You are on page 1of 22

LuongK (http://www.caravanviet.

com)

I. Amateur và nhiếp ảnh 1: ISO, khẩu độ, tốc độ chụp.


Thủa đi học, em có ông thầy dạy khoa điện trường BKTPHCM được đám sinh viên
gọi đùa là Người Nông Dân, biệt danh này xuất phát từ câu hỏi thường xuyên của
thầy trong các lần bảo vệ luận án tốt nghiệp:
“Tôi là người nông dân, không biết gì về điện, em hãy trình bày sao cho người nông
dân như tôi hiểu về vấn đề ACB trong đề tài XYZ của em”.

Có lẽ là dùng ngôn ngữ hoa mỹ, phô trương hiểu biết- có và không có- dễ hơn là cố
gói kiến thức nhận được bằng ngôn ngữ bình dân.

Với tiêu chí bình dân hóa ngôn ngữ nhiếp ảnh, em sẽ thay thế các từ ngữ rối rắm ưa
làm nản lòng chiến sĩ của nhiếp ảnh bằng các từ ngữ trực quan sinh động, mong là các
bác sẽ nín cười và góp ý xây dựng.

Nếu các bài viết làm thất vọng các bác, bác nnghia sẽ giới thiệu vô số sách bài bản về
nhiếp ảnh, từ sách in cho đến sách mạng.

Thống nhất vậy nhé!

03 THÔNG SỐ CƠ BẢN

Bản chất việc bấm máy chụp ảnh là điều chỉnh một liều lượng ánh sáng thích hợp
qua độ mở ống kính đến phim hoặc cám biến đặt trong một hộp tối- hộp tối này gọi là
chiếc máy ảnh- sự tác động của ánh sáng lên phim hoặc cảm biến- gọi gọn là cảm
biến- tạo ra hình ảnh.

Liều lượng ánh sáng đúng: tấm hình đúng sáng.


Liều lượng ánh sáng không đúng: tấm hình thiếu hoặc dư sáng.

Ba thông số điều chỉnh liều lượng ánh sáng nói trên là:

1-ISO:

ISO là độ nhạy sáng của phim hoặc cảm biến có các giá trị sau:
32, 64, 100, 200, 400, 800, 1000 . . .

Với cùng một liều lượng ánh sáng tác động lên cảm biến, ISO càng cao thì khả năng
bắt sáng của cảm biến càng tăng, hình càng sáng.

1
Lưu ý: ISO càng cao, hình càng bị nhiễu và mất chi tiết ở vùng sáng.

Điều chỉnh thông số:


a) Đọc sách hướng dẫn.
b) Bấm vào nút ISO và xoay dĩa quay, thấy dải số thay đổi theo các giá trị trên.
Trong trường hợp điều chỉnh, bạn thấy có nhiều trị số khác chen vào các giá trị ở trên,
có nghĩa là máy của bạn có bước chỉnh tinh hơn.

2- Khẩu độ:

Khẩu độ là độ mở ống kính có các giá trị sau:


1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 32

Trị số này càng lớn, độ mờ ống kính càng nhỏ, liều lượng ánh sáng đi qua tác động
lên cảm biến càng giảm.

Lưu ý:
a) Khẩu độ lớn: khoảng rõ nét tấm hình mỏng, xóa phông.
b) Khẩu độ nhỏ: khoảng rõ nét tấm hình sâu, nét sâu.

Điều chỉnh thông số:


a) Đọc sách hướng dẫn.
b) Đặt máy ở các chế độ M, A (Nikon), Av (Canon) và xoay dĩa quay, thấy dải số
thay đổi theo các giá trị trên.
Trong trường hợp điều chỉnh, bạn thấy có nhiều trị số khác chen vào các giá trị ở trên,
có nghĩa là máy của bạn có bước chỉnh tinh hơn.

3-Tốc độ:

Tốc độ là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào, có các giá trị
sau:

. . . 1000, 500, 250, 125, 60, 30, 15, 8, 4, 2, 1, 2, 4, 6, 8, . . . 30

Trị số màu đỏ, trước số 1 có đơn vị là 1/x giây.


Trị số màu xanh, từ số 1 có đơn vị là giây.
Tốc độ càng nhanh, liều lượng ánh sáng tác động lên cảm biến càng giảm.

Lưu ý:
a) Tốc độ nhanh: bắt đứng chủ đề.
b) Tốc độ chậm: tạo động chủ đề.

Điều chỉnh thông số:


c) Đọc sách hướng dẫn.
d) Đặt máy ở các chế độ M, S (Nikon), Tv (Canon) và xoay dĩa quay, thấy dải số thay
đổi theo các giá trị trên.
Trong trường hợp điều chỉnh, bạn thấy có nhiều trị số khác chen vào các giá trị ở trên,
có nghĩa là máy của bạn có bước chỉnh tinh hơn.

2
Amateur và nhiếp ảnh 1 (tt)

Cách đặt ba thông số cơ bản khi chụp:

ISO: tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng, nên đặt ISO thấp khi có thể, hình sẽ lên đủ chi
tiết hơn.

Với ISO 100, điều kiện ánh sáng trời tốt cặp khẩu độ& tốc độ cơ bản đặt theo kinh
nghiệm là:

Khẩu độ: 11, tốc độ: 125 (1/125”)

Trên cơ sở cặp thông số này, tùy theo nội dung muốn thể hiện trong tấm hình: bắt
đứng hay tạo động, xóa phông hay nét sâu, ta điều chỉnh cặp thông số này theo
nguyên tắc: một nấc chỉnh tốc độ về phía tăng liều lượng ánh sáng tương ứng với một
nấc điều chỉnh khẩu độ về phía giảm liều lượng ánh sáng.

Việc đặt ISO cũng theo nguyên tắc này: tăng một nấc ISO theo hướng tăng liều lượng
ánh sáng, phải điều chỉnh khẩu độ hoặc tốc độ về hướng giảm liều lượng ánh sáng.

Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 1 (tt)

Như vậy, vấn đề là nên chọn chế độ nào để chụp?

Theo em, có nhiều bác cứ nghĩ chụp chế độ M mới là Pro, như vậy cũng tốt thôi, tuy
nhiên làm vậy hóa ra mình bỏ phí công lao của nhà chế tạo máy và uổng phí chức
năng mà mình đã bỏ tiền ra để có nó.

Bản thân em, em thường dùng chế độ A, đặt khẩu độ theo nội dung mong muốn. Phần
tốc độ giao phó cho máy vậy

Trong trường hợp muốn tạo động, em chụp chế độ S, để chủ động tốc độ, như tấm
hình này:
Đặt ISO 200, tốc độ 1/30" chế độ S

3
Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 1 (tt)

Xin chốt lại vấn đề thứ nhất như sau:


Chế độ M:
Các bác chỉ cần nhớ rõ cặp 11- 125 là cặp khẩu độ- tốc độ với ISO 100 ở điều kiện
ánh sáng trời đẹp.

Trên cở sở này, ta điều chỉnh liều lượng ánh sáng:

a. Ánh sáng yếu hơn: trời có mây, chụp dưới bóng râm . . . tăng liều lượng ánh sáng
bằng cách:

1. Giữ nguyên hai trong ba thông số: khẩu độ, tốc độ, ISO
2. Điều chỉnh thông số còn lại theo hướng tăng liều lượng ánh sáng.

b. Ánh sáng mạnh hơn: trời nắng gắt, bờ biển . . .

1. Giữ nguyên hai trong ba thông số: khẩu độ, tốc độ, ISO
2. Điều chỉnh thông số còn lại theo hướng giảm liều lượng ánh sáng.

Sau khi điều chỉnh liều lượng ánh sáng như trên, xem như đã cài đặt ba thông số cơ
bản đúng sáng. Tùy theo ý đồ nội dung:
- Xóa phông
- Nét sâu
- Bắt đứng
- Tạo động
Ta giữ nguyên liều lượng ánh sáng đã đặt bằng cách: ta điều chỉnh cặp thông số này
theo nguyên tắc một nấc chỉnh tốc độ về phía tăng liều lượng ánh sáng tương ứng với
một nấc điều chỉnh khẩu độ về phía giảm liều lượng ánh sáng.

Chế độ ưu tiên Khẩu độ (Aperture priority): A (Nikon)- Av (Canon)


Chủ động điều chỉnh khẩu độ theo ý đồ: xóa phông hay nét sâu.

Chế độ ưu tiên Tốc độ màng trập (Shutter priority): S (Nikon)- Tv (Canon)


Chủ động điều chỉnh tốc độ chụp theo ý đồ: bắt đứng hay tạo động.

4
Ví dụ:

#1: Với khẩu độ 11, ta có nét sâu, hậu cảnh nhà thờ Đức Bà rõ:

#2: Với khẩu độ 4, ta xóa phông, hậu cảnh nhà thờ Đức Bà nhòe đi.

5
II. Amateur và nhiếp ảnh 2: lấy nét, đo sáng và chụp.
Sau khi đặt xong ba thông số cơ bản: ISO; khẩu độ; tốc độ, các thao tác tiếp theo là:

- Lấy nét
- Đo sáng
- Khóa nét, khóa đo sáng
- Chụp

LẤY NÉT (FOCUS)

Tất cả các máy kỹ thuật số ống kính rời DSLR đều có hai cách lấy nét: tay MF và tự
động AF.

1. Lấy nét tự động AF

Các chế độ lấy nét tự động:

Nhìn chung tất cả các máy DSLR đều có ba chế độ lấy nét tự động cơ bản:

- AF-S (Nikon) hay One Shot AF (Canon): dùng để lấy nét cho chủ đề tĩnh.

- AF-C (Nikon) hay AI Sevro AF (Canon): dùng để lấy nét cho chủ đề chuyển động.

- AF-A (Nikon) hay AI Focus AF (Canon): dùng để lấy nét cho chủ đề liên tục
chuyển đổi tĩnh và động.

Lựa chọn vùng lấy nét:

Trên máy DSLR, có thể chọn nhiều vùng lấy nét từ hai lựa chọn cơ bản:
Lấy nét đa điểm: thích hợp cho chụp phong cảnh, kiến trúc.

Lấy nét điểm: thích hợp cho chụp chủ đề xác định như người, vật, hoa, lá, cành . . .
điểm lấy nét này có thể điều chỉnh trên máy cho phù hợp vị trí chủ đề trong khung
ngắm.

2. Chế độ lấy nét tay:


Sử dụng trong trường hợp hệ thống lấy nét tự động không hoạt động như chụp trong
điều kiện ánh sáng yếu, trong chủ đề tương phản màu sắc kém hoặc đơn giản là ống
kính không có chế độ AF. Đơn giản chỉ là xoay vòng lấy nét trên ống kính cho đến
khi chủ đề trong khung ngắm rõ nhất.

ĐO SÁNG

Cũng có thể lựa chọn chế độ đo sáng từ hai chế độ cơ bản:

Đo sáng đa điểm: thích hợp cho chụp phong cảnh, kiến trúc.

Đo sáng điểm: thích hợp cho chụp chủ đề xác định như người, vật, hoa, lá, cành . . .

6
THAO TÁC BẤM NÚT CHỤP

Hành trình của nút chụp gồm hai giai đoạn: phân nửa và toàn phần.

Giai đoạn 1:

Nhấn và giữ phân nửa nút chụp, lúc này máy sẽ thực hiện các công tác:

Lấy nét: điểm hoặc vùng lấy nét trong khung ngắm sáng đỏ, máy có tiếng bíp nhỏ (có
thể tắt âm thanh này trong menu).

Đo sáng: thực hiện đồng thời với lấy nét.

Khóa nét: với thao tác giữ phân nửa nút chụp, việc khóa nét đã được máy thực hiện.

Lưu ý:

Trong giai đoạn này, việc lấy nét và đo sáng đã được máy thực hiện xong, tuy nhiên
không phải lúc nào bố cục trong khung ngắm cũng đã ưng ý người chụp, ta có thể
tinh chỉnh bố cục chụp bằng cách đứng tại chỗ xoay máy lên, xuống, trái, phải sau
khi khóa nét và khóa đo sáng:

Khóa nét: giữ phân nửa nút chụp.

Khóa sáng: đồng thời nhấn nút AE-L/AF-L (Nikon) hoặc nút có dấu hoa thị *
(Canon).

Giai đoạn hai:

Nhấn phân nửa nút chụp còn lại, máy thực hiện việc ghi hình.

Kết hợp giữa hai bước Amateur và nhiếp ảnh 1 và Amateur và nhiếp ảnh 2, bạn đã có
một tấm hình đúng sáng về mặt kỹ thuật. Cám ơn sự theo dõi của các bạn, hẹn gặp lại
trong Amateur và nhiếp ảnh 3: các yếu tố để có tấm hình đẹp.

Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 2: lấy nét, đo sáng và chụp.

Ví dụ minh hoạt về vấn đề đo sáng:

Với ý đồ thực hiện một tấm hình tương phản sắc độ, em cài đặt máy như sau:
Chế độ chụp: A
Khẩu độ: 7.1
ISO: 200
WB: Auto
Vùng lấy nét: điểm, đặt tại tâm khung ngắm.
Đo sáng: điểm, đặt tại tâm khung ngắm.
Sau khi lấy nét và đo sáng tại điểm có sự tương phản gay gắt nhất, tại điểm ranh giới
giữa Nóc Nhà Thờ và mặt trời- thực hiện ý đồ tương phản sắc độ, em sẽ nói thêm khi
có dịp- giữ phân nửa nút chụp để khóa nét, tinh chỉnh lại bố cục trong khung ngắm:

7
Ở tấm thứ nhất, có thực hiện động tác bấm& giữ nút AE-L để khóa đo sáng, em có
tấm hình tương phản sắc độ, Nóc Nhà Thờ tối đúng ý đồ:

Ở tấm thứ hai này, do không thực hiện động tác bấm& giữ nút AE-L để khóa đo sáng,
do tinh chỉnh bố cục nên điểm đo sáng bị chuyển về tâm tấm hình (theo cài đặt: Đo
sáng: điểm, đặt tại tâm khung ngắm), máy đo sáng tại điểm mới nên thay đổi tốc độ
chụp, em có tấm hình đúng sáng cho Nóc Nhà Thờ nhưng sai ý đồ thực hiện một tấm
hình tương phản sắc độ.

Hai tấm hình này chụp cùng vị trí, cùng thời điểm và không xử lý bằng phần mền nào
(chỉ resize để post), nhưng không có chân máy, nên có chút khác nhau về góc chụp.

8
III. Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản
Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp.

Qua Amateur 1 và 2, có thể coi như chúng ta đã cài đặt xong các thông số căn bản,
bây giờ mời các bác tiếp tục tham khảo Amateur 3.
03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp là:
1. Góc máy
2. Bố cục
3. Thời điểm bấm máy

GÓC MÁY
Góc máy là vị trí cầm máy hướng đến chủ đề, chọn góc máy là di chuyển trái, phải,
lên, xuống, nghiêng máy. Các yếu tố liên quan đến góc máy là:

1. Nguồn sáng:

Ánh sáng thuận:


- Khái niệm: hướng ánh sáng chiếu thẳng vào chủ đề từ phía sau ống kính.

- Ý nghĩa, nội dung: êm đềm, phẳng lặng, dịu dàng, thanh bình.

- Ứng dụng: chụp phong cảnh, sản phẩm . . .

Ánh sáng chếch


- Khái niệm: hướng ánh sáng chiếu vào hông chủ đề.

- Ý nghĩa, nội dung: khí thế, hùng hồn, cường tráng. Tạo khối, đường nét, viền sáng
cho chủ đề.

- Ứng dụng: chụp duyệt binh, chân dung . . . , gần như 99% hình có tính nghệ thuận
điều chọn ánh sáng này.

Ánh sáng nghịch

- Khái niệm: hướng ánh sáng từ sau chủ đề chiếu thẳng vào ống kính.

- Ý nghĩa, nội dung: tạo sự tương phản sắc độ trong tấm ảnh.

- Ứng dụng: chụp chân dung, hoàng hôn, bình minh, tương phản sắc độ . . .

Thận trọng dùng các ánh sáng khi chụp chân dung:

- Ánh sáng từ trên đỉnh đầu xuống- thường gặp khi chụp mẫu ngoài trời: hốc hác, tiền
tụy.

- Ánh sáng từ dưới lên- thường gặp khi chụp mẫu tại hồ nước, sông, biển: kinh hoàng,
lo âu, ma quái.

9
2. Bối cảnh

Bối cảnh một tấm hình đẹp phải có:


Chủ đề chính.
Hậu cảnh.
Tiền cảnh.
Đường nét cho chủ đề.

Chọn hậu cảnh, tiền cảnh có ý nghĩa cho chủ đề: bối cảnh thuận, bối cảnh nghịch, bối
cảnh đối xứng hoặc đơn giản là hậu cảnh ghi nhận nơi chụp của chủ đề.

BỐ CỤC
Bố cục là đóng khung chủ đề, sắp xếp đường nét, sắp xếp các chi tiết trong tấm ảnh.

Bố cục căn bản: dựa trên tỷ lệ vàng 2/3 (1/3) của ngành kiến trúc:

Trên tấm hình ABCD ta có:


04 đường mạnh: XY, X’Y’, MN, M’N’
04 điểm mạnh: O, P, Q, R

Đưa chủ đề vào các đường mạnh, điểm mạnh để nhấn mạnh chủ đề, làm chủ đề nổi
bật trên phông, trên hậu cảnh.

Bố cục trong các tình huống thường gặp:

Chân dung:

- Hướng nhìn của chủ đề theo nguyên tắc: khoảng trống phía trước/ phía sau là 2/1.

- Tính liên tục của chi tiết: không cắt cúp để chân tay rời khỏi chủ đề.

10
Phong cảnh:
- Đường chân trời: không được nghiêng, phải song song với cạnh tấm hình, đưa vào
1/3 hoặc 2/3 của tấm hình. Tuyệt đối không để đường chân trời chia đôi tấm hình.

- Các chủ đề có đường thẳng: các đường thẳng phải song song với cạnh tấm hình.

- Tìm kiếm các chi tiết như con đường, cây cầu, bờ biển . . . dẫn dắt mắt người xem
vào điểm nhấn của tấm hình.

Trên đây là khái niệm Amateur về bố cục của tấm hình, có nhiều tài liệu chuyên sâu
về bố cục, tuy nhiên theo em, chúng ta chỉ là những tay máy nghiệp dư, biết nhiều
không khéo sẽ lúng túng trong vận dụng, đôi khi biết nhiều lại bị gò bó khi bấm máy
một tấm hình.

THỜI ĐIỂM BẤM MÁY


- Thời điểm bấm máy lúc sự việc xảy ra cao điểm sẽ cho tấm hình có giá trị nghệ
thuật cao.
- Thời điểm bấm máy có thể bắt được nội tâm thể hiện trên nét mặt mẫu.
- Thời điểm bấm máy đúng vào lúc ánh sáng đẹp nhất, lúc có cơn gió thoáng qua tạo
sự lay động . . .

Nói chung, yếu tố thứ 3 này là yếu tố hên xui, nhưng nó lại quyết định cái hồn của
một tấm hình. Chính yếu tố này mới là yếu tố gây nghiện cho giới nhiếp ảnh, tạo ra
những tay máy lang thang săn tìm cái THỜI ĐIỂM BẤM MÁY.

Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp.
(tt)

Mượn hai tấm hình làm minh họa cho tính thẳng hàng:
Ở tấm thứ nhất, các bác thấy rõ hàng chữ ở phông phía sau bị nghiêng, tạo cảm giác
khó chịu.

11
Ở tấm thứ hai này, hàng chữ đã được bố cục thẳng theo chiều đứng.

Trong trường hợp có hai đường thẳng vuông góc nhau như các hàng chữ sau phông
(có thể nhiều đường hơn trong hình kiến trúc) , nhưng góc máy không thể canh bố cục
cho cả hai đường, ta chọn đường theo hướng đứng của chủ đề như hình thứ hai.

Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp.(tt)

Trường hợp chụp chân dung hay nói chung ảnh có người thì nên để mắt người nhìn
vào khoảng không lớn nhất có đúng không ( Cái này nên hay không nhất thiết )
Ví dụ: Ảnh chụp Tân thủ tướng Obama

Tổng thống mới đắc cử Barack Obama trong buổi công bố lựa chọn bà Hillary
Clinton vào vị trí Bộ trưởng Ngoại giao hôm 1/12/2008. Ảnh: Reuters

12
Chụp chân dung tiếp: Em thấy một số báo chí nước ngoài chụp chân dung thường
crop rất nhiều, nhiều khi chỉ là chút sắc thái trên mặt. bị cắt ngang trán, Như vậy thì
cách nào là ảnh đẹp

Ví Dụ Ảnh chụp Johan Cruyff

Ảnh này minh họa cho Nội dung Ông Cruyff mắng Messi vì chơi chưa mạnh bạo

Những ảnh này em thấy rất đẹp và có hồn, có sai bố cục hay có các giải thích nào về ý
cho những bức ảnh này không ạ

Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp.(tt)

Hai hình đưa lên thuộc loại phá cách

Người ta chỉ phá cách sau khi biết thế nào là đúng cách

Ở hình thứ nhất, không phải là hình chân dung, hình có tính thời sự và chủ đề chính
không phải là ông Tổng Thống mà là cái hàng cờ.

Ở hình thứ hai, tác giả muốn đặc tả tâm trạng chủ đề. Ở loại hình đặc tả, việc cắt . . .
phọt óc chủ đề là chuyện bình thường.

“Lỡ kiếm cơm bằng chụp đám cưới mà chụp ánh sáng chếch, không sáng mặt ăn tiền
là tèo, phá cách nữa thì chỉ có ăn mày”

Ở đời cũng lạ: có khi cùng một con người, thương thì người đời bảo là lanh lẹ ghét
thì bảo là ranh mãnh. Cùng một bố cục, hình của tay máy nổi tiếng được coi là phá
cách, hình của anh em mình sẽ được cho là sai bố cục!

13
Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp.(tt)

Em thêm một ảnh nữa


Một trong những vấn đề mình đã đề cập ở trên đó là, Không nên cho chân tay bị rời
khỏi bức hình ( nhìn như cắt rời. ) vậy mọi người bình luận thêm về bức hình này ạ
Ảnh chụp Tỷ phú Ted Tunner của Getty Images minh họa cho bài viết "10 Câu hỏi
cho Ted Tunner"

Và ảnh này, Đường chạy cắt ngang bức ảnh


Bức tường thép chạy xuyên qua Sa mạc bang Arizona ngăn cách giữa Mỹ Và Mexico.
Một trong những giải pháp của chính quyền Mỹ để ngăn chặn bớt làn sóng nhập cư
trái phép vào US .
Ảnh của năm của Time

14
Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 3: 03 yếu tố căn bản để có tấm hình đẹp.(tt)

Câu hỏi làm em nhớ lại một câu chuyện của thời trai trẻ, cách đây hơn hai mươi năm:
Hồi đó, có cô bé lớp 11 cùng khối xinh đẹp, học giỏi làm xao lòng đám nam sinh
cùng và khác trường. Thế nhưng, ngoài bạn học cùng lớp. cô bé tuyệt đối không hé
răng với bất cứ gã trai nào lảng vảng quanh mình, không biết là tại chảnh hay tại chấp
hành lời răn dạy của phụ huynh: tập trung học hành, không để trai nó phá rối.
Thế rồi, không biết xuất phát từ đâu, một cuộc cá độ phát ra, theo diện rộng: giờ tan
học, ai đu theo và làm cô bé hé răng, dù chỉ một lời là kẻ thắng cuộc. Bao nhiêu lời
ong bướm, bao nhiêu chiêu thức đưa ra đều thất bại.
Cuộc cá độ tưởng chừng kết thúc trong vô vọng, rồi một hôm, đám nhân chứng kiên
nhẫn còn lại sững sờ khi thấy cô bé không những hé răng mà còn tranh cãi sôi nổi với
một gã trai lạ hoắc khác trường. Cuộc cá độ đã có kẻ chiến thắng, và gã trai tiết lộ:
đơn giản là tau chọc cô bé chửi.

Dùng cái chướng tai, gai mắt để đạt mục đích là một chiêu thức hiệu quả phải không
các bác?

Quay lại các tấm hình trên:

Ở tấm thứ nhất, câu hỏi đặt ra là:


- Bạn có thấy khó chịu, kinh sợ khi thấy bàn tay ở đâu mọc ra chống lấy cái cằm? Nếu
chỉ cảm thấy như vậy thì đây là một tấm hình sai về bố cục.
- Thế nhưng cảm giác khó chịu làm bạn chú ý, cái bàn tay đó lại dẫn dắt bạn đến cái
ánh mắt đăm chiêu đầu âu lo, lột tả tâm trạng chủ đề. Nếu cảm được điều này, thì đây
chính là tấm ảnh bậc thầy, điểm nhấn được dẫn dắt từ cái chướng tai, gai mắt vậy.

Ở tấm hình thứ hai, đây là một tấm hình ra đời trong bối cảnh lịch sự cụ thể: làn
sóng nhập cư trái phép từ Mễ vào US.
- Tác giả dùng hình đen trắng để tạo tương phản sắc độ gay gắt, làm nổi bật bức tường
thép vốn đã nằm ở đường mạnh của tấm hình.
- Một chiếc xe dừng lại trước bức tường thép, dễ dàng cho người xem xác định được
vị trí địa lý Mễ & Mẽo.
- Và đường chân trời nghiêng một cách cố tình nhằm chuyển tải nội dung: làn sóng
nhập cư trái phép từ Mễ tràn qua Mẽo.
Nội dung cần chuyển tải nội dung trong bối cảnh lịch sử cụ thể, đã được khéo léo lồng
vào sự phá cách bố cục đem lại thành công cho tấm hình của năm.

Cám ơn các câu hỏi phản biện trực quan sinh động của em, làm cái não già nua và
lười biếng của em nhúc nhích, động đậy.

15
IV. Amateur và nhiếp ảnh 4: khoảng rõ nét trong tấm hình.
KHÁI NIỆM

Độ sâu trường ảnh, tiếng Anh là: Depth Of Field ( DOF) là khoảng rõ nét trong ảnh
xung quanh điểm lấy nét khi ta thực hiện chụp một tấm hình.

Trên hình minh họa:


Điểm A là điểm lấy nét.
Khoảng BC là khoảng ảnh rõ.

AC= 2AB

Khoảng BC càng lớn ta có khoảng rõ nét lớn, thường gọi là DOF sâu.
Khoảng BC càng nhỏ ta có khoảng rõ nét nhỏ, thường gọi là DOF mỏng.

16
03 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHOẢNG RÕ NÉT

1. Khẩu độ:

- Khẩu độ càng lớn, từ 5.6 , 4, 2.8 . . . khoảng rõ nét BC trong ảnh càng nhỏ, DOF
mỏng.

- Khẩu độ càng đóng nhỏ, từ 11, 16, 18 . . . khoảng rõ nét BC trong ảnh càng lớn,
DOF sâu.

2. Xích độ: là khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề.

- Xích độ càng nhỏ, chụp chủ đề càng gần máy, khoảng rõ nét BC trong ảnh càng nhỏ,
DOF mỏng.

- Xích độ càng lớn, chụp chủ đề càng xa máy, khoảng rõ nét BC trong ảnh càng lớn,
DOF sâu.

3. Tiêu cự ống kính:

- Tiêu cự ống kính càng lớn, tele càng dài, khoảng rõ nét BC trong ảnh càng nhỏ,
DOF mỏng.

- Tiêu cự ống kính càng nhỏ, wide càng rộng, khoảng rõ nét BC trong ảnh càng lớn,
DOF sâu.

CÁC ỨNG DỤNG CĂN BẢN CỦA KHOẢNG RÕ NÉT

1. Xác định điểm lấy nét trong thể loại cần khoảng rõ nét lớn.

Ví dụ: khi chụp một lớp học có nhiều hàng dọc và ngang, cụ thể là 05 hàng dọc và 04
hàng ngang, với lý thuyết AC=2AB trên, ta lấy nét vào học sinh ở hàng dọc 3 (giữa)
và hàng ngang thứ 2 (từ máy đến lớp học- đừng quên bài toán trồng cây năm nào).
Như vậy, từng hàng ngang 1 đến hàng ngang 4 đều nằm gọn trong khoảng rõ nét BC.

2. Xóa phông

- Chân dung, hoa lá cành . . .

- Đặt khẩu độ lớn, từ 5.6 trở lên.

- Xích độ nhỏ, gí ống kính sát chủ đề.

- Tiêu cự dài, ống kính tele.

- Đặt chủ đề xa phông.

17
3. Sắc nét

- Phong cảnh, kiến trúc, thời sự, cận cảnh, tĩnh vật, quảng cáo . . .

- Đặt khẩu độ nhỏ, từ 11 trở xuống.

- Xích độ lớn, đưa máy xa chủ đề.

- Tiêu cự ngắn, ống kính wide.

- Đặt chủ đề gần phông.

Ðề: Amateur và nhiếp ảnh 4: khoảng rõ nét trong tấm hình.(tt)

Cho em phụ anh Cương nhá


Xin minh họa cái trò này bằng 3 hình ảnh của Ducko chụp ở Mã Lai.
Nói về những chiếc bình hoa bằng đồng được nghệ nhân đúc tại 1 làng thủ công

Để ý các bác sẽ thấy khoảng rõ nét được dịch chuyển dần qua từng chiếc bình một

18
19
V. Amateur và nhiếp ảnh 5: có thể bạn chưa biết
CẢNH ĐÊM CÓ NGƯỜI

Hổm rày, thấy thiên hạ đổ xô ra khu trung tâm thành phố chụp hình với các phông
trang trí Giáng Sinh, Năm Mới. Có một lỗi thường gặp trong thể loại này: sáng được
mẫu thì hậu cảnh không rõ, rõ hậu cảnh thì mẫu tối thui.

1. Chuẩn bị: máy ảnh, chân ba càng (tripod), đèn flash.

2. Lưu ý khi sử dụng đèn flash:

- Xích độ: là khoảng cách từ máy đến chủ đề chính, liều lượng ánh sáng tác động lên
cảm biến ngoài những yếu tố tốc độ, khẩu độ, ISO còn chịu sự can thiệp của xích độ.
Khẩu độ lúc này điều chỉnh theo xích độ: xích độ nhỏ, khẩu đóng nhỏ; xích độ lớn,
khẩu mở lớn. Tốc độ lúc này chỉ ảnh hưởng lên độ sáng tối của phông, hâu cảnh.

- Tốc độ đồng bộ giữa máy và flash, bình dân gọi là tốc độ ăn đèn: thông thường là
1/125. Đặt tố độ chụp nhanh hơn tốc độ ăn đèn, hình không kịp phơi sáng hết.

- Nên đặt chế độ M khi chụp có đèn flash.

3. Thực hiện:

- Máy đặt trên chân ba càng

- WB: tự động

- Chế độ chụp M

- Xích độ: 3m

- ISO: 100

- Tốc độ: 1/2”

- Khẩu độ: 8

Diễn giải:

- Cặp thông số f8 và xích độ 3m quyết định sự phơi sáng của mẫu.

- Tốc độ 1/2” đủ thời gian phơi sáng của hậu cảnh.

- Chân ba càng để đảm bảo không run tay khi chụp ở tốc độ chậm 1/2".

Với cách chụp và thông số đề nghị này, ta sẽ có tấm hình đúng nét, sáng mặt mẫu và
hậu cảnh rõ như ý.

Chúc các bác có tấm hình đẹp cho người thân trong tình huống chụp hình này.

20
CẢNH HOÀNG HÔN, BÌNH MINH

- Máy đặt trên chân ba càng

- WB: tự động

- Chế độ chụp A (Nikon); Av (Canon)

- ISO: 100, 200

- Khẩu độ: 11; 16 hoặc lớn hơn.

- Lấy nét, đo sáng: điểm.

- Vị trí lấy nét& đo sáng: tại tiền cảnh.

Sau khi bấm nút chụp, xem lại trên LCD và nhấn nút điều chỉnh EV+/- bù trừ để có
tấm hình có ánh sáng vừa ý.
Khuyến cáo: không nên dùng chế độ chụp M trong trường hợp này, có thể hư quang
kế trong máy!

CẢNH ĐÊM

- Máy đặt trên chân ba càng

- WB: tự động

- Chế độ chụp A (Nikon); Av (Canon)

- ISO: 100, 200

- Khẩu độ: 11; 16 hoặc lớn hơn.

- Lấy nét, đo sáng: đa điểm.

Sau khi bấm nút chụp, xem lại trên LCD và nhấn nút điều chỉnh EV+/- bù trừ để có
tấm hình có ánh sáng vừa ý.

SÂN KHẤU

- WB: tự động

- Chế độ chụp A (Nikon); Av (Canon)

- ISO: 1600, 3200

- Khẩu độ: 5.6.

- Lấy nét, đo sáng: điểm.

21
CHÂN DUNG

1. Góc máy:

Trường hợp chụp nguyên người, cầm máy cao ngang bụng mẫu.
Lưu ý:

- Mẫu cằm nhọn: không chụp trên xuống.

- Mẫu trán cao, chải tóc cao: không chụp trên xuống.

- Mẫu lưỡng quyền cao: không chụp nghiêng.

- Mẫu mập: chọn nguồn sáng hoặc đánh flash hông.

- Mẫu thấp: chụp dưới hắt lên.

- Thận trọng dùng các ánh sáng khi chụp chân dung:
+ Ánh sáng từ trên đỉnh đầu xuống- thường gặp khi chụp mẫu ngoài trời: hốc hác, tiền
tụy.
+ Ánh sáng từ dưới lên- thường gặp khi chụp mẫu tại hồ nước, sông, biển: kinh
hoàng, lo âu, ma quái.

1. Bố cục:

- Máy đứng hoặc máy ngang đều được.

- Hướng nhìn của chủ đề theo nguyên tắc: khoảng trống phía trước/ phía sau là 2/1.

- Tính liên tục của chi tiết: không cắt cúp để chân tay rời khỏi chủ đề.

3. Thông số cài đặt đề nghị

- WB: tự động

- Chế độ chụp A (Nikon); Av (Canon)

- Tiêu cự: tele

- ISO: 100, 200

- Khẩu độ:
+ Xóa phông: 5.6, 4 hoặc nhỏ hơn.
+ Sắc nét, rõ phông phía sau: 8, 11.

- Lấy nét, đo sáng: điểm.


- Vị trí lấy nét& đo sáng: tại con mắt gần ống kính của mẫu.
Sau khi bấm nút chụp, xem lại trên LCD và nhấn nút điều chỉnh
EV+/- bù trừ để có tấm hình có ánh sáng vừa ý.

22

You might also like