You are on page 1of 87

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. Sơ lược về sự phát triển thông tin số
- Telegraphy: là hệ thống thông tin liên lạc bằng điện tín, đánh dấu sự phát triển đầu
tiên của hệ thống truyền thông điện. Đây là một hệ thống truyền thông số. Truyền
thông điện báo được khởi xướng bởi Samuel Morse và được công bố vào năm 1837.
Morse đã phát minh ra mã nhị phân có chiều dài thay đổi bằng cách sử dụng chuỗi các
dấu chấm (∙) và dấu gạch (-) (gọi là các từ mã) để biểu diễn cho các mẫu tự alphabet
của Tiếng Anh. Với mã này, các mẫu tự trong bản tin xuất hiện với tần xuất nhiều
hơn sẽ được biểu diễn bằng các từ mã ngắn còn cac mẫu tự xuất hiện với tần xuất
ít sẽ được biểu diễn bằng các từ mã dài hơn. Cũng chính vì thế mà mã Morse là tiền
thân của các phương pháp mã hóa nguồn có chiều dài từ mã thay đổi. Minh hoạ về mã
Morse:

- Năm 1875: Gần 40 năm, sau thời kỳ của Morse, Emile Baudot đã đề xuất một loại
mã dành cho truyền thông điện tín trong đó các mẫu tự trong bảng Alphabet Tiếng
Anh được mã hóa bởi các từ mã nhị phân có chiều dài từ mã cố định bằng 5. Với mã
Baudot, các thành phần của từ mã nhị phân này là các bit dấu “1” hoặc bit trống “0”.
Minh hoạ mã Baudot:
Mặc dù Morse đã khởi xướng cho sự phát triển của hệ thống truyền thông số
bằng điện đầu tiên là hệ thống điện tín (Telegraphy), cũng được xem như là truyền
thông số hiện đại, đăc̣ biêṭ là bắt nguồn cho nghiên cứu của Nyquist năm 1924.
Nyquist đã tập trung vào việc xác định tốc độ truyền tín hiệu tối đa có thể đạt được
qua một kênh truyền điện tín với độ rộng băng kênh cho trước mà không có nhiễu liên
ký hiệu (ISI). Ông đã đưa ra được mô hình toán học của một hệ thống truyền thông
điện tín (Telegraph) trong đó tín hiệu phát đi có dạng tổng quát:

s ( t ) = ∑ an g ( t − nT )
n

Trong đó an là chuôĩ dư liêụ nhị phân { ±1} được truyêǹ với tôć độ 1 Tb bit s . Nyquist
đã xać đinh
̣ được dang
̣ xung tôí ưu có băng tâǹ giới haṇ tới W Hz đam
̉ baỏ tôć độ bit tôí
đa mà không gây ra nhiêũ ký hiêụ (ISI).
1.2. Hệ thống thông tin số
1.2.1. Khái niệm về thông tin số
Trước hết ta cần hiểu khái niệm “digital” ở đây có nghĩa là giá trị rời rạc và có
hàm ý rằng tín hiệu có một biến giá trị nguyên độc lập. Thông tin số bao gồm các con
số và các ký hiệu (ví dụ như các ký tự trên bàn phím). Máy tính dựa trên dạng thể
hiện số (digital) của thông tin để xử lý. Các ký hiệu (symbols) không có giá trị số và
mỗi ký hiệu được máy tính biểu diễn bởi một số duy nhất. Ví dụ như mã ASCII biểu
diễn ký tự “a” tương ứng với giá trị số ( 97 ) 10 và ký tự “A” tương ứng với giá trị số
( 65 ) 10 .
1.2.2. Mô hình hệ truyền tin số nói chung

̀ 1.1: Cać thanh


Hinh ̀ phâǹ cơ ban̉ cuả môṭ hệ thông
́ thông tin số
Hình 1.1 minh họa sơ đồ chức năng và các thành phần cơ bản của hệ thống
truyền thông số. Ở đó, đầu ra của nguồn phát tin cũng có thể là tín hiệu tương tự như
tín hiệu audio hay video hoặc tín hiệu số chẳng hạn như đầu ra của máy điện báo
đánh chư (teletype). Trong hệ thống truyền thông số, các bản tin được tạo ra từ các
nguồn phát tin được chuyển thành chuỗi ký hiệu nhị phân (binary digits). Một cách lý
tưởng là chúng ta mong muốn bản tin ở đầu ra nguồn phát tin là có ít hay không có
thành phần dư thừa. Quá trình chuyển đổi hiệu quả các bản tin đầu ra của nguồn phát
tin tương tự hay số thành một chuỗi các ký hiệu nhị phân được gọi là mã hóa nguồn
hay nén dư liệu.
Chuỗi ký hiệu nhị phân tạo ra bởi bộ mã hóa nguồn mà chúng ta còn gọi là
chuỗi thông tin, được đưa qua bộ mã hóa kênh. Chuỗi nhị phân tại đầu ra của bộ mã
hóa kênh lại được cho qua bộ điều chế số để tạo dạng thích hợp với kênh truyền
thông.
1.2.3. Kênh truyền tin
Kênh truyền thông là môi trường để truyền tín hiệu từ máy phát đến máy thu.
Với truyền dẫn vô tuyến, kênh có thể là áp suất khí quyển (khoảng không tự do). Với
môi trường khác như các kênh thoại hưu tuyến, thường là chất liệu vật lý như các
dây dẫn kim loại, cáp sợi quang.
- Kênh sử dung
̣ dây dâñ kim loaị (wireline)
- Kênh sử dung
̣ sợi quang (Fiber Optic Channels)
- Kênh vô tuyêń sử dung
̣ điêṇ từ trường (Wireless Electromagnetic Channels)
Hình 1.2: Đường truyêǹ tin sử dung
̣ song
́ trời và song
́ đât:
́
- Kênh truyêǹ tiń hiêụ âm thanh dưới nước (underwater acoustic channels)
- Kênh lưu trư (storage channels).
1.3. Tín hiệu băng cơ sở và tín hiệu băng thông dải
1.3.1. Tín hiệu băng cơ sở
Thuật ngư băng cơ sở chỉ miền tần số của tín hiệu bản tin và thường đó là
tin hiệu băng thông thấp. Tín hiệu băng cơ sở có thể ở dạng số hay tương tự. Đối
với tín hiệu tương tự: cả thời gian và biên độ là liên tục. Đối với tín hiệu số: Thời
gian và biên độ (dạng sóng) đều rời rạc (ví dụ lối ra của máy tính có thể coi là tín
hiệu số băng cơ sở).
1.3.2. Tín hiệu băng thông dải
Để truyền dẫn, tín hiệu bản tin phải được chuyển thành tín hiệu phát có
tính chất phù hợp với kênh truyền. Trong truyền dẫn băng cơ sở: Băng tần kênh hỗ
trợ phù hợp với băng tần tín hiệu bản tin nên có thể truyền trực tiếp tín hiệu bản
tin. Trong truyền dẫn băng thông dải: Băng tần của kênh có tần số trung tâm lớn
hơn nhiều tần số cao nhất của tín hiệu bản tin. Khi đó tín hiệu được phát đi là tin
hiệu băng thông dải (phù hợp với kênh truyền) mang thông tin của tín hiệu bản
tin. Việc tạo ra tín hiệu băng thông dải này goi là điều chế. Khi nghiên cứu tín hiệu
băng thông dải, thường người ta dùng phương pháp đưa về tín hiệu băng cơ sở
tương.
Liên hệ nghịch đảo giữa thời gian và tần số:
Theo nhưng tính chất của biến đổi Fourier trong lý thuyết xử lý tín hiệu có thể
rút ra nhưng tính chất căn bản sau:
- Mô tả miền thời gian của một tín hiệu thay đổi có chiều ngược với mô tả
miền tần số của tín hiệu: ví dụ chu kỳ của tín hiệu tăng thì tần số của nó giảm, xung
càng hẹp thì phổ càng rộng…
- Nếu tín hiệu là giới hạn trên miền tần số, thì mô tả trên miền thời gian sẽ là
vô hạn dù biên độ của nó ngày càng nhỏ (xung sinc(t) là một ví dụ). Ngược lại nếu
tín hiệu bị giới hạn trong miền thời gian thì phổ của nó rộng vô cùng. ( chú ý là không
có tín hiệu đồng thời giới hạn cả về tần số lẫn thời gian song lại có thể có tín hiệu
vô hạn cả về tần số lẫn thời gian).
1.4. Ưu, nhược điểm của hệ thống thông tin số
1.4.1. Những ưu điểm của thông tin số
(1). Tăng được khả năng truyền dẫn dư liệu
(2). Tăng khả năng tích hợp, độ phức tạp và sự tin cậy của các hệ thống điện tử số
trong việc xử lý tín hiệu, đồng thời với giá thành giảm.
(3). Dễ dàng trong việc mã hóa để nén dư liệu.
(4). Khả năng mã hóa kênh để tối thiểu hóa các ảnh hưởng của tạp và nhiễu.
(5). Dễ dàng cân đối công suất, thời gian và độ rộng dải thông để tối ưu hóa việc sử
dụng tài nguyên có hạn này.
(6). Dễ dàng chuẩn hóa các tín hiệu, bất kể kiểu, nguồn gốc và dịch vụ mà chúng
cung cấp dẫn tới việc thiết lập một mạng số liên kết đa dịch vụ.
1.4.2. Một số nhược điểm của thông tin số
(1). Hệ thống thông tin số thường phức tạp hơn một hệ thống tương tự tương
đương.
(2). Chi phí lắp đặt lớn hơn so với thông tin tương tự do trong thông tin số bao gồm
nhiều thành phần hơn.
(3). Yêu cầu độ chính xác cao đặc biệt trong các hệ thống đồng bộ số.
CHƯƠNG 2. TRUYỀN TIN BĂNG CƠ SỞ
2.1. Nhiễu giao thoa ký hiệu (ISI)
2.1.1. Những vấn đề về nhiễu giao thoa ký hiệu
Với bất kỳ kênh thực tế nào, không thể tránh khỏi hiện tượng trải rộng các ký
hiệu dư liệu riêng lẻ khi đi qua kênh. Với các ký hiệu liên tiếp nhau, một phần năng
lượng ký hiệu chồng lấn sang các ký hiệu bên cạnh, hiện tượng này được gọi là
nhiễu giao thoa giưa các ký hiệu (ISI-Intersymbol Interference). Ngoài ra, quá trình lọc
trong máy phát và máy thu cũng có thể tự làm suy giảm ISI. Khi các bước thiết kế
được thực hiện thận trọng thì ISI có thể suy giảm đáng kể, bộ tách dư liệu có khả
năng phân biệt được một chuỗi các ký hiệu riêng biệt từ một năng lượng hỗn hợp
của các ký hiệu bên cạnh. Thậm chí, nếu tạp âm không tham gia vào kênh thì có thể
tách lỗi gọi là tỷ lệ lỗi tối giản và ở đó ít nhất sẽ giảm bớt tỷ số lỗi bit hay lỗi ký
hiệu trong trường hợp có tạp âm.

Hình 2.1: ISI do bộ lọc kênh.


Bằng cách điều chỉnh các đặc tính lọc của kênh (với bất kỳ quá trình thu hay
phát thông tin), có thể điều khiển ISI để giảm tỷ lệ lỗi bit trên đường truyền. Nhưng
kết quả này thu được bằng cách đảm bảo rằng hàm truyền đạt của bộ lọc kênh tổng
thể có hệ số đáp ứng tần số Nyquist.
H ình 2.2: Y êu cầu cho đáp ứng xung Nyquist
Đáp ứng xung Nyquist được đặc trưng bởi hàm truyền đạt có băng tần chuyển

tiếp giưa dải thông và dải chặn là đối xứng tại tần số khoảng 0.5 × 1Ts .

Đối với loại đáp ứng kênh này thì ký hiệu dư liệu vẫn bị nhiễu nhưng dạng
sóng đầu ra tiến dần tới 0 tại các bội số của chu kỳ ký hiệu.
Bằng cách lấy mẫu luồng ký hiệu chính xác tại các điểm mà ISI tiến dần tới
0, năng lượng phổ của các xung bên cạnh không bị ảnh hưởng tới giá trị của các xung
đang lấy mẫu tại điểm lấy mẫu. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian lấy mẫu phải
được tính toán chính xác để giảm tối đa nhiễu giao thoa giữa các ký hiệu ISI.
Khi thiết kế các hệ thống, cần quan tâm đặc biệt đến tạp âm hoặc suy giảm
lớn của đường truyền để khôi phục chính xác thông tin định thời ký hiệu. Định thời
ký hiệu không chính xác luôn dẫn đến trôi định thời.

Hình 2.3: Mạch lọc Nyquist


2.1.2. Đáp ứng kênh Nyquist
Ít kênh truyền không có được đặc tính truyền đạt Nyquist, do đó thiết kế hệ
thống cần phải đưa thêm bộ lọc bù để thu được đáp ứng mong muốn.
Hình 2.4: Lọc cosin tăng với ISI bằng 0.
Mạch lọc Nyquist được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thông tin số, một thí dụ
được nêu ra là thông tin vô tuyến số, kênh truyền dẫn tự nó không chịu ảnh hưởng
của việc lọc qua độ rộng băng tần điều chế và việc lọc tín hiệu chủ yếu được thực
hiện ở máy thu và máy phát. Quá trình lọc phần lớn được được thực hiện ở phía phát
để điều chế ở độ rộng băng tần thích hợp. Ở phía thu, quá trình lọc cần thiết cho
việc chuyển vô số các tín hiệu khác nhau tới máy thu và tối thiểu hoá tạp âm rồi đưa
vào bộ giải điều chế. Thông thường, đáp ứng lọc Nyquist cần có hệ số ISI bằng 0
được chia đều cho cả hai hệ thống phát và thu bằng cách sử dụng một cặp bộ lọc
cosin-tăng nghiệm (RRC).

Hình 2.5: Sử dụng các bộ lọc RRC-Root Raised Cosine Filter.


Vấn đề ISI luôn tồn tại trong kênh băng tần hạn chế (vì nó cắt bớt tần số cao
trong xung tin hiệu) làm các xung cạnh nhau ảnh hưởng lên nhau, song với kỹ thuật
truyền tin số, điều này có thể được giải quyết ‘hoàn hảo’nếu tại ‘thời điểm’ lấy
mẫu 1 ký hiệu thi các ảnh hưởng của ký hiệu khác
phải dao động cắt zero, hoặc nếu khác zero thì phải xác định được giá trị ảnh
hưởng là bao nhiêu. Điều này liên quan đến tạo dạng xung p(t) để theo đó ISI bị loại
trừ.
2.1.3. Tiêu chuẩn Nyquist cho truyền tin băng cơ sở
Tiêu chuẩn này làm cho ISI là zero. Thông thường hàm truyền của kênh và dạng
xung của tín hiệu bản tin là được xác định trước, vấn đề tiếp đó là xác định hàm
truyền của bộ lọc phát và lọc thu thế nào để tạo lại được dãy dư liệu nhị phân {bk}
được chính xác. Việc tách là lấy mẫu tại t=iTb, việc giải mã đúng yêu cầu không có
đóng góp của các xung khác thông qua akp(iTb-kTb) với k≠i (tức là không có ISI hay ISI
zero), điều này yêu cầu ta phải có được xung p(t) sao cho

(2.1)
Lúc đó thì y(ti)=µai
Đây chính là điều kiện thu hoàn hảo khi không có ồn. Phân tích điều kiện này
bằng cách chuyển sang vùng tần số: Theo lý thuyết xử lý tín hiệu, phổ của tín hiệu
lấy mẫu là chồng chập các phiên bản dịch của phổ của tín hiệu được lấy mẫu (p(t))
nhân với nhân tử tỷ lệ 1/Tb. Các bước dịch là bội lần của tốc độ mẫu

(2.2)
Ở đó Rb=1/Tb là tốc độ bit trên giây.
Mặt khác Pδ(f) cũng có thể biểu diễn là biêń đổi Fourier của dãy vô hạn các
xung delta lặp lại với chu kỳ Tb, được trọng số bởi giá trị mẫu của p(t):

(2.3)
Đặt m=i-k (khi i=k, m=0; khi i≠k, m≠0) và dựa trên điều kiện lấy mẫu không có
ISI của p(t) ta có:

(2.4)
Kết hợp (2.2 và 2.4), điều kiện ISI zero sẽ là:

(2.5)
Tức là tổng P(f) với các phiên bản dịch của nó là hằng số. Chú ý là P(f) là phổ
của tín hiệu sau cùng sau khi đi qua hệ thống gồm: bộ lọc phát, lọc thu và kênh
truyền.
(2.5) có thể được viêt́ laị như sau:

∑ P ( ω − nω ) = T
n =−∞
b b (2.6)

Hình 2.6: (a) Phổ tín hiệu cơ sở. (b) Phổ thỏa mãn phương trình ISI bẳng zero
1) Nghiệm lý tưởng: Cách đơn giản nhất thỏa mãn điều kiện ISI zero nói trên là hàm
P(f) có dạng chư nhật

(2.7)

Ở đó W là độ rộng phổ của tín hiệu xung và cũng là yêu cầu tối thiểu hệ thống
để truyền xung xác định bởi: W=Rb/2=1/2Tb (dễ dàng thấy rằng phổ này và các phiên
bản dịch, tức là đặt cạnh nhau sẽ cho tổng là hằng số).
Dạng sóng của xung truyền sẽ là hàm sinc:
(2.8)

Hình 2.7. Đáp ứng tần số và dạng xung cơ sở lý tưởng


Giá trị đặc biệt của tốc độ bit Rb=2W gọi là tốc độ Nyquist, W gọi là độ rộng
băng Nyquist. Hệ truyền xung băng cơ sở mô tả như trên gọi là hệ có kênh Nyquist lý
tưởng.
Tuy nhiên dạng xung sinc không thực tế (xuất phát từ -∞) đồng thời p(t) giảm
1 t t
chậm theo khi tăng (sự giảm này gây ảnh hưởng lên nhiều xung khác xung
quanh). Khi có lỗi đồng hồ (lỗi lấy mẫu) các phần cộng vào thêm của các xung xung
quanh vào mẫu chính có thể tạo thành chuỗi phân kỳ gây nên lỗi lớn.
2) Nghiệm thực tế
Phổ cosin tăng
Chúng ta có thể khắc phục nhưng nhược điểm của kênh Nyquist lý tưởng bằng
cách mở rộng độ rộng băng tần kênh từ giá trị tối thiểu W=Rb/2 đến một giá trị thích
hợp giưa W và 2W để tạo nên dạng xung thực tế hơn trong miền thời gian
Ta duy trì 3 số hạng trong phương trình ISI zero và hạn chế băng tần quan tâm
trong khoảng [0,W]:

P ( f ) + P ( f − 2w ) = 1 2w = Tb ; 0 < f < w = R b 2 (2.9)

Hay: P ( ω ) + P ( ω − ωb ) = Tb

Chú ý là có thể tạo ra nhiều hàm số có phổ hạn chế thỏa mãn phương trình trên.
Một dạng có nhiều ưu điểm mong muốn là dạng hàm phổ cosin tăng. Tính chất của
nó là có một khúc bằng phẳng và một khúc cuộn cắt như hàm cosin

Hình 2.8: Phổ vêt́

̣ ω = x + ωb 2
Đăt:

(2.10)

Vì P ( ω) là ham


̀ thực nên ta co:́

(2.11)
̣ băng cuả P ( ω) là
Phổ như trên được goị là phổ vêt́ (vestigial spectrum). Độ rông

ωb ωb ω
̣ r= , x = ωx thi:̀ 0 ≤ r ≤ 1 . Khi đó độ rông
x
+ x với x ≤ ̣ băng cuả
2 2 . Ta đăt: ωb 2

P ( ω) sẽ la:̀

(2.12)
Trong đó r được goị là hệ số cuôṇ căt́ (roll-off factor) và được tinh
́ theo phâǹ trăm.
Khi r = 1 ta có cuộn cắt xoải, biên độ của đuôi p(t) dao động trở nên nhỏ nhất, do đó
lượng ISI gây nên do lỗi định thời mẫu sẽ giảm khi r tăng từ 0 đến 1.
Môṭ trong số họ phổ thoả mañ tiêu chuân̉ Nyquist la:̀

(2.13)
Hay có thể viêt́ dưới dang
̣ rut́ goṇ hơn:

́ naỳ cuả P ( ω) được goị là đăc̣ tinh


Đăc̣ tich ́ cosin-tăng (raised – cosine). Biến đổi
Fourier ngược cho đáp ứng thời gian:

(2.14)
̣ dung thoả mañ tiêu chuân̉ Nyquist.
Hình 2.9: Dang
Quan sat́ dang
̣ xung trên ta nhân
̣ thây:
́

- Băng thông cuả xung p ( t ) là R b Hz .

- p ( t ) có giá trị cực đaị là R b taị t = 0 và căt́ zero không chỉ taị nhưng điêm
̉ baó hiêụ
mà coǹ căt́ zero taị cả nhưng điêm
̉ giưa hai khoang
̉ baó hiêu.
̣

̉ nhanh theo 1 t 3 .
- xung giam

Bài tập ví dụ: Xác định yêu cầu độ rộng băng cho đường truyền dẫn T1 (Đấy
là đường hợp kênh của 24 tín hiệu lối vào độc lập dựa trên mã PCM, T1 dùng
dạng lưỡng cực) có Tb=0.647µs và tạo dạng xung cosin tăng có r=1/2.
Giải: Nếu coi kênh là thông thấp lý tưởng thì độ rộng kênh Nyquist để truyền
tín hiệu qua là W=1/2Tb=772kHz.
Tuy nhiên một độ rộng thực tế dùng tín hiệu cuôn cắt có r=1/2 sẽ là:

BT = 1.158MHz

2.2. Mật độ phổ công suất của mã đường


2.2.1. Mã đường
Dãy dư liệu nhị phân được mã hóa bởi các xung điện hay các dạng sóng khác
nhau tùy thuộc vào mục đích của truyền dẫn qua kênh truyền cụ thể. Quá trình này
được gọi là mã đường truyền (Line coding) hay mã truyền dẫn (Transmisstion
coding). Hình dưới đây chỉ ra một số cách mã hóa khác nhau cho dãy dư liệu nhị phân.
Một số thuộc tính cần có của mã đường truyền:
(1) Độ rộng băng thông truyền dẫn: yêu cầu càng nhỏ càng tốt.
(2) Với một độ rộng băng và xác suất lỗi bit cho trước thì yêu cầu công suất
truyền dẫn càng nhỏ càng tốt.
(3) Có khả năng phát hiện và sửa lỗi (dựa trên vi phạm luật mã hóa).
(4) Mật độ phổ công suất có ích: cần có PSD bằng zero tại tần số 0 (DC).
(5) Mã đường phải chứa được thông tin định thời.
(6) Mã đường cần đạt được tính thông suốt.

Hình 2.10: (a) Mã đóng mở RZ. (b) Mã cực RZ. (c). Mã


lưỡng cực RZ. (d) Mã đóng mở NRZ. (e) Mã cực NRZ.
Công thức chung để xác định mật độ phổ công suất của mã đường
Ta xem xét đoàn xung y ( t ) được hình thành từ xung cơ sở p ( t ) trong hình
2.11. Trong đó mỗi xung có khoảng thời gian kéo dài là Tb , biên độ của xung tại thời
điểm t = kTb là a k . Xung thứ k trong đoàn xung y ( t ) là a ( k ) p ( t ) , với giá trị a k là độc
lập và ngẫu nhiên. Đoàn xung như thế gọi là tín hiệu PAM, và các mã đường truyền
(line codes) đóng-mở, mã cực, mã lưỡng cực là các trường hợp đặc biệt của đoàn
xung y ( t ) . Vì vậy ta có thể phân tích được nhiều loại mã đường khác nhau khi biết

về PSD của y ( t ) . Đáng tiếc là nó có điều không thuận lợi vì bị hạn chế bởi dạng
xung nhất định. Khó khăn này có thể được giải quyết bằng sự khéo léo đơn giản là
xét tín hiệu PAM x ( t ) hình 2.11c với chu kỳ lặp lại là Tb , độ lớn xung tại t = kTb là
ak .

Hình 2.11. Tín hiệu PAM ngẫu nhiên


Nếu cho x ( t ) tác động vào lối vào của một mạch lọc có đáp ứng xung đơn vị là

h ( t ) = p ( t ) , thì lối ra y ( t ) . Vì vậy PSD Sy ( ω) của y ( t ) sẽ là: Sy ( ω) = P ( ω) Sx ( ω) .


2

Cách này phù hợp vì nó tổng quát. Bây giờ ta cần tìm ℜ y ( τ ) , hàm tự tương quan thời

gian của dãy xung x ( t ) . Điều này dễ dàng thực hiện khi coi các xung là giới hạn của
xung chư nhật như hình 2.12a. Mỗi xung có độ rộng ε → 0 và chiều cao của xung thứ
k là h k . Do độ lớn của xung thứ k là a k nên ta có a k = h k ⋅ ε . Nếu ký hiệu dãy xung
chư nhật tương ứng là x̂ ( t ) , theo định nghĩa về hàm tự tương quan trung bình, ta có:

(2.15)

Vì ℜ x̂ ( τ ) là hàm chẵn với τ nên ta chỉ cần xét với τ dương.


Hình 2.12
- Trường hợp τ < ε

Khi đó tích phân ở đây sẽ là diện tích dưới tín hiệu x̂ ( t ) nhân với x̂ ( t ) trễ τ ( τ < ε ) .

Quan sát hình 2.12b, diện tích liên hệ với xung thứ k là h k ( ε − τ ) và:
2

1
ℜ x̂ = lim
T →∞ T
∑k h k2 ( ε − τ )
1 ε−τ
= lim
T →∞ T

k
a 2k  2 
 ε 
(2.16)
ℜ  τ
= o 1 − 
εTb  ε 
Tb
With : ℜo = lim
T →∞ T
∑a
k
2
k

Vì ℜ x̂ ( τ ) là hàm chẵn của τ nên:

ℜo  τ
ℜ x̂ ( τ ) = 1 −  ; τ <ε (2.17)
εTb  ε

ℜo
Đó là một xung tam giác, chiều cao εTb và độ rộng 2ε , tâm tại τ = 0 . Hàm tự tương

quan ℜ x̂ ( τ ) → 0 khi τ → ε , đó là điều mong muốn, vì nếu τ = ε thì tín hiệu trễ
x̂ ( t − τ ) không chồng lên x̂ ( t ) nưa. Nhưng khi ta tăng τ lên nưa, ta thấy xung thứ k

của x̂ ( t − τ ) lại bắt đầu chồng lên xung thứ k+1 của x̂ ( t ) khi τ → To . Lặp lại ký hiệu

nói trên, ta thấy ℜ x̂ ( τ ) lại là một xung tam giác khác có độ rộng 2ε tâm tại τ → To và

ℜ1
chiều cao là εTb , trong đó:

Tb
ℜ1 = lim
T →∞ T
∑a a
k
k k +1 (2.18)

Cũng tương tự như vậy, tại các vị trí τ = 2Tb , 3Tb ... Vì vậy ℜ x̂ ( τ ) gồm một chuỗi
xung tam giác, chiều rộng 2ε , tâm tại τ = 0, ±Tb , ±2Tb ,... Chiều cao của xung tại tâm

ℜn
± nTb là , trong đó:
εTb
Tb
ℜn = lim
T →∞ T
∑a a
k
k k +n (2.19)

Trong suốt khoảng thời gian T ( T → ∞ ) , có N xung N → ∞ . Do đó: N = T Tb và ℜn là

trung bình theo thời gian của tích a k a k + n trong T giây, nghĩa là: ℜn = a k a k + n .

* Tìm ℜ x ( τ )

Để tìm ℜ x ( τ ) , trong biểu thức ℜ x̂ ( τ ) ta cho ε → 0 . Khi đó độ rộng của mỗi xung
tam giác đều tiến dần tới 0, chiều cao tiến tới ∞ theo cách sao cho diện tích vẫn giới
ℜn
nội. Với xung thứ n tâm tại nTb , chiều cao εTb và do đó diện tích là

ℜn ℜn
⋅ε =
εTb Tb . Vì vậy ta có thể biểu diễn:


1
ℜx ( τ) =
Tb
∑ ℜ δ ( τ − nT )
n =−∞
n b

(2.20)
T
With : ℜn = lim b
T →∞ T
∑a a
K
k k +n

PSD S ( ω) là sự biến đổi Fourier của ℜ x ( τ ) , vì vậy:



1
Sx ( ω ) =
Tb
∑ℜe
n =−∞
n
− jnωTb
(2.21)

Do ℜ x ( τ ) là hàm chẵn của τ , ℜ− n = ℜn , ta có:

1  ∞

Sx ( ω ) =
Tb

 o + 2∑ ℜn cos nωTb  (2.22)
 n =1 

Nếu dãy xung x ( t ) tác động vào lối vào của mạch lọc có đáp ứng xung đơn vị p ( t ) ,

lối ra của mạch lọc sẽ là tín hiệu mong muốn y ( t ) . Vì vậy:

Sy ( ω) = P ( ω) ⋅ SX ( ω)
2

P ( ω)  (2.23)
2


=
Tb  ℜ o + 2 ∑ ℜn cos nωTo 
n =1 

2.2.2. Báo hiệu đóng-mở (On-Off)


 T T T
Trong trường hợp này giá trị của a k là 1 hay 0. Trong khoảng  − ,  có
 2 2 Tb

T
vị trí xung. Giả thiết “1” và “0” có xác suất bằng nhau, khi đó a k = 1 cho xung và
2Tb

T
a k = 0 cho xung còn lại. Từ đó ta có:
2Tb

Tb Tb  T  1
∑a  ⋅ ( 1) =
2
ℜo = lim 2
k =  (2.24)
T →∞ T T  2Tb  2
k

Tb
Và: ℜn = Tlim
→∞ T
∑a a
k
k k +n

Trong đó, tích a k a k + n hoặc là bằng 0 hay bằng 1, với a k = 0 chiếm ½ thời gian,
a k = 1 chiếm ½ thời gian. Tương tự với a k + n . Vì vậy ta có 4 khả năng

( 1×1;1× 0;0 ×1;1×1) tất cả có xác suất bằng nhau. Vì vậy a k a k + n sẽ là 1 cho ¼ số xung,

và 0 cho số còn lại. Với số xung trong khoảng thời gian xét T là T Tb , ta có:

Tb  T  1
ℜn =   ( 1) = (2.25)
T  4Tb  4

Mật độ phổ công suất của tín hiệu x ( t ) :



1 1
Sx ( ω ) = +
4Tb 4Tb
∑e
n =−∞
− jnωTb
(2.26)

Ta có phương trình liên hệ:


∞ ∞
1
∑ δ ( t − nT ) = T ∑ e
n =−∞
b
jnωo t
(2.27a)
b n =−∞

Chuyển đổi Fourier cả hai phía, ta có:



2π ∞  2π 
∑e
n =−∞
− jnωTb
= ∑ δω−
Tb n =−∞ 
n
Tb 
(2.27b)

Do đó:

1 2π ∞
 2πn 
Sx ( ω ) = + 2
4Tb 4Tb
∑ δω− 
Tb 
(2.28)
n =−∞ 
Và PSD mong muốn của dạng sóng đóng-mở (On-Off) là:

P ( ω )  2π ∞ 
2
2πn  
Sy ( ω ) = 1 + ∑ δω −
4Tb  Tb n =−∞ 

Tb  
(2.29)

Với trường hợp xung p ( t ) có dạng chư nhật, độ rộng một nửa:

 
 t   2t 
p( t) = ∏ = ∏ 
 Tb 
 Tb 
 2 (2.30)
T  ωT 
P ( ω) = b sin c  b 
2  4π 

Khi đó:

Tb  ωT   2 π ∞  2πn  
Sy ( ω ) =
16
⋅ sin c2  b  1 + ∑ δω−
 4π   Tb n =−∞ 

Tb  
(2.31)

Hình 2.13: Mật độ phổ công suất của báo hiệu đóng mở
Nhận xét:
- Phổ bao gồm cả thành phần liên tục và thành phần rời rạc. Thành phần rời rạc

chính là tần số f b = 1 Tb .
- Độ rộng dải chủ yếu của tín hiệu là 2f b , trong đó f b là tần số đồng hồ. Đó là 4 lần
độ rộng dải lý thuyết đỏi hỏi (Độ rộng dải Nyquist). Với xung độ rộng đầy đủ, độ
rộng dải tần chủ yếu giảm còn là f b .

- Báo hiệu đóng-mở cơ ưu điểm là đơn giản hóa thiết bị đầu cuối nhưng nó cũng có
một số nhược điểm. Với một công suất truyền cho trước, nó kém kháng nhiễu hơn so
với sơ đồ cực, trong đó dùng xung dương cho “1” và xung âm cho “0”. Đó là vì sự
kháng nhiễu phụ thuộc vào sự khác nhau của các biên độ xung đại diện cho “1” và
“0”. Vì vậy, nếu cùng độ kháng nhiễu, khi báo hiệu đóng-mở dùng các xung có biên
độ 2 và 0, tín hiệu cực chỉ cần dùng xung có biên độ 1 và -1. Thật đơn giản để chỉ ra
rằng tín hiệu đóng-mở cần công suất gấp đôi so với tín hiệu cực. Vếu xung biên độ 1
hay -1 có năng lượng E, thì xung có biên độ 2 có năng lượng ( 2 ) E = 4E . Công suất
2

 1  1 2E
của tín hiệu cực là E   . Công suất của tín hiệu đóng-mở là 4E ⋅ 2T = T , gấp 2
 Tb  b b

lần đòi hởi cho tín hiệu cực.


- Báo hiệu đóng-mở còn có điều bất lợi thứ hai là nó có một PSD không bằng 0 tại
thành phần một chiêug (DC). Điều này loại trừ việc dùng ghép xoay chiều trong quá
trình truyền. Việc ghép xoay chiều cho phép dùng các bộ tụ ngăn và biến áp để hỗ trợ
trong việc phối hợp trở kháng là điều rất quan trọng trong thực tế. Thứ ba, độ rộng
dải truyền đòi hỏi quá cao. Thêm vào đó, báo hiệu đóng-mở không có khả năng phát
hiện lỗi hay khả năng tương quan và cuối cùng là không thông thông suốt. Một chuỗi
dài các số 0 (hay mở) có thể tạo nên lỗi khi cần trích ra thông tin định thời.
Ví dụ áp dụng:
Tìm PSD của báo hiệu đóng-mở, nếu “1” và “0” có sác xuất không bằng nhau.
Giả thiết rằng xác suất truyền “1” là Q và truyền “0” là ( 1 − Q ) ( 0 ≤ Q ≤ 1) . Điều đó có
nghĩa là nếu N số xung được truyền đi, thì tính trung bình NQ số xung là 1 và N(1-Q)
số xung là 0 (khi N → ∞ ).
T
Giải: Trong trường hợp này, có Q xung thực sự, do đó:
Tb

Tb  TQ  2
ℜo =   ( 1) = Q
T  Tb 
 T T T
Để tính ℜb , ta nhận thấy, trong khoảng  − ,  chỉ có Q các a k là “1” . Với mỗi
 2 2 Tb

giá trị của các a k này, xác suất tìm thấy a k + n = 1 là Q. Vì vậy:

 TQ  TQ 2
∑k k k + n  T 
a a = Q =
Tb
 o 

Tb  TQ 2 
Và: ℜn = =Q
2

T  Tb 

Từ phương trình tổng quát:

Sy ( ω) = P ( ω) ⋅ SX ( ω)
2

P ( ω) 
2


=
Tb  ℜ o + 2 ∑ ℜn cos nωTo 
n =1 

Ta có:

Sy ( ω) = P ( ω) ⋅ SX ( ω)
2

P ( ω)
2
 ∞

= Q 1 + 2Q∑ ℜn cos nωTo 
Tb  n =1 

2.2.3. Báo hiệu cực (Polar Signaling)

Trong báo hiệu cực, “1” được truyền đi bởi xung p ( t ) và “0” được truyền đi

bởi xung −p ( t ) . Trong trường hợp này, các a k là giống nhau bằng “1” hay “-1” và a 2k
luôn là 1. Vì vậy ta có:

Tb Tb  T 
ℜo = lim
T →∞ T
∑a k
2
k =   ( 1) = 1
T  Tb 
(2.32)

Một cách tương tự, a k a k + n có thể là 1 hay -1. Một nửa của tổ hợp là 1, nửa còn lại là -
1. Vì vậy ℜn = 0 và:

P ( ω) P ( ω)
2 2

Sy ( ω ) = ⋅ℜo = (2.33)
Tb Tb

Với xung chư nhật, độ rộng một nửa, ta có:


Tb  ωT 
Sy ( ω ) = ⋅ sin c2  b  (2.34)
4  4π 

Hình 2.14: Mật độ phổ công suất của báo hiệu cực (Polar)
Phổ này hoàn toàn giống thành phần của tín hiệu đóng-mở. Như đã thảo luận
trước đó, báo hiệu cực có hiệu suất lớn hơn báo hiệu đóng mở. Thực vậy, với một
công suất cho trước, báo hiệu cực là sơ đồ hiệu quả nhất. Thêm vào đó là thông suốt.
Nhưng nó còn có tất cả nhưng nhược điểm của báo hiệu đóng-mở. Cần chú ý là
không có thành phần tần số đồng hồ rời rạc trong tín hiệu cực. Tuy nhiên, chỉnh lưu
tín hiệu cực có thể nhận được một tín hiệu tuần hoàn của thành phần đồng hồ và có
thể dùng cho việc rút ra định thời.
2.2.4. Báo hiệu lưỡng cực Bipolar (AMI: Alternate Mark Inverted)
Đây là sơ đồ báo hiệu dùng cho PCM hiện nay. Bit “0” được truyền đi bằng
trạng thái không có xung và “1” được truyền đi bởi xung p ( t ) hay −p ( t ) phụ thuộc

vào trước đó, “1” được truyền bởi xung p ( t ) hay −p ( t ) . Với sự thay đổi xung liên
tiếp, ta có thể tránh được rung pha chậm của thành phần một chiều và do đó có thể
có thành phần một chiều bằng không trong PSD. Báo hiệu lưỡng cực thực tế dùng 3
ký hiệu  p ( t ) , 0, −p ( t )  , vì vậy thực tế nó là cơ số 3 chứ không phải báo hiệu cơ số 2.

Để tính PSD, ta có:


Tb
ℜo = lim
T →∞ T
∑a
k
2
k (2.35)
Tính trung bình, một nửa a k bằng 0, một nửa còn lại là 1 hay -1 với a k = 1 . Vì
2

T  T T

2Tb
xung trong khoảng  − 2 , 2  nên:

Tb  T  1
 ( ±1) =
2
ℜo =  (2.36)
T  2Tb  2

Để tìm ℜ1 , ta xem xét tích a k ⋅ a k +1 . Có 4 thành phần khả dĩ là tổ hợp gồm 2 bit
11,10, 01, 00 với xác suất xảy ra là như nhau. Tích a k ⋅ a k +1 cho các trường hợp này là

( −1) , 0, 0, 0 . Và a k ⋅ a k +1 = 0 tương ứng với 3 trường hợp cuối, có nghĩa là trung bình có

3 T  1 T 
  tổ hợp có a k ⋅ a k +1 = 0 và chỉ   tổ hợp cho a k ⋅ a k +1 = −1 . Vậy:
4  Tb  4  Tb 

Tb Tb  T  1
ℜ1 = lim
T →∞ T
∑a a
k
k k +1 =   ( −1) = −
T  4Tb  4
(2.37)

Tính ℜn : Với n > 1 , tích a k ⋅ a k +1 bằng 1, -1, hay 0. Hơn nưa số tổ hợp có

a k ⋅ a k +1 bằng 1 và -1 là như nhau. Vì vậy ∑a a


k
k k+n sẽ bằng 0. Có nghĩa là ℜn = 0, n > 1
. Vì vậy:

P ( ω) P ( ω)
2 2
 ωT 
Sy ( ω ) = [ 1 − cos ωTb ] = ⋅ sin 2  b  (2.38)
2Tb 2Tb  2 

Chú ý: Sy ( ω) = 0 với ω = 0 (thành phần DC), với P ( ω) bất kỳ. Vì vậy, PSD có thành
phần DC bằng không, rất thuận tiện cho việc ghép xoay chiều.
Với trường hợp xung chư nhật, độ rộng một nửa:
Tb  ωT   ωT 
Sy ( ω ) = ⋅ sin c2  b  ⋅ sin 2  b  (2.39)
4  4π   2 
Hình 2.15: PSD của báo hiệu lưỡng cực, cực và tách pha đã
chuẩn hóa cho có công suất bằng nhau.
Quan sát dạng phổ của tín hiệu lưỡng cực ta thấy, độ rộng dải chủ yếu của
1
tín hiệu là f b = , bằng nửa của báo hiệu đóng-mở và hai lần độ rộng dải cực tiểu
Tb
lý thuyết. Báo hiệu lưỡng cực có một số ưu điểm sau:
- Phổ của nó có thành phần DC bằng không
- Độ rộng dải không quá rộng
- Có khả năng phát hiện lỗi hơn. Đó là vì nếu mắc một lỗi đơn sẽ vi phạm tính
lưỡng cực lần lượt các xung và sẽ phát hiện được ngay. Nếu chỉnh lưu tín hiệu
lưỡng cực, ta có tín hiệu đóng-mở và có thành phần rời rạc ở tần số đồng hồ.
Về nhược điểm, tín hiệu lưỡng cực đòi hỏi công suất gấp 2 lần (3Db) công
suất cần thiết cho tín hiệu cực. Đó là vì báo hiệu lưỡng cực là tương đương với báo
hiệu đóng-mở theo quan điểm tách sóng. Thêm vào đó là báo hiệu lưỡng cực cũng còn
nhược điểm là không thông suốt.
2.2.5. Báo hiệu tách pha (hay Manchester)

Vì PSD Sy ( ω) là tích của P ( ω) và Sx ( ω) , phổ này chỉ có thể tạo dạng bằng
2

cách điều khiển P ( ω) hay Sx ( ω) . Thành phần một chiều bằng 0 thu được trong

trường hợp lưỡng cực bằng cách cho Sx ( ω) = 0 tại ω = 0 . Vì:



P ( ω) = ∫ p ( t )e
− jωt
dt
−∞

Nên: P ( 0) = ∫ p ( t ) dt (2.40)
−∞

Vì vậy, nếu diện tích dưới p ( t ) bằng 0, thì P ( o ) bằng 0, và ta có thành phần
một chiều trong PSD bằng 0. Có nhiều cách để thực hiện điều này. Với xung chư
nhật, một dạng xung khả dĩ của p ( t ) được cho trên hình 2.16a. Ở đây mỗi bit được
biểu diễn bằng 2 xung liên tiếp có cực tính ngược nhau. Bit “0” được truyền bằng
xung −p ( t ) như trên hình 2.16b.

Hình 2.16: a. Dạng xung cơ sở cho báo hiệu Manhchester


b. Dạng tín hiệu Manchester (hay báo hiệu tách pha)
Cách báo hiệu này gọi là báo hiệu Manchester hay tách pha (hay cơ số 2 sinh đôi). Vì
đây là tín hiệu cực, PSD Sy ( ω) tính theo phương trình:

P ( ω)
2

Sy ( ω) =
Tb

Với xung p ( t ) trên hình 2.16a.

 Tb   Tb 
t+ 4  t− 4 
p( t) = ∏  − ∏ T 
 Tb   b 
 2   2 
ωTb −ωTb
Tb  ωT  j Tb  ωT  j
P ( ω) = sin c  b  ⋅ e 4
− sin c  b  ⋅ e 4
2  4π  2  4π 
(2.41)
 ωT   ωT 
= jTb sin c  b  ⋅ sin  b 
 4π   4π 

 ωT   ωT 
Sy ( ω) = Tb sin c2  b  ⋅ sin 2  b  (2.42)
 4π   4 

So sánh kết quả này với PSD lưỡng cực, ta thấy độ rộng dải cho báo hiệu tách
pha gấp 2 lần so với độ rộng dải của báo hiệu lưỡng cực (hình 2.15). Tuy nhiên, báo
hiệu tách pha có ưu điểm so với báo hiệu lưỡng cực là thông suốt vì mọi vị trí đều có
xung và một dẫy dài số 0 không gây nên khó khăn trong việc rút ra tính định thời.
2.3. Mã tương quan mức
Bên cạnh kỹ thuật tạo dạng để ISI bằng zero còn có kỹ thuật chấp nhận một
phần ISI (tức là tạo dạng xung có ISI biết trước hay điều khiển được) có thể đạt
được tốc độ truyền tin bằng tốc độ Nyquist tức là 2W ký hiệu/giây mà vẫn chỉ yêu
cầu kênh độ rông W Hz. Đó là kỹ thuật mã tương quan mức hay báo hiệu đáp ứng
riêng phần. Tương quan mức thể hiện mức độ ISI được biết trước (thông qua tương
quan của các mức mã). Thiết kế sơ đồ này dựa trên giả thiết sau: Vì biết được mức
độ ISI đưa vào tín hiệu truyền, nên ảnh hưởng của nó có thể phân giải ở bộ thu mà
không nhầm lẫn. Mã tương quan mức có thể coi là phương pháp thực tế đạt được
tốc độ báo hiệu lý thuyết cực đại là 2W ký hiệu /giây trên kênh rộng W (Hz) như trên
kênh Nyquist lý tưởng. Sau đây là một số loại tương quan mức cụ thể:
2.3.1. Báo hiệu nhị phân đúp
Ý tường cơ bản của mã tương quan mức được minh họa bằng báo hiệu nhị
phân đúp. Ở đó đup là gấp đôi dung lượng truyền của hệ nhị phân trực tiếp. Dạng
đặc biệt này của mã tương quan mức còn gọi là đáp ứng riêng phần loại I. Xét dãy
nhị phân b k gồm các ký hiệu nhị phân không tương quan 1, 0 có độ dài Tb . Dãy này
cấp lên bộ điều chế biên độ xung tạo ra dãy các xung ngắn 2 mức biên độ a k

 +1 with b k = 1
ak = 
−1 with b k = 0

Khi dãy xung này cấp lên bộ mã hóa nhị phân đup theo công thức: ck = a k + a k −1 ,
như trên hình vẽ 2.18.
Hình 2.17: Sơ đồ báo hiệu nhị phân đúp

Biến đổi này làm dãy 2 mức không tương quan a k chuyển thành dãy xung 3
mức có tương quan là -2,0,2. Tương quan này giưa các xung cạnh nhau có thể coi như
ISI được đưa một cách nhân tạo vào tín hiệu truyền, song dưới sự kiểm soát của
người thiết kế. Phần tử trễ có hàm truyền e− j2 πfTb . Vì vậy hàm truyền toàn thể của bộ
lọc nối tiếp với kênh Nyquist lý tường là:

H1 ( f ) = H Nyquist ( f ) 1 + e − j2 πfTb 


= H Nyquist ( f ) e j2 πfTb + e − j2 πfTb  e − j2 πfTb (2.41)
= 2H Nyquist ( f ) cos ( πfTb ) e − jπfTb

Do kênh Nyquist lý tưởng có độ rộng kênh W = 1 2Tb nên:

 2 cos ( πfTb ) e − jπfTb with f ≤ 1


H1 ( f ) =  2Tb (2.42)
 0 with f ≠

Ưu điểm của đáp ứng tần số này là dễ xấp xỉ vì có sự liên tục ở biên của dải. Đáp
ứng xung tương ứng với hàm truyền H1 ( f ) sẽ gồm 2 xung sinc trễ nhau Tb giây:

 π ( t − Tb ) 
sin  πt  sin  Tb 
h1 ( t ) =  Tb  + 
πt π ( t − Tb )
Tb T b
(2.43)
sin  πt  sin  πt  Tb2 sin  πt 
=  Tb  −  Tb  =  Tb 
πt π ( t − Tb ) πt ( Tb − t )
Tb T b
Hình 2.18: Đáp ứng biên độ và đáp ứng pha theo tần số của bộ lọc nhị phân đúp
Ta thấy chỉ có 2 giá trị khác 0 tại các thời điểm lấy mẫu. Điều này giải thích
tại sao ta coi mã tương quan như báo hiệu đáp ứng một phần. Đáp ứng với một xung
vào trải dài hơn khoảng báo hiệu, nói cách khác đáp ứng trong khoảng báo hiệu chỉ là

một phần. Chú ý là đuôi của h1 ( t ) cũng giảm như 1 t 2 .

Hình 2.19: Đáp ứng xung theo thời gian của bộ lọc nhị phân đúp

Dãy 2 mức a k ban đầu có thể tạo lại từ dãy mã đup ck . Bằng cách ký hiệu â k
là xấp xỉ của xung a k ở bộ thu tại t = kTb và thực hiện: aˆ k = ck − aˆ k −1 . Rõ ràng nếu ck
nhận được không lỗi và ước lượng trước đó â k −1 tại t − ( k − 1) Tb cho quyết định đúng
thì mạch ước lượng â k cũng đúng. Ta thấy qui trình tách là ngược với hoạt động của
bộ lọc trễ ở bộ phát. Kỹ thuật lưu giư để sử dụng quyết định trước đó gọi là phản
hồi quyết định.
Tuy nhiên điều không thuận lợi của qui trình này là khi có lỗi nó sẽ truyền lỗi
đến lối ra (lỗi trước kéo theo lỗi sau). Điều này là do quyết định lên lối vào a k hiện
tại lại phụ thuộc quyết định lên lối vào trước đó a k −1 . Để tránh hiện tượng truyền lỗi
này người ta thực hiện mã trước trước khi mã nhị phân đup. Mã trước chuyển dãy b k
thành d k như sau: d k = b k ⊕ d k −1

Dãy d k sẽ cấp lên bộ điều chế biên độ xung để tạo ra a k = ±1 như trước rồi
dãy này cấp lên bộ mã hóa nhị phân đup (chú ý là mã nhị phân dup là tuyến tính còn mã
trước là không tuyến tính).

Hình 2.20: Sơ đồ nhi phân đúp sử dụng mã trước.


Tổng hợp kết quả:

 0 with b k = 1
ck = 
 ±2 with b k = 0

Từ đó rút ra quy tắc quyết định:

Nếu ck < 1 quyết định b k = 1

Nếu ck > 1 quyết định b k = 0

Còn ck = 1 sẽ cho một dự đoán ngẫu nhiên.

Hình 2.21: Mạch tạo dư liệu lưỡng cực


Ví dụ 1: Xét dãy vào là: 0010110. Đối chiếu với sơ đồ ta có kết quả sau:

Ví dụ 2: Xét mạch tạo mã vi phân nối tiếp với bộ mã tương quan (hình 2.21). Chức
năng thực hiện là: y k = x k + y k −1 ; z k = y k − y k −1 . Bắt đầu với bit tùy ý (ví dụ là 1). Ta
có bảng sau:

Đây chính là mạch tạo tín hiệu lưỡng cực.


2.3.2. Báo hiệu nhị phân đúp sửa đổi
Trong báo hiệu nhị phân đup hàm truyền H(f) hay mật độ phổ công suất là khác
zero tại gốc (dc). Điều này là không tốt trong một số ứng dụng, vì nhiều kênh vô
tuyến không truyền dc. Ta có thể sửa đổi điều này bằng cách dùng đáp ứng riêng
phần loại IV chúng là sự mở rộng tương quan của 2 dãy nhị phân. Dạng tương quan
đặc biệt này đạt được bằng cách trừ các xung điều chế biên độ đặt cách 2Tb .

Bộ mã trước là bộ trễ 2Tb giây, lối ra của bộ nhị phân dup sửa đổi liên hệ với
lối vào: ck = a k − a k − 2 . Ở đây một lần nưa tạo ra tín hiệu 3 mức 2,0,-2.

Hình 2.22: Sơ đồ báo hiệu nhị phân đúp sửa đổi.


Hàm truyền tổng cộng của hệ khi nối tiếp với kênh Nyquist lý tưởng là:
H1 ( f ) = H Nyquist ( f ) 1 − e − j4 πfTb 
(2.44)
= 2 jH Nyquist ( f ) sin ( 2πfTb ) e − j2 πfTb

Do đó đáp ứng có dạng hàm sin nửa chu kỳ:

 2 jsin ( 2πfTb ) e − j2 πfTb f ≤ 1


H IV ( f ) =  2Tb (2.42)
 0 f≠

Hình 2.23: Đáp ứng biên độ và pha trong miền tần số của bộ lọc nhị phân đúp sửa đổi
Ưu điểm của bộ mã nhị phân đup sửa đổi là không có thành phần dc, điều này
thích hợp với việc truyền đơn băng (một phía phổ). Chú ý là dạng thứ 2 của mã mức
tương quan cũng cho sự liên tục tại biên của băng giống như báo hiệu nhị phân đúp.
Từ trên ta thấy đáp ứng xung của mã nhị phân đúp sửa đổi gồm 2 xung sinc cách nhau
2Tb giáy:

 π ( t − 2Tb ) 
sin  πt  sin  Tb 
h IV ( t ) =  Tb  − 
πt π ( t − 2Tb )
Tb T b
(2.43)
sin  πt  sin  πt  2Tb2 sin  πt 
 T −  T  =  Tb 
= b b
πt π ( t − 2Tb ) π ( 2Tb − t )
Tb T T
b b
Hình 2.24: Đáp ứng xung của bộ lọc nhị phân đúp sửa đổi
Đáp ứng xung cho thấy có 3 mức tại thời điểm lấy mẫu, và cũng giống như

báo hiệu nhị phân đúp, đuôi của các xung suy giảm như 1 t 2 . Để loại trừ khả năng
truyền lỗi trong sơ đồ nhị phân đup sửa đổi, ta dùng mã trước như đối với nhị phân
đúp. Cụ thể trước đó thực hiện:
d k = bk ⊕ d k −2

Ở đó b k là dãy nhị phân đến, d k là dãy ra của bộ mã trước sẽ được cấp tiếp
đó lên bộ điều chế biên độ xung, rồi bộ lọc nhị phân đúp sửa đổi. ck sẽ nhận các giá
trị 2,0,-2. Bộ quyết định thực hiện quyết định theo qui tắc:

Nếu ck > 1 quyết định b k = 1

Nếu ck < 1 quyết định b k = 0

Còn ck = 1 sẽ lựa chọn ngẫu nhiên. Giống như mã nhị phân đúp ta có nhận xét:

Khi không có ồn dãy nhị phân, tách được b̂ k chính xác như dãy nhị phân b k ở
bên phát. Dùng phương trình mã trước yêu cầu cộng 2 bit thêm vào dãy mã trước a k ,
thành phần của dãy giải mã b̂ k sẽ không đổi với cách lựa chọn 2 bit này.

2.3.3. Dạng tổng quát của mã tương quan


Sơ đồ tạo mã được xây dựng theo công thức:
N −1
 t 
h ( t ) = ∑ w n sin c  − n  (2.44)
n =0  Tb 
Bảng phân loại hệ đáp ứng riêng phần như sau:

Hình 2.25: Sơ đồ mã tương quan tổng quát


Kết luận:
Nhưng dạng sóng ISI zero hay có ISI khác zero chịu điều khiển như ở trên là
nhưng dạng sóng sau cùng (đã đi qua bộ phát – kênh - bộ thu) thì mới đáp ứng được
yêu cầu lấy mẫu và quyết định không nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu đường truyền là
nhưng yếu tố khó xác định hoặc luôn thay đổi theo thời gian thì khó chống ISI bằng
phương pháp tạo dạng xung mà phải thực hiện bằng các phương pháp khác, chẳng
hạn kỹ thuật cân băng kênh (Equalizer).
2.4. Biểu đồ mắt
2.4.1. Sự hình thành của các biểu đồ mắt
Biểu đồ mắt là một phương pháp quan sát thuận tiện cho việc chẩn đoán các
vấn đề của hệ thống dư liệu. Biểu đồ mắt thông thường được tạo ra bằng cách sử
dụng máy hiện sóng ô-xi-lô được nối với dòng ký hiệu đã được lọc và giải điều chế
trước khi biến đổi các ký hiệu thành các con số nhị phân.
Máy hiện sóng được kích hoạt lại ở mỗi chu kỳ ký hiệu hoặc bội số cố định
của các chu kỳ ký hiệu bằng cách sử dụng tín hiệu định thời ký hiệu được lấy từ
dạng sóng thu được. Dựa vào sự hiển thị liên tục trên màn hình của máy hiện sóng, sự
chồng lên nhau liên tiếp của các mẫu ký hiệu thu được hình thành một mẫu “hình
mắt” trên màn hình.
2.4.2. Chẩn đoán bằng biểu đồ mắt
Từ biểu đồ mắt được hiển thị trên máy hiện sóng chúng ta có thể đưa ra
nhưng chẩn đoán về mặt kỹ thuật về khả năng thực hiện và nguyên nhân gây suy
giảm tín hiệu khi thực hiện thông tin giưa các tuyến một cách chắc chắn.

Hình 2.26: Các biểu đồ mắt


Lỗi định thời được thể hiện bằng các biểu đồ mắt gợn sóng và mức độ
“nhắm mắt” bởi vì chuỗi ký hiệu thu được không dài hơn tín hiệu được lấy mẫu tại
điểm lấy mẫu có ISI bằng 0. Nhiễu cộng vào tín hiệu mong muốn ảnh hưởng đến
mạch khôi phục định thời và đó cũng là nguyên nhân chung xảy ra hiện tượng “nhắm
mắt” cho đến khi có kết quả là nhiễu đôi khi xảy ra đó là nguyên nhân chủ yếu làm
cho “nhắm mắt” và lỗi xuất hiện.
2.4.3. Giải thích biểu đồ mắt
Hình 2.27: Mô tả gần đúng của mẫu mắt
(1).Độ rộng của mắt mở: Là khoảng thời gian có thể lấy mẫu mà không có lỗi ISI.
Chỗ mắt mở rộng nhất là lúc lấy mẫu tốt nhất.
(2). Độ nhạy của hệ với lỗi thời gian được xác định bằng sườn dốc của mắt.
(3). Chiều cao mắt mở tại nơi lấy mẫu xác định độ lớn của tín hiệu/ồn.
2.4.4. Ví dụ về biểu đồ mắt phức hợp
Hình 2.28 biểu diễn biểu đồ mắt phức hợp của sơ đồ điều chế với tín hiệu
được điều chế là 4 trạng thái và 16 trạng thái. Điều này cũng tương tự như miêu tả
loại điều chế 16QAM (Điều chế cầu phương) và điều chế 256 QAM. Ngày nay,
phương pháp biểu đồ mắt đóng vai trò là công cụ trực quan miêu tả đặc trưng tín
hiệu, nó thể hiện rõ ràng đặc điểm nổi bật từng “mắt” giưa từng trạng thái riêng lẻ,
minh họa được tới hạn thời gian lấy mẫu để phát hiện tín hiệu tại điểm mở mắt cực
đại.
Hình 2.28: Biểu đồ mắt phức hợp
Đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng biểu đồ hình mắt trong chẩn đoán để
đảm bảo việc quan sát là được thực hiện sau tất cả quá trình lọc bên trong hệ thống.
2.5. Mạch lọc phù hợp (Matched Filter)
Vấn đề cơ bản thứ hai thường xuất hiện trong thông tin số là vấn đề tách
xung truyền qua kênh có ồn cho dù sử dụng bất kỳ dạng xung truyền nào. Lối vào bộ
lọc, sau khi xung đi qua kênh lý tưởng (là kênh băng tần không hạn chế, ta giả thiết
như vậy để chỉ xét vấn đề trọng tâm là ồn) có ồn là:

x ( t) = g( t) + w ( t) with 0 ≤ t ≤ T

Ở đó g(t) có thể diễn đạt bit 0 hoặc 1. w(t) là hàm mẫu của quá trình ồn trắng
trung bình zero và mật độ phổ công suất N0/2. Dạng phân bố của quá trình ồn Gauss
như hình 2.29.

Hình 2.29: Dạng ồn phân bố Gauss


Giả sử bộ thu đã biết dạng sóng của xung là g(t) tín hiệu sau bộ lọc tuyến tính là:

y ( t ) = go ( t ) + n ( t )

yêu cầu tách là tối thiểu ảnh hưởng của ồn hay tỷ số công suất tức thời của tín hiệu
lối ra g o ( t ) đo tại t = T so với công suất ồn trung bình là lớn nhất:

go ( T )
2

η= (2.45)
E  n 2 ( t ) 

Hình 2.30: Bộ thu tuyến tính

Vấn đề là xác định đáp ứng h ( t ) của bộ lọc sao cho tỷ số trên là cực đại. Goi G ( f )

và H ( f ) là biến đổi Fourier của g ( t ) và h ( t ) . ta có:



go ( t ) = ∫ H ( f )G ( f ) e
j2 πft
df (2.46)
−∞

Khi lối ra được lấy mẫu tại thời điểm t = T , ta có


∞ 2

go ( t ) = ∫ H ( f )G ( f ) e
2 j2 πfT
df (2.47)
−∞

Mật độ phổ công suất của ồn lối ra bằng mật độ phổ công suất lối vào nhân với bình
phương hàm truyền. Vì ồn lối vào w(t) là trắng với mật độ phổ công suất là N o 2 , ta
có:
No
SN ( f ) = H( f )
2

công suất trung bình của ồn lối ra n ( t ) sẽ là:


∞ ∞
No
E  n 2 ( t )  = ∫ SN ( f ) df = ∫ H( f )
2
df (2.48)
−∞
2 −∞

Thay vào phương trình đầu:


∞ 2

∫ H( f ) G( f ) e
j2 πfT
df
−∞
η= ∞
(2.49)
No
∫ H( f )
2
df
2 −∞

Từ đây cần xác định tiếp là với G ( f ) đã cho thì dạng hàm truyền H ( f ) thế nào để η

cực đại. Sử dung bất đẳng thức Schwarz (đẳng thức xảy ra khi φ1 ( x ) = kφ2 ( x ) )
∗∗

∞ 2 ∞ ∞
H( f ) G( f ) e H ( f ) df ∫ G( f )
2 2
∫ ∫
j2 πfT
df ≤ df (2.50)
−∞ −∞ −∞

Suy ra

2
∫ G( f )
2
η≤ df (2.51)
No −∞

Vế phải bất đẳng thức không phụ thuộc hàm truyền mà vào năng lượng tín hiệu và
mật độ phổ công suất ồn, do vậy

2
∫ G( f )
2
ηmax = df (2.52)
No −∞

giả sử H opt ( f ) là đáp ứng tôi ưu để có dẳng thức xảy ra ta có:

H opt ( f ) = kG ∗ ( f ) e − j2 πfT (2.53)

Tức là hàm truyền có dạng giống như liên hợp phức của phổ tín hiệu lối vào. Để đặc
trưng trong miền thời gian ta lấy biến đổi Fourier ngược

h opt ( t ) = k ∫ G ∗ ( f ) e − j2 πf ( T − t ) df (2.54)
−∞

Vì với tín hiệu thực g(t), G*(f)=G(-f), ta có thể viết lại:



h opt ( t ) = k ∫ G ( −f ) e − j2 πf ( T −t ) df = kg ( T − t ) (2.55)
−∞
Điều này cho thấy đáp ứng xung của bộ lọc tối ưu ( ngoại trừ hệ số k) là phiên bản
đảo thời gian và trễ của tín hiệu vào g(t). Bộ lọc định nghĩa theo cách này gọi là bộ
lọc phù hợp.
Thay vào các phương trình trên

G o ( f ) = H opt ( f ) G ( f ) = kG ∗ ( f ) G ( f ) e − j2 πfT
(2.56)
= k G ( f ) e − j2 πfT
2

Biến đổi ngược lại


∞ ∞
go ( T ) = k ∫ Go ( f )e df = k ∫ G ( f ) df
j2 πfT 2
(2.57)
−∞ −∞

Dùng liên hệ Palseval (lý thuyết năng lượng Rayleigh), ta có

g o ( T ) = kE (E là năng lượngt ín hiệu).



k 2 No
E  n 2 ( t )  = ∫ G( f )
2
df = k 2 N o E 2 (2.58)
2 −∞

Nên

( kE )
2
2E
ηmax = = (2.59)
( k N E 2)
2
o
No

Kết luận:
Bộ lọc phù hợp cho tỷ số tín/ồn cực đại chỉ phụ thuộc năng lượng xung tín hiệu và
công suất ồn.
Chú ý là bộ lọc phù hợp cũng tương đương với một bộ nhân-tích phân. Thật vậy xét
liên hệ tín hiệu vào và ra của một bọ lọc có đáp ứng h(t):

y( t) = ∫ x ( τ ) h ( t − τ) dτ
−∞

Giả sử đáp ứng xung phù hợp với tín hiệu

h ( t) = φ( T − t)

thay vào công thức



y( t) = ∫ x ( τ ) φ ( T − t + τ ) dτ
−∞

Lấy mẫu lối ra tại t=T, ta được


∞ T
y ( T) = ∫ x ( τ ) φ ( τ ) dτ = ∫ x ( τ ) φ ( τ ) dτ
−∞ 0

Do ф(t) là zero bên ngòai khoảng [0,T]. Do đó:


Bộ lọc phù hợp + lấy mẫu = Bộ nhân + tích phân.
Ví dụ: Lọc phù hợp xung chư nhật
Xét tín hiệu g(t) dạng chư nhật biên độ A, độ dài T (hình 2.13). Đáp ứng xung h(t) của
bộ lọc phù hợp sẽ giống như dạng tín hiệu. Tín hiệu lối ra của bộ lọc g0(t) sẽ có
dạng tam giác và có giá trị cực đại là kA2T (chính là năng lượng của g(t) co dãn thêm
k).
Hình 2.31.
Đối với trường hợp xung chư nhật, bộ lọc phù hợp có thể được thay bằng
mạch tích phân và xóa. Bộ tích phân sẽ tính diện tích dưới xung chư nhật và cho lối
kết quả được lấy mẫu tại t = T. Ngay sau thời điểm này bộ tích phân lại trở về trạng
thái đầu là zero.
2.6. Tốc độ lỗi bit (BER) trong hệ thống dữ liệu băng cơ sở
Để tách ký hiệu mã hóa một cách chính xác từ tín hiệu có chứa tạp âm, chúng
ta phải thực hiện phương pháp xác suất thống kê. Tạp âm là thông số không cố định,
biên độ và pha thay đổi tự nhiên theo thời gian. Vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện
tách các ký hiệu, các giá trị tức thời của tạp âm sẽ lớn hơn các giá trị khác. Chúng ta
phải bỏ qua để tìm ra xác suất các ký hiệu mã hóa có lỗi thay bằng tìm các ký hiệu
mã hóa có lỗi nhất định.

Hình 2.32

Thông thường trong thực tế, chúng ta mong muốn thực hiện tìm xác suất lỗi bit
hơn là lỗi ký hiệu, đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ dư liệu được
gửi đi đến người sử dụng. Trong trường hợp tín hiệu có dạng nhị phân, xác suất lỗi
ký hiệu và xác suất lỗi bit được quan tâm như nhau.
NE
( BER ) =
NT

Trong đó N E là số bit lỗi, N T là tổng số bit được truyền.

2.7. Kỹ thuật cân bằng kênh


2.7.1. Bộ cân bằng đường trễ
Thông thường kênh băng tần giới hạn làm phân tán mạnh dạng xung nên số
mức biên độ tách bị mắc lỗi bởi ISI nhiều hơn là do ồn cộng. Đây cũng chính là
nguyên nhân hạn chế tốc độ truyền dư liệu.
Về nguyên tắc nếu kênh được biết chính xác luôn có thể làm ISI nhỏ tùy ý tại
thời điểm lấy mẫu bằng cách dùng một cặp bộ lọc phát và thu thích hợp hay điều
khiển dạng xung như mô tả ở các phẩn trước. Trên thực tế hiếm khi ta biết trước
chính xác đặc tính của kênh và có nhưng yếu tố làm sai lệch kênh không tránh khỏi
dẫn đến một lượng ISI nhất định hạn chế tốc độ dư liệu. Để bù lại nhưng méo này
ta có thể áp dụng bổ sung một bộ cân bằng (đặt sau bộ lấy mẫu, thực chất nó là một
kiểu lọc số). Thích hợp cho thiết kế bộ cân bằng này là bộ lọc đường trễ (hình
2.33 ).

Hình 2.33: Bộ lọc đường trễ


Để đối xứng, số nut của bộ lọc chọn là 2N+1. Đáp ứng xung của bộ lọc này sẽ là:
N
h ( t) = ∑ w δ ( t − kT )
k =− N
k (2.60)

T được chọn bằng độ dài ký hiệu. Giả sử bộ cân bằng này mắc nối tiếp sau hệ
tuyến tính có đáp ứng xung là c(t). Ký hiệu p(t) là đáp ứng xung của toàn hệ:
N
p( t) = c( t) ∗h ( t) = c( t) ∗ ∑ w δ ( t − kT )
k =− N
k (2.61)

Thay đổi thứ tự phép toán tống và chập:


N N
p( t) = ∑
k =− N
w k c ( t ) ∗ δ ( t − kT ) = ∑ w c ( t − kT )
k =− N
k
(2.62)

Tại thời điểm lấy mẫu ta có tổng chập rời tạc:


N
p ( nT ) = ∑ w c( ( n − k) T)
k =− N
k (2.63)
Chú ý là dãy p(nT) dài hơn dãy c(nT). Để loại bỏ ISI phải thỏa mãn tiêu chuẩn
Nyquist với T dùng thay cho Tb. Giả thiết p(0)=1

(2.65)
Song chỉ có 2N +1 hệ số có thể điều chỉnh được trong bộ lọc nên thay bằng:

(2.66)
Để đơn giản ký hiệu ta viết cn=c(nT) sau đó viết lại tổng chập rời rạc ta có:

(2.67)
Trong dạng ma trận ta viết:

Bộ cân bằng kiểu này gọi là bộ cân bằng ép về zero, bộ này là tối ưu theo
nghĩa tối thiểu các đỉnh méo. Nó tương đối đơn giản dễ thực hiện. N càng dài càng
gần với tiêu chuẩn Nyquist. Từ hệ phương trình tuyến tính trên có thể giải ra các
trọng số của bộ lọc
2.7.2. Bộ cân bằng thích nghi
Giải pháp trên thực hiện tốt khi ta biết các hệ số ci của hệ thống truyền bằng
cách lấy mẫu. Trong kênh viễn thông tính chất kênh thay đổi theo thời gian. Ví dụ
trong mạng điện thoại chuyển mạch có 2 yếu tố góp phần làm méo xung trên các
đường có kết nối khác nhau, đó là: (1) Khác nhau về đặc trưng truyền trên các đường
nối khác nhau, các kết nối lại có thể chuyển mạch cùng lúc; (2) Khác nhau về số
đường nối. Kết quả là kênh điện thoại ngẫu nhiên mang một số đặc trưng xác định.
Sử dụng bộ cân bằng cố định dựa trên đặc trưng trung bình của kênh lúc này không
làm giảm được ISI, mà cần đến bộ cân bằng thích nghi, tự hiệu chỉnh liên tục hệ số
theo đặc trưng thay đổi của kênh.
Cân bằng thích nghi có 2 loại: cân bằng trước kênh tại bộ phát và cân bằng sau
kênh tại bộ thu. Vì rằng loại thứ nhất cần có kênh phản hồi nên ta chỉ xét loại thứ 2
phù hợp với thực tế hơn. Để thực hiện loại 2, trước khi phát dư liệu cần huấn luyện
bộ lọc theo hướng dẫn của một dãy huấn luyện. Một kênh điện thoại thông thường it
thay đổi trong thời gian cuộc gọi trung bình, nên một phép cân bằng trước cuộc gọi
với một dãy huấn luyện là đủ trong đa số trường hợp trên thực tế.
Ở đây ta nghiên cứu bộ cân bằng thích nghi là bộ lọc trễ đường. Chúng đồng
bộ theo nghĩa là khoảng cách trễ bằng độ dài ký hiệu T. Bộ cân bằng này dễ thực
hiện và khá hiệu quả.

Hình 2.34: Các phần tử của bộ lọc thích nghi


2.8. Bài tập chương 2
Tiêu chuẩn Nyquist cho truyền không méo
1. Dạng xung toàn thể p(t) cho hệ PAM nhị phân là: p(t)=sinc(1/Tb). Vẽ dạng sóng
lối ra của bộ lọc khi lối vào là 001101001
2. Một máy tính cho dãy nhị phân ra với tốc độ 56kbps và phát dùng hệ PAM nhị phân
thiết kế theo phổ cosin tăng. Xâc định độ rộng băng truyền ứng với các trường hợp
a) α=0.25 b) α=0.5 c) α=0.75 a) α=0.25 d) α=1.0
3. Một sóng PAM nhị phân được truyền qua kênh thông thấp với độ rộng cực đại 75
kHz. Độ dài bit là 10µs. Tìm phổ cosin tăng thỏa mãn yêu cầu này
4. Một tín hiệu tương tự được lấy mẫu, lượng tử và mã hóa thành PCM có tốc độ
lấy mẫu 8kHz, số mức biểu diễn lượng tử 64. PCM được truyền qua kênh băng cớ
sở dùng PAM nhị phân. Xác định độ rộng băng tối thiểu để truyền PCM
Mã tương quan
5. Dư liệu nhị phân 001101001 được cấp lên hệ nhị phân đup
a) Cấu tạo lối ra bộ mã nhị phân dup và lối ra bộ thu tương ứng khi không cần bộ mã
trước.
b) Giả sử do lỗi trong khi truyền, mức tại lối vào bộ thu tạo bởi digit thứ 2 giảm đến
zero. Hãy tạo lối ra bộ thu mới
6. Dãy nhị phân 011100101 cấp lên lối vào hệ nhị phân đup sửa đổi.
a) Cấu tạo lối ra bộ mã nhị phân đup sửa đổi và lối ra bộ thu tương ứng khi không
có bộ mã trước.
b) Giả sử do lỗi trong quá trình truyền, mức tạo bởi digit thứ 3 giảm đến zero. Cấu
tạo lối ra bộ thu mới.
CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ
3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
Trong phần trước, chúng ta đã được làm quen với các hệ thống số băng tần cơ
sở, tại đó các tín hiệu được truyền trực tiếp mà không cần phải dịch chuyển tần số
của tín hiệu. Do các tín hiệu băng cơ sở có công suất khá lớn tại các thành phần tần
số thấp, chúng chỉ thích hợp cho truyền dẫn thông qua cáp hai sợi, cáp đồng trục hay
các sợi quang. Tuy nhiên các tín hiệu băng cơ sở không thể được truyền dẫn trực tiếp
qua một đường vô tuyến (radio link) tuyến hay giưa các vệ tinh (satellites) vì muốn
truyền dẫn qua các tuyến này yêu cầu phải sử dụng các anten có kích thước rất lớn
để phát xạ các tín hiệu có phổ tần thấp. Vì vậy cần phải dịch chuyển phổ tần số của
tín hiệu băng cơ sở tới vùng tần số hoạt động phù hợp bằng cách sử dụng kỹ thuật
điều chế sóng mang cao tần (có dạng hình sine: cos ( ωc t ) ).

Việc lựa chọn phương pháp điều chế ảnh hưởng quyết định đến khả năng làm
việc dễ dàng, tính dung sai tạp âm và độ rộng băng tần kênh làm việc.
Điều chế số là quá trình sử dụng tín hiệu số (dư liệu: Data) để làm thay đổi
các thông số của sóng mang cao tần (biên độ, tần số và pha). Khi dư liệu được phát
làm thay đổi thông số về biên độ của tín hiệu sóng mang, ta có trường hợp khóa dịch
biên độ (ASK-Amplitude Shift Key); Dư liệu phát làm thay đổi thông số về tần số, ta
có trường hợp khóa dịch tần (FSK-Frequency Shift Key) và nếu dư liệu phát làm thay
đổi thông số về pha thì ta có trường hợp khóa dịch pha (PSK-Phase Shift Key). Xét
theo trạng thái mã hóa thì có thể phân ra làm hai loại điều chế số đó là: điều chế nhị
phân và điều chế hạng M.
3.2. ĐIỀU CHẾ NHỊ PHÂN
3.2.1. Khóa dịch biên ASK (Amplitude Shift Keying)
3.2.1.1. Dạng sóng điều chế ASK
Dạng đơn giản nhất của điều chế dư liệu băng thông là khóa dịch biên (ASK).
Các ký hiệu được biểu diễn bằng các giá trị biên độ rời rạc của sóng mang dao động
với tần số cố định. Trong trường hợp điều chế ASK nhị phân, chỉ có hai trạng thái ký
hiệu, đó là trạng thái có sóng mang hay không có sóng mang, quá trình này còn được
gọi là quá trình khóa đóng mở (ON-OFF-Keying - OOK
Hình 3.1. Dạng tín hiệu ASK

3.2.1.2. Phổ dữ liệu ASK


Nếu bây giờ ta giả thiết rằng gộp tất cả các thành phần trong chuỗi dư liệu ký
hiệu băng tần cơ bản được trộn với sóng mang, kết quả cho ta tổng và một thành
phần khác, phổ kết quả sẽ đối xứng qua tần số sóng mang, trong thực tế nó có giá trị
dương và đồ thị nghịch đảo phổ hình sin của tín hiệu băng tần cơ bản đối với dùng
dư liệu nhị phân không lọc.
Phổ ASK còn được gọi là phổ song biên, với một biên trên và một biên dưới
của sóng mang (hình 3.2). Điều đó cho thấy độ rộng băng chiếm dụng của tín hiệu
điều chế ASK gấp hai lần độ rộng băng tần của tín hiệu cơ bản với hiệu suất sử
dụng băng tần cực đại là: 1 bit/s/Hz.

Hình 3.2: Phổ điều chế ASK.


3.2.1.3. Tạo tín hiệu điều chế ASK
Chúng ta đã thấy một tín hiệu ASK có thể có được bằng cách sử dụng một bộ
trộn để nhân luồng tín hiệu băng tần cơ sở với sóng mang. Qúa trình thực hiện điều
chế tín hiệu ASK như vậy thường được gọi là điều chế tuyến tính.
Hình 3.3: Nguyên tắc điều chế ASK sử dụng bộ trộn
Ngoài ra, một lựa chọn khác đơn giản hơn, đặc biệt đối với điều chế ASK nhị
phân, sử dụng chuyển mạch cổng có và không có sóng mang, chuyển mạch này được
điều khiển bằng chuỗi dư liệu đầu vào.

Hình 3.4. Sử dụng khóa chuyển mạch cho điều chế ASK
3.2.1.4. Độ rộng giới hạn của ASK
- Phương pháp lọc băng thông
Để tối thiểu hóa độ rộng băng chiếm dụng của tín hiệu được truyền dẫn
ASK, yêu cầu có bộ lọc hoặc bộ tạo dạng xung ở phía trước hoặc sau, sau khi điều
chế sóng mang. Đối với phương pháp tạo ra tín hiệu điều chế ASK bằng cách
chuyển mạch, phương pháp này không chấp nhận bất kỳ một quá trình lọc trước nào
của tín hiệu băng tần cơ sở, vì chuyển mạch này là quá trình không tuyến tính và
không truyền dẫn thông tin dạng xung trên đường bao sóng mang. Đối với trường hợp
này, bất kỳ quá trình lọc nào để tập trung độ rộng băng đều phải được thực hiện
trong băng thông tín hiệu được điều chế.
Hình 3.5: Lọc băng thông tín hiệu điều chế
Thí dụ: Nếu muốn lọc tín hiệu điều chế ở độ rộng 30 Khz, sóng mang có tần
số 900 MHz, sẽ phải dùng bộ lọc có hệ số chất lượng Q = 900 ×106 30 ×103 = 30.000 .
Hiện nay, hệ số chất lượng Q này chỉ có được khi sử dụng bộ lọc tinh thể, bộ lọc
này có biên độ gợn sóng (không bằng phẳng) và méo trễ nhóm rất xấu trong băng
thông. Chúng chắc chắn không cho phép nhà thiết kế đạt được đáp ứng băng thông bộ
lọc cosin tăng nghiệm mà giao thoa ký hiệu bằng 0.
- Phương pháp lọc băng tần cơ sở
Các vấn đề với việc lọc băng thông một tín hiệu dư liệu đã được điều chế cao
tần có thể được khắc phục nếu thực hiện sửa xung chuỗi dư liệu đầu vào băng tần
cơ sở và quá trình tuyến tính được thực hiện để duy trì biên độ của tín hiệu. Khi sử
dụng phương pháp trộn, luồng dư liệu cơ sở có thể được lọc trước bằng bộ lọc
thông thấp (lọc cosin tăng nghiệm) và thông tin sửa dạng xung này đặt lên đường bao
của sóng mang. Trên thực tế, đã có nhiều bộ trộn tích hợp tuyến tính có khả năng
hoạt động với tần số sóng mang có thể lớn hơn vài GHz đã có nhiều.

Hình 3.6: Phương pháp lọc băng tần cơ sở


3.2.1.5. Tách sóng ASK
a). Phương pháp không kết hợp:
Trong phương pháp điều chế ASK, tín hiệu được truyền đi dưới dạng các giá
trị biên độ hoặc là đường bao của tín hiệu sóng mang được điều chế và tín hiệu được
khôi phục bằng cách tách tín hiệu đường bao. Mạch tách tín hiệu đường bao đơn giản
nhất bao gồm: một đi-ốt tách sóng và bộ lọc phẳng, sơ đồ này thường sử dụng tách
sóng không kết hợp. Sơ đồ tách sóng này đơn giản nhưng điểm yếu của nó là khả
năng phân biệt tín hiệu cần thu từ tạp âm thấp hơn so với tách sóng kết hợp như hình
3.7.

a).

b).

Hình 3.7: Sơ đồ tách sóng không kết hợp.


Nếu tín hiệu điều chế sóng mang thu được là hai tín hiệu có dạng vuông góc
thể hiện bằng công thức sau: a ( t ) ⋅ cos ωct và a ( t ) ⋅ sin ωct , trong đó a(t) là biên độ của
sóng điều chế. Ta có thể tách đường bao của sóng này sau khi hai sóng liên tiếp vuông
góc này đi qua bộ cộng, bộ khai căn bậc hai và cuối cùng ta thu được nghiệm vuông.
Ta được phương trình sau:

a ( t ) ⋅ cos 2 ωct + a ( t ) ⋅ sin 2 ωc t = a ( t )


2 2 2
( cos 2
ωc t + sin 2 ωc t ) = a ( t )
2

b). Phươg pháp kết hợp:


Phương pháp này được thực hiện bằng cách trộn tín hiệu đã điều chế ở đầu
vào với tín hiệu sóng mang chuẩn được tạo ra từ bộ dao động nội và lựa chọn các
thành phần cấu thành khác nhau tại đầu ra bộ trộn như hình 3.8. Tín hiệu dư liệu đã
điều chế có dạng a ( t ) cos ωct , vậy đầu ra bộ trộn sẽ là:
a ( t ) ⋅ cos ωct ⋅ cos ( ωc t + θ ) = 0,5 ⋅ a ( t ) ⋅ cos ( θ ) + 0,5 ⋅ a ( t ) ⋅ cos ( 2ωc t + θ ) .

Hình 3.8: Tách sóng kết hợp.


Nếu sóng mang có pha kết hợp với tín hiệu sóng mang được điều chế ở đầu
vào (nghĩa là sóng mang đã điều chế đầu vào và sóng mang tham chiếu không có sự
sai khác nhau về pha và tần số: θ = 0 ). Đầu ra ta có các giá trị a(t) tương ứng.
Nếu θ = 900 , tín hiệu đầu ra bằng 0. Nhất thiết phải đảm bảo rằng bộ dao
động sóng mang trong máy thu phải được đồng pha với bộ dao động sóng mang trong
máy phát.
Mặc dù phương pháp tách sóng kết hợp đưa ra phức tạp hơn phương pháp tách
sóng không kết hợp nhưng với phương pháp này có thể khôi phục tín hiệu chính xác
hơn khi có tạp âm xen vào.
3.2.2. Khóa dịch tần FSK (Frequency Shift Keying)
3.2.2.1. Dạng sóng FSK
Phương pháp FSK đơn giản trong việc tạo và tách tín hiệu, nó có nhiều đặc
điểm tối ưu không bị ảnh hưởng sự thay đổi biên độ tín hiệu. Phương pháp điều tần
biến đổi tần số sóng mang riêng biệt dưới dạng các trạng thái ký hiệu, biên độ của
sóng đã điều chế không thay đổi.
Trước hết ta xem xét trường hợp tín hiệu nhị phân FSK không lọc. Dạng sóng
có thể biểu diễn như hai luồng dư liêu riêng biệt ASK trước khi truyền dẫn.
Hình 3.9: Dạng sóng điều chế FSK.
3.2.2.2. Tạo dạng sóng FSK
Sóng điều chế FSK có thể tạo ra bằng cách chuyển mạch giưa các nguồn tín
hiệu có tần số khác nhau như hình 3.10-a. Tuy nhiên nó có bước nhảy pha rời rạc
giưa các trạng thái ký hiệu tại thời gian chuyển mạch. Bất cứ giá trị pha rời rạc nào
tại ranh giới ký hiệu sẽ dẫn đến phổ cao hơn ở tần số cao và độ rộng băng truyền
dẫn rộng hơn. Ngoài ra, FSK có thể thực hiện bằng cách ghép vào tín hiệu dư liệu
chẳng hạn như điều khiển điện áp của bộ dao động nội (VCO) như hình 3.10-b. Vì
vậy, chuyển đổi pha giưa các trạng thái liên tiếp là xem như liên tục. Tín hiệu FSK có
pha chuyển đổi không gián đoạn giưa các trạng thái ký hiệu thường được gọi là
dạng: Khóa dịch tần số pha liên tục (CPFSK).

a).

b).

Hình 3.10: Nguyên tắc tạo dạng sóng FSK.


3.2.2.3. Phổ tín hiệu điểu chế FSK
a). Phổ dữ liệu FSK
Phổ tín hiệu FSK không dễ dàng thu được như phổ điều chế ASK bởi vì quá
trình thực hiện điều chế FSK là không tuyến tính. Phổ FSK có thể coi như gần bằng
hai phổ điều chế ASK và trung tâm là tần số sóng mang.
Vấn đề này được thể hiện rõ trong hình 3.11, độ rộng băng tần chiếm dụng
của tín hiệu điều chế FSK phụ thuộc vào khoảng phân tách tần số giưa các trạng thái
tín hiệu.

Hình 3.11: Phổ tín hiệu điều chế FSK.


b). Phổ dữ liệu CPFSK
Phổ tín hiệu CPFSK cũng thay đổi tùy theo vị trí tần số giưa hai trạng thái ký
hiệu và sự thay đổi pha được điều khiển như thế nào khi thay đổi từ tần số này đến
tần số khác.
Phương pháp điều chế FSK của Sunde được sinh ra khi khoảng cách giưa hai
tần số ký hiệu bằng tốc độ ký hiệu. Trong phương pháp này phổ chỉ bao gồm hai phổ
rời rạc tại hai tần số ký hiệu. Ngoài ra phổ còn trải rộng ra. Phổ này có thể được sử
dụng trong mạch tách FSK kết hợp như các nguồn sóng mang chuẩn, được trích ra
bằng mạch vòng chốt pha.
Phương pháp điều chế khóa dịch tối thiểu (MSK-Minimum Shift Keying) sử
dụng khoảng cách ký hiệu bằng 1,5 lần tốc độ ký hiệu, phương pháp này có phổ
bằng phẳng, năng lượng tập trung ở búp chính hẹp và giảm năng lượng các búp phụ.
Ta thấy búp chính nhỏ có nghĩa là hiệu suất phổ cao hơn trường hợp điều chế ASK
và PSK. Trong thực tế, nó giống như hệ điều chế pha vuông góc QPSK, mạch này có
giá thành cao so với FSK của Shunde.

Hình 3.12: Phổ tín hiệu điều chế CPFSK.


3.2.2.4. Lọc tín hiệu FSK
Như phương pháp điều chế ASK đã đề cập trước, có thể điều khiển chiếm
dụng phổ bằng bộ lọc CPFSK với lọc định dạng xung trước khi điều chế. Trong
phương pháp điều chế FSK, không có ánh xạ một - một giưa phổ dạng xung và phổ
điều chế vì đây là quá trình điều chế không tuyến tính.
Các bộ lọc thường sử dụng lọc thông thấp gọi là lọc Gauss. Bộ lọc thường
phù hợp với phổ công suất thấp ở các búp phụ. Thí dụ bộ lọc thường sử dụng trong
FSK nói chung là khóa dịch cực tiểu Gauss thường sử dụng ở Châu Âu và Bắc Mỹ
trong hệ thống tế bào số (GSM).

Hình 3.13: Sử dụng bộ lọc trước trong điều chế FSK.


3.2.2.5. Tách sóng FSK
a). Phương pháp tách FSK không kết hợp
Một trong nhưng phương pháp đơn giản nhất để tách tín hiệu FSK nhị phân là
đưa tín hiệu qua hai bộ lọc thông dải được hiệu chỉnh bằng hai tần số tín hiệu khác
nhau và lấy ra tín hiệu lớn hơn trung bình sau một chu kỳ ký hiệu. Đây thực chất là
bộ tách đường bao không kết hợp, tương đương hai luồng dư liệu ASK với bộ so
sánh tại đầu ra. Do không xét đều pha của các ký hiệu, cho nên đây là phương pháp
chúng ta đã đề cập trước trong phương pháp tách ASK và nó không có nhiều ưu điểm
như các hệ thống tách kết hợp FSK.
Có một phương pháp để phân biệt các tần số tín hiệu đầu vào. Một phương
pháp số đơn giản để tính "điểm qua 0" của sóng mang trong chu kỳ ký hiệu và ước
tính tần số theo từng ký hiệu. Phương pháp thứ ba là sử dụng mạch vòng khóa pha
PLL.

Hình 3.14: Sơ đồ tách sóng FSK không kết hợp.


b). Tách sóng FSK không kết hợp sử dụng PLL
Mạch vòng khóa pha (PLL) là mạch khôi phục sóng mang và ký hiệu sử dụng
trong các hệ thống thông tin số. Nguyên lý làm việc cơ bản của mạch PLL được miêu
tả như hình 3.15. Mạch vòng PLL gồm 3 khối chức năng chính: Bộ dao động điều
khiển điện áp có tần số đầu ra tỷ lệ với điện áp đầu vào; Bộ tách pha (thường sử
dụng bộ ghép hoặc cổng logic XOR), sinh ra điện áp đầu ra tỷ lệ với sai pha của hai
tín hiệu đầu vào; Bộ lọc vòng, sử dụng để điều khiển dải động của mạch hồi tiếp.

Hình 3.15: Sơ đồ vòng khóa pha PLL.


PLL làm việc bằng cách so sánh pha của tín hiệu đầu vào với điện áp lấy ra từ
bộ VCO và sử dụng điện áp tạo ra nhờ sai pha để hiệu chỉnh tần số và pha của tín
hiệu VCO tương xứng với tín hiệu đầu vào. Hệ thống nà đạt tới độ ổn định cao khi
đầu ra trung bình từ bộ tách pha là bằng 0, VCO khóa pha tín hiệu đầu vào (tách pha
bộ trộn cơ bản, khi tín hiệu đầu vào và tín hiệu VCO có pha sai khác nhau là 90 0 trong
trạng thái khóa pha). Vì điện áp điều khiển VCO phải thay đổi để mạch vòng PLL dò
theo và chốt vào một tần số mới ở đầu vào, cung cấp giá trị đo lường trực tiếp tần số
tín hiệu đầu vào mỗi ký hiệu trong chuỗi dư liệu FSK và làm việc như bộ tách bậc
nhất.
c). Tách sóng FSK theo phương pháp kết hợp
Bộ tách kết hợp FSK tương tự như bộ tách kết hợp ASK nhưng trong trường
hợp FSK có hai bộ tách được hiệu chỉnh vào hai tần số sóng mang. Đối với ASK, tách
kết hợp và lọc tương xứng ảnh hưởng tạp âm trong máy thu được giảm xuống thấp
nhất. Khôi phục sóng mang chuẩn trong máy thu kết hợp được đơn giản hóa nếu
khoảng phân tách tần số giưa các ký hiệu bằng tốc độ ký hiệu (phương pháp FSK
của Sunde), phổ tín hiệu đã điều chế là phổ rời rạc tại các tần số sóng mang. Khuyết
điểm của FSK của Sunde là độ rộng băng tần tín hiệu điều chế FSK gần bằng 1,5
đến 2 lần độ rộng băng tần tín hiệu ASK với lọc tối ưu và PSK nhị phân.

Hình 3.16: Sơ đồ tách sóng FSK kết hợp.

3.2.2.6. Đặc tính BER đối với FSK


Hình 3.17 dưới đây thể hiện đường đặc tính lỗi bit cho trường hợp FSK kết
hợp và FSK không kết hợp có tạp âm trắng cộng Gauss đan xen.
Hình 3.17: Đặc tính BER cho trường hợp FSK.

Ưu điểm của điều chế FSK


- Điều chế FSK là điều chế có đường bao không đổi, sự thay đổi biên độ
không bị ảnh hưởng tới tín hiệu điều chế, phương pháp này tương thích với các hệ
thống máy thu và máy phát không tuyến tính.
- Nguyên lý tách FSK có thể dựa vào quan hệ thay đổi tần số giưa các trạng
thái ký hiệu và không yêu cầu tần số trong kênh phải chính xác hoàn toàn (FSK có
dung sai độ trôi của bộ dao động nội và dịch chuyển Doppler).
Nhược điểm của điều chế FSK
- Phương pháp điều chế FSK có hiệu suất sử dụng băng tần nhỏ hơn một chút
so với ASK hoặc PSK.
- Phương pháp điều chế FSK có tỷ số lỗi bit kém hơn phương pháp điều chế
PSK.
3.2.3. Khóa dịch pha PSK (Phase Shift Keying)
3.2.3.1. Nguyên lý của khóa dịch pha
Đối với khóa dịch pha (PSK), thông tin chứa trong pha tức thời của sóng mang
điều chế. Thường thì pha này được ấn định và so sánh tương thích với sóng mang của
pha đã biết - PSK kết hợp. Đối với PSK nhị phân, các trạng thái pha 00 và 1800 sẽ
được sử dụng.
Một phương thức điều chế PSK khác là PSK kết hợp vi sai. Phương thức này
cho phép truyền dư liệu được mã hóa theo sự thay đổi pha (sai pha) giưa các ký hiệu
liên tục. Đối với PSK sẽ không có tách sóng theo phương pháp không kết hợp.

a). Khóa dịch pha kết hợp

b). Khóa dịch pha kết hợp vi sai.


Hình 3.18.
3.2.3.2. Phổ chiếm dụng của PSK
Băng tần của một tín hiệu PSK nhị phân cũng giống như ASK nhị phân nếu
cùng độ dịch pha của dạng xung. Thực chất thì PSK nhị phân có thể được xem như
một tín hiệu ASK với biên độ sóng mang +A và -A (thay cho +A và 0 đối với ASK).
Nếu nhưng pha thay đổi đột ngột tại ranh giới giưa các ký hiệu, giống như
FSK, băng tần chiếm dụng sẽ lớn hơn rất nhiều so với sự chuyển tiếp nhịp nhàng
giưa nhưng trạng thái pha, bao gồm cả sự cần thiết sửa dạng của dạng sóng điều
chế.
Hình 3.19: Phổ BPSK.
3.2.3.3. Tạo sóng điều chế PSK
Cách đơn giản nhất để điều chế PSK nhị phân không lọc là thay đổi tín hiệu
sóng mang điều chế theo tín hiệu số liệu bằng cách dịch pha 00 và 1800. Giống như
ASK, cách tạo sóng điều chế PSK này không thích hợp lắm để đạt được dạng sóng
lọc Nyquist do khó khăn trong việc thực hiện tần số dải thông cao.
Nếu yêu cầu lọc thì phải thực hiện nhân, cho phép dòng số liệu được sửa
dạng trước ở băng gốc trước khi tiến hành điều chế. Bởi vì điều chế là quá trình
tuyến tính, dạng bộ lọc băng gốc tác động trực tiếp lên tín hiệu điều chế băng dải.

Hình 3.20: Sơ đồ điều chế PSK.


Hiệu ứng lọc dạng sóng PSK
Khi tín hiệu PSK không được lọc thì đường bao tín hiệu điều chế không đổi,
việc đưa ra phương pháp lọc để hạn chế độ rộng băng tần điều chế làm cho tín hiệu
điều chế PSK có đường bao thay đổi. Độ biến thiên của đường bao tín hiệu điều chế
là hàm của dạng xung đưa vào điều chế.
Dạng sóng điều chế PSK với các hệ số dốc khác nhau của bộ lọc cosin-tăng
nghiệm, với giá trị α nhỏ, dạng sóng nhọn hơn và đỉnh cao hơn (Sử dụng bộ lọc
cosin-tăng nghiệm, tỷ số công suất đỉnh do các nhà thiết kế quyết định).
3.2.3.4. Tách tín hiệu PSK
Tách tín hiệu PSK không sử dụng phương pháp tách không kết hợp mà sử
dụng nhiều phương pháp tách kết hợp. Bộ tách lý tưởng yêu cầu tách chính xác pha
sóng mang không điều chế ở máy thu.
Trong phương pháp điều chế ASK, nếu có bất kỳ lỗi sai pha θ nào từ sóng
mang chuẩn lấy từ bộ dao động nội thì tín hiệu điện áp tại đầu ra bộ tách giảm một
lượng là: cos ( θ ) . Tỷ số Es N 0 của bộ tách giảm một lượng là cos ( θ ) . Chúng ta yêu
2
cầu lỗi pha bằng 0 để tách tối ưu và phải soát lại tất cả các vùng khôi phục sóng
mang. Chú ý rằng: khi lỗi sai pha xuất hiện bằng 900 thì đầu ra có điện áp bằng 0.

Hình 3.21: Tách tín hệu PSK.


- Khôi phục sóng mang trong phương pháp PSK kết hợp
Để đảm bảo rằng pha sóng mang nội gần bằng 00, điều cần thiết là phải
truyền pha sóng mang chuẩn cùng với tín hiệu dư liệu và phải trích được sóng mang
chuẩn từ luồng dư liệu đầu vào.
Luồng tín hiệu chuẩn trích ra được trong phương pháp điều chế BPSK có thể
thực hiện được bằng cách điều chế PSK nhị phân vuông góc, các trạng thái pha tại 00
và 1800 bắt buộc phải lấy mô-đun của 2π , nên phương pháp điều chế có thể bỏ đi.
Qúa trình điều chế vuông góc cũng nhân đôi thành phần tần số sóng mang, yêu cầu
lọc (sử dụng mạch vòng khóa pha) để loại bỏ tạp âm trong kênh, sau đó tần số phải
chia đôi để thu được dạng sóng mang kết hợp.

Hình 3.22: Sơ đồ khôi phục sóng mang trong phương pháp PSK kết hợp.
Trong hệ thống dư liệu sử dụng N trạng thái ký hiệu khác pha (N = 2 trong
trường hợp điều chế PSK nhị phân) tính phi tuyến bậc N phải sử dụng để bắt buộc
điều chế pha lấy mô-đun 2π . Phần còn lại của quá trình khôi phục sóng mang cũng
như vậy nhưng cần một "Mạch chia N" tần số sóng mang chính xác.
Với điều chế PSK được lọc, các tín hiệu vuông góc gồm các đường bao điều
chế thành phần tần số đối xứng xung quanh.
Hình 3.23: So sánh phổ PSK chưa lọc và được lọc.
- Mạch vòng Costas
Một phương pháp thường được sử dụng để khôi phục sóng mang vuông góc là
phương pháp mạch vòng Costas.
Mạch vòng Costas thực chất là hai mạch vòng khóa pha cùng làm việc song
song, với một VCO chung đưa các tín hiệu ra vuông góc cho mỗi mạch vòng. Qúa
trình làm vuông góc là cần thiết kế để kết hợp được điều chế PSK mô-đun 2π trong
mạch vòng Costas với vai trò bộ trộn thứ 3.

Hình 3.24: Mạch vòng Costas.


Mạch vòng Costas có hai ưu điểm chính: Thứ nhất: Nó không hoàn toàn làm
việc với tần số sóng mang gấp đôi nên không cần mạch chia hai. Thứ hai, mạch này
tách dư liệu kết hợp yêu cầu trên một nhánh của hệ thống PLL, không cần các mạch
tách khác (lọc tương xứng riêng biệt) được sử dụng để khôi phục dư liệu như mạch
lọc thường sử dụng trong mạch Costas để thu được giá trị tạp âm trung bình của tín
hiệu chuẩn kết hợp.
- Tính không rõ ràng về pha trong khôi phục sóng mang PSK
Khối phục sóng mang có dạng hình vuông là một điều lý tưởng, nhưng thực tế
không được như vậy vì tần số bị giảm đi một nửa của thành phần sóng mang 2 fc
dẫn đến sự không rõ ràng về pha 1800 vào trong thành phần sóng mang chuẩn.

Hãy xem xét đến trường hợp chuỗi dư liệu đã được lọc: 1, 0, 1, 0, 1, 0,... ở
dạng xung hình vuông. Đầu ra sẽ là sóng mang có tần số 2 fc với "điểm qua 0" là 2
tần số đầu vào. Cho tín hiệu này tới mạch "chia 2" và có thể thấy rằng trạng thái
logic của bộ chia có thể được kích thích bởi các "điểm qua 0" (zero-crossings) bằng 2
lần tần số sóng mang và có thể không biết được nó có liên quan tới "điểm qua 0",
đúng hay không (và do vậy cả về pha nưa) của tín hiệu đầu vào. Kết quả là sóng đã
được khôi phục có thể bị sai pha 00 hoặc có thể bị sai pha 1800. Sự cung cấp sóng đảo
pha tới bộ tách sóng kết hợp sẽ gây ra toàn bộ dư liệu đã được tách sóng bị đảo pha.
Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách gửi kèm 1 chuỗi huấn luyện (training
sequence) tới máy thu để nó có thể suy luận ra nhưng dư liệu đã bị đảo pha và có
biện pháp khôi phục đúng dư liệu. Tuy nhiên giải pháp chuỗi training hoạt động
không tốt lắm nếu kênh thường bị ngắt (ví dụ: môi trường phađing di động) do sự
mất định thời của sóng mang chuẩn. Mỗi lần sóng mang chuẩn được thiết lập lại,
tính không rõ ràng về pha sẽ lại xuất hiện yêu cầu truyền phát lại chuỗi training. Tính
không rõ ràng về pha này cũng xuất hiện trong vòng Costas, thậm chí ngay cả khi nó
không có một mạch chia rõ ràng.

3.2.3.5. Điều chế và giải điều chế PSK vi sai


Điều chế PSK vi sai (DPSK - Differential PSK) là phương pháp mã hóa và giải
mã dựa vào thay đổi trạng thái như DEPSK nhưng nó có điểm nổi bật hơn là nó sử
dụng phương pháp giải mã vi sai như là một phần giải điều chế luồng tín hiệu và
đồng thời khôi phục sóng mang. Khối mã hóa vi sai và bộ điều chế PSK nói chung
thường là DPSK và DEPSK, nhưng máy thu làm việc bằng cách so sánh pha ký hiệu
sóng mang đầu vào và ký hiệu sóng mang trước đó. Nó phối hợp việc tách kết hợp và
mã hóa vi sai vào một quá trình.
Hình 3.25.

Rõ ràng, quá trình tách này đơn giản hơn yêu cầu tách tín hiệu PSK thực tế và
phương pháp DPSK thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống vô tuyến hiện
đại có tốc độ tín hiệu trung bình (đến 48000 bit/s). Tuy nhiên phương pháp DPSK có
tạp âm nhỏ không đáng kể so với PSK khi pha chuẩn của DPSK có trễ tạp âm đầu
vào có thể lọc tốt, thực tế là không có tạp âm chuẩn trong quá trình khôi phục sóng
mang.
3.2.3.6. Chất lượng BER trong điều chế PSK
Lý thuyết thực hiện kết hợp và mã hóa vi sai PSK được trình bày ở đây với
kênh có tạp âm trắng AWGN tham gia. Xác suất tỷ số BER trong trường hợp điều
chế PSK kết hợp tương tự như xác suất truyền dẫn băng tần cơ sở lưỡng cực. Qúa
trình điều chế và giải điều chế PSK có thể xem như kỹ thuật phù hợp để thu được
băng thông tương đương từ nguồn băng tần cơ sở. Tuy nhiên để chuyển đổi tín hiệu
băng tần cơ sở sang tín hiệu băng thông sẽ làm giảm hiệu suất độ rộng băng tần cực
đại của đường truyền dư liệu từ 2 bit/s/Hz xuống 1 bit/s/Hz đối với tín hiệu nhị phân
cho cả hai trường hợp.
Hình 3.26.

3.3. ĐIỀU CHẾ SỐ NHIỀU MỨC


3.3.1. Khóa dịch biên M-mức (ASK M-ARY)
3.3.1.1. Nguyên tắc điều chế
Điều chế ASK nhiều mức là sự mở rộng từ điều chế ASK nhị phân với số
trạng thái ký hiệu là M (lớn hơn 2). Quá trình giải điều chế và tách tín hiệu sẽ mở
rộng thành yêu cầu so sánh nhiều mức của tín hiệu đường bao đã phục hồi cho việc
tách kết hợp và không kết hợp. Đối với phương pháp điều chế M-mức, việc khôi
phục sóng mang được thực hiện tương tự như điều chế ASK nhị phân.

Hình 3.27.
3.3.1.2. Dạng sóng ASK M-mức
Dưới đây minh họa dạng sóng ASK 8 mức. Như vậy, số trạng thái ký hiệu
tương ứng với số mức biên độ của tín hiệu sóng mang.

Hình 3.28.
3.3.1.3. Phẩm chất lỗi bit trong điều chế ASK M-mức
Kết quả BER trong điều chế ASK M-mức được biểu diễn như hình 3.29. Từ
hình vẽ ta thấy, BER của ASK M-mức là khá kém và nhạy cảm với sự biến đổi của
tăng ích trong kênh và đòi hỏi phải xử lý tuyến tính hợp lý trong máy thu phát, có
nghĩa là nó ít được sủ dụng trong thực tế, trừ dạng nhị phân của nó.

Hình 3.29. Phẩm chất lỗi bit của ASK M-mức.


3.3.2. Khóa dịch tần M-mức (FSK M-ARY)
3.3.2.1. Tín hiệu FSK M-mức
Tín hiệu điều chế FSK M-mức rất có lợi trong việc tăng khả năng chống tạp
âm so với FSK nhị phân, cho phép một nhà thiết kế đạt được độ tin cậy truyền dẫn
ngay cả khi có tạp âm. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách sử dụng "Ký hiệu
trực giao", khoảng cách tần số giưa các ký hiệu yêu cầu rộng bằng tổng độ rộng
băng tần. Phương pháp điều chế FSK M-mức sử dụng tín hiệu trực giao là một trong
số ít nhưng kỹ thuật mà chất lượng modem đạt tới giới hạn Shannon, Tỷ lệ Eb N 0
cực tiểu -1,6 dB.
Hình 3.30: Băng thông của tín hiệu FSK trực giao và không trực giao.

Cũng có thể điều chế bằng cách sử dụng tần số ký hiệu không trực giao, như
trong điều chế FSK nhị phân. Bằng cách đặt khoảng cách giưa các tần số rất gần
nhau, có thể nén 4 ký hiệu trong một khoảng 2 ký hiệu và do đó tăng hiệu suất sử
dụng băng tần qua phương pháp điều chế BPSK, trong trường hợp này khả năng
chống tạp âm giảm so với hệ thống sử dụng điều chế FSK nhị phân, vì các ký hiệu
tần số không còn là trực giao nưa.

Tín hiệu trực giao: Hai tín hiệu ai ( t ) và a j ( t ) được gọi là trực giao trong một
chu kỳ ký hiệu nếu:
Ts

∫ a ( t ) ⋅ a ( t ) dt → 0
i≠ j
i j (3.1)
0

Ví dụ: Có 3 ký hiệu trực giao:

Phổ của chúng có dạng như sau:


Hình 3.31: Phổ của tín hiệu M-FSK trực giao.
3.3.2.2.Tách tín hiệu FSK trực giao
Một bộ tách tín hiệu FSK M-mức thông thường bao gồm: các bộ tương quan
(gồm các bộ trộn và tín hiệu sóng mang chuẩn kết hợp), các mạch quyết định tại đầu
ra sẽ quyết định xem bộ trộn nào cho ra tín hiệu lớn nhất và ký hiệu nào được gửi đi.
Các trạng thái điều chế ký hiệu tiến tới vô tận, thời gian lấy trung bình ký
hiệu rất lớn, giảm ảnh hưởng tạp âm xuống gần bằng 0. Yêu cầu tỷ số Eb N 0 gần
bằng giới hạn Shannon là -1,6 dB, khi đó truyền dẫn là không lỗi, bất kể có bao nhiêu
trạng thái ký hiệu và độ rộng băng báo hiệu được sử dụng là bao nhiêu.

Hình 3.32: Sơ đồ tách tín hiệu FSK trực giao M-mức.


3.3.2.3. Đặc tính BER trong phương pháp điều chế FSK M-mức
Hình 3.33 dưới đây thể hiện đường cong BER của phương pháp điều chế FSK
trực giao M-mức. Như ta biết, số trạng thái ký hiệu điều chế tăng, tỷ lệ BER được
cải thiện nhưng không bao giờ vượt quá giới hạn -1,6 dB.
Hệ thống thông tin số có yêu cầu tối ưu về tạp âm. Thí dụ, trong hành trình
không gian rất xa có suy hao đường truyền rất lớn thì việc sử dụng điều chế FSK là
rất hiệu quả.

Hình 3.33: Đặc tính BER của FSK trực giao M-mức.
3.3.3. Khóa dịch pha M-mức (PSK M-ARY)
3.3.3.1. Khóa dịch pha cầu phương (QPSK)
Chúng ta đã biết trường hợp điều chế FSK trực giao có thể gửi đi hai hoặc
nhiều ký hiệu đồng thời qua kênh mà không bị ảnh hưởng tới quá trình tách ký hiệu.
Khi tín hiệu FSK trực giao được thiết lập, các sóng mang hình sin và cosin được lấy
trung bình qua các chu kỳ. Nếu sử dụng phương pháp điều chế PSK nhị phân, sóng
mang hình sin và sau đó có thể tách độc lập từng tín hiệu.
Chúng ta có thể minh họa phương pháp điều chế PSK bốn trạng thái:
00 , 900 ,1800 , 2700 như trong hình 3.34. Bốn trạng thái pha này vuông góc với nhau, sơ
đồ điều chế PSK này được gọi là điều chế cầu phương (QPSK). Đặc điểm nổi bật
của phương pháp này so với phương pháp điều chế BPSK là có thể gửi thông tin có
tốc độ gấp hai lần trong cùng một độ rộng băng tần.

Hình 3.34: Biểu đồ trạng thái của điều chế QPSK.


3.3.3.2. Bộ điều chế QPSK

Hình 3.35: Bộ điều chế QPSK.


Hình 3.35 thể hiện sơ đồ khối bộ điều chế QPSK, trong đó là sự kết hợp hai
bộ điều chế BPSK với hai sóng mang vuông góc. Luồng dư liệu ban đầu được chia
thành hai luồng dư liệu, mỗi luồng có tốc độ bằng 1/2 tốc độ luồng dư liệu ban đầu
(thường có bit xen kẽ cho bộ điều chế trên và dưới). Sử dụng bộ lọc cosin-tăng để
định dạng xung dư liệu cho mỗi kênh trước khi điều chế.
Biểu đồ biểu diễn tập hợp ký hiệu được phát tổng hợp cho thấy các trạng thái
pha quan sát trong kênh sẽ quay 450 so với các nguồn BPSK riêng rẽ.
3.3.3.3. Bộ giải điều chế QPSK
Đầu thi tín hiệu QPSK kết hợp yêu cầu khôi phục tín hiệu sóng mang chính
xác sử dụng nguồn điều chế thứ 4 để khôi phục lại trạng thái pha 900 bằng cách lấy
mô-đun 2π . Mạch khôi phục tín hiệu định thời cần thiết cho việc lấy mẫu tín hiệu
được lọc và được giải điều chế. Có thể sử dụng các phương pháp khôi phục tín hiệu
định thời như trong điều chế nhị phân
Luồng dư liệu tại đầu ra bộ so sánh được kiến tạo lại thành một luồng dư
liệu như ban đầu nhờ bộ biến đổi song song - nối tiếp.

Hình 3.35: Bộ tâchs tín hiệu QPSK.


3.3.3.4. Đặc tính BER trong phương pháp điều chế QPSK
Theo lý thuyết, tỷ lệ lỗi bit BER trong phương pháp điều chế QPSK giống như
trong BPSK. Nếu sóng mang chuẩn có pha kết hợp không hoàn hảo, tuy nhiên tín hiệu
điện áp đầu ra của mỗi bộ phát hiện bị giảm mà mỗi bộ phát hiện còn chịu xuyên âm
giưa các ký hiệu trực giao và theo đó là sự xuống cấp chất lượng nưa. Qúa trình điều
chế QPSK cho phép trượt pha thấp hơn so với phương pháp điều chế BPSK khi khôi
phực sóng mang.
Một đặc tính hấp dẫn của phương pháp điều chế QPSK đố với các nhà thiết
kế là hiệu suất độ rộng băng tần của chuỗi dư liệu băng tần cơ bản nhị phân trong
băng thông điều chế.
Hiệu suất độ rông băng tần cực đại của phương pháp điều chế QPSK là: 2
bit/s/Hz.
Hình 3.36: Phẩm chất BER trong điều chế QPSK.

3.3.4. Khóa tổ hợp theo pha và biên độ (QAM)

3.3.5. Phổ công suất của tín hiệu điều chế


Các tín hiệu thông dải băng hẹp có thể biểu diễn:

(3.16)
Với

là đường bao phức của tín hiệu thông dải. Ký hiệu là mật độ phổ công suất
của đường bao phức (tức là mật độ phổ công suất băng cơ sở). Ta có thể biểu diễn
mật độ phổ công suất của tín hiệu băng thông dải như sau:

(3.17)
Do vậy việc tính phổ công suấtcủa tín hiệu thong dải được qui về tính với băng cơ
sở:
3.3.5.1. Phổ công suất của PSK và FSK nhị phân
a) Đối với PSK nhị phân biên độ phức chỉ có một thành phần đồng pha. Hàm tạo
dạng là:
(3.18)
Giả sử dạng sóng nhị phân ngẫu nhiên cân bằng giưa 1 và 0. Khi đó mật độ phổ công
suất = mật độ phổ công suất của hàm tạo dạng ký hiệu = bình phương độ lớn của
biến đổi Fourier của g(t). Vì vậy

(3.19)
Phổ này suy giảm nghịch đảo với bình phương tần số.
b) Đối với FSK nhị phân:
Tín hiệu FSK nhị phân được biểu diễn như sau:

(3.20)

(3.21)
- Thành phần đồng pha độc lập với sóng nhị phân, nó bằng

tại mọi giá trị thời gian. Mật độ phổ công suất của thành phần này gồm 2 hàm delta,
trọng số Eb 2Tb và xảy ra tại f = ±1 2Tb .

- Thành phần vuông pha liên hệ trực tiếp với sóng nhị phân lối vào. Hàm tạo dạng:

(3.22)
Có phổ mật độ năng lượng là:

(3.23)
Do đó mật độ phổ công suất của thành phần vuông pha là:
Tổng hợp lại:

(3.24)
Thay công thức vào phổ băng thông dải ta sẽ có 2 thành phần rời rạc tại
f1 = f c + 1 f = fc − 1
2Tb và 2 2Tb .

Chú ý là mật độ phổ công suất của FSK nhị phân pha liên tục giảm tỷ lệ nghịch
bậc 4 với tần số. Tuy nhiên khi FSK có pha không liên tục tại khoảng giưa bit, mật
độ phổ công suất chỉ giảm tỷ lệ nghịch bậc 2 với tần số và tạo ra nhiều giao thoa ra
bên ngoài băng.

Hình 3.41: Phổ công suất của tín hiệu BPSK và BFSK.
3.3.5.2. Phổ công suất của QPSK
Tùy theo 2 bit gửi trong khoảng -Tb ≤ t ≤ Tb các thành phần cùng pha và vuông
pha có cùng hàm mật độ phổ công suất:
(3.25)
Thành phần vuông pha và cùng pha là độc lập nên mật độ phổ công suất của
QPSK sẽ là tổng của 2 thành phần

(3.26)

Hình 3.42: Mật độ phổ công suất của QPSK và MSK.


3.3.4.3. Phổ công suất của tín hiệu hạng M
PSK nhị phân và QPSK là trường hợp riêng của PSK hạng M với chu kỳ T=T blog2M.
Phân tích giống như đã làm với QPSK có thể thấy mật độ phổ công suất băng cơ sở
của PSK hạng M là

(3.31)
Phổ này được biểu diễn như hình 3.34.
Hình 3.43: Phổ công suất của tín hiệu PSK hạng M. M = 2, 4, 8.
3.3.5. Hiệu suất độ rộng băng
Độ rộng kênh và công suất phát là 2 tài nguyên cơ bản của truyền thông. Sử
dụng hiệu suất các tài nguyên này là lý do của các nghiên cứu sơ đồ tiết kiệm phổ.
Trong đó cực đại hiệu suất độ rông phổ định nghĩa là tỷ số tốc độ dư liệu và độ
rộng kênh(đơn vị là bit/giây/Hz). Đối tượng thứ 2 là đạt được tiết kiệm băng với một
công suất trung bình tín hiệu tối thiểu hay là tối thiểu hóa tỷ số tín hiệu /ồn. Với tốc
độ dư liệu Rb và độ rộng băng kênh là B, hiệu suất sử dụng băng là:

(3.32)
a. Hiệu suất độ rộng băng của PSK hạng M
Phổ công suất của PSK hạng M là bup chính giới hạn bởi 2 điểm zero. Độ rộng kênh
để cho qua PSK hạng M (chính xác hơn là cho qua bup chính)là: B = 2 T , T là độ dài
ký hiệu, đổi ra độ dài bit:
(3.33)
Nên

(3.34)
Bảng Hiệu suất độ rộng băng của PSK hạng M:

b. Hiệu suất độ rộng băng của FSK hạng M


Xét FSK hạng M gồm tập M tín hiệu trực giao. Các tín hiệu cạnh nhau có thể cách
nhau tần số =1/2T để duy trì tính trực giao. Do đó độ rộng kênh để truyền FSK hạng
M là:

(3.35)
Và:

(3.36)
Bảng hiệu suất băng của FSK hạng M:
CHƯƠNG 4. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ ĐA NGƯỜI DÙNG
4.1. Giới thiệu về truyền thông đa người dùng
Mục tiêu chính của truyền thông dư liệu là khả năng chia sẻ nguồn tài nguyên
trên kênh thông tin chung cho nhiều người dùng tại cùng một thời điểm. Tài nguyên
dùng chung ở đây có thể là các tuyến truyền dẫn tốc độ cao bằng sợi quang ở khoảng
cách xa, phổ tần sử dụng như đối với hệ thống điện thoại tế bào, hay thông tin trên
một đường cáp xoắn ở trong công sở.
Để nhiều người dùng có thể chia sẻ tài nguyên chung một cách hiệu quả và có
quản lý, cần phải có một số dạng giao thức truy nhập để định nghĩa việc thực hiện
chia sẻ như thế nào và biện pháp để các thông điệp từ các người sử dụng riêng biệt
có thể được nhận dạng ở phía thu. Quá trình chia sẻ này được gọi là ghép kênh trong
các hệ thống truyền thông bằng cáp và đa truy nhập trong truyền thông vô tuyến số.

Hình 4.1: Mô tả chia sẻ tài nguyên dùng chung


Ba kỹ thuật đa truy nhập thông dụng đó là: Đa truy nhập ghép kênh phân chia
theo tần số (FDMA), đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) và đa truy nhập
phân chia theo mã (CDMA). Ngoài ra có thể sử dụng kỹ thuật kết hợp giưa các
phương thức truy nhập khác nhau lại làm một.
4.2. Đa truy nhập phân chia chia theo tần số (FDMA)
4.2.1. Hoạt động cơ bản của hệ thống
Kỹ thuật FDMA được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin đa người
dùng không dây và các hệ thống điện thoại thế hệ đầu. Phương thức này có lẽ là
dạng trực quan nhất của việc chia sẻ tài nguyên.
Nếu kênh thông tin, ví dụ như đường cáp, có băng thông truyền dẫn là W Hz
mỗi người sử dụng cần B Hz để đạt được tốc độ thông tin cần thiết thì theo lý
thuyết, kênh này có thể hỗ trợ đồng thời W B người sử dụng bằng cách điều chế
băng thông và đặt mỗi người sử dụng trong một khe lân cận nhau của băng thông cho
phép. Ngay lập tức ta có thể thấy hiệu quả của kỹ thuật ghép kênh tần số được điều
khiển bởi hiệu quả của việc nén băng thông truyền dẫn của mỗi người sử dụng (Thí
dụ như giá trị của α trong bộ lọc cosine tăng). Nó cũng phụ thuộc vào hệ thống tách
kênh, lọc ra nhưng thành phần điều chế phù hợp với mỗi người sử dụng.

Hình 4.2.
Với ghép kênh phân chia theo tần số, tốc độ dư liệu và modem thiết kế cho
mỗi người sử dụng là không đổi theo yêu cầu hoạt động của hệ thống đa truy nhập
và chỉ cần thêm mạch biến đổi tần số để phù hợp với các khe được gán trước. Người
sử dụng thường được gán khe tần số trong khoảng thời gian một bản tin.
4.2.2. Hệ thống vô tuyến FDMA
FDMA được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin không dây, nơi mà
môi trường vô tuyến tạo ra nhiều thách thức cho bất kỳ phương pháp đa truy nhập
nào do đặc tính thay đổi theo thời gian và không đoán trước được của kênh thông tin.
Một trong nhưng khó khăn lớn nhất là sự biến động công suất tín hiệu thu rất
lớn sinh ra từ người sử dụng trong các khe tần số khác nhau do hiệu ứng gần-xa
(near-far). Người sử dụng ở rất gần máy thu trạm gốc sẽ tạo ra tín hiệu mạnh hơn
nhiều so với người sử dụng ở xa, hoạt động tại biên của giới hạn thông tin cho phép.
Thông thường, biến động công suất có thể lên tới 100 dB. Nếu như tín hiệu lớn tạo
ra bức xạ ngoài băng, sang khe do tín hiệu yếu chiếm giư thì sẽ dẽ dàng đè lên tín
hiệu yếu làm gián đoạn thông tin.
Hình 4.3.
Các khó khăn trong môi trường vô tuyến bao gồm việc giải quyết vấn đề tấn
số của mỗi người sử dụng không ổn định do hiệu ứng Doppler và do lỗi của bộ dao
động nội. Lỗi không thể tránh khỏi này yêu cầu các dải bảo vệ được bố trí giưa các
khe tần số, dẫn đến giảm hiệu quả của lược đồ FDMA.
4.2.3. Điều khiển công suất trong các hệ thống FDMA
Do hiệu ứng gần-xa có thể là rất lớn trong hoạt động FDMA vô tuyến nên cần
thiết phải xem xét qua các biện pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề này. Kỹ thuật
hiệu quả nhất, đồng thời với cực đại hóa bộ lọc và định dạng phổ trong modem cùng
với cải thiện tính tuyến tính trong các hệ thống con thu phát là để cố gắng làm cho
công suất tín hiệu phát đi từ mỗi người sử dụng tại phía thu là bằng nhau. Nếu mỗi
người sử dụng đều có thể điều khiển hoàn toàn công suất phát từ máy phát của chính
họ và giả sử rằng họ biết nhưng suy hao trên đường truyền đến máy thu thì có thể
điều chỉnh công suất của chính các máy thu để đảm bảo mức nhỏ nhất cố định
(nhưng vẫn đủ) từ mọi người sử dụng ở phía thu.
Xác định suy hao đường truyền là một vấn đề rất quan trọng. Chắc chắn là
tuyến song công có thể cho phép người sử dụng đo được công suất thu từ phía trạm
gốc và từ đó tính được suy hao đường truyền ở “hướng thu”. Tuy nhiên trừ phi người
sử dụng đứng cố định và hoạt động phát và thu với cùng tần số thì không cần chuyển
suy hao đường truyền sang hướng khác. Thí dụ, người sử dụng máy di động có thể là
máy thu kém tính chọn lọc về tần số, trong trường hợp đó thì nó sẽ tính quá mức suy
hao đường truyền. Cũng tương tự như vậy, hướng phát có thể do tính kém lựa chọn
về tần số nên chúng không phát đủ công suất. Biện pháp để giải quyết vấn đề này là
hoạt động trong hệ thống điều khiển công suất vòng kín, theo đó trạm gốc giám sát
công suất tín hiệu phát đi từ mỗi máy người sử dụng di động và đưa ra các lệnh để
tăng hoặc giảm công suất phát. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến mào đầu của
thông tin báo hiệu lớn trong hệ thống.

Hình 4.4.
4.2.4. Ưu điểm của FDMA
T
4.3. Đa truy nhập phân chia chia theo thời gian (TDMA)
4.4. Đa truy nhập phân chia chia theo mã (CDMA)
5. Các hệ thống đa truy nhập kết hợp
CHƯƠNG 5. GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT THÔNG TIN
1. Lượng thông tin
2. Mã hóa nguồn
3. Truyền thông không lỗi qua một kênh có ồn
4. Dung năng của kênh không nhớ rời rạc
5. Dung năng của kênh truyền liên tục
6. Hệ thống truyền thông thực tế theo cách nhìn của Shannon
7. Bài tập chương 5.
Thảo luận, bài tập: 9 tiết
Tìm hiểu, mô hình hóa và mô phỏng một số hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng các
kỹ thuật điều chế khác nhau.
1. Hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng điều chế QAM
2. Hệ thống đa người dùng CDMA
3. Hệ thống OFDM
4. Hệ thống OFDM-MIMO.
PHỤ LUC
̣ A-PHÂN TICH
́ ́ HIÊU
TIN ̣

̣ nghiã ham
1. Đinh ̀ sinc(t):
sin πx
sin c ( x ) =
πx
Ví du:̣

̀ xung cửa và biên


2. Ham ́ đôỉ Fourier cuả no:́

́ chât́ song hanh


3. Tinh ̀ cuả chuyên
̉ đôỉ Fourier:
4. Xung đơn vị và phổ cuả nó

̉ diên
5. Biêu ̃ chuôĩ Fourier theo ham ̀ xung dirac δTo ( t ) được cho bởi:
̀ mũ cuả đoan



δTo ( t ) = ∑De
n =−∞
n
jnωo t
, ωo =
To
1 1
∫ δ ( t) e
− jnωo t
Trong đo:́ D n = T To dt =
To
o To

1 ∞ jnωo t 2π
̣ δTo ( t ) =
Vì vây: ∑
To n =−∞
e , ωo =
To
6. Chuyển đổi Fourier của đoàn xung
δ ( t − nTb ) ↔ e − jnωTb
e − jnωb t ↔ 2πδ ( ω − nωb )

You might also like