You are on page 1of 4

Nấm men trong sản xuất công nghiệp sản xuất bia

[04/01/2007 - Sinh học Việt Nam]


FPRIVATE
"TYPE=PICT;ALT=Xem "

Hình có tính minh họa.


Nấm men thuộc nhóm cơ thể đơn bào, chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, đặc biệt
chúng có nhiều ở vùng đất trồng nho và các nơi trồng hoa quả. Nhiều loài nấm men có
khả năng lên men rượu. Từ lâu người ta đã biết sử dụng nấm men để sản xuất rượu bia.
Nấm men sinh sôi nhanh, tế bào lại chứa nhiều vitamin, acid amin không thay thế, hàm
lượng protein chiếm tới 50% trọng lượng khô của tế bào, nên nhiều loại nấm men còn
được sử dụng để sản xuất protein. Ngoài ra nấm men còn được sử dụng trong công nghệ
sản xuất bánh mì. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại nấm men có hạI, gây bệnh cho người và
gia súc, làm hư hỏng lương thực, thực phẩm.
Mời thảo luận tại đây:
http://sinhhocvietnam.com/vn/m
odules.php?
name=Forums&file=viewtopic
&t=1798
Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng thuộc giống Saccharomyces,
chúng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các
loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ (các acid amin, peptit), vitamin và các nguyên tố vi
lượng…qua màng tế bào. Sau đó, hàng loạt các phản ứng sinh hóa mà đặc trưng là quá
trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình
phát triển và lên men của nấm men được tiến hành.

Bài viết này xin giới thiệu về sự khác nhau về đặc tính hình thái và đặc tính công nghệ
lên mên giữa nấm men chìm và nấm men nổi:

Đặc tính hình thái

Nấm men chìm: Hầu hết các tế bào khi quan sát thì nảy chồi đứng riêng lẻ hoặc cặp đôi.
Hình dạng chủ yếu là hình cầu.
Nấm men nổi: Tế bào nấm men mẹ và con sau nảy chồi thường dính lại với nhau tạo
thành như chuỗi các tế bào nấm men còn hình dạng chủ yếu hình cầu hoặc ovan với kích
thước 7 – 10 m. Micromet

Đặc tính sinh lý

Sự khác nhau giữa nấm men nổi và nấm men chìm là khả năng lên men các loại đường
trisacarit, ví dụ raffinoza. Trong nấm men chìm có enzym có thể sử dụng hoàn toàn
đường raffinoza trong khi đó nấm men nổi chỉ sử dụng được 1/3 đường sacaroza.

Ngoài ra chúng còn khác nhau về khả năng hô hấp, khả năng trao đổi chất khi lên men và
khả năng hình thành bào tử. Quá trình trao đổi chất của nấm men chìm chủ yếu xảy ra
trong quá trình lên men, còn của nấm men nổi xảy ra mạnh trong quá trình hô hấp, vì vậy
sinh khối nấm men nổi thu được nhiều hơn nấm men chìm.

Nấm men chìm có nồng độ enzym thấp hơn nấm men nổi. Khả năng tạo bào tử của nấm
men chìm lâu hơn và hạn chế hơn nấm men nổi.

Sự khác nhau về công nghệ lên men

Tên gọi nấm men nổi hay nấm men chìm xuất phát từ quan sát quá trình lên men. Nấm
men nổi nổi lên bề mặt dịch trong và cuối quá trình lên men chính, trong khi đó nấm men
chìm lắng xuống đáy thiết bị khi kết thúc lên men chính.

Nấm men chìm còn chia ra 2 loại tuỳ thuộc khả năng kết lắng của nó là nấm men bụi và
nấm men kết bông. Nấm men bụi là loài nấm men phân ly mịn trong dịch lên men và lắng
từ từ khi kết thúc lên men chính. Nấm men kết bông là loài nấm men có thể kết dính với
nhau trong thời gian ngắn khi kết thúc lên men chính và tạo thành khối kết bông lớn nên
lắng nhanh xuống đáy thiết bị. Còn loài nấm men nổi không có khả năng này.

Nấm men chìm kết bông rất có ý nghĩa quan trọng trong thực tế sản xuất bia, làm cho bia
nhanh trong nhưng khả năng lên men hết đường không bằng nấm men bụi và nấm men
nổi.
Ngoài ra nhiệt độ lên men của mỗi chủng cũng khác nhau. Nấm men chìm có thể lên men
4 - 120C, nấm men nổi là 14 - 250C.

Hầu hết các chủng nấm men đều nhạy cảm với môi trường có nồng độ axit cao, ví dụ như
axit pyruvic giải phóng ra theo con đường EMP. Do vậy, trong quá trình tiến hoá, tự bản
thân chúng đã hình thành một cơ chế “giải độc axit “ bằng cách chuyển hoá axit pyruvic
thành rượu etylic và CO2, rồi sau đó cả hai chất này đều được bài tiết ra khỏi tế bào nấm
men. Kết quả của chuỗi phản ứng này là NADH được tạo thành trong quá trình glucolytic
lại bị ôxy hoá thành dạng NAD+, chất này sau đó lại xuất hiện trong quá trình chuyển
hoá glucoza tiếp theo. Bằng cách này, nấm men có thể liên tục phát triển và chuyển hoá
đường, phản ứng tạo thành rượu etylic có thể viết như sau:

Axit pyruvic còn đóng vai trò trung gian cho nhiều quá trình chuyển hoá các chất quan
trọng khác như este, cacbonyl và các rượu bậc cao.

Trong những năm vừa qua, nhiều khái niệm về các giống khác nhau đã được sử dụng để
phân loại nấm men một cách có hệ thống. Mặc dù đã thu được những tiến bộ đáng kể,
đặc biệt là có sự trợ giúp của sinh học phân tử nhưng còn xa mới đạt được một hệ thống
phân loại hoàn thiện. Do vậy, cần thiết phải có một phương pháp xác định đáng tin cậy để
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có sự tuyển chọn các vi sinh vật thích
hợp cho các quá trình lên men công nghiệp, như quá trình lên men bia....

Tại các trung tâm lưu giữ nấm men, người ta quan tâm nhiều đến cấp độ chủng và đã có
ít nhất 1000 chủng nấm men khác nhau thuộc loài S. cerevisiae đã được xác định. Chúng
bao gồm các chủng nấm men bia, rượu vang, rượu cồn và nấm men bánh mì.... Khó khăn
gặp phải khi tiến hành phân loại các giống nấm men bia là các nhà phân loại nấm men
thường bỏ qua những điểm khác nhau rất nhỏ giữa các giống nấm men, những yếu tố mà
theo họ là không quan trọng, nhưng thực tế đối với nhà sản xuất chúng lại có tầm quan
trọng rất lớn về mặt kỹ thuật. Hiện nay, nấm men bia có hai loài chính đó là nấm men
chìm S. carlsbergensis và nấm men nổi S. cerevisiae ngoài các đặc điểm nêu trên, giữa
chúng có nhiều đặc điểm sinh hoá khác nhau dựa vào năng lực lên men đường disacarit
melibioza của chúng. Ở loài S. carlsbergensis có chứa các gen MEL. Các gen này tạo ra
enzym ngoại bào là a- galactosidaza (melibiaza) có khả năng chuyển hoá đường
melibioza. Trong khi đó S. cerevisiae không chứa gen MEL do đó không chuyển hoá
được đường melibioza. Cũng có thể dựa vào nhiệt độ phát triển để phân biệt sự khác nhau
rõ rệt giữa chúng do nấm men nổi có thể phát triển ở 370C, còn nấm men chìm lại không
có khả năng phát triển ở nhiệt độ này.

S.carlbergensis
Raffinoza: Galactoza --> Glucoza + Fructoza

Melibioza Invertaza
S. cerevisiae (không có enzym Melibiaza)

Raffinoza: Galactoza --> Glucoza - Fructoza

Theo công nghệ sản xuất bia truyền thống, nấm men chìm thường lên men ở nhiệt độ từ 7
- 150C. Khi kết thúc quá trình lên men chúng kết lắng xuống đáy thiết bị. Còn lên men
nổi thực hiện ở điều kiện nhiệt độ từ 18 - 220C, cuối quá trình lên men các tế bào nấm
men kết thành chùm và bị hấp thụ vào các bọt khí CO2 rồi nổi lên trên bề mặt dịch lên
men. Như vậy đối với sản xuất bia bằng phương pháp lên men nổi, nấm men được tách
khỏi bia bằng cách hớt bọt, còn ở lên men chìm thì xả cặn ở dưới đáy thiết bị lên men.

You might also like