You are on page 1of 9

Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên

tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-

LỜI NÓI ĐẦU


Dự kiến kế hoạch xét hỏi, đối với bất gì giai đoạn nào của quá trình bảo vệ
thân chủ của mình, là một trong những công việc quan trong của luật sư trước
khi tham gia phiên tòa xét xử, là giai đoạn trung tâm của quá trình xét xử vụ án
hình sự. Xét hỏi nhằm thẩm tra tất cả các chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập.
Nó không chỉ đơn thuần giúp cho luật sư có được vị thế chủ động trong phiên tòa
mà thực sự việc xét hỏi có thể làm rõ hơn nội dung của vụ án qua việc hỏi. Khi
tiếp xúc với bị cáo, khi nghiên cứu hồ sơ cũng như nghiên cứu hiện trường, các
luật sư mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những tài liệu, hồ sơ tĩnh. Còn trong
phiên tòa, đối mặt với những câu hỏi sắc nét, những lập luận đanh thép của luật
sư sẽ khiến cho những người được hỏi có cách nói khác, có hướng trả lời khác và
đó là sự khác biệt có thể dẫn đến thay đổi nội dung vụ án. Do đó, chuẩn bị một
kế hoạch xét hỏi chu đáo cũng là điểm mấu chốt mang lại thành công cho luật sư
tham gia vụ án.

Để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, luật sự cần
xây dựng kế hoạch xét hỏi một cách cẩn thận. Lựa chọn đối tượng hỏi, nội dung
hỏi, phương pháp hỏi… không chỉ thể hiện trình độ, kinh nghiệm của luật sư mà
còn thể hiện các kỹ năng của luật sư trong nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự. Bởi
vậy, trong tất cả những công việc luật sư phải chuẩn bị trước phiên tòa hình sự
thì lập kế hoạch xét hỏi là công việc góp phần quan trọng vào sự thành bại của
luật sư trong phiên tòa hình sự. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch xét hỏi
trong vụ án hình sự khi tham gia phiên tòa hình sự có vai trò và ý nghĩa hết sức
quan trọng, đặc biệt là chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm

1
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
NỘI DUNG

I. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH XÉT HỎI CỦA LUẬT
SƯ KHI THAM GIA PHIÊN TÒA

Kỹ năng tranh tụng của luật sư trong giai đoạn tham gia phiên toà là kết
quả của kỹ năng tranh tụng được chuẩn bị chu đáo từ giai đoạn trước. Có thể nói,
không có quá nhiều vấn đề về kỹ năng tranh tụng của luật sư cần bàn đến trong
giai đoạn này bởi vì chủ yếu luật sư phải giải quyết tốt công việc của mình theo
một trình tự tố tụng tại Toà án được pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong bối
cảnh đổi mới và hội nhập của đất nước, xu hướng cải cách tư pháp được Đảng và
nhà nước quan tâm và quyết tâm thực hiện, xin được trao đổi đôi điều về kỹ năng
tranh tụng của luật sư như sau:

Thứ nhất, về vấn đề hoãn phiên toà. Kỹ năng tranh tụng của luật sư giỏi
không nằm ở việc có thể tìm biện pháp để đưa ra nhiều lý do vắng mặt của
đương sự, của luật sư....để xin hoãn phiên toà, vì sớm muộn thì phiên toà vẫn
được tiến hành theo quy định pháp luật và quyền lợi của thân chủ mình vẫn được
thể hiện bằng việc tuyên án của Toà án. Vấn đề hoãn phiên toà sẽ gây tốn kém
thời gian, vật chất, công sức cho rất nhiều chủ thể trong đó có luật sư chúng ta.
Do vậy, các luật sư hãy ý thức hơn về vấn đề này để phối hợp với cơ quan tiến
hành tố tụng làm sao cho phiên toà sớm được tiến hành, không phải hoãn đi hoãn
lại nhiều lần. Đây là trách nhiệm của luật sư chúng ta và trong bối cảnh đổi mới
của đất nước hôm nay, mong rằng vấn đề này sẽ được giới luật sư chúng ta ghi
nhận khi thực hiện kỹ năng tranh tụng của mình trong giai đoạn tham gia phiên
toà.

2
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
Thứ hai, vấn đề tranh luận tại phiên toà. Như đã đề cập trên đây về vấn đề
phải loại bỏ tư duy sai lầm của luật sư về vấn đề "án tại hồ sơ" khi nghiên cứu hồ
sơ vụ án, nay xin trở lại với vấn đề đó bởi giữa việc nghiên cứu và đánh giá
chứng cứ trong hồ sơ với kỹ năng tranh luận tại phiên toà có mối liên hệ rất mật
thiết. Nói như vậy không có nghĩa coi việc nghiên cứu quy định pháp luật,
nghiên cứu hồ sơ vụ án là phụ mà chúng tôi chỉ muốn đề cập tới vấn đề làm sao
để các luật sư đừng quá lệ thuộc vào hồ sơ vụ án, không chuẩn bị tốt cho mình
kỹ năng phần tranh luận công khai tại phiên toà. Xu hướng tranh tụng gần đây và
đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO buộc chúng ta phải tuân thủ các cam
kết quốc tế và pháp luật quốc tế, chắc chắn vấn đề tranh tụng công khai tại phiên
toà sẽ là con đường xác định sự công bằng, lẽ phải để tuyên án. Do vậy, các luật
sư cần phải tích cực tham gia, tham dự các phiên toà nhiều hơn để đúc kết kinh
nghiệm cho mình; đồng thời ngoài việc lập sẵn cho mình kế hoạch xét hỏi, cần
biết dự đoán các vấn đề cần tranh tụng công khai tại phiên toà trên cơ sở nghiên
cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ kết hợp với quan điểm bào chữa/bảo vệ của luật
sư. Để làm được điều này, các luật sư cần phải giành thời gian để tự hùng biện
quan điểm bào chữa hay bảo vệ của mình đối với yêu cầu của thân chủ. Kỹ năng
nói, tốc độ nói, giọng nói, phong thái, tư thế đi lại tại phiên toà là những vấn đề
bắt buộc luật sư phải quan tâm và xử lý tốt mới giúp luật sư tự tin. Xu hướng
hiên nay, các luật sư phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn kỹ năng của mình đối với
phần tranh luận công khai tại phiên toà. Do vậy bài bào chữa hay bản luận cứ
nên để dưới dạng "mở" có thể thay đổi linh hoạt cho phù hợp với diễn biến phiên
toà chứ không nên theo cách chuẩn bị cổ điển "đóng" bằng cách viết sẵn để đọc
và trình bày trước Hội đồng xét xử. Luật sư của các nước theo pháp luật
Common Law mặc dù chịu sự điều chỉnh rất lớn của các "án lệ" trước đó, nhưng
không vì thế mà họ không thể hiện tốt kỹ năng tranh luận để bảo vệ tối đa cho

3
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
thân chủ mình, trái lại tại các phần tranh luận luật sư luôn là người chủ động,
điều khiển phần tranh luận theo đúng mục tiêu cần đạt tới của mình. Điều này có
ý nghĩa quyết định đối với việc thuyết phục Hội đồng xét xử tuyên một bản án có
lợi cho thân chủ mình hơn là việc ngồi để hoàn chỉnh Bài bào chữa/Bài bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng.

Thứ ba, về bài bào chữa hay bài luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Thiết nghĩ, xã hội hôm nay là xã hội pháp quyền, do vậy pháp luật vẫn là mục
tiêu tối thượng buộc các chủ thể tố tụng phải hướng tới và tuân thủ. Xu hướng
trình bày luận cứ bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho thân chủ hiện nay nên được
luật sư trình bày đơn giản, ngắn gọn, mạch lạc dựa trên các căn cứ pháp luật,
chứng cứ của hồ sơ vụ án, các tình tiết mới cũng như kết quả tranh luận tại phiên
toà. Do vậy luật sư không nên đề cập qua nhiều tới phạm trù đạo đức, tình cảm
con người để lấy đó làm lý lẽ gỡ tội hay bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình.
Luật sư vẫn quan tâm tới việc chia xẻ với khách hàng nhưng không thể coi đó là
cơ sở lập luận gỡ tội hay bảo vệ khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi các
luật sư phải ý thức được vấn đề quyết định để gỡ tội hay bảo vệ quyền lợi cho
thân chủ mình là các cơ sở pháp lý chứ không tranh tụng theo hướng "tình cảm"
con người.

Kế hoạch xét hỏi là sự chuẩn bị của luật sư cho phần thủ tục hỏi của luật
sư tại tòa. Đây là lúc mà luật sư cần cố gắng để khai thác thêm những tình tiết
mới, những nội dung có lợi cho thân chủ của mình để thực hiện việc bào chữa
bảo vệ cho thân chủ. Thực chất của kế hoạch xét hỏi là sự chuẩn bị một cách chu
đáo các câu hỏi dành cho những người tham gia tố tụng. Các câu hỏi được thiết
lập theo một trình tự hợp lý để khai thác thông tin từ phía những người tham gia,
làm sao để kết thúc phần xét hỏi luật sư có thể làm sáng tỏ hơn nữa nội dung vụ

4
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
án, thậm chí có thể tìm ra những nội dung hoàn toàn mới, những chứng cứ hoàn
toàn mới làm thay đổi hẳn bản chất vụ án, có thêm những tình tiết bảo vệ có lợi
cho thân chủ của mình. Kế hoạch xét hỏi cần phải được lập một cách tỷ mỉ, chi
tiết và rõ ràng. Tại phiên tòa xét xử không phải chỉ có luật sư mới được hỏi mà
còn có sự tham gia hỏi của Hội đồng xét xử, của vị đại diện Viện kiểm sát. Do
đó, luật sư cần chuẩn bị cho mình những câu hỏi “độc”, đủ độ sắc sảo, không
trùng lặp với những câu hỏi mà những người khác có thể hỏi đến, hoặc đề nghị
hỏi đến. Việc chuẩn bị một kế hoạch xét hỏi chu đáo do đó rất quan trọng và đòi
hỏi sự đầu tư công phu, mất nhiều công sức của luật sư.

Như đã trình bày thì kế hoạch xét hỏi có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề còn chưa rõ ràng khi tham gia xét xử tại tòa. Qua nghiên cứu hồ
sơ, tiếp cận hiện trường của vụ án, gặp gỡ thân chủ của mình, các luật sư chưa
thể có những kết luận chính xác cho những nội dung của vụ án. Những lời khai
của những người tham gia tố tụng trước khi phiên tòa diễn ra chưa hẳn đã là
những lời khai hoàn toàn đúng sự thật, thậm chí có thể là sai hoàn toàn vì những
lí do nào đó. Việc của luật sư là phải khai thác các vấn đề đó tìm hiểu xem liệu
có nguyên nhân nào đó diễn tới việc những lời khai kia có thể có vấn đề, tìm ra
những sơ hở đó để tại phiên tòa đưa ra những câu hỏi sắc sảo khiến cho những
người tham gia tố tụng phải khai rõ ràng để làm rõ nội dung vụ án. Một kế hoạch
xét hỏi được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ là một phần quan trọng trong thành
công của luật sư khi tham gia tranh tụng tại tòa. Với quyền của mình, luật sư
được hỏi tất cả những người tham gia tố tụng tại tòa những nội dung liên quan
đến vụ án. Do đó, luật sư cần phải nghiên cứu các mối quan hệ giữa những người
đó với vụ án để khai thác triệt để mọi tình tiết liên quan. Các câu hỏi có thể xoáy
sâu vào những điểm chưa rõ để làm sáng tỏ nội dung, hoặc liên quan đến các
tình tiết giảm nhẹ có lợi cho thân chủ. Khi đó, luật sư sẽ thể hiện được hết khả

5
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
năng của mình và có thể mang lại thành công cho bản thân và lợi ích cho thân
chủ.

II. LẬP KẾ HOẠCH XÉT HỎI

Lập kế hoạch xét hỏi là một công việc đòi hỏi sự công phu, mất rất nhiều
thời gian và công sức của luật sư. Việc lập kế hoạch xét hỏi được xem như việc
làm bắt buộc ngay cả đối với những luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Lợi ích của việc lập kế hoạch xét hỏi mang lại đối với luật sư là rất lớn, rất quan
trọng.

1. Nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi lập kế hoạch xét hỏi

Nghiên cứu kỹ hồ sơ là một việc làm bắt buộc đối với mọi luật sư khi
tham gia giải quyết vụ án. Tuy nhiên, dưới góc độ của việc lập kế hoạch xét hỏi
luật sư cần phải có những nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng trong một số vấn đề cụ
thể. Liên quan đến việc hỏi của luật sư tại phiên tòa, luật sư cần phải tìm hiểu rõ
ràng nội dung vụ án, những người liên quan, những tình tiết còn chưa rõ ràng,
những điểm uẩn khúc…. Tất cả những yếu tố trên đây góp phần quan trọng vào
việc giải quyết vụ án. Nếu luật sư không nghiên cứu kỹ lưỡng thì sẽ không thể
đưa ra được những câu hỏi sát với nội dung của vụ án. Thậm chí, chỉ nghiên cứu
sơ qua thì không những không có những câu hỏi làm sáng tỏ vụ án mà ngược lại
có thể khiến cho thân chủ lâm vào tình trạng không thể xoay chuyển tình hình
dẫn đến việc bảo vệ, bào chữa cho thân chủ bị thất bại hoàn toàn. Đây là điều hết
sức nên tránh đối với các luật sư. Nghiên cứu kỹ hồ sơ cũng là bước đệm quan
trọng cho các bước tiếp theo.

2. Xác định hướng bào chữa cho thân chủ

6
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, luật sư cần phải định hướng
giải quyết vụ án. Nghiên cứu hồ sơ sẽ giúp cho việc định hướng dễ dàng hơn rất
nhiều. Chúng ta có thể cãi trắng án, cãi theo hướng giảm nhẹ hoặc chuyển từ tội
danh này sang tội danh khác có hình phạt nhẹ hơn, hoặc chuyển khung hình phạt
trong tội danh sang khung nhẹ hơn. Tất cả đều nhằm mục đích mang lại lợi ích
cao nhất cho thân chủ. Khi đã xác định được hướng bào chữa, bảo vệ cho thân
chủ của mình chúng ta mới có thể làm các bước tiếp theo để đưa ra kế hoạch xét
hỏi hoàn chỉnh. Ở bước này nếu chúng ta không xác định một cách rõ ràng cụ thể
thì sẽ dẫn đến việc chúng ta bị bị động trong các phần sau, khiến việc đặt câu hỏi
không tập trung vào một mục đích cụ thể và khiến cho việc giải quyết vụ án gặp
khó khăn. Xác định hướng bào chữa,bảo vệ chính là làm rõ mục đích cho những
câu hỏi mà luật sư sẽ đưa ra.

3. Việc đặt câu hỏi của luật sư

Đặt câu hỏi là công việc rất quan trọng. Tuy nhiên, với việc nghiên cứu kỹ
hồ sơ vụ án cũng như việc xác định rõ ràng mục đích hay hướng bào chữa,bảo vệ
cho thân chủ sẽ làm giảm đi áp lực rất nhiều. Vấn đề đặt câu hỏi ở đây là đặt các
câu hỏi theo hướng mà luật sư đã định trước. Cần hỏi ai? Hỏi những nội dung gì?
Hỏi bằng kiểu câu hỏi như thế nào? Hỏi ai trước, ai sau? Với ai trong vụ án nên
hỏi những câu hỏi đóng, ai sẽ hỏi bằng những câu hỏi mở? Với ai thì nên dùng
câu hỏi lập luận để phản bác? Khi đã xác định được các yêu cầu hỏi nêu trên luật
sư sẽ đưa ra những câu hỏi hay nhất, hợp lý nhất và giúp cho việc giải quyết vụ
án trở nên thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn.

III. KẾ HOẠCH XÉT HỎI KHI CÙNG THAM GIA BÀO CHỮA VỚI
CÁC LUẬT SƯ KHÁC

7
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-
Theo quy định của pháp luật Việt Nam một bị cáo có thể được nhiều luật
sư bào chữa. Vấn đề đặt ra là nếu các các luật sư cùng bào chữa cho thân chủ có
quan điểm không giống nhau hoặc trái ngược nhau? Đây là vấn đề cần phải giải
quyết trước khi ra phiên tòa bởi mỗi luật sư có một cách tiếp cận hồ sơ và suy
nghĩ khác nhau. Việc cùng chung mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
thân chủ không có nghĩa là phải trùng quan điểm. Mỗi luật sư sẽ có những lập
luận khác nhau khi trình bày quan điểm bào chữa của mình. Trong thực tế việc
các quan điểm trái ngược nhau giữa các luật sư khi bảo vệ cho một thân chủ là ít
xảy ra nhưng không phải là không xảy ra. Không nên xảy ra tình huống các luật
sư có quan điểm khác nhau đối với cùng một hành vi phạm tội của bị cáo. Nếu
các luật sư không thống nhất quan điểm sẽ tạo điều kiện cho kiểm sát viên phản
bác các lập luận của luật sư bằng chính các lập luận của luật sư đồng nghiệp.

Cần phải thấy rằng khi có sự tham gia của nhiều luật sư, nếu các luật sư có
được sự thống nhất trong quan điểm thì việc giải quyết vụ án thật là dễ dàng. Ở
đây, cần phải nhấn mạnh rằng mỗi luật sư khi đi sâu nghiên cứu một vấn đề và
làm rõ vấn đề đó sẽ là tương đối dễ dàng cho việc thực hiện việc lập kế hoạch
xét hỏi của riêng mình. Việc đặt các câu hỏi có trọng tâm sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Mỗi người tập trung cho một vấn đề nhưng cần phải có sự thống nhất trong giai
đoạn trước đó là xác định được hướng bào chữa, bảo vệ cụ thể của mình.

8
Vấn đề dự kiến kế hoạch xét hỏi của luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-

KẾT LUẬN
Như vậy, qua sự phân tích ở trên, có thể thấy vấn đề dự kiến kế hoạch xét
hỏi của Luật sư bào chữa trước khi ra phiên tòa sơ thẩm là rất quan trọng. Đây
không chỉ là cách thức làm sáng tỏ vụ án, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp
cho thân chủ mà còn là con đường để luật sư thể hiện kĩ năng của mình.

Kỹ năng lập kế hoạch xét hỏi của luật sư trong vụ án hình sự là một giai
đoạn mang tính quan trọng đòi hỏi luật sư cần nghiên cứu hồ sơ một cách cẩn
thận, tổng thể và toàn diện. Trong đó, việc xây dựng thói quen lập kế hoạch xét
hỏi là một việc làm hết sức cần thiết. Dù là tham gia một mình hay có nhiều luật
sư cùng tham gia thì việc lập kế hoạch xét hỏi đơn giản nhưng cụ thể sẽ giúp cho
các luật sư chủ động hơn rất nhiều trong việc giải quyết các vụ án. Đặc biệt khi
có sự tham gia của nhiều luật sư trong cùng một vụ án thì các luật sư cần phải
xác định thống nhất quan điểm bào chữa, bảo vệ. Mỗi người có thể chuẩn bị cho
mình một kế hoạch xét hỏi riêng trên cơ sở đã thống nhất. Việc đi cụ thể, chi tiết
vào từng vấn đề sẽ làm cho việc hỏi tập trung hơn và dễ dàng hơn rất nhiều.

You might also like