You are on page 1of 42

NGUYÊN LÝ

TRUYỀN THÔNG

Thạc sĩ. VÕ KHIẾM

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHOA


HỌC,
CÔNG NGHỆ & TIN HỌC LÂM
ĐỒNG

Email:
vokhiemkh@yahoo.com
Phone: 063. 501778 -
0913173367
Chương 2:
ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ
Tín hiệu tương tự khi truyền đi xa
thì năng lượng của chúng bị suy giảm
theo khoảng cách.
Vì vậy, để có thể truyền tín hiệu
đi xa và thích hợp với các dạng kênh
truyền khác nhau cần phải thực hiện
quá trình điều chế tín hiệu.
Trong chương trình này, chỉ
nghiên cứu nguyên lý của các tín hiệu
điều chế tương tự và hàm phổ của
chúng.
Các sơ đồ điều chế chỉ trình bày
dưới dạng nguyên lý. Các vấn đề giải
pháp kỹ thuật, sơ đồ mạch điện cụ
thể, sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở giáo
trình Mạch điện tử thông tin.
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐIỀU CHẾ
Điều chế là quá trình biến đổi dạng tín hiệu sóng mang (carrier)
tuân theo một đặc trưng nào đó của tín hiệu đều chế ( tin tức ) cần
truyền đi nhằm tạo ra một tín hiệu chứa nội dung tin tức nhưng có dạng
thức phù hợp, có thể lan truyền trong môi trường.
Để điều chế tín hiệu, cần phải có hai thành phần:
- Tín hiệu đem điều chế, chứa tin tức, thường được kí hiệu là s(t)
(hay x(t), w(t), m(t),..., tuỳ hoàn cảnh).
s(t) = Uscos2πfst
- Sóng mang (carrier ), còn gọi là dao động tải tin, ký hiệu là Uc(t)
hay Xc(t)…. Đó là dao động tần số cao, thường dưới dạng điện thế hay
dòng điện, như sau:
Uc(t) = Uocos(2πfct + θ)
CÁC KIỂU ĐIỀU CHẾ
Uc(t) được đặc trưng bởi ba tham số là: biên độ, tần số, pha tức thời.
Nói các khác: điều chế là ghi tín hiệu vào một trong các tham số của
dao động mang, làm cho các tham số này bị thay đổi theo quy luật của
tin tức.
- Nếu ghi tín hiệu vào biên độ của dao động mang, làm cho biên độ
thay đổi theo quy luật của tin tức. Ta có tín hiệu điều chế biên độ.
- Nếu ghi tín hiệu vào tần số của dao động mang, thì tần số dao
động mang thay đổi theo quy luật của tin tức. Ta có tín hiệu điều chế
tần số.
- Nếu ghi tín hiệu vào pha tức thời của dao động mang, thì pha tức
thời bên cạnh sự thay đổi đều đặn theo thời gian, sẽ thay đổi theo quy
luật của tin tức. Ta có tín hiệu điều chế pha.
- Nếu ghi tín hiệu đồng thời vào hai tham số (biên độ và pha) của dao
động mang, chúng ta có tín hiệu điều chế hỗn hợp.
II. ĐIỀU CHẾ BIÊN ĐỘ AM
(Amplitude Modulation ) 
1. Điều chế biên độ song biên
Tin tức s(t) và sóng mang uc(t) biểu diễn như sau:
s(t) = Uscos2πFt
uc(t) = Uocos(2πfct + θ)
Tín hiệu điều chế AM (theo phép cộng) có dạng:
uAM(t) = [U0 + s(t)]cos(2πfct + θ)
uAM(t) = [U0 + Us.cos2πFt].cos(2πfct + θ)
= U0 [1+Us/U0.cos2πFt].cos(2πfct + θ)
Đặt m = Us/U0 là độ sâu điều chế
uAM(t) = U0[1 + m.cos2πFt].cos(2πfct + θ)
uAM(t) = [U0 + m.U0cos2πFt].cos(2πfct + θ)
Tín hiệu AM theo độ sâu điều chế m
mU 0 mU 0
= U 0 cos(2πf ct + θ ) + cos[2π ( f c + F )t + θ ] + cos[2π ( f c − F )t + θ ]
2 2

Phổ biên độ - tần số tín hiệu AM đơn âm

uAM(t) = [U0 + m.U0cos2πFt].cos(2πfct + θ)


  có thể triển khai biểu thức như sau:
Chúng ta
uAM(t) = U0cos(2πfct + θ) + mU0cos(2πfct + θ). cos(2πFt)
= U 0 cos(2πf c t + θ )
mU 0
+ cos[2π ( f c + F )t + θ ]
2
mU 0
+ cos[2π ( f c − F )t + θ ]
2

- Thành phần (1) biên độ U0, còn tần số sóng mang fc ;


- Thành phần (2) biên độ mU0/2, còn tần số biên trên là (fc+F);
- Thành phần (3) biên độ mU0/2, còn tần số biên dưới là (fc-F).
Phổ tín hiệu AM
Phổ biên độ - tần số tín hiệu AM
Công suất các thành phần tần phổ
- Công suất của thành phần sóng mang: Pc = U20
- Công suất của thành phần biên: Pb = (mU0/2)2
- Công suất toàn bộ tín hiệu AM : PAM = Pc + 2Pb = Pc [ 1 + m2/2]
Điều chế AM, công suất thành phần sóng mang chiếm phần lớn.
m = 1, thì 66% công suất dành cho sóng mang, chỉ 17% công suất
để tải thông tin (một dải biên).
m < 1, công suất để tải thông tin còn giảm hơn nữa, m = ½, thì gần
90% công suất cho sóng mang, hơn 5% công suất của tín hiệu để tải
thông tin.
m > 1, công suất thành phần sóng mang giảm đi. Nhưng độ rộng
phổ tín hiệu AM tăng lên nhiều lần, Wm>1 = 6B = 3Wm<1,
W độ rộng phổ tần số tín hiệu AM, còn B là độ rộng phổ của tin tức.
Phổ biên độ - tần số tín hiệu AM đa âm
2. Điều chế biên độ triệt sóng mang
DSB – SC (Double SideBand Supperssed Carrier ).

Điều chế AM có nhược điểm là lãng phí công suất phát cho sóng
mang mà không chứa đựng thông tin.
Trong ứng dụng, ta loại bỏ sóng mang trong tín hiệu điều chế,
phương pháp này gọi là điều chế triệt sóng mang DSB – SC
Tín hiệu AM có hai dải biên tần với sóng mang bị triệt, được tạo
ra bằng cách nhân tín hiệu đem điều chế s(t) với sóng mang Uc(t), có
dạng như sau:
uDSB-SC(t) = s(t).U0 cos(2πfct + θ)
Tín hiệu DSB – SC, do không có thành phần sóng mang nên toàn
bộ công suất của tín hiệu dùng để tải thông tin (mỗi dải biên 50%).
Tuy nhiên, khi nhận lại tín hiệu điều chế ở máy thu phải sử dụng
mạch giải điều chế tích, nên giá thành sẽ cao hơn nhiều so với mạch
tách sóng đường bao biên độ AM.
Phổ biên độ - tần số tín hiệu DSB-
SC 
 uDSB-SC(t) = s(t).U0 cos(2πfct + θ)

Biểu thức này có thể viết lại đơn giản như sau:
 uDSB-SC(t) = U0Uscos(2πFt) x cos(2πfct + θ)
Chúng ta triển khai tiếp như sau:
u (t) = Acos[2π(fc + F)t + θ].cos[2π(fc – F)t + θ]
DSB-SC

Biểu thức này chỉ có hai thành phần tần số là fc ±


F.
Phổ biên độ - tần số tín hiệu BSB-
SC
3. Điều chế biên độ - đơn biên SSB-AM
(Single Side Band Amplitude Modulation )

Phổ biên độ - tần số của tín hiệu AM, có hai dải biên
(biên trên và biên dưới) cùng chứa một lượng tin như nhau.
 Như vậy, chỉ cần một dải biên cũng có thể khôi phục
lại tin tức ban đầu, tức là có thể bỏ đi một dải biên.
Để toàn bộ công suất của tín hiệu sử dụng cho truyền
tải thông tin, cần loại bỏ thành phần sóng mang như điều
chế DSB-SC, và loại bỏ bớt một dải biên của tín hiệu, đó là
điều chế biên độ đơn biên SSB-AM .
Tín hiệu SSB-AM với sóng mang bị triệt thường được
sử dụng trong thực tiễn nhất.
Phổ biên độ tần số tín hiệu SSB –
AM
tiếng nói 
Điều chế tín hiệu SSB-AM có thể thực hiện bằng một
trong ba giải pháp kỹ thuật sau:
- Phương pháp lọc (filtering method);
- Phương pháp quay pha (phasing method);
- Phương pháp lai ghép của hai phương pháp trên.
So với tín hiệu AM thuần túy, thì tín hiệu SSB-AM chỉ
chiếm dụng phổ bằng một nửa, tức WSSB-AM = B.
Tuy nhiên, giải pháp kỹ thuật ở cả thiết bị phát, cũng như
phía thu, đều phức tạp hơn.
Vìthế, tín hiệu SSB-AM, chỉ được sử dụng cho mục đích
quân sự.
4. Điều chế biên độ - dải biên rớt
(Vestigial SideBand – VSB)
Trong kỹ thuật truyền hình, để truyền tải hình ảnh bằng điều biên
AM hoặc DSB-SC, phổ tần số của nó quá rộng W = 2 x 4,2 = 8,4 MHz.
 Nếu sử dụng SSB-AM, thì giải pháp kỹ thuật lại quá phức tạp, giá
thành đắt.
Vì vậy, người ta sử dụng giải pháp điều biên rớt
Tínhiệu VSB có thể thực hiện từ tín hiệu AM hoặc DSB-SC, nhờ
một mạch lọc giải thông đặc biệt, gọi là mạch lọc biên rớt.
Mạch lọc biên rớt có tác dụng làm giảm (cắt cụt) phần lớn phổ
biên tần dưới.
Phổ tín hiệu VSB 
Tín hiệu VSB được biểu diễn
bằng biểu thức: sVSB(t) = uAM(t)*h(t)
- uAM(t) là tín hiệu điều biên AM,
- h(t) là đáp ứng xung của mạch
lọc biên rớt,
- dấu * ở đây chỉ phép tích chập.
Phổ tín hiệu VSB xác định bằng
biểu thức: SVSB(f) = SAM(f) . H(f)
- SAM(f) - phổ biên độ - tần số
của tín hiệu AM,
- H(f) là hàm truyền của mạch
lọc biên rớt.
5. Mạch điều chế biên độ

Điều chế biên độ là một quá trình phi tuyến,


các mạch điều chế được phân chia thành các
dạng sau:
- Mạch điều chế nhân
- Mạch điều chế bậc hai
- Mạch điều chế cân bằng
- Mạch điều chế SSB
a. Mạch điều chế nhân
Điều chế độ AM, để có tín hiệu
xc(t)=Accoswct+μx(t)Accoswct,
mạch điều chế gồm các khối nhân
và cộng.
 Với điều chế DSB, sơ đồ mạch
tương tự nhưng chỉ có khối nhân
thuần tuý xc(t) = x(t).Accoswct.
Một dạng khác của mạch điều
chế nhân là phương pháp điều
khiển độ hỗ dẫn của các phân tử
tích cực, như mạch nhân dùng BJT
b. Mạch điều chế bậc hai 
c. Mạch điều chế cân bằng
 Trong thực tế, không có phần tử
phi tuyến nào là bậc 2 thuần tuý,
 Để tạo tín hiệu DSB và triệt tiêu
các thành phần bậc 1 và bậc 3, ta
dùng hai mạch AM ghép đối xứng,
gọi là mạch điều chế cân bằng
(balanced modulator)
 Hai mạch điều chế AM giống
nhau, cùng có thành phần sóng
mang Accoswct. Tín hiệu tin tức
x(t) được đảo pha và đặt vào hai
ngõ vào với pha ngược nhau.
 Mạch cộng vi sai cho phép triệt tiêu
thành phần sóng mang, ngõ ra
nhận được x(t)Accoswct là tín hiệu
DSB.
d. Mạch điều chế SSB
6. Giải điều chế tín hiệu biên độ

a. Đổi tần

b. Tách sóng đồng bộ (Synchronous Detection)

c. Tách sóng đường bao (envelope detection)


a. Đổi tần

 Phần tử căn bản của mạch đổi


tần là khối nhân tín hiệu.
 Nếu f1 ≠ f2, mạch nhân tạo ra
thành phần tần số tổng (f1+
f2 ) và hiệu (f1 – f2).
 Mạch lọc tần số cho phép
chọn lựa thành phần tần số
mong muốn, ta có mạch đổi
tần lên (up-converter) hoặc
mạch đổi tần xuống (down-
converter).
 Phương pháp đổi tần như trên
được gọi là phương pháp ngoại
sai (heretodyne).
b. Tách sóng đồng bộ
(Synchronous Detection)

 Mạch tách sóng này cũng gồm


một mạch nhân.
 Tín hiệu thu (đã điều chế)
được nhân với tín hiệu dao
động nội, sau đó được lọc
thông thấp với băng thông
bằng dải tần số W của tín
hiệu tin tức.
 Khi tín hiệu dao động nội được
đồng bộ hoàn toàn về tần số
và về pha với sóng mang, ta
có mạch tách sóng đồng bộ.
c. Tách sóng đường bao
(envelope detection)
 Mạch tách sóng đường bao được
sử dụng thường xuyên cho giải
điều chế AM, vì cấu trúc mạch rất
đơn giản.
 Điều kiện của mạch tách sóng là:
W << 1/ R1C1 <<fc
 Với các kiểu điều chế triệt sóng
mang (DSB hoặc SSB), ta phải
dùng mạch tạo sóng mang để tái
tạo biên độ tín hiệu, sau đó mới
dùng mạch tách sóng đường bao,
 Phương pháp này cần sự đồng bộ
giữa tín hiệu dao động nội với
sóng mang
III. ĐIỀU CHẾ TẦN SỐ - ĐIỀU CHẾ PHA

Tín hiệu điều chế tần số (Frequency Modulation – FM)


cũng như tín hiệu điều pha (Phase Modulation - PM), gọi
chung là tín hiệu điều chế góc, hay điều chế hàm mũ, có
những đặc trưng:
- Phổ tín hiệu đã điều chế không cùng dạng với phổ
của tin tức.
- Băng thông phổ tín hiệu điều chế lớn hơn nhiều lần
băng thông tin tức.
- Chất lượng tín hiệu (tỉ số S/N) được cải thiện mà
không cần tăng công suất phát.
1. Điều chế tần số - FM

 Thường dùng mạch VCO


(Voltage Controlled Oscillator),
là mạch tạo dao động, mà tần
số được điều khiển bởi điện áp
ngoài.
 Khi có tín hiệu điều chế s(t) tác
động vào, tần số tức thời do
VCO tạo ra, được xác định
bằng biểu thức:
 f(t) = fc + as(t); a là hệ số tỉ lệ.
 Quy luật biến thiên của tần số
tức thời f(t) hoàn toàn phù hợp
theo quy luật biến thiên của
tín hiệu đem điều chế s(t).
2. Phổ biên độ - tần số của tín hiệu FM
 Khoảng chiếm dụng của phổ
tần số theo giá trị m càng lớn,
thì W càng rộng.
 WFM =2(m + 2)B
B là bề rộng phổ của tín hiệu
tin tức đem điều chế.
 Khi tín hiệu s(t) có nhiều thành
phần tần số, thì mỗi thành
phần tần số sẽ cho một chỉ số
điều chế m tương ứng, cùng
với một hình ảnh phổ tương
ứng.
 Phổ chung của tín hiệu nhiều
thành phần là sự xếp chồng
của các phổ thành phần.
3. Điều chế pha - PM

 Khi pha tức thời Ф(t) biến thiên tỷ lệ với tín hiệu tin tức
s(t) ta có tín hiệu điều chế pha (Phase Modulation - PM).
 Ta thấy, tín hiệu PM và FM đều có pha và tần số biến
thiên theo thời gian và có cùng bản chất giống nhau.
 Do đó trong thực tế rất khó phân biệt tín hiệu nào là PM
và FM.
 So sánh mối quan hệ giữa điều chế tần số và điều chế
pha
4. Mạch điều chế FM - PM

 Mạch điều chế FM trực tiếp


 Mạch điều chế PM và điều chế FM gián tiếp
a. Mạch điều chế FM trực tiếp 
 Dùng một bộ dao động
VCO có tần số dao động
phụ thuộc điện áp điều
khiển bên ngoài.
 Mạch dùng một phần tử
diode biến dung
(varactor) cùng với
mạch cộng hưởng LC
 Trong đó C0 là điện dung
tĩnh ban đầu của mạch
(gồm C1 mắc song song
với điện dung tĩnh của
varactor)
b. Mạch điều chế PM và FM gián tiếp

Phương pháp điều chế PM ít


được sử dụng trong thực tế,
nhưng kiểu mạch điều chế PM lại
được dùng như một khối bổ trợ
nhờ các đặc điểm sau:
- Việc thi công, đo đạc mạch
tương đối đơn giản.
- Sóng mang thường được tạo
ra nhờ mạch dao động thạch
anh, có sự ổn định tần số,
- Sử dụng kết hợp giữa mạch
điều chế PM với mạch tích phân
tín hiệu tin tức sẽ cho tín hiệu
tương đương điều chế FM.
5. Giải điều chế tần số

 Mạch giải điều chế tần số cung cấp một tín hiệu ở ngõ ra
biến thiên tỉ lệ tuyến tính với tần số tức thời của tín hiệu
ngõ vào.
 Một số mạch giải điều chế tần số thông dụng sau đây:
 Chuyển đổi FM thành AM (FM – to – AM conversion)
 Tách sóng FM phân biệt (phase – shift discrimination)
 Tách sóng điểm không (zero-crossing detector)
 Tách sóng dùng vòng khoá pha (PLL: Phase – Locked
Loop)

You might also like