You are on page 1of 5

HỆ THỐNG CUNG CẤP KHÍ TRƠ TRÊN TÀU DẦU

KS. PHẠM TẤT TIỆP


Khoa Điều khiển tàu biển, Trường ĐHHH

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu một số hệ thống cung cấp khí trơ trên tàu dầu, nguyên lý hoạt
động và quy trình hoạt động của hệ thống cung cấp khí trơ.

1. Mục đích sử dụng hệ thống cung cấp khí trơ trên tàu dầu
Theo các điều khoản của SOLAS 74, hệ thống khí trơ phải được trang bị trên các tàu
chở dầu thương phẩm và tàu chở dầu thô có trọng tải từ 20,000 Dwt trở lên. Các tàu hiện có,
nếu lắp đặt thiết bị rửa hầm công suất cao (High Capacity Washing Machines-H.C.W.M) phải
trang bị hệ thống khí trơ.
Khí trơ được sử dụng trên tàu dầu với hai mục đích cơ bản:
- Làm trơ không khí trong két hàng để chống cháy nổ (hàm lượng ôxy trong két nhỏ hơn
11% sẽ không thể xảy ra cháy nổ). Để đảm bảo an toàn, hàm lượng ôxy trong két hàng phải luôn
giữ ở mức nhỏ hơn 8%.
- Giữ cho áp suất trong két hàng nằm trong phạm vi an toàn.
-Ngoài ra nó còn có tác dụng chống ăn mòn cho kết cấu thân tàu, đường ống và phụ
tùng của các hệ thống dẫn dầu.
2. Một số hệ thống khí trơ thường gặp trên tàu dầu
Hiện tại có một số phương pháp và hệ thống chế tạo khí trơ trên tàu thuỷ:
2.1 Hệ thống sinh khí trơ từ khói xả của nồi hơi. (Flue Gas System – FGS).
Khói xả của các nồi hơi trên tàu thuỷ qua hệ thống làm mát và làm sạch được cung cấp
và dẫn lên boong trong quá trình dỡ hàng và rửa két chứa dầu. Trong khói xả của nồi hơi bao
gồm hàm lượng khí ô-xy nhỏ hơn 5% thể tích là giới hạn cho phép của IMO đối với khí trơ và
không cần phải xử lý thêm. Các bộ phận chính của hệ thống này gồm có tháp lọc khói, các bộ
thổi khí trơ, bộ kín nước boong, bộ bẻ gãy áp suất dư / chân không (P/V breaker), các van, dụng
cụ đo đạc và hệ thống điều khiển.
2.2 Thiết bị tạo khí trơ độc lập. (Inert Gas Generator – IGG)
Hệ thống tạo khí trơ được áp dụng khi không có dòng khói xả từ các nồi hơi hoặc từ các
máy diesel chính hoặc máy phát điện. Bộ lọc khí được nối vào thiết bị tạo khí gồm có một phần là
bộ đốt hỗn hợp và một phần là bộ lọc, cả hai được làm mát bằng nước biển.
Dầu nặng hoặc dầu diesel được đốt thành khói có hàm lượng ôxy chiếm từ 2% - 4% thể
tích. Dòng khói này được dẫn vào bộ phận lọc, ở đây nó được làm mát và làm sạch bằng các tia
nước trước khi được đưa vào đường ống để dẫn lên khu vực trên boong tàu.
Công suất của thiết bị tạo khí trơ độc lập có thể đạt được từ 100 đến 16.000 Nm3/h
(Normal cubic meters per hour)
2.3 Hệ thống tạo khí trơ hỗn hợp từ khói xả và thiết bị đốt dầu độc lập.
Thiết bị bao gồm một hệ thống thu gom khói khí xả và được nối song song với 1 một
thiết bị tạo khí trơ độc lập (khoảng 500 Nm3/h). Hệ thống thiết bị này áp dụng tốt hơn cho những
tàu dầu loại Aframaxx , VLCC và OBO.
Khí trơ được quạt vào và bao phủ lên mặt thoáng của két hàng trong quá trình dỡ / nạp
hàng ... Thiết bị tạo khí trơ có áp lực ở trong két được sử dụng khi tàu hành trình. Quá trình tạo
khí trơ cũng giống như các phương pháp và hệ thống trên
2.4 Hệ thống tạo khí trơ mềm (Flexinert)
Hệ thống tạo khí trơ kiểu mềm là một tổ hợp đốt dầu tạo ra khí trơ từ hệ thống tạo khí
trơ chính bằng nguồn cung cấp khói xả và một thiết bị tạo khí trơ độc lập đốt từ dầu. Hệ thống
mềm này làm việc như là một hệ thống sản xuất khí trơ từ khói xả. Khi không có khí trơ từ khói
xả hoặc khi mà lượng ôxy của khói xả từ máy chính hoặc từ các máy phát điện là quá cao thì
thiết bị tạo khí trơ tiết kiệm này được đốt từ dầu tạo thành khí trơ có hàm lượng khí ôxy có thể
chấp nhận được. Thiết bị này sẽ ngừng hoạt động khi hệ thống chính tạo khí trơ đã giảm thiểu
được hàm lượng ôxy đến mức cho phép hoặc hoạt động trở lại bình thường
3. Giới thiệu hệ thống khí trơ sử dụng khí thải (flue gas)
3.1 Sơ đồ hệ thống

Hình 1.

Chức năng của các bộ phận trong hệ thống khí trơ


-Van xả nồi hơi (BOILER UPTAKE VALVE): Van xả nồi hơi có chức năng điều tiết khí
thải từ nồi hơi tới thiết bị lọc khí trơ. Van này được mở tự động khi quạt gió bật và tự động tắt khi
quạt gió tắt.
- Bộ phận lọc khí (SCRUBBER UNIT): Đây là bộ phân quan trọng trong hệ thống cung
cấp khí trơ. Bộ phận này có tác dụng làm mát, lọc bớt bụi, các hạt kim loại, và làm giảm hàm
lượng lưu huỳnh trong hỗn hợp khí.
-Bộ phận khử hơi nước (DEMISTER): Tác dụng loại bỏ hơi nước có trong khí trơ sau khi
đã đi qua bộ lọc khí
-Quạt gió (BLOWER): Tác dụng tạo ra áp lực để phun khí trơ vào trong các hầm hàng.
Hệ thống tạo khí trơ được trang bị các phương tiện an toàn như:
-Đường ống tuần hoàn (RECIRCULATION LINE): Khi khí trơ xả từ quạt gió có áp lực lớn
thì một phần khí trơ sẽ quay trở lại bộ phận lọc khí và như vậy áp lực sẽ được giảm.
-Chống quá áp suất cho két chứa hàng bằng một thiết bị gọi là thiết bị bẻ gãy áp suất
dư/áp suất chân không (P/V breaker)
-Bộ phận chống ngược (DECK SEAL UNIT): Do hệ thống khí trơ kết nối nồi hơi và hầm
hàng của tàu dầu, nên khi hệ thống không hoạt động thì có thể khí gas từ két hàng sẽ quay
ngược trở lại tháp nồi hơi và gây cháy nổ. Vì vậy bộ phận chống chảy ngược được tạo ra để
ngăn cản quá trình chảy ngược này.
- Thiết bị tự động xả khí trơ ra môi trường khi nồng độ khí ôxy vượt quá mức 8% thể tích
và đóng van cách ly của hệ thống..
- Thiết bị cung cấp khí sạch vào két trong quá trình khử khí Các bon – hydro phục vụ quá
trình bảo dưỡng, sửa chữa két và các thiết bị khác của hệ thống ở trong két chứa hàng.
- Thiết bị tự động dừng quạt khí trơ và van điều chỉnh khi mức nước trong bộ phận
chống chảy ngược thấp/cao vượt quá mức cho phép và nhiệt độ khí trơ cao.
- Thiết bị tự động dừng van điều chỉnh khí trơ khi quạt có sự cố.
- Dừng cấp nước cho tháp chưng cất khi mức nước trong tháp cao.
Hệ thống tạo khí trơ được trang bị hệ thống báo động bằng các dụng cụ báo động như:
âm thanh, ánh sáng cho các hệ thống khi:
1/ Nồng độ ôxy lớn hơn 8%.
2/ Mức nước thấp ở cơ cấu chặn nước mặt boong (Deck Seal)
3/ Mức nước trong tháp chưng cất thấp và cao.
4/ Khi quạt có sự cố hoặc mất nguồn điều khiển tự động các van điều khiển khí trơ, thiết
bị ghi nồng độ ôxy
Ngoài ra hệ thông cung cấp khí trơ còn có các: van chống ngược (Non Return Valve),
Văn chặn (Isolating valve), van điều áp (Presure control Valve)…., máy phân tích khí oxi
(OXYGEN ANALIZER), thiết bị đo nhiệt độ (THERMOMETER), thiết bị đo áp suất (PRESSURE
DETECTOR).
3.2 Nguyên lý hoạt động
Khí trơ (bao gồm các thành phần chính là CO2, O2, SO2, Nitơ, hơi nước, bụi kim loại...)
được lấy từ khí thải nồi hơi hoặc máy chính (BOILER UPTAKE ) với hàm lượng ôxy nhỏ (2,5%-
5%) sẽ được đưa qua thiết bị lọc khí (Scrubber) để hạ nhiệt độ, lọc bớt bụi, các hạt kim loại, và
loại bỏ càng nhiều càng tốt SO2, tiếp đó qua bộ phận khử hết hơi nước (Demister) rồi được cấp
vào hệ thống quạt gió (Blower) quạt vào các két hàng thông qua hệ thống đường ống, van. Để đề
phòng hơi dầu có thể chảy ngược trở lại quạt gió và nồi hơi dẫn đến cháy nổ người ta thiết kế
thiết bị chống ngược (Deck Water Seal), van chống ngược (Non Return Valve), Van chặn
(Isolating valve). Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn người ta còn lắp đặt các van điều
áp (Presure Control Valve),...cùng các thiết bị phân tích hàm lượng ôxy để duy trì tình trạng và
áp suất của khí trơ cũng như của két hàng đang được cấp khí trơ.
4. Quy trình khai thác hệ thống khí trơ
4.1 .Quy trình khởi động
Bước 1:
-Trước khi vận hành hệ thống khí trơ cần thông báo cho buồng máy trước 24 giờ
- Trước khi vận hành cần kiểm tra xem có khả năng phát sinh các muội thổi hay không
- Kiểm tra công suất và vận hành thử quạt gió và bơm nước làm mát
Bước 2:
- Khởi động bơm nước làm mát (ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu hệ thống - hoặc tùy
thuộc vào yêu cầu nhà sản xuất)
- Kiểm tra nguồn cung cấp nước làm mát
-Kiểm tra lưu lượng bằng cách đo lưu lượng hoặc đo áp lực
-Kiểm tra bộ phận lọc khí băng trực quan
Bước 3:
-Bật máy phân tích khí oxi
-Kiểm tra xem kim chỉ của máy phân tích có ở vi trí 0 hay chưa, có sai lệch hay không
-Cần lưu ý rằng máy phân tích khí oxi chỉ hoạt động bình thường sau khoảng 2 giờ sau
khi được khởi động, do đó ta nên bật máy ít nhất 3 giờ trước khi hệ thống khí trơ được khởi động
Bước 4: Bật bảng điều khiển của hệ thống
-Kiểm tra các đèn và còi của hệ thống điều khiển
Bước 5: Đảm bảo rằng mực nước trong thiết bị chống ngược ở mức quy định.
Bước 6: Đóng van nạp không khí (Fresh air inlet valve).
Bước 7: Mở các van nạp khí trơ vào hầm hàng.
Bước 8: Mở các van cô lập trên boong.
Bước 9: Mở các van nạp vào quạt gió.
Bước 10: Mở van xả nồi hơi cung cấp khí xả cho bộ phận lọc
Bước 11: Khởi động quạt gió:
-Kiểm tra xem quạt gió có hoạt động bình thường không
-Kiểm tra số chỉ trên đồng hồ của quạt gió
-Khi sử dụng 2 bơm thì cần chú ý rằng khởi động 2 bơm cách nhau khoảng 30 phút
Bước 12: Mở van xả của quạt gió (van xả nay lên được mở sau khi quạt gió đã được
khởi động và áp lực đã đủ lớn.
Bước 13:
-Mở van áp lực (Van này nên mở một cách từ từ)
-Sau khi mở van áp lực khí trơ sẽ được cung cấp vào hầm hàng. Để đảm bảo ta cần
kiểm tra thành phần nhiệt độ, áp suất khí trơ đã đảm bảo chưa.
Kết thúc quy trình khởi động.
4.2 Quy trình dừng hệ thống khí trơ:
Bước 1: Thông báo cho buồng máy về việc kết thúc quy trình cung cấp khi trơ
Bước 2: Tắt quạt gió.
Bước 3: Đóng các van: van xả nồi hơi, van nạp quạt gió, van xả quạt gió, van áp lực, van
chặn trên boong
Bước 4: Kiểm tra mực nước trong thiết bị chống ngược bằng trực quan.
Bước 5: Tắt bơm làm mát (bơm làm mát nên được tắt sau 30 phút sau khi đã tắt quạt
gió)
Bước 6: Tắt máy phân tích khí.
Bước 7: Tắt bảng điều khiển
5. Khí trơ được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Làm trơ không khí trong két trống.
- Trả hàng hoặc bơm xả nước dằn sạch: Cấp khí trơ vào két đang trả hàng hoặc đang xả
nước dằn sạch để duy trì áp suất của két và làm trơ không khí trong két.
- Rửa két: Cấp khí trơ vào két để giữ trơ không khí trong két và giữ áp suất an toàn trong
két đặc biệt là đối với COW.
- Khử khí (Gas Freeing): Sau khi đã rửa két xong thì đưa khí trơ vào két để đẩy hơi dầu
ra ngoài, sau đó thông thoáng két bằng không khí bên ngoài.
Ngoài ra khí trơ còn được sử dụng trong trường hợp nhận hàng hoặc nhận nước dằn
bẩn, khi cần bổ sung khí trơ vào két hàng trong chuyến đi do bị hao hụt bởi xả áp...

6. Tài liệu tham khảo


-Giáo trình xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa
-www.nauticalsite.com

You might also like