You are on page 1of 99

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Tên đề tài:
CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TỈNH CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


Ths. Nguyễn Thị Kim Phượng Huỳnh Thị Thuý Phượng
Ths. Đỗ Thị Tuyết MSSV: 4031276
Lớp: TC – TD 02 K29

THÁNG 5 NĂM 2007


LỜI CẢM TẠ

Trước hết em xin chân thành cảm ơn NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau đặc biệt
là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em vào thực tập và nhiệt tình
giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành quyển luận văn tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy qua bốn năm học của quý thầy cô
trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh. Em xin cảm ơn Cô Đỗ Thị Tuyết và Cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài luận văn
tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu,
mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm
thực tế chưa có nên không tránh khỏi những sai sót. Do đó, để bài luận văn
được hoàn chỉnh hơn, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình
của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo ngân hàng.
Trước khi dứt lời, em xin kính chúc quý thầy cô; các chú, các anh, chị trong
NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Kính
chúc NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Huỳnh Thị Thuý Phượng

i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

–¯—

-------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------

ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

–¯—

-------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------

iii
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận ......................................................... 24


Bảng 2: Phân tích vốn huy động phân theo kỳ hạn...................................... 33
Bảng 3: Phân tích vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.................... 37
Bảng 4: Phân tích vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ...................... 40
Bảng 5: Đánh giá vốn huy động/ tổng nguồn vốn........................................ 42
Bảng 6: Đánh giá tổng dư nợ/ vốn huy động ............................................... 43
Bảng 7: Cơ cấu kinh tế của tỉnh .................................................................. 49
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh........................................................ 51
Bảng 9: Tổng hợp yếu tố môi trường vĩ mô ................................................ 54
Bảng 10: Thị phần của các ngân hàng trên địa bàn năm 2006 ...................... 59
Bảng 11: Lãi suất ngân hàng tháng 3 năm 2007 ........................................... 64
Bảng 12: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ......................................................... 65
Bảng 13: Phân tích ma trận SWOT .............................................................. 71

ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ qui trình lập chiến lược ....................................................... 11
Hình 2: Sơ đồ mạng lưới............................................................................ 15
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau ..... 21
Hình 4: Biểu đồ thu nhập của ngân hàng 2004 – 2006 .............................. 24
Hình 5: Biểu đồ chi phí qua 3 năm 2004 – 2006 ....................................... 26
Hình 6: Biểu đồ lợi nhuận qua 3 năm 2004 – 2006 .................................... 29
Hình 7: Biểu đồ vốn huy động qua 3 năm 2004 -2006 .............................. 30
Hình 8: Vốn huy động phân theo kỳ hạn ................................................... 33
Hình 9: Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.................................. 35
Hình 10: Vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ.................................... 40
Hình 11: Thị phần vốn huy động trên địa bàn năm 2006 .............................. 59

x
DANH MỤC VIẾT TẮT

NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn


NH: Ngân hàng
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
CMND: Chứng minh nhân dân
TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
NHNN: Ngân hàng nhà nước
DTTT: Dự trữ thanh toán
NHTM: Ngân hàng thương mại
KBNN: Kho bạc nhà nước
BHXH: Bảo hiểm xã hội
MHB: Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
NHCT: Ngân hàng công thương
NHNT: Ngân hàng ngoại thương

xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu vốn là một nhu cầu hết sức
quan trọng mà bất cứ lĩnh vực kinh tế nào cũng cần. Trong lĩnh vực nông nghiệp,
đó là nhu cầu vốn để trang trải cho các chi phí về cây giống, con giống, thức ăn,
phân bón,… Nếu đáp ứng được nhu cầu vốn này của hộ nông dân, đồng nghĩa
với việc thực hiện được chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tiến lên
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để đạt được điều đó, cần có một trung
gian tài chính để điều hòa nguồn vốn tại địa phương, chuyển từ nơi thừa vốn sang
nơi thiếu vốn – đó là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Với vị trí địa lí nằm ở vùng nông thôn, Cà Mau là Tỉnh có thế mạnh về
nông nghiệp và thuỷ sản. Trong những năm gần đây nền kinh tế của Tỉnh có
nhiều bước phát triển mới với GDP đầu người đạt trên 10 triệu đồng/ người, kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 550 triệu USD…. tạo điều kiện cho sự phát triển của
nhiều ngành nghề khác. Trong những năm vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Tỉnh Cà Mau đã đáp ứng phần lớn nhu cầu về vốn của phần
lớn hộ nông dân và hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn góp phần cùng địa
phương thúc đẩy phát triển kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn của Tỉnh. Tuy
nhiên trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay để có thể đáp ứng nhu
cầu vốn ngày càng tăng thì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần
phải đưa ra các biện pháp quản lí nguồn vốn.
Vấn đề huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong quá
trình hoạt động của Ngân hàng, với chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân
hàng thương mại thực hiện tập trung huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử
dụng để cho vay. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như
hiện nay đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đã mở ra một thị trường
mới cho ngành ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng. Hội nhập sẽ
mang lại nhiều cơ hội và không ít những thách thức cho ngành Ngân hàng. Trước
sự cạnh tranh gay gắt đó để tồn tại và phát triển thì NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau
cần xác định được phương hướng hoạt động, chủ động tạo lập nguồn vốn, biện

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 1


pháp sử dụng các điều kiện sẵn có và những cơ hội trong kinh doanh, đồng thời
xử lí một cách hợp lí những thách thức trong môi trường kinh doanh mới để từ đó
đưa ra những chiến lược huy động vốn có hiệu quả.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Chiến lược huy động vốn tại NHNo&PTNT chi
nhánh Tỉnh Cà Mau” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại
NHNo&PTNT Tỉnh Cà Mau và phân tích các yếu tố bên ngoài làm cơ sở cho
việc thiết lập chiến lược huy động vốn có hiệu quả tại NHNo&PTNT Tỉnh Cà
Mau
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005,
2006 để xác định khả năng thu hút vốn của ngân hàng ở hiện tại và phân tích
điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược
huy động vốn của ngân hàng từ 2007- 2010.
- Phân tích môi trường bên ngoài từ đó rút ra những cơ hội và thách thức mà
ngân hàng sẽ gặp phải trong điều kiện kinh tế mới
- Đề ra chiến lược huy động vốn và biện pháp thực hiện.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Thực hiện nghiên cứu đề tài tại hội sở chi nhánh cấp 1của tỉnh, chưa đi
thực tế tại các huyện do không có điều kiện. Vì vậy đề tài phân tích các yếu tố
nội bộ còn nhiều hạn chế, chỉ thực tập trực tiếp tại phòng kinh doanh, phòng kế
toán ngân quỹ và phòng tổ chức cán bộ - đào tạo vì vậy mà đề tài chỉ đưa ra
những nhận xét chung dựa trên sự đánh giá của cá nhân về những yếu tố phân
tích.
1.3.2. Thời gian
Đề tài phân tích số liệu của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006
Phân tích các yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô thông qua các báo cáo của
Uỷ ban nhân dân tỉnh năm 2004, 2005, 2006 và mục tiêu phát triển kinh tế của

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 2


tỉnh đến 2010. Từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức mà môi trường ảnh
hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Tỉnh Cà Mau (Agribank Cà Mau)
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Dự án kinh doanh của NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006-2010
Ngày 15/05/2005
Mục tiêu: phân tích một số khía cạnh kinh tế của tỉnh để giúp ngân hàng chọn lựa
dự án đầu tư thích hợp trong giai đoạn 2006-2010.
Thông qua tài liệu này em có thể nắm được sơ bộ tình hình hoạt động chung của
ngân hàng, một số những nhận định của ngân hàng về cơ hội và thách thức mà
môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
- Một số giải pháp huy động vốn của ngân hàng thương mại ở nước ta
Tác giả: Nguyễn Văn Thầy, Phòng đại diện- vụ quản lí ngoại hối- Ngân hàng
Nhà Nước 17 Bến Chương Dương Quận 1 TPHCM.
Đạt giải nhì cuộc thi “ Ngân hàng Việt Nam với việc huy động vốn phục vụ công
nghệ hoá - hiện đại hoá đất nước” Ngày 06/05/1997.
Thông qua bài viết nhận biết cách thức phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng
đến công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam và những biện
pháp khắc phục.
- Đòn bẫy lãi suất của Tiến sĩ Lê Khoa, 98 Lê Quang Định, Gia Định, P14
Quận Bình Thạnh TPHCM
Đạt giải nhì cuộc thi “ Ngân hàng Việt Nam với việc huy động vốn phục vụ
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” ngày 06/05/1997.
Bài viết giúp em nhận thức được tầm quan trọng của lãi suất trong công tác
huy động vốn để từ đó áp dụng đưa vào phân tích trong nội dung nghiên cứu của
mình.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
2.1.1.1. Khái niệm chiến lược
Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các
năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ
bên ngoài
2.1.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh
giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được mục
tiêu đề ra.
2.1.2. Các bước thiết lập chiến lược
2.1.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế
Đây là các yếu tố tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng
vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá
cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thương.
b. Yếu tố chính trị- pháp luật và chính sách của nhà nước
Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp
luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ
chức ngân hàng, các qui định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín
dụng, qui định về qui mô vốn tự có … được qui định trong luật ngân hàng và các
qui định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài
chính, thuế tỷ giá, quản lí nợ của nhà nước và các cơ quan quản lí hữu quan như
Ngân hàng trung ương, Bộ tài chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt
động của ngân hàng.
c. Yếu tố dân số
Đó là các yếu tố về cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính , thu nhập, mức
sống...

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 4


Tỷ lệ tăng dân số, qui mô dân số, khả năng chuyển dịch dân số giữa các
khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn
d. Yếu tố tự nhiên
Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, khả năng sản suất hàng hoá trên các
vùng tự nhiên khác nhau, vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng hay lãng
phí tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng
e. Yếu tố quốc tế
Do xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế dẫn đến sự hội nhập giữa các nền
kinh tế trong khu vực hay toàn cầu. Do đó cần phải theo dõi và nắm bắt xu hướng
kinh tế thế giới, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về
chính trị- kinh tế theo những thông tin về công nghệ mới, các kinh nghiệm về
kinh doanh quốc tế.
2.1.2.2. Phân tích môi trường vi mô
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ ngân hàng này đang tranh đua và dùng các thủ thuật để tăng
lợi thế cạnh tranh, để xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các
ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và qui mô các định chế tham gia trên
thị truờng.
b. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các định chế tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ
cung ứng cho khách hàng. Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện có cần phải lưu ý
đến các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai như các công ty bảo hiểm các tổ chức tài
chính khác.
c. Cạnh tranh về lãi suất
Mỗi ngân hàng cần đưa ra chính sách lãi suất hợp lí phù hợp với thoả
thuận tại hiệp hội ngân hàng và theo đúng qui định của pháp luật. Vấn đề cạnh
tranh lãi suất giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt để thu
hút nguồn vốn trong xã hội và cung cấp vốn cho các tổ chức kinh tế
d. Khách hàng
Là nhân tố quyết định sự sống còn của các ngân hàng trong môi trường
cạnh tranh. khách hàng của ngân hàng không có sự đồng nhất, họ vừa có thể là

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 5


người gửi tiền cung cấp nguồn vốn, vừa là người vay vốn- sử dụng vốn của ngân
hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng.
· Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài từ đó nhận thức các cơ hội và
thách thức mà ngân hàng có thể sẽ gặp phải trong tương lai. Thông qua việc phân
tích các yếu tố bên ngoài để rút ra những cơ hội và thách thức làm cơ sở cho việc
hình thành chiến lược.
2.1.2.3. Phân tích các yếu tố nội tại của ngân hàng.
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm
2004, 2005, 2006. Qua đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
- Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm. Theo các chỉ
tiêu phân theo thời gian, phân theo thành phần kinh tế, phân theo nội tệ và ngoại
tệ. Để từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng theo các hoạt động
chức năng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược huy động vốn.
- Phân tích các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.
a. Thủ tục nhận tiền gửi tại NHNovà PTNT Tỉnh Cà Mau .
* Thủ tục gửi tiền tiết kiệm lần đầu
- Người gửi tiền phải trực tiếp giao dịch gửi tiền tại NHNo và xuất trình
các giấy tờ sau :
+ Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình giấy
CMND.
+ Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu
có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập,
xuất cảnh được miễn thị thực), xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu
lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập xuất cảnh có thị
thực).
+ Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp
luật ngoài việc xuất trình giấy CMND hoặc hộ chiếu phải xuất trình các giấy tờ
chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng
lực hành vi nhân sự.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 6


- Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại NHNo .Trường hợp người
gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì NHNo hướng dẫn cho
người gửi tiền đăng ký mã số hay ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu.
- Người gửi tiền đăng ký mã số khách hàng và được cấp thẻ khách hàng
nếu chưa có trước khi thực hiện giao dịch gửi tiền.
- NHNo thực hiện các thủ tục nhận TGTK, mở tài khoản TGTK và cấp sổ
tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ
tục trên.
* Thủ tục các lần gửi tiền tiết kiệm tiếp theo.
- Người gửi tiền xuất trình thẻ khách hàng, NHNo kiểm tra xác thực thông
tin khách hàng đã đăng ký. Nếu đúng NHNo thực hiện nhận tiền gửi mà không
cần thực hiện các thủ tục phía trên.
- Đối với giao dịch gửi tiền vào sổ tiền gửi tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền
có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo qui định của
NHNo .
b. Tỷ trọng % từng loại gửi tiền

Số dư từng loại tiền gửi


* Tỷ trọng % từng loại gửi tiền = X 100%
Tổng vốn huy động

Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động. Việc xác định rõ cơ cấu vốn huy
động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi
phí đầu vào cho ngân hàng.
* Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động (%, lần).
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho
nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH đối với nguồn vốn huy động.
c. Dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán.
* Dự trữ bắt buộc.
- Khái niệm : Là số tiền mà tổ chức tín dụng duy trì trên tài khoản tiền gửi
thanh toán tại NHTW để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
- Thực hiện theo quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 của
thống đốc NHNN Việt Nam.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Phần trăm trên Tổng số tiền gửi phải dự trữ bắt buộc).

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 7


+ Đối với nội tệ
TG không kỳ hạn, có kỳ hạn < 12 tháng : 4%
Từ 12 tháng đến 24 tháng : 2%
+ Đối với ngoại tệ
TG không kỳ hạn, có kỳ hạn < 12 tháng : 8%
Từ 12 tháng đến 24 tháng : 2%
+ Huy động bằng vàng, hiện vật và cho vay bằng vàng, hiện vật : 0%.
* Dự trữ thanh toán
Là khoản dự trữ dôi ra ngoài dự trữ bắt buộc, các ngân hàng để lại nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày của ngân hàng.
+ Nguồn vốn huy động từ các tổ chức (trừ TCTD) và dân cư có thời hạn
từ 24 tháng trở lên, nguồn vốn uỷ thác đầu tư, nguồn vốn chỉ định của chính phủ,
nguồn vay NHNN, vốn nhận của ngân hàng liên doanh Việt – Thái tỷ lệ dự trữ
thanh toán 5%.
+ Các nguồn vốn khác ngoài các nguồn vốn qui định tại điểm một trên tỷ
lệ DTTT 10% .Công thức tính dự trữ thanh toán.
* Quỹ DTTT được xác định trên cơ sở bình quân của nguồn vốn phải tính quỹ
DTTT quí trước liền kề nhân 10% để điều hành trong quí kế hoạch.

Quỹ DTTT trong quý KH = Bình quân nguồn vốn


- tính DTTT quý trước liền kề X 10%
* Từ việc phân tích các yếu tố nội tại ngân hàng có thể tìm ra được những
điểm mạnh, những điểm yếu để từ đó làm cơ sở cho công tác thiết lập chiến lược
của ngân hàng.
2.1.2.4. Xác định sứ mệnh và mục tiêu chiến lược
a. Sứ mệnh
Sứ mệnh kinh doanh của một ngân hàng được định nghĩa như là mục đích
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sứ mệnh kinh doanh trả lời câu hỏi ngân
hàng tồn tại và thực hiện những hoạt động kinh doanh trên thị trường để làm gì ?.
Nói về khía cạnh thực tiển thì sứ mệnh kinh doanh của ngân hàng cần được thể
hiện thành văn bản, tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng. Sứ mệnh của các ngân hàng có
khác nhau tuy nhiên vẫn có một cấu trúc khuôn mẫu để làm rỏ hơn cơ sở cho các
ngân hàng dựa vào đó để viết bản sứ mệnh kinh doanh cho mình. Hầu hết các

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 8


chuyên gia chiến lược cho rằng khi viết văn bản này cần quan tâm đến và lựa
chọn thích hợp trong các đặc trưng sau :
- Khách hàng : khách hàng của ngân hàng là ai? khách hàng là các doanh
nghiệp hay cá nhân hay cả hai?. Điều quan trọng là ngân hàng cần xác định rỏ
khách hàng mục tiêu
- Dịch vụ : Các sản phẩm hay dịch vụ ngân hàng cung cấp là gì? Ngân hàng
cung cấp nhiều loại dịch vụ hay chỉ một nhóm dịch vụ nào đó.
- Vị trí ngân hàng trong kinh doanh : Ngân hàng đứng ở vị trí nào trên thị
trường mà ngân hàng đang và sẽ hoạt động.
- Thị trường : thị trường mục tiêu của ngân hàng ở đâu? phạm vi hoạt động,
khu vực hoạt động trọng tâm.
- Mối quan tâm đến nhân sự : Hành vi và thái độ của ngân hàng đối với
công tác nhân sự như thế nào? Quan điểm của ngân hàng trong tuyển dụng, khen
thưởng, phát triển...
- Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng :Mỗi ngân hàng có lợi thế cạnh tranh
nhất định trên thị trường như lịch sử hình thành và hoạt động của ngân hàng, chất
lượng dịch vụ...
b. Mục tiêu
Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh được xác định như những
thành quả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời
kỳ hoạt động tương đối dài. Những mục tiêu dài hạn là rất cần thiết cho sự thành
công của ngân hàng vì chúng thể hiện kết quả mà ngân hàng cần đạt được khi
theo đuổi sứ mệnh kinh doanh của mình.
Yêu cầu về tính xác đáng của các mục tiêu
- Tính cụ thể : Mục tiêu đúng là mục tiêu cụ thể, thể hiện kết quả cụ thể
cuối cùng cần đạt được khi tiến hành những hành động nhất định. Nó chỉ rõ mục
tiêu liên quan đến vấn đề nào, giới hạn về thời gian và không gian thực hiện.
Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ dàng định hướng giải pháp chiến lược để thực
hiện mục tiêu đó
- Tính đo lường : Tính chất có liên quan đến tính cụ thể của mục tiêu có
nghĩa là mục tiêu càng cụ thể thì càng phải thể hiện rỏ ở khả năng đo lường được.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 9


Do đó các mục tiêu nên được đưa ra dưới dạng các chỉ tiêu thể hiện bằng con số
tuyệt đối hay tương đối.
- Tính khả thi : Các mục tiêu đưa ra phải khả thi trên phương diện thực
hiện, điều này có nghĩa là phải phản ánh được nguyện vọng và phù hợp với khả
năng của ngân hàng . Những mục tiêu này phải là kết quả tổng thể của những
hoạt động mà ngân hàng có thể thực hiện trong môi trường mà nó hoạt động trên
thực tế chứ không phải là một thị trường giả sử.
- Tính thách thức : Nội dung các mục tiêu phải có tính thách thức trên cơ sở
hy vọng cao để các nhà quản trị và nhân viên ngân hàng thực sự nỗ lực phấn đấu
thực hiện và hoàn thành.
- Tính linh hoạt : Các mục tiêu kinh doanh được đặt ra trong môi trường
kinh doanh trong tương lai. Do đó các mục tiêu xây dựng phải có tính linh hoạt
hay phải có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với các nguy cơ và cơ hội xảy ra
trong môi trường kinh doanh thực tế.
2.1.2.5. Phân tích ma trận SWOT
a. Phân tích các yếu tố bên trong
Môi trường bên trong hay là phân tích các điều kiện, nguồn lực thực tại
của ngân hàng. Các hệ thống bên trong ngân hàng có được hay có thể huy động
và kiểm soát được để đưa ra hoạt động kinh doanh.
Phân tích cẩn thận và lập bảng tổng kết các yếu tố nguồn lực theo tầm
quan trọng cho phép ngân hàng phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu quan
trọng làm cơ sở cho phân tích các ma trận chiến lược. Về phương diện kỹ thuật
nên phân hạng các điểm mạnh, điểm yếu theo phương pháp thích hợp để nhận
định.
Đối với các điểm mạnh chủ yếu theo thang cấp : rất mạnh, mạnh, có ưu thế.
Đối với điểm yếu chủ yếu theo thang cấp : rất yếu, yếu, kém ưu thế.
Điều này có ý nghĩa trong phân tích chiến lược là khi cân nhắc các ưu tiên
như lựa chọn chiến lược là theo đuổi các chiến lược là phải tận dụng các điểm
mạnh và lấy để bù đắp yếu hay cải thiện các điểm yếu.
b. Phân tích môi trường bên ngoài
Cơ hội và nguy cơ được tạo ra từ sự tổng hợp yếu tố môi trường bên
ngoài vi mô và vĩ mô. Một cơ hội có thể là một tình huống trong đó việc thực

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 10


hiện mục tiêu, việc tiến hành hoạt động của ngân hàng có được sự tác động thuận
lợi bởi một số yếu tố môi trường .
Một nguy cơ cũng có thể hiểu đơn thuần là một tình huống trong đó việc
thực hiện mục tiêu việc tiến hành hoạt động của ngân hàng mà không có được sự
tác động thuận lợi hay bị cản trở bởi các yếu tố môi trường
Chính vì vậy cần sử dụng những phương pháp thoả đáng : giới hạn, sắp
xếp, trong đó chú ý đến cơ hội tốt nhất và nguy cơ xấu nhất từ đó tìm ra sự cân
đối các điểm mạnh, điểm yếu về nguồn lực sao cho có lợi nhất.
2.1.2.6. Đề xuất các phương án chiến lược
Việc đưa ra những chiến lược thay thế là việc xem xét lại tính hợp lý hay
tính đúng đắn của các mục tiêu chiến lược đã chọn từ trước đó đề xuất những
phương án nhằm thực hiện những chiến lược kinh doanh của ngân hàng .
2.1.2.7. Lựa chọn chiến lược
- Tận dụng tối đa ưu thế của ngành và của ngân hàng phù hợp với mục tiêu
dài hạn
- Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về rủi ro.
- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng, khách hàng, chính quyền .
- Mức độ va chạm về cạnh tranh.
- Xác định thời điểm.
2.1.3. Sơ đồ quy trình lập chiến lược

Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ


hội và đe doạ chủ yếu

Xác định mục tiêu Phát triển Phân tích Lựa chọn Kiểm tra
chiến lược hiện các chiến các chiến chiến lược đánh giá
tại lược thay thế lược thay thế chiến lược

Đánh giá nội tại để


nhận diên những
điểm mạnh điểm yếu
cơ bản.

Hình 1: Sơ đồ qui trình lập chiến lược

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 11


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kinh doanh của ngân hàng
Trong thời gian thực tập tại NHNo& PTNT chi nhánh Tỉnh Cà Mau từ
05/03 đến 11/06/2007. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị và các chú
trong đơn vị tôi đã được cung cấp một số bảng số liệu như :
+ Bảng cân đối tài khoản qua 3 năm 2004, 2005, 2006 của đơn vị từ đó thu
thập được các số liệu về nguồn vốn huy động, hoạt động tín dụng, kết quả hoạt
động kinh doanh
+ Các bảng cân đối kế toán của đơn vị
+ Các bảng báo cáo nhanh hàng tháng của đơn vị
+ Các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.1.2. Thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết của UBND Tỉnh Cà Mau.
-Thông qua trang web truy cập của UBND Tỉnh Cà Mau
WWW.CAMAU.gov.vn. Tôi đã thu thập được các số liệu thứ cấp về tổng kết
tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh qua các năm 2004, 2005, 2006.
- Thu thập các số liệu thứ cấp tổng kết về dân số, dân tộc, điều kiện, tự
nhiên của tỉnh để phân tích tìm ra các cơ hội và các mối đe doạ đối với ngân hàng
trong lĩnh vực huy động vốn.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Dùng các biểu bảng : thể hiện các số liệu của từng năm trên các biểu bảng như
số liệu nguồn vốn huy động, hoạt động tín dụng …….
- Dùng các biểu đồ:thể hiện một cách sinh động tình hình tăng giảm qua các năm.
- Suy luận và diễn giải: Trong quá trình phân tích cần sử dụng kỷ năng diễn giải
để giải thích, diễn tả những vấn đề muốn đề cập tới và sử dụng kỷ năng suy luận
để lập luận vấn đề một cách logic, giúp cho đề tài nghiên cứu thêm sinh động và
dễ hiểu.
- Dùng ma trận SWOT
+ Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
+ Dùng kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra các chiến lược
+ Biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt hơn
+ Vận dụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 12


+ Sử dụng các điểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe doạ có thể xảy ra đối
với đơn vị
+ Phân tích và kết hợp các yếu tố một cách dễ dàng hơn

Những điểm mạnh- S Những điểm yếu- W


1. 1.
2. 2.
SWOT 3. 3.
4. Liệt kê những điểm 4. Liệt kê những điểm
mạnh yếu
Các cơ hội- O Các chiến lược SO Các chiến lược WO
1. 1. 1.Vượt qua các điểm
2. Liệt kê các cơ hội 2. Sử dụng các điểm yếu
3. 3. mạnh để tận dụng các 2. bằng cách tận dụng
4. 4. cơ hội 3. các cơ hội
4.
Các thách thức- T Các chiến lược ST Các chiến lược WT
1. 1. Sử dụng điểm mạnh 1. Tối thiểu hoá các
2. Liệt kê các thách thức 2. để tránh các mối đe 2. điểm yếu và tránh
3. 3. doạ 3.các mối đe doạ
4. 4. 4.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 13


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI
TẠI, TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH CÀ MAU
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHNo& PTNT Tỉnh Minh Hải ( nay là chi nhánh NHNo& PTNT
Tỉnh Cà Mau ) được thành lập 01/10/1988 theo tinh thần nghị định 53/TTg của
thủ tướng chính phủ và quyết định số 57/NH- TCCB của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước Việt Namvới tổng biên chế ban đầu là 448 cán bộ công nhân viên.
Trong đó trình độ Đại học 50 người còn lại là trình độ trung học và sơ học, hầu
hết cán bộ chưa được đào tạo lại.
Ngày 01/01/1997 Tỉnh Minh Hải được tách thành hai Tỉnh Cà Mau và Bạc
Liêu NHNo&PTNT Tỉnh Minh Hải cũng được tách ra làm 2 chi nhánh.
NHNo&PTNT Tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng ổn định tổ chức, duy trì hoạt động
bình thường, kết quả đó là do ban lãnh đạo đã có sự chuẩn bị về tổ chức, nhân sự
và bộ máy làm việc hợp lí.
Đến nay toàn chi nhánh đã có khoảng 369 cán bộ công nhân viên, dư nợ
hàng năm trên 2000 tỷ đồng, huy động vốn năm 2006 đạt trên 800 tỷ đồng.
3.1.2. Hệ thống mạng lưới.
NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau có khoảng 19 điểm giao dịch trên toàn tỉnh.
Trong đó có một chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 2, 4 chi nhánh cấp 3 và 5
phòng giao dịch.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI


NHÁNH TỈNH CÀ MAU

Chi Chi Chi Chi Chi Chi Chi Chi nhánh Chi
nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh nhánh TRẦN nhánh
TP CÀ ĐẦM NGỌC U MINH NĂM PHÚ CÁI VĂN THỚI
MAU DƠI HIỂN CĂN TÂN NƯỚC THỜI BÌNH

Chi PGD PGD PGD PGD PGD Chi Chi Chi


nhánh P. 6 P. 7 TẮC SỐ 1 VÀM nhánh nhánh nhánh
TRƯNG VÂN NĂM ĐÌNH PHÚ SÔNG TRÍ PHÚ
NHỊ CĂN HƯNG ĐỐC

Hình 2: Sơ đồ mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Tỉnh Cà Mau

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 15


3.1.3.Sản phẩm dịch vụ
3.1.3.1.Sản phẩm tiền gửi
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các thành phần kinh tế
với nhiều hình thức đa dạng, kỳ hạn thích hợp, lãi suất hấp dẫn.Bao gồm các loại
tiền gửi sau:
a. Tiền gửi không kỳ hạn.
Doanh số huy động của loại tiền gửi này đạt năm 2004 là 248.723 triệu đồng,
2005 là 275.944 triệu đồng, và 2006 là 286.308 triệu đồng. Tuy doanh số huy
động của loại tiền gửi này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm dần do
mục đích của khách hàng gửi tiền loại này là muốn sử dụng các dịch vụ tiện lợi
kèm theo như thanh toán, chuyển khoản, dịch vụ ngân quỹ… Tuy nhiên dịch vụ
kèm theo của ngân hàng còn hạn chế, chưa theo kịp các ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn như Á Châu, Đông Á. Ngân hàng chưa thể áp dụng các dịch
vụ thanh toán tiêu dùng hàng ngày cho khách hàng như thanh toán tiền điện
thoại, tiền điện, tiền nước… dịch vụ ngân quỹ còn nhiều hạn chế.
- Tiện ích của sản phẩm: Chuyển khoản thanh toán tiền vay hoặc chuyển
khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản
tại NHNo. Chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác.
- Đối tượng gửi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài.
- Loại tiền gửi: VND,USD, EUR
- Lãi suất được công khai tại diểm giao dịch.
Đây là hình thức gửi tiền đơn giản nhất, tuy nhiên lãi suất rất thấp chỉ
0,25%/tháng do đó những người gửi tiết kiệm mục đích của họ muốn sinh lời từ
số tiền nhà rỗi của mình vì vậy mà họ ít chọn hình thức gửi tiền này.
b. Tiền gửi có kỳ hạn.
Loại tiền gửi này đạt doanh số huy động năm 2004 là 311.448 triệu đồng,
năm 2005 là 402.876 triệu đồng và 2006 là 533.030 triệu đồng. Doanh số huy
động tăng qua các năm năm sau luôn cao hơn năm trước. Mục đích của khách
hàng ở loại tiền gửi này là muốn sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình vì vậy yếu
tố lãi suất hợp lí là hết sức quan trọng. Tuy nhiên do đặc tính tâm lí khách hàng
ở mỗi khu vực là khác nhau, ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau do đây là khu vực nông
thôn nên yêu cầu về sự an toàn của tiền gửi được khách hàng đặt lên hàng đầu do

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 16


vậy mà doanh số huy động của ngân hàng tăng qua các năm. Còn về sự đa dạng
sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khách hàng thì còn nhiều hạn chế, cách tính lãi
của ngân hàng chưa được công khai tức là chỉ ghi tổng tiền lãi, còn chi tiết tính
lãi thì không ghi cho khách hàng tính toán lại và đối chứng làm cho khách hàng
khó hiểu về cách tính lãi và ảnh hưởng đến sự minh bạch trong cách tính lãi.
* Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ
- Tiện ích của sản phẩm: Khách hàng có thể rút vốn trước hạn, chuyển
quyền sở hữu khi chưa đến hạn thanh toán để bảo toàn lãi, cầm cố sổ tiết kiệm để
vay vốn, bảo lãnh cho người thứ ba tại bất kỳ chi nhánh nào của NHNo, dùng xác
nhận khả năng tài chính của khách hàng khi khách hàng yêu cầu…
- Đối tượng gửi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài.
- Loại tiền gửi: VND, USD, EUR.
- Kỳ hạn gửi: 1, 2, 3, 6, 9, 12, 18, 24, 36 tháng
- Lãi suất có kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn gửi được niêm yết công khai tại
các điểm giao dịch của NHNo.
Đối với hình thức gửi tiền này thì khách hàng nhận được lãi suất khá cao tuỳ
theo từng kỳ hạn gửi. Tuy nhiên hình thức này người gửi tiền phải đợi tới hết kỳ
hạn mới được lĩnh lãi do đó họ chỉ gửi ở những kỳ hạn ngắn.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ.
- Tiện ích sản phẩm giống như tiết kiệm lãnh lãi sau toàn bộ.
- Kỳ hạn gửi tiền cụ thể có các kỳ hạn sau: 3, 6, 9,12, 24, trên 24 tháng.
- Định kỳ trả lãi: 1, 3, 6, 12 tháng.
- Cách thức trả lãi: Lãi được trả sau mỗi định kỳ
Tiền lãi = Vốn gốc * lãi suất(%/năm)/12* Số tháng định kỳ.
Hình thức gửi tiền này khách hàng có thể chủ động lựa chọn kỳ hạn lĩnh
lãi phù hợp với nhu cầu của họ do vậy mà đây là hình thức thu hút nhiều
khách hàng gửi tiền nhất.
* Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ.
- Tiện ích của sản phẩm tương tự như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãnh lãi
sau toàn bộ
- Kỳ hạn gửi tiền: NHNo qui định kỳ hạn gửi tiền là số ngày hay số tháng
và kỳ hạn tối thiểu là một tháng.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 17


- Cách thức trả lãi: Toàn bộ lãi của kỳ hạn sẽ được tính trả ngay khi gửi
Tiền lãi = Vốn gốc * lãi suất * kỳ hạn.
Đối với hình thức gửi tiền này thì khách hàng có thể nhận lãi ngay khi gửi
tiền, tuy nhiên lãi suất thấp hơn lãi suất của hình thức gửi khác có cùng kỳ hạn.
* Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ
- Kỳ hạn gửi: 3, 6, 9, 12, 18, 24, trên 24 tháng.
- Định kỳ trả lãi:1, 3, 6, 9, 12 tháng.
- Cách thức trả lãi: Lãi được tính trả trước cho mỗi định kỳ
Tiền lãi = Vốn gốc * lãi suất(%/năm) * Số tháng định kỳ
Đây là hình thức gửi tiền được nhiều người lựa chọn nhất do khách hàng
có thể rút lãi trước theo định kỳ vì vậy họ có thể sử dụng tiền lãi để đáp ứng
nhu cầu của cuộc sống phù hợp với yêu cầu của họ.
* Tiết kiệm bậc thang theo thời gian
- Tiện ích sản phẩm: Thời gian thực gửi càng dài lãi suất càng cao
+ Khách hàng có thể rút gốc và lãi nhiều lần.
+ Khách hàng được chuyển quyền sở hữu sổ tiết kiệm.
+ Sổ tiết kiệm được phép cầm cố và xác nhận khả năng
tài chính cho khách hàng.
- Quy định thời gian cho các bậc lãi suất:
+ Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 3 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn.
+ Bậc 2: Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 3 tháng.
+ Bậc 3: Từ 6 đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng.
+ Bậc 4: Từ 9 đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 9 tháng.
+ Bậc 5: Từ 12 đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 12 tháng.
+ Bậc 6: Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất có kỳ hạn 24 tháng.
- Lãi suất: của mỗi bậc thang được NHNo công bố công khai tại các điểm
giao dịch và được ghi ngay vào sổ tiết kiệm khi khách hàng gửi tiền.
- Cách trả lãi: Lãi được trả theo số gốc khách hàng rút.
Tiền lãi = Số tiền gốc rút * Bậc lãi suất * Thời gian gửi.
* Tiết kiệm bậc thang theo số dư
- Tiện ích của sản phẩm:
+ Số dư càng lớn lãi suất càng cao

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 18


+ Khách hàng rút gốc và lãi một lần
+ Rút trước hạn hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút và các tiện
ích của các loại tiết kiệm khác.
- Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 20.000.000VND
- Kỳ hạn gửi: NHNo quy định kỳ hạn là số ngày hoặc số tháng, kỳ hạn tối
thiểu là một tháng
- Quy định số dư cho các bậc lãi suất:(là lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả lãi
sau toàn bộ cộng với mức khuyến khích:
+ Bậc 1: Số dư dưới 20 triệu đồng mức khuyến khích = 0
+ Bậc 2:Từ 20tr đồng đến dưới 50 tr mức khuyến khích bằng 0,01%/tháng.
+ Bậc 3: Từ 50tr đồng đến dưới 100tr mức khuyến khích = 0,02%/ tháng.
+ Bậc 4: Số dư từ 100 triệu đồng trở lên mức khuyến khích là 0,03%/tháng
* Tiết kiệm gửi góp hàng tháng
- Tiện ích và đặc điểm của sản phẩm:
+ Là hình thức tiết kiệm mà hàng tháng khách hàng gửi tiền vào tài khoản
tiết kiệm gửi góp và được rút tiền một lần khi đến hạn.
+ Khách hàng có thể rút vốn trước hạn
+ Các tiện ích khác
+ Số tiền tiết kiệm gửi góp được khách hàng xác định ngay khi mở tài
khoản.
+ Số kỳ gửi góp cũng nhu số tiền gửi góp mỗi kỳ cố định và cũng được xác
định ngay khi mở tài khoản.
- Cách tính và trả lãi:
Lãi được trả vào cuối kỳ theo lãi suất khi mở tài khoản. Công thức tính lãi
như sau:
Ví dụ: kỳ hạn gửi góp là 12 tháng, lãi suất tính theo tháng.
Tiền lãi = Số tiền gửi góp kỳ 1 * lãi suất*12 + Số tiền gửi góp kỳ 2* lãi suất
*11/12 +………+ Số tiền gửi góp kỳ cuối * lãi suất * 1/12
Loại tiền gửi này chưa phát huy được những tiện ích của nó do phân khúc
khách hàng mục tiêu chưa phù hợp.
c. Một số sản phẩm khác
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 19


- Huy động vốn qua phát hành thẻ ATM
- Các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín
dụng khác.
Tóm lại: Trong tất cả các sản phẩm tiền gửi của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau
thì hình thức gửi tiền tiết kiệm lãnh lãi trước định kỳ được nhiều người lựa chọn
để gửi nhất vì kỳ hạn lĩnh lãi phù hợp với nhiều đối tượng, và kịp thời đáp ứng
cho nhu cầu của đời sống hàng ngày.
Gần đây hình thức huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM miễn phí rất
được nhiều người ủng hộ, do ngân hàng đã kịp thời đưa ra những biện pháp điều
chỉnh kịp thời, làm tăng tính cạnh tranh của hoạt động thẻ trên thị trường.
3.1.3.2. Sản phẩm tín dụng
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối
với các thành phần kinh tế và cho vay như cho vay vốn sản xuất kinh doanh, xây
dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà, phục vụ đời sống, cho vay trả góp…
Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu sổ tiết kiệm
Nhận cho vay uỷ thác theo uỷ nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nước
Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
3.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng
Mở tài khoản cho các tổ chức và cá nhân
Chuyển tiền điện tử
Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh nhất trên toàn thế giới Western Union
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
Các dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác
Dịch vụ cầm đồ
Phát hành và thanh toán thẻ
3.1.3.4. Sản phẩm khác
Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
Mua bán ngoại tệ
Các sản phẩm ngân hàng khác theo yêu cầu của khách hàng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 20


3.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng

GIÁM ĐỐC

Phó Phó Phó


Giám Giám Giám
Đốc Đốc Đốc

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


KH-KD TTQT KT- THẨM tổ chức HC KT-KQ
KSNB ĐỊNH CB&Đ
T

Hình 3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau
- Ban Giám Đốc
- Các phòng nghiệp vụ
+ Phòng kế hoạch kinh doanh
+ Phòng TTQT và mua bán ngoại tệ
+ Phòng kế toán ngân quỹ
+ Phòng tổ chức, cán bộ và đào tạo
+ Phòng hành chính
+ Phòng Thẩm định
+ Tổ kiểm tra - kiểm soát nội bộ
3.1.5. Chức năng và nhiệm vụ
* Giám Đốc
Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và
hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được uỷ quyền. Công việc cụ thể
liên quan đến HĐTD bao gồm:
Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho
vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Ký HĐTD và hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do khách hàng và ngân
hàng cùng lập.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 21


Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, thực hiện các biện pháp
xử lý đối với khách hàng…
Phòng KH - KD
Có chức năng tham mưu cho GĐ trong việc quản lý, chỉ đạo HĐTD, bảo lãnh
trong nước…nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục vay tạo thuận lợi cho khách hàng
nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh, an toàn, hiệu quả
Nhiệm vụ
Quản lý và điều hành hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống của NHN0 &
PTNT Tỉnh.
Dự thảo các qui chế và qui trình hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng.
Mở rộng dịch vụ tín dụng và thị trường tín dụng ở thành phố và nông thôn.
- Đầu mối và phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức chỉ đạo đầu tư thử
nghiệm cho các chương trình nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới.
Nghiên cứu đề xuất thủ tục cho vay.
Phối hợp các phòng có liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược khách
hàng và tổ chức quản lý, phân loại khách hàng.
Trực tiếp thẩm định các dự án tín dụng và thuộc quyền quyết của GĐ NHN0
& PTNT Tỉnh Cà Mau.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn tìm nguyên nhân và
phương hướng khắc phục.
* Phòng Kế Toán và Ngân Quỹ
Thực hiện công tác huy động vốn của ngân hàng
+ Phòng kế toán tiếp nhận khách hàng, nhân viên phòng kế toán hướng dẫn
qui trình và thủ tục cần thiết cho khách hàng gửi tiền. Sau khi hoàn thành thủ tục
gửi tiền nhân viên kế toán hướng dẫn cho khách hàng qua phòng ngân quỹ để
nộp tiền.
+ Phòng kế toán giải thích cho khách hàng những vấn đề mà khách hàng còn
vướng mắc như: lãi suất, cách tính lãi, kỳ hạn trả lãi……
+ Nhân viên phòng ngân quỹ sau khi xem xét thủ tục và tiến hành các dịch vụ
ngân quỹ cho khách hàng.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo
qui định NHNo & PTNT Việt Nam.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 22


Làm dịch vụ chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng từ, giấy tờ có giá,
quản lý kho, bảo quản kho, thế chấp tài sản, quản lý an toàn kho quỹ.
Thực hiện giải ngân thu nợ.
* Phòng thẩm định
Thẩm định khoản vay do Giám đốc chi nhánh quyết định trong mức phán
quyết cho vay và vượt quyền phán quyết.
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo qui định.
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005,
2006.
Trong ba năm từ 2004 đến 2006 lợi nhuận của các ngân hàng đều tăng và tăng
với tốc độ tương đối ổn định khoảng trên 20%. Sở dĩ có được kết quả như vậy là
do sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân
viên trong ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển của ngân
hàng. Lợi nhuận gia tăng là một minh chứng cho việc sử dụng vốn đúng mục
đích và có hiệu quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 1: THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

Đơn vị tính: Triệu đồng

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005


Tỷ Tỷ Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương
Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng đối đối (%) đối đối (%)
I. Thu nhập 215.176 100 399.833 100 424.883 100 184.657 85,82 25.050 6,27
1. Thu nhập lãi 199.009 92,49 382.827 95,75 390.828 91,98 183.818 92,37 8.001 2,09
2. Thu phi lãi 16.167 7,51 17.006 4,25 34.055 8,02 839 5,19 17.049 100,30
II. Chi phí 192.393 100 372.357 100 391.816 100 179.964 93,54 19.459 5,23
1. Chi phí lãi suất 147.711 76,78 324.999 87,28 330.884 84,45 177.288 120 5.885 1,81
2. Chi phí phi lãi 44.682 23,22 47.358 12,72 60.932 15,55 2.676 5,99 13.574 28,66
III. Lợi nhuận 22.783 27.476 33.067 4.693 20,60 5.591 20,35
( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 24


3.1.6.1. Phân tích khoản mục thu nhập
Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và ngân hàng nói riêng mục tiêu
chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của mình.
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngân hàng cần tìm biện pháp tăng thu nhập và
quản lí chi phí hợp lí. Vì vậy để tìm ra biện pháp tăng thu nhập thì cần phân tích
các khoản thu nhập của các năm trước để có thể nhận thấy khoản thu nhập nào có
thể phát huy thêm góp phần làm tăng tổng thu nhập chung của ngân hàng.

Triệu đồng
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000 Tổng thu nhập
200,000 Thu nhập lãi
150,000 Thu nhập phi lãi
100,000
50,000
0
2004 2005 2006

Hình 4: Biểu đồ thu nhập

Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục thu nhập của ngân hàng đều tăng qua
các năm, năm sau luôn tăng hơn mức năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập
của năm 2005 so với năm 2004 cao hơn tốc độ tăng của năm 2006 so với năm
2005.
Cụ thể là năm 2004 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 215.176 triệu đồng
sang năm 2005 tăng lên 399.833 triệu đồng tăng 85,82% so với năm 2004. Đến
năm 2006 tổng thu nhập đạt 424.883 triệu đồng tăng về số tuyệt đối so với năm
2005 là 25.050 triệu đồng và số tương đối là 6,27%.
Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã thể hiện rõ sự
phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng
mạng lưới hoạt động, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, cả về qui mô
và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên
cạnh đó cũng phải kể đến là sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong
ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng qua các năm.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 25


Trong khoản mục thu nhập của ngân hàng thì có 2 khoản mục chính đó là
thu từ lãi và thu phi lãi (thu ngoài lãi).
a. Phân tích khoản thu nhập lãi
Đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Khỏan mục thu nhập lãi của ngân hàng tăng qua các năm và chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng thu nhập thường trên 90%.
Năm 2005 thu nhập từ lãi đạt 382.827 triệu đồng tăng 92,37% so với năm
2004 nguyên nhân là do trong năm hoạt động tín dụng của ngân hàng đã hoạt
động khá hiệu quả, ngân hàng còn mở thêm các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán
bộ, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ trong đội ngũ cán bộ tín dụng … do đó làm
tăng thu nhập lãi cho ngân hàng.
Nhưng sang năm 2006 thu nhập từ lãi đạt 390.828triệu đồng tăng 2,09% so
với 2005.Sở dĩ tốc độ tăng thu nhập lãi giảm là do công tác chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh từ chuyên canh sang luân canh tác tôm – lúa. Mà khách hàng
truyền thống của ngân hàng là hộ sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản. Việc
chuyển từ chuyên cạnh sang luân canh mới bắt đầu do đó hoạt động tín dụng của
ngân hàng trên lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn do môi trường còn quá mới vì
vậy mà ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng năm 2006.
b. Phân tích khoản thu nhập ngoài lãi .
Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ
ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, thu nợ đã xử lý rủi ro …
Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng qua các năm đều tăng đặc biệt là năm
2006 thu nhập ngoài lãi đạt 34.055 triệu đồng tăng 100,3% so với năm 2005. Do
hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng mới đưa vào hoạt động năm 2003
nên thị phần hẹp, chưa có nhiều khách hàng do đó thu từ dịch vụ thanh toán của
ngân hàng năm 2004, 2005 tương đối thấp. Sang năm 2006 nhờ vào sự cố gắng,
nhiệt tình và phong cách phục vụ tận tình, công nghệ thanh toán ngày càng hiện
đại. Vì vậy mà quan hệ thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng mở
rộng góp phần làm tăng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.
Tuy thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của ngân
hàng (chưa đến 10%) nhưng nó cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh
tranh của ngân hàng. Bởi trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì chất

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 26


lượng dịch vụ tốt, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại thì sẽ thu hút được
nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng, góp phần làm tăng thêm thu nhập
cho ngân hàng.
3.1.6.2. Phân tích khoản mục chi phí.
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng
cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng.

Triệu đồng
400,000
350,000
300,000 Tổng chi phí
250,000
200,000 Chi phí lãi
150,000
Chi phí phi
100,000
50,000
0
2004 2005 2006

Hình 5 : Biểu đồ chi phí

Tổng thu nhập tăng qua các năm nên tổng chi phí cũng tăng.Năm 2004
tổng chi phí là 192.393 triệu đồng sang năm 2005 tổng chi phí tăng lên 372.357
tăng về số tuyệt đối là 177.288 triệu đồng và số tương đối là 93,54% so với năm
2004.
Chi phí tăng cao năm 2005 là do cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra
gay gắt, ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải đưa ra mức lãi suất hợp lí,
bên cạnh đó để đủ vốn cho hoạt động tín dụng thì ngân hàng NHNO & PTNT
Tỉnh Cà Mau phải vay vốn ngân hàng cấp trên với chi phí sử dụng vốn 0,77%
nên làm chi phí tăng.
Đồng thời khách hàng truyền thống của ngân hàng là ở khu vực nông thôn
đòi hỏi mạng lưới hoạt động của ngân hàng phải rộng do đó chi phí quản lí, chi
phí công vụ …. đều tăng góp phần làm tăng khoản mục chi phí của ngân hàng.
Sang năm 2006 tổng chi phí là 391.816 triệu đồng tăng 5,23% so với 2005. Tốc
độ tăng của khoản mục chi phí năm 2006 giảm hơn so với tốc độ tăng năm 2005
nguyên nhân do công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng
và nâng cao, công tác quản lí chi phí ngày càng được cải thiện, tranh thủ nguồn
vốn huy động tại địa phương, giảm sử dụng vốn trung ương.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 27


Khoản mục chi phí của ngân hàng gồm 2 khoản mục chính đó là chi phí lãi và
chi phí phi lãi.
a. Phân tích chi phí lãi suất.
Chi phí lãi suất của NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau bao gồm các khoản chi
phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá…trong đó chi
phí trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Chi phí lãi suất tăng qua các năm, năm
2004 đạt 147.711 triệu đồng sang năm 2005 là 324.999 triệu đồng tăng 120% so
với năm 2004. Do biến động của giá cả thị trường vàng và ngoại tệ, thêm vào đó
là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa
bàn làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Ngân hàng muốn
huy động được vốn thì phải đưa ra khung lãi suất huy động hợp lí, trong khi đó
các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn lại đưa ra lãi suất huy động khá
cao mà NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau do đã kí thoả ước về thực hiện khung lãi
suất với một số thành viên trong hiệp hội ngân hàng. Vì vậy làm cho công tác
huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để có thể đáp ứng cho nhu cầu
tín dụng ngày càng tăng thì NHNO & PTNT Tỉnh Cà Mau phải vay vốn ngân
hàng cấp trên với chi phí cao hơn do đó làm tăng chi phí lãi của ngân hàng.
Sang năm 2006 tốc độ tăng chi phí lãi suất của ngân hàng giảm. Chi phí
lãi suất năm 2006 chỉ tăng 1,81% so với 2005. Sở dĩ có được kết quả như thế là
do sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo ngân hàng, trong năm ngân hàng đã
đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân
hàng trên địa bàn làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng góp phần làm
giảm tốc độ tăng của chi phí lãi suất.
b. Phân tích chi phí phi lãi
Chi phí ngoài lãi bao gồm các chi phí về dịch vụ, chi phí nhân viên, chi
phí quản lí….
Chi phí ngoài lãi suất tăng hàng năm cụ thể năm 2005 là 47.358 triệu
đồng tăng 5,99% so với 2004 sang năm 2006 tăng lên 60.932 triệu đồng tăng
28,66% so với 2005.
Chi phí ngoài lãi suất hàng năm đều tăng năm sau tăng hơn năm trước do:
- Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ra đời giữa năm 2003 thị phần
hoạt động còn hẹp, khách hàng ít. Để mở rộng thị phần hoạt động thanh toán

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 28


quốc tế ngân hàng cần phải nâng cao công nghệ thanh toán, tạo lập mối quan hệ
với khách hàng. Để thực hiện những công việc đó đòi hỏi ngân hàng cần phải bỏ
ra một khoản chi phí vì vậy mà làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên tạo điều kiện
cho công tác phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Trong khoản mục chi phí ngoài lãi suất thì chi phí tiền lương chiếm một tỷ
trọng khá lớn. Tiền lương, tiền thưởng là động lực thúc đẩy năng lực làm việc
của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Khoản mục tiền lương tăng qua các
năm do chỉ số giá cả tăng, thêm vào đó là mức lương tối thiểu cũng tăng lên để
đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người lao động vì vậy mà chi phí tiền lương của
ngân hàng tăng góp phần làm tăng chi phí ngoài lãi suất.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng có mặt ở khắp các huyện trong Tỉnh vì
vậy mà công tác quản lí của ngân hàng khá phức tạp, chi phí quản lí và chi phí
công vụ của ngân hàng tăng qua các năm để góp phần làm tăng chất lượng công
tác quản lí của ngân hàng nói riêng và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói
chung.
3.1.6.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận
Tuy lĩnh vực ngân hàng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh, với những đánh giá khác
nhau nhưng tựu chung lại thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.

Triệu đồng
35,000 33,067
30,000 27,476
25,000 22,783
20,000
15,000 Lợi nhuận

10,000
5,000
0
2004 2005 2006

Hình 6: Biểu đồ lợi

Qua biểu đồ cho thấy khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm,
tốc độ tăng của khoản mục lợi nhuận tương đối ổn định trên 20%

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 29


Trong các năm qua ngân hàng đã tăng hoạt động tín dụng cả về qui mô và
chất lượng, tăng các sản phẩm dịch vụ đã làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Thêm vào đó là công tác quản lí chi phí của ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn.
Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tác động làm tăng lợi nhuận của ngân
hàng qua các năm
Qua chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang
lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và đóng góp vào ngân
sách nhà nước.
* Tóm lại: Khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm điều này
cho thấy công tác quản lí của lãnh đạo ngân hàng khá tốt thể hiện qua chỉ tiêu tốc
độ tăng chi phí năm 2006 giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2005. Ngân hàng
một mặt quản lí tốt khoản mục chi phí mặt khác là do công tác huy động vốn của
ngân hàng đều tăng về số tuyệt đối qua các năm. Khoản mục lợi nhuận chưa phân
phối hàng năm đều tăng, ngân hàng có đủ nguồn tài chính để trích lập các quỹ
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của ngân hàng trong
tương lai.
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH
CÀ MAU QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006.
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ
nền kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ
với các ngành kinh doanh khác. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của
ngân hàng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Triệu đồng
900,000 819,338
800,000
700,000 678,822
600,000 560,171
500,000
400,000 Vốn huy động
300,000
200,000
100,000
0
2004 2005 2006

Hình 7: Biểu đồ vốn huy động

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 30


Qua đồ thị cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm.
Năm 2004 ngân hàng huy động được 560.171 triệu đồng sang 2005 là 678.822
triệu đồng tăng 21,18% so với năm 2004. Năm 2006 tăng về số tuyệt đối so với
2005 là 140.156 triệu đồng và về số tương đối là 20,7%
Tốc độ tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm khá cao trên
20%, cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng
và phát triển.
Hàng năm ngân hàng đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi
suất hấp dẫn. Các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi nhân các
ngày lễ, tết, kỷ niệm…. được tổ chức thường xuyên.
Trong những năm gần đây nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của
người dân ngày càng được nâng cao vì vậy mà đòi hỏi nhu cầu dịch vụ của khách
hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao
đó ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng
phục vụ, cải tiến quy trình thủ tục… góp phần thúc đẩy công tác huy động vốn
của ngân hàng phát triển.Với lợi thế mạng lưới rộng lớn ngân hàng đã tận dụng
đưa các hình thức quảng cáo, tuyên truyền sâu rộng vào đối tượng khách hàng
tiềm năng vì vậy mà khách hàng có quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng, công
tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng thuận lợi và phát triển.
Ngoài ra NHNo&PTNT Việt Nam là nhà tài trợ chính của giải bóng đá quốc
tế AGRIBANK Cup đã góp phần quảng bá hình ảnh đến toàn thể cộng đồng xã
hội và bạn bè, đối tác quốc tế. Góp phần mở rộng quan hệ khách hàng, chiếm
lĩnh thị trường, thị phần phát triển kinh doanh bền vững trong môi trường cạnh
tranh và hội nhập quốc tế. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
trên lĩnh vực huy động vốn.
Để phân tích vốn huy động của ngân hàng cần phân tích theo nhiều tiêu chí
khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác
huy động vốn của ngân hàng.
3.2.1.Phân tích nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn
Vốn huy động phân theo kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có
kỳ hạn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 31


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO KỲ HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005


Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương
CHỈ TIÊU Tiền Trọng Tiền Trọng Tiền Trọng đối đối đối đối
1. Không kỳ hạn 248.723 44,40 275.944 40,65 286.308 34,94 27.221 10,94 10.364 3,76
2. Có kỳ hạn 311.448 55,60 402.876 59,35 533.030 65,06 91.428 29,36 130.154 32,31
a. kỳ hạn dưới 12 tháng 89.924 16,05 75.736 11,16 160.245 19,56 -14.188 -15,78 84.509 111,58
b. Kỳ hạn từ 12 - 24 tháng 157.195 28,06 224.374 33,05 296.643 36,21 67.179 42,74 72.269 32,21
c. Kỳ hạn từ 24 tháng trở
lên 64.330 11,48 102.768 15,14 76.143 9,29 38.438 59,75 -26.625 -25,91
TÔNG VỐN HUY ĐỘNG 560.171 100,00 678.822 100,00 819.338 100,00 118.651 21,18 140.516 20,70

( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 32


Triệu đồng
1,000,000

800,000

600,000
Không kỳ hạn
400,000 Có kỳ hạn
Tổng vốn huy động
200,000

0
2004 2005 2006

Hình 8: Biểu đồ vốn huy động phân theo kỳ hạn

3.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn


Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền
có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân
hàng phải thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng của tiền gửi
không kỳ hạn qua các năm giảm do tốc độ tăng của tiền gửi không kỳ hạn thấp
hơn tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn.
Cụ thể năm 2005 tăng về tuyệt đối 27.221 triệu đồng, tương ứng 10,94% so
với năm 2004.Năm 2006 tăng 3,76% so với 2005. Loại tiền gửi này chủ yếu là
của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và các tài khoản của
cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính
chất không ổn định, ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn
này, do vậy lãi suất cho loaị tiền gửi này thường thấp. Do đó để có thể huy động
được vốn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu thanh
toán của khách hàng. Nắm bắt được yếu tố tâm lí đó, các năm qua ngân hàng đã
ngày càng củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch
vụ thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong
ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, góp phần làm tăng vốn tiền gửi
không kỳ hạn qua các năm.
3.2.1.2. Phân tích tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn
rút ra giữa khách hàng và ngân hàng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 33


Trong khoản mục tiền gửi có kỳ hạn được chia ra làm nhiều loại kỳ hạn khác
nhau để tiện cho công tác quản lí và công tác kế toán
a. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2005 giảm 15,78% so với năm 2004.
Nguyên nhân do năm 2005 các ngân hàng thương mại cổ phần đưa ra biểu lãi
suất huy động vốn cao chênh lệch nhiều so với các ngân hàng thương mại nhà
nước, đặc biệt là lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng làm cho công tác
huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do sự biến
động của giá vàng và ngoại tệ, một số khách hàng thích dự trữ vàng và ngoại tệ
rút tiền để mua hay chuyển sang đầu tư một số lĩnh vức khác có tỷ suất sinh lời
cao hơn lãi suất ngân hàng.
Sang năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 111,58% so với năm
2005. Sở dĩ có được kết quả như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh
đạo trong công tác huy động vốn. Ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc
phục tình trạng chênh lệch lãi suất giữa ngân hàng thương mại nhà nước với ngân
hàng thương mại cổ phần. Tuy năm 2006 giá cả vàng và ngoại tệ vẫn còn biến
động nhưng ít hơn sự biến động giá năm 2005 và ngân hàng có được thời gian
chuẩn bị nên đã khắc phục được những khó khăn do thị trường mang lại. Bên
cạnh đó nhờ vào mạng lưới hoạt động rộng nên ngân hàng dễ dàng thực hiện
công tác tuyên truyền, quảng cáo đến khách hàng chính vì vậy mà công tác huy
động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng được cỉa thiện và tăng trưởng cao hơn.
b. Kỳ hạn từ 12 – 24 tháng
Loại tiền gửi này tăng qua các năm. Năm 2005 tăng 42,74% so với 2004,
năm 2006 tăng 32,21%.
Đây là loại tiền gửi có kỳ hạn dài, mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này
là nhằm sinh lời trên số tiền nhàn rỗi và một yếu tố tâm lý không kém phần quan
trọng của đối tượng khách hàng ở loại tiền gửi này chính là sự an toàn.
NHN0&PTNT tỉnh Cà Mau tuy lãi suất ở loại tiền gửi này có chênh lệch thấp hơn
các NHTM cổ phần khác nhưng do đã hoạt động lâu năm, thêm vào đó đây là
NHTM nhà nước vì vậy mà uy tín của ngân hàng đối với khách hàng rất lớn.
Chính nhờ vào ưu thế này và sự quản lý đúng đắn của ban lãnh đạo đã góp phần
tăng nguồn vốn huy động tiền gửi này qua các năm.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 34


c. Kỳ hạn trên 24 tháng:
Loại tiền gửi này năm 2005 tăng 59,75% so với năm 2004 tuy nhiên sang
năm 2006 giảm 25,91% so với năm 2005.
Loại tiền gửi kỳ hạn này khá dài, năm 2006 nước ta trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, để đủ sức cạnh tranh trên thị
trường mới một số doanh nghiệp trong tỉnh đã tiến hành cổ phần hoá kêu gọi vốn
đầu tư vì vậy mà một số người đã rút tiền ra để đầu tư vào các doanh nghiệp này
để có khả năng sinh lời cao hơn.Vì vậy làm cho tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng
giảm vào năm 2006.
Tóm lại, tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2005 tăng
29,36% so với năm 2004, năm 2006 tăng 32,31% so với năm 2005. Để đạt được
kết quả như vậy là do nhiều nguyên nhân :
● Uy tín của ngân hàng cao
● Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng cũng góp phần không nhỏ
vào kết quả huy động vốn của ngân hàng.
● Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được chú trọng nghiên
cứu phát triển.
● Sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc và sự nỗ lực của cán bộ nhân
viên trong ngân hàng
Chính những yếu tố này đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân
hàng qua các năm.
3.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn - phân theo thành phần kinh tế
Nếu phân theo tiêu chí thành phần kinh tế thì vốn huy động của ngân hàng
được chia ra các loại : tiền gửi dân cư, tiền gửi TCKT, tiền gửi của các TCTD
trong nước.
Triệu đồng
1,000,000

800,000
Tiền gửi dân cư
600,000
Tiền gửi TCKT
400,000 Tiền gửi Của TCTD
200,000 Tổng vốn huy động

0
2004 2005 2006
Hình 9 : Biểu đồ vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 35


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005


Số Tỷ Tỷ Số Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương
CHỈ TIÊU Tiền Trọng Số Tiền Trọng Tiền Trọng đối đối đối đối
1. Tiền gửi dân cư 320.900 57,29 408.130 60,12 607.648 74,16 87.230 27,18 199.518 48,89
2. Tiền gửi TCKT 233.341 41,,66 262.049 38,60 199.162 24,31 28.708 12,30 -62.887 -24,00
Trong đó- Kho Bạc 170.984 30,52 184.932 27,24 158.094 19,30 13.948 8,16 -26.838 -14,51
- BHXH 9.681 1,73 9.697 1,43 20.496 2,50 16 0,17 10.799 111,36
3.TCTD trong nước 5.932 1,06 8.463 1,25 12.530 1,53 2.531 42,67 4.067 48,06
TỔNG 560.171 100,00 678.822 100,00 819.338 100,00 118.651 21,18 140.516 20,70

(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 36


3.2.2.1. Phân tích tiền gửi dân cư
Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng. Tiền gửi
dân cư tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn
huy động.
Cụ thể năm 2005 huy động vốn trong dân cư đạt 408.130 triệu đồng chiếm
60,12% trong tổng nguồn vốn huy động tăng về số tuyệt đối so với năm 2004 là
87.230triệu đồng tương đương 27,18%. Năm 2006 tăng hơn so với 2005
199.518triệu đồng tương ứng 48,89%.
Tiền gửi trong dân cư đa số là nhằm để sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của
mình.Sỡ dĩ số tiền nhàn rỗi trong dân cư của ngân hàng tăng qua các năm là do
ngân hàng đã có những bước đều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi
tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó
ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng
để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Mặt khác, ngân hàng ngày càng mở rộng
mạng lưới, tạo uy tín, trong tầng lớp dân cư đáp ứng truyền bá quảng cáo của
ngân hàng ngày càng được cải thiện hơn, đến với nhiều đối tượng khách hàng
hơn. Có được kết quả như thế là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt cuả ban giám đốc,
sự nỗ lực của cán bộ trong ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngân hàng trên thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt như hiện nay.
3.2.2.2. Phân tích tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy
động, tiền gửi loại này nhằm mục đích thanh toán, sử dụng các dịch vụ của ngân
hàng.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2005 tăng 28.708 triệu đồng tương ứng
12,30% so với năm 2004, nhưng sang năm 2006 tiền gửi này giảm 62.887triệu
đồng tương ứng 14,51% so với năm 2005.
Trong tiền gửi của tổ chức kinh tế tại NHNo chi nhánh Cà Mau thì tiền gửi
của kho bạc và BHXH chiếm đa số, loại tiền gửi này mang tính không ổn định.
Năm 2005 tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng là do tiền gửi của kho bạc tăng nên
kéo theo tiền gửi TCKT tăng nhưng sang năm 2006 tiền gửi của kho bạc giảm
mạnh kéo theo tiền gửi của TCKT giảm theo. Tuy tiền gửi của tổ chức kinh tế
khác (trừ tiền gửi của KBNN và BHXH) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 37


của tổ chức kinh tế nhưng các năm qua ngân hàng đã không ngừng đa dạng hoá
các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ… để thu hút loại tiền gửi này.
Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tìm ra giải pháp để nâng cao công tác
huy động vốn trong các TCKT để góp phần cải thiện và nâng cao công tác huy
động vốn chung của ngân hàng.
3.2.2.3. Tiền gửi của TCTD trong nước
Tiền gửi của TCTD tăng lên qua các năm, năm 2005 đạt 8.463 triệu đồng
tăng 2.531 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 đạt 12.530 triệu đồng tăng so
với năm 2005 về số tuyệt đối là 4.067 triệu đồng về tương đối là 48,06%. Hàng
năm tiền gửi của TCTD tăng trên 40%, có được kết quả này là do ngân hàng
ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ
thanh toán, chuyển tiền điện tử… nên tạo nhiều mối quan hệ hợp tác với các
TCTD trên địa bàn.
Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng N0 với
các TCTD trên địa bàn ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng
trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau.
Tuy loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn
huy động nhưng loại tiền gửi này thường là tiền gửi không kỳ hạn, do đó chi phí
lãi suất thấp có thể sử dụng một phần tiền gửi để đáp ứng cho nhu cầu của hoạt
động tín dụng của ngân hàng, đóng góp một phần vào tổng lợi nhuận của ngân
hàng.
3.2.3. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng – phân theo tiêu chí
nội tệ và ngoại tệ.
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở
rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất,
xuất nhập khẩu do đó luồng ngoại tệ vào trong nước ngày càng tăng vì vậy mà
ngân hàng cần phân tích nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ để thấy rỏ
những điểm mạnh những điểm yếu trong công tác huy động vốn từ đó đưa ra
những biện pháp giải quyết kịph thời và vạch ra chiến lược huy động vốn trong
tương lai trên cơ sở phân tích này.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 38


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NỘI TỆ VÀ NGOẠI TỆ

Đơn vị tính: Triệu đồng

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005


Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương
CHỈ TIÊU Tiền Trọng Tiền Trọng Tiền Trọng Đối đối (%) Đối đối (%)
1. Nội Tệ 558.559 97,71 664.538 97,9 795.696 92,72 105.979 18,97 131.158 19,74
2. Ngoại Tệ 1.612 0,29 14.284 2,1 23.642 7,28 12.672 786,1 9.358 65,51
Tổng 560.171 100 678.822 100 819.338 100 118.651 21,18 140.516 20,7

( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 39


Triệu đồng
900,000
800,000
700,000
600,000
500,000 Ngoại tệ
400,000 Nội tệ
300,000 Tổng vốn huy động
200,000
100,000
0
2004 2005 2006

Hình 10: Biểu đồ vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ

3.2.3.1. Phân tích vốn huy động nội tệ


Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng tăng qua các năm, và chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng vốn huy động thừơng trên 92%. Năm 2005 vốn huy
động bằng nội tệ tăng 105.979triệu đồng tương ứng 18,97% so với năm 2004,
năm 2006 tăng về tuyệt đối là 95.158triệu đồng, tương ứng là 14,32% so với năm
2005.
Nguyên nhân trong những năm gần đây do cạnh tranh trên nền kinh tế thị
trường nên công tác huy động vốn trong ngân hàng ngày càng được chú trọng
nhiều hơn. Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ,
tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng
thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến thủ tục….. để thu hút vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế.
Một nguyên nhân không thể thiếu trong thành công của công tác huy động
vốn tại ngân hàng đó là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt của ban giám đốc, sự nỗ
lực của toàn thể cán bộ trong việc triển khai thực hiện các phương án huy động
vốn.
3.2.3.2. Phân tích vốn huy động ngoại tệ
Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng tăng qua các năm, năm 2005
vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng đạt 14.284 triệu đồng tăng 786,1% so
với năm 2004 (tăng hơn 7 lần). Nguyên nhân do kinh tế ngày càng phát triển, đặc
biệt tỉnh Cà Mau có thế mạnh về chế biến thuỷ sản xuất khẩu nên trên địa bàn
tỉnh có nhiều nhà máy chế biến xuất nhập khẩu mọc lên, các doanh nghiệp xuất
khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật đòi hỏi họ phải mở các tài khoản tiền gửi
bằng ngoại tệ tại ngân hàng vì vậy mà tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 40


Bên cạnh đó do biến động của giá ngoại tệ một số khách hàng đã chuyển
tiền gửi nội tệ sang gửi ngoại tệ góp phần làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ
của ngân hàng.
Tuy vốn huy động bằng ngoại tệ tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng
khá nhỏ trong tổng vốn huy động. Ngân hàng cần có những giaỉ pháp thu hút vốn
huy động bằng ngoại tệ do tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền kinh
tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt Kiều về cho thân nhân trong tỉnh, tiền gửi
của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc, ngoại tệ tăng
do du lịch trong tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển….
3.3. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn
3.3.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Phân tích chỉ tiêu này để ngân hàng thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy
động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực
này.
Bảng 5 : ĐÁNH GIÁ VỐN HUY ĐỘNG/ TỔNG NGUỒN VỐN
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Vốn huy động 560.171 678.822 819.338
Tổng nguồn vốn 2.496.034 2.285.039 2.336.575
VHĐ/TNV (%) 22,44 29,71 35,07
( Nguồn: phòng kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu vốn huy động/ tổng nguồn vốn tăng qua các
năm, năm sau tăng hơn năm trước cụ thể: năm 2004 đạt 22,44%, năm 2005 là
29,71%, sang năm 2006 tăng lên được 35,07%
Chỉ tiêu này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao
qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn.
Qua chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh
vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của ngân hàng ngày dược củng cố và
phát triển. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng ngày càng cao.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 41


3.3.2. Tổng dư nợ/ Vốn huy động.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu
này lớn hay nhỏ đều không tốt.
Bảng 6: ĐÁNH GIÁ TỔNG DƯ NỢ/ VỐN HUY ĐỘNG
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng dư nợ 2.426.016 2.213.784 2.187.662
Vốn huy động 560.171 678.822 819.338
TDN/ VHĐ (lần) 4,33 3,26 2,67
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt,
vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia
vốn huy động vào dư nợ.
Năm 2004 bình quân 4,33 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm
2005 tình hình huy động vốn của ngân hàng được cải thiện hơn so với 2004 bình
quân 3,26 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2006 tỷ lệ
tham gia vốn huy động trong tổng dư nợ là 2,67.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng ngày càng cao. Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động đáp ứng
cho nhu cầu của hoạt động tín dụng của ngân hàng mà không cần phải chờ đợi sự
xét duyệt xin vay vốn của ngân hàng cấp trên do thiếu vốn trong hoạt động tín
dụng. Giúp cho việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả
hơn.
3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG.
Vốn huy động của ngân hàng tăng về số tuyệt đối qua các năm có được
kết quả này là do trong nội tại hoạt động của ngân hàng đã có những điểm mạnh
hỗ trợ thúc đẩy công tác huy động vốn và nhờ vào những ưu thế này mà ngân
hàng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy
vốn huy động của ngân hàng tăng về số tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 42


tăng nguồn vốn huy động qua các năm lại giảm điều này cho thấy trong nội tại
ngân hàng còn tồn tại một số yếu kém chưa thể khắc phục:
3.4.1 Nhân sự
3.4.1.1. Điểm mạnh
- Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng có phòng tổ chức cán bộ
và đào tào có chức năng tổ chức các đợt tuyển nhân lực cho ngân hàng thông qua
các cuộc phỏng vấn kiểm tra và tuyển chọn một cách cẩn thận. Toàn chi nhánh
NHNo Cà Mau có 21 cán bộ làm nghiệp vụ hành chính nhân sự chiếm 8% trong
tổng số cán bộ, trình độ của các cán bộ đều đạt đại học và trưởng phòng đạt trình
độ trên đại học. Trong các năm gần đây 100% nhân viên được tuyển vào ngân
hàng đều có trình độ đại học do đó mặt bằng trình độ của nhân viên trong ngân
hàng ngày càng tăng.
- Hiện NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau có 369 cán bộ trong đó có 109 cán bộ
quản lí điều hành chiếm 26,41% trong tổng số cán bộ tất cả đều có trình độ đại
học và trên đại học, được bố trí vào các vị trí quản lí của 19 điểm giao dịch trên
địa bàn điều này cho thấy công tác tổ chức nhân sự của ngân hàng khá tốt.
- Thường xuyên có các đợt tuyển chọn nhân viên đưa đi học nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn, tập huấn kiến thức hội nhập kinh tế, kỹ năng giao
tiếp,….do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Cụ thể năm 2006 đã cử
533 lượt cán bộ đi tập huấn các chuyên đề mới về hội nhập, vầ thanh toán quốc
tế.
- Trong bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau hiện nay có 6
nhân viên đạt trình độ trên đại học giữ chức vụ cao trong ngân hàng, điều này
cho thấy trình độ quản lí của ngân hàng cơ bản khá tốt, khả năng cạnh tranh cao.
- Mối quan hệ của các phòng ban cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên
trong ngân hàng khá tốt đẹp do Công Đoàn ngân hàng thường tổ chức các hoạt
động, các buổi sinh hoạt nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên.
3.4.1.2. Điểm yếu
- Nhân viên làm việc tại phòng kế toán và ngân quỹ của ngân hàng là 107
người chiếm 28,84%, trong đó có khoảng 85 nhân viên tuổi trên 35, có một số
nhân viên khá lớn tuổi, một số người còn mang nặng tính bảo thủ của chế độ cũ

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 43


khó thay đổi tư tưởng trong phong cách phục vụ vì vậy gây nhiều khó khăn trong
công tác huy động vốn.
- Cán bộ làm thanh toán quốc tế có 5 người tại chi nhánh cấp 1cho thấy
dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn thấp, trình độ chuyên môn chưa
cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập.
- Khả năng giao tiếp đối với khách hàng của một số nhân viên còn hạn chế,
chưa thật niềm nở trong khi giao tiếp với khách hàng.
- Sàn giao dịch là bộ mặt của ngân hàng mà các nhân viên làm công tác
giao dịch lại đang ở độ tuổi trên 35 nên thiếu sinh động và linh hoạt trong các
thao tác nghiệp vụ và khó gây ấn tượng đối với khách hàng. Vì vậy ngân hàng
cần bổ sung đội ngũ nhân viên trẻ làm công tác huy động vốn.
- Khâu kế toán và ngân quỹ kết hợp chưa tốt trong việc xử lí nghiệp vụ gửi
tiền của khách hàng do vậy mà thời gian làm thủ tục huy động vốn chưa thể rút
ngắn như mong muốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- Một số nhân viên làm công tác huy động vốn chưa nắm bắt sâu về nghiệp
vụ cũng như biểu lãi suất do đó vấn đề giải thích cho khách hàng còn gặp nhiều
khó khăn.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu huy động vốn và cho vay khi
khách hàng có yêu cầu vốn lớn hơn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
3.4.2. Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là các sản phẩm truyền
thống như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, các hình thức gửi tiết kiệm.
Sản phẩm dịch vụ thì đơn giản, chưa có sản phẩm dịch vụ hiện đại.
3.4.2.1. Điểm mạnh.
- Dịch vụ thẻ của ngân hàng tuy mới ra đời vào năm 2006, sau nhiều ngân
hàng khác trên địa bàn như Vietcombank, Incombank, Đông Á, Á Châu….
Nhưng do có lợi thế về mạng lưới hoạt động nên làm cho lĩnh vực thẻ trở thành
thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn bằng thẻ.
- Do ngân hàng hoạt động lâu năm trên lĩnh vực này nên các sản phẩm dịch
vụ của ngân hàng được khách hàng biết đến nhiều và họ có lòng tin đối với các
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng do đó tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng trong
công tác huy động vốn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 44


3.4.2.2. Điểm yếu
- Tuy trong những năm vừa qua, ngân hàng đã nghiên cứu thị trường và đưa
ra một số sản phẩm dịch vụ mới nhưng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá
tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo ra được sản
phẩm đặc trưng của ngân hàng mình.
- Tại ngân hàng chưa có nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng, huy đồng bằng
VND đảm bảo giá trị bằng vàng và USD trong khi đó ở các ngân hàng thương
mại cổ phần như Sacombank, Á Châu đã đưa nghiệp vụ này vào thực hiện nên
ngoài việc ảnh hưởng đến công tác huy động vốn còn ảnh hưởng đến dịch vụ
cầm đồ tại ngân hàng làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.
- Các sản phẩm truyền thống cũ của ngân hàng chưa phát huy hết tác dụng
nên ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm gửi
góp chưa xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nên vốn huy động bằng
sản phẩm này thấp.
3.4.3. Marketing
3.4.3.1. Điểm mạnh.
- Nhờ vào hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng, trải dài tất cả các huyện
và thành phố trong tỉnh vì vậy công tác tuyên truyền quảng cáo của ngân hàng
thực hiện nhanh và tiện lợi hơn các ngân hàng khác trên địa bàn.
- Uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tuyên truyền
quảng cáo. Do ngân hàng nông nghiệp Cà Mau hoạt động nhiều năm nên rất có
uy tín đối với khách hàng do đó phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quảng cáo của ngân hàng.
- Nhân dịp các ngày lễ, tết… ngân hàng đưa ra các chương trình huy động
vốn với các hình thức khuyến mãi như trúng vàng, trúng nhà…bên cạnh đó còn
có các hình thức tặng quà lưu niệm, tặng lịch treo tường…
3.4.3.2. Điểm yếu.
- Hình thức quảng cáo khá đơn điệu chỉ bằng việc treo băng gôn tại các chi
nhánh và phòng giao dịch và đọc thông báo trên tivi.
- Chi phí quảng cáo năm 2004 của ngân hàng là 95 triệu, sang năm 2005 là
125 triệu đồng tăng 31,58%, năm 2006 là 189 triệu đồng tăng 51,2% so với năm
2005. Chi phí quảng cáo của ngân hàng tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 45


năm trước cho thấy sự quan tâm của ngân hàng đến công tác quảng cáo ngày
càng nhiều. Tuy nhiên với chi phí quảng cáo bỏ ra hàng năm như vậy là còn khá
thấp, chưa cân xứng với hệ thống mạng lưới hoạt động của ngân hàng hiện nay.
Do vậy mà các hoạt động quảng cáo của ngân hàng khá đơn giản làm ảnh hưởng
đến chất lượng quảng cáo của ngân hàng.
- Tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ đã lỗi thời, chậm thay đổi vì vậy khi
có các sản phẩm mới, dịch vụ mới không kịp cập nhật vào. Thêm vào đó sản
phẩm dịch vụ giới thiệu quá chung chung nên khách hàng họ không thể biết được
chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có vì vậy để có thể gửi tiền họ
phải tìm hiểu kỹ hơn làm mất thời gian của cả khách hàng và ngân hàng.
- Không đưa ra biểu phí dịch vụ cụ thể như các tờ bướm của các ngân hàng
khác vì vậy gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về
ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
- Ngân hàng chưa tạo được trang Web riêng vì vậy khi khách hàng muốn
tìm hiểu thông tin mà ngại đến ngân hàng họ không thể truy cập thông tin qua hệ
thống Internet.
- Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm, tiếp thị chuyên nghiệp. Hiện tại
ngân hàng chỉ có tổ tiếp thị chưa có phòng Marketing nên công tác tuyên truyền
còn hạn chế.
3.4.4. Về tài chính
Do NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân
Hàng Nông Nghiệp Việt Nam vì vậy mà ngân hàng chi nhánh muốn thay đổi
thiết bị, trang bị thêm máy móc, xin vốn điều chuyển… đều phải xin ý kiến của
ngân hàng cấp trên, ngân hàng cấp trên phê duyệt thì mới được thực hiện do đó
ngân hàng chi nhánh không thể chủ động trong việc mua sắm tài sản gây khó
khăn về tài chính cho ngân hàng.
3.4.4.1. Điểm mạnh
- NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại nhà nước có Vốn điều lệ
lớn nhất hiện nay do đó yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính của ngân
hàng chi nhánh.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 46


- Lợi nhuận của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau qua các năm đều tăng, tốc độ
tăng của khoản mục lợi nhuận tương đối ổn định trên 20% cụ thể năm 2005 đạt
27.476 triệu đồng tăng 20,6% so với năm 2004 và năm 2006 đạt 33.067 triệu
đồng tăng 20,35% so với năm 2005. Qua đó cho thấy công tác quản lí hoạt động
ngân hàng của lãnh đạo ngày càng cải thiện và được chú trọng. Ngày càng tạo
lòng tin cho nhà đầu tư và khách hàng.
- Có một hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng nhất trên
địa bàn, trụ sở khang trang, vị trí giao dịch thuận lợi đây là lợi thế cạnh tranh
mạnh nhất của ngân hàng hiện nay.
3.4.4.2. Điểm yếu.
- Hiện nay toàn hệ thống NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau có 369 cán bộ công
nhân viên nhưng chỉ có 220 bộ máy vi tính, bình quân 1,68 người trên 1 máy
chưa đáp ứng được điều kiện của môi trường làm việc hiện đại. Do đó làm ảnh
hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên, truy cập thông tin, nâng cao kiến thức
của cán bộ ngân hàng.
- Trong số 220 bộ máy vi tính của ngân hàng hiện nay có khoảng 60% được
sử dụng trên 5 năm còn lại 40% mới được thay đổi khoảng năm 2005. Máy in,
máy photo có một số máy đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng vì vậy hay hư
hỏng, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên.
- Toàn tỉnh có 1 chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 2 nhưng hiện nay chỉ có 4
máy ATM trong toàn tỉnh vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của dịch vụ thẻ
ngày càng tăng trên địa bàn.
- Trụ sở làm việc ở một số chi nhánh huyện xây dựng khá lâu nay đã xuống
cấp. Trụ sở là bộ mặt của ngân hàng do đó trụ sở thiếu khang trang sẽ làm ảnh
hưởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
- Tỷ trọng thu ngoài tín dụng chiếm dưới 10% rất thấp so với yêu cầu kinh
doanh của một ngân hàng hiện đại.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 47


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
4.1.1. Yếu tố kinh tế.
4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành ngư – nông – lâm nghiệp.
Nhất là từ năm 2000 thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh
thần Nghị Quyết 09 của chính phủ. Tỉnh Cà Mau đã chuyển phần lớn diện tích
trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm và đã phát huy lợi thế tiềm năng và giải
phóng sức sản xuất của đại bộ phần nông dân. Từ đó trên địa bàn nông thôn hình
thành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ mới, tác động mạnh đến
chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề… cụ thể :

Bảng 7: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH CÀ MAU


Cơ cấu kinh tế 2002 2003 2004 2005 2006
Ngư - Nông -Lâm nghiệp(%) 57.5 56.69 54.53 53.64 51.45
Công nghiệp – XD (%) 21.23 22.85 23.34 23.54 24.05
Thương mại và Dịch vụ (%) 21.07 20.46 22.16 22.82 24.5
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

a. Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp


- Từ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản Cà Mau
tăng nhanh, đến nay đã có 280.000ha, trở thành tỉnh có diện tích nuôi thuỷ sản
lớn nhất cả nước. Kinh tế thuỷ sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh của tỉnh, phát
triển toàn diện trên 4 lĩnh vực : Khai thác biển, nuôi trồng, chế biến, và xuất
khẩu. Tổng sản lượng khai thác năm 2006 đạt 277.500 tấn, nhờ có nguồn nguyên
liệu khá nên thu hút nhiều vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng thuỷ sản.
- Sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào ổn định, nhất là tăng diện tích lúa
2 vụ để đảm bảo cung cấp lương thực trong tỉnh, diện tích cây ăn trái, cây rau
màu đang phát triển mở rộng.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 48


- Công tác trồng và bảo vệ rừng được quan tâm, hiện nay diện tích rừng đạt
độ che phủ 19% diện tích tự nhiên trong tỉnh, một phần diện tích rừng đang vào
độ tuổi khai thác trong các năm tiếp theo thì giá trị khai thác gỗ sẽ rất lớn.
b. Ngành công nghiệp xây dựng
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp
chế biến thuỷ sản xuất khẩu từ thế mạnh của ngành nuôi trồng thuỷ sản, hiện tại
tỉnh có khoảng 26 nhà máy, năm 2006 chế biến được trên 80.000 tấn thành phẩm.
c. Ngành thương mại dịch vụ
Ngành thương mại của tỉnh có mạng lưới rộng khắp, đã góp phần tích cực
cho luân chuyển và tiêu thụ hàng hoá trong tỉnh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ngành dịch vụ - du lịch của tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển, thu
hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan, thúc đẩy kinh tế trong tỉnh
phát triển theo cơ cấu chuyển dịch.
4.1.1.2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,8%/năm, năm 2006
tổng GDP của Tỉnh đạt 12.664 tỷ đồng tăng 11,9% so với năm 2005 cụ thể:
2004 là 11,95%
2005: 13,43% tăng 12,4% so với năm 2004
2006: 15,03% tăng 11,9% so với năm 2005
Kinh tế Cà Mau luôn tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
cao, năm sau luôn cao hơn năm trước. Kinh tế trong tỉnh tăng trưởng theo hướng
phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, sắp xếp cổ phần hoá khu vực kinh tế nhà
nước, khu vực kinh tế hợp tác vẫn còn chậm phát triển.
GDP bình quân đầu người tăng năm 2005 đạt 925triệu tương đương
582USD, năm 2006 tăng lên 10.947triệu đồng tương đương 680 USD.
Với điều kiện phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra các biện pháp tăng khả năng
huy động vốn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 49


4.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH CÀ MAU
Đvt: triệu USD
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Kim ngạch XK 308 412 454 510 590
(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản trong đó tôm
chiếm 99% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu. Tốc độ bình quân dao động trên
dưới 10%.Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật, Mỹ, EU,…
4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng
Các công trình hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng như đường giao
thông, sân bay, bến cảng, hệ thống thuỷ lợi, chợ - nhà hàng - khách sạn, khu du
lịch, khu đô thị mới…góp phần làm thay đỗi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn.
Một số dự án trọng điểm của tỉnh được qui hoạch và tiến hành xây dựng :
- Khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau thuộc xã Khánh An huyện U
Minh, cách TP Cà Mau 11Km. Diện tích huy hoạch 1208ha. Nguồn khí sử dụng
là các mỏ khí vùng biển Tây – Nam để sử dụng điện và đạm. Tổng công suất
điện sử dụng là 720Mw, lượng khí tiêu thụ khoảng 900triệu m3/năm. Trong khu
công nghiệp có cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa
phương.
- Khu công nghiệp phường 1 Cà Mau: Diện tích qui hoạch 80 – 100 ha
nhằm sắp xếp lại những cơ sở công nghiệp cơ khí sữa chữa, sản xuất , vật liệu
xây dựng.
- Khu công nghiệp phường 8 TP Cà Mau. Diện tích huy hoạch 150 – 200 ha
khu liên hợp cảng với công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến nông
sản, cơ khí sữa chữa…
- Khu công nghiệp Năm Căn: Diện tích qui hoạch 200 – 300 ha dịch vụ kho
bãi, trung chuyển hàng hoá của cảng, công nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghiệp
đóng mới sữa chữa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, cơ khí phục vụ khai thác
dầu khí.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 50


- Khu công nghiệp sông Đốc : Diện tích qui hoạch 50 ha hướng phát triển cơ
khí sữa chữa tàu thuyền, chế biến hải sản, kho bãi và các dịch vụ hậu cần
nghề cá.
- Các dự án phát triển đô thị ở TP Cà Mau, thị trấn Năm Căn…
- Các trung tâm thương mại TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc.
- Các dự án điểm và tuyến du lịch: Mũi Cà Mau, rừng ngập mặn, cụm dảo
hòn Khoai, hòn Đá Bạc…
4.1.2. Yếu tố tự nhiên.
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, phía Bắc giáp với
tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75km) phía Đông và
Đông Nam giáp với Biển Đông. Phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan. Bờ biển dài
254km.
Diện tích tự nhiên tỉnh Cà Mau 5211km² bằng 13,10% diện tích vùng đồng
bằng sông Cửu Longvà 1,58% diện tích cả nước. Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là
đồng bằng, có nhiều sông gạch. Hằng năm vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên
50m.
Địa giới hành chỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh.
Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của tỉnh.
Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000km² tiếp giáp với vùng biển của các nước:
Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển
các nước Đông Nam Á nên có nhiều điều kiện thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế
bằng đường biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.
Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và mang tính đặc trưng phân
mùa rõ rệt, khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa
lại không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão .
Do vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù
về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi…tạo cho Cà Mau có nhiều ưu thế mạnh
phát triển kinh tế thuỷ sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu,
dịch vụ du lịch, khai thác khí đốt, dầu khí…Với môi trường tự nghiên như vậy
Cà Mau đang là mảnh đất an toàn cho nhân dân và các nhà đầu tư yên tâm sản
xuất kinh doanh.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 51


4.1.3. Yếu tố dân số và lao động
4.1.3.1. Dân số
Dân số trung bình của tỉnh Cà Mau hiện nay là 1,2 triệu người, có 20 dân
tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16% còn lại là
các dân tộc khác.
Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 230 người/km² thấp hơn mật độ dân số
trung bình của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Tỷ lệ nữ giới chiếm 50,90%
dân số, nam chiếm 49,10%
4.1.3.2. Lao động
Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người chiếm 60% dân số trong
đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000người chiếm
50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn
chiếm 82% lực lượng lao động.
Chất lượng lao động xét theo học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, số
lao động được đào tạo và lao động có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000người
chiếm 18% so với lực lượng lao động, trong đó sơ cấp học nghề 30.000người,
trung học chuyên nghiệp 15.000 người, cao đẳng, đại học, sau đại học 65.000
người. Còn lại là lao động có kỹ thuật và tay nghề.
4.1.4. Yếu tố quốc tế
- Năm 2006 đánh dấu sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước.Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đã khép
lại và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương
mại Thế Giới ngày 07/11/2006.
- 11/11/2007, Nghị Định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt
Nam đã có hiệu lực ghi nhận Việt Nam bắt đầu được hưởng các quyền lợi và
nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm của một nước thành viên WTO.
- Từ ngày 01/04/2007 ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh,
ngân hàng liên doanh, các tổ chức Tín dụng nứơc ngoài sẽ được phép thành lập
ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.
- Để mở một chi nhánh của NHTM của nước ngoài tại Việt Nam thì Ngân
hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm xin

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 52


mở chi nhánh, trong khi đó mức yêu cầu đối với việc thành lập NH liên doanh
hoặc NH 100% vốn nước ngoài là 10tỷ USD.
- Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong
tương lai có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt
Nam trong thời gian tới bởi lẽ NH 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử
quốc gia đầy đủ như NHTM của Việt Nam về thiết lập hiện diện thương mại như
được mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, các công ty đơn vị trực thuộc, được
góp vốn mua cổ phần tại các NHTM VN.
- Trong năm 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, VN có thể hạn chế quyền của
một chi nhánh NH nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng VN từ các thể nhân
VN mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp
của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
· Ngày 01/01/2007: 650% vốn pháp định được cấp.
· Ngày 01/01/2008: 800% vốn pháp định được cấp.
· Ngày 01/01/2009: 900% vốn pháp định được cấp.
· Ngày 01/01/2010: 1000% vốn pháp định được cấp.
· Ngày 01/01/2011: Đối xử như quốc gia đủ
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho
nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng.
Các ngân hàng thương mại trong nước cần có những đề án chiến lược, hướng đi
thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt nam trên
sân nhà.
Bảng 9: TỔNG HỢP YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

YẾU TỐ TẠO CƠ HỘI CHO CÔNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG


TÁC HUY ĐỘNG VỐN TÁC HUY ĐỘNG VỐN
1.Yếu tố kinh tế. - Khách hàng của ngân
a. Cơ cấu kinh tế: hàng chủ yếu là nông dân
chuyển dịch theo hướng khi kinh tế chuyển dịch
tăng dần tỷ trọng các sẽ ảnh hưởng đến thị
ngành công nghiệp và phần huy động vốn của
dịch vụ, giảm tỷ trọng ngân hàng.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 53


ngành nông- ngư- lâm
nghiệp.
b. Tốc độ tăng trưởng - Tạo cơ hội cho ngân
kinh tế:tăng qua các năm, hàng mở rộng và phát
2006 đạt 15,03%. GDP triển sản phẩm.
bình quân đầu người năm
2006 khoảng 680 USD
c. Kim ngạch suất - Ngân hàng có cơ hội
khẩu năm 2005 đạt 590 mở rộng các dịch vụ
triệu USD, dự tính đến thanh toán, mua bán
2010 sẽ đạt 1 tỷ USD ngoại tệ, tạo mối quan hệ
thân thiết với khách hàng,
góp phần thúc đẩy huy
động vốn.
d. Cơ sở hạ tầng: Các - Cơ hội mở rộng và phát
cụm khu công nghiệp, triển sản phẩm theo đúng
khu đô thị được quy đối tượng khách hàng
hoạch cụ thể. Du lịch mục tiêu.
ngày càng triển vọng
2. Yếu tố tự nhiên
Cà mau có 3 mặt giáp Cà Mau đang là mảnh
biển, khí hậu nhiệt đới đất an toàn cho nhân dân
gió mùa, địa lí thuận lợi, và các nhà đầu tư an tâm
tài nguyên thiên nhiên sản xuất.
phong phú
3. Yếu tố quốc tế
Ngày 07/11/2006 Việt - Nâng cao hiệu quả hoạt - Áp lực cạnh tranh từ
Nam trở thành thành viên động và khả năng cạnh phía các ngân hàng nước
thứ 150 của WTO. tranh. ngoài với năng lực tài
Ngày 01/04/2007 Ngân - Học hỏi kinh chính tốt hơn, công nghệ
hàng 100% vốn nước nghiệm, nâng cao trình và trình độ quản lí và hệ
ngoài được thành lập ở độ công nghệ và quản trị thống sản phẩm đa dạng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 54


Việt Nam và được đối xử ngân hàng. có chất lượng cao hơn có
như quốc gia đủ. - Khơi thông thu hút thể đáp ứng nhu cầu đa
nguồn vốn. dạng của khách hàng.
- Động lực thúc đẩy - Hoạt động gian lận và
cải cách ngân hàng. tội phạm bên ngoài ngày
càng gia tăng. Đây cũng
là một thách thức đòi hỏi
các ngân hàng phải đặc
biệt quan tâm đến khả
năng quản trị rủi ro.

4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ.


4.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
4.2.1.1. Các ngân hàng thương mại nhà nước
* Ngân hàng đầu tư và phát triển Cà Mau ( BIDV)
- Mạng lưới: - Một chi nhánh tỉnh có trụ sở tại Thành phố Cà Mau
- Một phòng giao dịch tại thành phố Cà Mau
- Sản phẩm dịch vụ:- Sản phẩm tiền gửi
- Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn cả
nội và ngoại tệ.
- Sản phẩm dịch vụ: chi trả kiều hối, chuyển tiền trong
tỉnh.
- Nghiệp vụ bảo lãnh: Dự thầu, thanh toán, vay vốn.
- Khách hàng: Chủ yếu hộ kinh doanh bất động sản, khai thác biển, vài
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản.
* Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cà Mau ( Vietcombank)
- Mạng lưới: Chỉ một chi nhánh tỉnh có trụ sở tại Thành phố Cà Mau
- Sản phẩm dịch vụ: mạnh về thanh toán quốc tế, bên cạnh đó cũng có một
số dịch vụ như chi trả kiều hối, ATM, chuyển tiền…
- Sản phẩm tiền gửi và sản phẩm tín dụng tương đối giống như ngân hàng
đầu tư và phát triển.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 55


- Khách hàng: chủ yếu doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất nhập
khẩu thuỷ sản và một phần nhỏ hộ kinh doanh cá thể.
* Ngân hàng công thương ( Incombank)
- Mạng lưới: Chi nhánh ở thành phố Cà Mau trụ sở khang trang, địa điểm
giao dịch thuận lợi nằm ở trung tâm thành phố.
+ Phòng giao dịch P2. thành phố Cà Mau.
+ Phòng giao dịch Tắc Vân.
+ Phòng giao dịch Sông đốc.
- Khách hàng: Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực
công nghiệp và khoảng 6 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản,
các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và một ít hộ sản xuất nông nghiệp.
* Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)
- Mạng lưới:
+Trụ sở ngân hàng tỉnh tại thành phố Cà Mau.
+ Chi nhánh huyện Năm Căn.
+ Phòng giao dịch P2, P7, Đông Bắc.
- Khách hàng: Chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và các hộ
kinh doanh cá thể ở địa bàn thành phố, thị trấn có nhu cầu vay vốn xây dựng sửa
chữa nhà ở.
* Ngân hàng chính sách xã hội
- Mạng lưới:
+ Trụ sở tại thành phố Cà Mau.
+ Mỗi huyện có một phòng giao dịch.
- Khách hàng: Là các đối tượng nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên,
người đi xuất khẩu lao động.
* Tóm lại các ngân hàng thương mại quốc doanh cạnh tranh có hợp tác.
- Cạnh tranh: Do các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại nhà
nước tương đồng nhau vì vậy các ngân hàng thương mại nhà nước cạnh tranh
trên các lĩnh vực sau.
Huy động vốn: do nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống của
người dân ngày càng nâng cao, vì vậy công tác huy động vốn của các ngân hàng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 56


ngày càng phát triển, các ngân hàng ngày càng cạnh tranh để giành thị phần huy
động vốn trên địa bàn tỉnh.
Về hoạt động tín dụng đặc biệt là thị phần địa bàn thành phố và thị trấn cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
Về dịch vụ ngân hàng: dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ phát hành
thẻ…Bên cạnh việc cạnh tranh, các ngân hàng cũng có sự hợp tác lẫn nhau để
thúc đẩy cùng nhau phát triển như:
- Hợp tác cho vay hợp vốn, đồng tài trợ cho các dự án lớn của tỉnh.
- Trong tương lai các ngân hàng sẽ đi đến hợp tác trong nghiệp vụ sử dụng
thẻ, liên kết thẻ giữa các ngân hàng thương mại với nhau.
- Nhận và gửi vốn lẫn nhau khi cần thiết.
4.2.1.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng
* Ngân hàng Á Châu (ACB)
- Mạng lưới hoạt động: chỉ có một chi nhánh có trụ sở đặt tại Tp. Cà Mau
- Khách hàng: chủ yếu các hộ tiểu thương thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền
và phần nhỏ khách hàng là hộ sản xuất.
* Ngân hàng Đông Á ( EAB)
- Mạng lưới chi nhánh tại Cà Mau
- Sản phẩm dịch vụ: huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, thẻ ATM
- Khách hàng: hộ tiểu thương thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và phần
nhỏ khách hàng là hộ sản xuất.
* Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
- Mạng lưới: chỉ mới đặt phòng giao dịch tại Tp. Cà Mau
- Khách hàng: hộ tiểu thương, phần lớn khách hàng là hộ sản xuất.
*Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
- Mạng lưới chỉ có 1 chi nhánh tại Tp. Cà Mau
- Khách hàng chủ yếu là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản
xuất kinh doanh cá thể tại địa bàn thành phố và thị trấn
* Quỹ phát triển (Ngân hàng phát triển Việt Nam)
- Mạng lưới chỉ có 1 chi nhánh tại thành phố
-Khách hàng: hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Quỹ tín dụng huyện Thới Bình

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 57


- Mạng lưới: trụ sở đặt tại thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình.
- Khách hàng: chủ yếu các hộ tiểu thương
Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng cạnh trạnh có hợp tác.
-Cạnh tranh trên tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng
-Hợp tác có thể nhận và gởi vốn lẫn nhau khi cần thiết.
4.2.1.3 Thị phần của các ngân hàng thương mại trong tỉnh năm 2006.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, các ngân
hàng chạy đua nhau mở rộng chi nhánh, nhằm nâng cao thị phần của ngân hàng
mình trên địa bàn. Cụ thể sau đây là bảng thị phần của các ngân hàng trên địa bàn
tỉnh Cà Mau năm 2006.
Bảng 10: THỊ PHẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN NĂM
2006
ĐVT: %
Chi nhánh Vốn huy động Dư Nợ Dịch vụ/
Thị Tăng Thị Tăng Tổng thu
phần trưởng phần trưởng
NH Ngoại Thương 6,8 33 21,6 124 2,3
NH Công Thương 18,5 42 20,8 44 2,7
NH Đầu Tư 9,8 17 5,2 10 0,2
NHNo 47,8 7 41,8 32 0,8
NH PTN ĐBSCL 15,3 148 5,6 62 0,1
NH Cổ Phần và Quỹ Tín 1,8 100 2,2 31 -
Dụng

(Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)


Tình hình huy động vốn giữa các ngân hàng được biểu diễn qua biểu đồ:

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 58


15% 2% 7%
19% Ngoại thương
Công thương
Đầu tư
Nông nghiệp
10% Phát triển nhà
NH cổ phần và quỹ
47%

Hình 11: Biểu đồ thị phần vốn huy động trên địa bàn năm 2006

Tại thị trường tỉnh Cà Mau, thị phần của các ngân hàng thương mại Nhà
nước chiếm 92,8%, ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng chỉ chiếm
1,8% .
Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại Nhà Nước đã thành lập và hoạt
động khá lâu ở tỉnh Cà Mau nên khách hàng quan hệ với ngân hàng khá thân
thiết, bên cạnh đó ngân hàng thương mại Nhà Nước có uy tín là ngân hàng quốc
doanh, do đó được khách hàng tin tưởng, có độ an toàn cao khi gởi tiền vào ngân
hàng. Còn các ngân hàng thương mại cổ phần thì đa số mới thành lập và hoạt
động tại tỉnh chỉ mới vài năm gần đây, tuy nhiên cũng có một số kết quả khả
quan.
Tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng nông nghiệp năm 2006 chỉ đạt
7% nhỏ nhất so với tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng khác trên địa bàn.
Với đà tăng trưởng như thế nếu NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau không có đưa ra
chiến lược huy động vốn có hiệu quả thì trong tương lai thị phần vốn huy động
của ngân hàng sẽ bị giảm, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Không chỉ huy động vốn là cạnh tranh gay gắt mà hiện nay trên địa bàn hoạt
động tín dụng của các ngân hàng cũng cạnh tranh không kém. Qua bảng số liệu
cho thấy thị phần tín dụng của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là cao nhất chiếm
41,8%, tuy nhiên ngân hàng công thương và ngân hàng ngoại thương chiếm thị
phần cũng khá lớn. NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau là ngân hàng có mạng lưới hoạt
động rộng nhất trên địa bàn mà tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 32% năm 2006,
trong khi đó ngân hàng Ngọai Thương chỉ có một chi nhánh mà tăng trưởng tín
dụng năm 2006 đạt 124% chiếm 21,6% thị phần. Qua đó cho thấy khả năng cạnh

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 59


tranh của NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau đang có chiều hướng giảm sút ngân hàng
cần có những giải pháp thực hiện kịp thời để giữ vững thị phần và nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Tất cả các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn Cà Mau có % thu dịch
vụ/tổng thu đều rất thấp. Cao nhất là ngân hàng Công Thương đạt 2,7%, kế đến
là ngân hàng Ngoại Thương 2,3%, NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau chỉ đạt 0,8%.
Điều này cho thấy thu nhập chủ yếu của ngân hàng là thu lãi từ hoạt động tín
dụng vì vậy rủi ro khá cao. Thu từ dịch vụ của các ngân hàng chưa đạt yêu cầu
của một ngân hàng hiện đại vì vậy các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động
dịch vụ để năng thu từ dịch vụ của ngân hàng lên, giảm thiểu rủi ro cho hoạt
động của ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập thị phần của ngân hàng sẽ bị chia nhỏ
bởi sẽ có những ngân hàng nước ngoài đầu tư vào tỉnh. Và điều đặc biệt là đến
năm 2010, các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cơ bản cổ phẩn hoá, trong đó
Nhà Nước nắm giữ trên 50% cổ phần, trên thị trường sẽ không còn ngân hàng
thương mại Nhà Nước mà thay vào đó là các ngân hàng thương mại cổ phần có
vốn đầu tư lớn. Điều này ảnh hưởng đến thị phần nguồn vốn trong tương lai của
các ngân hàng.
4.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
* Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt
Chi nhánh công ty bảo hiểm Bảo Việt Cà mau thành lập khá lâu tuy nhiên
chỉ hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực bảo hiểm. Thế nhưng trong tương lai tập
đoàn bảo hiểm Bảo Việt Việt Nam dự tính thành lập ngân hàng hoạt động riêng,
khi đó một số khía cạnh hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm sẽ trở thành những
khía cạnh cạnh tranh như huy động vốn, cung ứng dịch vụ ngân hàng…. Thị
phần của các ngân hàng trên địa bàn sẽ có sự chuyển dịch lẫn nhau, cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng căng thẳng hơn.
* Bưu Điện
Hiện nay bưu điện đang xin phép trung ương cho phép thực hiện một số
nghiệp vụ huy động vốn, sản phẩm dịch vụ như ngân hàng tuy nhiên trung ương
chưa cho phép. Thế nhưng trong tương lai sẽ có sự thay đổi mới. Nếu như Bưu
điện được cho phép thực hiện một số nghiệp vụ như trích tiền gửi trả tiền điện,

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 60


nước, điện thoại và một số dịch vụ tiện ích khác …. khi đó một số khách hàng
của ngân hàng sẽ chuyển sang mở tài khoản để sử dụng các tiện ích mà bưu điện
cung cấp.
Thêm vào đó bưu điện có công nghệ hiện đại, thường xuyên được cải tiến
và đầu tư đúng mức nên là một lợi thế cạnh tranh khi bưu điện bước vào lĩnh vực
kinh doanh mới.
* Ngân hàng thương mại cổ phần
Trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có 4 ngân hàng thương mại cổ phần đặt chi
nhánh tại thành phố Cà mau, trong khi đó trên cả nước có hơn 30 ngân hàng
thương mại cổ phần. Vì vậy trong tương lai sẽ có một số ngân hàng thương mại
cổ phần khác như Saigonbank, Eximbank, Techcombank… mở chi nhánh hoạt
động tại Cà mau do các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang tranh
nhau mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh.
Thị trường tài chính của tỉnh trong tương lai sẽ trở nên sôi nổi hơn, cạnh
tranh sẽ ngày càng gay gắt đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn.
* Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, chính sách
pháp luật ngày càng thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt
theo lộ trình mở cửa hội nhập của Việt nam ngày 01/04/2007 ngân hàng 100%
vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt nam, được đối xử như các
ngân hàng thương mại trong nước. Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước
ngoài có công nghệ tiên tiến, trình độ quản lí chuyên nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh
tranh cho họ trên thị trường Việt Nam, trong khi đó các ngân hàng thương mại
trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng này.
Một số ngân hàng nước ngoài đã thành lập chi nhánh ở Việt Nam như HSBC,
ANZ trong tương lai dự định mở thêm một số chi nhánh ở các Tỉnh, Thành phố
khác. Khi các ngân hàng này mở rộng chi nhánh sẽ tác động đến kết quả kinh
doanh của các ngân hàng trong nước do thị trường hẹp, mới phát triển mà có
nhiều ngân hàng xuất hiện làm thị phần bị chia nhỏ hoạt động kinh doanh gặp
nhiều khó khăn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 61


4.2.3. Phân tích vấn đề cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng
4.2.3.1. Các ngân hàng ký thoả thuận lãi suất trong hiệp hội ngân hàng
Có 5 ngân hàng tham gia ký thoả thuận lãi suất huy động vốn trong hiệp
hội ngân hàng bao gồm:
- Ngân hàng ngoại thương
- Ngân hàng công thương
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
- Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
- NHNo & PTNT
Các ngân hàng đã kí thoả thuận lãi suất huy động vốn thì phải tuân theo các
mức lãi suất huy động thoả thuận do hiệp hội ngân hàng đưa ra. Trong các năm
qua Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mức lãi suất đồng
thoả thuận trong toàn hệ thống tương đối nghiêm túc.
Tuy nhiên ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL hiện có mức lãi suất huy động
tiền gửi cao hơn: 0,65-0,73%/tháng cho kỳ hạn 6 tháng và 0,73%-0,78%/tháng
cho kỳ hạn 12 tháng theo từng hình thức trả lãi. Trong khi đó thì theo thoả thuận
thì loại kỳ hạn 6 tháng từ 0,63%-0,69%, kỳ hạn 12 tháng từ 0,68%-0,76%/ tháng.
Do ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL vi phạm thảo thuận nên đã ảnh hưởng
đến tình hình huy động vốn của ngân hàng NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau trong
những năm qua. Tuy nhiên theo như qui định mới hiện nay thì các ngân hàng
thương mại nhà nước có thể điều chỉnh lãi suất huy động theo mặt bằng lãi suất
của các ngân hàng thương mại nhà nước khác, nhưng không được vượt quá lãi
suất của các ngân hàng thương mại cổ phần.
4.2.3.2.Các ngân hàng không ký thoả thuận lãi suất huy động vốn trong
hiệp hội ngân hàng.
Chủ yếu là các ngân hàng thương mại cổ phần và các quỹ tín dụng. Theo
qui định thì các ngân hàng thương mại cổ phần có thể tăng lãi suất tiền gửi các
kỳ hạn lên nhưng không vượt quá 0,02% so với lãi suất cùng kỳ hạn của các ngân
hàng thương mại nhà nước.
Tuy nhiên việc thực hiện biểu lãi suất của các ngân hàng thương mại trên
thực tế cao hơn được thể hiện thông qua bảng lãi suất các kỳ hạn giữa các ngân
hàng.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 62


Bảng 12: LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀO THÁNG 3 NĂM 2007
Các kỳ hạn NHNo Cà mau (%) NH Phương Đông (%) NH Á Châu (%)
1 tháng 0,54 0,62 0,59
2 tháng 0,59 0,66 0,64
3 tháng 0,65 0,72 0,71
6 tháng 0,65 0,75 0,73
9 tháng 0,7 0,77 0,75
12 tháng 0,7 0,78 0,765
( Nguồn: thu thập từ các ngân hàng)
Qua bảng lãi suất trên cho ta thấy mặt bằng lãi suất của các NHTM cổ phần cao
hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất của các NHTM nhà nước nói chung và cao
hơn lãi suất của các NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau nói riêng. Việc chênh lệch lãi
suất cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình huy động vồn của NHNo&
PTNT chi nhánh Cà Mau.
4.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Từ việc phân tích môi trường vi mô ở phần trên ta tiến hành phân tích ma trận
hình ảnh cạnh tranh để thấy rỏ hơn về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng trên
lĩnh vực huy động vốn.
Trong bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh thì phong cách phục vụ là yếu tố quan
trọng bậc nhất cho sự thành công vì đó được ấn định mức quan trọng 0,25. Kế
đến là cạnh tranh lãi suất và uy tín của ngân hàng được ấn định mức quan trọng
là 0,2. Sở dĩ chọn nhân tố phong cách phục vụ có mức quan trọng nhất vì kinh tế
ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao, truyền thông ngày
càng hiện đại đòi hỏi các nhu cầu phục vụ cho đời sống cũng phải nâng cao. Tất
cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh đều đưa phong cách phục vụ khách hàng
lên hàng đầu. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không ngoại lệ
đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn thì lại càng chú trọng đến nhân tố này hơn.
Ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường vì vậy việc chọn lưạ ngân
hàng để gửi tiền đối với khách hàng là dễ dàng, do đó tiêu chuẩn chọn lựa ngân
hàng của người dân ngày càng cao. Vì vậy mà phong cách phục vụ được cho là
quan trọng nhất.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 63


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 11: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

Các yếu tố Mức NHNo NHCT NHNT NHPTN Sacombank Á Châu


độ Phân Số Phân Số Phân Số Phân Số Phân Số Phân Số
quan loại điểm loại điểm loại điểm loại điểm loại điểm loại điểm
trọng quan quan quan quan quan quan
trọng trọng trọng trọng trọng trọng
Cạnh tranh Lãi suất 0,2 3 0,6 3 0,6 3 0,6 4 0,8 4 0,8 4 0,8
Uy tín ngân hàng 0,2 4 0,8 3 0,6 3 0,6 3 0,6 2 0,4 2 0,4
Mạng lưới hoạt động 0,1 4 0,4 2 0,2 2 0,2 2 0,2 1 0,1 1 0,1
Thị phần 0,1 4 0,4 3 0,3 3 0,3 3 0,3 2 0,2 2 0,2
Phong cách phục vụ 0,25 2 0,5 3 0,75 3 0,75 3 0,75 4 1,0 4 1,0
Sản phẩm dịch vụ 0,1 3 0,3 3 0,3 3 0,3 3 0,3 4 0,4 4 0,4
Tổng 1,00 3 2,75 2,75 2,95 2,9 2,9

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 64


Lưu ý: Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó chiến lược huy
động vốn của ngân hàng ứng phó với mỗi nhân tố, với 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là
trên mức trung bình, 2 là trung bình và 1 là kém.
Qua dòng tổng số điểm quan trọng cho thấy Ngân hàng phát triển nhà là đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất trên lĩnh vực huy động vốn với tổng số điểm là 2,95
nhỏ hơn NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau 0,05 điểm , kế đến là ngân hàng Á Châu và
ngân hàng Sacombank tổng số điểm là 2,9.
4.2.5. Khách hàng.
- Mỗi ngân hàng có những thế mạnh riêng do đó cũng có những đối tượng
khách hàng riêng nhưng do môi trường cạnh tranh các ngân hàng đã mở rộng
mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng nên
đối tượng khách hàng giữa các ngân hàng khá giống nhau, do đó gây nhiều khó
khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra các giải pháp và chiến lược kinh doanh
của ngân hàng.
- Đặc thù khách hàng trong tỉnh khá hẹp chủ yếu là:
+ Các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hàng xuất khẩu Thủy Sản.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Hộ sản xuất, nuôi trồng Thủy Sản.
Do đó việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng gặp
nhiều khó khăn. Do đó kéo theo những khó khăn trong việc huy động vốn và
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Đặc điểm kinh doanh của khách hàng chủ yếu liên quan đến mặt hàng Thủy
Sản, do đó rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cao, phần nào tác động đến qúa
trình huy động vốn của ngân hàng.
4.3. PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.
4.3.1. Phân tích những cơ hội.
4.3.1.1. Phân tích những cơ hội trong điều kiện nền kinh tế hội nhập.
a) Tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc
tế
+ Do các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hàng
hoá quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đồng thời các nhà đầu tư, doanh
nghiệp nước ngoài cũng có cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá vào thị

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 65


trường Việt Nam nên các nguồn vốn luân chuyển thông qua hệ thống tài chính
ngân hàng cũng gia tăng. Vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngày
càng nhiều.
+ Áp lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài
ngày càng gay gắt, các ngân hàng muốn tăng tính cạnh tranh trên thị trường đòi
hỏi phải đa dạng hoá các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả cạnh tranh
+ Quá trình hội nhập quốc tế sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Việt nam muốn tồn tại và phát triển
thì buộc các doanh nghiệp phải đổi mới nâng cao năng lực và kinh doanh có hiệu
quả hơn. Vì vậy môi trường kinh doanh của ngân hàng có mức độ rủi ro thấp
hơn, hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn lành mạnh và hiệu quả hơn.
+ Các ngân hàng phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Quá trình hội
nhập sẽ tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh
doanh hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ
hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát
triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh
doanh do mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng trong nước đối với các
khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng có độ rủi ro thấp
c) Học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng
+ Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết song phương và đa
phương tức là cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập dưới các hình thức hiện
diện thương mại khác nhau như chi nhánh, ngân hàng liên doanh, ngân hàng con
100% vốn nước ngoài … Đây là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh
vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và các kỹ năng quản lý tiên
tiến được các ngân hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết, hợp tác kinh
doanh, quá trình học hỏi và hỗ trợ kỹ thuật của các ngân hàng nước ngoài cho
các ngân hàng trong nước. Sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư
nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh
chóng trình độ quản trị kinh doanh của các ngân hàng trong nước.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 66


+ Các ngân hàng trong nước có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tư vấn,
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức
tài chính quốc tế; hỗ trợ xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến. Các
ngân hàng trong nước sẽ được tăng cường phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp
dụng công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới.
d) Khơi thông thu hút nguồn vốn
+ Quan hệ đại lí quốc tế của ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển
rộng rãi để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại
phát triển, kèm theo đó là quan hệ hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ được
phát triển.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài và các
nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn kênh đầu tư thích hợp, khi đó nhu cầu về sử dụng
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên, ngân hàng ngoài việc tăng thu dịch
vụ còn có thể tạo mối quan hệ tốt với đối tượng khách hàng mới làm nền cho
công tác huy động vốn.
e) Động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng
+ Hội nhập kinh tế với việc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy cải cách thể chế,
hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí tài
chính. Chính sách tiền tệ và hệ thống giám sát ngân hàng sẽ có những cải cách to
lớn theo hướng phù hợp với xu hướng tự do hoá tài chính và mở cửa hệ thống
ngân hàng như tự do hoá lãi suất, nới lỏng kiểm soát tỷ giá và các biện pháp quản
lí ngoại hối , cải cách hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng theo chuẩn mực
quốc tế…. Chính vì vậy ngân hàng trong nước muốn tồn tại và nâng cao năng lực
cạnh tranh cần có những bước chuẩn bị hợp lí trong nhiều lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy các ngân hàng thương mại
nhà nước tự cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh để tạo thế phát triển bền
vững.
4.3.1.2. Phân tích những cơ hội trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
- Cà mau là tỉnh có thế mạnh về chế biến thuỷ sản xuất khẩu, với kim
ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn, năm 2006 đạt 590 triệu USD chiếm 1/5 kim

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 67


ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật.
Các nhà xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất hàng hoá sang thị trường Mỹ thì hải quan
Mỹ buộc các nhà nhập khẩu phải ký quỹ 5%/ doanh số nhập khẩu trên 3 năm gây
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Tuy nhiên
hiện nay ở phía Mỹ đang xem xét giảm tiền thuế chống phá giá cho một số doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp cũng như các ngân hàng giảm gánh nặng về tài chính cho quá trình
hoạt động.
- Việc chính phủ đầu tư xây dựng khu khí - điện- đạm là điều kiện thuận lợi
để ngân hàng mở rộng mạng lưới, tăng sản phẩm dịch vụ, năng cao công tác huy
động vốn.
- Việc Cà Mau quy hoạch các cụm khu công nghiệp, khu đô thị cũng tạo
nhiều cơ hội cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, tăng sản phẩm dịch vụ,
mở rộng thị phần hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Mục tiêu của Tỉnh là đến 2010 sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lên 1
tỷ USD là cơ hội để ngân hàng mở rộng thị phần thanh toán quốc tế, tạo mối
quan hệ với nhiều khách hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn của ngân hàng.
- Công tác xuất khẩu lao động của tỉnh trong những năm gần đây ngày càng
đông, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với sở lao động thương binh và xã
hội để thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, tạo mối quan hệ với khách hàng, tạo
điều kiện cho công tác huy động vốn phát triển.
- Số lượng Việt Kiều sinh sống ở nước ngoài có thân nhân trong tỉnh Cà
mau rất đông, hàng năm lượng ngoại tệ gửi về cho thân nhân trong tỉnh khá lớn
tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ.
- Ngành du lịch của tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển tạo cơ hội cho
ngân hàng trong việc tăng thu dịch vụ, đẩy mạnh thu đổi ngoại tệ, tăng dịch vụ
thẻ..
4.3.2. Những thách thức
4.3.2.1. Công nghệ ngân hàng.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng
gay gắt, các ngân hàng muốn tăng năng lực cạnh tranh cần phải cải thiện công
nghệ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với năng lực tài

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 68


chính mạnh nên cơ sở hạ tầng, công nghệ của họ hiện đại hơn so với các ngân
hàng thương mại trong nuớc. Ngân hàng của họ hoạt động trên thị trường quốc tế
nên mang đẳng cấp cao, trình độ quản lí chuyên nghiệp hơn gây áp lực cạnh
tranh đối với các ngân hàng thương mại trong nước.
Các ngân hàng thương mại trong nước bán cổ phần cho các ngân hàng nước
ngoài như Sacombank, Đông Á, Á Châu….để tranh thủ sự giúp đỡ về công nghệ,
tiếp cận trình độ quản lí quốc tế để năng cao năng lực cạnh tranh của họ trên thị
trường.
4.3.2.2. Một số thách thức khác
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang luân canh tôm lúa, các đối
tượng vật nuôi cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên rủi ro trong
hoạt động tín dụng khá lớn đây cũng là nhân tố tác động đến tình hình huy động
vốn của ngân hàng.
- Tập quán thói quen của người dân trong tỉnh khi có tiền là thường dùng
vào các mục đích: Mua vàng, cho vay nặng lãi, số đề, chơi hụi..
Trong đó chơi hụi là hình thức khá phổ biến trên địa bàn tỉnh do:
+ Thu nhập từ làm chủ hụi xem ra rất cao và dễ dàng nên có nhiều người
ham đứng ra làm chủ hụi.
+ Lãi đối với các tay em có vốn lời gấp bội lần so với lãi suất gửi tiết kiệm
tại ngân hàng.
+ Thị trường không đòi hỏi các tay em đã hốt hụi phải đưa ra những điều
kiện nào khác.
+ Chủ hụi đến tận nhà các tay em gom hụi không cần phải đến đóng như
gửi tiền vào ngân hàng.
Nếu không có tổ chức chơi hụi thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều vốn hơn
do những tay em chơi hụi sẽ gửi một phần vốn của mình vào ngân hàng. Tuy
nhiên muốn thu hút vốn từ các tay em chơi hụi là một thách thức đối với ngân
hàng do lãi suất từ chơi hụi cao gấp nhiều lần so với lãi suất tiết kiệm của ngân
hàng.
Ví dụ: Giả sử một dây hụi có 12 tay em, hụi tháng 1 triệu đồng, tiền cò
500.000đ

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 69


Mỗi tháng hụi khui một lần giả sử bình quân mỗi tháng hụi kêu 250.000đ các tay
em đóng 750.000đ/ tháng.
Tay em có vốn cuối cùng sẽ hốt được: 11.000.000 – 500.000 = 10.500.000đ
Số tiền mà tay em đã đóng: 750.000 x 11= 8.250.000đ
Tiền lời của tay em: 10.500.000 – 8.250.000= 2.250.000đ
Tổng số tiền mà tay em đã đóng 8.250.000đ không phải bỏ ra một lần mà bỏ ra
từng tháng là 750.000/ tháng. Giả sử tay em bỏ ra 8.250.000đ trong 6 tháng thì
lãi suất từ chơi hụi là 2.250.00/8.250.000 = 27,3%/ 6 tháng
Với lãi suất cao như vậy ngân hàng khó có thể cạnh tranh để huy động vốn trên
thị trường vốn hụi bằng chính sách lãi suất.
- Sự hạn chế về trình độ văn hoá của người dân cũng như sự thiếu thông tin
chỉ dẫn từ phía ngân hàng về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra cũng là
nguyên nhân lớn dẫn đến mặc cảm tự ti và tâm lí ngại hỏi han sợ tỏ ra kém hiểu
biết hoặc sợ làm phiền người khác nên họ không tự tin, thoải mái đến ngân hàng
giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Hoạt động gian lận và tội phạm bên ngoài ngày càng gia tăng, hoạt động
phạm tội chủ yếu là sử dụng công nghệ cao để lấy cắp mật mã rút tiền, sử dụng
công nghệ đột nhập các hệ thống thanh toán tạo ra các lệnh chuyển tiền vãng lai
để chiếm đoạt tiền của ngân hàng có xu hướng gia tăng. Đây cũng là một thách
thức đòi hỏi các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm đến khả năng quản trị rủi ro
của mình.
-Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính trong nước khuôn
khổ pháp lí sẽ hoàn thiện và phù hợp dần với thông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình
thành môi trường kinh doanh bình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa
các nhóm ngân hàng, thị phần của ngân hàng thương mại nhà nước có thể giảm
và nhường chổ cho các nhóm ngân hàng khác.
4.4. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
* Bảng 13: MA TRẬN SWOT
Những điểm mạnh(S) Những điểm yếu(W)
1. Chiếm thị phần đa số 1. Sản phẩm dịch vụ
trên địa bàn về hoạt động tương đồng với các ngân
huy động vốn. hàng khác, sản phẩm

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 70


2. Mạng lưới hoạt động truyền thống chưa phát
rộng nhất so với các định huy hết khả năng.
chế tài chính khác trong 2. Công nghệ ngân hàng,
tỉnh. máy móc thiết bị lạc hậu,
3.Uy tín của ngân hàng chưa thay đổi kịp với
được nhiều khách hàng điều kiện mới.
biết đến 3. Công tác tuyên truyền
4. Lợi nhuận tăng khá đơn điệu, chậm đổi
đều qua các năm. mới khó gây ấn tượng. .
4. Khả năng giao tiếp của
nhân viên còn hạn chế.
5. Sự kết hợp giữa khâu
kế toán và ngân quỹ còn
hạn chế dẫn đến thủ tục
gửi tiền tốn nhiều thời
gian.
Những cơ hội(O)
1. An ninh chính trị trật tự xã
hội ổn định
2. Khí hậu thời tiết thuận lợi,
tài nguyên thiên nhiên phong - Chiến lược phát triển - Chiến lược phát triển
phú là nơi đầu tư an toàn và sản phẩm (S2, S3, O3) thị trường (W1,W2,
hiệu quả cho các nhà đầu tư. O3,O4)
3. Hội nhập kinh tế quốc tế
tạo nhiều cơ hội cho hoạt
động kinh doanh của ngân
hàng trong lĩnh vực huy động
vốn, thanh toán quốc tế, mua
bán ngoại tệ và mở rộng quan
hệ hợp tác với nhiều đối
tượng khách hàng mới.
4. Cổ phần hoá ngân hàng

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 71


nông nghiệp Việt Nam sẽ có
nhiều nhà đầu tư bên ngoài
vào mua cổ phần tạo cơ hội
cho ngân hàng cải tiến công
nghệ, nâng cao trình độ quản
lí, trình độ chuyên môn và
năng suất làm việc của cán bộ
ngân hàng.
5. Các cụm khu công nghiệp
khu đô thị được quy hoạch cụ
thể.
6. Kim ngạch xuất khẩu ngày
càng tăng
Những thách thức(T)
1. Một số ngân hàng thương
mại cổ phần sẽ mở chi nhánh Chiến lược thâm nhập thị
trên địa bàn khi đó thị phần trường ( S2, S3, T1)
sẽ thay đổi.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của người
dân nên sẽ ảnh hưởng đến
huy động vốn của ngân hàng.
3. Tội phạm công nghệ ngày
càng có xu hướng gia tăng
gây ảnh hưởng đến uy tín của
ngân hàng.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 72


CHƯƠNG 5
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo& PTNT TỈNH
CÀ MAU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG
Từ phân tích các yếu tố nội tại ở Chương 3 đã đánh giá những điểm mạnh,
điểm yếu của ngân hàng và phân tích môi trường ở Chương 4, đánh giá những cơ
hội và thách thức đã đi đến xác định sứ mệnh và mục tiêu, từ đó đề ra một số
chiến lược huy động vốn tại NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau.
5.1. XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU
5.1.1 Sứ mệnh
Phát triển NHNo&PTNT Tỉnh Cà Mau trở thành ngân hàng thương mại hàng
đầu trong Tỉnh và là ngân hàng lựa chọn số một đối với khách hàng ở nông thôn
lẫn thành thị.
Khách hàng: Mở rộng đối tượng khách hàng ngoài hộ sản xuất còn thêm các
doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Thủy
Sản.
Dịch vụ: Thực hiện các hình thức huy động tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ
từng bước mở rộng huy động bằng vàng.
Thị trường: Phạm vi hoạt động của NHNo&PTNT Tỉnh Cà Mau là trên toàn
địa bàn Tỉnh gồm 1 Thành Phố và 8 Huyện. Khách hàng truyền thống của ngân
hàng là khu vực nông thôn, khu vực thành phố thị phần còn khá nhỏ do cạnh
tranh trên địa bàn này rất sôi nổi. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng sẽ mở
rộng thị phần huy động vốn ở khu vực thành phố.
Lợi thế cạnh tranh: Hoạt động lâu năm nên có nhiều uy tín, bên cạnh đó
NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau có một hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng trên tất
cả các huyện, thị trấn và trung tâm Thành Phố Cà Mau.
Mối quan tâm đến nhân viên: Đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên, thường xuyên mở rộng các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và
khả năng giao tiếp.
5.1.2. Mục tiêu.
5.1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
- Là ngân hàng dẫn đầu so với các định chế tài chính trên địa bàn về công
tác huy động vốn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 73


- Là ngân hàng lựa chọn số 1 của các khách hàng khi khách hàng có nhu cầu
về sản phẩm tiền gửi.
5.1.2.2. Mục tiêu cụ thể về nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 15-22%/năm.
5.1.2.3. Mục tiêu về phân khúc thị trường.
- Khu vực thành thị: Chi nhánh chấp nhận cạnh tranh với các định chế tài
chính khác trên địa bàn, dự kiến đến 2010 thị phần này chiếm khoảng 45-50% về
nguồn vốn huy động.
- Khu vực nông thôn: Có giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển. Đây là thị
trường truyền thống của ngân hàng nông nghiệp, dự kiến đến 2010 sẽ có thị phần
từ 70-80% về nguồn vốn huy động.
5.1.2.4. Mục tiêu thị phần theo khách hàng.
- Doanh nghiệp nhà nước: Đến 2010 chi nhánh đặt quan hệ tối đa là 10%
trên số lượng DNNN.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Đến 2010 chiếm thị phần là 45%.
- Hộ kinh doanh cá thể tại TPCM và thị trấn các huyện: Dự kiến 2010 là
50%.
- Hộ sản xuất: Chiếm 80-85% đến năm 2010
- Đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng: sẽ đặt quan hệ về các sản
phẩm cần thiết theo thoả thuận giữa hai bên đảm bảo quan hệ từ 80%-90% tổ
chức trên địa bàn
5.1.2.5. Mục tiêu về lao động và mạng lưới
- Dự kiến lao động đến 2010 là 480 người.
- Mạng lưới đến 2010 có 30 điểm giao dịch mở tại những nơi đông dân cư
và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
5.2. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN
LƯỢC.
5.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm.
Đây là loại chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến mở rộng thêm các sản
phẩm dịch vụ trên thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào
Ngân hàng cần nghiên cứu mở rộng các sản phẩm huy động vốn của ngân
hàng cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường như:

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 74


+ Hình thức huy động vốn bằng vàng.
+ Huy động vốn bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng.
+ Huy động vốn bằng VND đảm bảo giá trị theo USD.
Mặt khác ngân hàng cần cải tiến các sản phẩm hiện có của ngân hàng theo
hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để có thể phát huy tối đa
tiềm năng sẵn có của ngân hàng chiếm lấy thị phần, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên địa bàn như:
+ Thanh toán các dịch vụ tiện ích cho một số đối tượng khách hàng có mở
tài khoản tại ngân hàng như Cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, những
người lao động làm việc theo giờ hành chính, thường hay vắng nhà không thể
thanh toán các chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền điện, tiền nước, điện thoại…
Ngân hàng có thể giúp họ thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
mình.
+ Trả lãi thông qua dịch vụ thẻ một mặt ngân hàng có thể đa dạng thêm
hình thức trả lãi mặt khác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi nhận
tiền lãi. Họ không cần phải đúng theo giờ hành chính hay đúng ngày lãnh lãi đến
ngân hàng lãnh lãi mà họ có thể chủ động nhận tiền lãi khi nào họ muốn.
+ Sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số dư của ngân hàng thay vì cộng
thêm phần lãi thưởng thì ngân hàng có thể nghiên cứu ở từng mức số dư cụ thể
đưa ra những món quà tặng thích hợp và được công bố công khai trên các tờ
bướm quảng cáo của ngân hàng gửi cho khách hàng tham khảo khi đến giao dịch
tại ngân hàng.
+ Đối với sản phẩm tiết kiệm gửi góp thì ngân hàng cần kết hợp giữa huy
động và cho vay tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng để có thể đáp ứng nhu cầu
của họ bằng cách thoả thuận trên hợp đồng khi họ phát sinh nhu cầu.
5.2.1.1. Cơ sở thực hiện chiến lược
a. Về nhân lực
Do ngân hàng chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm chuyên nghiệp, chỉ có tổ
tiếp thị và marketing nên sẽ gặp khó khăn trong nghiên cứu cải tiến sản phẩm.
Tuy nhiên đặc điểm kinh tế xã hội của Cà Mau là vùng có kinh tế nông nghiệp
phát triển, đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân, bản chất của người dân
thật thà nên dù việc nghiên cứu của cán bộ gặp khó khăn nhưng nhờ sự nhiệt tình

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 75


đóng góp của khách hàng ngân hàng có thể thu thập thông tin, phân tích đánh giá
để cải tiến những sản phẩm cho phù hợp với thị trường hơn.
Nhân viên phòng kinh doanh của ngân hàng khá năng động, trình độ quản lí
của trưởng phòng kinh doanh khá tốt góp phần tạo thuận lợi cho công tác nghiên
cứu cải tiến sản phẩm của ngân hàng.
b. Về thị phần, uy tín và mạng lưới
+ Thị phần huy động vốn của ngân hàng khá lớn chiếm khoảng 47,8% cho
thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này khá tốt, tốc độ tăng
trưởng vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 đều trên 20%.
Vì vậy với điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay ngân hàng có thể hoàn thành
được mục tiêu tăng trưởng vốn huy động bình quân giai đoạn 2007-2010 là trên
22%
+ Uy tín của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến nhiều năm nay
nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền sâu rộng các sản phẩm mới
đến với khách hàng mới trên thị trường có sẵn của ngân hàng.
+ Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng nhất trên địa bàn, tuy nhiên
ngân hàng chưa thể khai thác hết đối tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Bằng việc tạo ra nhiều tiện ích, nhiều sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng lựa chọn ngân hàng có nhiều cơ hội thu hút khách hàng tiềm
năng trên địa bàn.
+ Kinh tế tăng trưởng ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước, thu
nhập bình quân dầu người của người dân trong tỉnh ngày càng tăng, hội nhập
kinh tế tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển thế mạnh kinh tế của
mình nên nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng. Tạo
điều kiện cho ngân hàng triển khai thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm cho
công tác huy động vốn của ngân hàng.
+ Năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh tỉnh Cà Mau hiện nay là cao nhất, ngân hàng có sẵn những ưu thế
hoạt động trên thị trường góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng trong công tác
thực hiện chiến lược huy động vốn.
+ Cơ cấu chuyển dịch kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ, tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp, khu du

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 76


lịch, khu đô thị cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công
tác thực hiện chiến lược huy động vốn.
5.2.1.2. Hạn chế của chiến lược.
- Sự hạn chế về trình độ văn hoá của bản thân người dân cũng như sự thiếu
thông tin chỉ dẫn từ phía ngân hàng về các dịch vụ, sản phẩm do ngân hàng đưa
ra phục vụ dân cư cũng là nguyên nhân lớn thường dẫn đến mặc cảm tự ti và tâm
lí ngại hỏi han sợ tỏ ra kém hiểu biết hoặc phạm điều thất thố khiến người dân
cảm thấy không tự tin, thoải mái khi đến giao dịch tại ngân hàng. Chính yếu tố
tâm lí này cũng gây ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn của ngân
hàng.
- Công nghệ, máy móc, thiết bị của ngân hàng mua sắm đã lâu nên bị lạc
hậu, hay bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên và sự cập
nhật thông tin của họ.
Trong khi đó hội nhập kinh tế quốc tế các ngân hàng thương mại cổ phần
tranh thủ bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài một mặt tăng vốn điều lệ,
mặt khác để tranh thủ sự giúp đở về công nghệ hiện đại và trình độ quản lí
chuyên nghiệp của họ. Do đó việc cải tiến công nghệ của NHNO & PTNT Tỉnh
Cà Mau đi sau các ngân hàng thương mại cổ phần khác sẽ gây nhiều khó khăn
cho hoạt động ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn của ngân hàng nói
riêng.
5.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường.
Đây là loại chiến lược đặt trọng tâm vào việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ
cũ, thâm nhập tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường cũ của ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng các sản phẩm huy động vốn cũ để tìm kiếm khách hàng mới
trên thị trường. Ngân hàng cần nghiên cứu sâu vào đối tượng khách hàng mục
tiêu của ngân hàng trong thời gian tới, cần chọn lựa các sản phẩm huy động phù
hợp để khai thác từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Giả sử với đối tượng
khách hàng mục tiêu là học sinh khối 11, 12 và sinh viên trong các trường cao
đẳng trên địa bàn thành phố và các huyện thì ngân hàng cần nghiên cứu chọn
hình thức huy động nào là thích hợp. Theo nghiên cứu cho thấy đối tượng khách
hàng mục tiêu này có nhu cầu cần hình thức chuyển tiền nào vừa nhanh, chi phí

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 77


thấp và thuận tiện. Nắm bắt được nhu cầu đó ngân hàng nên triển khai khai thác
dịch vụ thẻ trong đối tượng khách hàng mục tiêu này.
Đối với đối tượng khách hàng mục tiêu là những người buôn bán nhỏ,
những người lao động có thu nhập trung bình thì ngân hàng cần có chiến lược
đưa sản phẩm huy động vốn bằng hình thức gửi góp ….
Với từng đối tượng khách hàng mục tiêu ngân hàng cần đi sâu nghiên cứu
đưa ra các sản phẩm huy động vốn thích hợp để tìm kiếm thêm khách hàng mới
trên thị trường mà ngân hàng đã khai thác trước đó.
5.2.2.1. Cơ sở thực hiện chiến lược
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng, nhân viên hoạt động nhiều năm
trong ngành nên có nhiều kinh nghiệm, quen biết với nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau nên họ có thể biết được những nhu cầu nào mà khách hàng cần mà
ngân hàng chưa thể đáp ứng được từ đó ngân hàng có thể đưa ra giải pháp thích
hợp để mở rộng thêm được đối tượng khách hàng mới cho ngân hàng. Khi đó thị
phần của ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển bền vững, các ngân hàng
thương mại cổ phần khác thâm nhập vào thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì
vậy ngân hàng có thể tránh được mối đe doạ về sự suy giảm thị phần hoạt động.
- Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng trên địa bàn đã được củng cố và
phát triển nhiều năm thêm vào đó là mạng lưới hoạt động rộng nên công tác
tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với đối tượng
khách hàng tiềm năng trên thị trường cũ là tương đối dễ dàng hơn so với các
ngân hàng mới thâm nhập vào thị trường. Trong khi giai đoạn đầu họ đang gặp
khó khăn thì ngân hàng đã có thể tận dụng cơ hội để năng cao khả năng cạnh
tranh của ngân hàng mình trên thị trường.
5.2.2.2. Hạn chế của chiến lược.
- Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng
được nâng cao. Do đó đòi hỏi về nhu cầu sản phẩm dịch vụ phải tiện lợi, đa dạng
và phong phú. Nếu như sản phẩm huy động của ngân hàng không cải tiến, mở
rộng sẽ khó có thể cạnh tranh với các định chế tài chính khác trên thị trường ngày
càng phát triển và hoạt động sôi nổi như hiện nay.
- Trên địa bàn hiện nay cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn giữa các định
chế tài chính rất gay gắt, trong khi đó sản phẩm dịch vụ ngân hàng lại khá tương

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 78


đồng lẫn nhau. Nếu như ngân hàng không cải tiến và phát triển các sản phẩm cũ
để đi trước đón đầu tìm kiếm khách hàng thì việc thâm nhập vào thị trường tìm
kiếm đối tượng khách hàng mới gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho công tác
huy động vốn của ngân hàng.
- Đất nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam được các chuyên gia tài chính đánh giá là thị trường có tiềm năng phát
triển mạnh, trong tương lai sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đây
do nền chính trị của đất nước ta ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển.
Vì vậy trong thời gian tới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với
các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp
trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổi mới, nâng cao
hiệu quả hoạt động do đó nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao
do cơ hội mà thị trường mang lại đối với các doanh nghiệp khá lớn.
Để có thể thu hút nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp thông qua tài
khoản tiền gửi thanh toán thì ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng
và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nếu ngân hàng không thể
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì khả năng cạnh tranh trên lĩnh
vực huy động vốn và dịch vụ thanh toán sẽ giảm, thị phần của ngân hàng có khả
năng sẽ bị thu hẹp lại.
5.2.3. Chiến lược phát triển thị trường.
Phát triển thị trường liên quan đến việc đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ
hiện có vào những khu vực địa lí mới.
5.2.3.1. Cơ sở thực hiện chiến lược
Kinh tế ngày càng phát triển, tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào đầu tư
kinh doanh trong tỉnh, thêm vào đó tài nguyên thiên nhiên của tỉnh khá phong
phú do đó yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất sẽ thuận lợi vì vậy mà
thu hút nhiều nhà đầu tư vào mở doanh nghiệp ở nhiều nơi trong tỉnh. Ngân hàng
muốn tìm kiếm thêm khách hàng mới thì cần phải nắm bắt thông tin nhanh
chóng, mở thêm phòng giao dịch ở những vị trí thuận lợi nhằm tăng tính cạnh
tranh của ngân hàng trên thị trường.
Tuy điều kiện kinh tế tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng mở thêm các phòng
giao dịch nhưng để quản lí tốt thì hệ thống công nghệ của ngân hàng cần phải

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 79


được cải thiện. Hiện nay thì công nghệ của ngân hàng còn thấp, máy móc thiết bị
khá lạc hậu để có thể cải thiện thì cần có một nguồn tài chính khá lớn, trong khi
ngân hàng là chi nhánh trực thuộc muốn cải thiện công nghệ cần phải xin ý kiến
ngân hàng cấp trên nên gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến năm 2008
NHNo&PTNT Việt Nam sẽ thực hiện cổ phần hoá khi đó sẽ có nhiều nhà đầu tư
nước ngoài, ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng khi đó ngân hàng
sẽ có được sự hỗ trợ từ phía đối tác về công nghệ, trình độ quản lí, trình độ
chuyên môn. Vì vậy ngân hàng có thể khảo sát để mở thêm phòng giao dịch
trong tương lai để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn
của ngân hàng.
Việc mở thêm một số phòng giao dịch ở những vùng địa lí khác trong tỉnh
sẽ giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, giữ vững thị phần và quan
trọng hơn hết là ngân hàng có thể đạt được mục tiêu huy động vốn tăng từ 15%-
22% năm từ nay đến 2010.
5.2.3.2. Hạn chế của chiến lược
- Mở thêm phòng giao dịch và chi nhánh cấp 2,3 tốn rất nhiều kinh
phí, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Cà Mau là chi nhánh
trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam vì vậy muốn mở rộng mạng lưới
cần phải xin phép ý kiến cấp trên do đó tốn nhiều thời gian và không chủ động
được tình hình.
- Để mở rộng mạng lưới cần khảo sát thị trường thật kỷ nên rất tốn
thời gian. Bên cạnh đó vấn đề nhân lực cũng không kém phần quan trọng. Hiện
nay chi phí tiền lương nhân viên khá lớn do mạng lưới của ngân hàng nhiều vì
vậy nếu mở thêm chi nhánh cần thêm nguồn nhân lực trong khi nguồn nhân lực
của tỉnh hiện nay trình độ đại học rất thấp nên gây khó khăn cho việc thực hiện
chiến lược.
5.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau chọn chiến lược phát triển sản phẩm làm chiến
lược huy động vốn cho ngân hàng giai đoạn 2007- 2010 do:
- Hiện NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất
trên địa bàn. Trong khoảng thời gian từ nay đến 2010 sẽ không có ngân hàng nào
có thể mở rộng mạng lưới hoạt động lớn hơn NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau. Do

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 80


đó việc mở rộng thêm chi nhánh là chưa cần thiết đối với ngân hàng. Vì vậy ngân
hàng không chọn chiến lược phát triển thị trường.
- Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, hội nhập kinh
tế quốc tế sẽ mang đến nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng. Ngân hàng có thể
khai thác các cơ hội mà nền kinh tế mang lại để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên do nền kinh tế phát triển nhu cầu của
khách hàng ngày càng cao do đó ngân hàng cần phải cải tiến, mở rộng sản phẩm
để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Chiến lược thâm nhập thị trường đặt
trọng tâm sử dụng sản phẩm cũ để tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường đã có
sẵn của ngân hàng. Vì vậy mà chiến lược này không phù hợp với xu thế phát
triển hiện nay của nền kinh tế. Do đó không thể chọn chiến lược thâm nhập thị
trường để làm chiến lược huy động vốn cho ngân hàng giai đoạn 2007-2010.
Vì vậy để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, và phù hợp
với điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay ngân hàng cần phải cải tiến, mở
rộng thêm sản phẩm dịch vụ để có thể nâng cao chất lượng phục vụ của ngân
hàng trên lĩnh vực huy động vốn.
5.4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
5.4.1. Giải pháp về quản lí lãi suất.
Chính sách lãi suất chỉ phát huy được hiệu lực của nó đối với điều kiện
tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động hay nói cách khác là lạm phát ở mức vừa phải
và không biến động bất thường. Do đó cần thiết phải sử dụng một chính sách lãi
suất hợp lí để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội
vừa kích thích các đơn vị , tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh.
Do NHNo& PTNT Việt Nam đã ký thoả thuận lãi suất với các ngân hàng
khác trong hiệp hội ngân hàng vì vậy biểu lãi suất của NHNo& PTNT Tỉnh Cà
Mau phải tuân thủ theo biểu lãi suất đã ký thoả thuận trong hiệp hội ngân hàng.
Lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp thường thấp hơn các ngân hàng
thương mại cổ phần trong tỉnh nên vấn đề cạnh tranh lãi suất trên lĩnh vực huy
động vốn giữa NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau với các định chế tài chính trên địa
bàn khá gay gắt. Vì vậy ban lãnh đạo ngân hàng cần có những biện pháp về lãi
suất thích hợp cụ thể:

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 81


+ Có đội ngũ cán bộ thường xuyên theo dõi biến động lãi suất của các
ngân hàng trên địa bàn. Cần thu thập thông tin về sự biến động lãi suất để có giải
pháp ứng phó kịp thời. Nhất là sự biến động lãi suất của ngân hàng phát triển nhà
ĐBSCL, Sacombank và Á Châu vì đây là các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của
ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.
+ Cán bộ lãnh đạo thường xuyên nghiên cứu thị trường để điều chỉnh
biểu lãi suất cho phù hợp vừa mang tính cạnh tranh vừa tuân theo qui định thoả
thuận lãi suất đã kí.
+ Cần huấn luyện cho các cán bộ làm công tác huy động vốn một
cách chuyên nghiệp về cách giải thích biểu lãi suất cho khách hàng để thuyết
phục họ.
+ Cần nghiên cứu đưa ra thêm các hình thức trả lãi phù hợp theo nhu
cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng cần nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động vốn
để giảm bớt khoảng cách chêch lệch lãi suất như. Ngân hàng có thể huy động vốn
bằng việc phát hàng các loại kỳ phiếu ngắn hạn với lãi suất bằng hoặc cao hơn lãi
suất tiền gửi cùng kỳ hạn ở các ngân hàng thương mại cổ phần.
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp hạn chế vấn đề cạnh tranh lãi suất ngân
hàng cũng cần đưa ra các giải pháp khác để nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngân hàng trên địa bàn.
5.4.2. Công nghệ
- Xem xét thay đổi các thiết bị, máy móc đã lỗi thời, lạc hậu thay vào
đó là các máy móc hiện đại để đẩy nhanh tốc độ làm việc của các nhân viên trong
ngân hàng vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng vừa tiết kiệm thời gian cho
ngân hàng.
- Máy móc thực hiện cho dịch vụ thanh toán cần phải thường xuyên
được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
- Cần bổ sung thêm các máy ATM cho tương xứng với số lượng thẻ
phát hành cho khách hàng.
5.4.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ.
- Ngân hàng cần tiếp tục sử dụng và hoàn thiện dần các hình thức huy
động vốn truyền thống. Đây là nguồn vốn cơ bản và ổn định cho ngân hàng. Để

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 82


lôi kéo công chúng ngân hàng không chỉ thu hút bằng lãi suất mà còn tạo sự
thuận lợi, an toàn, đồng thời kết hợp với nhiều hình thức huy động vốn mới.
- Cần nghiên cứu đưa hình thức huy động vốn bằng vàng, huy động vốn
bằng tiền có đảm bảo giá trị theo vàng. Người dân muốn sinh lời từ số tiền nhàn
rỗi của mình, nếu vàng tích trữ của họ được sinh lãi thì còn gì bằng. Trong các
năm qua giá vàng biến động mạnh một số người thích tích trữ vàng đã rút tiền để
mua vàng, nhưng ngân hàng chưa có biện pháp để huy động được số vàng nhàn
rỗi này. Vì vậy nếu ngân hàng có hình thức huy động vốn bằng vàng thì có thể
làm tăng lượng vốn huy động trong những năm tới.
- Cần tạo nên sự gắn kết giữa tiền gửi huy động của dân cư với tín dụng
tiêu dùng.
- Nghiên cứu áp dụng các hình thức tiết kiệm linh hoạt như tiết kiệm tuổi
già, tiết kiệm tích luỹ là những hình thức như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân
thọ,của các công ty bảo hiểm. Hình thức này cùng với bảo hiểm xã hội sẽ đảm
bảo cho người già có cuộc sống ổn định, an toàn khi về hưu.
- Cần đưa ra một số sản phẩm dịch vụ để xoá bỏ thói quen để tiền ở nhà
của người dân. Người dân có thói quen để tiền ở nhà một mặt xuất phát từ nhu
cầu của cuộc sống hàng ngày, mặt khác là do có tiền ở nhà sử dụng chủ động
hơn, sau cùng là do ngại đi gửi tiền. Vì vậy ngân hàng cần phát triển những tiện
ích về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội sao cho mọi người thấy
thanh toán không dùng tiền mặt có phần trội hơn, tiện lợi hơn và ít nguy hiểm
hơn là thanh toán dùng tiền mặt.
- Cần cải tiến thời gian làm thủ tục gửi tiền, làm các dịch vụ ngân quỹ cho
khách hàng, cần kết hợp song hành giữa khâu kế toán và khâu ngân quỹ để rút
ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức trả lãi cho khách hàng. Ví dụ
như khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thay vì khách hàng phải đến
ngân hàng lấy lãi hàng tháng, ngân hàng có thể chuyển lãi qua tài khoản thẻ của
khách hàng giúp cho khách hàng giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian và khách
hàng có thể nhận lãi ngoài giờ làm việc của ngân hàng. Mặt khác ngân hàng có
thể kết hợp được dịch vụ thẻ với sản phẩm huy động vốn. Điều thuận lợi hơn nữa

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 83


là nếu khách hàng có con, em đi học xa họ có thể sử dụng lãi để gửi thẳng cho
người thân mà không cần làm thủ tục gửi tiền một lần nữa.
5.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực
- Cần tuyển đội ngũ nhân viên trẻ thay thế cho đội ngũ nhân viên lớn tuổi
làm việc ở các quầy giao dịch. Nơi đây là “ mặt tiền” của ngân hàng cần phải có
những nhân viên trẻ năng động để thay đổi bộ mặt của ngân hàng được sáng hơn,
trẻ trung hơn, bắt mắt hơn và có khả năng thu hút khách hàng đến giao dịch với
ngân hàng hơn.
- Bố trí đội ngũ cán bộ nhiệt tình, ngoài khả năng chuyên môn vững vàng
còn phải có tính quần chúng để làm việc tại các bộ phận trực tiếp giao dịch với
khách hàng ( kể cả bộ phận bảo vệ). Luôn giáo dục, uốn nắn cho họ tinh thần tận
tuỵ với công việc, ân cần và thái độ cư xử bình đẵng với mọi đối tượng khách
hàng. Thường xuyên mở các lớp giao tiếp để cải thiện khả năng ứng xử của nhân
viên ngân hàng.
- Tăng cường kiểm tra chấn chỉnh việc đặt các bảng chỉ dẫn phòng ban,
nghiệp vụ, các bảng thông báo hướng dẫn chi tiết mọi thủ tục cần thiết liên quan
đến việc gửi tiền, rút tiền, làm giấy uỷ nhiệm lãnh tiền, báo mất sổ…. để người
dân tự tìm hiểu, nắm vững và chuẩn bị trước cho tốt, tránh cho người dân yêu cầu
giải thích nhiều, đỡ tốn thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
- Ngân hàng cần cải thiện các tờ bướm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng, trên các tờ bướm cần đưa ra các biểu phí dịch vụ giúp cho khách
hàng dễ dàng tìm hiểu, so sánh và chọn lựa dịch vụ.
- Mỗi khi ngân hàng đưa ra hình thức huy động vốn mới ngân hàng bắt
buộc thông báo rõ mọi yếu tố liên quan trong đó có thời hạn, lãi suất, các thủ tục
rút vốn, lĩnh lãi….và phải niêm yết ở những nơi mà mọi người có thể đọc thấy,
đồng thời nên bố trí một cán bộ thường xuyên túc trực để giải đáp những khúc
mắc, hướng dẫn kỹ lưỡng hoặc trực tiếp làm một số việc để giúp khách hàng
nhanh chóng được phục vụ.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của
cán bộ làm công tác huy động vốn để họ có thể nắm vững các khía cạnh một cách
sâu sắc để lí giải cho khách hàng những vấn đề mà họ chưa hiểu. Với sự hướng
dẫn nhiệt tình của các nhân viên ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 84


mình được quan tâm giải toả được tâm lí e ngại và khiến họ đến ngân hàng một
cách tự nhiên, cởi mỡ và thân thiện hơn.
- Ngân hàng cũng cần có những chính sách khuyến khích toàn bộ các
nhân viên trong ngân hàng tham gia vào việc tìm kiếm khách hàng mới cho ngân
hàng trên thị trường sẵn có của mình. Ngân hàng cần tạo ra nguồn động lực thúc
đẩy nhân viên nhiệt tình trong công tác huy động vốn. Để nhân viên trong ngân
hàng có động lực thì cần đảm bảo nhu cầu cuộc sống của họ, có những chính
sách động viên nhân viên như khen thưởng, hưởng được hoa hồng trên số tiền
huy động trong một mức quy định.
- Hiện trong ngân hàng có 369 nhân viên đang hoạt động, trong tổng số
369 nhân viên này họ đều có gia đình, người thân, bạn bè, có nhiều mối quan hệ
thân thiết khác nhau. Nếu tất cả họ đều nhiệt tình hưởng ứng công tác huy động
vốn thì kết quả đạt được sẽ rất lớn. Vì vậy ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên để góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.
5.4.5. Marketing ngân hàng hay chăm sóc khách hàng.
- Đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng.
+ Giữ tốt mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động tín dụng,
tạo mối quan hệ hai chiều gắn bó thân thiết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh
tế. Ngân hàng cho các tổ chức vay vốn kinh doanh khi thu được kết quả ngoài
việc thanh toán nợ cho ngân hàng, họ sẽ sử dụng thêm các dịch vụ của ngân hàng
như thanh toán quốc tế, chi trả lương cho công nhân, mua bán ngoại tệ…
+ Ngoài việc cung cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng còn đưa ra
một số chính sách ưu đãi đối với một số khách hàng thường xuyên, tín nhiệm để
củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
+ Trong các dịp lễ, tết, kỷ niệm ngân hàng cần tặng quà, hoa để chúc
mừng nhằm củng cố mối quan hệ ngày càng bền chặt hơn. Đây cũng là cử chỉ thể
hiện sự quan tâm, hiếu khách của ngân hàng đối với khách hàng.
+ Đối với đối tượng khách hàng là cá nhân ngân hàng cần biết thông tin
về ngày sinh nhật của khách hàng để gửi bưu thiếp đến chúc mừng sinh nhật của
khách hàng. Tuy đây là cử chỉ nhỏ nhưng nó góp phần rất lớn vào công tác chăm
sóc khách hàng của ngân hàng.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 85


- Đối với những khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch tại ngân hàng thì việc
tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng là hết sức cần thiết. Vì vậy để tạo được
ấn tượng khởi đầu tốt cần phải xem xét đến thái độ , phong cách phục vụ của
nhân viên ngân hàng.
+ Thái độ của nhân viên cần phải thay đổi cho phù hợp, nhất là những
nhân viên tiếp xúc thường xuyên trực tiếp và hàng ngày đối với khách
hàng.Những nhân viên này đòi hỏi phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp,
có thái độ nhiệt tình vui vẻ, tận tâm đối với khách hàng.
+ Xây dựng và thay đổi phong cách phục vụ sao cho mà khi một khách
hàng bước vào ngân hàng họ cảm nhận được điều đó mới thành công, phục vụ
sao cho họ cảm thấy mình đang được cần, chờ đến, họ cảm thấy hãnh diện khi
bước vào ngân hàng. Muốn như thế thì nhân viên cần:
+ Khi thấy khách hàng bước vào nhân viên tiếp xúc với khách hàng cần
quan sát khách hàng, tiếp đến đứng lên chào và hỏi khách hàng để biết nhu cầu
của khách hàng khi đến ngân hàng là gì. Có như thế khách hàng mới cảm thấy
mình được nhiệt tình đón tiếp.
+ Khi giao dịch xong nhân viên ngân hàng cần tập thói quen sử dụng câu
nói “ Cám ơn quí khách hàng đã đến giao dịch tại ngân hàng” Tuy câu nói đơn
giản nhưng nó có giá trị rất lớn trong giao tiếp nói chung và trong lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng nói riêng. Câu nói thể hiện sự tôn trọng của ngân hàng đối với
khách hàng.
- Để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng cần tạo ra
mối quan hệ thân thiện đối với khách hàng để cho khách hàng nhận thấy ngân
hàng không chỉ là nơi giao dịch mà còn là người bạn thân thiết đối với khách
hàng.
Giả sử trong dịp tết nhu cầu đổi tiền cũ lấy tiền mới của khách hàng là rất lớn,
trong số những khách hàng này có những người chưa từng đến ngân hàng giao
dịch bao giờ. Do đó việc gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng là rất cần thiết nó
là nhân tố ảnh hưởng lớn đế công tác huy động vốn của ngân hàng trong tương
lai. Tuy nghiệp vụ này không mang lại lợi ích cho ngân hàng ở hiện tại nhưng nó
có thể sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng trong tương lai. Nếu khách hàng có thái
độ đón tiếp niềm nở, nhiệt tình phục vụ khách hàng thì đây có thể xem như một

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 86


công tác quảng cáo không tốn tiền của ngân hàng bởi đa số những khách hàng
này là những người buôn bán nhỏ nên khả năng tuyên truyền rất xa.
- Ngân hàng thường có những chương trình huy động vốn trong các dịp lễ
tết với nhiều hình thức khuyến mãi như rút thăm trúng xe, trúng vàng…Bên cạnh
đó ngân hàng còn có những món quà tặng cho những khách hàng có quan hệ lâu
năm, uy tín và những khách hàng có lượng tiền gửi lớn. Tuy nhiên các hình thức
này có nhiều ngân hàng thực hiện nên chưa tạo được nét riêng của ngân hàng.
- Ngân hàng cần kết hợp giữa hình thức khuyến mãi với hình thức quảng
cáo. Thay vì tặng tiền thưởng cho những khách hàng có lượng tiền gửi lớn, ngân
hàng có thể thay vào đó là những món quà trên đó có hình logo của ngân hàng
+ Đối với các cơ quan, các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với ngân
hàngthì ngân hàng có thể tặng cho những người lãnh đạo, ban giám đốc một
chiếc đồng hồ để bàn nhỏ, gọn và trên đó thể hiện logo của ngân hàng nông
nghiệp.
+ Đối với những khách hàng gửi với lượng tiền gửi lớn ngân hàng có
thể tặng những món đồ tiêu dùng hàng ngày hay cách tân và tâm lí một tí ngân
hàng có thể thiết kế một món quà mạng đậm nét đặc trưng của ngân hàng nông
nghiệp.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 87


CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình huy động vốn của NHNo& PTNT tỉnh Cà Mau cho
thấy các năm qua nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng vượt so với kế
hoạch đề ra. Tốc độ tăng vốn huy động bình quân trên 20% đây là một tỷ lệ tăng
khá cao.
Sở dĩ ngân hàng có được kết quả như thế là do trong các năm qua ngân hàng
đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, kỳ hạn gửi tiền, các hình
thức trả lãi, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ
thẻ….. Bên cạnh đó sự lãnh đạo linh hoạt và sự nhiệt tình trong công việc của đa
số cán bộ công nhân viên trong ngân hàng cũng là yếu tố góp phần đem lại kết
quả trong công tác huy động vốn.
Tuy nhiên nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế sẽ mang lại
nhiều cơ hội cho các ngành kinh doanh trong tỉnh do đó ngân hàng cần đẩy mạnh
hơn nữa công tác huy động vốn để để nâng cao khả năng cạnh tranh trên lĩnh
vực huy động vốn nói riêng và các lĩnh vực dịch vụ khác của ngân hàng nói
chung. Để công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao thì trong từng
giai đoạn ngân hàng cần thiết lập chiến lược huy động vốn phù hợp với điều kiện
kinh tế của Tỉnh Trên cơ sở đó tạo nền tảng đưa NHNo& PTNT tỉnh Cà Mau trở
thành ngân hàng lựa chọn số 1 đối với khách hàng nông thôn và thành thị trên địa
bàn.
6.2. KIẾN NGHỊ
- Đề nghị NHNo& PTNT Tỉnh Cà Mau thành lập trang Web riêng của ngân
hàng để tạo kênh thông tin cho khách hàng dễ tìm hiểu.
- Đề nghị NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau cần bố trí và sắp xếp lại sàn giao
dịch để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng.
- Đề nghị NHNo&PTNT Tỉnh Cà mau cần bố trí lại những nơi bán hồ sơ
cho khách hàng, cần đặt những bảng chỉ dẫn để cho khách hàng biết nhằm tiết
kiệm thời gian cho khách hàng.
- Đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam cho phép chi nhánh được áp dụng lãi
suất huy động vốn ngang với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 88


- NHNo& PTNT Việt Nam cần có cơ chế tín dụng, cơ chế đảm bảo tiền vay
phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu. Vì giá trị tôm
xuất khẩu lớn nên nhu vốn rất lớn, nếu buộc thế chấp tài sản thì khó có thể phát
triển tín dụng trên lĩnh vực này. Từ đó không thể kết hợp phát triển các dịch vụ,
mua bán ngoại tệ và công tác huy động vốn.
- Đề nghị NHNo& PTNT lắp đặt thêm các máy ATM cho các chi nhánh cấp 2
để tạo điều kiên cho công tác phát triển dịch vụ thẻ trong tỉnh góp phần nâng cao
khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn.

SVTH: Huỳnh Thị Thuý Phượng Trang 89


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................. 1


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu) ....................................................... 2
1.3.2. Thời gian ........................................................................................... 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. ............................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược ...................................... 4
2.1.2. Các bước thiết lập chiến lược............................................................. 4
2.1.3. Sơ đồ quy trình lập chiến lược ......................................................... 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 12
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. .......................................................... 12
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
NỘI TẠI, TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH CÀ MAU........................................................................ 14
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH CÀ MAU........................................................................ 14
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................... 14
3.1.2. Hệ thống mạng lưới. ........................................................................ 14
3.1.3.Sản phẩm dịch vụ.............................................................................. 16
3.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng ............................................. 21
3.1.5. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................... 21
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005,
2006. ......................................................................................................... 23

vi
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH
CÀ MAU QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006. ................................................... 30
3.2.1.Phân tích nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn .............................. 31
3.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn - phân theo thành phần kinh tế..... 35
3.2.3. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng – phân theo tiêu chí
nội tệ và ngoại tệ. ...................................................................................... 38
3.3. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn ..................... 41
3.3.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn...................................................... 41
3.3.2. Tổng dư nợ/ Vốn huy động. ............................................................. 42
3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA NGÂN HÀNG THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG. ................................................... 42
3.4.1 Nhân sự ............................................................................................ 43
3.4.2. Sản phẩm dịch vụ............................................................................. 44
3.4.3. Marketing ........................................................................................ 45
3.4.4. Về tài chính ..................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ....... 48
4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ .................................................... 48
4.1.1. Yếu tố kinh tế. ................................................................................. 48
4.1.2. Yếu tố tự nhiên. ............................................................................... 51
4.1.3. Yếu tố dân số và lao động ................................................................ 52
4.1.4. Yếu tố quốc tế.................................................................................. 52
4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ. ................................................... 55
4.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại ................................................ 55
4.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. ............................................... 60
4.2.3. Phân tích vấn đề cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng .................... 62
4.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh............................................................. 63
4.2.5. Khách hàng...................................................................................... 65
4.3. PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. ........................... 65
4.3.1. Phân tích những cơ hội. ................................................................... 65
4.3.2. Những thách thức............................................................................. 68
4.4. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT........................................................... 70

vii
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo& PTNT
TỈNH CÀ MAU VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG .............. 73
5.1. XÁC ĐỊNH SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU ............................................... 73
5.1.1 Sứ mệnh............................................................................................ 73
5.1.2. Mục tiêu........................................................................................... 73
5.2. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN
LƯỢC. .......................................................................................................... 74
5.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm. ....................................................... 74
5.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường...................................................... 77
5.2.3. Chiến lược phát triển thị trường. ...................................................... 79
5.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC .................................................................. 80
5.4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC............................................. 81
5.4.1. Giải pháp về quản lí lãi suất. ............................................................ 81
5.4.2. Công nghệ ....................................................................................... 82
5.4.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ........................ 82
5.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................... 84
5.4.5. Marketing ngân hàng hay chăm sóc khách hàng............................... 85
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 88
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................ 88
6.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 88

viii

You might also like