với nhà kinh doanh trong nước, gây nên khó khăn cho các nàh kinh
doanh nước ngoài.
• Ưu/ nhược điểm của chính sách BHMD:
 Ưu: - Giảm sức cạnh tranh của hàng NK.
- Bảo hộ các nhà sx và kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên
thị trường nội địa.
- Giúp cho các nhà XK tăng sức canh tranh thâm nhập thị trường nước ngoài.
- Sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cân bằng trong cán cân thanh toán
quốc tế của QG.
 Nhược: - Làm tổn thương sự phát triển TMQT dẫn đến sự cô lập KT của QG , đi
ngược với xu thế ngày nay là toàn cầu hóa.
- Dẫn đến trì trệ, bảo thủ của các nhà kinh doanh nội địa, thiếu động lực thúc đẩy
sự phát triển và hoàn thiện KT trong nước.
Câu 27:

1
Trình bày các công cụ của chính sách thương mại.
1. Thuế XK và trợ cấp XK:
- Thuế XK: thuế đánh vào H sx trong nước dành cho XK, k dành cho tiêu dùng
nội địa.
- Trợ cấp XK (thuế XK âm):là sự chi trả của NN cho DN khi một đơn vị H đc
XK.
2. Hàng rào phi thuế quan đối với thương mại tự do:
- Hạn ngạch nhập khẩu: Là giới hạn trên của lượng H mà CP cho phép các DN
đc NK trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm), thông qua giấy
phân bổ hạn ngạch.
- Hạn chế XK song phương (hình thức khác của hạn ngạch NK, đc đưa ra khi các
nước k muốn áp dụng hạn ngạch NK hoàn toàn): là một thỏa thuận về mặt quản
lý đối với nhà cung cấp nước ngoài trong việc hạn chế XK một số hàng hóa XK
sang nước NK một cách song phương. Việc đưa ra cho nhà XK thỏa thuận này
có thể là mối đe dọa cho việc đưa ra một hạn.
1. 13CC thuế quan:câu sau
2. CC hạn chế số lượng xuất, nhập khẩu:
a. Hạn ngạch:câu 31
b. Giấy phép:hiệu lực mạnh hơn thuế quan
c. Cấm nhập, xuất khẩu
d. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
3. CC tiêu chuẩn sản phẩm:tiêu chuẩn về mẫu mã, quy cách, tính năng kĩ thuật, vệ sinh
an toàn thực phẩm, môi trường, tiêu chuẩn lâo động…
4. CC tài chính-tiền tệ phi thuế quan:
a. Trợ cấp XK
b. Tín dụng XK
c. Bán phá giá: bị cấm
d. Phá giá tiền tệ

e. Một số biện pháp khác: giảm thuế nội địa cho hàng XK (giảm
thuế VAT, thuế lợi tức, thuế thu nhập…), đánh thuế nội địa với H
NK, thưởng XK (biện pháp trợ cấp XK bị cấm theo WTO), đặt cọc
NK…

Câu 29, 30
Trình bày về thuế quan:
1. Khái niệm
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hành hóa xuất khẩu hay nhập khẩu
của mỗi quốc gia.
- Thuế nhập khẩu: là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu theo đó
người mua trong nước phải trả cho hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn
người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.
- Thuế xuất khẩu: là thuế đánh vào mooix đon vị hàng hóa xuất khẩu làm cho
giá cả quốc tế của H bị đánh thuế vượt giá trong nước→tính cạnh tranh thấp.
Thuế quan với tính chất là hàng rào mậu dịch chính là thuế nhập khẩu.
2. Các phương pháp đánh thuế:
1
+ Theo giá trị: đánh theo theo tỉ lệ phần trăm cố định dựa vào giá trị bằng tiền của
hàng hóa nhập khẩu (công bằng hơn).
+ Theo số lượng: tính theo giá cố định bằng tiền trên một đơn vị hàng hóa nhập
khẩu.
+ Hỗn hợp: hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế theo cả giá trị và số lượng.
3. Phân loại thuế quan:
• Theo mục đích: -thuế quan bảo hộ
-thuế quan tài chính (nhằm tăng thu ngân sách)
-thuế quan hạn chế tiêu dùng.
• Theo đối tượng đánh thuế:-thuế XK/NK/quá cảnh.
• Theo PP đánh thuế: như trên.
• Theo mức áp dụng thuế: tối đa/bình thường/ưu đãi/ưu đãi đặc biệt.
4. Tác động và hệ quả của thuế quan:
a, Xét TH thuế NK:
- Tác động bảo hộ: bảo hộ thị trường nội địa do NK giảm mạnh, giúp các nhà
sx trong nước bán đc H trên tt nội địa vs giá ˃ giá qtế→nhà sx tăng doanh
thu, mở rộng sx_CÂU 33,34
- Tăng thu ngân sách NN_CÂU 37
- Hạn chế tiêu dùng do giá tt tăng giá so với mậu dịch tự do.
→ Nhưng gộp lại không bằng thiệt hại của người tiêu dùng, và nhà XK.
→ Lãng phí tài nguyên do phải tăng sx sản phẩm k có lợi thế so sánh.
b, Xét TH thuế XK:
- Hạn chế lượng H XK→giảm giá thu mua nội địa→giảm cung nội địa→giá
H nội địa tăng và H giảm tính cạnh tranh trên tt qtế.
→Người tiêu dùng trong nước vẫn bị thiệt, nhà sx trong nước cũng vậy.
Câu 31:
Các biện pháp phi thuế quan.
Có 3 nhóm biện pháp phi thuế quan cơ bản là:
- Giới hạn về số lượng như hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, cartel quốc
tế…
- Các biện pháp làm tăng sức cạnh tranh về giá như: phá giá, trợ cấp XK
- Các hàng rào kĩ thuật
1. Hạn ngạch:
Là giới hạn trên của lượng H mà CP cho phép các DN đc xuất hay nhập khẩu
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm), thông qua giấy phân bổ
hạn nghạch.
2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Là biện pháp dàn xếp giữa quốc gia nhập khẩu và quốc gia nhập khẩu, theo đó,
CP nước NK đòi hỏi nước XK phải kiểm soát để giới hạn số lượng XK một mặt
hàng nào đó, nếu k sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt.
3. Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm:
Theo giá trị hoặc theo hiện vật.
VD: để đc hưởng mức thuế theo hiệp định nào đó thì các nhà XK phải đẩm báo H có
40% xuất xứ từ các nước ASEAN.
4. Cartel quốc tế:

1
Là tập hợp một nhóm các nhà cung ứng cùng một loại sản phẩm để thống nhất
giói hạn sản xuất, XK để kiểm soát quan hệ cung cầu, điều tiết giá cả thị trường
theo hướng có lợi cho các thành viên.
VD: tổ chức XK dầu mỏ OPEC.
5. Bán phá giá:
Là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá thành sx hoặc
thấp hơn mặt bằng giá hợp lí của thị trường nhập khẩu sp đó.
6. Tài trợ:
Là khoản trợ cấp CP thanh toán cho các DN trong nước nhằm hạ giá Sp để tăng
cao khả năng cạnh tranh hoặc bù lại khoan r chi của Dn do phải NK các mặt
hàng cần thiết với giá cao hơn mức mà CP mong muốn ở thị trường nội địa.
7. Hàng rào kĩ thuật:
Thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với
hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập
khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó nhằm bảo vệ những lợi ích
quan trọng như: sức khỏe, môi trường, an ninh…
VD: yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác, qui trình sx…
8. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật:
Là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại
quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực
vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập
của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
VD: qui định về bao bì sản phẩm, cách thức vận chuyển động thực vật…
9. Tiêu chuẩn về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu 32:
Thế nào là thương mại dịch vụ?
Thương mại dịch vụ là việc mua, bán H vô hình.
VD: trả phí cước hàng tháng cho việc sử dụng điện thoại, truyền hình cáp…

Câu 38:
So sánh tác động của hạn ngạch với thuế quan
• Ưu điểm của hạn ngạch so vs thuế quan:
- Hạn chế nhập khẩu và giảm tiêu dùng nội địa giống như thuế quan NK
- Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn thuế quan.
- Cầu làm tăng giá H và tăng sx hơn so với khi đánh thuế quan, nhưng hạn nghạch
k có tác động đến giá, sx trong nước nhưng lại làm tăng tiêu dùng→người tiêu
dùng thiệt hại nhiều hơn so với áp thuế quan
Do các nhà XK sẵn sàng chấp nhận thuế quan, thu đc lãi thấp để XK đc nhiều H,
nhưng với hạn nghạch thì điều này k có ý nghĩa bởi số lượng XK là cố
định→lượng H khi áp dụng hạn ngạch sẽ ít hơn so với áp dụng thuế quan.
- Hạn ngạch là CC hành chính nên tác động thường nhanh và dễ kiểm soat hơn.
- Cp kiểm soát đc lượng H NK.
- Phần lợi ích chênh lênh giá H NK không đc đưa vào ngân sách NN như thuế
quan mà do nhà NK hưởng.
• Nhược điểm của hạn ngạch so vs thuế quan:

1
- Tính minh bạch không rõ ràng→dễ dẫn đến tham nhung, cửa quyền của
cán bộ cấp hạn ngạch.
-
Câu 40:
Thế nào là bán phá giá? Khi nào nước nhập khẩu đc áp dụng thuế chống bán
phá giá?
1. Bán phá giá là: Là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá
thành sx hoặc thấp hơn mặt bằng giá hợp lí của thị trường nhập khẩu sp đó.
2. Một nước NK đc quyền áp dụng thuế chống bán phá giá khi xác định được đủ
ba điều kiện sau đây:
- Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói
trên.
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông
thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào
sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế
nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập
khẩu bán phá giá gây ra.
Câu 41: Thế nào là phá giá tiền tệ, trợ cấp XK, tín dụng XK?
1. Phá giá tiền tệ: là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so
với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
2. Trợ cấp XK: là sự ưu đãi về tài chính hay cung cấp tiền bổ trợ của Chính phủ
một nước, công đoàn cùng nghề hay tổ chức độc quyền quốc tế cho doang
nghiệp XK nhằm giảm giá hàng hoá xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường thế giới.
3. Tín dụng XK: là khoản người XK cấp cho người NK (còn được cọi là tín dụng
thương mại) hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án
và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Câu 42:
Tác động của vấn đề trợ cấp đối với thương mại thế giới.
Trợ cấp có ảnh hưởng tiêu cực đối với TMQT. Đây là 1 biện pháp cạnh tranh không
lành mạnh. Mặt hàng được trợ cấp sẽ có sức cạnh tranh cao hơn tương đối so với
các mặt hàng khác cùng loại. Khi một quốc gia áp dụng biện pháp trợ cấp cho 1 mặt
hàng nào đó các quốc gia khác sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa đối với quốc gia đó
hoặc cũng trợ cấp cho mặt hàng của quốc gia mình. Điều này khiến cho thương mại
quốc tế cũng sẽ bị giảm đi.
1. Trợ cấp XK:
Trợ cấp XK có tác động như một thuế XK âm
- Lượng H đc bán trong nước giảm xuống→giá cả trong nước tăng (giá trong
nước=giá tg+trợ cấp)→thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước.
- Tặng dư tiêu dùng giảm, thặng dư sx tăng.
- Sx trong nước và lượng H XK tăng.

1
- Không mang lại thu nhập cho CP, ngược lại CP phải trả cho khoản chi này→CP
đánh thuế lên dân bằngvới khoản chi tiêu này or gia tăng mức lãi suất.
2. Trợ cấp sx (TH nước nhỏ):
- Giá cả thị trường trong nước không thay đổi
- Không có mất mát trong thặng dư tiêu dùng và trong số lượng tiêu dùng nhưng
thặng dư sx của nhà sx trong nước tăng.
- Giảm hiệu quả sx do sx trong nước gia tăng tại một chi phí nguồn lực cao hơn
giá cả tg.
- Từ quan điểm chi phí-lợi nhuận, chi phí bảo hộ một ngành trong nước có thể
được gánh vác bởi những người nhận lợi nhuận từ những sản phẩm được sản
xuất nhiều hơn.
Câu 43:
Nội dung của sở hữu trí tuệ?
- Khái niệm: Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những
kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người.

- Đối tượng:

+Các phát minh sáng chế trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari; Hiệp ước hợp
tác về phát minh sáng chế; Hiệp ước Buđapét);

+ Các giải pháp hữu ích như các thiết kế chức năng trong lĩnh vực chế tạo
(Công ước Pari);

+ Nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp
khác nhau (Công ước Pari; Hiệp định Mađrít; Hiệp ước về Luật nhãn hiệu
thương mại);

+Thiết kế công nghiệp trong lĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ước Hague;
Công ước Pari; Hiệp định Lôcácnô);

+ Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp
như rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định Mađrít về những chỉ dẫn giả);

+ Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phần mềm,
phát thanh truyền hình (Công ước Bécnơ; Công ước Rôm; Công ước Giơnevơ;
Công ước Brucxen; Công ước chung về bản quyền);

+Các giống và sản phẩm cây con mới trong nông nghiệp và công nghiệp thực
phẩm (Liên hiệp Bảo hộ quốc tế đối với các loại cây trồng mới - UPOV);

+ Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ước Oasinhtơn);

+Bí mật thương mại.

Câu 46:

Tối huệ quốc là gì (MFN)?

- Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên
một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất
cả các nước thành viên khác.
1
- Nguyên tắc MFN trong GATT1 1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’, trong
WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp
định GATS2), và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS3).
- Không có tính chất áp dụng tuyệt đối trong WTO, tức là các quốc gia có thể
tuyên bố từ bỏ MFN với một nước nào đó.
Vd: Mĩ k áp dụng MFN với Cuba.
- Có tồn tại ngoại lệ.(trong GATT)
+ Các nước tham gia các khối mậu dịch tự do hay liên minh thuế quan khu vực
như EU, NAFTA, AFTA… có quyền áp dụng với nhau một biểu thuế, một hàng
rào phi quan thuế riêng.
+ Các nước đang phát triển được ưu đãi riêng, được các nước phát triển dành
cho Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) với thuế suất thấp hơn thuế suất tối huệ
quốc.
Câu 47:
Nội dung của nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)?
- Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí
tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng
loại trong nước. ( đc qui định tại điều III Hiệp định GATT, điều 17 GATS, điều
3 TRIPS)
- Đối với H và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng NT là một nghĩa vụ bắt buộc chung,
đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề
đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có
quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.
- Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn
đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng
nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân
thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các
nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
Câu 48:
Tỉ giá có tác động như thế nào đối với hoạt động xuất nhập khẩu?
-Tỉ giá4 tăng (đồng nội tệ mất giá) sẽ
+ Kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu→cán cân thanh toán thặng dư.
VD: Bt 1$=19000VND
Sau, 1$= 20000VND→nội tệ của VN mất giá
→H của VN trở nên rẻ hơn ở Mĩ, H của Mĩ trở nên đắt hơn ở VN.
+ Giá nguyên liệu đầu qui ra đồng nội tệ tăng, trong khi giá thành sản phẩm
không đc tăng do đã có những giao kết thương mại trước đó bởi vậy đối với
những mặt hàng XK có tỉ lệ nội hàm thấp sẽ không có lợi nhiều, thậm chí có thể
gây khó khăn cho các DN XK chúng.
VD: Vn nhập khẩu 80% nguyên liệu đầu vào.
-Tỉ giá giảm (đồng nội tệ đc định giá cao): ngược laịi với TH trên.
Câu 49:
GNP là gì?

1
-GNP_Gross National Product: tổng sản phẩm quốc dân: là chi tiêu đo lường tổng giá
trịi thị trường (tính bằng tiền) của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do một
quốc giá sản xuất trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm).
-GNP = thu nhập của công dân VN trong nước + thu nhập của công dân VN ở nước
ngoài.
Câu 50:
Trình bày về GDP.
1.Khái niệm:
GDP (tổng sản phẩm quốc nội): là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường (tính bằng
tiền) của mọi H và dịch vụ cuối cùng đc sx ra trên phạm vi một quốc gia trong
một thời kì nhất định (thương là một năm).
2. GDP = thu nhập của người VN trong nước + thu nhập của người nước ngoài tại
VN.
3. Phân loại:
- GDP danh nghĩa (GDPn): GDP tính theo giá hiện hành.
- GDP thực tế (GDPr): GDP tính theo giá của năm cơ sở.
4. Cách tính:
- Mô hình 2 khu vực (hộ gia đình+DN):
GDP = C+I=W+i+r+Pr
-Mô hình 3 khu vực (hộ gia đình+CP+DN):
GDP = C+I+G
-Mô hình 4 khu vực:
GDP = C+I+G+NX
= W+i+r+Pr+Te+D
= giá trị gia tăng của các công đoạn sx.

5.Chỉ số điều chỉnh GDP: đo lường mức giá trung bình của tất cả H, dịch vụ đc tính
vào GDP.
GDP=(GDPn/GDPr)*100
6.Nhận xét:
- GDP phản ánh được tăng trưởng ktế nhưng chưa phản ánh đầy đủ sự phát triển của
một quốc gia do phát triển=tăng trưởng ktế+cải thiện các khía cạnh phúc lợi xã
hội (giáo dục, y tế, văn hóa…)
- GDP là một chỉ tiêu đo lường phúc lợi ktế tốt nhưng không hoàn hảo do bỏ
sót một số giá trị khó đo lường như chất lượng môi trường, giá trị của thời gian
nghỉ ngơi…
Câu 51, 52:
Tổng cung là gì? Những nhân tố tác động đến tổng cung?
A, Tổng cung của một nền ktế: là mức sản lượng mà các DN trong nước sẵn
sàng và có khả năng sx và cung ứng tại mỗi mức giá trong một thời gian nhất
định.
B, Những nhân tố tác động đến tổng cung:
1.Tổng cung ngắn hạn (đường tổng cung thoải ở mức sản lượng thấp và rất dốc ở
mức sản lượng vượt quá mức tự nhiên):
- Giá cả ở một số thị trường chưa kịp điều chỉnh để cân bằng thị trường→thông tin
mọi người tiếp nhận chưa hoàn hảo→tổng cung phụ thuộc vào mức giá chung.

1
- Nguyên nhân:
a, Lí thuyết tiền lương cứng nhắc:
DN thường trả lương cho CN theo một giá cố định trong hợp đồng, tức là khi
giá H, dịch vụ giảm DN sẽ phải cắt bớt nhân công, sản lượng sx giảm→cung
giảm.
b, Lí thuyết giá cả cứng nhắc:
Một số thị trường tự do giá cả ling hoạt, một số thị trường có t/c độc quyền,
giá cả đc niêm yết→khi giá tăng, giá đc niêm yết trở nên rẻ tương đối→cầu với
những H này tăng→tăng sx các H này→tổng cung tăng.
c, Lí thuyết nhận thức sai lầm:
CN nhận thức sai lầm rằng tiền lương thực tế tăng khi tiền lương danh nghĩa
tăng trong khi giá cả cũng tăng lên tương ứng→tăng cung lao động→sản lượng
tăng→tổng cung tăng.
2.Tổng cung dài hạn ( đường tổng cung thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng)
- Giá cả đc điều chỉnh đủ mạnh để cân bằng các thị trường→tổng cung không phụ
thuộc vào mức giá chung.
- Chỉ phụ thuộc vào các nhân tố sx: tư bản, lao động, tài nguyên thiên nhiên và
trình độ của nền ktế. Cụ thể là bất kì nhân tố nào nói trên khi thay đổi theo
chiều hướng suy giảm cũng sẽ làm cho tổng cung giảm theo và ngược lại.
Các lí thuyết trong TH tổng cung ngắn hạn không còn đúng trong TH tổng cung dài
hạn nữa.
Câu 53, 54:
Tổng cầu là gì? Những nhân tố tác động đến tổng cầu?
A, Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân ktế sẵn sàng và có khả
năng mua tại mỗi mức giá.
B, Những nhân tố tác động đến tổng cầu:
1.Mức giá:tỉ lệ nghịch với tổng cầu. Giả sử mức giá giảm:
- Lượng tiền bạn có trỏ nên có giá hơn→mua đc nhiều H, dvụ hơn→cầu
mua sắm tăng _Hiệu ứng của cải.
- Cần ít tiền hơn để mua lượng H tiêu dùng→có tiền dư thừa→gửi ngân
hàng→giảm lãi suất→kích thích chi tiêu vào các H đầu tư (DN mở rộng nhà
xưởng, mau máy móc, dân chúng mua nhà…)_Hiệu ứng lãi suất.
- Giảm giá H sx trong nước VN→H rẻ tương đối so với H sx ở nước ngoài
tại mức tỉ giá hối đoái cho trước→người tiêu dùng chuyển từ mua H nướ khác
sang mua H VN→tăng XK ròng→tăng tổng cầu_Hiệu ứng tỉ giá hối đoái.
2. Ngoài ra các yếu tố khác như thị hiếu của người tiêu dùng, sự lạc quan của
nhà đầu tư, thay đổi chi tiêu CP…cũng ảnh hưởng đến tổng cung.
Câu 55:
Thất nghiệp là gì, mối liên hệ giữa thất nghiệp và tình hình kinh tế (suy thoái,
tăng trưởng)?
1.Thất nghiệp là việc người trong lưc lượng lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm
nhưng chưa có việc làm.
2. Mối liên hệ:
- Ktế suy thoái
+Sx trì trệ→DN cần cắt bớt chi tiêu để đảm bảo hoạt động→cắt giảm nhân
công,→cầu về lao động giảm→thất nghiệp tăng

1
+Người dân muốn tăng cung ứng lao động→cung vượt quá cầu→thất nghiệp
tăng.
-Ktế tăng trưởng: ngược lại.

1
1
. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại_General Agreement on Tariffs and Trade
– GATT.
2
. Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ_GATS, được đàm phán trong vòng Uruguay
3
.Hiệp định Bảo vệ quyền sỏ hứu trí tuệ_Trade-Related Intellectual Property Right_TRIPS.
4
. Tỉ giá hối đoái danh nghĩa_e: giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
Tỉ giá hối đoái thực: ε = e × (P/P*)
Vd: Nước nhà: VN e=đôla/VND
Nước ngoài: Mĩ P=mức giá tại VN, P*=mức giá tại Mĩ.

You might also like