You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ TIỀN TỆ TRONG NGÂN HÀNG

Tiểu luận: Quan hệ giữa chức năng phát hành tiền của NHTW với mục tiêu kiểm
soát lạm phát

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Lạm phát.
1.Khái niệm về lạm phát.
Cho đến nay, đã có rất nhiều những quan điểm khác nhau về lạm phát. C.Mark cho
rằng, lạm phát là do lượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu về tiền tệ của lưu
thông hàng hoá, và theo Mark, chỉ có một nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do
lượng tiền tăng lên quá mức.
Cũng đưa ra khái niệm lạm phát, trường phái giá cả hay quan điểm của nhà kinh tế
học nổi tiếng Paul A.Samualson và William D. Nordauhs cho rằng lạm phát xảy ra
khi mức giá cả nói chung tăng lên. Với quan điểm này, tác giả đã tiếp cận từ biểu
hiện của lạm phát, hậu quả của nó đến với nền kinh tế. Sự tăng giá của bất kì hàng
hoá đơn lẻ nào đó không gọi là lạm phát nếu giá của các hàng hoá khác lại giảm.
Lạm phát là một vấn đề rất phức tạp xét trên cả góc độ nghiên cứu lý thuyết lẫn
ứng dụng trong thực tiến. Và cho đến nay, những quan điểm về nó vẫn chưa thống
nhất.

2. Thước đó lạm phát.


Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số quan trọng mà một nước thường lấy để đo tỉ lệ
lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến rổ hàng hoá và dịch vụ
cụ thể được người tiêu dùng mua. Cách tính chỉ số CPI không phải là cộng tất cả
các giá cả lại và chi cho tổng số khối lượng hàng hoá mà là cân nhắc từng mặt
hàng theo tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế.
Chỉ số giảm phát CPI được coi là chỉ số giá phản ánh bình quân giá tất cả các hàng
hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước. Do vậy, con số này có thể nói là toàn
diện hơn chỉ số CPI vì bao quát hết tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ. Chỉ số này
được dùng để tính để giảm phát GDP danh nghĩa và tính GDP thực.

3. Phân loại lạm phát.


Lạm phát chấp nhận được là lạm phát ở mức 1 con số ( không quá 10%)
Lạm phát cao là lạm phát 2 con số đến khoảng 50%. Đây là mức lạm phát báo
động gây hậu quả xấu đến kinh tế xã hội.
Lạm phát phi mã có mức vượt quá 50%. Nó phá vỡ mọi câu đối về hệ thống tài
chính tiền tệ, kinh tế xã hội có nhiều biến động sâu sắc.

4. Nguyên nhân.
Hiện nay, có thể kể ra 1 số trường phái khác nhau về lạm phát do xuất phát từ các
quan điểm nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát gắn liền
với những vấn đề chung của sự phát triển và kém phát triển của nền kinh tế, cũng
như các yếu tố thể chế, chính sách và xã hội ở mỗi nước.
Một cách chính xác, lạm phát ở Việt Nam là tổng hợp của cả ba dạng thức lạm
phát: Lạm phát cầu kéo; lạm phát chi phí đẩy; lạm phát tiền tệ. Trong đó lạm phát
tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát nhanh và nghiêm trọng.
Tìm hiểu về lạm phát tiền tệ, ta thấy đây là một hiện tượng thuần tuý tiền tệ, giá
tăng lên ít nhiều do tăng cung tiền tệ quá mức của nền kinh tế. Lạm phát xuất hiện
khi một khối lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn lượng tiền cần thiết cho sự lưu
thông của thị trường dẫn đến sự mất giá của đồng tiền. Lạm phát do cung tiền cao
là hiện tượng xẩy ra khi tăng cung tiền tệ nhiều hơn tăng cung hàng hoá.

5. Hậu quả của lạm phát.


Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng tăng cao và lạm phát tăng
cao cũng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động
chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế..
Người dân ngày càng lo ngay về sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và
mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt
động đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Lạm phát cao đặc
biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá
cả. Cùng với đó, lạm phát làm giảm các nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước
trên cả phương diện do sản xuất đình đốn lẫn sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh
đó, khi rơi vào tình trạng lạm phát cao đến khi ra khỏi khủng hoảng cần một thời
gian với sự hao tổn lớn.
Nói tóm lại, lạm phát cao làm toàn bộ nền kinh tế bị méo mó biến dạng, nghiêm
trọng, gây ra những tâm lý xã hội phức tạp và sự lãng phí ghê ghớm.

(Bonus:
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển trở lại sau một
thời gian thiểu phát từ năm 1999, đến 2003 thì câu chuyện lạm phát trở lại. Năm
2003 mức lạm phát ở mức 4.2% , rồi tăng từ tử qua các năm. Đến năm 2007, đầu
năm 2008, lạm phát có những biến đổi đáng lo ngại. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát là
12,63% cao hơn nhiều mức độ tăng trưởng 8.5%- 9%. Và đến đầu năm 2008, lạm
phát tiếp tục tăng cao, vượt xa so với dự báo. Chỉ số tháng 4_2008 so với tháng
12_2007 ( tức là 4 tháng) đã tăng 11.6% ( đã tăng 2 chữ số), và so với cùng kỳ
tháng 3_2007 ( 3.52%) thì đã tăng hơn 3 lần. Theo tổng cục thống kê thì tỷ lệ lạm
phát năm 2008 là 19.89%, đó là mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm gần đây
và cao hơn các nước trong khu vực. Lạm phát cao đã tác động lớn đên sản xuất và
đời sống nhân dân, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng của thiên
tai, dịch bệnh, người làm công ăn lương, người lao động ở các khu công nghiệp và
đại bộ phận dân cư có thu nhập thấp.
)

II. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG.
1. Ngân hàng trung ương là ngân hàng độc quyền phát hành tiền.
Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi,
ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ
cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp ngân hàng trung ương điều tiết mức
cung ứng tiền tổng hợp.
Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền
lưu thông để có thể kiếm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng
lượng cầu hay giảm lượng cầu tương ứng.

2. Tại sao ngân hàng trung ương lại độc quyền phát hành tiền.
Các Chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu
thông trong phạm vi toàn quốc. Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như Nhà
nước là người phát hành tiền, nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, khi
Chính phủ phát hành tiền thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng phát hành rất
khó.
Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng
tiền lưu thông để có thể kiếm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để
tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu tương ứng.
Giấy bạc do NHTW phát hành- một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ
Chính phủ- sẽ có uy tín cao trong lưu thông.
Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một
ngân hàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp.

3. Các kênh phát hành tiền.


3.1 Kênh ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước phải cân đối giữa tổng thu tài chính và tổng chi tài chính
nhưng trong thực tế ngân sách nhà nước thường rơi vào một trong 2 trạng thái:
ngân sách bội thu nếu tổng thu lớn hơn tổng chi. Khi ngân sách bội thu thì hoạt
đông của ngân sách không ảnh hưởng đến hoạt động của NHTW. Nhưng khi ngân
sách bội chi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chính sách tiền tệ. Lúc đó lượng tiền
lưu thông ngoài xã hội sẽ dư thừa và dễ gây ra tình trạng lam phát.
3.2 Kênh ngân hàng thương mại.
Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, và lượng tiền cung ứng thêm trong
năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ và nhu cầu vay vốn của các
tổ chức tín dụng, NHTW phát hành tiền bằng cách cho các tổ chức tín dụng vay
ngắn hạng dưới hình thức tái cấp vốn như:
-Cho vay đảm bảo bằng các chứng từ có giá
-Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá…
Tái cấp vốn là cách để NHTW đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống chế về số
lượng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng trung gian, bơm tiền ra lưu thông
theo mức độ đã được khống chế để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng
kinh tế.

3.3 Nghiệp vụ thị trường mở.


Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở NHTW mua các chứng từ có giá trên thị
trường tiền tệ như: tín phiếu kho bạc, chứng từ có giá ngắn hạn khác. Khi NHTW
thực hiện nghiệp vụ mua là NHTW đã đưa một lượng tiền vào lưu thông, các
chứng từ có giá được NHTW nắm giữ trở thành tài sản Có của NHTW, tương ứng
với nó là sự tăng lên một lượng tiền dự trữ của các NHTM hoặc lượng tiền mặt,
làm tăng khối tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, bằng cách bán các loại tín phiếu có giá ngắn hạn NHTW có thể thu hẹp
tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.

3.4 Kênh thị trường ngoại hối


Mỗi quốc gia trên thế giới đều có dự trữ vàng và ngoại tệ nhất định. Dự trữ chính
thức nằm trong kho bạc của Chính phủ dưới dạng dự trữ quốc gia. Dự trữ này
không phải để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của công chúng cũng không phải để
bảo đảm giá trị tiền tệ phát hành, mà chúng nhằm thực hiện công dụng chính, đó là
một công cụ để NHTW can thiệp vào thị trường vàng và ngoại tê.

You might also like