You are on page 1of 32

I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÀN PHÍM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Bên cạnh chuột (mouse), anh bạn láng giềng cặp bài trùng bàn phím (keyboard)
cũng là một phần tất yếu của PC. Nếu năm 1963, chuột mới được đưa ra để phục vụ cho
việc tăng năng suất và nâng cao hiệu quả của việc dùng máy tính thì bàn phím đã được
sinh ra trước đó gần 100 năm, cụ thể là năm 1870 và được đặt tên là QWERTY, theo
những chữ cái từ bên trái ở dòng đầu tiên của bàn phím này.
Còn một loại bàn phím nữa, đó là Dvorak do ông August Dvorak và ông William
Deay thiết kế vào những năm 1930. Loại bàn phím Dvorak này gõ nhanh hơn do ít phải
dịch chuyển tay hơn so với loại bàn phím QWERTY. Trong 8 giờ sử dụng, một nhân
viên đánh máy loại xịn sẽ phải di chuyển 25,6 km trên bàn phím QWERTY nhưng chỉ
có 1,6 km trên bàn phím Dvorak. Tuy nhiên ngặt một nỗi là bàn phím QWERTY lại phổ
biến hơn so với bàn phím Dvorak do có tính truyền thống và khi người anh em Dvorak
ra đời thì trên thế giới đã có quá nhiều người quen sử dụng QWERTY nên khó mà bảo
họ học gõ phím lại từ đầu được. Lúc người ta chuẩn bị chuyển sang xài bàn phím
Dvorak thì Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra và tất cả bàn phím sản xuất thời đó đều
thống nhất theo chuẩn QWERTY. Vì thế đến bây giờ chúng ta vẫn đang xài QWERTY.
Cơ bản về bàn phím QWERTY
QWERTY là kiểu trình bày bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy tính
và máy đánh chữ tiếng Anh. Tên của bàn phím này xuất phát từ sáu ký tự đầu tiên nhìn
thấy trên hàng phím chữ đầu tiên của bàn phím. Kiểu thiết kế bàn phím QWERTY được
công nhận sáng chế cho Christopher Sholes vào năm 1867 và sau đó bán lại cho
Remington vào năm 1873, khi nó lần đầu tiên xuất hiện ở máy đánh chữ.
* Lịch sử và mục đích:
Máy đánh chữ với bàn phím QWERTY
Bàn phím QWERTY được nhà phát minh ra máy đánh chữ hiện đại đầu tiên,
Christopher Sholes, một nhà biên tập báo sống ở Milwaukee nghĩ ra vào thập niên 1860.
Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ ông sáng chế ra được xếp theo thứ tự an-pha-bê,
đặt trên ở phía cuối của thanh kim loại để đập vào giấy khi phím đó được nhấn. Tuy
nhiên, khi người gõ máy chữ đã học cách đánh nhanh thì những thanh nối với các ký tự
nằm gần nhau trên bàn phím trở nên vướng vào nhau, buộc người gõ phải dùng tay gỡ
các thanh gõ ra, và thường xuyên để lại dấu trên văn bản. Một nhà kinh doanh làm
chung với Sholes, James Densmore, đã đề nghị tách rời các phím ký tự thường dùng ra
để tăng tốc độ đánh máy bằng cách sáng chế ra những cặp thanh gõ thường dùng khỏi
đập vào trục cùng lúc và dính lại với nhau.
Hiệu quả của sự việc sắp xếp lại ký tự lên tốc độ gõ như thế nào vẫn còn là vấn đề
tranh cãi. Một vài nguồn xác nhận một cách sai lầm rằng bàn phím QWERTY được
thiết kế ra để làm chậm tốc độ gõ lại để tránh kẹt. Những nguồn khác khẳng định rằng
việc sắp xếp lại như vậy có hiệu quả khi tách rời những chuỗi ký tự thông thường trong
tiếng Anh.
Hàng thứ hai của bàn phím QWERT (ASDFGHJKL) được cho là tàn dư của cách
trình bày bảng chữ cái cũ mà QWERTY thay thế. QWERTY cũng nỗ lực để thay thế
các phím giữa bàn tay, cho phép một tay đi vào vị trí trong khi tay kia đang gõ chữ.
Điều này làm tăng tốc cả kỹ thuật tìm và mổ bằng cả hai tay và cả kiểu gõ năm
ngónstewardesses, lollipop và monopoly cho thấy điểm yếu của sự thay thế này. sau
này; tuy nhiên, những từ viết bằng một bên tay như stewardesses, lollipop và monopoly
cho thấy điểm yếu của sự thay thế này.
QWERTY và dấu trọng âm:
QWERTY được thiết kế dành cho tiếng Anh, một ngôn ngữ không có dấu trọng
âm. Ngày càng nhiều người ở các nước khác nhau phải làm việc với những máy tính
được bán với bàn phím QWERTY, và do đó gặp phải vấn đề khi gõ trọng âm. Đến gần
đây, vẫn chưa có tiêu chuẩn nào được định nghĩa cho bàn phím kiểu QWERTY cho
phép gõ những ký tự trọng âm, ngoài kiểu bàn phím US-International.
Tuy nhiên, tùy vào hệ điều hành mà có những cách khác nhau để gõ ký tự La tinh
với các trọng âm.
Kiểu bàn phím US-International:
Kiểu bàn phím US-International là một kiểu QWERTY, được sửa đổi một ít để
cho phép dễ gõ các ký tự La tinhdấu trọng âm. Các ký tự " (nháy đơn), " (nháy kép), `
(dấu nháy ngược), ^ (dấu mũ) có những hành vi khác nhau so với QWERTY thông
thường vì chúng là những phím chết. Người mới dùng sẽ ngạc nhiên khi muốn một
trong những ký tự này vì chẳng có gì hiện lên trên màn hình. Thực ra, để gõ ký tự phẩy,
người dùng phải gõ ký tự phẩy đầu tiên sau đó là space bar. Lợi điểm của kiểu bàn phím
này là, do sự chuẩn hóa, nó được dùng trên nhiều hệ thống máy tính khác nhau, và
người dùng chỉ phải bảo với hệ điều hahf là họ muốn dùng nó. Không phải cài đặt gì
thêm.
Trong khi kiểu bản phím US-International cho phép gõ các ký tự có dấu, không
phải tất cả các ký tự ASCII đều cần phải có (như, các ký tự ª¯±·¸º), và nhiều ký tự khác
chỉ dùng trong trường hợp cực kỳ phức tạp. Ví dụ như, rất khó để tìm ra cách gõ đơn
giản để có được ký tự yen (¥) hoặc ø. Một bất tiện khác của kiểu bàn phím này là ngay
cả khi nó được cho là quốc tế, sự giới hạn của nó cho bảng ký tự ASCII 8 bit (không
phải UNICODE) khiến cho nó không thể gõ đúng trong một số ngôn ngữ như tiếng
Romania, hay tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có sử dụng các ký tự ş, ţ, ă, v.v. Hệ thống
ASCII cũng không có các ký hiệu toán học như ∀, ∃, ⇒, chữ Hy Lạp hoặc chữ Cyril.
Các thay thế khác cho QWERTY:
Vì những bàn phím hiện đại không phải chịu những vấn đề như các bàn phím cơ
cũ, nên sự tách biệt của bàn phím QWERTY với các phím thường dùng không còn quá
quan trọng. Vài kiểu bàn phím thay thế, như Bàn phím Đơn giản hóa Dvorak (thiết kế
bởi TS. August Dvorak và William Dealey và cấp bằng sáng chế vào năm 1936), đã
được thiết kế để tăng tốc độ và sự thoải mái của người gõ, phần lớn bằng cách chuyển
các ký tự thường dùng nhất vào hàng giữa và cực đại hóa sự thay thế bàn tay. Sự hiệu
quả của bàn phím này vẫn đang tranh cãi. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng
phương pháp thay thế hiệu quả hơn, nhưng Dvorak và những người gõ bàn phím khác
thường cho rằng sự thoải mái là ưu điểm lớn nhất. Nhà phát minh ra QWERTY,
Christopher Sholes, đã sáng chế một kiểu bàn phím tương tự như Dvorak, nhưng nó
chưa bao giờ phổ biến.
Một số nhà nghiên cứu, như nhà kinh tế học Stan Liebowitz của trường Đại học
Texas ở Dallas, Texas và Stephen E. Margolis của Đại học Tiểu bang Bắc Carolina, cho
rằng QWERTY thực sự ít hiệu quả hơn những kiểu bàn phím khác, tuy nhiên, những
nghiên cứu của họ còn đang bị tranh cãi. Một số người tin rằng có những bằng chứng
ủng hộ cho lời khẳng định rằng Dvorak nhanh hơn. Kỷ lục thế giới về tốc độ gõ đã được
thực hiện trên bàn phím Dvorak. Những đối thủ chỉ ra rằng August Dvorak đã đứng lên
đạt được sự thành công với kiểu bàn phím của ông, và rằng ông có thể đã ghi nhớ mãi
"truyền thuyết hiệu quả" để tăng thu nhập. Những người biện hộ cho QWERTY khác
cũng cho rằng đối với một người gõ QWERTY chuyển sang Dvorak hay các kiểu bàn
phím khác thì cần có nhiều nỗ lực để họ lại kiểu gõ năm ngón, vì phải tập luyện lại thói
quen của tay; tuy nhiên, những lời phản đối cũng được tạo ra vì bàn phím Dvorak có thể
trực giác hơn.

Người dùng máy tính cũng


cần phải bỏ đi thói quen nhấn phím
tắt, như: Ctrl + C để chép, Ctrl + X
để cắt, Ctrl + V để dán, trên
Microsoft Windows). Tuy nhiên,
một số chương trình và hệ điều hành
cho phép sử dụng kiểu bàn phím Một bàn phím Dvorak của Na Uy

thay thế kết hợp với các phím tắt QWERTY; ví dụ như Mac OS X của Apple cho ra bàn
phím "Dvorak-Qwerty" tạm thời chuyển thành Qwerty trong khi phím Command được
giữ.
Những người phản đối kiểu bàn phím thay thế thường chỉ ra tính phổ biến của
QWERTY như là một yếu tố quyết định, vì chi phí để làm quen với việc sử dụng bàn
phím được cho là không hiệu quả thì ít hơn là tập lại cho người gõ. Nó không phải bất
thường để tìm ta một người gõ Dvorak cũng gõ tốt trên bàn phím QWERTY, vì
QWERTY xâm chiếm thị trường bàn phím. Áp lực giữa sự hiệu quả của Dvorak với
tính phổ biến của QWERTY cho thấy vấn đề về chi phí chuyển đổi, cho rằng có liên
quan đến sự bất thuận tiện của QWERTY.
Ngoài kiểu Dvorak, còn có nhiều kiểu bản phím mới khác, nhưng những kiểu này
không phổ biến.
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BÀN PHÍM
Bàn phím được chia làm 4 nhóm chính:
- Nhóm chức năng.
- Nhóm phím kí tự.
- Nhóm phím số.
- Nhóm điều khiển.
Bàn phím có một hệ thống bản đồ ký tự chứa trong ROM của bản phím. Khi ta
nhấn một phím bất kỳ (đóng mạch) thì nó sẽ so sánh vị trí của ký thự này với bản đồ các
ký tự (character map), rồi truyền tới máy tính.
Trường hợp nhấn đồng thời 2 hoặc 3 phím, bàn phím cũng nhận các tổ hợp phím
này và so sánh với bản đồ các ký tự, rồi gởi đến máy tính.
Nếu khi nhấn một phím mà không nhả ra thì bàn phím hiểu đó là các lệnh liên
tiếp và sẽ thao tác lặp lại.
Bàn phím thường giao tiếp với máy tính qua các cổng:
Thông thường là PS/2, USB. Còn đối với máy tính xách tay, bàn phím được tích
hợp sẵn trên nó.

- Mỗi phím bấm trên bàn


phím tương ứng với một công tắc đấu
chập giữa một chân hàng A và chân
cột B, như vậy mỗi bàn phím có một
địa chỉ hàng và cột duy nhất, người
lập trình cho các phím này để tạo ra
Sơ đồ mạch điện của bàn phím
các mã nhị phân 11 bít gửi về máy
tính khi phím được nhấn.
- Trong dữ liệu 11 bít gửi về có 8 bít mang thông tin nhị phân (gọi là mã quét
bàn phím) và 3 bít mang thông tin điều khiển. 8 bít mang thông tin nhị phân đó được
quy ước theo tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất cho các nhà sản xuất bàn phím.
Bảng sau là thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gửi mã quét dạng nhị
phân ở dạng nhị phân về máy tính như sau:
Tên phím Mã quét nhị phân Mã ASCII

A 0001 1110 01000001


S 0001 1111 0101 0011
D 0010 0000 0100 0100
F 0010 0001 0100 0110
G 0010 0010 0100 0111
H 0010 0011 0100 1000

Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ
dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII

0001 1110
Chương trình
dịch
0100 0001
A
Mã nhị phân trong Bảng nã ASCII
bộ nhớ đệm Trong bộ nhớ

Khi bấm phím A => bàn phím gửi mã nhị phân cho bộ nhớ đệm sau đó HĐH sẽ
đổi sang mã ASII và hiển thị ký tự trên màn hình.
III. SỬA CHỮA NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở BÀN PHÍM
Hư hỏng thường gặp của bàn phím, hoặc có các thông báo lỗi bàn phím
“Keyboard Erro” trên màn hình khởi động.
Kiểm tra:
Bạn hãy tháo các ốc phía sau của
bàn phím và mở lắp sau bàn phím ra.
Tháo lắp sau bàn phím để kiểm tra
+ Dùng đồng hồ vạn năng để thang
x 1 ôm đo các sợi dây trong cáp tín hiệu từ
mối hàn trên bàn phím đến các chân ở đầu
nối, ta đo từ một mối hàn đến tất cả các chân phải có một chân thông mạch.

+ Nếu phát hiện thấy cáp tín


hiệu đứt thì bạn thay một cáp tín
hiệu khác.
* Bàn phím bị chập phím
Biều hiện: MT có tiếng bíp
liên tục không dứt.
Kiểm tra: +Kiểm tra các phím xem có phím nào bị kẹt, bấm xuống nhưng không
tự nẩy lên được không?
+Bảo dưỡng bàn phím bằng cách dùng khí nén thổi mạnh vào các khe của bàn
phím để cho bụi bẩn bật ra.
+Trường hợp các phím hay bị kẹt do bụi bẩn ta có thể tháo bàn phím ra, tách phần
mạch điện ra khỏi phím bấm, có thể dùng nước xà phòng rửa sạch các phím bấm sau đó
phơi khô rồi lắp lại.
*Chú ý: Tránh không để nước giây vào phần mạch điện.
Đã thay bàn phím mới nhưng máy vẫn không dùng được bàn phím
Nguyên nhân: Biểu hiện trên là do hỏng IC giao tiếp với bàn phím trên
Mainboard
Khắc phục:
+ Dùng đồng hồ vạn năng dò từ chân cắm PS/2 của bàn phím trên Mainboard
xem thông mạch với IC nào gần đó => IC thông mạch với đầu cắm PS2 là IC giao tiếp
trên bàn phím.

+ Sử dụng mỏ hàn khò để thay IC


IV. NHỮNG KIỂU BÀN PHÍM PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI

Bàn phím (keyboard) của máy tính và thiết bị điện tử có thiết kế khác nhau tùy
theo ngôn ngữ được dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím QWERTY cho bảng chữ cái tiếng
Anh là hệ thống chuẩn nhưng hiện nay, nhiều dự án được đưa ra để thay thế nó, nổi
tiếng nhất là Dvorak.

Trên một keyboard, các chữ cái được in hoa và thực hiện cả hai chức năng: hiển
thị chữ hoa và thường (chuyển đổi qua Shift hoặc Caps Lock). Bàn phím chuẩn còn
chứa phím điều khiển Control (Ctrl), phím lựa chọn Alternative (Alt) và các phím chức
năng.

Đặc biệt, "phím chết" (dead key) là phím không hiển thị bất cứ chữ gì khi nó
được nhấn, nhưng có khả năng thay đổi ký tự gõ sau đó. Nó được sử dụng để đánh chữ
có dấu, ví dụ để soạn chữ "á", người đánh máy sẽ nhấn phím "´", sau đó bấm "a". Trong
khi đó, để gõ ký tự nằm phía dưới bên phải của một phím thì sử dụng "AltGr".

Bàn phím Latin

Ký tự trong các bàn phím Latin có thể được sắp xếp theo cách riêng do đặc thù
ngôn ngữ, nhưng không thực sự khác biệt nhau. Tùy vị trí của các phím Q, A, Z, M, và
Y mà người ta chia thành các kiểu bàn phím và đặt tên theo 6 chữ cái đầu thuộc hàng
đầu tiên xuất hiện trên keyboard. Các phím số từ 1 - 9 gần như không thay đổi giữa các
loại.

1. QWERTY
Bàn phím người Việt Nam sử dụng thường là bàn phím QWERTY của Mỹ. Bàn
phím này không sử dụng AltGr và phím chết, do vậy nó chỉ phù hợp với một số ngôn
ngữ nhất định. Tuy nhiên, trong bàn phím quốc tế của Mỹ lại có dead key.

Ở Hong Kong, người ta chỉ dùng bàn phím của Mỹ hoặc Trung Quốc. Một số
nước khác cũng thiết kế bàn phím QWERTY riêng như Na Uy, Bồ Đào Nha, Đan
Mạch...

2. QWERTZ

3. AZERTY
AZERTY phổ biến ở Pháp, Bỉ và một vài nước lân cận. Nó khác QWERTY ở chỗ
phím A đổi vị trí cho Q, Z hoán đổi với W còn phím M chuyển từ bên phải chữ N sang
bên phải chữ L. Các phím số giữ nguyên nhưng phải sử dụng kèm phím Shift.

Tuy nhiên, bàn phím AZERTY của Pháp lại không hợp chuẩn tiếng Pháp như
không thể gõ ký tự É, Ç hay các dấu «» và ‹›. Thay vào đó, nó chứa nhiều biểu tượng
mà hiếm khi được dùng trong các hội thoại thông thường, chẳng hạn §, µ, ², °. Vì lý do
này, một số người Pháp bắt đầu dùng bàn phím đa ngôn ngữ Canada.

4. QZERTY

QZERTY được sử dụng hầu như chỉ ở Italia. Nó giống QWERTY nhưng phím Z
và W được thay thế nhau trong khi phím M đứng bên phải chữ L tương tự trong
AZERTY.

5. Dvorak
Hiện nay có rất nhiều kiểu bàn phím được thiết kế không theo khuôn mẫu của
QWERTY, QWERTZ hay AZERTY. Kiểu nổi tiếng nhất là Dvorak (được đặt theo tên
người phát minh chứ không phải trật tự phím). Nó giúp giảm chuyển động của ngón tay
và tăng tốc độ gõ phím. Ngoài ra còn có keyboard Colemak, Arensito, Asset, Plum,
Qwerak, Maltron, XPeRT...

Một số bàn phím không sử dụng bảng chữ cái Latin

Bàn phím Nga.

Bàn phím Thái.

Một số bàn phím cho ngôn ngữ Đông Á


Bàn phím tiếng Trung.

Bàn phím Dubeolsik Hangul (dành cho


tiếng Hàn

* MỘT SỐ KIỂU BÀN PHÍM ĐỘC ĐÁO

1. Bàn phím cuộn


Chiếc bàn phím này có cũng kích thước tương đương với loại bàn phím thông
thường gồm 102 phím nhưng điều khác biệt ở chỗ có thể cuộn tròn lại và cho vào trong
túi của bạn

2. Bàn phím cổ tay

Nó rất tiện lợi cho bạn khi làm


việc ở những môi trường khác nhau, rất
đơn giản bạn chỉ cần đeo chúng vào cổ
tay. Bạn không còn phải ngồi hàng giờ
trước bàn làm việc mà thoải mái đi lại với chiếc bàn phím này.

3. Bàn phím 3D

Nhìn chiếc bàn phím 3D có


vẻ kì lạ nhưng khi sử dụng bạn sẽ
thấy sự thuận tiện của nó. Nó thích
hợp cho những người bị đau tay

4. Bàn phím an toàn

Bàn phím trên giúp bàn tay và cánh


tay của bạn ở những tư thế thoải mái nhất
khi làm việc. Bạn hoàn toàn yên tâm vì không còn mỏi tay khi ngồi gõ bàn phím trong
nhiều giờ.

5. Bàn phím Laser

Nó chỉ xuất hiện khi bạn nhấn


nút. Bạn có thể dùng chiếc bàn phím
này mọi lúc mọi nơi ở mọi vị trí

6. Bàn phím ếch xanh

Ban đầu, bạn sẽ gặp nhiều khó


khăn khi sử dụng nhưng chỉ cần tập
luyện từ 6-10 tiếng là bạn có thể
thành thạo với chiếc bàn phím này.

7. Bàn phím xoay

Bạn có thể đeo vào cổ tay để sử


dụng chiếc bàn phím trên. Trông vậy
thôi nhưng bạn có thể gõ tới 30 từ một
phút đấy.
8. Bàn phím vòm

Bạn sử dụng bằng cách di chuyển hai


nửa cầu nổi lên theo những vị trí khác
nhau. Bạn có thể đánh các chữ cái, số và kí
tự. Loại bàn phím này tích hợp luôn cả
chuột. Mục đích của nó là giúp người sử
dụng máy tính không bị giới hạn các ngón tay, cổ tay.

9. Bàn phím tiện lợi

So với các loại bàn phím truyền


thống, sản phẩm này giúp bạn tránh bị đau ở
các đầu ngón tay, cổ tay khi soạn thảo văn
bản.

10. Bàn phím gọn gang

Chiếc bàn phím này như một


chiếc khăn trải bàn. Nó có khả năng
chống nước, bạn có thể giặt được.
Những vi mạnh điện tử ở nằm rải rác bên trong giúp máy tính nhận ra những tín hiệu
khi bạn sử dụng.

V. CÁCH SỬ DỤNG BÀN PHÍM


Các phím thông dụng:

• Phím ký tự: Dùng để nhập các ký tự được ký hiệu trên phím.


• Phím dấu: Dùng để nhập các dấu được ký hiệu trên phím, các phím có 2 ký tự
được dùng kèm với phím Shift (xem phím Shift).
• Phím số: Dùng để nhập các ký tự số, các phím có 2 ký tự được dùng kèm với
phím Shift (xem phím Shift)

Phím chức năng:


• Từ phím F1 đến F12 được dùng để thực hiện một công việc cụ thể và được
qui định tùy theo từng chương trình.

Các phím đặc biệt:

• Esc (Escape): Hủy bỏ (cancel) một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi một
ứng dụng nào đó đang hoạt động.
• Tab: Di chuyển dấu nháy, đẩy chữ sang phải một khoảng rộng, chuyển sang một
cột hoặc Tab khác.
• Caps Lock : Bật/tắt chế độ gõ chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt tương
ứng theo chế độ)
• Enter: Phím dùng để ra lệnh thực hiện một lệnh hoặc chạy một chương trình
đang được chọn.
• Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp phím
này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách cũng được xem
là một ký tự, gọi là ký tự trắng hay trống.
• Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và xóa ký tự tại vị trí đó nếu có.
Các phím Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là phím tổ hợp chỉ có tác dụng khi
nhấn kèm với các phím khác, mỗi chương trình sẽ có qui định riêng cho các phím này.
• Đối với phím Shift khi nhấn và giữ phím này sau đó nhấn thêm phím ký tự để
gõ chữ IN HOA mà không cần bật Caps lock, hoặc dùng để gõ các ký tự bên trên đối
với phím có 2 ký tự.
• Phím Windows: Mở menu Start của Windows và được dùng kèm với các phím
khác để thực hiện một chức năng nào đó.
• Phím Menu: Có tác dụng giống như nút phải chuột.

Các phím điều khiển màn hình hiển thị:

• Print Screen (Sys Rq) : Chụp ảnh màn hình đang hiển thị và lưu vào bộ nhớ
đệm Clipboard, sau đó, có thể dán (Paste) hình ảnh này vào bất cứ ứng dụng nào hỗ trợ
hình ảnh, hay các trình xử lý đồ họa (Paint, Photoshop,...). Ở các chương trình xử lý đồ
họa, chọn New trong trình đơn File và dùng lệnh Paste trong trình đơn Edit (hay dùng
tổ hợp phím Ctrl+V) để dán hình ảnh vừa chụp vào ô trắng để xử lý nó như một ảnh
thông thường.
• Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản hay ngưng hoạt động của một
chương trình. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng hiện nay không còn tuân lệnh phím này nữa.
Nó bị coi là "tàn dư" của các bàn phím IBM PC cũ. Đèn Scroll Lock hiển thị trạng thái
bật/tắt của nút.

• Pause (Break) : Có chức năng tạm dừng một


hoạt động đang thực hiện, một ứng dụng nào đó đang
hoạt động.

Các phím điều khiển trang hiển thị:

• Insert (Ins) : Bật/tắt chế độ viết đè (Overwrite) trong các trình xử lý văn bản.
• Delete (Del) : Xóa đối tượng đang được chọn, xóa ký tự nằm bên phải dấu
nháy trong các chương trình xử lý văn bản.
• Home: Di chuyển dấu nháy về đầu dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
• End: Di chuyển dấu nháy về cuối dòng trong các chương trình xử lý văn bản.
• Page Up (Pg Up): Di chuyển màn hình lên một trang trước nếu có nhiều trang
trong cửa sổ chương trình.
• Page Down (Pg Dn): Di chuyển màn hình xuống một trang sau nếu có nhiều
trang trong cửa sổ chương trình. •

Các phím mũi tên:

• Chức năng chính dùng để di chuyển (theo


hướng mũi tên) dấu nháy trong các chương trình xử lý
văn bản, điều khiển di chuyển trong các trò chơi.

Cụm phím số:

• Num Lock: Bật hay tắt các phím số, đèn Num Lock
sẽ bật hoặc tắt theo trạng thái của phím này. Khi tắt thì các
phím sẽ có tác dụng được ký hiệu bên dưới.
• Các phím số và phép tính thông dụng có chức năng
giống như máy tính cầm tay. Lưu ý dấu chia là phím /, dấu
nhân là phím * và dấu bằng (kết quả) là phím Enter.

Các đèn báo:


• Các đèn báo tương ứng với trạng thái bật/tắt của các nút Num Lock, Caps
Lock, Scroll Lock.

Các dấu chấm nổi:

• Các dấu chấm nằm trên phím F và J giúp người dùng định vị nhanh được vị trí
của hai ngón trỏ trái và phải khi sử dụng bàn phím bằng 10 ngón tay.

Dấu chấm nằm trên phím số 5 bên cụm phím số giúp định vị ngón giữa tại vị Các
chức năng khác:

• Đối với bàn phím có các phím hỗ trợ Media và Internet, các phím này được sử
dụng như các lệnh trong các chương trình Media (xem phim, nghe nhạc,...) và Internet
(duyệt Web, Email,...).
• Nếu bàn phím có thêm các cổng USB, Audio (âm thanh) thì dây cắm của các
cổng này phải được cắm vào các cổng tương ứng trên máy vi tính.
• Ngoài ra một số bàn phím có các phím đặc biệt cần phải được cài đặt chương
trình điều khiển (Driver) trong dĩa CD kèm theo để hoạt động.

* 17 phím tắt vô giá trên bàn phím máy tính

Bạn có thể sử dụng Windows hàng ngày. Bạn có thể biết nhiều thao tác sử dụng
nó. Nhưng có thể đảm bảo rằng những phím tắt này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cực
lớn.
F2: Đặt lại tên file trong lúc vội vàng có thể khiến bạn dễ dàng thao tác sai - click
quá nhanh và bạn tình cờ mở một file. Đơn giản hơn là hãy nhấn phím F2 trên bàn phím
khi file được chọn.

Ctrl + F2: Preview (xem sơ lược) văn bản. Muốn bỏ chế độ preview, làm lại Ctrl
+ F2.

Shift + F3: Để làm nổi bật đoạn văn bản bằng chữ in hoa, đơn giản là bôi đen
đoạn văn bản, nhấn đồng thời phím Shift + F3. Nếu muốn cho đoạn văn bản trở lại chữ
thường, hãy lập lại động tác nhấn đồng thời Shift + F3. Muốn cho chữ cái đầu tiên trở
thành chữ in hoa, đặt con trỏ trước chữ đó và nhấn phím Shift + F3.

Windows + E: Windows Explorer là cổng tới file và tài liệu của bạn, song để mở
nó thường phải liên quan đến desktop hoặc thanh Start Menu. Có một cách khác nhanh
hơn là nhấn phím Windows-E và nó sẽ đưa bạn đến ngay Computer (Vista) hay My
Computer (XP), một vị trí mặc định sẵn.

Windows + F: Tìm kiếm file có thể là một rắc rối nếu bạn là một người tích trữ
tài liệu và cách không lãng phí thời gian săn tìm file là sử dụng phím tắt , sẽ mở ra một
cửa sổ tìm kiếm và điền vào càng nhiều thông tin có thể về file bạn đang cần tìm.

Windows + L: Động tác này sẽ khóa ngay PC của bạn mà không cần chờ cho đến
khi chế độ bảo vệ màn hình hoạt động.
Windows + M: Vào cuối ngày làm việc, mọi người bị bội thực với một bộ sưu
tập các cửa sổ đang mở sẽ thu nhỏ những cửa sổ này để lộ ra màn hình chính (desktop)
và sẽ khôi phục lại những thứ bạn đã bị thu nhỏ trước đó.

Windows + R: Hộp Run này là cách tiết kiệm thời gian cực lớn với XP. Từ đây,
bạn có thể mở tất cả loại ứng dụng mà không cần chuột.

Windows + F1: Trong khi F1 sẽ đưa ra cho bạn file Help (Hỗ trợ) trong hầu hết
các ứng dụng, sẽ mở cửa sổ Windows Help. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian
khi bạn không thể nhớ làm thế nào thay đổi một sự sắp đặt hoặc tìm một tính năng nhất
định.

Windows + Tab: Chuyển dịch giữa các chương trình bạn đang sử dụng. Ở XP,
bạn có thể chuyển các cửa sổ bằng cách nhấn phím để chọn đơn vị taskbar với màu sắc
khác (xám hoặc xanh) để nhấn mạnh, rồi dùng các phím điều hướng lên hoặc xuống.
Nhấn phím Enter sẽ đưa bạn đến cửa sổ đã được lựa chọn.

Windows + Pause/Break: Với những người nâng cấp và điều chỉnh phần cứng,
truy cập quản lý thiết bị Device Manager và các cài đặt là một nhiệm vụ thường xuyên.
Phím tắt này sẽ đem lại ngay cửa sổ cần thiết cho họ trong nháy mắt.

Shift + Delete: Thùng rác Recycle Bin là chỗ tuyệt vời dành cho những ai hay
xóa các file mà không suy nghĩ song nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cho phép người khác có
thể truy cập vào các file nhạy cảm. Giữ phím (hoặc giữ phím Shift trong khi kéo file
hoặc tệp vào thùng rác). Các file sẽ bị xóa ngay tức thì.
Ctrl + Enter: Một khi bạn đã chọn thanh địa chỉ trong trình duyệt Firefox hoặc
Internet Explorer, bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng việc gõ chỉ phần giữa của một tên
miền. sẽ thêm www. và .com cho bạn. thêm www. Và .org.

Alt + Esc: Nếu bạn cần chuyển nhanh đến một cửa sổ khi đang làm việc ở một
cửa sổ khác, bạn có thể chọn nó từ thanh taskbar. sẽ “khử” cửa sổ phía sau của bạn và
đưa bạn đến một cửa sổ kế ngay đó.

Alt + F4: Bỏ ứng dụng đang hoạt động hoặc tắt Windows nếu không có ứng dụng
nào.

Alt + PrtScrn: Nếu bạn cần chụp một cửa sổ, chỉ cần giữ để tóm được một cửa
sổ hoạt động.

Alt + Backspace: Trong Microsoft Office, bạn có thể làm lại bất kỳ hiệu chỉnh tự
động nào và định dạng tự động bằng việc nhẫn phím .

VI. VỆ SINH BẢO QUẢN BÀN PHÍM

Bàn phím là một thiết bị ngoại vi của máy vi tính được đặt bên ngoài nên chịu
nhiều ảnh hưởng tác động trực tiếp lên nó. Sử dụng và bảo quản không đúng cách sẽ dễ
làm hư hỏng bàn phím.

Sau đây là cách làm vệ sinh bàn phím của máy vi tính:
• Rút dây của bàn phím ra khỏi máy vi tính, úp ngược bàn phím xuống và vỗ
nhẹ để bụi rớt ra ngoài.

• Dùng máy hút/thổi bụi để làm sạch bụi bẩn ở khoảng trống bên dưới phím.

• Lau chùi bàn phím bằng khăn khô, sạch. Nếu bàn phím quá dơ thì có thể dùng
khăn ẩm để lau nhưng sau đó phải lau lại cho khô. Không được dùng các hóa chất tẩy
rửa vì có thể sẽ làm mờ các ký hiệu trên phím.
• Dùng một thanh kim loại dẹp có bọc vải để lau chùi các mặt bên hông của
phím.

• Nếu phím nhấn không nhẹ và trơn thì có thể dùng thanh kim loại dẹp hoặc cây
vặn vít để nạy các phím lên, nếu không cần thiết thì không cần tháo các phím to và dài
như Enter, Shift, Space Bar,... Lưu ý phải nhớ các vị trí của phím để khi gắn lại cho
đúng.
• Lau chùi sạch bên dưới và dùng tăm bông gòn thấm cồn 90 độ để chùi sạch
các lỗ cắm phím.

Sau cùng gắn các phím vào và cắm dây vào máy vi tính. Kiểm tra lại vị trí của
các phím bằng các chương trình xử lý văn bản.

VII. LỰA CHỌN BÀN PHÍM

Máy vi tính cần phải có thiết bị để nhập dữ liệu và điều khiển hoạt động của các
chương trình, các thiết bị không thể thiếu đó chính là bàn phím và chuột. Đối với người
sử dụng thông thường thì việc lựa chọn cũng chỉ cần do cảm tính khi nhìn hình dáng
bên ngoài mà thôi.

Sau đây là một số gợi ý khi lựa chọn bàn phím và chuộtcho máy vi tính:

BÀN PHÍM (Keyboard):


Kiểu dáng:

• Bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu cho máy vi tính, có rất nhiều loại với màu
sắc và kiểu dáng khác nhau, có loại nhỏ gọn và cũng có loại lớn có các bộ phận giúp
nâng đỡ tay khi sử dụng.

Chức năng:

• Bàn phím thông thường chỉ có các phím cơ bản để nhập dữ liệu, các phím
chức năng cơ bản và điều khiển.
• Loại bàn phím Multimedia có thêm các phím hỗ trợ điều khiển cho các
chương trình giải trí như xem video, nghe nhạc và các chương trình truy cập Internet...
Một số bàn phím còn được tích hợp các cổng USB, Audio...

Chuẩn giao tiếp:


• Bàn phím có loại dùng dây cắm chuẩn PS/2 hoặc USB và loại không dây
(Wireless) dùng tín hiệu hồng ngoại hoặc sóng vô tuyến.

Lựa chọn:

• Chọn bàn phím có màu sắc và kiểu dáng tùy ý nhưng các phím nên có các chữ
số ký hiệu rõ ràng và khi nhấn cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái là được.
• Nếu chọn bàn phím không dây thì nên xem kỹ các thông số như: Sử dụng Pin
sạc hay Pin thường, thời gian sử dụng Pin khoảng bao lâu và khoảng cách giữa bàn
phím và bộ phận thu tín hiệu là bao xa... Tuy nhiên loại bàn phím không dây này sẽ
không "nhạy" bằng bàn phím có dây, không thích hợp với những người đánh máy
nhanh.

You might also like