You are on page 1of 2

Nguyễn Thị Phương Loan

Lớp: Anh 2- TCQT -K46


ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đã
có những chuyển biến rõ rệt. Ngành dệt may cũng đã đạt được những thành tựu nhất
định. Bài này sẽ đưa ra đánh gía lợi thế cạnh tranh của ngành hàng dệt may Việt Nam
theo mô hình kim cương của Michael Porter.
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất
Đối với nguồn nguyên phụ liệu: hiện nay, phần lớn nguyên, phụ liệu cho ngành dệt
may Việt Nam như: bông, tơ, sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm... vẫn phải nhập khẩu
Đối với nguồn tài chính : chưa có nhiều nguồn vốn đầu tư vào ngành dệt may.
Đối với thiết bị sản xuất: Vẫn tồn tại các loại máy móc cũ, hiệu quả thấp. Công tác
nhập khẩu thiết bị phụ tùng sản xuất trong ngành còn nhiều bất cập.
Nguồn nhân lực:còn phải đối mặt với hiện tượng biến động lao động. Các doanh
nghiệp phải cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực. Điều kiện lao động chưa
chuẩn trong toàn ngành theo từng khu vực. Tình trạng đình công bất hợp pháp trong
ngành còn tồn tại, chưa có các chuyên gia cấp trung, cao về thị trường, công nghệ và
quản trị doanh nghiệp chuyên ngành cũng như những nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp,
công nhân may trình độ cao.
2. Điều kiện nhu cầu
2.1. Thị trường nội địa
Với dân số 80 triệu người và thu nhập ngày càng tăng, thị trường trong nước là
một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tìm cách
chiếm lĩnh thị trường trong nước.Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp còn phải đối phó
tình trạng hàng nhập lậu và trốn thuế tràn lan trên thị trường (chiếm 25%).
2.2. Thị trường nước ngoài
Hàng dệt may Việt Nam đã từng bước khẳng định đuợc chất lượng và chỗ đứng
trên thị truờng thế giới. Ba thị trường đầu ra lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là
Hoa Kì, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên những nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn
chưa tận dụng hết cơ hội. Cụ thể
Chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ đi kèm, giá, yếu tố con người, các yếu
tố đạo đức mà khách hàng quan tâm, hình ảnh đất nước, hình ảnh công ty bán hàng
chưa được nâng cao.
Các doanh nghiệp chưa chủ động thay đổi cách tiếp cận để mở rộng thêm nguồn
khách hàng. Chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao. Chưa coi trọng công
tác xây dựng, đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, các phương thức may gia
công xuất khẩu.
Ngành dệt may chưa có những biện pháp đa dạng hóa thị trường để phân tán rủi
ro. Cụ thể là các thị trường như: liên bang Nga, Đông Âu, Trung Cận Đông chưa tiếp
cận nhiều.
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
Chưa xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ
hiện đại, chưa đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lượng bông xơ.
Ngoài ra vẫn thiếu nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, sản xuất hóa chất, thuốc
nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên, phụ liệu đang phải nhập khẩu để
phục vụ ngành dệt may Việt Nam.. Đồng thời, thiếu trung tâm nguyên, phụ liệu ở Hà Nội,
Nguyễn Thị Phương Loan
Lớp: Anh 2- TCQT -K46
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chủ động về nguồn nguyên, vật liệu,
đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp may trong cả nước.
Ngành in hoa, nhuộm và hoàn tất chưa phát triển
Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam gặp nhiều khó khăn cơ sở hạ tầng cảng biển.

4. Chiến lược, cơ cấu mà môi trường cạnh tranh


Theo ước lượng, ngành dệt may VN có khoảng 2.000 DN, với 2 triệu lao động.
Trong đó, 60% DN tập trung ở các tỉnh phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai,
Long An. Trong thời điểm khó khăn ở cuối năm 2008, nhiều DN dệt may tại phía Nam đã
ngưng hoạt động.
Từ 11/01/2007, thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống còn 20%, vải
từ 40% xuống còn 12%. Xét về yếu tố chủ quan:sức cạnh tranh yếu, khả năng đáp ứng
đơn hàng chậm, mẫu mã đơn giản, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nhiều, các doanh
nghiệp Việt Nam khó lòng có thể cạnh tranh được với hàng dệt may của một số nước
trong khu vực như Trung Quốc,Inđônêxia, Lào, Campuchia .
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đã có sự chuẩn bị tích cực, chủ
động và đã hội nhập khá thành công. Trong nước đã xây dựng được hệ thống bán lẻ,
tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm,
văn hoá doanh nghiệp... Đảm bảo nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu
dài cho doanh nghiệp. Trong khi đó, có những doanh nghiệp khác vẫn chưa xác định
được chỗ đứng cho mình. Do vậy khả năng cạnh tranh thấp và luôn bị động
5. Chính phủ
Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến luợc phát triển ngành dệt may Việt Nam
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển
Chính phủ đã đưa Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện nhiều cam kết mở rộng thị
trường, giảm thuế... nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển, GDP tăng
8,5%, xuất khẩu tăng 20,5%. Trong đó ngành dệt may đã có đóng góp xứng đáng, xuất
khẩu tăng trên 33%, đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu
thế giới, thị trường trong nước vẫn được giữ vững và phát triển.
Trong tuơng lai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn
vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam có cơ hội thu hút
dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may và các
lĩnh vực hạ tầng phục vụ cho sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như
ngành dệt may phát triển hơn nữa.
Tuy nhiên thủ tục hành chính vẫn còn ruờm rà, các doanh nghiệp còn gặp khó
khăn trong việc sản xuất và giao hàng.
6. Cơ hội
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang thiết lập lại thị trường mới, hàng dệt may Việt
Nam (VN) đang có nhiều lợi thế để gia tăng thị phần xuất khẩu. Dự báo trong 5 năm tới,
dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của VN
Các nhà nhập khẩu Nhật Bản- thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt
Nam, chiếm gần 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang
chuyển dần các đơn hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam.
Kết luận: Năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam vẫn còn yếu kém nhưng
ngành hàng này có tiềm năng phát triển trong những năm tới.

You might also like