You are on page 1of 16

Từ khi quyết định 15 ra đời, áp dụng từ 01/01/2006 và quyết định 48

áp dụng từ 01/07/2007 chứ không phải từ 2008 đâu em.
Hạch toán thuế TNDN
Hàng quý, khi xác định số tạm phải nộp
Nợ 8211
Có 3334

Cuối năm xác định theo thực tế


Nếu số phải nộp > số tạm phải nộp
Nợ 8211
Có 3334

Nếu số phải nộp < số tạm nộp (đã nộp) hạch toán
Nợ 3334
Có 8211

Số thuế xác định là phải nộp hạch toán


Nợ 911
Có 8211

Sau đó, kế toán xác định lợi nhuận :


Nợ 911
Có 4212 nếu còn lãi
hoặc
Có 911
Nợ 4212 nếu lỗ.

Như vậy, như em đã hiếu, số thuế TNDN không nằm trong lợi nhuận
chưa phân phối, khi định khoản không có đối ứng Nợ hay Có Tk 421

Tk421 lúc này chỉ là số lãi chưa phân phối, hoặc số lỗ của doanh
nghiệp.
Và số lãi được phân phối vào: chia lãi cho các thành viên, chia cổ tức
( Cty CP), bổ sung vốn, Nộp lợi nhuận cấp trên, trích lập các quỹ,...
Dạy kế toán thực hành tại Tp HCM và dạy kế toán qua internet

Các thuật ngữ trong bài được hiểu như sau:


Số thuế theo luật thuế : số CP thuế thu nhập doanh nghiệp
theo cách ghi nhận DT và CP đúng theo như luật thuế TNDN
quy định.
Lợi nhuận theo Kế toán : là số lợi nhuận tính được theo cách
ghi nhận DT và CP trong kỳ theo chuẩn mực kế toán.
Lợi nhuận theo Thuế : là số lợi nhuận tính được theo cách ghi
nhận DT và CP trong kỳ đúng theo như luật thuế TNDN quy
định.
Trong quá trình học mình không nắm vững phần thuế thu nhập
doanh nghiệp lắm, nhưng sắp thi liên thông lại đụng chạm về
phần này khá nhiều, sau 2 đêm “trằn trọc băng khoăn giấc
chẳng thành” mình viết ra bài này theo cách hiều những tài
liệu mình đọc được, nhưng không chắc chắn lắm là nó chính
xác, mong các anh chị và các bạn đọc và chỉ dùm mình những
chỗ nào sai sót nhé! Cảm ơn mọi người rất nhiều! chúc mọi
người một ngày làm việc vui vẻ!
I) Cuối kỳ căn cứ vào bảng kê chênh lệch tạm thời sẽ phát sinh
2 trường hợp sau:
1) Nếu phát sinh lợi nhuận chịu thuế tính theo kế toán nhỏ hơn
lợi nhuận chịu thuế TNDN tính theo luật thuế quy định thì ta
tính số “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” theo công thức sau

Tài sản Chênh lệch Giá trị được khấu trừ Thuế suất
thuế thu = tạm thời + chuyển sang năm sau của X thuế
nhập Được các khoản lỗ tính thuế và TNDN
hoãn lại Khấu trừ ưu đãi thuế chưa sử dụng hiệnhành(%)

Ví dụ : theo bảng kê do các trường hợp sau đã làm phát sinh


thuế thu nhập hoãn lại:
a) Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do phát sinh
khấu hao TSCĐ theo mục đích kế toán nhanh hơn khấu hao
TSCĐ cho mục đích tính thuế TN trong năm : TSCĐ có nguyên
giá là 100 khấu hao theo thuế là 5 năm -> số khấu hao được
phép tính là 20, DN đã khấu hao nhanh trong 4 năm, số khấu
hao đưa vào CP ( Nợ 642 / Có 214) là 25
b) Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ do phát sinh
ghi nhận một khoản CP trong năm hiện tại nhưng chỉ được
khấu trừ vào TN chịu thuế trong năm sau. Ví dụ: CP trích trước
về sửa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại nhưng chỉ
được khấu trừ vào TN chịu thuế khi các khoản CP này thực tế
phát sinh trong các năm sau : trích trước sửa chữa lớn mà
trong năm không sử dụng (Nợ 627 / Có 335) là 15
c) Tài sản thuế TN hoãn lại được tính trên giá trị được khấu trừ
của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các
năm trước chuyển sang năm hiện tại : Là 10
Tổng chênh lệch lợi nhuận theo Kế toán so với Thuế là
25+15+10 = 50 (Vì chi phì ghi nhận nhiều hơn nên lợi nhuận
theo cách tính của Kế toán ít hơn Thuế là 50)Χ
Thuế thu nhập hoãn lại là : 50 X 25% = 12,5
Định khoản : Nợ 243 / Có 8212 : 12,5
Kết chuyển tính kết qủa kinh doanh : (biết LN theo luật thuế là
1000)
Nợ 911 / Có 8211: 1000 X 25% = 250
Nợ 8212 / Có 911: 12,5
Số kết chuyển sang TK 412 “ lợi nhuận chưa phân phối” cũng
giống như số Kế toán đã tính.⊇
Sang kỳ sau nếu tiếp tục phát sinh thuế thu nhập hoãn lại:
- Nếu phát sinh thuế thu nhập hoãn lại là 30, ta định khoản như
sau
Nợ 243 / Có 8212 : 17,5
Ta định khoản như thế này thay vì phải định khoản 2 nghiệp
vụ:
Hoàn nhập vì TK 243 có số dư đầu kỳ là 12,5 Nợ 8212 / Có
243 : 12,5
Nợ 243 / Có 8212 : 30 CP thuế TN hoãn lại trong kỳ
Kết chuyển tính kết qủa kinh doanh
Nợ 911 / Có 8211: (Số thuế đúng theo luật Thuế)
Nợ 8212 / Có 911: 17,5
- Nếu phát sinh thuế thu nhập hoãn lại là 10, ta định khoản như
sau:
Nợ 8212/ Có 243 : 2,5
Ta định khoản như thế này thay vì phải định khoản 2 nghiệp
vụ:
Hoàn nhập vì TK 243 có số dư đầu kỳ là 12,5 Nợ 8212 / Có
243 : 12,5
Nợ 243 / Có 8212 : 10 CP thuế TN hoãn lại trong kỳ
Kết chuyển tính kết qủa kinh doanh
Nợ 911 / Có 8211: (Số thuế đúng theo luật Thuế)
Nợ 911 / Có 8212: 2,5
2) Nếu phát sinh lợi nhuận chịu thuế tính theo kế toán nhỏ hơn
lợi nhuận chịu thuế TNDN tính theo luật thuế quy định thì ta
tính số “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” theo công thức sau

Thuế TN
hoãn lại phải trả = Chênh lệch
tạm thời chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
hiện hành (%)

Ví dụ : theo bảng kê do các trường hợp sau đã làm phát sinh


thuế thu nhập hoãn lại phải trả:
Thuế TN hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế. Ví dụ Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
do DN xác định dài hơn thời gian sử dụng hữu ích theo chính
sách tài chính hiện hành được cơ quan thuế chấp thuận dẫn
đến mức trích khấu hao TSCĐ theo kế toán thấp hơn khấu hao
được khấu trừ vào lợi nhuận tính thuế. TSCĐ có nguyên giá là
120 khấu hao theo thuế là 4 năm -> số khấu hao được phép
tính là 30, DN đã khấu hao trong 6 năm, số khấu hao đưa vào
CP ( Nợ 642 / Có 214) là 20
Chênh lệch lợi nhuận theo Kế toán so với Thuế là 10 (do ghi
nhận CP thấp hơn quy định 10 nên lợi nhuận theo cách tính của
Kế toán cao hơn Thuế là 10, nên dẫn đến số thuế TNDN phải
nộp theo cách tính của kế toán sẽ cao hơn của thuế )
Thuế thu nhập hoãn lại là : 10 X 25% = 2,5
Định khoản : Nợ 8212 / Có 347 : 2,5
Kết chuyển tính kết qủa kinh doanh : (biết LN theo luật thuế là
1000)
Nợ 911 / Có 8211: 1000 X 25% = 250
Nợ 911 / Có 8212: 2,5
Số k ết chuy ển sang TK 412 “ lợi nhuận chưa phân phối” cũng
giống như số Kế toán đã tính⊇
Sang kỳ sau nếu tiếp tục phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải
trả :
- Nếu phát sinh thuế thu nhập hoãn lại là 10, ta định khoản như
sau:
Nợ 8212 / Có 347 : 7,5
Ta định khoản như thế này thay vì phải định khoản 2 nghiệp
vụ:
Hoàn nhập vì TK 347 có số dư đầu kỳ là 2,5 Nợ 347 / Có 8212
: 2,5
Nợ 8212 / Có 347 : 10 CP thuế TN hoãn lại trong kỳ
Kết chuyển tính kết qủa kinh doanh
Nợ 911 / Có 8211: (Số thuế đúng theo luật Thuế)
Nợ 911 / Có 8212: 7,5
- Nếu phát sinh thuế thu nhập hoãn lại là 2, ta định khoản như
sau:
Nợ 347/ Có 8212 : 0,5
Ta định khoản như thế này thay vì phải định khoản 2 nghiệp
vụ:
Hoàn nhập vì TK 347 có số dư đầu kỳ là 2,5 Nợ 347 / Có 8212
: 2,5
Nợ 8212 / Có 347 : 2 CP thuế TN hoãn lại trong kỳ
Kết chuyển tính kết qủa kinh doanh
Nợ 911 / Có 8211: (Số thuế đúng theo luật Thuế)
Nợ 8212 / Có 911: 0,5

LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.

a) Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toàn
bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của doanh nghiệp.

b) Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số thu lớn hơn số chi phí của các hoạt động tài chính, bao
gồm: hoạt động Cho thuê tài sản; mua bán Chứng khoán; mua bán ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng
thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay vốn; lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia từ Phần vốn
góp liên doanh, hợp doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

Lợi nhuận hoạt động bất thường là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động bất thường, bao
gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ; khoản nợ khó đòi đã duyệt bỏ nay
thu hồi được; lợi nhuận từQuyền sở hữu, Quyền sử dụng tài sản; khoản thu vật tư, tài sản thừa sau
khi đã bù trừ hao hụt mất mát; khoản chênh lệeh do thanh lý, nhượng bán tài sản; lợi nhuận các
năm trước phát hiện năm nay; hoàn nhập số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng nợ phải thu khó đòi; tiền trích Bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.

2. Nhà nước để lại khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhằm
mục đích chủ yếu bổ sung vốn kinh doanh, lập quỹ dự phòng tài chính để tự bù đắp một phần rủi
ro; đồng thời chăm lo lợi ích vật chất cho Người lao động trong doanh nghiệp.

B. PHÂN PHỐ LỢI NHUẬN SAU THUẾ


Sau khi chuyển lỗ theo Điều 22 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập theo
Luật định, lợi nhuận còn lại được phân phối theo trình tự sau đây:

1. Bù khoản lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

2. Nộp tiền thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành;

3. Trả tiền Phạt vi phạm pháp luật nhà nước như: vi phạm luật thuế, luật giao thông, luật môi
trường, Luật thương mại và quy chế hành chính..., sau khi đã trừ tiền Bồi thường tập thể hoặc cá
nhân gây ra (nếu có);

4. Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định
thu nhập chịu thuế;

5. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có);

6. Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (l, 2, 3, 4, 5) được phân phối như sau:

6.l. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của
doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.2. Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

6.3. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lương thực
hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa;

6.4. Đối với một số ngành đặc thù (như Ngân hàng thương mại, bảo hiểm,...) mà pháp luật quy định
phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp trích lập theo các quy định
đó;

6.5. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;

6.6. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập quỹ Khen
thưởng và quỹ phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên Vốn nhà
nước (vốn nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn nhà nước tại các thời điểm
1/1 và cuối mỗi quý của năm), như sau:

a) 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp: Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm
nay bằng hoặc cao hơn năm trước.

Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi
nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư.

b) 2 tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trướe.

Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) sau khi lấy ý
kiến tham gia của Ban Chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia số tiền vào mỗi quỹ.

Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi
nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.
7. Thủ tục và thời điểm trích lập các quỹ:

7.l. Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quý về số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệp kê khai và
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ quy
định ở Mục II nói trên, nhưng số tạm trích vào các quỹ không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận
sau thuế của quý đó.

7.2. Sau khi công bố công khai báo cáo tài chính năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, doanh
nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế cả năm theo quy định ở Mục B Thông tư
này.

C. MUC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ DOANH NGHIỆP

1. Quỹ đầu tư phát triển để:

1.1. Bổ sung vào vốn kinh doanh của Nhà nước: Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh
doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của doanh nghiệp;

Góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành;

Đối với các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ thu mua, chế biến nông, lâm, hải sản được
dùng quỹ này để trực tiếp đầu tư phát triển vùng Nguyên liệu, hoặc cho các thành phần kinh tế
khác vay vốn phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp.

Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh
nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có
hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

1.2. Trích nộp quỹ đầu tư phát triển của Tổng Công ty nhà nước (nếu là thành viên của Tổng công
ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.

1.3. Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh
nghiệp để đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước khác. Bộ Tài chính, sau khi thống nhất với
cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định việc điều động này.

2. Quỹ dự phòng tài chính để:

2.l. Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh
sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm.

2.2. Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty (nếu là thành viên của
Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.

3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để

3.1. Trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm
tạm thời theo quy định của Nhà nước; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động
do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho
lao động nữ của doanh nghiệp. Quỹ này chỉ dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do
các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay
đổi tổ chức trong khi chưa bố trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc.
3.2. Đối với những doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty nhà nước, mà việc trợ cấp mất
việc làm do Tổng công ty đảm nhận theo Quy chế tài chính Tổng công ty thì doanh nghiệp thành
viên trích nộp để hình thành quỹ dự phòng trợ cấp mất việc của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội
đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.

Mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Chủ tịch
công đoàn doanh nghiệp.

4. Quỹ phúc lợi để:

4. l. Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng
của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với
các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận.

4.2. Chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên
doanh nghiệp.

4.3. Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội (các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội công cộng...).

4.4. Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.

4.5. Ngoài ra có thể chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đã nghỉ hưu, mất
sức lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, xây nhà tình nghĩa, từ thiện.

4.6. Trích nộp để hình thàrth quỹ phúc lợi tập trung của Tổng công ty (nếu là thành viên Tổng
công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn doanh nghiệp để quản lý và sử
dụng quỹ này.

5. Quỹ khen thưởng để:

5.l. Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Mức thưởng do Giảm đốm doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức Công
đoàn và trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp.

5.2. Thưởng cho những cá nhân và đơn vị bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế đã hoàn
thàrth tốt những điều kiện của hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc doanh nghiệp quyết định.

5.3. Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung của Tổng công ty (nếu là thành viên
Tổrlg công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

D. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHJỆP VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) chịu
trách nhiệm về xác định chính xác các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp, phân phối và sử dụng
các khoản lợi nhuận sau thuế theo đúng các quy định tại Thông tư này.
Việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp phải công khai trước các cơ quan quản lý
của Nhà nước và Tập thể lao động của doanh nghiệp.

2. Cơ quan quản lý tài chính nhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc phân phối các khoản lợi
nhuận sau thuế, việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp theo quy định của Thông tư
này.

Nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện sai thì yêu cầu các doanh nghiệp phải sửa sai. Nếu vi
phạm thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà áp dụng các hình thức thích hợp: xử lý phạt hành chính, bồi
thường vật chất hoặc bị giảm trừ 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng theo các quy định của pháp luật
hiện hành.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

BÀI SỐ 1: Doanh nghiệp (DN) X thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, trong tháng 06/N có tài liệu như sau:
I. Số dư đầu tháng (ĐVT : 1000 đồng):
TK 1211 : 500.000 (5.000 cổ phiếu với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100)
TK 154 : 49.600 (Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu
chính)
Trong đó : TK 154A : 26.000 , TK 154B : 23.600
TK 111: 50.000 (Tiền mặt VND) , Các tài khoản khác có số dư giả
định.

II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT : 1000
đồng):
1. Mua vật liệu nhập kho của công ty A chưa trả tiền theo hóa đơn GTGT số
12345/AD :
+ Vật liệu chính: Gía mua chưa thuế GTGT: 600.000 (5.000kg), thuế
GTGT 10%
+ Vật liệu phụ: Gía mua chưa thuế GTGT: 150.000 (200kg), thuế GTGT
10%
Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về nhập kho theo hóa đơn GTGT số
13575/AH 2.100, Công ty đã trả theo phiếu chi số 01. Biết rằng chi phí vận
chuyển phân bổ cho vật liệu chính và vật liệu phụ theo giá mua chưa có thuế
GTGT
2. Nhượng bán 50 cổ phiếu ngắn hạn cho công ty B, giá vốn 600/cổ phiếu,
giá bán 700/cổ phiếu , doanh nghiệp đã thu bằng TGNH. Chi phí cho việc bán cổ
phiếu 300 đã trả bằng tiền mặt
3. Bộ phận QLDN báo hỏng một số CCDC thuộc loại phân bổ 2 lần (xuất
dùng tháng trước), giá thực tế khi xuất kho 12.000, giá trị phế liệu thu hồi nhập kho
500
4. Xuất kho vật liệu chính :
- Dùng để sản xuất sản phẩm A : 250.000
- Dùng để sản xuất sản phẩm B : 150.000

5. Xuất kho vật liệu phụ :


- Dùng để sản xuất sản phẩm A là : 50.000 và sản xuất sản phẩm B
là : 30.000
- Dùng cho quản lý phân xưởng sản xuất : 10.000
- Dùng cho quản lý doanh nghiệp : 15.000
6. Doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình đã đưa vào sử dụng , giá thanh
toán 275.000 , trong đó thuế GTGT 10%, doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển
khoản. Chi phí lắp đặt, chạy thử giá chưa có thuế GTGT 2.000, thuế GTGT 10%,
doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặ.Tài sản này được đầu tư 50% bằng
nguồn vốn đầu tư XDCB, 50% thuộc nguồn quỹ đầu tư phát triển .
7. Tiền lương phải trả cho các đối tượng như sau :
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm A :100.000
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm B : 60.000 - Lương nhân viên
bán hàng : 10.000
- Lương nhân viên quản lý sản xuất : 20.000 - Lương nhân viên
quản lý Cty: 30.000
8. Trích BHXH , BHYT , KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định .
9. Trích khấu hao TSCB trong tháng như sau :
- Khấu hao TSCB dùng ở phân xưởng sản xuất : 50.000
- Khấu hao TSCB dùng ở bộ phận bán hàng : 6.000
- Khấu hao TSCB dùng ở bộ phận QLDN : 14.000
10. Chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt như sau :
- Dùng cho quản lý sản xuất : giá chưa có thuế GTGT 20.000 , thuế
GTGT 10%
- Dùng cho quản lý DN : giá chưa có thuế GTGT 10.000 , thuế
GTGT 10%.
11. Xuất kho công cụ dụng cụ : Loại phân bố 1 lần trị giá thực tế 16.200
dùng cho xưởng SX, dùng cho bán hàng 4.000, dùng ở bộ phận QLDN là 10.000.
12. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung để tính giá thành 2 loại sản phẩm. (Biết Chi phí sản xuất chung
được phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 2
loại sản phẩm).
13. Cuối tháng hoàn thành nhập kho 500 sản phẩm A và còn lại 20 sản
phẩm A dỡ dang.
Nhập kho 400 sản phẩm B và không có sản phẩm dỡ dang. Biết rằng giá trị
sản phẩm dỡ dang, được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính .
14. Xuất kho 300 thành phẩm A bán cho công ty H, giá bán chưa có thuế
GTGT 1.400/sp, thuế GTGT 10%. Công ty H chấp nhận mua - chưa thanh toán.
Cty X chấp thuận cho Cty H hưởng chiết khấu 2% trên giá bán chưa có thuế nếu
thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận nợ
15. Xuất kho 300 thành phẩm B bán cho công ty K giá bán chưa có thuế
GTGT 1.200/sp, thuế GTGT 10% . Công ty K chấp nhận thanh toán - nhận nợ.
Cty giảm giá cho công ty K là 1% giá bán chưa có thuế GTGT.
16. Nhận được giấy báo Có của Ngân Hàng về việc công ty H thanh toán
tiền mua hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng.
17. Xác định Chi phí bán hàng và chi phí QLDN,. Cuối tháng phân bổ hết
chi phí phí bán hàng và chi phí QLDN cho hàng bán ra.

Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành và lập bảng tính giá thành 2 sản phẩm A và B .
3. Xác định và kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí cần thiết
và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
4. Xác định thuế GTGT hàng mua vào, hàng bán ra, thuế GTGT được
khấu trừ và thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước (hoặc để kỳ sau
khấu trừ tiếp)
5. Xác đinh số thuế TNDN tạm phải nộp theo số lợi nhuận được xác định
cuối quý (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

BÀI SỐ 2: Công ty X thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong
tháng 01/N có tài liệu như sau:
I. Số dư đầu tháng (ĐVT : 1000 đồng):
TK 154_A : 37.500 , TK 1522 (Vật liệu phụ) 50.000
Các tài khoản khác có số dư giả định
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (ĐVT : 1000
đồng):
1. Cty rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt để chuẩn bị trả lương cho CNV:
350.000
2. Cty mua vật liệu nhập kho của công ty A chưa thanh toán tiền :
+ Vật liệu chính : Giá mua chưa thuế GTGT : 550.000, thuế GTGT 10%
Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về nhập kho 3.000. Công ty đã chi bằng
tiền mặt .Biết rằng chi phí vận chuyển phân bổ cho vật liệu chính và vật liệu phụ
theo giá mua chưa có thuế GTGT
3. Cty mua một TSCĐ hữu hình đã đưa vào sử dụng, giá thanh toán
275.000, trong đó thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi
phí lắp đặt, chạy thử giá chưa có thuế GTGT 2.000, thuế GTGT 10%, đã thanh
toán bằng tiền mặt. Tài sản này được đầu tư 50% bằng nguồn vốn kinh doanh, 50%
thuộc nguồn quỹ đầu tư phát triển .
4. Xuất kho vật liệu chính : - Dùng để sản xuất sản phẩm A : 150.000
- Dùng để sản xuất sản phẩm B : 250.000
5. Mua vật liệu phụ dùng luôn cho sản xuất giá chưa thuế GTGT là 85.000,
thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng TGNH (đã nhận giấy báo có của NH) các
bộ phận dung như sau:
- Dùng để sản xuất 2 loại sản phẩm A và B : 60.000 (Biết vật liệu phụ
phân bổ cho 2 cho
loại sản phẩm theo
tỷ lệ vật liệu chính)
- Dùng cho quản lý phân xưởng sản xuất : 10.000 - Dùng cho quản lý
Cty : 15.000
6. Cty tính tiền lương phải trả cho các đối tượng như sau :
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm A : 60.000
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm B : 90.000 - Lương nhân viên
bán hàng : 10.000
- Lương nhân viên quản lý sản xuất : 20.000 - Lương nhân viên
quản lý Cty: 30.000
7. Cty trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định .
8. Trích khấu hao TSCB trong tháng như sau :
- Khấu hao TSCB dùng ở phân xưởng sản xuất : 40.000
- Khấu hao TSCB dùng ở bộ phận bán hàng : 6.000
- Khấu hao TSCB dùng ở bộ phận QLDN : 14.000
9. Xuất kho công cụ dụng cụ :
+ Loại phân bố 1 lần trị giá thực tế 16.200 dùng cho xưởng SX, dùng
cho bán hàng 15.000
+ Loại phân bổ 2 lần trị giá thực tế 24.000 dùng cho bộ phận quản lý
công ty kế toán phân
bổ kể từ tháng này .
10. Cty thanh lý một TSCĐ hữu hình nguyên giá 30.000 , giá trị hao mòn
lũy kế 25.000
a. Chi phí thanh lý gồm : VLP (xuất kho) 300 ; chí phí khác bằng tiền
mặt 200
b. Thu nhập thanh lý gồm: Nhập kho phụ tùng 8.000; phế liệu bán
thu bằng tiền mặt, giá bán chưa có GTGT 1.000 , thuế GTGT 10% .
11. Chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt như sau :
- Dùng cho quản lý sản xuất : giá chưa có thuế GTGT 15.000 , thuế
GTGT 5%
- Dùng cho quản lý DN : giá chưa có thuế GTGT 10.000 , thuế
GTGT 10%
12. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung để tính giá thành 2 loại sản phẩm. (Chi phí sản xuất chung được
phân bổ cho 2 loại sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 2
loại sản phẩm).
13. Cuối tháng hoàn thành nhập kho 500 sản phẩm A, 600 sản phẩm B, còn
lại 20 sản phẩm A dỡ dang, sản phẩm B không có dở dang (Biết giá trị sản phẩm
dỡ dang, đánh giá theo chi phí ng.vật liệu trực tiếp)
14. Xuất kho 350 thành phẩm A bán cho công ty K , giá bán chưa có thuế
GTGT 1.200/sp , thuế GTGT 10%. Công ty K chấp nhận mua nhưng chưa thanh
toán .

15. Xuất kho 200 thành phẩm B gởi cho đại lý H bán, giá bán chưa có thuế
GTGT 1.250/sp , thuế GTGT 10%.
16. Công ty K trả lại 20 sản phẩm A đã mua ở nghiệp vụ 14 do không đúng
quy cách được cty X chấp nhận trừ vào số tiền phải thu. Số sản phẩm này được
kiểm nhận nhập kho.
17. Đại lý H thông báo đã bán được hàng, đại lý H thanh toán bằng chuyển
khoản (đã nhận giấy báo Có của ngân hàng) sau khi trừ chiết khấu thanh toán 2%
trên số tiền hàng chưa thuế GTGT.
18. Xác định Chi phí bán hàng và chi phí QLDN,. Cuối tháng phân bổ hết
chi phí phí bán hàng và chi phí QLDN cho hàng bán ra.
Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành và lập bảng tính giá thành 2 sản phẩm A và B .
3. Xác định và kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí cần thiết
và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
4. Xác định thuế GTGT hàng mua vào, hàng bán ra, thuế GTGT được
khấu trừ và thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước (hoặc để kỳ sau
khấu trừ tiếp)
5. Xác đinh số thuế TNDN tạm phải nộp theo số lợi nhuận được xác định
cuối tháng (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

BÀI SỐ 3: Công ty AB thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
trong tháng 01/N có tài liệu như sau:
I. Số dư đầu tháng (ĐVT : 1000 đồng):
TK 154 : 45.000 trong đó : TK 154 (A) : 25.000 và TK 154 (B) : 20.000
TK 334 : 40.000 , TK 421 : 1.025.000 , Các tài khoản khác có số dư giả
định
II. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau : (ĐVT 1000/đ)
1. Xuất kho vật liệu chính phục vụ sản xuất sản phẩm :
- Dùng để sản xuất sản phẩm A : 250.000
- Dùng để sản xuất sản phẩm B : 150.000
2. Xuất kho vật liệu phụ phục vụ cho các bộ phận :
- Dùng để sản xuất SP A là 70.000 - Dùng để sản xuất SP B là
50.000
- Dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất : 7.000
- Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp : 5.000
- Dùng cho bộ phận bán hàng : 3.000
3. Công ty AB mua một TSCĐ hữu hình với giá mua chưa thuế 120.000,
thuế GTGT đầu vào 10% , doanh nghiệp đã thanh toán bằng TGNH . Chi phí lắp
đặt , chạy thử là 2.500, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. Tài sản này
được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB .
4. Công ty AB thanh toán lương còn nợ kỳ trước cho cán bộ CNV bằng tiền
mặt.
5. Thanh lý một TSCĐ với nguyên giá là 250.000 , giá trị hao mòn lũy kế
175.000 . DN đã thu bằng tiền mặt với số tiền chưa thuế là 200.000 thuế GTGT
đầu ra là 10% .
6. Công ty AB nhận được lãi tiền gởi ngân hàng (đã có giấy báo Có) với số
tiền là 2.100 .
7. Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ Công ty AB đã thanh toán băng TGNH
là 48.000
8. Tiền lương phải trả cho các bộ phận trong kỳ :
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm A : 90.000
- Lương công nhân sản xuất sản phẩm B : 60.000 - Lương nhân viên bán
hàng : 10.000
- Lương nhân viên quản lý sản xuất : 30.000 - Lương nhân viên
quản lý Cty: 30.000
9. Trích BHXH , BHYT , KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định hiện
hành .
10. Trích khấu hao TSCĐ phục vụ tại các bộ phận :
- Khấu hao TSCĐ phục vụ để sản xuất SP : 50.000
- Khấu hao TSCĐ phục vụ bộ phận QLSX tại xưởng SX: 10.000
- Khấu hao TSCĐ phục vụ bộ phận bán hàng : 6.000
- Khấu hao TSCĐ phục vụ bộ phận QLDN : 14.000

11. Xuất CCDC (loại phân bổ 3 lần) phục vụ sản xuất tại phân xưởng với
giá trị là 24.000 (chi phí được tính từ kỳ này) .
12. Chi phí tiền điện phục vụ cho các bộ phận phải trả trong kỳ là :
Xưởng sản xuất : 20.300, bộ phận quản lý DN : 15.000 , bộ phân bán
hàng : 5.000
13. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm (Biết Chi phí sản xuất chung phân bổ
cho 2 loại sản phẩm theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 2 loại sản
phẩm).
14. Cuối tháng hoàn thành nhập kho : + 400 thành phẩm A và cuối kỳ giá
trị dở dang là 24.100
+ Nhập kho 400 thành phẩm B và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 19.400.
(Biết giá trị sản phẩm dỡ dang, đánh giá theo chi phí ng.vật liệu chính)
15. Xuất kho 300 thành phẩm A bán trực tiếp cho Cty H, với đơn giá bán
chưa thuế 1.400/SP, thuế GTGT đầu ra 10% , chấp nhận thanh toán nhưng chưa
trả tiền. Công ty AB chấp nhận cho Cty H hưởng chiết khấu bán hàng 1% (giá bán
chưa thuế GTGT) ghi trên hóa đơn
- Xuất kho thành phẩm bán trả góp cho công ty X là 300 SP B với tổng
giá tiền thanh toán là 400.000. Biết rằng giá trị của lô hàng này nếu thanh toán 1
lần (thanh toán ngay) là 396.000 trong đó thuế GTGT đầu ra 10% và khách hàng
đã trả 100.000 bằng tiền mặt. Số tiền còn lại khách hàng nợ
16. Công ty H đã thanh toán tiền hàng mua ở nghiệp vụ 15 bằng TGNH sau
khi trừ chiết khấu bán hàng 1% được hưởng.
17. Xác định Chi phí bán hàng và chi phí QLDN,. Cuối tháng phân bổ hết
chi phí phí bán hàng và chi phí QLDN cho hàng bán ra.

Yêu cầu :
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành và lập bảng tính giá thành 2 sản phẩm A và B .
3. Xác định và kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí cần thiết
và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
4. Xác định thuế GTGT hàng mua vào, hàng bán ra, thuế GTGT được
khấu trừ và thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước (hoặc để kỳ sau
khấu trừ tiếp)
5. Xác đinh số thuế TNDN tạm phải nộp theo số lợi nhuận được xác định
cuối tháng (biết thuế suất thuế TNDN 25%)

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


Tên sản phẩm :
Số sản phẩm :
(ĐVT: )
Khoản mục Gía trị SP Chi phí SX phát Gía trị SP Tổng giá Gía thành
chi phí dd đầu kỳ sinh trong dd cuối kỳ thành SP SP (z)
(Dđ) kỳ(Csx) (Dc) (Z)
1.Chi phí
NVLTT
Chi phí NVL
chính
2.Chi phí
NVLTT
3.Chi phí
NVLTT

You might also like