You are on page 1of 7

Thực vật có hạt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bước tới: menu, tìm kiếm
Thực vật có hạt
Thời điểm hóa thạch: ?

Welwitschia mirabilis, một thành viên của ngành


Gnetophyta

Phân loại khoa học


Giới (regnum): Plantae
Các ngành
• Pinophyta
• Cycadophyta
• Ginkgophyta
• Gnetophyta
• Magnoliophyta

• Bennettitales†

Thực vật có hạt (danh pháp khoa học: Spermatophyta (từ tiếng Hy Lạp
"Σπερματόφυτα") bao gồm các loài thực vật có sinh ra hạt. Chúng là tập hợp con của thực
vật có phôi (Embryophyta). Hiện nay, nói chung thực vật có hạt còn sinh tồn được chia ra
thành 5 nhóm:

• Ngành Tuế, nhóm thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới với tán lá rộng bao gồm các
lá phức và thân cây to, mập.
• Bạch quả, loài cây gỗ duy nhất còn sinh tồn mà không thể xếp vào các nhóm còn
lại,
• Ngành Thông, các loại cây gỗ và cây bụi mang các quả nón.
• Ngành Dây gắm, các thực vật thân gỗ trong các chi Gnetum (dây gắm),
Welwitschia, Ephedra (ma hoàng),
• Ngành Thực vật hạt kín hay thực vật có hoa, một nhóm lớn bao gồm nhiều loài
thực vật quen thuộc và sinh sống trong nhiều môi trường sống khác nhau.
Bổ sung thêm cho các đơn vị phân loại liệt kê trên đây, các mẫu hóa thạch còn chứa các
chứng cứ của nhiều đơn vị phân loại tuyệt chủng trong thực vật có hạt. Nhóm gọi là
"dương xỉ có hạt" (Pteridospermae) là một trong các nhóm thành công sớm nhất trong
thực vật trên đất liền, và các cánh rừng mà dương xỉ có hạt đã từng thống lĩnh là thịnh
hành vào cuối đại Cổ Sinh. Glossopteris là chi chứa các loài cây gỗ phổ biến nhất tại siêu
lục địa cổ đại ở phương nam là Gondwana trong thời kỳ thuộc kỷ Permi. Vào kỷ Trias,
dương xỉ có hạt đã bị suy giảm vai trò trong tầm quan trọng sinh thái, và các đại diện của
các nhóm thực vật hạt trần hiện đại đã trở thành phổ biến và thống lĩnh cho tới cuối kỷ
Phấn Trắng, khi thực vật hạt kín xuất hiện và dần dà trở thành thịnh vượng. Một nhóm
khác ở cuối đại Cổ Sinh cũng được coi là "có thể là thực vật vật có hạt" là nhóm thực vật
thuộc bộ Gigantopteridales.

[sửa] Quan hệ và danh pháp


Xem thêm thông tin: Lịch sử tiến hóa của thực vật

Thực vật có hạt còn sinh tồn theo truyền thống được chia ra thành thực vật hạt kín (thực
vật có hoa) và thực vật hạt trần, trong đó bao gồm các phân nhóm như dây gắm, tuế, bạch
quả và thực vật quả nón. Các nghiên cứu hình thái học trước đây chỉ ra quan hệ gần gũi
giữa nhóm dây gắm với thực vật hạt kín,[1] cụ thể là dựa trên sự tương đồng về ống mạch.
Tuy nhiên, các nghiên cứu phân tử (và một số nghiên cứu, bài báo về hình thái học[2] và
hóa thạch gần đây[3]) đã thể hiện sự gần gũi (hoặc nằm trong) cây phát sinh loài của nhóm
dây gắm với thực vật quả nón. Ví dụ, một trong những tập hợp đề xuất về mối quan hệ
này được gọi là gne-pine hypothesis (giả thuyết dây gắm-thông) và nhìn giống như biểu
đồ sau:[4][5][6]

Thực vật hạt kín


TVHT Tuế [7]

Bạch quả (Ginkgo)


Họ Thông
(Pinaceae)
Dây gắm
Các thực vật quả nón khác

Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các nhóm này không nên được coi là đã được giải quyết
hoàn toàn,[1][8] do thực vật hạt kín được coi là đã tiến hóa lên từ tổ tiên là thực vật hạt trần,
và điều này làm cho thực vật hạt trần (nói chung chứ không chỉ bao gồm các nhóm còn
sinh tồn) trở thành một nhóm cận ngành nếu như bao gồm cả các đơn vị phân loại đã
tuyệt chủng. Mặc dù không phải là một nhóm đơn vị phân loại đơn ngành, nhưng thuật
ngữ "thực vật hạt trần" vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi trong một số sách báo về thực
vật học để phân biệt 4 đơn vị phân loại thực vật có hạt nhưng không là thực vật có hoa ra
khỏi thực vật hạt kín.

Phát sinh loài phân tử nói chung vẫn còn mâu thuẫn với các chứng cứ dựa trên hình thái
học thực vật ở chỗ thực vật hạt trần còn sinh tồn khi xét tổng thể có phải là một nhóm
đơn ngành hay không. Một số dữ liệu hình thái học cho rằng nhóm Dây gắm là nhóm có
quan hệ chị-em với thực vật hạt kín, nhưng phát sinh loài phân tử nói chung lại chỉ ra
rằng nhánh thực vật hạt trần có chứa nhóm dây gắm là nhóm có quan hệ chị-em với
nhánh chứa các loài thông như đề cập trên đây và biểu đồ cây phát sinh loài như trên
cũng vẫn chỉ là một trong số các giả thuyết phổ biến nhất về cây phát sinh loài của thực
vật có hạt.

Kiểu gộp nhóm trong phân loại học truyền thống đặt toàn bộ thực vật có hạt còn sinh tồn
trong một ngành duy nhất, với các lớp cho 5 nhóm như sau:

Rêu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Về rêu thật sự (Bryophyta) xem bài Ngành Rêu thật sự.

Rêu (Bryophyte) là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà
không phải là thực vật có mạch. Nó cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi
tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục
thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không
có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt,
nó sinh sản nhờ các bào tử.

Phân loại rêu


Rêu không là một nhóm tốt theo quan điểm của phát sinh loài do nó không là một nhóm
đơn ngành mà bao gồm 3 nhóm, là Marchantiophyta (rêu tản), Anthocerotophyta (rêu
sừng), Bryophyta (rêu thật sự).

Các nghiên cứu hiện nay về thực vật đất liền nói chung thể hiện một trong hai kiểu phát
sinh loài như trong hình trên. Trong kiểu một, rêu tản đã rẽ nhánh sớm nhất, tiếp theo là
rêu sừng còn rêu "thật sự" là các họ hàng có quan hệ gần gũi nhất với
Polysporangiophytes (trong đó có thực vật có mạch). Trong kiểu phát sinh loài kia, rêu
sừng rẽ nhánh ra trước tiên, tiếp theo là thực vật có mạch, còn rêu "thật sự" là các họ
hàng gần gũi nhất của rêu tản. Ban đầu cả 3 nhóm này được ghép lại cùng nhau như là 3
lớp của ngành Bryophyta. Tuy nhiên, do cả 3 nhóm rêu này tạo ra một nhóm cận ngành
nên xu hướng mới hiện nay coi chúng như là 3 ngành riêng rẽ.

[sửa] Giới tính


Rêu nói chung nằm ở trạng thái thể giao tử; nghĩa là, thông thường chúng là các thể giao
tử đơn bội, với cấu trúc lưỡng bội duy nhất là túi bào tử theo mùa. Kết quả là giới tính
của rêu rất khác biệt giữa nhóm này với nhóm khác. Có 2 kiểu giới tính cơ bản ở các loài
rêu:

• Rêu đơn tính khác gốc chỉ sinh ra các túi đực (cơ quan sinh sản đực) hoặc các túi
noãn (cơ quan sinh sản cái) trên một cây.
• Rêu đơn tính cùng gốc sinh ra cả túi đực lẫn túi noãn trên một cây.

Một số loài rêu có thể là đơn tính cùng hay khác gốc, phụ thuộc vào các điều kiện môi
trường, trong khi một số loài khác chỉ có một kiểu giới tính.

Thực vật có hoa


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thực vật có hoa

Hoa hoàng dương (cây áo cộc) (Liriodendron tulipifera)

Phân loại khoa học


Giới Plantae
(regnum):
(không phân Angiospermae
hạng): Lindley[1] [P.D. Cantino &
[2]
M.J. Donoghue]
Các nhánh
Amborellaceae
Nymphaeales
Austrobaileyales
Mesangiospermae

• Ceratophyllaceae
• Chloranthaceae
• Eudicotyledoneae
• Magnoliidae

• Monocotyledoneae
Tên đồng nghĩa
Anthophyta
Magnoliophyta Cronquist, Takht. & W.Zimm., 1966

Thực vật có hoa hay còn gọi là thực vật hạt kín, là một nhóm chính của thực vật.
Chúng tạo thành một trong hai nhóm thuộc thực vật có hạt (Spermatophyte). Chúng bao
phủ các hạt của mình bằng cách đưa hạt vào trong quả thực thụ. Chúng chứa các cơ quan
sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ dẫn tới
sự hình thành quả.

Trong nhóm chính kia của thực vật có hạt, được gọi là thực vật hạt trần, noãn không được
bao phủ khi thụ phấn và các hạt không ở trong quả thực thụ, mặc dù thỉnh thoảng người
ta vẫn thấy ở chúng các cơ cấu nhiều cùi thịt che phủ hạt (ví dụ chi

Sự tiến hóa của giới thực vật đã theo xu hướng thiết lập các loài thực vật với kiểu cách
phát triển cố định và phù hợp với sự thay đổi của sự sống trên mặt đất, và thực vật hạt kín
là biểu hiện cao nhất của quá trình tiến hóa này. Chúng tạo thành thảm thực vật chủ yếu
trên bề mặt Trái Đất trong kỷ nguyên hiện tại. Thực vật hạt kín được tìm thấy từ hai địa
cực tới xích đạo, khi mà sự sống của thực vật là có thể duy trì được. Chúng cũng rất phổ
biến trong các vùng nông của các con sông và các hồ nước ngọt, cũng như có ít hơn về
mặt số lượng loài trong các hồ nước mặn hay trong lòng đại dương. Tuy nhiên, các loài
thực vật hạt kín thủy sinh không phải là các dạng nguyên thủy mà được phát sinh ra từ
các dạng tổ tiên trung gian trên đất liền. Gắn liền với sự đa dạng về nơi sinh sống là sự
dao động lớn về hình thái chung và kiểu sinh trưởng. Chẳng hạn, các loại bèo tấm quen
thuộc che phủ bề mặt các ao hồ gồm có các chồi nhỏ màu xanh lục dạng "tản", gần như
không thể hiện sự phân biệt giữa các phần - thân và lá, chúng có một rễ đơn mọc theo
chiều đứng xuống dưới nước. Trong khi đó, các cây thân gỗ lớn trong rừng có thân cây,
có lẽ là sau hàng trăm năm, đã phát triển thành một hệ thống trải rộng bao gồm các cành
và nhánh, mang theo nhiều cành con hay nhánh nhỏ với hằng hà sa số lá, trong khi dưới
lòng đất thì hệ thống rễ trải rộng nhiều nhánh cũng chiếm một diện tích đất tương đương.
Giữa hai thái cực này là mọi trạng thái có thể tưởng tượng được, bao gồm các loại cây
thân thảo trên mặt đất và dưới nước, là các loại cây thân bò, mọc thẳng hay dây leo về
cách thức phát triển, cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và vừa phải và chúng có sự đa dạng hơn
nhiều so với các ngành khác của thực vật có hạt, chẳng hạn như ở thực vật hạt trần.

Thực vật không mạch


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thực vật không mạch

Lunularia cruciata, một loài rêu tản

Phân loại khoa học


Giới (regnum): Plantae
Các ngành
Thực vật không mạch đơn giản
Tảo lục
Thực vật không mạch phức tạp
Bryophyta, rêu “thật sự”
Marchantiophyta, rêu tản
Anthocerotophyta, rêu sừng

Thực vật không mạch là tên gọi chung để chỉ các nhóm thực vật (bao gồm cả tảo lục khi
coi nhóm này là thực vật) không có hệ thống mạch (xylem và phloem). Mặc dù về tổng
thể thì thực vật không mạch thiếu hệ thống các mô đặc biệt này nhưng một số loài thực
vật không mạch vẫn có các mô chuyên biệt hóa để vận chuyển nước bên trong thân cây.

Thực vật không mạch không có rễ, thân và lá, do mỗi cấu trúc này đều được xác định bởi
việc nó có chứa mô mạch hay không. Các thùy (phần thuôn tròn) của rêu tản có thể nhìn
giống như lá, nhưng chúng không phải là lá thật sự do chúng không có xylem hay
phloem. Tương tự, rêu “thật sự” và tảo cũng không có các mô này.

Các nhóm
Thuật ngữ thực vật không mạch hiện nay ít được dùng trong danh pháp khoa học. Thực
vật không mạch có thể chia thành 2 nhóm chỉ có quan hệ họ hàng xa:

• Rêu (Bryophytes) – là nhóm chứa các loài rêu, chia thành 3 nhóm nhỏ như
Bryophyta (rêu “thật sự”), Marchantiophyta (rêu tản), và Anthocerotophyta (rêu
sừng). Trong các nhóm này, thành phần chủ yếu là dạng thể giao tử đơn bội, với
phần lưỡng bội duy nhất là thể bào tử đính kèm, bao gồm cuống và túi bào tử. Do
chúng thiếu các mô truyền dẫn nước nên chúng không thể có độ phức tạp về cấu
trúc cũng như kích thước như của thực vật có mạch.
• Tảo (Algae) – đặc biệt là tảo lục. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng tảo
trên thực tế là tổ hợp của một vài nhóm sinh vật không có quan hệ họ hàng gì.
Đặc trưng chung của chúng chỉ là sinh sống dưới nước và có cơ chế quang hợp đã
bị hiểu nhầm như là chỉ thị về mối quan hệ họ hàng gần gũi. Trong số này, chỉ có
tảo lục là vẫn còn được coi như là các họ hàng gần của thực vật.

Các nhóm này đôi khi được gọi chung là "thực vật bậc thấp"; trong đó từ "bậc thấp" dùng
để chỉ tới địa vị của chúng như là các thực vật đã tiến hóa và rẽ nhánh ra sớm nhất. Tuy
nhiên, thuật ngữ thực vật "bậc thấp" là không chính xác, do nó thường hay được dùng để
bao gồm cả một phần của thực vật có mạch, như dương xỉ và các họ hàng gần của nhóm
này.

Trong quá khứ, thuật ngữ thực vật không mạch không chỉ bao gồm toàn bộ tảo mà còn
bao gồm cả nấm. HIện nay, người ta đã công nhận rằng các nhóm này không không có
quan hệ họ hàng gần với thực vật và chúng có các đặc tính sinh học rất khác biệt.

[sửa] Xem thêm

You might also like