You are on page 1of 13

Bài sưu tầm môn GDCD

Tìm hiểu về hậu quả của ô nhiễm môi trường và gia


tăng dân số
Họ và tên: Phùng Đắc Vũ Anh

Lớp: 7A

Trường: Hà Nội - Amsterdam

I.Sự gia tăng dân số thế giới:


1. Môi trường:
Tác động tới môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức
tổng quát:

I= C.P.E

Trong đó:

C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.

P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.

E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người
khai thác.

I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở
các khía cạnh:

• Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...
• Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường
tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
• Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát
triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày
càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và
các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
• Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân
cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề
quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

2. Hậu quả khác của sự gia tăng dân số:


*Thiếu lương thực, thực phẩm.
*Sự lạc hậu.
*Khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên.
*Suy thoái môi trường sống và gia tăng bệnh tật.
*Tăng khoảng cách giàu nghèo:Trong hơn 6 tỷ dân chỉ có một tỷ người là sống sung
sướng,họ tiêu thu 80% tài nguyên trên TĐ, 20% còn lại dành cho hơn 5 tỷ dân, chủ
yếu là ở các nước đang phát triển.
*Nghèo đói:
Thế giới hiện nay còn 1,2 tỉ người có mức thu nhập dưới 1 đôla mỗi ngày (24% dân
số thế giới), 2,8 tỉ người dưới 2 đôla/ngày (51%)
600 triệu trẻ em sống trong đói nghèo.
Hơn 1 tỉ người ở các nước kém phát triển không có nước sạch và phương tiện vệ sinh,
dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ.
Mục tiêu toàn cầu: Trong giai đoạn 1990-2015 giảm một nửa số người có thu nhập
dưới 1 đôla/ngày.
*Thất học :
2/3 số người mù chữ là nữ.
Thế giới vẫn còn 113 triệu trẻ em không được đi học.
*Sức khỏe:
Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết.
Mỗi năm có 15 triệu trẻ em bị chết do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được (chấn
thương, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp…)
Mỗi năm có một nửa triệu phụ nữ chết vì thai sản = Cứ 1 phút có một người mẹ bị
chết.
1/3 số người chết ở các nước đang phát triển có nguyên do từ nghèo đói.
Mỗi năm có 3 triệu người chết vì HIV/AIDS, trong đó 0,5 triệu là trẻ em; mỗi ngày có
8000 người; 10 giây có 1 người chết.
Trên toàn thế giới có 37,8 triệu người mắc, trong đó 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.
Đến năm 2020, khoảng 68 triệu người sẽ chết vì AIDS, trong đó 55 triệu người ở khu
vực Hạ Sahara châu Phi.
*Bất bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế:
Nhiều nước đang phát triển đã phải chi trả nợ cho các nước phát triển nhiều hơn tổng
số mà họ thu được từ xuấtkhẩu và viện trợ phát triển
1980-1982: 47 tỉ đô la đã chuyển từ các nước giàu đến các nước nghèo.
1983-1989: 242 tỉ đôla đã chuyển từ các nước nghèo đến các nước giàu.
Mỗi phút, thương mại thế giới có doanh số giao dịch trên 10 triệu đô la. 70% doanh số
này là do các công ty đa quốc gia thực hiện.
Mỗi con bò của EU được hưởng “trợ cấp” 2 đôla một ngày. 15 nước EU hiện có
khoảng 80 triệu con bò.
UN ước tính rằng thương mai không công bằng đã làm cho các nước nghèo thiệt hại
mỗi năm trên 700 tỉ đô la.
=> Chỉ cần có được sự công bằng thì thế giới không còn người nghèo nữa.
*Đô thị hóa và di dân:
Năm 2000 có 623 đô thị, với 18 triệu người, chiếm 24% dân số. Trong 10 năm tăng 6
triệu người và sắp tới sẽ còn tăng nhanh hơn.
Quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu PTBV. ==> Ô nhiễm,
thiếu hạ tầng kỹ thuật.
Luồng di dân ngày càng lớn ==> Tác động tích cực về tăng trưởng kinh tế + Nhiều
tiêu cực về xã hội và môi trường.
*Tiềm lực kinh tế:
GDP 2002 = 35,1 tỉ $ ; GDP trên đầu người 436 $
GDP (PPP) 185,4 tỉ $ ; GDP trên đầu người 2070 $
So sánh GDP đầu người (VN = 1)
Mĩ: 36.006 $ và 34.320 $
Nhật: 31.407 $ và 25.130 $
Trung Quốc: 989 $ và 4.020 $
Thái Lan: 2.060 $ và 6.400 $
Inđônêxia: 817 $ và 2.940 $
Việt Nam: 436 $ và 2.070 $
Tăng trưởng theo chiều rộng
Nợ nước ngoài
Cuối 2002 tổng nợ 13 tỉ đôla, bằng 38,5% GDP,
chủ yếu là vay ODA của Chính phủ.

3.Dân số của các nước Đông Nam Á


*Sự gia tăng dân số ở Việt Nam:
*Thảm cảnh đốt rừng
* Dân số và việc làm
Tốc độ tăng dân số đạt 1,4%, nhưng vẫn còn cao, hàng năm thêm 1 triệu người, gây
nhiều sức ép kinh tế, xó hội, môi trường.
Thiếu việc làm nghiêm trọng là nguyên nhân gây mất ổn định xã hội và tàn phá môi
trường.
*Tình trạng nghèo:
1990-2000: tỉ lệ nghèo đã giảm hơn một nửa và đạt mục tiêu toàn cầu.
Mục tiêu: Trong giai đoạn 2002-2010 giảm 40% (chuẩn nghèo quốc tế) hoặc 75%
(chuẩn nghèo VN) .
*Những thách thức về đói nghèo:
Số hộ nghèo, người nghèo còn cao.
Giảm nghèo chưa bền vững, còn tái nghèo do mức sống còn thấp, gần mức nghèo.
Tốc độ giảm nghèo chậm lại.
Tăng chênh lệch mức sống (giàu – nghèo) lớn.
*Tỉ lệ nghèo (%),những thách thức về đói nghèo
1993: 20% nghèo chiếm 8,8% tổng chi tiêu
=> 2002: chiếm 7,8%
1993: 20% giàu chiếm 43,3%
=> 2002: 45,9%
Chênh lệch giàu nghèo: 1993 = 4,6 lần
=> 2002 = 6 lần
Chênh lệch tỉ lệ nghèo giữa các tỉnh
(Chuẩn quốc tế)
10 tỉnh thấp nhất:
TP HCM 1,8
Đà Nẵng 3,5
Hà Nội 5,0
Bà Rịa – VT 6,9
Quảng Ninh 7,2
Bình Dương 8,4
Khánh Hòa 9,1
Đồng Nai 9,9
Bắc Ninh 11,5
Hải Phòng 12,0

10 tỉnh cao nhất:


Thanh Hóa 48,8
Đắc Lắc 54,3
Lào Cai 59,4
Cao Bằng 61,7
Gia Lai 63,3
Sơn La 63,9
Hòa Bình 66,1
Bắc Cạn 68,8
Hà Giang 70,5
Lai Châu 76,6

Tỉ lệ dân có nước sạch ở các tỉnh 2002


Cao nhất:
Bà Rịa – VTàu: 86
Bình Dương : 76
Hà Nội : 73
TP HCM : 70
Long An : 65
Tiền Giang : 65
Trà Vinh : 65
Thái Bình : 62
Kiên Giang : 62
Vĩnh Long : 59

Thấp nhất:
Lạng Sơn : 40
Bắc Ninh : 40
Bắc Cạn : 39
Đắc Lắc : 37
Yên Bái : 36
Phú Yên : 36
Gia Lai : 35
An Giang : 33
Tây Ninh : 29
Đồng Tháp: 29
Tỉ lệ dân có nhà xí hợp vệ sinh
Cao nhất:
TP HCM 87
Đà Nẵng 86
Hà Nội 86
Hải Dươg 85
Quảng Ninh 79
Bắc Ninh 78
Hải Phòng 76
Bắc Giang 72
Bà Rịa - VT 66
Nam Định 63

Thấp nhất:
Sơn La 17
An Giang 16
Kon Tum 15
Vĩnh Long 13
Lai Châu 13
Hà Giang 12
Bến Tre 12
Cao Bằng 10
Đồng Tháp 9
Trà Vinh 7

*Giáo dục:
91% người lớn biết đọc viết
Tỉ lệ nhập học đúng tuổi tiểu học bình quân 92% cả nước. Dân tộc thiểu số 70%.
Mông 41%.
Học sinh dân tộc thiểu số học chương trình 120 tiết lớp 1, 2 (3 môn) so với mức yêu
cầu 175 tiếu (6 môn) =>2007 thay đổi toàn bộ.
13% số trường tiểu học có máy tính => 2010: 100% có.
UNDP: Ngân sách dành cho tiểu học không đủ => học sinh tiểu học VN học bằng
40% số giờ của học sinh Thái Lan !
Trong năm 2005-2006, Bộ GD&ĐT sẽ cắt giảm chương trình, trước hết 15% ở bậc
tiểu học, sau đó là THCS.
*Sức khỏe của trẻ em
Tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi (phần nghìn)
Gia Rai 69
Mông 56
Dao 44
Tày, Thái, Hoa 39-36
Kinh 21
Trung bình cả nước 30

HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác


1990 : 1 người HIV
2003: 72.000 người
40% số nhiễm HIV là thanh niên (15-24 tuổi)
Mục tiêu: Giảm tốc độ tăng lây nhiễm HIV/AIDS vào năm 2005 và giảm một nửa
mức độ tăng vào năm 2010
Tổng số nhiễm HIV tại Việt Nam
Tình trạng nhiễm HIV/AIDS ở các tỉnh
(Số ca nhiễm trên 100.000 dân)
10 tỉnh ít nhất:
Quảng Bình: 4,27
Quảng Trị: 4,56
Quảng Ngãi: 5,21
Hà Giang: 9,64
Vĩnh Phúc: 11,00
Phú Yên: 11,07
Hà Tĩnh: 12,67
Quảng Nam: 12,73
Cà Mau: 12,73
TThiên – Huế: 16,64

10 tỉnh nhiều nhất:


Bình Dương: 94,75
Khánh Hòa: 101,51
Cao Bằng: 127,79
Lạng Sơn: 150,62
Hà Nội: 175,40
An Giang: 184,27
Bà Rịa – VT: 229,10
TP HCM: 248,05
Hải Phòng: 331,96
Quảng Ninh: 572,56

Mỗi năm Việt Nam đốt hết 18.000 tỉ đồng thuốc lá, bằng 2 lần tổng kim ngạch xuất
khẩu nông sản của cả nước.

Tỉ lệ người trên 15 tuổi uống rượu bia 44,8% nam, 46% nông thôn.
Tỉ lệ hộ gia đình có người uống rượu bia 53,5%, thành thị 54,4, nông thôn 53,2%.

Trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi ni lông.
Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ngày. Chỉ tính riêng ở
Hà Nội, với sức ép của gần 3 triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra
khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi ni lông.Tuỳ vào
từng loại chất dẻo mà thời gian phân huỷ 1 chiếc túi ni lông có thể dao động trong
khoảng từ 20 năm đến 5000 năm.
4.Kết luận
Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, với tỉ lệ như hiện nay 1,26%( năm 2006) là quá cao.
Cần áp dụng các biện pháp thiết thực để hạ con số này.
Tăng dân số, đồng nghĩa với đó là đói nghèo, đói lương thực(nước ta chỉ cung cấp đủ
1/3 trẻ mới sinh ), các vấn đề môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..
Dân số đang là vấn đề của toàn cầu hiện nay.

II. Ô nhiễm môi trường:


Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh
học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.

Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.

Một góc Bắc Kinh sau khi mưa (bên trái) và ngày nắng đầy khói bụi (bên phải)

1.Các dạng ô nhiễm chính


Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:

• Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không
khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất
cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ.
Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản
ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời.
Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thẳng ra vịnh San Francisco

• Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
• Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt
quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai
thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc
trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất
trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc
diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa
• Ô nhiễm phóng xạ
• Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
• Ô nhiễm sóng do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với
mật độ lớn.

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng
cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là
một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô
thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất
ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam,
thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước

Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên
độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về
tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô
nhiễm đất.

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các
vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất
hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá
được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên,
tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính
gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất
thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí
đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và
nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.

Ô nhiễm không khí


Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi
khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không
phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt
và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và
sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một
khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà
máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh
cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh
đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2,
NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng
gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4
là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là
3%...

Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng
30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả
năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá
trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ
tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.

Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng
0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học
trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm
1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện
tượng hiệu ứng nhà kính.

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ
phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất
độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm
của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím làm cho lượng bức xạ tia
cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống
trên mặt đất. le van nghia mssv 3002090164

2.Ảnh hưởng
Đối với sức khỏe con người

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm
ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức
thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng
nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn
nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây
điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Đối với hệ sinh thái

• Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
• Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
• Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực
hiện quá trình quang hợp.
• Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại
cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà
kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó
sẵn có.

3. Ở Việt Nam:
Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm cả nước có gần 200.000 người bệnh bị bệnh
ung thư mới phát hiện. Riêng Bệnh viện K Hà Nội, một trong những trung tâm hàng
đầu về điều trị căn bệnh này của cả nước, trong vòng 5 năm lại đây, mỗi năm tiếp
nhận bình quân 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện và có 70.000 người đã chết
vì căn bệnh này (trên phạm vi cả nước). Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng bệnh ung thư ngày càng gia tăng, theo đánh giá tổng hợp của Bộ Y tế
và Bộ Tài nguyên - Môi trường, chính là do môi trường sống ngày càng xuống cấp
trầm trọng.

Ở nước ta hiện nay có trên 600 đô thị lớn nhỏ với 4 thành phố lớn là Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng với tỉ lệ số dân tăng nhanh 19% (1986),
20% (1990), 23% (1999), dự báo 2010 là 33%. Tỉ lệ phương tiện giao thông cơ giới
tăng lên rõ rệt. Theo Bộ giao thông vận tải, các phương tiện giao thông của Hà Nội dự
báo từ 2000-2010 sẽ tăng hàng năm ở mức 8,5%. Cơ quan chức năng cho biết, 6 tháng
đầu năm 2006 cả nước đã đăng kí mới 37.763 xe ô tô và 1.331.740 xe máy. Theo báo
cáo của Petrolimex, hàng năm ở Hà Nội và thành phố HCM tiêu thụ xăng tăng ở mức
xấp xỉ 12%, giai đoạn 2005-2010 sẽ là 15%. Điều đó có nghĩa là tăng phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường không khí. Kết quả
nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm không khí đô thị ở Hà Nội của Viện YHLĐ và
VSMT cho thấy ở các nút giao thông, nồng độ bụi tổng số 1,11 mg/m3, bụi hô hấp
0,17 mg/m3 vượt giới hạn cho phép. Nồng độ SO2 0,8 mg/m3 vượt giới hạn cho
phép. Tiếng ồn tương đương ở các nút giao thông là 77,3dBA, tiếng ồn tối đa lên tới
94,2dBA, vượt quá giới hạn cho phép. Kết quả điều tra theo phiếu: 83,1% ý kiến cho
là ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông, gây cảm giác khó chịu là 57,2%. Ô nhiễm tiếng
ồn và gây cảm giác khó chịu là 53%. Viêm phế quản mạn tính ở mức độ III là 3,8%,
nhóm đối chứng 0%. Đau tức ngực là 51,2 %, nhóm đối chứng 42,1%. Khó thở nặng
21,5%, nhóm đối chứng 4,5%. Các biểu hiện viêm mũi, viêm họng, viêm xoang và
các bệnh về da 15,1% trong khi đó ở nhóm đối chứng là 4,7%. Kết quả chụp phim x
quang lồng ngực cho thấy tỉ lệ phim có hình ảnh bất thường là 44,4%, nhóm đối
chứng 11,7%.

Rác thải của các thành phố, khu công nghiệp là vấn đề lớn cần giải quyết tại các khu
công nghiệp cũng như khu đô thị. Kết quả nghiên cứu của Viện YHLĐ và VSMT tại
khu dân cư cạnh bãi rác Nam Sơn, Hà Nội và bãi rác Lạng Sơn cho thấy: nồng độ hơi
khí H2S 0,02-0,036 mg/m3, NH3 0,033-0,25mg/m3 vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
2,5-4,3 lần. Các chỉ tiêu về vi sinh vật như tống số vi khuẩn hiếu khí, tổng số cầu
khuẩn tan máu và tổng số nấm vượt quá giới hạn cho phép từ vài lần đến hàng nghìn
lần. Tất cả các mẫu xét nghiệm nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp
7-114 lần tiêu chuẩn cho phép. Về lí hoá học, nước thải từ bãi rác có màu nâu đục đến
đen nhạt, mùi thối, chỉ số DO đều thấp hơn giới hạn cho phép, các chỉ số DBO5 và
COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần. Đất ở khu dân cư lân cận xếp loại nhiễm
bẩn. Chất lượng nước ăn uống của người dân có pH hơi axit chiếm 45%, độ oxy hoá
có 13% và 71% không đạt tiêu chuẩn cho phép, mẫu Coliform tổng số không đạt tiêu
chuẩn cho phép là 97,5%. Kết quả khám lâm sàng cho thấy, các triệu chứng bệnh hô
hấp, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, xương khớp ở nhóm nghiên cứu cao
hơn (có ý nghĩa thống kê) so với nhóm đối chứng.

Trong thực tế, nước ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, nhiều ngành
công nghiệp thiếu vốn để đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải hoặc thay thế những máy
móc cũ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất nằm xen kẽ
với khu dân cư, nhiều khu công nghiệp chưa hoàn thiện hạ tầng cơ sở trong khi các
nhà máy đã đi vào hoạt động. Các ngành công nghiệp như công nghiệp điện, hóa chất,
phân bón, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, giấy... là những ngành gây
ô nhiễm môi trường chính. Riêng TP HCM có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn
30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư, trong
đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thành phố Hà Nội
hiện có 273 cơ sở công nghiệp nhà nước và 104 cơ sở do Hà Nội quản lý với 9 cụm
công nghiệp đã hình thành và 5 KCN mới đang xây dựng. Nhiều nhà máy vẫn dùng
công nghệ cũ, lạc hậu, không có xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công
nghiệp là rất nặng nề, có khu công nghiệp thải ra tới 500.000 m3 chưa qua xử lý mỗi
ngày, một số ngành công nghiệp như hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng
sản có lượng nước thải lớn, lượng nước thải này được thải trực tiếp ra các con sông,
ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của dân cư
xung quanh. Ngoài ra các KCN, khu chế xuất là nơi tập trung khối lượng lớn chất thải
công nghiệp với rất nhiều chất thải nguy hại.

Môi trường ở nhiều KCN, KCX nước ta vẫn đang tiếp tục xuống cấp, nhiều nơi ô
nhiễm ở mức báo động. Công tác phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với
môi trường chưa tốt. Chưa xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
chưa kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng trong khu dân cư và chưa có giải pháp khắc phục hậu quả. Tài nguyên
rừng và khoáng sản bị tàn phá và khai thác bừa bãi ở một số nơi. Đất đai bị xói mòn
và thoái hóa. Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm. Một số KCN, KCX vùng biển,
vùng ven sông đang gây ra ô nhiễm nặng nề. Ví dụ: KCN, KCX vùng sông Cầu, sông
Nhuệ, sông Đáy... Môi trường khu công nghiệp các khu vực đô thị đang ở mức báo
động. Nguồn rác thải các loại ngày càng tăng trong khi việc xử lý không triệt để.
Nguồn nước mặt và nước ngầm tiếp tục bị ô nhiễm. Điều kiện vệ sinh môi trường,
cung cấp nước sạch ở quanh vùng KCN, KCX còn rất thấp. Những vấn đề rắc rối nói
trên đang ngày càng trầm trọng hơn do quy mô KCN, KCX tăng nhanh và kỹ thuật xử
lý ô nhiễm, nước thải, chất thải còn chưa giải quyết được một cách cơ bản.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là:
lãnh đạo ở một số KCN, KCX chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường
và các tác động về mặt xã hội, chưa xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi
trường trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, chưa quan tâm đúng mức đến
việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ môi trường và chưa có các biện pháp
hữu hiệu phát huy vai trò của cán bộ, công nhân trong công tác này. Bên cạnh đó,
khuôn khổ pháp lý còn thiếu đồng bộ, năng lực quản lý về bảo vệ môi trường chưa
đáp ứng được yêu cầu, đầu tư cho bảo vệ môi trường còn thấp, nhiều vấn đề như: xử
lý nước thải, chất thải, rác thải... chưa được đặt ra và giải quyết đúng với vị trí và tầm
quan trọng của nó.
:Rác thải của các thành phố, khu công nghiệp là vấn đề lớn cần giải quyết tại các khu
công nghiệp cũng như khu đô thị. Kết quả nghiên cứu của Viện YHLĐ và VSMT tại
khu dân cư cạnh bãi rác Nam Sơn, Hà Nội và bãi rác Lạng Sơn cho thấy: nồng độ hơi
khí H2S 0,02-0,036 mg/m3, NH3 0,033-0,25mg/m3 vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
2,5-4,3 lần. Các chỉ tiêu về vi sinh vật như tống số vi khuẩn hiếu khí, tổng số cầu
khuẩn tan máu và tổng số nấm vượt quá giới hạn cho phép từ vài lần đến hàng nghìn
lần. Tất cả các mẫu xét nghiệm nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao
gấp 7-114 lần tiêu chuẩn cho phép. Về lí hoá học, nước thải từ bãi rác có màu nâu
đục đến đen nhạt, mùi thối, chỉ số DO đều thấp hơn giới hạn cho phép, các chỉ số
DBO5 và COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần. Đất ở khu dân cư lân cận xếp
loại nhiễm bẩn. Chất lượng nước ăn uống của người dân có pH hơi axit chiếm 45%,
độ oxy hoá có 13% và 71% không đạt tiêu chuẩn cho phép, mẫu Coliform tổng số
không đạt tiêu chuẩn cho phép là 97,5%. Kết quả khám lâm sàng cho thấy, các triệu
chứng bệnh hô hấp, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, xương khớp ở nhóm
nghiên cứu cao hơn (có ý nghĩa thống kê) so với nhóm đối chứng.
Môi trường ở nhiều KCN, KCX nước ta vẫn đang tiếp tục xuống cấp, nhiều nơi ô
nhiễm ở mức báo động. Công tác phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với
môi trường chưa tốt. Chưa xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
chưa kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng trong khu dân cư và chưa có giải pháp khắc phục hậu quả. Tài nguyên
rừng và khoáng sản bị tàn phá và khai thác bừa bãi ở một số nơi. Đất đai bị xói mòn
và thoái hóa. Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm. Một số KCN, KCX vùng biển,
vùng ven sông đang gây ra ô nhiễm nặng nề. Ví dụ: KCN, KCX vùng sông Cầu, sông
Nhuệ, sông Đáy... Môi trường khu công nghiệp các khu vực đô thị đang ở mức báo
động. Nguồn rác thải các loại ngày càng tăng trong khi việc xử lý không triệt để.
Nguồn nước mặt và nước ngầm tiếp tục bị ô nhiễm. Điều kiện vệ sinh môi trường,
cung cấp nước sạch ở quanh vùng KCN, KCX còn rất thấp. Những vấn đề rắc rối nói
trên đang ngày càng trầm trọng hơn do quy mô KCN, KCX tăng nhanh và kỹ thuật xử
lý ô nhiễm, nước thải, chất thải còn chưa giải quyết được một cách cơ bản.

You might also like