You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Khoa Điện Tử -Viễn Thông

Trung tâm - thực hành

BÁO CÁO THỰC HÀNH


BÀI MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN
1. Sơ đồ nguyên lý

q2

q3
q1

q4

2. Sơ đồ lắp ráp.
3.Cấu tạo mạch điện

Đây là 1 mạch khuếch đại âm tần được ứng dụng rất rộng rãi trong các
thiết bị điện tử . Mạch gồm ba khâu :
Đèn Q1 là dèn C828 làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu
Đèn Q2 là đèn A564 làm nhiệm vụ kích tín hiệu và đưa sang tầng khuếch
đại công suất.
Tầng khếch đại công suất gồm hai loại đèn khác nhau : Q3 là C828, Q4 là
A564 mắc theo kiểu đẩy kéo song song , có tác dụng nâng cao công suất đưa
tải ra .
Trong thực hiện mạch , loa 4 ohm được thay thế bởi điện trở 100 ohm
Trong mạch còn có biến trở 4.7 Kohm được mắc nối tiếp với một điện trở 1k
để bảo vệ mạch khỏi các đột biến trong điều chỉnh chế độ làm việc của đèn
Q1.
Điện trở 12K tạo phân áp Ube cho đèn Q1.
Điện trở 100 Ohm tạo hồi tiếp âm cho tín hiệu
Điện trở 560 Ohm và tụ 103 dùng để nối tầng, nâng cao hiệu suất mạch
Các điện trở 220Ohm và 1K dung để hạn chế tín hiệu.
4.Nguyên lý hoạt động.
*) Chế độ một chiều.
- Đối với Q1 : cực B nối với nguồn dương qua biến trở, cực C nối với dương
nguồn qua điện trở 220 Ohm, cực E dược nối với tụ xuống âm nguồn , do đó
dòng điện không trực tiếp xuống đất mà qua đuqoqngf điện trở 560 Ohm đi
sang đèn Q4 , sau đó xuống đất.
- Đối với Q2 : cực E được nối trực tiếp với nguồn, dòng Bazơ được lấy từ
dòng IC của đèn Q1 . Cực C nối Bazơ của đèn Q4.
- Đối với Q3: cực C được nối trực tiếp vói nguồn dương , dòng Bazơ lấy từ
cực C của Q2, cực E nối với E của Q4 do đó dòng Ie của hai đèn là ngược
nhau.
- Đèn Q4: cực E nối với cực E của Q3, cực C đựoc nối trực tiếp xuống đất,
Q4 được mờnh dòng Ic của Q2.
*) Chế độ xoay chiều.
Tín hiệu vào dạng Sin, biên độ 0.5V , tần số 1 Khz được đua vào cực B của
Q1 thông qua một tụ lọc. Tín hiệu ra lấy ở cực C, do đó đèn Q1 mắc theo
kiểu E chung
Sau đó tín hiệu được lấy ra ở cực C của Q2 và chia làm hai đường: 1 đường
vào Bazơ của đèn Q4. Tín hiệu ra được ghép với nhau tại cực E nối chung
của hai đèn và được đưa qua tải qua một tụ lọc. Hai đèn Q3 và Q4 được mắc
theo kiểu C chung.
Để đạt được điện áp ra có biên độ là 3.8V ta cần cho R2 ( 100 Ohm) giá trị
75 Ohm, tuy nhiên khi đó tín hiệu ra bị méo ở hai đỉng hình Sin. Điều chỉnh
biến trở tức là ta đã điều chỉnh chế độ làm việc của Q1 làm cho tín hiệu hết
méo.
Trong thực hiện mạch ta cần chú ý điểm sau : để mạch hoạt động được thì cả
bốn đèn phải hoạt động bình thường. Ta cần chú ý tới các giá trị sau
-Uce của Q1 : 2.4 V đến 3.0 V
- Để đèn Q3 mở thì Ube của Q3 là 0.4V đến 0.6V
- Khi đó Uce(Q3)-Uce(Q2) phỉa cỡ 0.3V-0.6V. Khi đó mạch hoạt động.
5. Thí nghiệm về sự hoạt động của mạch khi thay đổi trạng
thai của các đèn.
Ta thực hiện thí nghiệ như sau: lần lượt tháo Rb của Q1 , bỏ cực E của Q3
và bỏ R2, Đo các giá trị U trên đèn và thử mạch còn hoạt động hay không.
Kết quả thí nghiẹm đo được như sau:
*) Khi bỏ Rb khỏi Q1.
Uce Ube Ue-đất
Q1 8.4 0.4 0.4
Q2 9.0 0 0
Q3 8.4 0.4 0
Q4 0.4 0.4 8.2

Ta thấy khi bỏ Rb của Q1tức là cực B của Q1 để Hở khi đó dòng điện ở cực
B=0, đèn Q1 không được mở. Cực B của Q1 coi như nối thẳng xuống đất.
Cực C của Q1 nối với nguồn dương qua điện trở 220 Ohm, dòng Ic nhỏ do
đó Uce của Q1 tăng lên, Ube của Q1 mang dấu âm nên Q1 không hoạt động.
Do đó các giá trị điện áp trên ba đèn còn lại cũng bị thay đổi.
*) khi bỏ cực E của Q3.
Uce Ube Ue-đất
Q1 2.4 0.4 5.4
Q2 4..2 0.5 0
Q3 0 0 3.6
Q4 3.6 0.5 3.6

Khi này điện áp của đèn Q1 và Q4 bị ảnh hưởng trực tiếp do có nối với cực
E của đèn Q3, do Q2 nối qua đèn Q4 nên cũng bị ảnh hưởng.
*) Khi bỏ R2.
Uce Ube Ue-đất
Q1 3.8 0.5 5.4
Q2 5.0 0.6 0
Q3 5.2 0 3.8
Q4 3.6 0.6 3.6
Khi này chế độ một chiều của mạch không bị ảnh hưởng nhiều, còn chees độ
xoay chiều thì sẽ không đạt được điện áp như mong muốn.

Chú ý.
Trong thiết kế mạch ,ta cần đặc biệt quan tâm tới giá trị Ube bởi khi Ube đạt
giá trị cần thiết ( 0.4-0.6V) thì các đèn mới thong và mạch mới hoạt động
bình thường không tốt nên giá trị đo không chính xác.

6. Chuyển giâo mạch lên IC thuật toán.


Ta có thể sử dụng IC HA741 để thực hiện khuếch đại tín hiệu
*) sơ đồ khuếch đại thuận

rn

r1 -
uvµo ur a

Trong sơ đồ trên tìn hiệu vào được đưa vào cổng đảo, cửa đảo được nối vói
đất thong qua điện trở R1 . Để nuôi Ic thì ta cần dung một nguồn bằng cách
sử dụng biến áp.
Trong sơ đồ trên ta có:
Un=Ura*R1/(R + Rn)
Do trở kháng vào của mạch rất lớn nên ta có Uvào=Un
Suy ra Ura=( 1+Rn/R1)*Uvào
Suy ra Kthuận =Ủa/Unao =1 + Rn/R1
*) Sơ đồ khuếch đại ảo

rn

r1 -
uvµo ur a

Trong trường hợp này , tín hiệu được đưa vào cửa đảo, cửa không đảo được
nối trực tiếp xuống đất.
Do trở kháng vào rất lớn nên ta có Un=0
Mặt khác theo phương trình điện áp nút N:
Uvào/R1 + Ura/Rn=Un=0
Suy ra Ura/Uvào =-Rn/R1
Suy ra Kđảo =Rn/R1
7.Nhận xét.
Giữa thiết kế mạch và tính toán có một sự sai khác nhất định, chủ yếu là do
trong quá trình thực hiện mạch có gây ra những sai số không thể tránh khỏi
do thiết bị đo. Tuy nhiên đây là sai số có thể chấp nhận được.

You might also like