You are on page 1of 64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH


******************

GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


TẠI CÁC BỘ MÔN Ở TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI

(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)


HÀ NỘI 2007

Chịu trách nhiệm xuất bản:


ThS. Lê Xuân Hoành (BM Công nghiệp Dược)

• Chủ biên:
ThS. Vũ Đình Hoà (BM Dược lâm sàng)
DS. Ngô Anh Ngọc (BM Hoá dược)

• Biên tập:
DS. Nguyễn Thị Mai Hương (BM Sinh hoá)
SV. Nguyễn Tuấn Anh (A3K60)
SV. Nguyễn Thị Mai (A4K60)

• Trình bày:
SV. Nguyễn Minh Anh (A2K59)
SV. Lê Ngọc Khánh (A3K60)

2
3
LỜI GIỚI THIỆU

Nghiên cứu khoa học là một truyền thống vốn có từ lâu của Trường đại học
Dược Hà Nội. Cùng với sự phát triển của nhà trường nói chung, nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu cũng
như các bộ môn. Thực tế có rất nhiều công trình nghiên cứu đã, đang và sẽ được
triển khai trong thời gian gian tới; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong
nhà trường và gắn dạy – học – NCKH với yêu cầu thực tiễn trong ngành Dược.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của các giảng viên, hoạt động
NCKH đã thu hút một số lượng lớn các sinh viên Dược tham gia. Tham gia vào hoạt
động này, sinh viên có cơ hội để trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng làm thực
nghiệm đã học qua các sách giáo trình và các bài thực tập. Bên cạnh đó, sinh viên
còn có cơ hội học thêm những kiến thức và kỹ năng mới liên quan đến các chuyên
ngành cụ thể tùy theo đề tài nghiên cứu. Và quan trọng hơn, sinh viên có thể sử
dụng các kết quả trong quá trình làm thực nghiệm để phát triển thành khoá luận tốt
nghiệp.
Tuy nhiên, có một số khó khăn khi sinh viên muốn tham gia làm thực
nghiệm khoa học: chưa biết nhiều về các bộ môn và các thầy, cô giáo; ít có cơ hội
tiếp cận với thông tin về các đề tài mà các thầy, cô ở các bộ môn đang thực hiện,…
và đặc biệt là thiếu những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể tham gia làm thực
nghiệm.
Xuất phát từ thực tế trên, Chi đoàn cán bộ - Đoàn TNCSHCM - Trường đại
học Dược Hà nội đã tổ chức biên soạn tài liệu “Giới thiệu hoạt động nghiên cứu
khoa học tại các bộ môn ở Trường đại học Dược Hà nội”. Qua tài liệu này, chúng
tôi hy vọng rằng: sinh viên sẽ tiếp cận tốt hơn với NCKH của các bộ môn. Và cũng
qua đó, mỗi bạn sinh viên có niềm đam mê NCKH có thể tìm thấy hướng nghiên
cứu và có những lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Trên cơ
sở đó, sinh viên có thể lựa chọn tốt hơn về đề tài NCKH và khoá luận tốt nghiệp

4
Dược sĩ, đồng thời đưa hoạt động NCKH trong sinh viên ở Trường đại học Dược
Hà nội có những bước phát triển mới.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự chỉ bảo, động viên,
giúp đỡ của Ban giám hiệu, phòng Quản lý khoa học cả về vật chất lẫn tinh thần; sự
ủng hộ, đóng góp ý kiến về nội dung NCKH của các bộ môn; sự ủng hộ của Đoàn
trường về nhân lực và vật lực. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những đóng
góp quý báu đó!
Do được biên soạn lần đầu, cuốn tài liệu chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô, cùng tất cả các bạn sinh viên để cuốn tài liệu này ngày càng được hoàn
thiện.

5
MỤC LỤC

Trang
LỜI GIỚI THIỆU 3

Các tác giả


PHẦN MỘT: Giới thiệu chung về Nghiên cứu khoa học của
Trường đại học Dược Hà nội 7
DS. Ngô Anh Ngọc
PHẦN HAI: Hỏi đáp về Nghiên cứu khoa học
9
SV. Nguyễn Tuấn Anh, DS. Ngô Anh Ngọc
PHẦN BA: Nghiên cứu khoa học tại các bộ môn 12
I. Bộ môn Hóa đại cương – Vô cơ
12
ThS. Lê Đình Quang
II. Bộ môn Vật lý – Hóa lý
14
DS. Lê Xuân Kỳ
III. Bộ môn Hóa hữu cơ
16
ThS. Nguyễn Trường Giang
IV. Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất
18
DS. Bùi Đình Sơn
V. Bộ môn Thực vật
20
ThS. Hoàng Văn Lâm
VI. Bộ môn Vi sinh – Sinh học
25
CN. Nguyễn Quỳnh Lê
VII. Bộ môn Hóa sinh
27
DS. Nguyễn Thị Mai Hương
VIII. Bộ môn Hóa dược
31
DS. Ngô Anh Ngọc, DS. Vũ Đức Lợi
IX. Bộ môn Dược liệu
35
DS. Nguyễn Tuấn Anh
X. Bộ môn Dược lực
49
TS. Vũ Thị Trâm
XI. Bộ môn Bào chế 41

6
DS. Phạm Bảo Tùng
XII. Bộ môn Công nghiệp Dược
45
ThS. Lê Xuân Hoành
XIII. Bộ môn Dược lâm sàng
49
ThS. Vũ Đình Hòa
XIV. Bộ môn Dược học cổ truyền
54
ThS. Hà Vân Oanh
XV. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
57
DS. Phạm Nữ Hạnh Vân

PHẦN MỘT

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CỦA TRƯỜNG ĐH DƯỢC HN

7
Cho đến nay, Trường đại học Dược Hà nội vẫn là trường đại học duy nhất
chuyên về Dược ở nước ta. Thêm nữa, trường cũng là một trong 7 cơ sở đào tạo
Dược sĩ đại học cùng với trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Học viện
Quân y, Đại học Y khoa Huế, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Thái Nguyên,
Đại học Y Thái Bình.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh việc đào tạo được một
số lượng lớn cán bộ Dược đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, Trường ĐH Dược còn có
rất nhiều thành tích trong NCKH. Từ năm 1990 đến nay, trường đã và đang thực
hiện 6 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và 53 đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Có 32 đề tài
đã được nghiệm thu, các đề tài tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực Công nghiệp
Dược, Bào chế sản xuất, Sinh dược học, Tổng hợp Hoá dược, Kháng sinh và Dược
liệu.
Kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án đã được áp dụng trong sản xuất,
được bàn giao cho các Xí nghiệp Dược phẩm để sản xuất trên quy mô lớn, đóng góp
một phần không nhỏ cho ngành Dược Việt Nam với mong muốn không còn phải
nhập thuốc chữa bệnh và nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ
cho Nhà nước. Điển hình trong số đó có các đề tài:
1. “Nghiên cứu sản xuất Ampelop từ chè dây để điều trị viêm loét dạ dày –
hành tá tràng”, của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ dùng để điều trị viêm loét dạ dày –
hành tá tràng. Quy trình đã được giao cho công ty CPDP Traphaco và hiện đang sản
xuất và bán rộng rãi trên thị trường cả nước.
2. “Nghiên cứu sản xuất thuốc tiêm điều hoà miễn dịch Aslem” của PGS.TS.
Đào Kim Chi được dùng điều trị hỗ trợ trong các trường hợp suy giảm miễn dịch ở
bệnh nhân bị ung thư gan, phổi, dạ dày. Thuốc này đã được sử dụng trong điều trị tại
Bệnh viện K, Viện lao và bệnh phổi,...
3. “Nghiên cứu sản xuất thuốc tiêm Artesunat” của PGS.TS. Đỗ Hữu Nghị
dùng để điều trị bệnh sốt rét. Công trình này đã được triển khai sản xuất tại
XNDPTW 1.

8
Định hướng NCKH của trường ĐH Dược HN phát triển theo 4 hướng cơ bản
sau:
- Nghiên cứu tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc: Nghiên cứu sử dụng, phát
triển nguồn Dược liệu, khai thác các phương thức cổ truyền, nghiên cứu bán tổng
hợp, tổng hợp Hoá dược và Sinh tổng hợp thuốc mới.
- Nghiên cứu triển khai công nghệ cao trong Bào chế – sản xuất các dạng
thuốc và mỹ phẩm, nâng cao hiệu quả điều trị và tuổi thọ của thuốc.
- Nghiên cứu ứng dụng Dược động học, Dược lâm sàng, đánh giá chất lượng
thuốc.
- Nghiên cứu đóng góp vào chiến lược phát triển ngành Dược, quản lý kinh
tế Dược, pháp chế Dược, Dược cộng đồng.
(Trích theo “45 năm Trường Đại học Dược Hà nội 1961-2006: những năm tháng
và sự kiện”).

9
PHẦN HAI

HỎI ĐÁP VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Biên tập lại từ mục Kinh nghiệm NCKH
trên Diễn đàn ĐH Dược Hà nội (www.duochanoi.com)

I. Tại sao chúng ta nghiên cứu khoa học?


1. Vì say mê, hứng thú với khoa học, có mong muốn tìm ra một điều gì đó:
Tuổi trẻ chúng ta ai cũng có hoài bão, ước mơ. Khi vào trường Dược, chắc hẳn
rất nhiều bạn trong chúng ta ấp ủ trong mình những dự định, mong muốn: làm ra
được thuốc mới, thuốc có chất lượng, có hiệu quả điều trị cao, làm ra được những
thuốc có giá cả phải chăng để giúp cho những người bệnh xung quanh chúng ta bớt
đi những phần lo lắng, bớt đi những đắn đo trong mua và sử dụng thuốc. NCKH có
thể giúp bạn hiện thực hoá một phần mong muốn đó.
Nhưng, NCKH cũng là cả một quá trình gian khổ, đòi hỏi bạn phải có một sự
quyết tâm rất lớn để vượt qua khó khăn. TS. Trần Văn Ơn (Bộ môn Thực vật) đã
từng nói “NCKH, không thành công thì cũng thành nhân!”. Có thể bạn không khám
phá ra một thứ gì, bạn không có thành công nhưng hãy tin rằng chỉ cần bước chân
vào con đường NCKH là bạn cũng đã đóng góp một phần công sức của mình cho
lĩnh vực NCKH, đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của ngành Dược Việt
Nam.
2. Vì muốn mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và xây dựng cho mình một
phương pháp làm việc có hiệu quả:
- Tham gia NCKH đồng nghĩa với việc bạn phải học nhiều, đọc nhiều về lĩnh
vực dự định sẽ nghiên cứu. Qua đó, giúp bạn hiểu sâu hơn, biết nhiều hơn.
- NCKH đòi hỏi bạn phải có tính cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại. Bạn sẽ rút ra được
nhiều điều bổ ích, giúp cho bạn rất nhiều trong công việc sau này và trong cuộc
sống.

10
- Trên hết, tham gia NCKH cũng chính là bạn học cách để tiếp cận vấn đề và
giải quyết vấn đề khoa học với sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô có kinh nghiệm.
Nhờ đó, bạn sẽ xây dựng dần dần cho mình một phương pháp làm việc hiệu quả
hơn. Nó không chỉ giúp cho bạn trong việc học tập mà còn giúp bạn có cái nhìn tốt
hơn về ngành nghề bạn đang học.
3. Làm thực nghiêm khoa học cũng chính là một bước đệm cho bảo vệ khoá
luận tốt nghiệp sau này:
NCKH là phục vụ cho nhu cầu làm khoá luận tốt nghiệp vào năm cuối nếu bạn
muốn làm một đề tài hay và có chất lượng. Khi thực hiện một đề tài NCKH, có thể
đó cũng chính là cái bạn sẽ thực hiện khi bảo vệ tốt nghiệp. Sẽ là dễ dàng và quen
thuộc hơn đối với một đề tài mà bạn đã từng tham gia, hơn là bắt đầu tất cả từ con số
không!
Và còn rất nhiều lý do khác nữa khiến bạn đến với cuộc hành trình NCKH.
Nhưng dù với bất cứ lí do nào, con đường nào thì tất cả đều cùng có một mục đích –
đó là giúp bạn trở thành một Dược sĩ có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo
đức.
II. Làm thế nào để lựa chọn được đề tài phù hợp với bản thân?
Đầu tiên là chúng ta phải xác định xem liệu chúng ta yêu thích lĩnh vực nào? Có
yêu thích thì chúng ta mới có niềm đam mê. Đó là điều rất quan trọng. Muốn xác
định được bạn phải đọc nhiều (đọc các khóa luận, các đề tài, các bài báo về nhiều
lĩnh vực), xin lời khuyên của những người đi trước, nhất là những người có kinh
nghiệm trong lĩnh vực chúng ta quan tâm. Nhưng chỉ yêu thích thôi chưa đủ, chúng
ta cần tự đánh giá năng lực bản thân xem có phù hợp không.
Sau khi đã chọn được lĩnh vực rồi thì mọi việc tiếp theo sẽ dễ dàng hơn và
thuận lợi hơn cho bạn. Điều đó sẽ tránh được tình trạng hết đi từ bộ môn này sang
bộ môn khác chỉ để có 1 đề tài tốt nghiệp và chúng ta sẽ có một cái nhìn tích cực
hơn về hoạt động NCKH.

11
Bản thân cuốn tài liệu các bạn đang đọc cũng chính là một nguồn thông tin hữu
ích. Nó có thể giúp bạn rút ngắn khoảng thời gian tiếp cận với các bộ môn, cũng như
giúp các bạn định hướng được phần nào những đề tài phù hợp với mình.
III. Làm thế nào để đăng kí tham gia NCKH ở các bộ môn?
Có hai cách để bạn đăng ký:
- Thứ nhất là liên hệ trực tiếp với bộ môn. Bạn tìm hiểu xem giảng viên nào
đang phụ trách lĩnh vực đề tài mà mình quan tâm, sau đó liên hệ với thầy cô đó để
trao đổi. Từ đó, các thầy cô sẽ đánh giá lòng nhiệt tình, khả năng cũng như mức độ
bạn có thể tham gia vào lĩnh vực NCKH do mình phụ trách hay không. Hiện tại, đây
là phương thức chủ yếu đang được áp dụng. Đó là cách trực tiếp, nhanh nhất cho bạn
để đạt được mục đích của mình.
- Tuy nhiên, nếu vẫn còn hồ nghi, không tin tưởng vào bản thân thì Đoàn
trường chính là địa chỉ dành cho bạn. Chúng tôi sẽ thu thập đơn đăng kí NCKH, liên
hệ với các bộ môn và đưa ra thảo luận vào các buổi sinh hoạt NCKH định kỳ. Từ
những thông tin và kinh nghiệm thu được, các bạn hoàn toàn có đủ tự tin để tự mình
liên hệ trực tiếp với bộ môn, chuẩn bị bắt tay vào công việc NCKH thực sự!

Chúc các bạn may mắn!

12
PHẦN BA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC BỘ MÔN

I. Bộ môn Hóa đại cương – Vô cơ


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Hóa đại cương – Vô cơ – Hóa lý được tách riêng từ năm 1971; nhưng
công nhận chính thức thành lập theo quyết định số 934/BYT-QĐ ngày 17/8/1976
của Bộ Y tế do thứ trưởng Hoàng Đình Cầu ký.
Trước đó, Hóa đại cương – Vô cơ là bộ môn đã có trong trường Y – Dược
Đông Dương từ 1930 để đào tạo Dược sĩ hạng nhất theo chương trình của Pháp.
Qua các thời kì cách mạng, bộ môn luôn gắn liền với sự tồn tại của Trường
đại học Y – Dược Hà nội; góp phần đào tạo nhiều thế hệ Dược sĩ, biên soạn nhiều bộ
giáo trình, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, thực hiện các đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và chương
trình của Nhà nước.
Các môn học bộ môn tham gia giảng dạy:

− Hóa đại cương 1, 2 (giảng cho SV năm thứ nhất).


− Chuyên đề phức chất và gốc tự do ứng dụng trong Y – Dược (giảng cho
SV năm cuối).
Số điện thoại BM: 9330528
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TSKH. Lê Thành Phước - Trưởng bộ môn.
TS. Lê Kiều Nhi - Phó trưởng bộ môn.
• PGS.TS. Phan Túy • ThS. Lê Đình Quang
• ThS. Nguyễn Nhị Hà • KTV. Nguyễn Nhật Tân

• ThS. Hoàng Thị Tuyết Nhung • KTV. Nguyễn Đức Lượng

• ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hà • KTV. Vũ Thị Huệ

13
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong 5 năm gần đây
Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
- Dự án sản xuất cấp Nhà nước: sản xuất tá dược từ tinh bột
- Đề tài cấp Bộ:
+ Các phương pháp xác định gốc tự do và các chất chống oxy hóa.
+ Chế tạo nấm men giàu Selen.
+ Nghiên cứu nâng cao chất lượng nước cất pha tiêm, bột Talc, tinh bột
dùng trong sản xuất Vitamin C.
+ Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất tinh bột Sắn dược dụng.
+ Nghiên cứu chuyển hóa methyl acetat và menton thành mentol.
Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
- Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc.
- Nghiên cứu tác dụng của phức chất sinh học và nguyên tố vi lượng.
- Nghiên cứu chuyển hóa thuốc trong cơ thể.
Một số đề tài NCKH có thể giao cho sinh viên:
- Tổng quan về phức Platin chống ung thư.
- Nghiên cứu khả năng tạo phức Curamin (có trong cây Nghệ) với các kim
loại chuyển tiếp.
- Nghiên cứu tác dụng sinh học của phức chất Molypden – Curamin theo
hướng chống ung thư.
4. Các điểm cần lưu ý cho sinh viên
Kiến thức và kỹ năng cần thiết:
- Kiến thức cơ bản: Hóa đại cương (phức chất, tính chất, các kim loại chuyển
tiếp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, độ bền phức chất), Hóa phân tích
(cách chiết xuất, hòa tan, tách…), Hóa lý, …
- Kiến thức chuyên ngành: Hoá dược, Dược lý, Dược lâm sàng, Hóa sinh,…
- Sử dụng thành thạo máy tính, phần mềm thống kê.
- Khả năng đọc và dịch tài liệu nước ngoài, tìm thông tin…

13
14
Những điểm cần lưu ý khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
- Chấp hành đầy đủ nội qui phòng thí nghiệm, bảo quản máy móc và các thiết
bị tại bộ môn.
- Quan hệ tốt với các thầy cô giáo, anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn.
Những điều thu được sau khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
- Có kiến thức vững vàng về phức chất và nguyên tố vi lượng: Cách tổng hợp
phức, định lượng phức, cách nghiên cứu tạo ra các phức chất có hoạt tính sinh học
ứng dụng làm thuốc.
- Vận dụng các nghiên cứu cơ bản tại bộ môn để triển khai nghiên cứu các đề
tài khoa học có ứng dụng thực tế trong các môn chuyên ngành.

II. Bộ môn Vật lý – Hóa lý


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Tiền thân: Bộ môn Vật lý - Toán - Hoá lý - Hoá keo.
Năm 2005: Sát nhập hai môn học Vật lý đại cương và Hoá lý thành BM Vật lý -
Hoá lý.
Các học phần giảng dạy: Vật lý đại cương, Hoá lý Dược.
Số điện thoại BM: 9330767
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng - Trưởng bộ môn.
• DS. Tạ Tùng • DS. Hoàng Văn Đức
• ThS. Nguyễn Đức Thiện • DS. Lê Thị Thu Trang
• CN. Nguyễn Anh Vũ • KTV. Vũ Thị Châm
• ThS. Trần Thị Huyền
• KTV. Vương Đức Tâm
• ThS. Võ Quốc Ánh
• KTV. Đặng Thuý Hồng
• ThS. Đặng Thị Tuyết Nhung
• KTV. Nguyễn Thị Thanh Tâm
• DS. Lê Xuân Kỳ

15
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Lĩnh vực nghiên cứu:
Nghiên cứu các phương pháp vật lý - hoá lý ứng dụng trong công nghệ Dược,
thiết kế các dạng bào chế, kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng thuốc.
Các đề tài đang thực hiện: 2 đề tài cấp Bộ
- Nghiên cứu kỹ thuật bào chế và sinh khả dụng thuốc viên chống lao hỗn hợp
Rifampicin, Isoniazid và Pyrazinamid.
- Nghiên cứu bào chế một số chế phẩm từ Gấc dùng làm thuốc và thực phẩm
chức năng.
Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
Nghiên cứu các phương pháp vật lý, hoá lý ứng dụng trong kỹ thuật bào chế và
công nghệ Dược để tạo ra các chế phẩm thuốc sản xuất trong nước đảm bảo sinh khả
dụng và độ ổn định của thuốc.
Một số đề tài nghiên cứu có thể giao cho sinh viên:
+ Nghiên cứu ứng dụng trong Dược học các phương pháp: phân tích nhiệt,
nhiễu xạ tia X, cộng hưởng từ hạt nhân, phổ Raman, ...
+ Nghiên cứu các phương pháp vật lý, hoá lý trong kỹ thuật bào chế vi nhũ
tương, hỗn dịch, các hệ tiểu phân.
+ Nghiên cứu các biện pháp làm tăng độ ổn định của thuốc.
4. Một số lưu ý đối với sinh viên
Yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần có của sinh viên:
- Có kiến thức về: Vật lý, Hoá lý, Hoá phân tích, Toán thống kê.
- Có khả năng đọc và dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
- Có kỹ năng tiến hành triển khai các thực nghiệm Vật lý, Hoá lý và Hoá phân
tích.
Kết quả thu được khi SV làm NCKH tại bộ môn:
- Bổ sung kiến thức lý thuyết và thực hành chuyên sâu. Vận dụng được các kiến
thức cơ bản của Vật lý, Hoá lý trong ngành Dược.
15
16
- Rèn luyện được kỹ năng triển khai kỹ thuật NCKH trong sản xuất các chế
phẩm thuốc.

III. Bộ môn Hóa hữu cơ


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Hóa hữu cơ được thành lập vào năm 1961. Lúc mới thành lập, bộ
môn chỉ có 3 cán bộ giảng dạy có trình độ đại học và 3 kỹ thuật viên. Đến nay, đã có
2 GS. TS (đã về hưu), 1 PGS. TS, 6 TS (4 người đã về hưu), 5 ThS và 4 kỹ thuật
viên. Từ năm 1961 đến nay, Bộ môn Hóa hữu cơ đã thực hiện và hoàn thành tốt
nhiệm vụ giảng dạy trong và sau đại học, NCKH và các hoạt động khác trong nhà
trường. Với các thành tích đã đạt được trong những năm qua, bộ môn đã được Bộ Y
tế tặng 2 bằng khen (năm 2000 và năm 2005), được Thủ tướng chính phủ tặng bằng
khen năm 2004 và Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba - năm
2007.
Các học phần bộ môn tham gia giảng dạy ở các hệ đào tạo:
• Trong đại học có 2 học phần:
- Hóa hữu cơ 1 (gồm lý thuyết Hóa hữu cơ 1 và Thực tập Hóa hữu cơ 1
– 10 bài).
- Hóa hữu cơ 2 (gồm lý thuyết Hóa hữu cơ 2 và Thực tập Hóa hữu cơ 2
– 10 bài).
• Sau đại học: môn Hóa cơ sở gồm 3 chuyên đề:
- Hóa lập thể.
- Phân tích cấu trúc các hợp chất hữu cơ.
- Liên quan giữa cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học.
Số điện thoại BM: 9330529
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Nguyễn Quang Đạt - Trưởng bộ môn.
17
TS. Đinh Thị Thanh Hải - Phó trưởng bộ môn.

18
• TS. Trần Viết Hùng (GV kiêm • ThS. Nguyễn Trường Giang.
giảng). • CN. Đặng Quốc Thuyết (GV
• TS. Nguyễn Ngọc Anh. kiêm giảng).
• ThS. Văn Thị Mỹ Huệ. • KTV. Dương Văn Diễn.
• ThS. Vũ Trần Anh. • KTV. Nguyễn Hữu Thái.
• ThS. Phạm Thị Hạnh Nguyên. • KTV. Nguyễn Thị Thanh.
• ThS. Hoàng Thu Trang. • KTV. Nguyễn Thị Thanh Hường.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính sinh học của các hợp chất hữu cơ có chứa các
dị vòng ( furan, thiazolidin, isatin, hydantoin,…).
Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
- Tiếp tục nghiên cứu tổng hợp và sàng lọc hoạt tính sinh học của một số hợp
chất dị vòng.
- Nghiên cứu ứng dụng: Nghiên cứu triển khai qui trình tổng hợp một số thuốc
chống ung thư,…
Phương pháp nghiên cứu khoa học :
- Thu thập tài liệu về dãy chất nghiên cứu.
- Vận dụng lý thuyết Hóa hữu cơ và các phương pháp thực nghiệm để thực hiện
tổng hợp các chất dự kiến.
- Xác định cấu trúc các chất tổng hợp bằng các phương pháp phổ.
- Sàng lọc hoạt tính sinh học của các chất tổng hợp được.
4. Các điểm lưu ý cho sinh viên:
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết:
- Kiến thức: Hóa hữu cơ, các phương pháp phổ, Hóa dược,…
- Kỹ năng: Thực hành tổng hợp hữu cơ và các kỹ thuật liên quan,…
Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng về tổng hợp hữu cơ, tổng hợp Hóa dược,..
- Tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học của bộ môn.
- Kiến thức thu được có thể góp17
phần học tốt các môn nghiệp vụ như: Hóa
dược, Bào chế, Dược liệu, Dược lí, Dược lâm sàng... và góp phần vào các kiến thức
chung về thuốc trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
- Chuẩn bị cho thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.

IV. Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Phân tích và Độc chất là bộ môn vừa cơ sở vừa chuyên. Hiện tại,
Bộ môn đang giảng dạy một khối lượng kiến thức rộng bao gồm nhiều môn học
trong các lĩnh vực khác nhau. Các môn học Bộ môn Phân tích và Độc chất đang
giảng dạy trong chương trình đào tạo dược sĩ đại học bao gồm: Hoá phân tích, Kiểm
nghiệm dược phẩm, Môi trường, Kiểm nghiệm độc chất.
Bộ môn có một bề dày truyền thống nghiên cứu khoa học, đã và đang thực
hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường. Hàng năm, đã có rất nhiều
nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên năm cuối đã làm luận án, luận văn và
khoá luận tốt nghiệp tại bộ môn. Đây là một điểm đến cho những ai quan tâm đến
một môi trường phân tích và kiểm nghiệm chuyên nghiệp.
Số điện thoại BM: 8241110
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
TS. Thái Nguyễn Hùng Thu – Phó hiệu trưởng, phụ trách bộ môn
• TS. Phạm Thanh Hà • TS. Vũ Đặng Hoàng (GV
• TS. Nguyễn Thị Kiều Anh (GV kiêm giảng).
kiêm giảng). • ThS. Trần Nguyên Hà
• ThS. Nguyễn Lâm Hồng
• ThS. Nguyễn Trung Hiếu • KTV. Vũ Thị Minh Huệ
• ThS. Tống Thanh Vượng • KTV. Nguyễn Quang Thắng
• CN. Vũ Tùng Lâm • KTV. Nguyễn Thị Phương
• DS. Bùi Đình Sơn Thúy

• KTV. Trịnh Minh Cương • KTV. Nguyễn Hồng Nhung


3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
- Ứng dụng các phương pháp phân tích hiện đại trong kiểm nghiệm dược phẩm,
mỹ phẩm.
- Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, chất độc, dư lượng thuốc tân dược trong
thực phẩm.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng các nguồn nước.
- Điều tra, phân tích về môi trường.
- Kiểm nghiệm độc chất.
Một số đề tài đang thực hiện:
- Điều chế 1 số chất chuẩn có nguồn gốc dược liệu.
- Đánh giá tương đương sinh học của một số chế phẩm thuốc.
- Nghiên cứu các thành phần chính của dầu gấc.
- Điều tra đánh giá tác dụng chữa bệnh của nguồn nước khoáng Thanh Thuỷ.
- Xây dựng phương pháp định lượng các Vitamin tan trong nước trong một vài
dạng thuốc và thực phẩm bổ sung bằng điện di mao quản.
Bộ môn có sự hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học và đào
tạo với một số đơn vị sau:
- Viện Kiểm nghiệm.
- Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội.
- Viện Dinh dưỡng.
4. Một số lưu ý đối với sinh viên
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết:
Công tác kiểm nghiệm có tính chất tỷ mỉ, cẩn thận. Vì vậy, sinh viên muốn
NCKH tại bộ môn ngoài năng lực tư duy còn đòi hỏi phải có lòng nhiệt tình, tính
cẩn thận, kiên nhẫn.
Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
Kiến thức và kỹ năng làm phân tích kiểm nghiệm.
19
V. Bộ môn Thực vật
1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Thực vật (Department of Botany) tiền thân là Bộ môn Thực vật –
Dược liệu (năm 1923) thuộc Trường đại học Y – Dược Đông Dương. Đến năm
1966, được tách riêng thành Bộ môn Thực vật thuộc Trường đại học Dược Hà nội.
Bộ môn là một trong những đơn vị làm công tác đào tạo và NCKH của Trường đại
học Dược Hà nội, là nơi cung cấp các kiến thức cơ sở và chuyên sâu cho chuyên
ngành Dược liệu - Thực vật - Dược học cổ truyền. Hàng năm, bộ môn tiếp nhận đào
tạo sinh viên năm thứ 2, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành
này. Các môn học đang giảng dạy trong chương trình là môn Thực vật học và nhận
biết cây thuốc (hệ đại học), Tài nguyên cây thuốc (hệ cao học) và các chuyên đề liên
quan đến phân loại, nhận thức và tài nguyên cây thuốc (đào tạo tiến sĩ).
Song song với hoạt động đào tạo, hoạt động NCKH của Bộ môn Thực vật
được duy trì thường xuyên. Hàng loạt các đề tài NCKH liên quan đến lĩnh vực
chuyên môn đã và đang được tiến hành tại các cơ sở thực nghiệm của bộ môn, bao
gồm: Phòng thí nghiệm, Vườn thực vật - Trường đại học Dược Hà nội; 4 cơ sở
nghiên cứu thực địa lớn tại:
(1) Vườn Quốc gia Ba Vì (tỉnh Hà Tây)
(2) Vườn Quốc gia Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc)
(3) huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
(4) tỉnh Hòa Bình.
Số điện thoại BM: 9330524
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
TS. Trần Văn Ơn – Phó trưởng, phụ trách bộ môn
• ThS. Hoàng Quỳnh Hoa • KTV. Đỗ Thu Hằng
• ThS. Nguyễn Quốc Huy • KTV. Phạm Mỹ Hạnh
• ThS. Vũ Vân Anh • KTV. Chu Thị Thoa
• ThS. Hoàng Văn Lâm • KTV. Lê Thị Hảo
• DS. Phạm Hà Thanh Tùng
3. Định hướng nghiên cứu khoa học của Bộ môn
Định hướng NCKH của Bộ môn Thực vật trong giai đoạn đến năm 2010,
dựa trên nhu cầu thực tế và học thuật của bộ môn, bao gồm:
Các đề tài nghiên cứu cơ bản (giả thuyết về qui luật)

 Phân loại thực vật ứng dụng với mục tiêu là cây thuốc:
- Sự cần thiết: Hiện đã có khoảng hơn 10.000 loài cây cỏ thuộc thực vật có
mạch đã được mô tả. Rất nhiều chi, họ trong số chúng được sử dụng làm thuốc. Tuy
nhiên, trong thực tế nhiều dược liệu được sử dụng lẫn lộn, ở mức chi, thậm chí mức
họ. Điều này dẫn đến chất lượng đầu vào trong sản xuất dược phẩm không ổn định,
hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của hàng hoá không cao.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài thuộc loại này có thể thực hiện thông qua việc
xác định các nhóm “có vấn đề”, thu mẫu, mô tả, phân tích, kết luận, đề xuất.
- Đề tài hiện có: Phân loại thực vật mức loài và dưới loài các chi: Stephania
(Menispermaceae), Ehretia (Boraginaceae), Gynostemma (Curcubitaceae),
Gymmema (Asclepiaceae), Phyllanthus (Euphorbiaceae).
 Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và phấn hoa các cây làm thuốc:
- Sự cần thiết: Hiện có hàng nghìn loài cây cỏ được sử dụng làm thuốc
nhưng thiếu thông tin để nhận dạng chúng dựa trên các đặc điểm vi học. Việc nghiên
cứu và xây dựng ngân hàng dữ liệu về vi học có giá trị quan trọng trong công tác
kiểm nghiệm dược liệu và dược phẩm, giám định cây thuốc, vv.
- Nội dung nghiên cứu: Thu mẫu, làm tiêu bản vi học, phân tích, chụp ảnh,
xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Đề tài hiện có: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và phấn hoa của các chi:
Stephania (Menispermaceae), Ehretia (Boraginaceae), Gynostemma
(Curcubitaceae), Gymmema (Asclepiaceae), Phyllanthus (Euphorbiaceae), các cây
có trong Vườn thực vật trường Đại học Dược Hà nội (khoảng 400 loài).
Các đề tài nghiên cứu ứng dụng (giả thuyết về giải pháp)

 Điều tra các loại cây thuốc được sử dụng trên thị trường:
- Sự cần thiết: Hiện có khoảng gần 1.000 loài cây thuốc được khai thác và
buôn bán trên thị trường, kể cả thị trường thuốc y học cổ truyền và cây thuốc sử
dụng trong công nghiệp dược. Rất nhiều loài trong số chúng được sử dụng lẫn lộn
(vô tình hay cố ý), không biết được tình trạng tạo nguồn.
- Nội dung nghiên cứu: Các hoạt động bao gồm thu thập mẫu, xác định
nguồn gốc, tên khoa học, tình trạng tạo nguồn, đánh giá, đề xuất kiến nghị và giải
pháp.
- Đề tài hiện có: Điều tra, đánh giá thị trường của thuốc tắm người Dao đỏ.

 Điều tra tài nguyên cây cỏ làm thuốc:


- Sự cần thiết: Tài nguyên cây thuốc, như đã xác định trong học thuật của bộ
môn, là một loại tài nguyên đặc biệt vì nó liên quan đến sức khoẻ con người. Do đó,
nắm chắc nguồn tài nguyên này có vai trò vô cùng to lớn trong việc hoạch định
chính sách khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài loại này có thể được thực hiện ở các cấp khác
nhau, như tộc người, cộng đồng, huyện, tỉnh, vùng sinh thái, trong đó ưu tiên các
khu vực miền núi. Nội dung nghiên cứu bao gồm điều tra đa dạng sinh học, trữ
lượng, đánh giá các giá trị, tiềm năng, vấn đề tồn tại, đề xuất giải pháp bảo tồn và
phát triển, vv.
- Đề tài hiện có: Điều tra tính đa dạng cây cỏ làm thuốc của người địa
phương tại tỉnh Hòa Bình, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mộc Châu (Sơn La).
 Tư liệu hoá tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc:
- Sự cần thiết: Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có tri thức và
kinh nghiệm sử dụng cây cỏ để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh riêng, trong đó có
thể có một số dân tộc có nền y học dân tộc riêng biệt so với nền y học cổ truyền
chính thống. Hiện mới điều tra được khoảng 40% các dân tộc này.
- Nội dung nghiên cứu: Bao gồm điều tra xã hội học, mô hình bệnh tật và các
phép chữa bệnh, hệ thống hoá lý luận (nếu có) và tín ngưỡng của người dân về bệnh
tật và phép chữa bệnh, thu thập mẫu tiêu bản, phỏng vấn tri thức sử dụng, đánh giá,
xây dựng cơ sở dữ liệu, sách cây thuốc, giải pháp bảo tồn và phát triển.
- Đề tài hiện có: Điều tra tình hình sử dụng cây cỏ làm thuốc của người địa
phương tại tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Sơn La (Mộc Châu).
Các đề tài nghiên cứu triển khai (giả thuyết về hình mẫu)

 Sàng lọc thuốc phục vụ công tác phát triển dược phẩm mới:
- Sự cần thiết: Việt Nam có tài nguyên cây thuốc phong phú, với số loài đã
được lập danh mục là 3.850, trong đó có khoảng 3.000 loài đã được xác định và mô
tả sơ bộ, 800 loài đã được mô tả, nghiên cứu khá có hệ thống. Nhu cầu phát triển
dược phẩm và sản phẩm thiên nhiên có nguồn gốc cây cỏ ngày càng tăng, không chỉ
trong nước mà còn cả trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng tri thức và kinh
nghiệm khổng lồ chưa được khám phá, trong đó chắc chắn có nhiều cây thuốc, kinh
nghiệm sử dụng có thể được áp dụng để phát triển các thuốc mới. Trong khi đó, nền
công nghiệp Dược phẩm của Việt Nam mới đáp ứng được 40% nhu cầu (tính bằng
tiền) dược phẩm trong nước, trong đó 90% nguyên liệu là nhập từ nước ngoài.
- Nội dung nghiên cứu: Các đề tài dạng này có thể được thực hiện thông qua
xác định nhu cầu thị trường, điều tra sàng lọc thông tin về sử dụng tại cộng đồng và
các tài liệu thứ cấp, sàng lọc tác dụng dược lý.
- Đề tài hiện có: Sàng lọc các cây thuốc chữa bệnh ngoài da (nấm, khuẩn),
gãy xương, sốt xuất huyết, đau răng, .... và phát triển sản phẩm từ những tri thức đó.

 Tạo nguồn dược liệu từ cây cỏ:


- Sự cần thiết: Hiện có khoảng 1.400 dược phẩm có nguồn gốc cây cỏ được
sản xuất trong nước, sử dụng khoảng 400 loài cây cỏ. Tuy nhiên, phần lớn trong số
chúng đều dựa trên nguồn nguyên liệu thu hái tự nhiên (hoặc phụ thuộc vào thị
trường Trung Quốc). Do đó, chất lượng không ổn định, sản xuất không bền vững.
Mặc dù vấn đề GAP (thực hành trồng trọt tốt) đã được WHO đề xuất và xây dựng,
nhưng trong thực tế chưa được nghiên cứu và áp dụng một cách hệ thống ở Việt
Nam. Đến năm 2010, việc áp dụng GMP trong Đông dược, bắt buộc nguồn dược
liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn GAP cho các mặt hàng dược phẩm đã được đăng ký
của mình.
- Nội dung nghiên cứu: Các đề tài dạng này có thể được thực hiện thông qua
nghiên cứu chuẩn hoá và tạo giống, xác định điều kiện sinh thái, trồng trọt, thu hái,
chế biến sau thu hoạch, chuẩn hoá dược liệu, công tác tổ chức. Đề tài thuộc loại hình
này thường liên quan đến các đề tài bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây
thuốc.
- Đề tài hiện có: Trồng trọt tốt (GAP) Diệp hạ châu (Phyllathus sp.), Mướp
rừng (Gynostemma sp), .v.v.

 Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc:
- Sự cần thiết: Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc là vấn đề
đã được xác định trong “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học”, Chiến lược phát
triển ngành Dược trong giai đoạn đến năm 2010”, cũng như là ưu tiên của nhiều
cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Mặc dù đã có tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn
tài nguyên cây thuốc”, do WHO, IUCN và WWF xây dựng nhưng trong thực tế
việc triển khai chúng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là phương pháp luận.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài loại này có thể bao gồm việc xây dựng phương
pháp luận, phương pháp và kỹ thuật mới nhằm bảo tồn cây thuốc (bảo tồn nguyên
vị, chuyển vị, trên trang trại, ngân hàng gen/hạt/mô) và bảo tồn tri thức sử dụng cây
cỏ làm thuốc.
- Đề tài hiện có: Bảo tồn và phát triển bền vững bài Thuốc tắm của người
Dao ở Sa Pa (Lào Cai).
4. Những điểm lưu ý dành cho sinh viên
• Yêu cầu kiến thức và kỹ năng :
+ Sinh viên dược đã học qua và đạt điểm khá trở lên của môn Thực vật.
+ Nhiệt tình, trung thực, có khả năng giao tiếp và tiếp xúc với cộng đồng.
+ Trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Trung) B trở lên.
+ Trình độ tin học: Biết sử dụng Microsoft Word, Microsoft Excel.
• Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn :
+ Được tiếp xúc với NCKH sớm.
+ Được tham gia khóa đào tạo NCKH hàng năm của bộ môn.
+ Được tham gia trực tiếp trong các đề tài nghiên cứu các cấp của bộ môn.
+ Được hoạt động nghiên cứu và hoàn thiện kỹ năng làm việc với cộng
đồng.
+ Được làm việc trong môi trường thân thiện với các thầy cô giáo trẻ.
+ Được bộ môn tạo điều kiện tốt nhất, độc lập cho công tác nghiên cứu.

VI. Bộ môn Vi sinh và Sinh học


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Là một bộ môn có tuổi đời gần như trẻ nhất trường, Bộ môn Vi sinh và
Sinh học được chính thức thành lập vào năm 2001. Nhiệm vụ chính của bộ môn là
giảng dạy, song hành với công tác làm thực nghiệm NCKH. Trong đó, nhiệm vụ
giảng dạy các môn cơ sở và môn chuyên ngành do nhà trường phân công theo
chương trình học của đối tượng là người học tại trường. Bên cạnh đó là mảng
NCKH, là phần vận dụng kiến thức đã được giảng dạy trên lớp, và tự học vào thực
nghiệm, kết hợp với việc tổ chức và hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, luận văn cho
các đối tượng tương ứng. Từ khi thành lập cho tới nay, bộ môn đã thực hiện một số
đề tài cấp Bộ, đề tài nghiên cứu cơ bản trên đối tượng là vi sinh vật.
Các môn học do Bộ môn giảng dạy bao gồm:
1. Sinh học đại cương
2. Vi sinh vật học
3. Ký sinh trùng học
4. Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp vi sinh.
Số điện thoại BM: 9330769
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Cao Văn Thu - Trưởng bộ môn
• ThS. Trần Trịnh Công • ThS. Võ Thu Thủy (GV kiêm
• ThS. Lê Thu Hương nhiệm).

• ThS. Nguyễn Liên • CN. Nguyễn Quỳnh Lê


Hương • KTV. Đặng Thị Phương
• ThS. Phạm Thu Nga • KTV. Nguyễn Thị Liên
• ThS. Đỗ Ngọc Quang • KTV. Nguyễn Thị Toán
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Mục tiêu nghiên cứu là các vấn đề trọng tâm xung quanh vi sinh vật.
Trong các nghiên cứu trước đây, bộ môn đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
với nội dung quan tâm là nghiên cứu chất kháng sinh từ chi xạ khuẩn Streptomyces,
phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn thuộc chi Micromonospora sinh kháng
sinh. Ngoài ra, có một đề tài nghiên cứu cơ bản về phân lập và điều tra
Streptomyces sinh kháng sinh từ đất ở Việt Nam.
Hiện nay, bộ môn đang thực hiện các đề tài nghiên cứu sau:
- Phân lập, điều tra vi sinh vật tổng hợp kháng sinh chống nấm (đề tài cấp
Bộ).
- Nghiên cứu chiết xuất và xác định cấu trúc hóa học chất kháng sinh do
Streptomyces 15.29 (đề tài cấp Bộ);
- Phân lập và nghiên cứu khả năng sinh độc tố của một số nấm mốc trên một
số vị thuốc đông dược của Việt Nam (đề tài cấp Bộ).
Định hướng nghiên cứu của bộ môn:
- Tiếp tục nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất kháng sinh và cải tạo
giống các sinh vật sinh kháng sinh.
- Tìm hiểu sâu hơn về vi nấm học: độc tố của nấm (Mycotoxin), hóa trị
liệu kháng nấm.
- Các vấn đề về vi khuẩn kháng thuốc bệnh viện và các bệnh về ký sinh
trùng.
- Phát triển công nghệ sinh học trong dược học, các nghiên cứu sinh học
phân tử và công nghệ di truyền trong sản xuất hoạt chất mong muốn.
Phương pháp nghiên cứu khoa 26
học:
Sử dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học,
công nghệ sinh học, hóa học và dược học.
Ngoài kết hợp với các bộ môn trong trường, trong công tác đào tạo và thực
nghiệm khoa học, bộ môn còn hợp tác với các đơn vị bên ngoài, như:
- Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

- Viện Công nghiệp thực phẩm.

- Viện Kiểm nghiệm.

- Viện Vệ sinh dịch tễ T. W.


4. Lưu ý đối với sinh viên
• Yêu cầu kiến thức và kỹ năng :
Chăm chỉ, trung thực và sáng tạo.
• Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn :
Sau khi nghiên cứu tại bộ môn, học viên sẽ nắm vững và ứng dụng thành
thạo các nội dung :
o Kiến thức chung:

− Các kỹ thuật, thao tác cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật.
− Phương pháp nghiên cứu được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu về vi
sinh vật.
o Kiến thức chuyên sâu :
− Các phương pháp phân lập, phân loại và nghiên cứu khả năng sinh kháng
sinh từ xạ khuẩn.
− Các phương pháp phân loại nấm mốc và định lượng các sản phẩm trao
đổi chất của nấm mốc.

− Các phương pháp kiểm định bằng vi sinh vật.

VII. Bộ môn Hoá sinh


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Hoá sinh hiện nay có tiền thân là Bộ môn Sinh hoá - Trường đại
học Y - Dược và được thành lập chính thức từ năm 1961. Bộ môn có nhiệm vụ giảng
dạy môn Hoá sinh dược cho hệ đào tạo đại học và môn Y sinh học phân tử cho hệ
đào tạo thạc sĩ và chuyên khoa.
Hoá sinh được hình thành bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của các môn
Hoá học và Sinh học từ cuối thế kỉ XIX. Kể từ đó, hàng loạt những phát minh trong
Hoá sinh ra đời đã đóng góp rất lớn cho đời sống con người cũng như cho ngành
Sinh học. Hiện nay, Sinh học đang tiến mạnh đến thời kỳ Sinh học phân tử. Hoá sinh
giữ vai trò là công cụ quan trọng trong sự phát triển của Sinh học phân tử cùng với
Di truyền học và Vi khuẩn học.
Vai trò, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của Hoá sinh rất rộng, bao gồm
phạm vi Y dược học, Di truyền học, Dược lý học và lĩnh vực dinh dưỡng. Hoá sinh
góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu sâu xa nguyên nhân bệnh tật, chẩn đoán,
theo dõi bệnh tật, tìm hiểu cơ chế tác dụng của thuốc và xây dựng khẩu phần ăn hợp
lý. Trong công tác đào tạo dược sĩ đa khoa, Hoá sinh là môn cơ sở cung cấp những
kiến thức cần thiết để tìm hiểu các môn nghiệp vụ như: Bào chế, Dược lý, Hoá dược,
Dược liệu, Dược lâm sàng,... để sinh viên có đủ kiến thức hiểu sâu và nghiên cứu
sâu hơn các lĩnh vực trên. Hoá sinh còn là môn nghiệp vụ để nghiên cứu và phát
triển các kỹ thuật xét nghiệm hoá sinh lâm sàng ở bệnh viện.
Trong thời kì hiện nay, công nghệ sinh học phát triển như vũ bão trên toàn
cầu mà một trong những kết quả của sự phát triển đó là đã tạo ra nhiều loại thuốc và
các chế phẩm sinh học có hoạt tính cao, giá thành lại hạ. Đây là phương hướng mà
ngành Dược, trong đó có Bộ môn Sinh hoá đang nghiên cứu và phát triển. Phương
hướng này cũng đã được Đảng và Chính phủ đề ra trong chương trình công nghệ
sinh học cần phát triển của thế kỉ này.
Số điện thoại BM: 9330532
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng bộ môn
• PGS.TS. Phạm Quang Tùng • ThS. Đào Thị Mai Anh
• TS. Nguyễn Văn Rư • DS. Nguyễn Thị Mai Hương
• ThS. Đỗ Hồng Quảng • KTV. Phạm Bích Du
• ThS. Phùng Thanh Hương • KTV. Phạm Thị Kim Thoa
• ThS. Lê Thị Diễm Hồng • KTV. Vũ Thị Thanh Thuý
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
- Nghiên cứu receptor tế bào và chuyển hoá thuốc.
- Nghiên cứu về chuyển hoá lipid và bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hoá
lipid.
- Nghiên cứu về sinh học phân tử bệnh ung thư.
- Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm thuốc có hoạt tính sinh học dùng làm
thuốc có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu sẵn có trong nước (các protease, các
amylase, các dược liệu có hoạt tính để làm thuốc tăng cường tiêu hoá, chữa viêm,
chống phù nề,…).
- Đề tài: “Nâng cao độ bền và hiệu quả sử dụng α -chymotrypsin để cải tiến
quy trình sản xuất viên này ở Việt Nam” đang được triển khai.
- Nghiên cứu thuốc chống viêm và enzym chống viêm.
- Nghiên cứu các dược liệu có tác dụng điều trị Đái tháo đường ở Việt Nam.
Các đề tài đang được tiến hành :
Enzym:
- Chiết tách các protease (Ficin, Bromelain, Papain, Trypsin, Lipase,
Amylase) thành các chế phẩm làm thuốc.
- Nghiên cứu tinh chế và nâng cao độ bền của một số enzym làm thuốc
(papain, α -chymotrypsin, bromelain) bằng phương pháp hoá sinh.
- Tìm hiểu và phát triển các enzym làm thuốc (alteplase, streptokinase…), đặc
biệt bằng phương pháp tái tổ hợp và hoàn thiện cấu trúc sau dịch mã.
- Ứng dụng của công nghệ enzym đối với các chế phẩm có nguồn gốc lipid và
glucid:
+ Nghiên cứu các con đường chuyển hoá lipid khác (ngoài con đường
chuyển hoá β - oxy hoá) như là con đường α -oxy hoá và ω -oxy hoá.
+ Tạo các chế phẩm saccarid có chức năng sinh học quan trọng
(Glucosamin,…) để làm thực phẩm chức năng và làm thuốc.
Protein: Glycosyl hoá và pepsyl hoá sau dịch mã để tối ưu hoá chức năng của
enzym. 29
Hoá sinh về chuyển hoá Glucid và bệnh Đái tháo đường:
- Sàng lọc các dược liệu có tác dụng hạ glucose huyết.
- Phân lập các hợp chất thiên nhiên có tác dụng hạ glucose huyết.
- Nghiên cứu tác dụng của các dược liệu trên các yếu tố của chuyển hoá
Glucid.
- Tác dụng của hệ chất thứ sinh đối với enzym chuyển hoá Glucid.
Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
- Tiếp tục nghiên cứu hoá sinh dược lý các hợp chất
có hoạt tính sinh học.
- Ứng dụng của Sinh học phân tử và Công nghệ sinh
học trong ngành Dược.
- Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế sinh học phân tử (cơ
chế gen) tác dụng của thuốc (hướng lâu dài).
- Nghiên cứu tạo các chế phẩm mới làm thuốc.
Phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu trong ống nghiệm và trên súc vật thí
nghiệm (in vitro và in vivo)
- Sử dụng các kỹ thuật ổn định và các kỹ thuật cao (triển khai trong thời gian
tới).
4. Các điểm lưu ý cho sinh viên
• Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng:
Kiến thức cơ bản về Hoá sinh
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh (B, C), có khả năng đọc hiểu các tài liệu
chuyên môn Hoá sinh bằng tiếng Anh.
Kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm.
Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo.
Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
- Phương pháp làm việc như: cách tiếp cận và giải quyết vấn đề chuyên môn.
- Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tham gia nghiên cứu.
- Phát triển từ đề tài thực nghiệm thành đề tài khoá luận tốt nghiệp, báo cáo
chuyên đề hoặc hội nghị khoa học.
- Rèn luyện được nhiều kỹ năng khác cho nghề nghiệp tương lai: kỹ năng
đọc dịch và tập hợp thông tin, kỹ năng viết một báo cáo khoa học, kỹ năng trình bày,
giao tiếp…

VIII. Bộ môn Hóa dược


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Hoá dược được thành lập từ năm 1955, là một trong những bộ môn
được thành lập sớm nhất trường. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, bộ
môn Hoá được đã có nhiều đóng góp cho công tác đào tạo và NCKH của Trường đại
học Dược Hà nội, cũng như sự phát triển của ngành Dược nói chung.
Trong đó, Hoá dược là một môn khoa học đan xen giữa Hoá học và Dược
lý, liên quan đến:
- Thiết kế, tổng hợp và phát triển các dạng bào chế thuốc.
- Xác định, tổng hợp và phát triển các hoạt chất mới phù hợp với mục đích
điều trị.
- Nghiên cứu các thuốc hiện có về đặc tính sinh học và mối liên quan giữa
cấu trúc và tác dụng.
Hoá dược cũng liên quan đến học thuật của nhiều môn học khác: Hoá hữu
cơ, Hoá sinh, Hoá điện toán, Hoá hợp chất tự nhiên, Dược lý, Sinh học phân tử,
Toán thống kê và Hoá lý.
Bộ môn hiện nay chịu trách nhiệm giảng dạy các môn:
- Hóa dược – Dược lí 2 cho hệ Dược sĩ trung cấp.
- Hóa dược cho hệ Dược sĩ đại học

- Chuyên đề cho học viên sau đại học:


+ Hóa trị liệu: Thuốc virus và chống ung thư.
+ Phân tích, kiểm nghiệm thuốc dựa vào nhóm chức.
Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, bộ môn còn tham gia và thực hiện nhiều để
tài NCKH các cấp.
Số điện thoại BM: 9330531
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Trần Đức Hậu – Phó trưởng, phụ trách bộ môn.
PGS.TS. Thái Duy Thìn - Phó trưởng bộ môn
• TS. Nguyễn Hải Nam • ThS. Nguyễn Tường Vy (GV
• ThS. Đào Thị Kim Oanh kiêm nhiệm)

• DS. Ngô Anh Ngọc • ThS. Phan Thị Phương Dung

• DS. Vũ Đức Lợi (GV kiêm nhiệm)


• ThS. Trần Thị Lan Hương • KTV. Trần Quốc Trung
(GV kiêm nhiệm) • KTV. Đỗ Thị Mai Hương
• KTV. Phạm Thị Hoa • KTV. Nguyễn Thị Ngọc Hồi
3. Nghiên cứu khoa học ở bộ môn
Hướng nghiên cứu:
Kiểm nghiệm:
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích trong kiểm nghiệm thành
phẩm và nguyên liệu làm thuốc.
- Triển khai các quy trình kiểm nghiệm thuốc.
Tổng hợp Hoá dược:
- Tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học tiềm năng sử dụng làm thuốc điều
trị ung thư, kháng khuẩn, chống nấm, chống viêm,….
- Triển khai các quy trình tổng hợp nguyên liệu làm thuốc.
Hợp chất thiên nhiên:
- Nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học từ cây cỏ Việt Nam.
Các đề tài đang thực hiện:
- Nghiên cứu triển khai quy trình tổng hợp thuốc điều trị phì đại tuyến tiền
liệt finasterid.
- Phân lập chất ức chế NF-kB từ một số cây thuốc Việt Nam.
- Nghiên cứu phân lập và xác định hàm lượng resveratrol trong Cốt khí củ.
- Nghiên cứu định lượng một số nguyên liệu và chế phẩm làm thuốc bằng
phương pháp HPLC.
- Nghiên cứu định lượng một số nguyên liệu và thành phẩm thuốc bằng
phương pháp đo phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến (UV – VIS).
- Nghiên cứu phương pháp chiết đo quang ứng dụng trong kiểm nghiệm
thuốc.
Phương pháp nghiên cứu:
 Kiểm nghiệm:

 Nghiên cứu định lượng bằng HPLC cần trải qua các bước:
+ Phân tích các tính chất lý hoá của chất cần phân tích.
+ Chọn pha tĩnh, pha động và detector thích hợp.
+ Quét phổ hấp thụ vùng UV – VIS để tìm bước sóng hấp thụ cực đại của
chất.
+ Dùng máy đo pH để điều chỉnh pH của dung dịch đệm (nếu có).
+ Chạy trên máy HPLC và tìm tỷ lệ dung môi, tốc độ dòng,... để cho sắc ký
đồ tốt nhất.
+ Chạy máy HPLC để thu được sắc ký đồ của chất thử và chất chuẩn.
+ Căn cứ vào sắc ký đồ và thư viện phổ để định tính, định lượng chất.
+ Đánh giá phương pháp.
 Tổng hợp Hoá dược

 Thực hiện phản ứng tổng hợp:


+ Lựa chọn phương pháp tổng hợp.
+ Khảo sát các điều kiện của phản ứng để tìm ra các điều kiện cho hiệu suất
tổng hợp cao nhất.
+ Kết quả của phản ứng được kiểm tra nhanh bằng sắc ký lớp mỏng (so sánh
sự khác nhau của Rf của sản phẩm với nguyên liệu ban đầu), bằng phổ hồng ngoại
(sự thay đổi của các nhóm chức), sau đó khẳng định lại bằng phổ khối, phổ cộng
hưởng từ hạt nhân (1H và 13C NMR) cùng các phân tích phổ hiện đại khác khi cần
thiết.

 Tinh chế sản phẩm:


+ Loại màu có thể tiến hành bằng sử dụng than hoạt.
+ Tinh chế sản phẩm sẽ được tiến hành bằng các phương pháp kết tinh từ
các dung môi/hệ dung môi thích hợp hoặc bằng phương pháp sắc ký cột silica gel
khi cần thiết.

 Kiểm tra độ tinh khiết:


Độ tinh khiết được sơ bộ kiểm tra bằng TLC. Các chất quan trọng có thể
kiểm tra độ tinh khiết bằng HPLC.
 Xác định cấu trúc:
Các phương pháp phổ như IR, MS, NMR (1H và 13C) sẽ được sử dụng để
khẳng định cấu trúc của các chất tổng hợp. Các dữ liệu phổ sẽ được so sánh với các
dữ liệu trong các tài liệu đã công bố chính thức (nếu có).
Ví dụ một số đề tài có thể giao cho sinh viên:
- Bán tổng hợp và thử hoạt tính sinh học một số dẫn chất ...
- Xây dựng phương pháp định lượng ... bằng phương pháp HPLC, phổ
UV-VIS, định lượng trong môi trường khan.
- Phân lập và xác định hàm lượng ... trong rễ, thân, lá cây ...
4. Một số điểm lưu ý đối với sinh viên
Yêu cầu
- Say mê, yêu thích nghiên cứu khoa học, đặc biệt là lĩnh vực Hoá dược.
- Chăm chỉ, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm.
- Nắm vững các kiến thức về: Hoá hữu cơ, Hoá dược, Kiểm nghiệm, Dược
liệu, ....
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định của bộ môn.
- Điểm trung bình ≥ 7,0.
Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
- Kiến thức:
+ Mối liên quan giữa cấu trúc hóa học đến độ tan, độ ổn định, tác dụng sinh
học, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ các hoạt chất.
+ Các phương pháp phân tích phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến (UV – VIS),
phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và ứng
dụng của chúng trong xác định cấu trúc phân tử.
+ Các nguyên tắc định lượng của phương pháp acid – base, đo quang, sắc
kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)... và ứng dụng của chúng khi định lượng các thuốc cụ
thể.
+ Cách lựa chọn dung môi pha động, phân lập và tách các chất tinh khiết có
nguồn gốc dược liệu.
+ Quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc.
- Kỹ năng:
+ Chạy HPLC và phân tích kết quả định lượng.
+ Thực hiện phản ứng tổng hợp, làm sắc kí lớp mỏng (TLC), kết tinh và kết
tinh lại, sắc kí cột...
+ Đọc và phân tích phổ trong xác định cấu trúc phân tử.
+ Trình bày vấn đề một cách khoa học khi tham gia vào các buổi sinh hoạt
nhóm.
- Có thể sử dụng các kết quả trong quá trình thực nghiệm khoa học tại bộ
môn để báo cáo tại Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ hoặc phát triển thành các
khóa luận tốt nghiệp.

IX. Bộ môn Dược liệu


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Dược liệu là một trong những bộ môn chính của trường Y Dược
khoa Đông Dương. Do đó, môn Dược liệu học là một môn học có lịch sử lâu đời.
Bộ môn Dược liệu phát triển ngày càng lớn mạnh theo sự phát triển chung
của nhà trường. Từ năm 1967 đến 1971, Bộ môn Dược liệu đã phát triển thành khoa
Dược liệu gồm 3 bộ môn: Bộ môn nuôi trồng Dược liệu, Bộ môn chế biến Dược liệu
và Bộ môn Kiểm nghiệm Dược liệu. Cuối năm 1971, 3 bộ môn nói trên lại sát nhập
thành Bộ môn Dược liệu gồm 3 tổ: tổ nuôi trồng Dược liệu, tổ chế biến Dược liệu và
tổ kiểm nghiệm Dược liệu. Năm 1993, tổ chế biến Dược liệu được tách thành tổ
môn Dược học cổ truyền và hiện nay là Bộ môn Dược học cổ truyền. Bộ môn Dược
liệu không chia thành 2 tổ nữa.
Bộ môn Dược liệu có nhiệm vụ:
+ Giảng dạy:
- Giảng dạy cho các lớp Dược sĩ đại học hệ chính quy và hệ chuyên tu.
- Giảng dạy cho các lớp Dược sĩ trung học và kỹ thuật viên trung học.
- Giảng dạy cho các lớp chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 chuyên ngành
Dược liệu - Dược học cổ truyền.
- Giảng dạy cho các lớp cao học và nghiên cứu sinh trong trường và ngoài
trường.
+ NCKH.
+ Tham gia mọi hoạt động của nhà trường.
Số điện thoại BM: 9330236
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
TS. Nguyễn Viết Thân – Phó trưởng, phụ trách bộ môn.
• DS. Hồ Trung Chiến • ThS. Nguyễn Quỳnh Chi
• TS. Nguyễn Thu Hằng • DS. Phạm Tuấn Anh

• TS. Đỗ Quyên • DS. Thân Thị Kiều My

• ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn • KTV. Doãn Thị Thu Thuỷ

• ThS. Nguyễn Bích Hằng • KTV. Nguyễn Văn Hoà

(GV kiêm nhiệm) • KTV. Lê Trọng Hoàng

• ThS. Vũ Xuân Giang (GV • KTV. Nguyễn Đức Hạnh


kiêm nhiệm)
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Các đề tài đã và đang được thực hiện:
- Công tác NCKH của bộ môn được triển khai rất sớm. Nhiều công trình
NCKH đã được công bố trên các tạp chí khoa học.
- Sản xuất thuốc viên Neriolin từ lá Trúc đào do GS. TS. Đỗ Tất Lợi chủ
trì.
- Chế Menthol từ tinh dầu Bạc hà; chế Terfoin từ tinh dầu Thông.
- Nuôi rắn, trồng Canhkina ở Ba Vì.
- Nghiên cứu một số dược liệu làm thuốc hạ Cholesterol máu - đề tài
nhánh cấp nhà nước đã nghiệm thu năm 2005.
- Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước: Hoàn thiện quy trình công
nghệ sản xuất thuốc Ampelop làm thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng đã
nghiệm thu năm 2005 đạt loại xuất sắc.
- Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước: Hoàn thiện quy trình công
nghệ sản xuất viên nang Uphamorin từ rễ thân cây Nhàu làm thuốc tăng cường miễn
dịch đã nghiệm thu năm 2005 đạt loại khá.
- Đề tài cấp Bộ: “ Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng dược liệu
trên thị trường Việt Nam hiện nay” đã nghiệm thu năm 2007.
- Một số cán bộ trong bộ môn tham gia đề tài nghiên cứu của Sở khoa học
công nghệ tỉnh Ninh Thuận: “Nghiên cứu loài Sa nhân làm thuốc ở một số xã miền
núi tỉnh Ninh Thuận”.
- Điều tra cây thuốc, bài thuốc của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh
Thuận.
- Một số chế phẩm được phép sản xuất phục vụ xã hội, bàn giao cho công
ty CP Traphaco:
Thuốc Ampelop chữa viêm loét dạ dày – tá tràng.
Thuốc Embin tẩy sán.
Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
Nghiên cứu phát triển các thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu:
- Thuốc điều trị bỏng (Lô hội) - đề tài kết hợp với viện Quân Y 108
- Chè dây điều trị viêm loét dạ dày
- Giảo cổ lam hạ đường huyết, hạ lipid máu
- Viên nang chứa dịch chiết từ trái Nhàu chữa bệnh Đái tháo đường.
Nghiên cứu các dược liệu có tác dụng chống oxy hoá: Các loại Tầm gửi
(trên cây Mít, Nghiến, Hồng…)…
Nghiên cứu chiết xuất hoạt chất làm chất chuẩn:
- Isoflavonoid từ các cây họ Đậu
- Neriolin từ cây Trúc đào
- Conesin từ cây Mức hoa trắng
- Securinin từ cây Bỏng nổ
Nghiên cứu tinh dầu: Nghiên cứu các loại tinh dầu từ cây Hồi, Quế, Xá
xị…
Nghiên cứu kiểm nghiệm các vị dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển: ví dụ
như các dược liệu chứa tinh dầu, alcaloid,…
Điều tra dược liệu ở một số tỉnh (Ninh Thuận, Hà Tĩnh…) và kinh nghiệm
sử dụng thuốc của một số dân tộc (dân tộc Mông – Hà Tĩnh, dân tộc Kh’me,…).
Phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu về vi học: dùng kính hiển vi quang học phân tích các đặc điểm
vi phẫu, đặc điểm bột dược liệu phục vụ công tác tiêu chuẩn hoá dược liệu.
- Nghiên cứu về thành phần hoá học cây thuốc. Dùng các phản ứng định tính
xác định sơ bộ các nhóm chất; định tính bằng sắc ký lớp mỏng; tách các chất tinh
khiết bằng cột sắc ký; xác định cấu trúc bằng các loại phổ MS, NMR, …
- Nghiên cứu tác dụng dược lý (thử in vivo): thử độc tính cấp, tác dụng
chống viêm, tác dụng chống oxy hóa, tác dụng hạ đường huyết,… trên động vật thí
nghiệm (kết hợp với Bộ môn Dược lý, Viện Dược liệu,…).
- Nghiên cứu về nuôi trồng, chiết xuất, bào chế ra các dạng chế phẩm hiện
đại từ dược liệu (kết hợp với Bộ môn Thực vật, Bào chế, Công nghiệp dược)…
Một số ví dụ về các đề tài NCKH có thể giao cho sinh viên:
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm vị thuốc Hà thủ ô trắng.
- Nghiên cứu thành phần hoá học vỏ thân Vọng cách Premna corymbosa họ
Verbenaceae.
- Nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây “ Tam thất
Gừng” ở miền núi Nghệ An.
4. Các điểm cần lưu ý cho sinh viên
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Mọi sinh viên Trường đại học Dược từ năm thứ 3 có ham muốn học hỏi,
thích NCKH, bố trí được thời gian đều có thể được làm NCKH tại bộ môn.
Những điều thu được khi sinh viên làm NCKH tại bộ môn:
- Làm việc, rèn luyện kỹ năng trên các phương tiện nghiên cứu máy móc
chuyên ngành (kính hiển vi, máy sắc ký lớp mỏng). Đặc biệt thích hợp với sinh viên
yêu thiên nhiên, thích khám phá, làm việc say mê.
- Được trang bị phương pháp luận làm quen với sự phong phú và nét đẹp
tiềm ẩn của thiên nhiên.

X. Bộ môn Dược lực


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Dược lực, tiền thân là Bộ môn Dược lý, được đổi tên theo quyết
định 934/BYT-QĐ ngày 17/8/1976 của Bộ Y tế. Từ khi thành lập đến nay, bộ môn
luôn là bộ môn ghép, phải giảng dạy nhiều môn học khác nhau. Hiện nay, bộ môn
đảm nhiệm 2 môn học là Dược lý và Sinh lý.
Dược lý học là môn học nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa thuốc và cơ
thể sống. Nó được chia làm hai phần: Dược động học (nghiên cứu sự tiếp nhận của
cơ thể đối với thuốc gồm các quá trình: hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ) và
Dược lực học (nghiên cứu sự tác động của thuốc đối với cơ thể). Đây là môn học
trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuốc gồm các lĩnh vực: Dược
động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, các chỉ định và
chống chỉ định. Trên cơ sở hiểu biết này, các thầy thuốc có thể sử dụng và hướng
dẫn sử dụng thuốc được hiệu quả, hợp lý và an toàn.
Sinh lý học là môn học nghiên cứu về các hoạt động chức năng và điều hòa
chức năng các cơ quan và hệ thống các cơ quan của cơ thể sống. Là môn học cơ sở
quan trọng góp phần cho giải thích và phát hiện các rối loạn chức năng của cơ thể và
giúp cho việc sử dụng thuốc hiệu quả hơn. Ngoài việc giảng dạy đào tạo sinh viên
đại học, bộ môn đã tham gia giảng dạy sau đại học cho nghiên cứu sinh, cao học
chuyên khoa I, II; tham gia nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và cơ sở,...
Số điện thoại BM: 9330768
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
TS. Vũ Thị Trâm - Trưởng bộ môn.
• TS. Nguyễn Xuân Trường • ThS. Lê Phan Tuấn (GV
• ThS. Nguyễn Thị Hiền kiêm nhiệm)
• ThS. Đào Thị Vui • ThS. Đinh Bích Thủy (GV
• ThS. Dương Thị Ly Hương kiêm nhiệm)
• ThS. Đỗ Thị Nguyệt Quế • KTV. Đinh Đại Độ
• ThS. Nguyễn Thùy Dương • KTV. Nguyễn Thị Thủy
• ThS. Nguyễn Hoàng Anh • KTV. Đinh Thị Kiều Giang
• BS. Nguyễn Thị Phương Lan • KTV. Cao Thị Cẩm Vân
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Bộ môn đã tham gia 4 đề tài cấp Nhà nước, chủ trì và tham gia 4 đề tài cấp
Bộ và nhiều đề tài cấp cơ sở và hiện đang tiếp tục tham gia một đề tài cấp Nhà nước;
hướng dẫn học viên cao học và nhiều sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp và thực
nghiệm khoa học. Dưới đây là một số lĩnh vực và các đề tài đã thực hiện gần đây và
đang tiếp tục tiến hành có sinh viên tham gia nghiên cứu:
Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
- Đánh giá độ an toàn của thuốc: độc tính cấp, độc tính bán trường diễn.
- Nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý của thuốc mới trên động vật thực
nghiệm: chống viêm, giảm đau, hạ sốt, hạ acid uric máu, chống loét dạ dày - tá
tràng, chống tăng đường huyết, tác dụng trên tim mạch và huyết áp, tác dụng tăng
cường thể lực, tác dụng an thần gây ngủ,...
- Nghiên cứu tổng quan về các mô hình nghiên cứu dược lý và các chỉ số
sinh lý của động vật thực nghiệm.
Các đề tài đã và đang nghiên cứu:
- Nghiên cứu tác dụng hạ acid uric máu và tính an toàn của bài thuốc
GUTICAP.
- Nghiên cứu thuốc chống virus H5N1 từ nguyên liệu trong nước.
- Nghiên cứu tác dụng tăng cường thể lực, tác dụng hạ đường huyết và tác
dụng chống loét dạ dày của Sâm báo.
- Nghiên cứu tác dụng trên sinh sản của Thỏ ty tử, Bá bệnh, Dâm dương
hoắc,...
4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên
Yêu cầu:
- Nghiêm túc trong NCKH.
- Có kiến thức về môn Dược lý, có kỹ năng tra cứu tài liệu.
- Tuân thủ đầy đủ nội qui phòng thí nghiệm và các chỉ dẫn của thầy cô
hướng dẫn và các cán bộ của bộ môn.
Những điều sinh viên thu được khi làm NCKH tại bộ môn:
- Được trang bị phương pháp luận trong NCKH. Có hiểu biết ban đầu về
NCKH. Biết cách trình bày một đề tài khoa học.
- Nâng cao khả năng tra cứu, tổng hợp tài liệu và dịch thuật tài liệu chuyên
môn về Dược lý.
- Biết một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu Dược lý.

XI. Bộ môn Bào chế


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Bào chế được thành lập năm 1955 tiền thân là Bộ môn Hoá sinh -
Bào chế thuộc Trường đại học Y - Dược Đông Dương.
Nội dung giảng dạy của bộ môn bao gồm:
- Bào chế cho Dược sĩ trung cấp.
- Kỹ thuật Bào chế và Sinh dược học các dạng thuốc cho hệ đào tạo Dược
sĩ đại học.
- Bào chế hiện đại cho đào tạo cao học chuyên ngành Công nghệ dược
phẩm và Bào chế.
- Đào tạo tiến sĩ dược học chuyên ngành Bào chế: phương hướng nghiên
cứu của bộ môn tập trung vào thiết kế công thức, quy trình bào chế các dạng thuốc
để đưa ra các chế phẩm thuốc có chất lượng theo quan điểm Sinh dược học bào chế
và Bào chế học hiện đại.
Số điện thoại BM: 8264990
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
GS.TS Võ Xuân Minh – Trưởng bộ môn.
PGS.TS Nguyễn Văn Long – Phó trưởng bộ môn.
TS. Nguyễn Đăng Hòa – Phó hiệu trưởng, phó trưởng bộ môn.
• TS. Phạm Thị Minh Huệ • DS. Phạm Bảo Tùng
• TS. Nguyễn Trần Linh • DS. Dương Thị Hồng Ánh
• ThS. Nguyễn Thị Mai Anh • KTV. Nguyễn Thị Phương
• ThS. Vũ Thị Thu Giang Thảo

• DS. Đinh Thùy Dương • KTV. Mai Khắc Cường

• DS. Nguyễn Quỳnh Hoa • KTV. Lưu Hồng Vân


• KTV. Nguyễn Thị Yên
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
NCKH của Bộ môn Bào Chế về căn bản dựa trên các phần của môn học:
- Nghiên cứu liên quan đến dạng thuốc dung dịch: Chủ yếu là các nghiên
cứu xây dựng công thức và độ ổn định của các dạng thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt.
Ngoài ra còn có nghiên cứu dạng thuốc tiêm đông khô cũng là một thế mạnh của bộ
môn.
Cán bộ phụ trách: PGS. TS. Nguyễn Văn Long, TS. Nguyễn Đăng Hòa.
- Nghiên cứu liên quan đến dạng thuốc hệ phân tán: Nghiên cứu về các dạng
thuốc mỡ, kem, gel, hỗn dịch nhũ tương, thuốc đạn. Trước đây việc nghiên cứu các
thuốc này còn hạn chế do thiếu các thiết bị đánh giá, gần đây bộ môn được trang bị
một số thiết bị hiện đại nên sắp tới sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu về các dạng thuốc
giải phóng qua da, mỹ phẩm, thuốc đạn.
Cán bộ phụ trách: PGS. TS. Nguyễn Văn Long, ThS. Vũ Thị Thu Giang.
- Nghiên cứu liên quan đến dạng thuốc rắn: Bao gồm rất nhiều đề tài, nhiều
nhất là các nghiên cứu đến dạng thuốc kéo dài (dạng hạt, cốt, pellet, viên nén, viên
nang,...), hoặc các dạng thuốc giải phóng nhanh, mới đây là những nghiên cứu về
các dạng thuốc mới: như dạng thuốc giải phóng theo nhịp.
Cán bộ phụ trách: GS. TS. Võ Xuân Minh, TS. Nguyễn Đăng Hòa, TS.
Phạm Thị Minh Huệ, TS. Nguyễn Trần Linh.
Mặc dù có định hướng nhưng nhiều nghiên cứu của bộ môn là sự kết hợp
giữa các phần, không bị bó hẹp ở một nội dung nào cả.
Các đề tài chính đang được nghiên cứu:
Hiện bộ môn Bào Chế đang thực hiện 4 đề tài cấp Bộ bao gồm:
- Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm43
đông khô alpha-chymotrypsin: Chủ nhiệm
đề tài PGS.TS. Nguyễn Văn Long.
- Nghiên cứu bào chế viên Paracetamol giải phóng nhanh: Chủ nhiệm đề
tài: TS. Nguyễn Đăng Hòa.
- Nghiên cứu bào chế viên nén Cephadroxil tác dụng nhanh: Chủ nhiệm đề
tài: TS. Nguyễn Trần Linh.
- Nghiên cứu bào chế viên nén Acyclovir tác dụng kéo dài: Chủ nhiệm đề
tài: TS. Phạm Thị Minh Huệ.
Những đề tài này đã được thực hiện từ năm 2006 và sẽ kết thúc năm 2008.
Đề tài được chia nhỏ thành các đề tài nhỏ làm phục vụ công tác NCKH và đào tạo
của bộ môn (trung bình mỗi đề tài sẽ nhận 1 nghiên cứu sinh, 2 - 3 thạc sĩ, hơn 5
sinh viên). Đề tài còn được mở rộng nghiên cứu các dạng thuốc cùng dược chất,
hoặc các dạng thuốc khác.
Tất cả các đề tài này đều có sự kết hợp của các công ty, xí nghiệp Dược để
biến kết quả NCKH thành sản phẩm thương mại trên thị trường sau khi đề tài kết
thúc.
Bộ môn đang đăng ký trong năm 2007 thêm 2 đề tài cấp Bộ nữa.
4. Những điểm lưu ý đối với sinh viên
- Vì số lượng sinh viên làm đề tài tốt nghiệp ở bộ môn khá đông, nên bộ
môn thường chỉ nhận sinh viên bắt đầu làm thực nghiệm khoa học vào cuối năm thứ
4 và đầu năm thứ 5. Sinh viên đầu năm thứ 4 có thể lên ghi danh, nhưng việc ghi
danh không đảm bảo sinh viên sẽ chắc chắn được nhận. Mỗi năm bộ môn nhận
khoảng 25 sinh viên.
- Việc nhận sinh viên hay không dựa vào các thầy cô giáo hướng dẫn. Như
vậy, nói chung sinh viên phải tự xác định và xin làm thực nghiệm với một thầy cô
giáo cụ thể, và nếu được đồng ý mới đảm bảo.
- Các đề tài thực nghiệm thường cũng chính là đề tài tốt nghiệp của sinh viên
- Đã có sinh viên được làm thực nghiệm từ năm thứ 3.
- Về học lực: Nói chung bộ môn không đánh giá cao về điểm trung bình học
tập, nhưng phải đủ để được làm khóa luận tốt nghiệp theo tiêu chí của nhà trường
đặt ra với từng khóa. Điểm các môn Bào Chế, Công Nghiệp Dược, Hóa Dược, Hóa
Lý, ... nên đạt từ điểm 7 trở lên.
- Thời gian làm khóa luận tốt nghiệp chính thức bắt đầu từ học kỳ II năm thứ
5, sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu trước theo sự sắp xếp của các giảng viên
hướng dẫn.
- Bộ môn mở cửa từ 7h sáng đến 8h tối. Từ tháng 3, tuỳ theo điều kiện có
thể mở đến 10h tối cho sinh viên làm thực nghiệm và khóa luận tốt nghiệp.
Yêu cầu:
- Cần cù, chịu khó, cẩn thận.
- Tiếng Anh: Tài liệu tham khảo chính bằng tiếng Anh. Mỗi khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên thường có từ 30 - 40 tài liệu bằng tiếng Anh.
- Giỏi toán và vi tính: Xử lý số liệu bằng các phần mềm.
- Tự giác và có trách nhiệm: Các thầy cô không cầm tay chỉ việc mà chỉ đưa
ra hướng nghiên cứu, sinh viên phải tự tìm tòi học hỏi.

• Những điều thu được khi sinh viên NCKH tại bộ môn:

− Tiếp cận được với các nghiên cứu về các dạng bào chế thuốc mới, công
nghệ bào chế hiện đại, bổ sung thêm kiến thức lý thuyết. Nâng cao kỹ năng thực
hành sử dụng các thiết bị phòng thí nghiệm.

− Nâng cao được kỹ năng tìm kiếm, khai thác và phân tích các tài liệu khoa
học tiếng Việt và tiếng Anh.

− Bước đầu biết cách xây dựng thiết kế các thí nghiệm, NCKH dựa vào các
phần mềm tối ưu hoá: Inform, Modde 5.0

− Có thêm hiểu biết về lĩnh vực sản xuất Dược phẩm trong nước, có liên hệ
thực tế khi các đề tài nghiên cứu đều gắn với thực tiễn.
− Biết cách tự lập xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

XII. Bộ môn Công nghiệp Dược


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Công nghiệp Dược - Trường đại học Dược Hà nội được thành lập
vào tháng 08/1964, là bộ môn chuyên ngành, có chức năng giảng dạy và nghiên cứu
về lĩnh vực Dược và sản xuất thuốc. Nhiệm vụ chính của bộ môn là giảng dạy các
môn chuyên ngành được phân công cho các đối tượng học viên do nhà trường đào
tạo và cho các đơn vị bạn khi có yêu cầu trợ giúp (nghiên cứu sinh, cao học, chuyên
khoa 2, chuyên khoa 1, dược sĩ chuyên khoa công nghiệp, dược sĩ đa khoa, chuyên
tu,...). Tham gia tổ chức và hướng dẫn NCKH, luận án, luận văn và khoá luận tốt
nghiệp cho các đối tượng tương ứng. Tổ chức và thực hiện các nghiên cứu theo các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nhà nước và nhà trường giao. Tham gia sản
xuất thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Bộ môn được tổ chức thành 4 tổ chuyên môn (Vi sinh - Kháng sinh, Hoá
dược, Chiết xuất và Bào chế công nghiệp), có 4 phòng thí nghiệm chuyên ngành,
ngoài ra còn có hai phòng chuyên đề trực thuộc (phòng thí nghiệm GMP, phòng
Sinh học phân tử).
Số điện thoại BM: 8241108
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS Từ Minh Koóng - Hiệu trưởng, trưởng bộ môn.
PGS. TS Đỗ Hữu Nghị - Phó trưởng bộ môn.
TS Nguyễn Đình Luyện - Phó trưởng bộ môn.
• TS. Nguyễn Thanh Hải • ThS. Phạm Thị Thuỳ
• TS. Nguyễn Ngọc Chiến Loan
• TS. Đàm Thanh Xuân • ThS. Kiều Thị Hồng (GV
• ThS. Nguyễn Thanh kiêm nhiệm)
Duyên • DS. Dương Văn Mậu (GV
• ThS. Nguyễn Trinh Lan kiêm nhiệm)
• ThS. Lê Thị Thu Hoà • DS. Trịnh Đặng Thuận
• ThS. Nguyễn Văn Hân Thảo (GV kiêm nhiệm)
• KS. DS. Nguyễn Việt • KTV. Khuất Văn Khôi
Hương Dũng
• ThS. Lê Xuân Hoành • KTV. Bùi Thị Thắng
• KTV. Phan Tiến Thành
• KTV. Phạm Thanh Huyền
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Tổ Bào chế Công nghiệp:
TS. Nguyễn Thanh Hải, tham gia và chủ trì các đề tài:
Đề tài cấp bộ năm 2007:
- Nghiên cứu, bào chế viên Natri Diclofenac tác dụng kéo dài theo cơ chế bơm
thẩm thấu, bắt đầu triển khai.
Đề tài cấp thành phố:
- Nghiên cứu bào chế các thuốc tim mạch TDKD: Nifedipin, Nitroglycerin,
đang triển khai.
Đề tài cấp trường:
- Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng Maltodextrin làm tá dược trong sản xuất
thuốc viên. Đề tài đã thực hiện được khoảng 60% công việc.
- Nghiên cứu điều chế siêu vi tiểu phân TiO2, đã thực hiện được khoảng 80%
công việc.
- Nghiên cứu điều chế siêu vi tiểu phân Bạc, đã thực hiện được khoảng 30%
công việc.
Đề tài dự kiến triển khai :
Nghiên cứu điều chế Cellulose vi tinh thể bằng phương pháp enzym.
TS. Nguyễn Ngọc Chiến, tiến sĩ được đào tạo ở Hoa Kỳ, về bộ môn từ
07/2007:
Dự kiến triển khai các đề tài:
Nghiên cứu bào chế viên nhai paracetomol TDKD.
Nghiên cứu bào chế viên nang Melatonin TDKD.
Nghiên cứu bào chế Mesalamin bao tan ở ruột.
ThS. Nguyễn Thanh Duyên: đang làm nghiên cứu sinh với đề tài:
- Nghiên cứu bào chế viên nang propranolol 80 mg TDKD. Đề tài đã tiến hành
được 50 % công việc, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2008.
- Tham gia đề tài: Bào chế và thử tác dụng sinh học của viên nang Oseltamivir
phosphat 75 mg (Tamiflu).
ThS. Nguyễn Trinh Lan và ThS. Lê Thị Thu Hoà:
Đề tài cấp trường:
Nghiên cứu bào chế viên nén Natri Diclofenac hai lớp TDKD, đã có 2 sinh viên
tham gia làm thực nghiệm.
Tổ Chiết xuất:
ThS. Nguyễn Văn Hân, đang làm nghiên cứu sinh với đề tài:
- Cải tiến phương pháp bán tổng hợp Artesunate, điều chế hệ phân tán rắn của
Artesunate, đã hoàn thành xong tháng 07/2007.
- Bào chế viên nén phối hợp chứa Artesunate trị sốt rét và đánh giá tương đương
sinh học của dạng thuốc phối hợp chứa Artesunate, đã thực hiện được 50% công
việc.
- Dự kiến triển khai:
Phát triển phương pháp chiết xuất các hợp chất tự nhiên bằng dung môi siêu tới
hạn.
Tổ Hoá dược:
Đang triển khai dự án nâng cấp trang thiết bị phòng thí nghiệm Hoá dược.
TS. Nguyễn Đình Luyện
Đề tài cấp trường:
- Nghiên cứu tổng hợp N - acetyl cystein.
Các đề tài khác đang triển khai:
- Tổng hợp một số dạng este của Metronidazole.
- Tổng hợp dẫn chất N - acyl hoá của L - Cystein.
- Nghiên cứu tổng hợp Resveratrol.
- Chiết xuất Folicullin (Estron) từ nước tiểu ngựa giống.
Tổ Vi sinh - Kháng sinh và Sinh học phân tử.
TS. Đàm Thanh Xuân:
Đề tài cấp trường:
- Đánh giá khả năng tổng hợp interferon của chủng E.coli BL 21 tái tổ hợp. Đề
tài đã thực hiện được 50% công việc.
Đang triển khai các đề tài:
- Nghiên cứu chiết xuất alginate dùng cho bất động tế bào từ Rong biển.
- Sản xuất ethanol bằng phương pháp bất động tế bào nấm men Saccharomyces
cerevisia.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp Spiramycin của
chủng xạ khuẩn Streptomyces ambofacien.
ThS. Lê Xuân Hoành:
Đề tài cấp trường:
- Nghiên cứu sản xuất amino acid từ chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae,
đề tài đã tiến hành được 60% công việc.
Đang triển khai các đề tài:
- Nghiên cứu bào chế chế phẩm probiotic chứa Lactobacilluc acidophilus dùng
trong điều trị loạn khuẩn ruột bằng phương pháp đông khô.
- Đánh giá in vitro khả năng sống sót của vi sinh vật sau đông khô.
4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên:
Sinh viên cần có kiến thức chuyên môn tốt về lĩnh vực dự kiến tham gia
nghiên cứu, có khả năng đọc và hiểu được tài liệu tiếng Anh. Điểm học tập từ 7.00
trở lên.
Chuyên cần, kiên trì, trung thực và sắp xếp thời gian làm thực nghiệm liên
tục, không ngắt quãng.
Trong quá trình làm thực nghiệm, sinh viên có ý tưởng về nghiên cứu sẽ
được tạo điều kiện cao nhất trong khả năng của bộ môn để hỗ trợ về chuyên môn,
trang thiết bị và hoá chất.
Sinh viên muốn làm khoá luận tốt nghiệp hay tham gia làm thực nghiệm
khoa học có thể gặp trực tiếp các thầy cô hướng dẫn, nếu được sự chấp thuận sẽ báo
cáo lãnh đạo bộ môn.

• Những điều thu được khi sinh viên NCKH tại bộ môn:
Được làm quen và sử dụng các trang thiết bị máy móc ở qui mô công
nghiệp, nắm được ít nhất một qui trình sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc cụ
thể, có thể bắt nhịp ngay với công việc sản xuất thực tế của ngành sau khi tốt nghiệp.
Được tạo điều kiện tham quan hoặc tham gia nghiên cứu tại các cơ sở sản
xuất đạt tiêu chuẩn GMP WHO, ASEAN có liên kết đào tạo và nghiên cứu với bộ
môn.

XIII. Bộ môn Dược lâm sàng


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Dược lâm sàng được chính thức thành lập từ năm 1998. Trước đó
5 năm, trường Đại học Dược Hà nội đã có quyết định thành lập Tổ môn Dược lâm
sàng chỉ với biên chế 3 giảng viên. Ngành học Dược lâm sàng cũng là một ngành
học mới mẻ trên thế giới.
Hiện nay bộ môn có 9 giảng viên giảng dạy ở 2 học phần là Bệnh học và
Dược lâm sàng.
Dược lâm sàng là môn học nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, giúp
cho việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa những phản ứng có hại
do thuốc gây ra. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ môn cũng tập trung
vào các lĩnh vực này.
Số điện thoại BM: 9330771
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền - Trưởng bộ môn
• ThS. BS. Nguyễn Hương • BS. Trần Thị Thanh Huyền
Giang • ThS. Vũ Đình Hòa
• ThS. Nguyễn Liên Hương • ThS. Nguyễn Thành Hải
• ThS. Phan Quỳnh Lan • DS. Nguyễn Tứ Sơn
• ThS. Phạm Thúy Vân
3. Các hướng nghiên cứu đã và đang thực hiện
Khảo sát / đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế (Drug
Usage Evaluation):
Đây là hướng nghiên cứu chính của Bộ môn nhằm đáp ứng hai mục tiêu cơ
bản của môn học Dược lâm sàng:
- Bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý nhằm giúp cho việc điều trị đạt kết quả
tốt nhất.
- Phòng ngừa các phản ứng có hại do thuốc gây ra (bảo đảm tính an toàn).

 Các nghiên cứu theo hướng này thường bao gồm các nội dung sau:
Đánh giá tính hợp lý
- Lựa chọn thuốc trên từng cá thể.
- Chế độ liều (liều lượng, nhịp đưa thuốc).
- Cách dùng thuốc (đường dùng, thời điểm dùng, ...).
- Tương tác, tương kỵ trong đơn.
- Hiệu quả / chi phí điều trị.
Đánh giá tính an toàn
- Tần suất mắc ADR, mức độ nặng của ADR.
- Cách xử trí khi có ADR.
Các nghiên cứu này nhằm phát hiện các vấn đề bất hợp lý trong việc sử dụng
thuốc khi điều trị tại các cơ sở y tế, từ đó đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong muốn.
Bộ môn đã tiến hành rất nhiều đề tài theo hướng nghiên cứu này tại các cơ
sở điều trị trên toàn quốc nhưng chủ yếu tập trung ở miền Bắc Việt Nam. Các
nghiên cứu có thể được thực hiện bằng cách hồi cứu các bệnh án hoặc tiến cứu trên
bệnh nhân và thường không có can thiệp vào điều trị. Do đó, đề tài thuộc loại này
thường phù hợp với điều kiện nghiên cứu của sinh viên (thời gian thực hiện không
dài, kinh phí thực hiện không quá lớn).
Ví dụ một số đề tài khảo sát/đánh giá thực trạng sử dụng thuốc:
- Mao Visal (2006): " Khảo sát 51
tình hình sử dụng thuốc trong điều trị gút tại
khoa Cơ - xương - khớp (bệnh viện Bạch Mai) năm 2005", khoá luận tốt nghiệp
dược sĩ khoá 2001 - 2006.
- Vũ Thị Đức Hạnh (2006): "Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh điều trị
viêm màng não mủ cho trẻ em tại khoa Nhi - bệnh viện Bạch Mai", khoá luận tốt
nghiệp dược sĩ khoá 2001 – 2006.
Các thử nghiệm lâm sàng (Clinical trial)
Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được bộ môn tiến hành với mục tiêu
cung cấp thêm các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của các thuốc trong điều kiện
điều trị tại Việt Nam. Các bằng chứng này sẽ là cơ sở giúp cho các hội đồng Thuốc
và Điều trị, các Bác sĩ, Dược sĩ và các cơ quan quản lý lựa chọn thuốc cho người
bệnh, xây dựng danh mục thuốc và hướng dẫn điều trị. Hướng nghiên cứu này cũng
phù hợp với quan điểm điều trị mới hiện nay trên thế giới: Y học dựa trên bằng
chứng (EBM - Evidence Based Medicine).
Ví dụ một số đề tài thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện:
- Lê Hoàng Lộc (2007): "Đánh giá hiệu quả điều trị chống tái nghiện của
naltrexon (Abernil) trên bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện tại bệnh viện
Sức khoẻ tâm thần - bệnh viện Bạch Mai", khoá luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 2002 -
2007.
- Trần Thị Thanh Hà (2004): "So sánh hiệu quả của follitropin alpha và
follitropin beta điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại
bệnh viện Phụ sản T. W", luận văn thạc sĩ dược học.
Các thử nghiệm lâm sàng thường đảm bảo tính chặt chẽ trong nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu thường có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, đây cũng là các đề tài
khó thực hiện (thời gian thực hiện thường dài, kinh phí lớn) và cần phải có sự
hợp tác chặt chẽ với cơ sở điều trị.
Giám sát sử dụng thuốc trong điều trị (TDM- Therapeutic Drug
Monitoring)
Trên thế giới, đây là một trong những nhiệm vụ chính của Dược sĩ lâm sàng
tại các cơ sở điều trị. TDM có thể được thực hiện thông qua giám sát trên lâm sàng
và cận lâm sàng. Đặc biệt, với một số nhóm thuốc có phạm vi điều trị hẹp, TDM cần
đòi hỏi định lượng nồng độ thuốc trong máu và hiệu chỉnh liều lượng cũng như cách
dùng cho phù hợp với từng bệnh nhân. Tại Việt Nam hiện nay, Dược sĩ lâm sàng
chưa triển khai thực hiện công tác TDM tại bệnh viện.
Bộ môn Dược lâm sàng là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước
thực hiện nghiên cứu thí điểm TDM thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu
với một số thuốc có phạm vi điều trị hẹp. Các nghiên cứu này sẽ góp phần tạo tiền
đề để triển khai công tác TDM trong các cơ sở điều trị. Hiện nay, bộ môn vẫn đang
tiếp tục mở rộng nghiên cứu theo hướng này:
+ Tăng số lượng thuốc được thuốc được giám sát nồng độ trong điều trị.
+ Triển khai giám sát trên lâm sàng và trên một số xét nghiệm cận lâm sàng
đặc thù.
Với sự phối hợp ngày càng chặt chẽ với cơ sở điều trị, đồng thời trang thiết
bị nghiên cứu ngày càng hiện đại, bộ môn bắt đầu tiếp cận ứng dụng các chỉ số
PK/PD (pharmacokinetic/pharmacodynamic) vào giám sát sử dụng thuốc trên lâm
sàng.
Một số đề tài theo hướng nghiên cứu này:
- Thái Hoài Thu (2006): "Đánh giá việc sử dụng tobramycin tại khoa Điều
trị tích cực bệnh viện Bạch Mai thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong huyết
thanh", khoá luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 2001 - 2006.
- Nguyễn Thu Vân (2007): "Đánh giá amikacin thông qua theo dõi nồng độ
thuốc trong máu bệnh nhân tại khoa Điều trị tích cực - Bệnh viện Bạch Mai", khoá
luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 2002 - 2007.
Sinh khả dụng và tương đương sinh học (BA/BE)
Hiện nay, việc sử dụng các thuốc sản xuất trong nước đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc sản xuất trong nước là các thuốc
generic nên một yêu cầu đặt ra là vấn đề về sinh khả dụng và tương đương sinh học.
Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học sẽ góp phần nâng cao dần chất
lượng thuốc sản xuất trong nước và đảm bảo hiệu quả của điều trị.
Bộ môn đã thực hiện và nghiệm thu đề tài cấp bộ "Nghiên cứu đánh giá
sinh khả dụng của Rifampicin từ hỗn hợp thuốc chống lao RHZ trên người tình
nguyện". Đề tài cũng là cơ sở để hoàn thiện luận án tiến sĩ của NCS. Lê Thị Luyến,
và luận văn cao học của học viên Nguyễn Anh Đào. Kết luận không tương đương
sinh học của chế phẩm thử một lần nữa cho thấy cần phải thực hiện đánh giá tương
đương sinh học một cách thường qui nhằm đảm bảo chất lượng của thuốc trong điều
trị.
Bộ môn đã hoàn thành một nghiên cứu nữa trong lĩnh vực tương đương
sinh học: "Nghiên cứu đánh giá tương đương điều trị của chế phẩm omeprazol sản
xuất trong nước" do ThS. Nguyễn Liên Hương phụ trách, trong đó một mảng của đề
tài là đánh giá tương đương sinh học của chế phẩm trước khi đánh giá trên lâm sàng.
Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học không chỉ đòi hỏi
người thực hiện có kiến thức chuyên sâu về phân tích hiện đại mà còn phải có nắm
vững kiến thức lâm sàng về thuốc.
4. Những điểm cần lưu ý đối với sinh viên
Yêu cầu:
- Chủ động trong quá trình thu thập tài liệu, thực hiện nghiên cứu.
- Có ngoại ngữ tốt để có thể tham khảo được các tài liệu tiếng nước ngoài.
- Chịu khó, nhiệt tình.
- Với các đề tài có tiếp xúc với bệnh nhân, nhân viên y tế, khuyến khích
sinh viên có kỹ năng giao tiếp tốt.
Những điều sinh viên thu được khi làm NCKH tại bộ môn:
- Kiến thức chuyên sâu về vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Với các sinh viên làm đề tài ở bệnh viện, NCKH tại bộ môn là điều kiện
giúp tiếp cận được sâu hơn vào các hoạt động Dược lâm sàng và Dược bệnh viện.
Đây sẽ là cơ sở tốt cho hoạt động nghề nghiệp sau này của sinh viên.

XIV. Bộ môn Dược học cổ truyền


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Dược học cổ truyền được thành lập năm 1998 – tiền thân là một tổ
môn được tách ra từ Bộ môn Dược liệu.
Các học phần bộ môn giảng dạy:
- Hệ đại học: Dược học cổ truyền (SV Dược 4)
- Các hệ khác: hệ sau đại học, hệ đào tạo lại cho DS, đào tạo cho SV nước
ngoài, đào tạo lương y.
Số điện thoại BM: 9330523
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
GS.TS Phạm Xuân Sinh - Trưởng bộ môn.
PGS.TS Vũ Văn Điền – Phó trưởng bộ môn.
• TS. Phùng Hòa Bình • ThS. Nguyễn Thế Hùng
• TS. Nguyễn Thái An • ThS. Đào Thị Thu Hiền
• TS. Nguyễn Mạnh Tuyển • ThS. Hà Vân Oanh
• KTV. Bùi Thị Thúy • KTV. Trí Quỳnh Anh
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong nhiều năm qua Bộ môn đã tiến hành một số đề tài:
- 1 đề tài nhánh cấp Nhà nước.
- 5 đề tài cấp Bộ.
- 2 đề tài cấp cơ sở đã được nghiệm thu.
- 220 các bài báo đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
- Đã hướng dẫn cho 180 sinh viên tốt nghiệp đại học; 28 thạc sĩ; 5 tiến sĩ;
29 chuyên khoa 1, hàng năm đã có các lớp Thái Lan và Pháp đến bộ môn để học tập
về DHCT.
- Có 1 đề tài đã được ứng dụng trong sản xuất chế biến thuốc tại
XNDPTW III Hải Phòng và 1 sinh viên đã được nhận giải thưởng Vifotex hạng III.
Các đề tài hiện nay đang được thực hiện:
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học
của cây: Xuân hoa lá hoa, Xích đồng nam, Bạch đồng nữ,...
- Chế biến cổ truyền và nghiên cứu sự thay đổi thành phần hoá học của
một số vị thuốc: Chi tử, Hoa hoè, Quế chi,...
Hướng nghiên cứu của bộ môn:
- Nghiên cứu chế biến thuốc, bào chế bằng phương pháp cổ truyền:
+ Kiểm định thành phần hoá học trước và sau khi chế.
+ Tác dụng sinh học của các vị thuốc trước và sau khi chế.
- Nghiên cứu bài thuốc cổ truyền:
+ Bài thuốc cổ phương
+ Bài thuốc cổ phương gia giảm
+ Bài thuốc tân phương
- Nghiên cứu các vị thuốc cổ truyền:
Đặc điểm thực vật, thành phần hoá học, tác dụng sinh học của vị thuốc.
Một số ví dụ về các đề tài NCKH có thể giao cho sinh viên:
- Các đề tài về chế biến thuốc: Hoàng cầm, Mạch môn, Phụ tử, Chỉ thực,
Mộc thông, Bọ mắm,…
55 đồng nam, Bạch đồng nữ, Xuân hoa
- Các đề tài nghiên cứu vị thuốc: Xích
lá hoa…
- Các đề tài nghiên cứu phương thuốc: Thuỷ lục nhị tiên đơn, Tả kim hoàn,
Tiêu giao tán,…
4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên
Hiện nay trong điều trị bệnh, xu hướng sử dụng thuốc Đông y ngày càng
tăng. Đây cũng là thế mạnh của nước ta so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên việc
chế biến và sử dụng đã đúng chưa và để đạt được hiệu quả như thế nào thì cần phải
có các nghiên cứu để soi sáng cho kinh nghiệm sử dụng lâu đời của ông cha ta. Vì
vậy, các em sẽ là những người tiếp tục minh chứng cho nhân loại về những điều đó.
Yêu cầu kiến thức và kỹ năng cần thiết
+ Để có thể tiến hành nghiên cứu về Dược học cổ truyền: Sinh viên cần nắm
được 1 số kiến thức về Thực vật học (phân loại Thực vật, và các kỹ thuật nghiên cứu
về giải phẫu Thực vật); về Dược liệu (chủ yếu các kỹ thuật về phân tích hoá thực
vật). Ngoài ra cần có những kiến thức bổ trợ về Dược lý học.
+ Trên thực tế, nghiên cứu DHCT là sự vận dụng kết hợp các kiến thức
trong chuyên ngành để giải quyết 1 vấn đề cụ thể, và từ đó bước đầu sinh viên phải
trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản để đi sâu sáng tạo, phát hiện ra các điều mới
lạ trong lĩnh vực DHCT.
Vì vậy, để tham gia nghiên cứu tại bộ môn đòi hỏi sinh viên phải có kiến
thức về Thực vật, Hoá học,… tuy nhiên điều quan trọng nhất là các em phải có lòng
say mê với môn học.
Sau khi làm NCKH tại bộ môn các em có thể:
- Tìm được hướng mới, con đường mới, tác dụng mới, thành phần mới để
chứng minh các quan điểm của YHCT.
- Ứng dụng trong sản xuất để đưa ra các thành phẩm tiện lợi và dễ sử dụng.
- Sau khi ra trường, các em có thể làm việc được ở mọi vị trí trong ngành
Dược – đặc biệt là có thể làm việc tại vụ YHCT, tham gia giảng dạy tại các trường Y
– Dược, làm việc tại các công ty sản xuất lớn: Traphaco, Naphaco,...

XV. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược


1. Giới thiệu chung về bộ môn
Lịch sử - Truyền thống giảng dạy:
- Tiền thân là Bộ môn “Pháp chế - Y đức”, sau đó năm 1954 do điều kiện
thực tế được đổi tên thành Bộ môn “Dược chính - Bảo quản”

- Từ năm 1975 trở lại đây, ngành Dược được xác định là ngành Kinh tế kỹ
thuật và một trong những mục tiêu đào tạo cơ bản cho Dược sĩ là nâng cao kỹ năng
thực hành Quản lý và Kinh tế Dược. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 13 tháng 8 năm
2001, Bộ môn được đổi tên thành Bộ môn “Quản lý và Kinh tế Dược” với các nội
dung và chương trình giảng dạy đã được phát triển và hoàn thiện theo mục tiêu đào
tạo này.

- Nội dung giảng dạy: hiện nay, bộ môn đang giảng dạy những học phần
sau cho đối tượng:

 Dược 4: Kinh tế Dược, Pháp chế hành nghề Dược.

 Dược 5: + Dược xã hội học, Dịch tễ Dược học.

+ 3 chuyên đề: Marketing và nghệ thuật giao tiếp, Quản trị


và chiến lược kinh doanh, Phương pháp thiết kế nghiên cứu.

 Sau ĐH: Giảng dạy trên 7 môn học ( Nguyên lý quản lý, Pháp chế và
Dược xã hội học, Quản lý y tế - Dược cộng đồng, Quản lý nghiệp vụ Dược, Quản trị
kinh doanh Dược, Marketing Dược, Kinh tế Dược) và hướng dẫn công trình tốt
nghiệp cho NCS, thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2.
- Phương pháp giảng dạy: Bộ môn luôn chủ động áp dụng các phương
pháp giảng dạy tích cực như: Seminar, tiểu luận, tự học, thuyết trình,… từ đó, có
cách đánh giá học viên chính xác, công bằng.
Số điện thoại BM: 8248703
Về NCKH:
- Bộ môn đã tiến hành nghiên cứu và đã được nghiệm thu 2 đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý nhằm đảm bảo
cung ứng thuốc thiết yếu cho tuyến y tế cơ sở” và “ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ
liệu quản lý thuốc dựa theo hệ thống phân loại ATC”. Đây là cơ sở cho các nhà
hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp cho công tác quản lý nhà nước.
- Trong 5 năm học (2001-2005), bộ môn đã hướng dẫn thực hiện và bảo
vệ thành công trên 200 khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, trên 100 luận văn
Dược sĩ chuyên khoa, trên 60 luận văn thạc sĩ Dược học và đang hướng dẫn 6 luận
án tiến sĩ. Các công trình nghiên cứu khoa học này đều có tính ứng dụng cao cho
việc hoạch định, xây dựng chính sách của ngành Dược và ngành Y tế.
2. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng - Trưởng bộ môn
PGS. TS. Lê Viết Hùng – Phó hiệu trưởng, phó trưởng bộ môn
• TS. Nguyễn Thị Song Hà • TS. Nguyễn Thanh Bình (GV kiêm
• ThS. Nguyễn Thị Thanh nhiệm)
Hương • ThS. Từ Hồng Anh (GV kiêm
• ThS. Nguyễn Tuấn Anh nhiệm)

• ThS. Khổng Đức Mạnh • ThS. Nguyễn Thuỳ Dương (GV


• ThS. Đỗ Xuân Thắng kiêm nhiệm)

• ThS. Trần Thị Lan Anh • KTV. Bùi Bích Thủy

• DS. Phạm Nữ Hạnh Vân • KTV. Vũ Thị Ánh


3. Hoạt động khoa học
Các lĩnh vực đã và đang nghiên cứu:
Trong thời gian qua, tập thể giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học,
sinh viên của bộ môn đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài quản lý trong các lĩnh
vực: (theo mô hình sau):
- Quản lý nhà nước về Dược.

- Quản lý Dược bệnh viện.

- Quản trị doanh nghiệp Dược.

- Nghiên cứu về thị trường dược phẩm.


Trong đó, đa số đề tài đều có giá trị và đã được ứng dụng vào thực tế.
(Chi tiết xem bảng trang sau)
Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
Tiếp tục nghiên cứu các ứng dụng lý thuyết quản lý vào thực tế: Quản lý
nhà nước về Dược, quản lý Dược bệnh viện, Quản trị doanh nghiệp Dược và các
nghiên cứu khác về thị trường dược phẩm trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp hồi cứu, tiến cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu của quản trị học hiện đại: SMART, SWOT,
3C,7S…
- Phương pháp can thiệp.
- Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu, phương pháp tỷ trọng.
- Phương pháp phân tích nhân tố trong quản trị, phương pháp phân tích kinh
tế Dược.
- Phương pháp mô hình hóa.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

4. Các điểm lưu ý đối với sinh viên


Yêu cầu:
 Về kiến thức:
- Sinh viên phải nắm được các kiến thức nền tảng của môn học chuyên
ngành Dược: Dược lý, Dược lâm sàng, Dược liệu…
- Sinh viên phải nắm chắc các kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược, các
quy chế hành nghề Dược, dịch tễ dược học, các kiến thức trong quản trị kinh doanh
của doanh nghiệp…
 Về kỹ năng:
Yêu cầu sinh viên không ngừng hoàn thiện các kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc với cộng đồng.
- Kỹ năng tư duy và hoạch định chiến lược.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng.
Những kiến thức mà sinh viên thu được khi làm NKCH tại bộ môn:
- Những kiến thức cơ bản về:
+ Đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng về y tế, về Dược.
+ Hệ thống luật lệ và qui chế hành nghề Dược.
+ Quản lý nghiệp vụ chuyên môn ngành Dược.
+ Quản lý kinh tế ngành Dược.
- Có khả năng ứng dụng các nguyên lý về quản lý và kinh tế trong các lĩnh
vực: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối và sử dụng thuốc trên cơ sở các qui
chế và các qui định của pháp luật.
Nghiên cứu đánh giá (NC, ĐG) công tác quản lý nhà nước về 61
hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc
NC, ĐG cơ hội, thách thức của ngành Dược trước ngưỡng cửa
WTO
NC, ĐG việc thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược
Quản lý nhà NC, ĐG công tác thanh tra dược, mô hình tổ chức quản lý
nước về Dược, hoạt động hành nghề dược tư nhân, hệ thống cung ứng
Dược thuốc tại các địa phương....
Phân tích danh mục thuốc đăng ký lưu hành ở Việt Nam và sự
đáp ứng của danh mục với mô hình bệnh tật
Đánh giá nguyên liệu làm thuốc & đề xuất các giải pháp phát
triển nguồn nguyên liệu làm thuốc ở Việt Nam
NC, ĐG việc sử dụng CB Dược sỹ, Bác sỹ trong ngành Y tế
.....

Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cho bệnh viện
Nghiên cứu hoạt động cung ứng, đấu thầu thuốc trong bệnh
Quản lý viện
bệnh viện NC các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho
khoa Dược bệnh viện…
…..

NC thị trường dược phẩm, phát hiện nhu cầu sử dụng, định vị
sản phẩm mới
NC các chiến lược Marketing dược phẩm
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm
Thị trường
Khảo sát biến động giá của một số thuốc
dược phẩm Nghiên cứu tính đặc thù của hoạt động marketing một số thuốc
trên thị trường dược phẩm: nhóm thuốc tiêu hóa, tim mạch…

NC thị trường dược phẩm, phát hiện nhu cầu sử dụng, định vị
sản phẩm mới
Quản trị doanh NC các chiến lược Marketing dược phẩm
nghiệp dược Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm
Khảo sát biến động giá của một số thuốc
Nghiên cứu tính đặc thù của hoạt động marketing một số thuốc
trên thị trường dược phẩm: nhóm thuốc tiêu hóa, tim mạch…

You might also like