You are on page 1of 2

BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Ngày: 08/02/2011

LỚP 10A5

Dạng 1: Tính động lượng

1 Một xe ôtô có khối lượng 2T đang chuyển động với vận tốc 45 km/h. Động lượng
của xe là bao nhiêu?

2 Một xe ôtô có khối lượng 3T đang chuyển động với vận tốc 63 km/h, một xe khác
có khối lượng gấp đôi phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu để có động lượng
bằng với xe ban đầu?

Dạng 2: Hệ va chạm (2 vật - 2 vật)

3 Một toa xe có khối lượng m1 = 3 T chạy với vận tốc v1 = 5 m/s đến va chạm vào
một toa xe đứng yên có khối lượng m2 = 2 T. Sau đó, toa xe này chuyển động với
vận tốc 3,6 m/s. Toa xe thứ nhất chuyển động như thế nào sau va chạm?

4 Hai viên bi có khối lượng m1 = 5 kg và m2 = 8 kg, chuyển động ngược chiều


nhau trên cùng một quỹ đạo thẳng và va chạm vào nhau. Bỏ qua ma sát giữa viên
bi và mặt phẳng. Vận tốc của bi 1 là 3 m/s.
a. Sau va chạm, cả 2 viên bi đều đứng yên. Tìm vận tốc bi 2 trước khi va chạm.
b. Giả sử sau va chạm bi 2 đứng yên còn bi 1 chuyển động ngược lại với vận
tốc v1’ = 3 m/s. Tính vận tốc bi 2 trước khi va chạm.

5 Hai viên bi có khối lượng lần lượt là m1 = 2m2 đang lăn ngược chiều về phía
nhau. Sau khi va chạm, cả 2 viên bi đều đứng yên. Hãy lập tỉ số so sánh vận tốc
ban đầu của hai viên bi v1/v2.

Dạng 3: Hệ va chạm (2 vật - 1 vật)

6 Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên đương nằm ngang không ma
sát với vận tốc 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay ngang với vận tốc 7 m/s (đối
với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Sau đó, xe chuyển động như
thế nào trong hai trường hợp:
a. Vật bay ngược chiều xe chạy.
b. Vật bay cùng chiều xe chạy.

7 Một xe gòng nặng 50 kg đang chạy với vận tốc 8 m/s thì có một người nặng 40
kg nhảy lên xe từ phía sau với vận tốc 4 m/s đối với đất. Hỏi vận tốc lúc sau của xe
là bao nhiêu?

Dạng 4: Hệ va chạm (1 vật - 2 vật)

8 Một tàu con thoi nặng tổng cộng 300 tấn mang theo một lượng nhiên liệu là 100
tấn đặt ở 2 buồng bằng nhau.
a. Khi khởi động, tàu con thoi đốt cháy buồng nhiên liệu thứ nhất và phụt khí ra
ngoài với vận tốc 100 m/s. Khi đó, tàu sẽ chuyển động với vận tốc bao
nhiêu?
b. Đến một độ cao nào đó, tàu tiếp tục đốt cháy buồng thứ hai. Sau đó vận tốc
tàu tăng lên 1,5 lần. Hỏi khí phụt ra với vận tốc là bao nhiêu?

1/2) http://gocriengtrenban.blogspot.com
9 Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm
ngang không ma sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 4 tấn. Giải sử khẩu
pháo chứa một viên đạn khối lượng 100 kg và nhả đạn theo phương ngang với vận
tốc đầu nòng 500 m/s. Xác định vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn, trong các
trường hợp:
a. Lúc đầu hệ đứng yên
b. Trước khi bắn, bệ pháo chuyển động với vận tốc 18 km/h theo chiều bắn.

Dạng 5: Hệ va chạm không cùng phương

10 Một viên đạn có khối lượng m = 2 kg khi bay đến điểm cao nhất của quỹ đạo
parabol với vận tốc v = 200 m/s thì nổ thành 2 mảnh.
a. Vận tốc của vật lúc nổ theo phương nào?
b. Mảnh 1 có khối lượng m1 = 1,5 kg văng thẳng đứng xuống dưới với vận tốc
v1 cũng bằng 200 m/s. Hỏi mảnh thứ 2 văng theo phương nào, vận tốc bao
nhiêu?

11 Một viên đạn đang bay với vận tốc v theo phương ngang thì đột nhiên nổ thành
2 mảnh bằng nhau. Mảnh thứ 1 bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận
tốc gấp đôi ban đầu. Mảnh thứ hai chuyển động như thế nào?

12 Một nguyên tử ban đầu đứng yên rã thành ba hạt: electron, nơtrino và hạt nhân
con. Biết động lượng của electron là pe = 12.10-23 kgm/s; động lượng của nơtrinô
vuông góc với động lượng eletron và có trị số pn = 9.10-23 kgm/s. Hỏi hướng và độ
lớn động lượng của hạt nhân con?

Dạng 6: Xung lượng

13 Một xe tải có khối lượng 4 T chạy với vận tốc 36 km/h. Nếu xe dừng lại 5s sau
khi đạp phanh thì phải hãm bằng bao nhiêu? (làm bằng cả 2 cách)

14 Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,15 kg chuyển động với vận tốc v =6 m/s
trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi va vào một vách cứng, nó bị bật trở ra với vận
tốc v’ = 5 m/s. Hỏi độ biến thiên động lượng của quả cầu sau va chạm là bao
nhiêu? Tìm xung lực (hướng và độ lớn) của vách tác dụng lên quả cầu nếu thời
gian va chạm là 0,03 s.

15 Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng một súng
trường bộ binh, biết rằng đầu đạn có khối lượng 10 g, chuyển động trong nòng
súng nằm ngang trong khoảng 10-3 s, vận tốc đầu bằng 0, vận tốc rời khỏi nòng là v
= 865 m/s.

16 Quả bóng khối lượng m = 300 g chuyển động với vận tốc 16 m/s đến đập vào
tường rồi bật ra trở lại với cùng vận tốc v, hướng vận tốc của bóng trước và sau va
chạm tuân theo quy luật phản xạ gương. Tính độ lớn động lượng của bóng trước
và sau va chạm; và độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đập vào tường
dưới góc tới bằng 600, 300

2/2) http://gocriengtrenban.blogspot.com

You might also like