You are on page 1of 2

Dặn dò chuẩn bị thi

Khi đi thi cần đem theo thẻ sinh viên (hoặc giấy CMND).
Được phép mang vào và sử dụng trong phòng thi những thứ sau:
1- Sách giáo trình và sách tham khảo (1 cuốn cho phần thiết kế sinh khí hậu, 1 cuốn
cho phần chiếu sáng + sách khác nếu có).
2- Vở ghi chép của cá nhân (viết tay).
3- Tài liệu ôn thi do cá nhân chuẩn bị (viết tay).
4- Bút viết, bút chì, thước kẻ, com pa, máy tính.
5- Giấy thi và giấy nháp.
Không được mang vào phòng thi và sử dụng những thứ sau:
1. Tài liệu về các bài tập đã giải (in hoặc photo)
2. Vở ghi chép photo.
3. Tài liệu ôn thi (in hoặc photo).
4. Không sử dụng bút viết màu đỏ.

Câu hỏi ôn tập phần chiếu sáng


Lý thuyết ( câu hỏi không theo thứ tự chương mục mà theo từng vấn đề. Sinh viên cần
phân tích, tổng hợp, so sánh).
1) Các đại lượng và đơn vị đo ánh sáng: ký hiệu, đơn vị, định nghĩa, ý nghĩa vật lý,
công thức định nghĩa và các công thức trong thực hành tính toán. Cường độ sáng
và biểu đồ cường độ sáng của các nguồn sáng nhân tạo.
2) Phân biệt các đại lượng độ rọi và độ chói về bản chất vật lý và sinh lý, trong tiện
nghi nhìn và tiện nghi môi trường sáng, sử dụng độ rọi hay độ chói trong các tiêu
chuẩn chiếu sáng nội thất và đường phố. Phân biệt điểm khác nhau khi đánh giá
CS nội thất và CS đường phố.
3) Sự thích ứng của cặp mắt và các hiện tượng lóa mờ, lóa không tiện nghi. Các biện
pháp tạo thích ứng tốt cho cặp mắt và các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế lóa khi
thiết kế chiếu sáng trong các trường hợp CS tự nhiên, CS nhân tạo, CS đường
phố.
4) Các trạng thái tự nhiên của bầu trời và mô hình bầu trời sử dụng trong CSTN.
Quy luật phân bố độ chói của bầu trời đầy mây theo CIE.
5) Hệ số độ rọi tự nhiên tại mặt phẳng làm việc trong phòng. Yêu cầu chiếu sáng tự
nhiên ( về lượng ? về chất lượng AS ?). Tìm hiểu nguyên nhân tại sao không
không sử dụng trực xạ của MT làm nguồn AS chính khi thiết kế CSTN.
6) Các thành phần của ASTN bên trong nhà. Tìm hiểu các biện pháp để tận dụng
triệt để ASTN, vẽ hình.
7) Ứng dụng của hai định luật trong khi nghiên cứu và thiết kế CSTN. Chứng minh
rằng độ rọi tại mặt phảng làm việc trong phòng phụ thuộc vị trí và kích thước cửa
chiếu sáng.
8) Đặc điểm phân bố AS của các loại cửa : cửa trời, cửa sổ cao hẹp, cửa sổ rộng theo
phương ngang. (loại nào cho AS đều hơn trên mặt phẳng làm việc trong phòng,
loại nào cho AS có tính hướng mạnh, loại nào cho AS vào sâu, loại nào dễ bị có
nắng chiếu …). Trong các phòng học lý thuyết, văn phòng loại cửa nào thích hợp?
9) So sánh, nêu ưu nhược điểm của các pp tính toán CSTN: pp Fruehring, pp
Đanhiluk, pp BRE.
10) Chọn bóng đèn : tìm hiểu và so sánh các loại bóng đèn theo nguyên lý phát sáng
và theo các tiêu chí chất lượng ánh sáng, kinh tế, bảo vệ môi trường (loại bóng
nào có chỉ số trả màu cao nhất, loại nào tuổi thọ dài nhất, loại nào có hiệu suất
sáng cao nhất, nhiệt độ màu phù hợp với độ rọi yêu cầu thì chọn căn cứ vào đâu,
loại bóng nào không sử dụng trong CS nội thất, loại nào nên hạn chế sử dụng …).
11) Đặc điểm phân bố AS trong không gian khi sử dụng các kiểu chiếu sáng khác
nhau.
12) Tổng hợp các giải pháp chiếu sáng có hiệu quả năng lượng .

Bài tập
1) Các bài tập áp dụng định luật bình phương khoảng cách của độ rọi để tính độ rọi
(khi biết biểu đồ cường độ sáng của đèn, góc tới của tia sáng, khoảng cách từ đèn
tới điểm tính) trong các trường hợp :
a) tính độ rọi tại mặt phẳng làm việc trong nội thất ( mặt nằm ngang –bàn
hoặc sàn, mặt thẳng đứng - bảng hoặc tường ), xem Thực hành chương 1.
b) tính độ rọi tại mặt sân khi CS sân thể thao hoặc CS ngoài nhà , xem ví dụ
trang 305,306;
c) tính độ rọi tại mặt đứng công trình khi chiếu sáng bằng đèn pha, xem thực
hành chương 5.
Chú ý : trường hợp quang thông của đèn không phải là 1000 lm cần tính giá
trị thực của cường độ sáng.
2) Các bài tập sử dụng định luật Lambert để tính độ chói của các mặt phản xạ hoặc
xuyên sáng khuếch tán hoàn toàn ( chói đều). Xem Thực hành chương 1.
3) Tính độ chói tại một điểm trên bầu trời đầy mây Moon - Spencer và độ chói của
mặt cửa chiếu sáng khi biết độ rọi khuếch tán tại mặt đất, góc cao của điểm tính,
hệ số truyền sáng của kính và giả thiết rằng kính cho xuyên sáng khuếch tán đều.
4) Tính diện tích cửa sổ cần thiết để đạt giá trị độ rọi yêu cầu khi biết kích thước
phòng, hệ số che chắn của cửa và độ rọi giới hạn ngoài nhà với giả thiết bầu trời
chói đều ( pp Fruehling).
5) Bài tập về chiếu sáng nội thất : chọn độ cao treo đèn, bố trí đèn và xác định số đèn
tối thiểu đảm bảo đồng đều độ rọi khi biết kích thước phòng a x b x H và tỷ số
(n/h)max.
6) Bài tập về chiếu sáng nội thất: tính quang thông tổng và xác định số đèn theo yêu
cầu độ rọi khi biết giá trị Eyc , kích thước phòng và phản xạ của các bề mặt trong
phòng, độ cao treo đèn, loại đèn, loại bóng đèn .

Giảng viên phụ trách môn học.


TS.KTS. Nguyễn Thị Thu Hòa.
nguyenhoavlkt@gmai.com
0936 154 909.

You might also like